Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Kết cấu truyện cứu đất cứu mường của nhà văn tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.77 KB, 12 trang )

Kết cấu truyện Cứu đất cứu mường
của nhà văn Tô Hoài
“Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm” (Trần Đình
Sử, Văn học tập 1, Nhà xuất bản Hà Nội, 1993). Có thể hiểu, kết cấu góp phần
triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện, cấu trúc hợp lí hệ thống nhân vật, tổ chức
điểm nhìn trần thuật, tạo ra tính tồn vẹn của tác phẩm. Như vậy, kết cấu của tác
phẩm văn học vơ cùng quan trọng. Nó khơng chỉ bộc lộ chủ đề, tư tưởng mà cịn
góp phần quyết định đến sức hấp dẫn của tác phẩm. Theo đó, dưới khuynh hướng
Thi pháp học cấu trúc và phê bình mới, tác phẩm văn học gồm nhiều loại kết cấu
như: Kết cấu cốt truyện, kết cấu trần thuật, kết cấu hình tượng và kết cấu ngôn từ liên văn bản, kết cấu thể loại,… Trong tập Truyện Tây Bắc (1953), nhà văn Tơ
Hồi đã khắc họa thật chân thực, sinh động những nỗi đau thương, khổ nhục của
người dân miền núi dưới ách áp bức nặng nề của thực dân phong kiến. Để làm
được điều đó, tác giả đã bố trí, sắp xếp cốt truyện, nhân vật, ngôn từ, không gian,
thời gian,… một cách linh hoạt, sinh động và mang màu sắc riêng. Có lẽ, chúng ta
đã quá quen thuộc với truyện ngắn Vợ chồng A Phủ trích trong tập truyện này. Bởi,
nó quá ấn tượng. Và khi đến với truyện ngắn Cứu đất cứu mường, nhà văn Tơ Hồi
cũng tạo nên một kết cấu phức tạp nhưng hấp dẫn không kém. Dưới đây, theo
khuynh hướng Thi pháp học cấu trúc và phê bình mới, chúng tơi sẽ khảo sát kết
cấu truyện ngắn Cứu đất cứu mường theo bốn loại sau: Kết cấu cốt truyện, kết cấu
trần thuật, kết cấu hình tượng và kết cấu ngôn từ - liên văn bản.
1. Kết cấu cốt truyện
Cốt truyện là hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác
phẩm tự sự và kịch, thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hồn
cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Có thể hiểu,
cốt truyện chính là bộ khung của tác phẩm tự sự. Dựa trên bộ khung ấy, nhà văn
mới đắp vào các thành tố khác như ngôn từ, nhân vật, không gian, thời gian. Cốt
truyện gồm nhiều loại kết cấu khác nhau như kết cấu biên niên, kết cấu đồng tâm,
kết cấu vòng tròn, kết cấu bậc thang, kết cấu song song, kết cấu xâu chuỗi, kết cấu
đóng khung (truyện lồng chuyện),… Với truyện ngắn Cứu đất cứu mường, kết cấu
vòng tròn đan xen cùng kết cấu truyện lồng chuyện được sử dụng rất rõ nét. Kết
cấu vòng tròn còn được hiểu là kết cấu có đầu cuối tương ứng. Câu chuyện được


mở đầu ở thời điểm hiện tại, trở về quá khứ rồi kết thúc trong cảnh ở hiện tại.
Trong kết cấu vịng trịn đó xuất hiện nhiều câu chuyện của các nhân vật.
1


Trong truyện Cứu đất cứu mường, mở đầu tác phẩm là không gian núi rừng
Tây Bắc. Cuộc sống của người dân Tây Bắc vào thời điểm giặc Tây đang hoành
hành, và bộ đội, du kích đã về làng. Trong khơng gian đó có sự xuất hiện của Nhấn
– một người con của núi rừng Tây Bắc. Nhấn tham gia du kích và gặp đồng chí
Sơn – một cán bộ cách mạng. Sau một thời gian sống cùng người Dao ở Mường
Cơi, đồng chí Sơn phải lên đường vượt sơng Đà sang Mường La để bắt mối với đội
võ trang ở vùng tạm chiếm Tây Bắc. Nhấn đưa Sơn xuống khỏi lũng. Trong cuộc
tiễn đưa, Nhấn kể về cuộc đời mình cho anh Sơn nghe. Đến khi anh Sơn đã khuất
dần, Nhấn vẫn chưa thốt khỏi khí ức đó. Lúc này, mạch truyện trở về quá khứ, kể
lại cuộc đời khốn khổ của mẹ Nhấn – bà Ảng. Bà Ảng trước đây là cô Ảng xinh
đẹp nổi tiếng ở Mường Cơi. Nhưng số phận thật bất hạnh, cô Ảng lại bị xem như
món đồ chơi chuyền tay qua nhiền quan châu, quan lang, chúa đất cho đến khi tàn
tạ trở thành bà lão Ảng ăn mày,… Sau đó, mạch truyện trở về hiện tại khi Nhấn
nghe được thông tin của bà Ảng và em gái mình. Nhấn đón mẹ lên ở cùng,… tình
tiết truyện tiếp tục phát triễn cho đến hết tác phẩm.
Với kết cấu vòng tròn, truyện lồng chuyện như trên rất phù hợp với những
truyện lấy quá khứ làm tâm điểm. Thông thường quá khứ là những biến cố có tác
động mạnh tới hiện tại, là nguyên nhân xảy ra những tình huống trong hiện tại.
Truyện Cứu đất cứu mường cũng vậy, cuộc đời của bà Ảng cùng những tình tiết,
hồn cảnh xã hội trong q khứ đã tác động rất lớn tới những tình huống xuất hiện
trong hiện tại, đến cuộc đời của nhân vật. Để chuyển tiếp từ thời điểm hiện tại về
quá khứ một cách phù hợp, nhà văn để cho nhân vật của mình hồi tưởng lại. Chính
điều này đã làm cho câu chuyện, số phận nhân vật trở nên chân thực hơn. Người
đọc cũng dễ dàng hiểu hơn về hành động và tính cách nhân vật.
Ngồi ra, một văn bản có thể có nhiều cốt truyện, mang tính đa nghĩa. Cốt

