Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề cương chi tiết môn học vẽ kĩ thuật và CAD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.83 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA CƠ-ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
(Mẫu chương trình đào tạo tín chỉ)
1. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Vẽ kỹ thuật và CAD
- Mã môn học: 20242019
- Số tín chỉ: 2
- Thuộc chương trình đào tạo của khóa, bậc: Đại học
- Loại môn học:
 Bắt buộc: 
 Lựa chọn:
- Các môn học tiên quyết: Tin học đại cương
- Các môn học kế tiếp: Đồ án môn học, Đồ án tốt nghiệp
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
 Nghe giảng lý thuyết : 15 tiết
 Làm bài tập trên lớp : … tiết
 Thảo luận : … tiết
 Thực hành, thực tập (ở PTN, nhà máy, studio, điền dã, thực tập...): 30 tiết
 Hoạt động theo nhóm : … tiết
 Tự học : 45 giờ
- Khoa/ Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Điện công nghiệp - Điều khiển Tự động,
Khoa Cơ-Điện-Điện tử.
2. Mục tiêu của môn học
- Kiến thức: Cung cấp các khái niệm cơ bản cũng như cách thức trình bày, đọc hiểu một
bản vẽ kỹ thuật.
- Kỹ năng: Nắm được qui cách của một bản vẽ kỹ thuật, biết cách vẽ (bằng tay) và biểu
diễn vật thể với các hình chiếu của nó, hiểu và vẽ được các bản vẽ kỹ thuật về lĩnh vực


chuyên ngành điện công nghiệp, ứng dụng phần mềm AutoCAD để vẽ trên máy tính.
- Thái độ, chuyên cần: Đi học đầy đủ và đúng giờ, tích cực học tập ở lớp và ở nhà, nâng
cao tính chủ động học tập phù hợp với yêu cầu của đào tạo theo tín chỉ.
3. Tóm tắt nội dung môn học
Môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về CAD (Computer Aided Design) và
cách thể hiện theo đúng quy cách trên một bản vẽ kỹ thuật thông qua các kiến thức về: tỉ
lệ, kích thước, các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt…
4. Tài liệu học tập
- Tài liệu liệu bắt buộc và tham khảo:
[1] Trần Hữu Quế, “Vẽ kỹ thuật cơ khí - Tập 1”, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
[2] Trần Nhất Dũng – Bùi Đức Năng, Vẽ Kỹ thuật và AutoCad 2007, Nhà xuất bản
Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, 2008.
[3] Trần Hữu Quế, Đặng Văn Cứ, Nguyễn Văn Tuấn, “Vẽ kỹ thuật cơ khí - Tập 2”,
Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
[4] Trần Hữu Quế, Nguyễn Văn Tuấn, “Bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí - Tập 1”, Nhà xuất
bản Giáo dục, 2006.
[5] Trần Hữu Quế - Nguyễn Văn Tuấn, “Bản vẽ kỹ thuật-Tiêu chuẩn quốc tế”, Nhà
xuất bản Giáo dục.
[6] Nguyễn Đình Điện – Đỗ Mạnh Môn, “Hình học họa hình - Tập 1”, Nhà xuất bản
Giáo dục.
(Có thể tìm mua các tài liệu trên tại các Công ty sách, Thiết bị trường học ở các địa
phương hoặc các cửa hàng của nhà xuất bản Giáo dục).
[7] Fundamentals of Engineering Graphics, Cesil Jesen.
• Những bài đọc chính: [1], chương I đến chương V
[2], Chương III đến chương V
• Những bài đọc thêm:
o [3], Chương 8: Bản vẽ chi tiết - trang 34
o [3], Chương 10, Mục 10.2: Sơ đồ hệ thống điện - trang 118
o [5], Phần: Ghi chỉ dẫn trên bản vẽ Kỹ thuật - trang 19
o Tài liệu trực tuyến: />id=13779270&siteID=123112

