Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Dự án phát triển nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.45 KB, 20 trang )

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN
2011-2015
Giảng Viên: Nguyễn Trọng Đắc
Nhóm: 3
Lớp: CD-0
Sinh viên thực hiện:
Họ và Tên Lớp MSV
Vũ Thị Hòe K56-PTNTB 564449
Trần Huy Hoàng K56-PTNTC 564524
K56-PTNTB
MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề.
B. Nội dung.
I.Phân tích bối cảnh cộng đồng vùng dự án
II.Phân tích khó khăn dự án
III.Phân tích mục tiêu dự án
IV.Xác định đầu ra của dự án
V. Xác định các hoạt động dự án
VI. Xác định đầu vào dự án
VII. Các cơ quan tổ chức dự án
VIII. Kế hoạch triển khai thực hiện dự án
IX. Phân tích rủi ro
X.Biện minh
C.Kết luận
A.MỞ ĐẦU

Nghèo đói là một vấn đề của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại phiên họp Đại Hội đồng
Liên Hiệp Quốc (6/2000), các thành viên tham gia đã cam kết giảm một nửa số người đói
nghèo vào năm 2015. Việt Nam trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới sẽ tạo ra
nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức
đối với sự nghiệp giảm nghèo. Vấn đề nghèo đói và xoá đói giảm nghèo được đề cập đến


một cách chính thức từ những năm đầu của thập kỷ 1990. Năm 2002, Chính phủ phê
duyệt Chiến lược Tăng trưởng toàn diện và giảm nghèo nhằm mục đích tăng thu nhập của
hộ nghèo. Nghị quyết Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ X chỉ rõ quan điểm phát huy các
nguồn lực nhằm giảm nghèo một cách bền vững.
Từ những nỗ lực chung của toàn Đảng toàn dân, trong khoảng 10 năm từ 1993 đến 2002
có một nửa số người nghèo đã vượt lên trên ngưỡng nghèo theo chuẩn quốc tế [2]. Điều
đó được nhiều nghiên cứu khác nhau đánh giá là thành tựu kỳ diệu của Việt Nam trong
tiến trình đổi mới và phát triển kinh tế [1]. Để đạt được điều đó, ngoài sự nỗ lực rất lớn
của cả hệ thống chính trị và nhân dân Việt Nam còn có sự đóng góp rất quan trọng của
các dự án giảm nghèo và phát triển cấp vùng được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế như
WB, ADB, UNDP, CIDA, DANIDA, IFAD, Nhiều trong số các dự án đó đã mang lại
những thành công có thể đóng góp cho việc định hướng chiến lược tăng trưởng và giảm
nghèo ở cấp quốc gia.
Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo của vùng Bắc Trung Bộ, đã và đang nhận được sự quan tâm
lớn của Đảng và Chính phủ cùng với sự trợ giúp của rất nhiều tổ chức Quốc tế trong việc
xoá đói giảm nghèo. Cùng với sự trợ giúp đó là nỗ lực của Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh
quyết tâm xoá đói giảm nghèo để đưa Hà Tĩnh vươn lên giàu mạnh trên con đường CNH,
HĐH như Nghị Quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI đã nêu ra. Những Dự án về xoá
đói giảm nghèo tại Hà Tĩnh thời gian qua đã đóng góp tích cực trong công tác xoá đói
giảm nghèo. Nghiên cứu và phân tích một cách đầy đủ hiệu quả giảm nghèo các Dự án
PTNT tại Hà Tĩnh sẽ là cơ sở dẫn liệu quý báu cho việc hoạch định chiến lược giảm
nghèo ở cấp độ địa phương cũng như ở cấp độ quốc gia. Chính vì lẽ đó, chúng tôi đã lựa
chọn nghiên cứu đề tài: “Dự án phát triển nông thôn tại Hà Tĩnh”.
B.NỘI DUNG
I. Phân tích bối cảnh cộng đồng vùng dự án
1.1. Điều kiện tự nhiên
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên 6.018,97 km
2
, phía Bắc
tiếp giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam tiếp giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây tiếp giáp tỉnh