truyện có thể hiển hiện trên bề mặt câu chữ hay cốt truyện hàm ngơn, ẩn sâu trong
lớp ngơn từ. Cốt truyện cũng có thể là tảng băng trôi với ba phần nổi và bảy phần
chìm. Nhiều yếu tố trong tác phẩm cũng tác động đến cốt truyện. Ví như trong
truyện Cứu đất cứu mường, hình ảnh con chim kỳ xuất hiện ở đầu và cuối tác
phẩm cũng mang những ý nghĩa nhất định. Mở đầu truyện, tác giả Tơ Hồi viết
“Con chim kỳ xanh biếc, chân đỏ. Ít ai đã trơng thấy chim kỳ, chỉ nghe tiếng nó
thánh thót cao thấp như tiếng kèn gọi phường săn. Nghe tiếng, người ta báo điềm
lành”. Đến khi kết thúc tác phẩm, Nhấn nhớ đến cuộc đời của mẹ Nhấn và đời
mình, Nhấn muốn khóc. Giữa lúc ấy, Nhấn lại nghe tiếng chim kỳ hót thánh thót
“tiếng chim kỳ lanh lảnh như kèn giục phường săn. Nhấn khơng khóc được… đầu
rừng nào có tiếng chim kỳ kêu, Nhấn tưởng như hồn mẹ và hồn em đi đâu cũng
2


đuổi theo hỏi thăm Nhấn”. Như vậy, hình ảnh tiếng chim kỳ ở đầu và cuối tác
phẩm cũng tạo ra nhiều suy tưởng. Nếu ở đầu truyện, tiếng chim kỳ báo hiệu mùa
gặt hái sắp tới thì đến cuối truyện, tiếng chim kỳ lại biểu tượng cho hồn mẹ và hồn
em đang đuổi theo hỏi thăm Nhấn. Và đối với mỗi người dân Tây Bắc, tiếng chim
kỳ sẽ biểu tượng một ý nghĩa riêng, tùy thuộc vào cuộc đời, hoàn cảnh của họ.
2. Kết cấu trần thuật
Trong Truyện Tây Bắc, Cứu đất cứu mường không phải là truyện ngắn đặc
trưng, tiêu biểu nhất của Tơ Hồi. Về dung lượng, Cứu đất cứu mường cũng là
truyện ngắn nhất trong số ba truyên trong Truyện Tây Bắc (Cứu đất cứu mường,
Mường Giơn, Vợ chồng A Phủ). Với khổ giấy in 13 cm x 19 cm của nhà xuất bản
Kim Đồng, Cứu đất cứu mường chỉ chiếm 24 trang. Tuy nhiên, Cứu đất cứu
mường lại là câu chuyện khiến người đọc suy ngẫm, xót xa nhất. Bởi, so sánh với
Mỵ, Mát, Ích trong Tập truyện Tây Bắc của Tơ Hồi, cái kết của Ảng khơng có
hậu. Xót xa cho thân phận của cơ Ảng. Một người phụ nữ xinh đẹp nức tiếng
nhưng lại có số phận bất hạnh. Ảng chuyền tay từ quan lang này đến quan lang,
quan châu khác, đến già trở thành bà Ảng ăn mày và cuối cùng bị Châu đồn Cầm

