Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN BIỂU TƯỢNG NƯỚC VÀ THẾ ỨNG SỬ VỚI NƯỚC CỦA NGƯỜI MƯỜNG QUA TỤC NGŨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.92 KB, 86 trang )

LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo
tận tình của TS. Nguyễn Việt Hùng. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc nhất tới thầy.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô trong bộ môn văn học
dân gian – Khoa Ngữ Văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Sau cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, người thân, bạn
bè đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Nguyễn Thị Cẩm Thanh
1
MỤC LỤC
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học dân gian nói chung và tục ngữ nói riêng đều xuất phát trực tiếp
từ lao động rồi trở lại phục vụ cho lao động sản xuất và người lao động. Tục
ngữ là lời ăn tiếng nói được tổng kết từ cuộc sống của nhân dân, là những bài
học kinh nghiệm quý báu nhưng lại được thể hiện dưới hình thức ngắn gọn,
cân đối, có vần, nhịp, dễ nhớ, dễ sử dụng. Chính những điều đó đã tạo nên sức
sống lâu bền cho tục ngữ. Tục ngữ không chỉ là hiện tượng lời nói mà còn là ý
thức xã hội. Qua tục ngữ, ta có thể hiểu được phần nào cách tư duy, vốn ngôn
ngữ, nét văn hóa của từng dân tộc, vùng miền.
Muốn hiểu được tục ngữ của một dân tộc thì người viết phải có vốn
hiểu biết nhất định về ngôn ngữ và truyền thống văn hóa của dân tộc ấy. Dân
tộc Mường là dân tộc thiểu số, có số dân đông thứ ba trong các cộng đồng
người Việt sau dân tộc Tày, Thái. Theo số liệu điều tra ngày 01/04/2009 thì
dân tộc Mường có 1. 268. 963 người, phân bố chủ yếu ở Hòa Bình, Sơn La,
Phú Thọ, Thanh Hóa và một số huyện của tỉnh Ninh Bình, Lâm Đồng,


Tiếng Mường không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là nơi lưu giữ và truyền
tải văn hóa Mường. Tiếng Việt và tiếng Mường có chung một nguồn gốc,
thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, họ Nam Á. Dân tộc Mường có nền văn
hóa lâu đời, trong đó văn học dân gian phát triển khá là phong phú và đa
dạng. Việc nghiên cứu tục ngữ Mường và biểu tượng nước trong tục ngữ
Mường giúp ta hiểu thêm về văn hóa của người Mường, yêu mến hơn dân tộc
này, góp phần tìm hiểu rộng hơn về một dân tộc thiểu số của nước ta.
Sống trong một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước hoặc làm nương
rẫy, các dân tộc thiểu số ở phía Bắc nước ta khác với các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên và Nam Bộ do điều kiện thiên nhiên khác nhau, đất đai, phong tục tập
quán, văn hóa ứng xử cũng khác nhau nên phán đoán, nhận xét, kinh nghiệm về
thời tiết, sản xuất nông nghiệp cũng khác nhau. Ở phía Bắc nước ta thường có
bốn mùa tương đối rõ rệt nhưng ở phía Nam chỉ có hai mùa là mùa mưa và
3
mùa khô. Nhìn tổng quát, tục ngữ của người Việt và các dân tộc thiểu số ở phía
Bắc nước ta phần lớn nói về sản xuất nông nghiệp, được đúc kết thành những
kinh nghiệm có giá trị, lưu truyền trong cộng đồng bản tộc và có sự trao đổi với
các dân tộc khác. Sản xuất nông nghiệp thì không thể thiếu nước. Vì vậy, nước
có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống con người. Trong tục ngữ,
nhân dân cũng đã sáng tạo ra khá nhiều câu nói về nước nhưng cách sử dụng ở
mỗi vùng, mỗi miền lại có những nét đặc sắc riêng.
Mỗi dân tộc có những nét khác biệt trong việc sáng tạo ra tục ngữ để sử
dụng trong cuộc sống hàng ngày. Do ngôn ngữ, môi trường sống, văn hóa,
phong tục tập quán khác nhau nên mỗi dân tộc trong cộng đồng người Việt
Nam lại có vốn ngôn ngữ riêng. Đối với tục ngữ của người Kinh được nhận
rất nhiều sự quan tâm đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu thì tục
ngữ của các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Mường nói riêng thì ít được
chú trọng, quan tâm hơn. Trong khuôn khổ của khóa luận này, tôi xin được đề
cập tới tục ngữ của người Mường và vấn đề nghiên cứu là biểu tượng nước và
thế ứng xử với nước của người Mường thông qua tư liệu tục ngữ. Như đã nói