Bôilikhămxay và khăm muộn của Lào và phía Đông giáp Biển Đông. Hà Tĩnh có 12 đơn
vị hành chính cấp huyện ( 1 thành phố, 1 thị xã, 10 huyện) trung tâm tỉnh lị là thành phố
Hà Tĩnh.Hà Tĩnh có vị trí đặc biệt quan trong không chỉ với cả nước, mà còn cả với nước
bạn Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan.
Với bờ biển dài 137km, trên 20 con sông lớn, nhỏ đổ ra biển và 4 cửa sông lớn Hà Tĩnh,
có tiềm năng to lớn trong việc phát triển du lịch biển Ngoài ra, Hà Tĩnh có tiềm năng di
sản văn hóa phong phú, đa dạng, có giá trị và mang bản sắc riêng, độc đáo như khu bảo
tồn thiên nhiên hồ Kẻ Gỗ, vườn quốc gia Vũ Quang, các bãi tắm Khu du lịch Nước
Sốt, núi Hồng Lĩnh, chùa Hương Tích , có thể kết hợ với nhau tạo thành các tuyến du
lịch.
Dân số Hà Tĩnh năm 2007 là 1,280 triệu người, trong đó dân số nông thôn chếm khoảng
89%, (cả nước là 72,9%). Mật độ dân số trung bình năm 2006 là 217 người/km2, cao hơn
trung bình Bắc Trung Bộ (207 người/km
2
), nhưng thấp hơn trung bình cả nước (254
người/km
2
). Dân số phân bố không đồng đều: tập trung cao hơn ở khu vực đồng bằng
phía đông bắc tỉnh, còn dọc đường Hồ Chí Minh mật độ dân cư thấp. Thành phố Hà Tĩnh
có mật độ dân số 1.395 người/km
2
, trong đó huyện Vũ Quang chỉ có 51 người/km
2
.
Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp. Năm 2004, tỷ lệ lao động
không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chưa được đào tạo chính thống của Hà Tĩnh là
80%, trong khi chỉ số này của cả nước là 75%. Tỷ lệ lao động đào tạo dưới mọi hình thức
chỉ khoảng 20%, thấp hơn so cả nước (25%).
Cơ cấu lao động so với cơ cấu kinh tế có sự chênh lệch lớn. Tỷ trọng lao động nông, lâm,
ngư nghiệp chiếm gần 81,8% trong tổng số, nhưng GDP nông, lâm, ngư nghiệp chỉ có

43,47%.
1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
Kinh tế phát triển đúng định hướng với mức tăng trưởng khá, xuất hiện nhiều mô hình
sản xuất, kinh doanh năng động, hiệu quả; văn hóa- xã hội có bước chuyển biến mới, đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; quốc phong- an ninh được giữ
vững, chính trị ổn định. Các chỉ tiêu kinh tế đều đạt được và vượt so với kế hoạch đề ra,
tốc đọ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Tốc đọ tăng tổng sản phẩm trên
địa bàn bình quân 3 năm 2005-2007 đạt 9,65%,cơ cấu GDP chuyển dịch theo hướng tăng
tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư ,nghiệp.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt 5,3 triệu đồng/người. Các ngành kinh tế có
sự tăng trưởng hợp lý, trong đó nông nghiệp tăng 3,3%, công nghiệp tăng 23,8%, dịch vụ
tăng 14,94%. Thu nân sách nội địa tăng từ 461 tỷ đồng năm 2005 lên 607 tỷ đồng năm
2007. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 45 triệu USD, tăng 10% so với năm 2005.
Thời gian gần đây tỉnh đang tập trung chú trọng thúc đẩy phát triển kinh tế theo định
hướng phát triển công nghiệp làm chủ lực, tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu,
tạo sức hút cho những năm tới, triển khia tích cực các dự án trọng điểm.
Các xã thuộc vùng núi cao được Nhà Nước quan tâm, ó chính sách đầu tư phát triển hệ
thống hạ tầng cơ sở, giao thông, thủy lợi và các công trình phúc lợi xã hội, góp phần xóa
đói giảm nghèo, giảm dần khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi.
1.3 Tình hình nghèo đói của tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh vẫn đang nằm trong nhóm tỉnh nghèo của Việt Nam. Hà Tĩnh có 262 xã,
phường, thị trấn trong đó có 119 xã miền núi, có 5 trên 12 huyện, thị xã miền núi. Toàn
tỉnh có 102 xã khó khăn, trong đó có 25 xã đặc biệt khó khăn. Do điều kiện tự nhiên
không thuận lợi, thiên tai thường hay xẩy ra, lại chịu ảnh hưởng của 2 cuộc chiến tranh
tàn phá nặng nề; điều kiện kinh tế- xã hội còn khó khăn, cơ sở hạ tầng lạc hậu, địa hình bị
chia cắt, đất đai bạc màu, trình độ thâm canh thấp và điều kiện canh tác thiếu thốn Vì
vậy, cho dù công tác xóa đói giảm nghèo thời gian qua đã đạt được thành tựu đáng kể,
nhiều biện pháp xóa đói giảm nghèo đã được triển khai và đạt kết quả tốt, trong 5 năm
gần đây đã tạo việc làm cho hơn 142 nghìn người. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống rõ rệt,
từ 28,8% năm 2000 xuống còn 10,5% năm 2005 (cả nước là 7%, theo chuẩn cũ). Theo