Vàng đánh chết dưới gốc cây. Chính vì kết cấu cốt truyện cũng như dung lượng
không lớn nên ta có thể dễ dàng thấy được những điểm nhìn trần thuật trong tác
phẩm.
Nếu như trong truyện ngắn truyền thống, người trần thuật thường kể
chuyện một cách tuyến tính. Tức là kể về cuộc đời của một con người từ lúc sinh
ra cho đến khi lớn lên, trưởng thành và qua đời. Tuy nhiên, trong truyện Cứu đất
cứu mường lại khác, vì truyện có kết cấu cốt truyện vịng trịn nên chúng ta dễ
dàng nhận thấy người kể có sự đan xen giữa người kể chuyện và nhân vật cùng sự
hồi tưởng của họ. truyện được trần thuật từ thời gian hiện tại, cụ thể vào mùa thu
năm 1951 - 1952, khi mà bộ đội đã vào lập căn cứ vào vùng Tây Bắc. Ở thời điểm
này, con của bà Ảng là Nhấn đã lớn, trở thành một đồng chí du kích. Lúc này, tại
vùng người Dao căn cứ bộ đội đã được thành lập. Nhấn đã gặp anh Sơn – một cán
bộ cách mạng. Từ cuộc gặp gỡ này, tác giả đã cho thời gian quay trở về quá khứ,
khi mà mẹ Nhấn còn trẻ, vẫn còn được người dân gọi là cô Ảng phải đi ở cuông –
hầu hạ cho nhà quan.
Mở đầu tác phẩm tác giả đã giành 5/24 trang để miêu tả về cảnh núi rừng Tây
Bắc ở Mường Cơi và cuộc tiễn đưa của Nhấn với đồng chí Sơn sang vùng căn cứ ở
Mường La. Lúc này, người đọc đang chú ý vào nhân vật Nhấn nhưng câu chuyện
lại cắt ngang ở đó, người kể chuyện chuyển sang kể về bà Ảng – mẹ Nhấn thời
3


cịn trẻ. Lúc bấy giờ là cơ Ảng đẹp nức tiếng đất Mường Cơi. Tục đi ở cuông cho
nhà quan lang đã khiến cuộc đời của cô Ảng gặp nhiều bất hạnh. Và Nhấn chính là
kết quả của những lần cô Ảng đi hầu quan lang, quan châu. Dù là cốt nhục của nhà
quan nhưng không ai ra nhận nên Ảng bị làng phạt vạ. Ảng phải bán Nhấn cho
người Dao để lấy tiền nộp phạt cho đứa trẻ thứ hai.
Trong lúc đang hồi tưởng về quá khứ, kể về cơ Ảng nay đã già thì tác giả
quay trở về hiện tại với lời của người kể chuyện. Đã ba năm nay, giặc Pháp quay
trở lại Mường Cơi, lập lại quan châu, quan mường nên Nhấn chưa xuống thăm mẹ

và em được. Khi nghe tin em gái phải đi ở hầu quan, cuộc đời đến “đến bỏ đi thôi”,
tác giả đã để cho nhân vật tự bộc lộ cảm xúc, kể về suy nghĩ của mình: “Khơng,
khơng thể bỏ đi thôi. Mẹ ta, em ta sẽ lên đây ở. Rồi ta đi bộ đội như anh Sơn. Giặc
bỏ ta đi làm sao, ta phải bỏ nó đi mới được.”. Như vậy, tác giả đã cho đan xen lời
kể của người kể chuyện và nhân vật. Lời kể của người kể chuyện sẽ xuyên suốt tác
phẩm, lời kể của nhân vật sẽ đan xen vào. Tùy vào ngữ cảnh mà xuất hiện người kể
chuyện hay nhân vật. Ví như trong Cứu đất cứu mường, quang cảnh rừng núi Tây
Bắc và số phận của bà Ảng được người kể chuyện kể rất chi tiết “Mẹ Nhấn, ngày
trước, người làng gọi là cô Ảng. Cô Ảng xưa đã một thời đẹp nức tiếng đất Mường
Cơi…”. Vì tự mình kể chuyện nên đơi lúc, tác giả dễ dàng bộc lộ cảm xúc của
mình: “Chao ôi! Những người con gái đẹp nhà quan thì càng làm đẹp cửa đẹp nhà
nhà quan hơn, con cái nhà dân trắng mà đẹp chỉ sinh lo, sinh bệnh…”. Tuy nhiên,
khi đi vào các cuộc độc thoại hay đối thoại của nhân vật, tác giả để cho nhân vật tự
kể. Nhấn tự bộc lộ cảm xúc khi nghe tin em gái mình đi hầu quan, Nhấn tự đối
thoại với mẹ mình và bố ni.
Về kết cấu điểm nhìn trần thuật cũng khá đa dạng. Có khi điểm nhìn trần
thuật là của người kể chuyện với ngôi thứ ba. Người kể chuyện tự giấu mình đi
như khơng có mặt mà gọi tên của nhân vật trong truyện như “Nhấn đứng lại, ngẩn
ngơ nhìn Sơn, rồi Nhấn nói tiếp,…”. Có khi, người kể chuyện lại xưng là chúng tôi
“Chúng tôi tới một làng người Dao- trong khu du kích Bản Thải.”, với ngôi thứ
nhất số nhiều này, tác giả đã tham gia vào diễn biến của câu chuyện, tạo nên sự
hưởng ứng của số đơng. Tác giả cũng chính là bộ đội đến khu du kích ở Bản Thải,
tạo nên một cộng đồng người đến mở rộng căn cứ. Ngoài tác giả, nhân vật trong
truyện cũng có cách xưng hơ và điểm nhìn riêng. Với nhân vật Nhấn, ở đầu tác
phẩm, Nhấn xưng “tơi”, “Tơi trơng thấy đồng chí Sơn đi … đồng chí Sơn đi với
mấy người đi đầu …”. Nhấn đóng vai trị là người kể chuyện. Khi nói chuyện với
bố ni Nhấn cũng xưng “tơi”: “Tơi đi đón mẹ, đón em lên làm nương”, hay khi
nói chuyện với mẹ mình, “Em tơi đâu?”. Lúc này, Nhấn đại diện cho điểm nhìn
4