5. Các phương pháp giảng dạy và học tập của môn học
- Phương pháp giảng dạy: thuyết trình; làm mẫu
- Phương pháp học tập: lắng nghe giáo viên giảng lý thuyết, quan sát giáo viên làm mẫu;
thực hành; tự học tập nghiên cứu thêm và cập nhật về phần mềm ứng dụng của môn
học: AutoCAD 2007 – AutoCAD 2011.
6. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên
- Mức độ chuyên cần: số giờ tối thiểu phải lên lớp: 80%
- Sinh viên cần tích cực tham gia các hoạt động thảo luận, làm bài tập trên lớp cũng như
ở nhà, chuẩn bị bài tốt trước khi lên lớp, tuân thủ các quy định về thời hạn và chất
lượng các bài tập, bài kiểm tra… Sinh viên cần chủ động tự học, tham khảo các
chương, mục trong các tài liệu tham khảo mà giáo viên yêu cầu và chủ động tra cứu,
cập nhật tài liệu trên internet.
7. Thang điểm đánh giá
Giảng viên đánh giá theo thang điểm 10, Phòng Đào tạo sẽ quy đổi sang thang điểm chữ
và thang điểm 4 để phục vụ cho việc xếp loại trung bình học kỳ, trung bình tích lũy và xét
học vụ.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
Môn học có đặc điểm bao gồm cả lý thuyết và thực hành nên quy định điểm đánh giá học
phần như sau:
8.1.1. Kiểm tra – đánh giá quá trình: Có trọng số chung là 30%, bao gồm các điểm
đánh giá bộ phận như sau (việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận, trọng số của
từng phần do giảng viên đề xuất, Tổ trưởng bộ môn thông qua):
- Điểm chuyên cần: 5%
- Điểm ý thức học tập, phát biểu và thảo luận trên lớp: 5%
- Điểm bài tập về nhà (đóng thành tập nộp lại trước khi kết thúc môn học): 20%
8.1.2. Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: Điểm thi kết thúc học phần có trọng số 70%
- Hình thức thi: thực hành trên máy tính
- Thời lượng thi: 90 phút
- Sinh viên không được tham khảo tài liệu
9. Nội dung chi tiết môn học (ghi tên các phần, chương, mục, tiểu mục…vào cột (1)) và

phân bổ thời gian (ghi số tiết hoặc giờ trong các cột (2), (3, (4), (5), (6) và (7))
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp Thực hành,
thí nghiệm,
thực tập,
Tự
học, tự
nghiên

thuyết
Bài
tập
Thảo
luận
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
Chương 1: Tiêu chuẩn - Quy cách trình
bày bản vẽ - Nhập môn
AutoCAD
1.1 Vật liệu - Dụng cụ
1.2 Khổ giấy, khung bản vẽ, khung tên
1.3 Tỉ lệ
1.4 Chữ và chữ số
1.5 Nét vẽ - Kích thước
1.6 Tổng quan về AutoCAD
2 0 0 3 5 10
Chương 2: Vẽ hình học 3 0 0 7 5 15
2.1 Các phép xây dựng hình trên bản vẽ kỹ
thuật

2.2 Một số đường cong thường gặp
2.3 Hệ tọa độ trong AutoCAD
2.4 Các lệnh vẽ cơ bản trong AutoCAD:
2.4.1 Point, Line, Pline, Polygon, Rectang
2.4.2 Spline, Circle, Arc, Elipse
2.4.3. Trim, Break, Chamfer, Fillet, Extend
Chương 3: Biểu diễn vật thể
3.1 Quy tắc chiếu - Hình chiếu
3.2 Các hình chiếu cơ bản: Vẽ hình chiếu
thứ 3 - Vẽ giao tuyến
3.4 Hình cắt - mặt cắt
3.5 Hình chiếu riêng phần
3.6 Hình trích
3.7 Các lệnh hiệu chỉnh cơ bản trong
AutoCAD
3.7.1 Move – Rotate – Mirror
3.7.2 Copy – Offset – Array
3.7.3 Bhatch – Hatchedit
3.7.4 Layer – Ltscale
7 0 0 12 20 39
Chương 4: Hình chiếu trục đo
4.1 Khái niệm và cách thành lập
4.2 Một số hệ trục trục đo thường dùng
4.3 Chọn và vẽ hình chiếu trục đo
4.4 Hình cắt trên hình chiếu trục đo
4.5. Các lệnh ghi kích thước và in ấn trong
AutoCAD
4.5.1 Dimliner – Dimradius – Dimdiameter
4.5.2 Dimangular – Dimcontinue – Dimedit
4.5.3 Plot

3 0 8 15 26
10. Ngày phê duyệt
Người viết
(Ký và ghi rõ họ tên)
Tổ trưởng Bộ môn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trưởng khoa
(Ký và ghi rõ họ tên)
KS.Trần Thị Thanh Mai TS. Nguyễn Hùng PGS-TS. Phan Thị Thanh Bình

×