chuẩn nghèo mới (giai đoạn 2006-2010) thì tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 là 38,62%, năm
2006 là 33,41%, năm 2007 là 31,86%. Đời sống của người nghèo đã được nâng lên một
bước. Nhưng nhìn chung Hà Tĩnh vẫn là một tỉnh nghèo so với bình quân cả nước. Theo
chuẩn nghèo được Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng cho giai đoạn 2006-2010, thì
tỷ lệ hộ đói nghèo của Hà Tĩnh còn cao, dân cư đa số là người nghèo nông thôn, có 23%
số xã có tỷ lệ nghèo đói trên 50% và gần 40% số hộ nghèo.
Nghèo đói ở nông thôn
Thu nhập thấp Cơ sở hạ tầng
kém
Thiếu vốn
Thiếu việc làm
Trình độ học vấn
thấp
Bệnh tật, sức khỏe
Giao thông chưa
thuận tiện
Điện, trường trạm còn
thưa
Lao động dư thừa còn
nhiều
Đất canh tác khó
khăn
Công tác khuyến
nông chưa hiệu quả
Thiếu thông
tin
II. Phân tích khó khăn dự án
Việc phát triển nông thôn ở Hà Tĩnh là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết,
song vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xóa đói giảm nghèo như : Cơ sở hạ tầng
nông thôn còn yếu kém: Thuỷ lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, kho tàng, chợ…

đều rất thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.
Một bộ phận trong cộng đồng dân cư nông thôn, nhất là ở vùng miền núi và đồng bào dân
tộc vẫn còn phải sống trong tình trạng nghèo đói.
Công tác tuyên truyền vận động còn hạn chế, chưa đi sâu rộng và thường xuyên.
Cây vấn đề khó khăn


III. Phân tích mục tiêu
3.1. Mục tiêu dài hạn
Cải thiện thu nhập bền vững và giảm tổn thương cho các hộ nghèo ở nông thôn tại các xã
vùng Dự án tỉnh Hà Tĩnh.
3.2 Mục tiêu ngắn hạn
- Giảm nghèo đói ở nông thôn.
- Nâng cao thu nhập.
- Phát triển cơ sở hạ tầng
- Hỗ trợ cho người dân vay vốn
- Tạo việc làm cho người dân
- Làm tốt công tác khuyến nông, mở các lớp tập huấn các kỹ thuật sản xuất cho nông dân
và những người nghèo
Giảm nghèo đói ở nông
thôn
Nâng caothu
nhập
Nâng cấp cơ sở
hạ tầng
Hỗ trợ vốn
Tạo việc làm
Nâng cao trình độ
học vấn
Phát triển y tế

Xây dựng hệ thống
giao thông
Đầu tư vào điện,
trường, trạm
Nâng cao tay nghề, hỗ
trợ lao động dư thừa
Phát triển các khu
công nghiệp, dịch vụ
Làm tốt công tác
khuyến nông
Cung cấp
thông tin
Cây mục tiêu