của cá nhân, một người con trong gia đình. Tuy nhiên, khi suy nghĩ, độc thoại,
Nhấn lại xưng “ta”: “Không, không thể bỏ đi thôi. Mẹ ta, em ta sẽ lên đây ở. Rồi ta
đi bộ đội như anh Sơn”. Cách chuyển xưng hô từ “tôi” sang “ta” vừa thể hiện cái
tơi riêng cũng vừa thể hiện điểm nhìn mới với tâm hồn mở rộng, đại diện cho cả
cộng đồng.
3. Kết cấu hình tượng
Có thể nói, kết cấu hình tượng nhân vật chính là linh hồn của tác phẩm. Vì
vậy, nhà văn đều mong muốn xây dựng cho mình những hình tượng nhân vật điển
hình với những nét tính cách riêng, số phận riêng và những hồn cảnh riêng. Thơng
qua nhân vật, nhà văn sẽ bộc lộ những quan điểm, tư tưởng, ước mơ, khát vọng...
Trong truyện Cứu đất cứu mường, nhân vật được chia theo quan điểm sống, giữa
chính và phụ, thiện và ác. Các nhân vật chính – phụ, thiện – ác đan cài vào nhau,
bổ sung nhau. Tuy nhiên, mỗi nhân vật đều được xây dựng dựa trên miêu tả về
ngoại hình, ngơn ngữ, nội tâm, mối quan hệ với nhân vật khác hay hoàn cảnh tác
động đến.
Trong Cứu đất cứu mường, nhân vật Ảng hiện lên qua mối quan hệ với Nhấn,
với bố mẹ cô với dân làng và quan châu đoàn Cầm Vàng. Qua lời kể của người
khác “Cô Ảng xưa đã một thời đẹp nức tiếng Mường Cơi”. “Mẹ cơ buộc lịng phải
bắt cơ mặc váy vá, đừng quấn thắt lưng thêu, đừng mang khăn bịt đầu trắng. Cho
đừng ai biết đã lớn rồi, đừng ai để một đi mắt nào tới nó”. Cịn ngoại hình của
Nhấn được thể hiện thơng qua người kể chuyện: “Dù cái áo chàm tay rộng rách
lướp tướp kia, dù mái tóc kín gáy lại xõa xuống khn mặt sạm như mặt người
ngồi khói cả mùa đơng vừa bước ra cửa rừng kia, ai chỉ mới thoạt trông tầm vóc
người nhỏ lẳn và con mắt sắc, vành cằm nở, cũng biết Nhấn khơng phải người
Dao”.
Để phát triễn tính cách, các nhân vật cịn được thể hiện qua ngơn ngữ (độc
thoại và đối thoại). Ví như với nhân vật Ảng, thời cịn trẻ, số phận, hồn cảnh và
ngoại hình tác động rất lớn đến cuộc đời của cơ thì đến khi về già bà Ảng được
khắc họa rõ hơn về tính cách, cảm xúc thơng qua ngơn ngữ độc thoại và đối thoại.

Cụ thể, trong một đêm giông báo, bà Ảng canh nương, bà chợt nghĩ: “Một đời tao
không biết mặt cái ruộng, tao không biết đi làm nương. Bây giờ, già sắp chết mới
được ngồi canh nương của mình thế này”. Nghĩ thế, lòng bà vừa bùi ngùi vừa vui.
Hay trong đoạn đối thoại với châu đoàn Cầm Vàng, khi thì ngọt ngào nói “Nhà tao
là nhà quan châu Né ở Mường Cơi”, khi thì bà giãy giụa: “Thóc tao! Thóc của
tao! Cầm Né! Cầm Né! Mày đốt thóc của mẹ con tao ư?”. Sự phát triễn tính cách
5


như vậy đã thể hiện khá đa dạng thái độ với kẻ thù. Ban đâu là căm thù, chống đối
nhưng lo sợ nên vẫn phục tùng như phục tùng thần quyền và số mệnh. Nhưng khi
kẻ thù quá mạnh, bà Ảng bị giày xéo quá nên bà đã vùng lên, liều lĩnh chống trả.
Ở nhân vật Nhấn cũng vậy, tính cách của Nhẫn cũng được thể hiện rõ qua
ngôn ngữ độc thoại và đối thoại. Khi nghe tin về mẹ và em gái mình, Nhấn đã
khóc. Trong cuộc đối thoại với anh Sơn, Nhấn nói đến việc chuẩn bị đón mẹ lên ở
chung, ánh mắt của Nhấn vui hẳn lên. Nhấn nghe tin em mình lặp lại số phận của
bà Ảng, Nhấn nghĩ: “Không, không thể bỏ đi thôi. Mẹ ta, em ta sẽ lên đây ở. Rồi ta
sẽ đi bộ đội như anh Sơn”. Nhấn là hình ảnh về thế hệ trẻ được sự dìu dắt của cách
mạng nên tính cách cứng rắn, mạnh mẽ và ngoan cường hơn. Như vậy, nếu như
nhân vật Ảng đại diện cho số phân tủi nhục, đắng cay của người phụ nữ Tây Bắc
thì Nhấn sẽ trở thành người cán bộ trung kiên của cách mạng ở miền núi.
Bên cạnh kết cấu hình tượng nhân vật, hình tượng khơng gian cũng được đặc
biệt chú ý trong truyện Cứu đất cứu mường. Ngay ở nhan đề tác phẩm cũng đã cho
ta thấy không gian đóng một vai trị hết sức quan trọng. Ở lời đề từ được trích
trong lời bài hát tiếng dân tộc Mường ở châu Phù Yên (tỉnh Sơn La), không gian
thiên nhiên và khơng gian xã hội đã có sự kết hợp, đan lồng vào nhau: “Phải năm
đất nước loạn lạc, núi lở sông cạn. Cuối đồng mương ta rậm cỏ, giặc Tây ác đóng.
Ngọn suối mường ta cạn nước, giặc Thổ ác đóng. Người mường ta phải đem nhau
đi ăn rừng ở nương…” Lời đề từ cho ta thấy rõ khơng gian núi rừng Tây Bắc vào
thời kì giặc Tây chiếm đóng, đất nước loạn lạc, núi lở sơng cạn, người dân đói khổ,