trên, những công trình nghiên cứu về tục ngữ Mường vốn không có nhiều thì
vấn đề nước trong tục ngữ Mường càng được nói đến ít hơn.
Dân tộc Mường là dân tộc có nền văn hóa lâu đời, không có chữ viết
riêng nhưng vượt lên trên điều đó dân tộc Mường vẫn lưu giữ được một kho
tàng văn học dân gian đồ sộ và tục ngữ giữ một vị trí quan trọng. Tục ngữ
Mường là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân
Mường. Tuy nhiên, tục ngữ Mường chưa được nghiên cứu nhiều về biểu
tượng nước. Cho nên, chọn đề tài“Biểu tượng nước và thế ứng xử với nước
của người Mường qua tục ngữ” là việc cần thiết và có ý nghĩa.
2. Lịch sử vấn đề
Dân tộc Mường là một dân tộc có nền văn học dân gian phong phú, đặc
sắc và đã nhận được sự quan tâm của nhà nước, các nhà nghiên cứu văn học
sưu tầm, dịch, giới thiệu, lưu giữ và phát triển. Hội văn nghệ dân gian Việt
4
Nam được thành lập 01/01/1976, là một tổ chức của nhà nước giữ trọng trách
này. Mục đích của hội là “Sưu tầm nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy vốn
văn hóa, văn nghệ dân gian các tộc người Việt Nam”.
Việc sưu tầm, dịch và giới thiệu tục ngữ Mường nói chung đã có một
số công trình được thực hiện. Ở Hòa Bình chưa có công trình về tục ngữ mà
mới chỉ có cuốn “Dân ca Mường Hòa Bình” của hai tác giả Quách Giao và
Bùi Thiện.
Công trình nghiên cứu“Người Mường với văn hóa cổ truyền Mường
Bi”của các tác giả GS: Nguyễn Từ Chi, Bùi Văn Sơ, Bùi Văn Nhin, Nguyễn
Lân Cường, Nguyễn Ngọc Thanh, Lâm Bá Nam, Đặng Văn Tu, Kiều Bá
Mộc, Nguyễn Dấn, Đinh Công Chảy, Tô Đông Hải, Nguyễn Hữu Thức và
PTS. Nguyễn Văn Tài, Lưu Danh Doanh, Nguyễn Văn Châu, Mai Đức
Vượng, Bùi Chỉ, Nguyễn Tấn Việt, Vương Đắc Hùng, Bùi Văn Ngôn, Bùi
Thiện, Trần Hồng. Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc, Sở văn hóa thông tin Hà
Sơn Bình – 1988. Đây là cuốn sách do nhiều tác giả nghiên cứu. Hơn nữa
cuốn sách còn có sự đóng góp tư liệu của nhân dân các xã: Phong Phú, Định