IV. Xác định đầu ra dự án
Dự án thành công sẽ mang lại sự thay đổi mạnh mẽ về mọi mặt của tỉnh
 Kinh tế : kinh tế phát triển nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa,
công nghiệp đóng vai trò chủ đạo của nên kinh tế, nền nông nghiệp sẽ phát triên
theo hướng “nông nghiệp hàng hóa”
 Văn hóa : đời sống văn hóa của người dân ngày càng được cải thiện
 Giáo dục : ngày càng được quan tâm phát triển, chất lượng ngày càng nâng cao
 Y tế : các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn, hiện đại hơn
 Môi trường : môi trường được quan tâm nhiều hơn
Cơ sở hạ tầng : hiện đại, đồng bộ hơn.
V. Xác định các hoạt động dự án
Hoạt động 1.1 Thiết lập tổ chức dự án và mạng lưới điều phối
Ban quản lý dự án sẽ được thiết lập ở thị xã Hà Tĩnh. Cán bộ kỹ thuật của dự án sẽ được
tuyển dụng ở cấp trung ương mặc dù các ứng cử viên từ Hà Tĩnh sẽ được ưu tiên. Mạng
lưới tổ chức và điều phối sẽ tuân thủ các quy định của Chính phủ Việt Nam đối với các

dự án ODA. Mạng lưới điều phối có sự tham gia sẽ mở rộng từ tỉnh xuống thôn bản.
Hoạt động 1.2 Tổng hợp thông tin về đất, tài nguyên và tình hình kinh tế xã hội trong
vùng dự án và xác định các số liệu cần bổ sung .
Phần lớn loại số liệu này đã được tổng hợp trong các số liệu thống kê của Chính phủ.
Những số liệu này có thể sử dụng và không cần phải thu thập thông tin trên quy mô lớn.
Hoạt động 1.3. Nâng cao năng lực nghiên cứu và xử lý số liệu, và tăng cường công tác
truy cập thông tin cho các sở ban ngành liên quan và các cộng đồng địa phương.
Sẽ tiến hành thảo luận và thông qua việc thu thập số liệu, nhu cầu xử lý và trao đổi thông
tin trong công tác bảo tồn môi trường và phát triển bền vững. Kết quả là sẽ thiết lập được
một hệ thống cơ sở dữ liệu và các hệ thông quản lý thông tin (thư viện tài liệu, website,
v.v). Cung cấp đào tạo và các phương tiện để sử lý số liệu nếu cần thiết.
Chương trình nâng cao nhận thức môi trường trước đây đã được dự án BCHT thiết lập và
một số nội dung cũng đã được đưa vào dự án HRDP (IFAD). Mặc dù, dự kiến dự án sẽ
không cần phải thực hiện một chương trình nâng cao nhận thức tương tự vì các can thiệp
của các dự án trước đây được thiết kế đảm bảo tính bền vững trong mạng lưới của tỉnh
sau khi các dự án đó kết thúc, dự án sẽ tiếp tục sử dụng mạng lưới truyền thông ở cấp
thôn bản đã được các dự án trước đây thiết lập.
Hoạt động 1.4. Phân tích năng lực quản lý và nhu cầu đào tạo của các cơ quan hành chính
địa phương các cơ quan trong nghành và các nhóm tham gia.
Vào giai đoạn đầu của dự án, cần phải sử dụng tư vấn trung ương tiến hành đánh giá nhu
cầu đào tạo. Chức năng hoạt động ở tất cả các cấp sẽ được làm rõ trong quá trình đánh
giá và đào tạo sẽ được điều chỉnh phù hợp với chức năng hoạt động và không trùng lặp.
Sau đó cần phải đánh giá khách quan năng lực thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến dự
án, với quan điểm xác định những điều kiện bổ sung hoặc quy chuẩn tuyển dụng cán bộ
cho các cơ quan trong nghành để có thể đảm nhận các chức năng cần thiết trong và sau
khi dự án kết thúc.
Hoạt động 1.5. Xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao năng lực và thực hiện.
Đánh giá nhu cầu đào tạo và các đánh giá nêu trên sẽ được sử dụng để xây dựng kế hoạch
đào tạo năm thứ nhất. Kế hoạch đào tạo sẽ được đưa vào Kế hoạch hoạt động năm thứ
nhất. Sau đó hàng năm Kế hoạch đào tạo sẽ được đánh giá lại.