lầm than, phải đem nhau đi ăn rừng ở nương. Chính khơng gian thiên nhiên núi
rừng và không gian cộng đồng đồng bào miền núi đã tạo nên tính cách và số phận
các nhân vật.
Trước hết, chúng ta hãy nói đến khơng gian thiên nhiên trong truyện. Mở đầu
tác phẩm, không gian núi rừng Tây Bắc hiện lên vơ cùng rõ nét. Hình ảnh “con
chim kỳ xanh biếc, chân đỏ” với tiếng hót nghe như “tiếng kèn gọi phường săn” rất
đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Chim kỳ xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm. Nó
báo hiệu điềm lành, báo hiệu mùa gặt hái sắp tới. “Tiếng chim kỳ lại thánh thót gọi
mưa tạnh, trong từng khoảng trời dịu xanh quang, tạnh ráo”. Ngồi hình ảnh chim
kỳ, các hình ảnh như: sườn núi, các lũng, khe sâu, khe suối, sông Đà, Mường La,
Mường Cơi,… cũng xuất hiện nhiều lần để khắc họa không gian: “Hai bên sườn
núi trong các lũng vẫn chỉ sừng sững một màu đá trắng xám ngắt, không thấy một
màu đá vàng của lúa chín. Vẫn nghe tiếng chim kỳ lẩn quấn kêu trong gió và trong
sương mù”.
6


Ngồi thiên nhiên báo hiệu ngày mùa, cịn có thiện nhiên để con người hoạt
động, con người khai phá, con người ẩn mình: “Năm nào cũng vậy, mỗi năm phải
đổi nương một lần … Cho nên, năm nào cũng phải phát nương mới, năm nào cũng
đi tìm kiếm, lục lọi ra những khe sâu nữa, cao nữa. Vần quanh hết núi này lại
chuyển sang phía núi khác. Trên các mỏm đá, người cứ leo xuống các vách đá
dựng đứng, quanh năm vang động tiếng vượn hú. Người leo sau, đàn vượn chạy
trước”. Thiên nhiên còn báo hiệu cho những thay đổi của khơng gian, cảnh vật. Ví
như tiếng vượn kêu hay không cũng báo hiệu sự thay đổi của núi rừng: “Buổi sáng
nào cũng nghe tiếng vượn hú trong vách đá trước mặt. Nhưng sáng nay không
nghe tiếng. Đàn vượn sáng nay sợ cái gì … Ai đi qua vách đã mà vượn sợ chạy?”
Thiên nhiên còn là nơi chiến đấu của các đồng chí du kích, bộ đội để chống
lại kẻ thù, giặc Tây, để bày tỏ nỗi lòng. Khi Nhấn tham gia chiến đấu, “Nhấn bò
xuống thấp, ra sát trên đồi … Nhấn mem gò gianh vượt lên trước, đến đợi ở chỗ