Giáo, Tuân Lộ, Phú Cường, Phú Vinh, Do Nhân, Quy Mỹ, Mỹ Hòa. Chỉ đạo
biên tập: Phượng Vũ. Trong công trình này, phần hai là dân ca, tục ngữ,
truyện cổ ở Mường Bi. Phần tục ngữ do Nguyễn Hữu Thức sưu tầm và dịch.
Tác giả không trích dẫn phiên âm tiếng Mường mà chỉ trích ra phiên âm tiếng
Việt. Số câu tục ngữ Mường trong cuốn này không nhiều.
Công trình nghiên cứu “Hợp tuyển văn học Mường” do tác giả Hoàng
Tuấn Cư – Ngô Quang Hưng – Vũ Ngọc Kỳ (sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn),
NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội – 1996. Ở đây tác giả viết phần thứ nhất là văn
học dân gian trong đó có trích dẫn các câu tục ngữ Mường nhưng tác giả
không phân ra các chủ đề, nội dung của các câu tục ngữ.
Trong cuốn sách Văn hóa ẩm thực dân gian Mường Hòa Bình của tác
giả Bùi Chỉ có phần “Một số tục ngữ, dân ca trong văn hóa ẩm thực dân
gian”, Nxb. Văn hóa dân tộc, HN – 2001. Tác giả cũng đã sưu tầm một số
5
câu tục ngữ Mường nhưng công trình này chủ yếu nghiên cứu về văn hóa ẩm
thực nên số lượng câu tục ngữ Mường cũng không nhiều.
Ở Thanh Hóa có hai công trình là “Tục ngữ dân ca Mường Thanh
Hóa” của tác giả Minh Hiệu và“Tục ngữ Mường Thanh Hóa”của tác giả
Cao Sơn Hải.
Cuốn “Tục ngữ dân ca Mường Thanh Hóa” của tác giả Minh Hiệu,
NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội,1999. Ở công trình này, ông có đưa ra vài nét
giới thiệu sơ lược về tục ngữ Mường, sau đó là phần sưu tầm với 500 câu tục
ngữ được sắp xếp theo năm chủ đề lớn: về lao động sản xuất; về thời tiết, con
người và một số mặt sinh hoạt tối thiểu khác; quan hệ gia đình; quan hệ xã
hội; lề lối ở đời. Trong mỗi chủ đề này lại chia thành nhiều chủ đề nhỏ. Ở
công trình này, tác giả mới chỉ dừng lại ở cấp độ sưu tầm, chưa đi sâu vào
nghiên cứu kho tàng tục ngữ Mường.
Với công trình “Tục ngữ Mường Thanh Hóa” của tác giả Cao Sơn
Hải, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002. Ông đã sưu tầm tục ngữ Mường
với 1. 506 câu được sắp xếp theo thứ tự ABC của tiếng Mường và cho in song

song cả hai ngôn ngữ Mường và Việt. Trong phần Lời nói đầu, tác giả có giới
thiệu sơ lược về người Mường ở Thanh Hóa và đưa ra một số nhận xét, đánh
giá về nội dung của tục ngữ Mường. Tác giả Cao Sơn Hải cũng có đề cập đến
ba nội dung lớn của tục ngữ Mường, đó là những kinh nghiệm nhận biết về
thời tiết; kinh nghiệm sản xuất và văn hóa ứng xử qua tục ngữ.
Công trình “Tục ngữ, câu đố, đồng dao Mường” được tác giả Bùi
Thiện sưu tầm và dịch, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội – 2004. Ở công trình
này, tác giả đưa ra tục ngữ Mường, phiên âm tiếng Mường và dịch sang tiếng
Việt. Tục ngữ được thể hiện qua ba nội dung: Kinh nghiệm về thiên nhiên,
thời tiết; kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá, săn muông thú; kinh
nghiệm giáo dục con cháu và đối nhân xử thế.
Công trình “Tục ngữ, câu đố và trò chơi trẻ em Mường” được tác giả
Bùi Thiện sưu tầm, biên dịch và giới thiệu, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam,
NXB Văn hóa dân tộc, 2010. Trong cuốn sách này, tục ngữ Mường được đưa
6
ra ở phần một, nội dung bao gồm: Kinh nghiệm về thiên nhiên, thời tiết; kinh
nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá, săn muông; thái dộ đối với thiên nhiên
và lao động sản xuất; con người với gia đình; các vấn đề khác của xã hội.
Công trình “Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt
Nam tập 1” và “Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam
tập 2”, được Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu văn hóa,
NXB Khoa học xã hội công bố cũng sưu tầm tục ngữ Mường. Đây là hai cuốn
sách trong bộ sách Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam
đề cập đến việc sưu tầm tục ngữ Mường. Bộ sách này do Viện nghiên cứu văn
hóa phối hợp với Nhà xuất bản Khoa học xã hội tổ chức biên soạn và xuất bản
trong bốn năm 2007 - 2010, gồm 23 tập. Ở tập 1, tác giả chỉ chuyên sưu tầm
tục ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 2 thì phần đầu là tục ngữ còn phần
sau là câu đố, trong đó có dân tộc Mường với số lượng câu tục ngữ lớn là 1.
683 câu tục ngữ Mường. Hai tập đầu tiên sưu tầm những câu tục ngữ với các
nội dung: Quan niệm về các giá trị, nhận định về các tương quan và kinh