Hoạt động 1.6. Điều phối các hoạt động dự án gắn liền với Bộ Nông nghiệp và PTNT và
Bộ Tài nguyên và môi trường và các tổ chức khác và phản hồi các bài học kinh nghiệm ở
cấp quốc gia
Kinh nghiệm của các dự án đang hoạt động trong cùng lĩnh vực kỹ thuật cần được chia sẻ
thông qua trao đổi thông tin được tổ chức thông qua các bộ nghành như Bộ Nông nghiệp
và PTNT và Bộ Tài nguyên và MT. Dự án sẽ điều phối và cung cấp nộI dung trong các
HộI thảo quốc gia và phân tích hiệu quả thực hiện tại cấp hiện trường.
Hoạt động 1.7. Xác định các thế mạnh và yếu của các hoạt động kinh tế cộng đồng tại
cộng đồng địa phương.
Thống kê kinh tế xã hội, cùng với các số liệu phân loại và nghiên cứu buôn bán, sẽ được
sử dụng để xác định các hoạt động tạo thu nhập chính và năng lực quản lý của cộng đồng
địa phương. Kết quả kinh tế của hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), nghề rừng
và các nghề khác sẽ được đánh giá về khả năng mở rộng phát triển theo các chương trình
của chính phủ hoặc các nhà tài trợ khác hoặc thông qua hỗ trợ của dự án. Việc tiếp cận
của các cộng đồng địa phương đối với các dịch vụ tín dụng của Chính phủ hoặc các dự án
trước đây và hiệu quả của việc sử dụng các dịch vụ này sẽ được đánh giá. Những hoạt
động này sẽ được tiến hành trong Giai đoạn khởi động.
Hoạt động 1.8. Xác định nguồn lực tài chính hiện có và cơ chế tài chính cho các hoạt
động phát triển của cộng đồng địa phương.
Cần tiến hành các nghiên cứu sơ bộ về nguồn lực tài chính hiện có và cơ chế tài chính
cho các hoạt động phát triển trong vùng dự án (trong đó có chương trình 661, chương
trình hỗ trợ nông nghiệp của Chính phủ, Dự án đầu tư của Vườn quốc gia Vũ Quang, Dự
án đầu tư phát triển du lịch của Tỉnh, hỗ trợ của các dự án đang được triển khai: dự án
CBRIP và MPRP14. Những nghiên cứu này cũng sẽ được tiến hành vào cuối giai đoạn
khởi động vì những nghiên cứu này sẽ làm cơ sở xác định sự thiếu hụt về ngân sách cản
trở việc nắm bắt các cơ hội của cộng đồng địa phương. Hoạt động này sẽ hỗ trợ xây dựng
kế hoạch hoạt động năm thứ nhất của dự án cho hợp phần này và cũng để trách sự chồng
chéo với các chương trình của Chính phủ hoặc các nhà tài trợ khác.
Hoạt động 1.9. Đẩy mạnh trao đổi kiến thức giữa nông dân với nông dân.
Dự án sẽ tổ chức các chuyến tham quan chéo giữa các hộ nông dân, tham quan các trung

tâm thông tin khuyến nông và các chuyên tham quan học tập ngắn ngày đến các huyện
khác hoặc các tỉnh lân cận trong các chương trình đào tạo. Các cá nhân được đi tham
quan trao đổi sẽ được lựa chọn từ các hộ tham gia tích cực vào các hoạt động nói trên của
dự án hoặc là những hộ có sáng kiến áp dụng các phương pháp mới hoặc các cơ hộI do
các hoạt động dự án mang lại.
Hoạt động 2.0.Xây dựng các bộ sách thông tin sử dụng nguồn tài nguyên và canh tác bảo
tồn và phổ biến tại cấp xã .
Kinh nghiệm sử dụng tài nguyên bền vững và canh tác nông nghiệp theo hướng bảo tồn
từ các dự án trước đó và các chương trình dự án khác ở các tỉnh lân cận sẽ được đúc kết
vào các bộ sách thông tin dựa trên các lợi thế của vùng dự án và ở dự án và có cấp độ kỹ
thuật phù hợp với các đối tượng hưởng lợi. Những bộ tài liệu này sẽ được phân phát
thông qua hệ thông phổ biến thông tin hiện có gắn liền với việc triển khai các hoạt động
của dự án.
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu truyền thống văn hóa xã hội.
Hoạt động 2.2. Vận động khuyến khích bà con tham gia.
VI. Xác định đầu vào dự án
Để thực hiện được dự án cần các đầu vào cần thiết:
- Vốn
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Nguồn nhân lực
Bảng kinh phí của dự án
Năm
1
(Đvt:
1000
Vnd)
Năm
2
(Đvt:
1000