cái bẫy đá treo bí mật giữa dốc vào lũng. Hai loạt đá tảng chằng thừng để tựa vào
vách núi. Dưới khe, mấy chục lớp chông thuốc độc”. Sau này đi xa, thiên nhiên,
không gian núi rừng Tây Bắc còn là nơi để Nhấn bày tỏ nỗi nhớ quê hương, nơi
gắn liền với cuộc đời khốn khổ của mẹ Nhấn và đời mình. “Nhấn nhớ đồng ruộng,
nhớ làng mạc ven chân rừng có ao cá, có đồi chè, có chuồng lợn, … Mỗi khi nghe
trên cánh rừng, đầu rừng nào có tiếng chim kỳ kêu, Nhấn tưởng như hồn mẹ và
hồn em đi đâu cũng vẫn đuổi theo hỏi thăm Nhấn”.
Ngồi khơng gian thiên nhiên, tác phẩm Cứu đất cứu mường cịn có khơng
gian cộng đồng, xã hội. Đầu tác phẩm, không gian xã hội cũng đã được tác giả Tơ
Hồi lồng ghép vào khơng gian thiên nhiên. Tác giả viết: “Cuối đồng mường ta ta
rậm cỏ, giặc Tây ác đóng. Ngọn suối mường ta cạn nước, giặc Thổ ác đóng”. Chỉ
với câu văn trên, tác giả đã lột tả không chỉ thiên nhiên rừng núi Tây Bắc mà nơi
này cịn bị giặc Tây chiếm đóng, bọn lang đạo, lính ngụy hồnh hành. Đó khơng
chỉ có khơng gian của bộ đội, du kích mà cịn có cả không gian của giặc Tây, quan
lang, quan châu, chúa đất Mường Cơi, Mường La. Nơi đây có cộng đồng người
sinh sống nên có cả khơng gian sinh hoạt, văn hóa của người dân tộc thiểu số vùng
Tây Bắc.
Tác giả Tơ Hồi đã khắc họa lên khơng gian sinh hoạt của người Dao, người
Mường với đầy đủ phương diện: con người, ngơn ngữ, phong tục, tính ngưỡng,
trang phục,… thời kì trước và sau cách mạng những năm 1950 – 1952. Lúc này,
đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn lối sống cam chịu, phục vụ thần quyền, cường
quyền, lối sống cam chịu khơng dám phản kháng vẫn cịn đè nặng. Điều này thể
hiện rất rõ qua các hũ tục như tục đi ở “cuông” cho nhà quan, lệ làng bắt vạ nộp
7


mười hai đồng bạc hoa xòe với người đàn bà chửa hoang, không chia ruộng cho
đàn bà,… Cụ thể, qua nhân vật cô Ảng, bố mẹ Ảng và người dân nơi đây. Lệ làng
vẫn bắt người dân đi ở “cuông”, bắt cả “cng” đàn bà. Con khơng đi được thì cha
thay. Hễ quan châu, quan lang nhìn trúng ai, người đó bị bắt về hầu quan khơng

được phản kháng.
Ngơn ngữ, trang phục cũng được khắc họa trong không gian sinh hoạt đó.
Nhà văn Tơ Hồi đã sử dụng các từ ngữ rất đặc trưng của người dân vùng Tây Bắc.
Ví như, từ “cuông” để chỉ việc đi hầu hạ, làm việc không công cho nhà quan. Từ
“buộm” để chỉ những người chửa hoang, khơng chồng mà có con. Từ “quảy ninh”
để chỉ vật dụng nhà bếp hình trụ hoặc phễu dung để đổ xôi, đỗ rau, đun cách thủy
thức ăn. Hay về trang phục, nếu con gái lớn đã thành thiếu nữ sẽ mặc váy có quấn
thắt lưng thêu, mang khăn bịt đầu trắng. Cảnh sinh hoạt ăn chơi của các quan lang,
quan châu, chúa đất vùng Mường Cơi, Mường Vạt, Mường La cũng được tác giả
miêu tả rõ nét: “Ảng không đi hầu riêng ai, mà Ảng phải đi hầu khắp mọi người
quan. Mỗi lần có tri châu, châu đoàn về Mường Cơi,.. để đi săn hoặc đi chơi hang
đá, đi tắm suối nước nóng ngày Tết, các quan đều gọi Ảng theo hầu rượu, hầu
thuốc phiện, hầu chăn đệm. Tan cuộc chơi lại cho cô Ảng về”.
Một tác phẩm hồn chỉnh khơng thể thiếu thời gian nghệ thuật. Đối với Cứu
đất cứu mường, chúng ta có thể thấy đầu tiên là thời gian trần thuật bị xáo trộn. Mở
đầu, tác giả miêu tả thời gian ở hiện tại, sau đó, để cho nhân vật hồi tưởng về quá
khứ: “Nhấn nhớ đến đời mình và mẹ mình”. Từ kí ức này, tác giả để cho nhân vật
Nhấn quay ngược bánh xe thời gian, trở về quá khứ, với những kí ức về mẹ mình,
về vùng đất Mường Cơi với những hũ tục đè nặng lên cuộc đời họ. Người kể
chuyện đã để cho hình ảnh của cơ Ảng xuất hiện một cách tự nhiên, vừa để giải
thích cho nỗi buồn của Nhấn vừa để làm nổi bật lên chủ đề của câu chuyện. Cơ
Ảng xuất hiện từ khi cịn trẻ cho tới lúc trở thành bà lão Ảng ăn mày. Thời gian
trong truyện cịn gắn liền với khơng gian: “Ai cũng như thấy mùa đơng đưng trở
lại, có những điều tốt lành lại theo. Đấy là mùa gặt hái sắp tới”.
Ngồi ra, tác giả cịn xâu chuỗi hàng loạt thời gian gắn liền với biến cố cuộc
đời của nhân vật. Với nhân vật Nhấn, các mốc thời gian gắn liền với các sự kiện:
“Năm xưa, mẹ tôi bán tôi lên Mán … Năm ngối, tơi trốn xuống Mường Cơi tìm
khơng thấy mẹ đâu”. Hay như cơ Ảng “Rồi một năm, bố Ảng khơng cịn sức đi ở
thay con được … Ngót mười năm đày đọa Ảng, rồi tri châu Né chết … Mười mấy
năm đã qua, Rách quá, ốm quá, già quá, chẳng mấy lâu là người Mường Cơi đều