Vnd)
Năm 3
(Đvt:1000
Vnd)
Năm 4
(Đvt:1000
Vnd)
Năm 5
(Đvt:1000
Vnd)
Tổng
(Đvt:1000
Vnd)
Tư vấn kỹ
thuật quốc tế
225.
000
50.0
00
25.00
0 300.000
Các chuyên
gia tư vấn
trong nước
188.
000
56.0
00
48.00
0 32.000 40.000 364.000

Cung cấp tài
liệu, sách báo
1
0.000
10.
000
10.0
00 10.000 10.000 50.000
Tổ chức cho
các hộ vay vốn
6
00.000
60
0.000
600.
000 600.000 600.000 3.000.000
Đầu tư thủy lợi200.000 200.000 200.000 200.000 200.000 1.000.000
Đầu tư y tế 300.000 300.000 300.000 300.000 300.000 1.500.000
Lái xe 35.000 35.000 35.000 35.000 35.000 175.000
Trang thiết bị
văn phòng 85.000 85.000
Xe cộ 42.000 42.000 42.000 42.000 42.000 210.000
Chi phí vận
hành xe 24.000 24.000 24.000 24.000 24.000 120.000
Chi phí hoạt
động văn
phòng 36.000 36.000 36.000 36.000 36.000 180.000
Đi lại ở địa
phương
1

2.000 12.000 12.000 12.000 12.000 60.000
Thông tin liên
lạc
1
0.000 10.000 10.000 10.000 10.000 50.000
Các chi phí
hoạt động khác 36.000 36.000 36.000 36.000 36.000 180.000
Tổ chức Ban
chỉ đạo
3
0.000
15.
000 15.000 15.000 30.000 105.000
Hội thảo, họp,
và tài liệu đào
tạo 32.000 32.000
64.0
00
Đền bù, giải
phóng mặt
bằng
25
6.000 256.000
Các khóa đào
tạo cho cán bộ
vận hành và
nông dân

40.000 40.000
TỔNG

CỘNG

7.639.000
Nhu cầu vốn đầu tư:
Tổng cộng: 55.574.393 triệu đồng, trong đó:
1. Tổng nhu cầu vốn các chương trình, dự án: 54.984.991 triệu đồng
Trong đó: Trung ương quản lý: 8.985.164 triệu đồng (Vốn trong nước: 4.508.881 triệu
đồng; vốn ngoài nước: 869.993 triệu đồng, Trái phiếu Chính phủ: 3.606.290 triệu đồng);
Địa phương quản lý: 45.999.827 triệu đồng (Vốn trong nước: 29.220.827 triệu đồng; vốn
ngoài nước: 13.097.329 triệu đồng, Trái phiếu Chính phủ: 3.681.671 triệu đồng), bao
gồm cả cấp bù miễn thu thuỷ lợi phí: 757.318 triệu đồng, Chương trình mục tiêu quốc
gia: 18.500 triệu đồng.
2. Kinh phí hành chính, sự nghiệp: 589.402 triệu đồng, trong đó:
- Quản lý nhà nước: 200.198 triệu đồng;
- Sự nghiệp kinh tế: 365.020 triệu đồng (Trong đó các Chương trình, dự án, chính sách
phát triển ngành: 109.000 triệu đồng);
- Sự nghiệp đào tạo: 23.099 triệu đồng;
- Khoa học công nghệ: 1.085 triệu đồng.
VII. Các cơ quan tổ chức dự án
- Cơ quan chủ quản dự án: Tổ chức IFAD
- Cơ quan phối hợp thực hiện:
Các hộ nông dân tham gia dự án
Bộ NN & PTNT
UBND Hà Tĩnh
Sở NN & PTNT tỉnh Hà Tĩnh
Sở Tài Chính tỉnh Hà Tĩnh
Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Tĩnh
Trạm khuyến nông các huyện của Hà Tĩnh
VIII. Kế hoạch triển khai thực hiện dự án
Thời gian bắt đầu: 9-2011

Thời gian của dự án: 5 năm
Lịch trình
Các hoạt động Các chỉ tiêu cần
đạt
Thời gian triển khai Cơ quan thực hiện
Tổ chức cho các hộ
vay vốn
Các hộ có nguồn
vốn để đầu tư sản
xuất
2/2012 Ngân hàng
NN&PTNT, Ngân
hàng CSXH
Mở lớp đào tạo cho
các hộ sản xuất,hộ
nghèo
Giúp người dân
biết cách sản
xuất theo từng
điều kiện tự
nhiên của vùng
11/2011 Cán bộ phòng nông
nghiệp,khuyến nông xã
viên, Cán bộ Sở Nông
nghiệp
Cung cấp tài liệu,
sách báo
Nâng cao kiến
thức người dân
12/2011-9/2014

Sở NN&PTNT, Phòng
NN&PTNT
Mở các lớpđào tạo
cán bộ khuyến
nông
Nâo kiến cao
kiến thức cho cán
bộ khuyến nông
3/2012-3/2014 Cán bộ khuyến nông
huyện, sở
NN&PTNT,Phòng
NN&PTNT
Sửa chữa nâng cấp
thủy lợi
Nguồn nước
được lưu thông
1/2012-1/2013 UBND huyện,xã kết
hợp với người dân
Xây dựng hệ thống
giao thông
Nâng cấp các con
đường đi lại
5/2012-5/2015 UBND huyện, xã
Mua trang thiết bị
cho sản xuất
Đảm bảo có
trang thiết sản
xuất
25/1/2012-
25/10/2013

Do dân
IX. Phân tích các tác động và rủi ro
1.Phân tích tác động
Loại tác động Kinh tế Xã hội Môi trường
Tích cực -Nâng cao năng
suất.
-Tạo thu nhập cho
người dân.
-Giảm đói nghèo ở
địa phương.
-Khuyến khích
người dân chuyển
đổi cơ cấu
-Tạo công ăn việc
làm của người dân
tại các địa phương
tỉnh Hà Tĩnh.
-Cải thiện đời
sống ngườidân.
-Nâng cao hiểu
biết kỹ thuật sản
xuất
-Cải thiện môi trường
thông qua các hoạt
động bảo vệ của dự án.
Tiêu cực -Giảm diện tích nông
nghiệp.
Trực tiếp
.
-Tăng thu nhập.

-Tăng năng suất
lao động.
-Mở rộng quy mô
sản xuất.
-Giải quyết việc
làm.
-Giảm dân số
nghèo đói.
-Cải thiện đời
sống.
Ô nhiễm môi trường
nước do các hoạt động
thâm canh nghiệp, các
hoạt động khu công
nghiệp.
Gián tiếp Kích thích các nhà
đầu tư trong và
ngoài nước,cá
doanh nghiệp
tham gia
Khích khích
chuyển đổi cơ cấu
sản xuất từng địa
phương
2.Phân tích rủi ro
Loại rủi ro Mức độ Hướng khắc phục
Thiên tai Cao Thường xuyên theo dõi thời tiết để khắc
phục những diễn biến thất thường của thời
tiết.
Dịch bệnh Cao -Làm tốt công tác dự báo.

-Thường xuyên theo dõi và có biện pháp
kịp thời.
Bệnh tật
.
Cao -Nâng cao trang thiết bị cho cở sở y tế địa
phương.
-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sức khỏe
người dân.
-Giảm chi phí khám bệnh cho người dân
nghèo
Tình trạng
đất bị thoái
hóa
Cao
Khích khích chuyển đổi cơ cấu sản xuất
từng địa phương
Giá cả thị
trương
Thấp Liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở tiêu
thụ
X.Biện minh
Thấm định dự án
Chỉ tiêu đánh giá Nguồn thông tin cung cấp
Mức độ phù
hợp:
-Dự án thực hiện giúp giải quyết vấn
đề nghèo đói của nông thôn. Nâng
cao hiểu biết của người dân.
-Dự án sẽ hỗ trợ tăng cường an
ninh lương thực và giảm