gọi cô Ảng là bà lão Ảng, bà lão Ảng ăn mày”. Thời gian còn gắn liền với biến cố
lịch sử, thời gian cách mạng: “Ba năm nay, giặc Pháp trở lại chiếm Mường Cơi,
8


lập lại quan châu, quan mường”. Thời gian cách mạng còn gắn liền với thời gian
cộng đồng: “Một năm sau. Bấy giờ là cuối mùa thu năm 1952. Một tổ quân báo
chúng tôi vượt vùng rừng núi đai trắng vào chuẩn bị chiến trường trong hậu địch
Tây Bắc”.
4. Kết cấu ngôn từ - liên văn bản
Truyện ngắn Cứu đất cứu mường là một trong ba truyện đắc sắc viết về miền
Tây Bắc được rút ra từ tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tơ Hồi. Ngay ở nhan đề
truyện Tây Bắc đã cho chúng ta thấy rõ ngôn ngữ được sử dụng để viết nên là ngôn
ngữ vùng miền, rất đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Đây là thành cơng nổi bật
trong truyện ngắn của Tơ Hồi. Cũng như các tác phẩm khác, Cứu đất cứu mường
sử dụng hàng loạt từ ngữ, hình ảnh đặc trưng vùng Tây Bắc. Về từ ngữ có thể kể
đến từ “cng” để chỉ việc đi hầu hạ, làm việc không công cho nhà quan. Từ
“buộm” để chỉ những người chửa hoang, không chồng mà có con. Từ “quảy ninh”
để chỉ vật dụng nhà bếp hình trụ hoặc phễu dung để đổ xơi, đỗ rau, đun cách thủy
thức ăn. Hay như ngay từ đầu tác phẩm cũng nhắc rất nhiều từ ngữ hình ảnh chỉ
vùng núi Tây Bắc như: con chim kỳ xanh biếc, chân đỏ; hai bên sườn núi trong các
lũng; trên mõm núi nhìn ra cách rừng đang thoai thoải xuống sơng Đà,… Rồi tên
các địa danh vùng núi: khe Mông mang, Mường Cơi, Mường Vạt, Mường La,…
Tên các dân tộc thiểu số vùng núi: người Thái, người Dao, người Mường,… Hay
tên của nhân vật, nghe thôi cũng biết họ sinh sống ở vùng núi Tây Bắc: Nhấn, Ảng,
châu Né, châu đoàn Cầm Vàng,…
Ngôn ngữ kể chuyện, đối thoại, độc thoại cũng được tác giả vận dụng một
cách linh hoạt. Đầu tiên là ngơn ngữ kể. Ta có thể thấy, ngay từ đầu tác phẩm,
người kể chuyện đã xuất hiện ở thì hiện tại và kể một cách tỉ mỉ về cảnh núi rừng
Tây Bắc khi sắp tới mùa gặt hái:

“Con chim kỳ xanh biếc, chân đỏ.
Ít ai đã trơng thấy chim kỳ, chỉ nghe tiếng nó thánh thót cao thấp như tiếng kèn gọi
phường săn. Nghe tiếng, người ta bảo điềm lành.
Một buổi sớm nghe tiếng chim kỳ cuốn dài theo gió từ khe Mơng Mang đưa ra. Ai
cũng như thấy mùa đơng đưng trở lại, có những điều tốt lành lại theo. Đấy là mùa
gặt hái sắp tới”.
Ngôn ngữ, giọng điệu của người kể chuyện thường đan xen với những lời
bình như vừa nói cùng nhân vật vừa kể chuyện cho độc giả nghe lại như vừa thủ
thỉ với chính mình. Có khi kể một câu ngắn gọn, có khi kể câu dài liền mạch, có
9


khi lại nhiều câu. Mỗi câu, mỗi đoạn như lời nói hằng ngày. Hay như khi kể
chuyện về cơ Ảng, người kể chuyện cũng kể với giọng của một người như được
chứng kiến toàn bộ sự việc trong cuộc đời cơ Ảng. Đơi lúc, người kể chuyện cịn
xen lẫn từ cảm thán để thể hiện cảm xúc: “Chao ôi, những như con gái đẹp nhà
quan thì càng làm đẹp cửa, đẹp nhà nhà quan hơn, con cái nhà dân trắng mà đẹp
thì chỉ sinh lo, sinh bệnh cho cha mẹ”
Tiếp đến, ngôn ngữ đối thoại. Đối thoại thường thể hiện rất rõ biến cố cuộc
đời, các biểu cảm của nhân vật. Đơi lúc xen lẫn lời bình của người kể chuyện. Với
nhân vật Nhấn, khi đối thoại với anh Sơn, nhắc tới mẹ mình, Nhấn thể hiện cảm
xúc vui buồn rất rõ:
“Nhấn nói:
- Năm xưa, hơm mẹ tơi bán tơi lên Mán, tơi vừa đi vừa khóc, tơi bảo: mẹ để
cho ta khổ một mình thế này, bao giờ ta biết cầm dao thi ta đi giết chết mẹ.
Nhưng đến khi tôi lớn, bố nuôi đem tôi xuống cho gặp lại mẹ, thấy mẹ chỉ
khóc thì tơi cũng khóc, khơng còn nhớ đến con dao nữa. Mới biết mẹ con tôi
ai cũng khổ cả, không biết làm thế nào cho hết được!
Nói đến đây, Nhấn lại khóc:
- Năm ngối, tơi trốn xuống Mường Cơi tìm khơng thấy mẹ đâu. Chết đói hay

Tây giết, châu đồn giết mất rồi. Anh sơn à, mùa này xong tơi lại xuống tìm
mẹ nữa.
- Lần này tìm thấy thì Nhấn nên đón mẹ lên ở trên nương này.
- Phải rồi! Phải rồi!
Nhấn hấp tấp nói, như chợt nghĩ ra. Ánh mặt vui hẳn lên nhìn Sơn.”
Hay như bà Ảng, một nhân vật có cuộc đời bất hạnh, được nhắc tới thông qua
người kể chuyện, sự hồi tưởng của Nhấn cũng có những đoạn đối thoại cho thấy sự
thay đổi trong tâm tưởng. Nếu giai đoạn đầu, thời Ảng cịn trẻ, Ảng cam chiu,
khơng dám kháng cự, Ảng ngồi một xó nhà, chỉ biết khóc thì đến giai đoạn sau,
Ảng đã bắt đầu có tiếng nói, có đối thoại, có cảm xúc và biết bày tỏ thái độ khi đối
diện với châu đoàn Cầm Vàng:
“Châu đoàn Cầm Vàng quát, gặng lại:
- Nhà mày ở đâu?

10


Bà Ảng lại nhìn người Châu Đồn. Thật rõ là cái cằm bành của bố con nhà châu
Né. Bà Ảng mới ngọt ngào nói:
- Nhà tao là nhà quan châu Né ở Mường Cơi, mày khơng biết à?”
Rồi có lúc, bà Ảng lại giãy giụa: “Thóc tao! Thóc của tao! Cầm Né! Cầm Né! Mày
đốt thóc của mẹ con tao ư!”
Khi nghĩ về cuộc đời của mẹ và em Nhấn, tác giả cũng để cho nhân vật Nhấn
tự bộc lộ nội tâm thông qua những đoạn độc thoại: “Bỏ đi thơi! Bỏ đi thơi! Những
tiếng ma rùng rợn, thì thào vang lại. Nhấn nằm vật xuống, lịm đi. Nhưng rồi dần
dần Nhấn nghĩ: “Không, không thể bỏ đi thôi. Mẹ ta, em ta sẽ lên đây ở. Rồi ta đi
bộ đội như anh Sơn. Giặc bỏ ta đi làm sao, ta phải bỏ nó đi mới được”. Những
đoạn độc thoại sẽ thể hiện bản chất của nhân vật một cách rõ ràng nhất. Nhấn đại
diện cho người dân Tây Bắc được cách mạng dìu dắt nên khơng cịn sợ sệt, cam
chịu như Ảng mà trở nên mạnh mẽ, quyết đoán hơn.

Ngơn ngữ trong Cứu đất cứu mường cịn có tự sự liên văn bản. Tức là, trong
Cứu đất cứu mường có sự kết nối nhiều văn bản với nhau. Ngay đầu tác phẩm,
chúng ta có thể thấy, tác giả có trích dẫn lời bài hát tiếng dân tộc Mường ở châu
Phù Yên (tỉnh Sơn La):
“Phải năm đất nước loạn lạc, núi lở sông cạn.
Cuối đồng mương ta rậm cỏ, giặc Tây ác đóng.
Ngọn suối mường ta cạn nước, giặc Thổ ác đóng.
Người mường ta phải đem nhau đi ăn rừng ở nương.
Đã bao nhiêu tháng
Cịn đến bao nhiêu năm”
Việc trích dẫn lời bài hát này, tác giả đã gợi mở về không gian, thời gian và
cốt truyện của tác phẩm. Hay như, hình ảnh của con chim kỳ cũng có thể xem là
một hình thức của liên văn bản. Bởi, khi nào chim kỳ xuất hiện hay nghe tiếng hót
của chim kỳ là nó ln gắn liền với những điều tốt đẹp: “Nghe tiếng chim kỳ,
người ta bảo là điềm lành”. Bởi vậy mà, chim kỳ xuất hiện cả đầu và cuối truyện.
Ngoài ra, trong câu chuyện cứu đất cứu mường của đồng bào miền Tây, tác giả
lồng ghép vào cuộc đời của nhiều nhân vật khác nhau. Cụ thể, bên cạnh câu
chuyện về cuộc đời, hoạt động của Nhấn, tác giả cịn kết nối với cuộc đời của cơ
Ảng. Bằng việc kết hợp nhiều phương thức trần thuật khác nhau, tác giả đã lồng
11


ghép nhiều câu chuyện, xâu chuỗi các sự kiện, nhân vật và số phận của họ để tạo
nên truyện ngắn đặc sắc này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Phạm Ngọc Hiền, tiếp cận tác phẩm văn chương từ góc độ thi pháp học,
NXB Tổng hợp TP.HCM (2018)
2. Tơ Hồi, Truyện Tây Bắc, NXB Kim Đồng (2020)
3. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc
Hòa, Thành Thế Thái Bình, Lý luận văn học, NXB Giáo dục (1997)


12



×