nghèo.Nó cũng giảm ô nhiễm môi
trường, thu hẹp khoảng cách giữa
người giàu và người nghèo, và
đem đến cơ hội bình đẳng cho
khu vực nông thôn trong vùng dự
án để hưởng lợi từ sự phát triển
-Thông tin và số liệu thống
kê có thể thu thập được
-Các báo cáo tiến độ
-Cơ sở dữ liệu được thiết lập
và được áp dụng như tiêu
chí đánh giá
-Hệ thống Theo dõi & Đánh
giá được thiết lập và đi vào
hoạt động
-Số liệu về các dự án đang
thực hiện được thu thập và
kinh tế của các xã,huyện dược
hưởng lợi từ dự án.
theo dõi một cách có hệ
thống
Khả năng
thực hiện:
Dự án Phát triển nông thôn Hà
Tĩnh hoàn thành được 80%.
- Báo cáo tiến độ việc thực
hiện dự án
-Báo cáo khảo sát cơ bản
-Báo cáo khảo sát vệ sinh
-Báo cáo khởi đầu dự án /

Biên bản nghi nhớ của Cơ
quan Hợp tác
-Các báo cáo tiến độ tiểu dự
án
-Kế hoạch hoạt động ,quản
lý của ban quản lý dự án.
-Báo cáo khởi đầu dự án
-
-Công tác khảo sát được
hoàn thành
Hiệu quả: -Việc thực hiện dự án phát triển
nông thôn Hà Tĩnh về sẽ giúp cải
thiện điều kiện sống nâng cao
chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ
nghèo đói, tăng năng suất và sản
lượng sản xuất nông nghiệp, có
thể phát triển thêm các ngành
nghề kết hợp khác như nuôi cá,
góp phần làm tăng thu nhập.
-Như vậy dự án nước góp phần
giảm nghèo đói, bệnh tật, giảm
ô nhiễm môi trường,giúp thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo và giúp
các vùng nông thôn thuộc dự án
được hưởng lợi cơ bản từ quá
trình phát triển kinh tế của tỉnh,
đảm bảo tăng trưởng toàn diện và
bền vững
-Các báo cáo tiến độ
-Các dự án phát triển cơ sở

hạ tầng và cộng đồng được
triển khai
-Chiến lược toàn diện về
tăng trưởng và giảm
nghèo(CPRGS)
Tác
động/Ảnh
hưởng:
-tích cực: 100% hộ gia đình cấp
vốn đầu tư
Tính bền
vững:
-thể chế quản lý : xác định rõ cơ
quan chịu trách nhiệm trong các
giai đoạn của dự án
-nguồn nhân lực cần được đào tạo
các kỹ năng đào tạo.
-nguồn tài chính càn xác định
rõ ,xác định nguồn cung cấp vốn.
-Đối tượng hưởng lợi từ dự án.
-Kế hoạch hoạt động của Sở
PTNT,Phòng PTNT
-Tiến hành đào tạo một cách
có hiệu quả về công tác
quản lý các hệ thống
C.Kết luận
Nhìn chung, các chính sách, chương trình, dự án đã được triển khai đạt những kết
quả đáng ghi nhận trong việc nâng cao chất lượng các lĩnh vực, vấn đề đầu tư, góp phần
nâng cao đời sống cho nhân dân.
Hạn chế là, tính bền vững của nhiều chương trình chưa cao. Nhiều chương trình

chỉ phát huy hiệu quả trong khoảng thời gian thực hiện chương trình. Sau khi kết thúc
chương trình, tính ổn định, phát huy không được giữ vững. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện
miền núi của tỉnh còn cao(46,59%) và khả năng thoát nghèo bền vững là rất thấp.
Qua nghiên cứu,các giải pháp góp phần phát triển kinh tế-xã hội các huyện miền
núi tỉnh Hà Tĩnh; bao gồm bốn nhóm giải pháp về: Hoạch định đầu tư phát triển đồng bộ
vùng miền núi; Hoàn thiện cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả các nguồn lực đầu tư;
Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển đồng bộ và nhóm giải pháp
đặc thù. Đồng thời, xác định hai lĩnh vực cần đột phát là phát triển kết cấu hạ tầng (đặc
biệt là giao thông) và phát triển nguồn nhân lực.
Tóm lại, trong phạm vi nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành các nội dung đề
ra, kết quả nghiên cứu có giá trị lý luận và thực tiễn; góp phần quan trọng trong việc làm
rõ thực trạng kinh tế - xã hội miền núi; đánh giá cụ thể từng chính sách, chương trình, dự
án có ảnh hưởng lớn đến miền núi; đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội ở miền núi và nông thôn nhanh và bền vững.

×