nghiệm ứng xử; các hiện tượng tự nhiên, thời tiết và kinh nghiệm; đời sống
vật chất; quan hệ gia đình, xã hội và các hiện tượng xã hội.
Như vậy, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm về tục ngữ
Mường nhưng chủ yếu chỉ là những nghiên cứu tục ngữ trong sản xuất, kinh
nghiệm lao động sản xuất, văn hóa ứng xử và có một số sách đề cập đến vấn
đề thủy lợi qua tục ngữ nhưng dường như không có công trình nào chuyên về
nghiên cứu biểu tượng nước và những biến thể của nước trong tục ngữ
Mường. Vì vậy, tôi mạnh dạn tiến hành đề tài này với mong muốn bước đầu
tìm hiểu nước trong tục ngữ người Mường để hiểu rõ hơn về tục ngữ Mường
và để thấy được tầm quan trọng của nước trong cuộc sống.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài khóa luận này là tục ngữ của người
Mường. Ngoài ra có tham khảo thêm tục ngữ của người Việt để lấy những cứ
liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.
7
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để triển khai đề tài này, tôi chọn các văn bản của ba bộ sưu tập khá đầy
đủ làm đối tượng để khảo sát:
- Tục ngữ Mường Thanh Hóa của Cao Sơn Hải, NXB Văn hóa thông
tin Hà Nội – 2002.
- Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam tập
1(2007), tập 2(2008), viện khoa học xã hội Việt Nam, viện nghiên cứu văn
hóa, NXB Khoa học xã hội.
- Tục ngữ ca dao Việt Nam, Cao Tuyết Minh (tuyển chọn), NXB Dân
trí (Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), 2010.
4. Mục đích và ý nghĩa khóa luận
4.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận đặt ra các mục đích sau:
- Tuyển chọn, tập hợp, hệ thống những câu tục ngữ của người Mường

về nước và những biến thể của nước.
- Những xử thế của dân tộc Mường đối với biểu tượng nước.
- Ở một mức độ nhất định, khóa luận so sánh biểu tượng nước trong tục
ngữ Mường và tục ngữ Việt.
- Qua việc tìm hiểu về tục ngữ Mường, chúng ta có thể nhận ra những
giá trị di sản quý báu, chứa đựng những kinh nghiệm, lối suy nghĩ, cách cảm
nhận cuộc sống, lối sống của người Mường đã được tích lũy từ hàng nghìn
năm trong cuộc đấu tranh để sinh tồn, phát triển của dân tộc Mường trong đại
gia đình các dân tộc Việt Nam.
4.2. Ý nghĩa của khóa luận
- Thấy được cách ứng xử với nước của người Mường qua tục ngữ, thêm
yêu mến con người và đất Mường hơn.
- Kết quả của việc khảo sát, nghiên cứu của khóa luận sẽ là một tư liệu
thiết thực cho việc học tập, nghiên cứu về tục ngữ Mường.
8
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại: Qua việc khảo sát những câu tục
ngữ Mường, phân loại, lựa chọn và thống kê những câu tục ngữ về nước và
những biến thể của nước.
- Phương pháp phân tích, miêu tả, tổng hợp: Sau khi khảo sát, phân
loại, tôi tiến hành phân tích, miêu tả những nội dung về nước mà người
Mường sử dụng trong tục ngữ; và những xử thế của con người với nước.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh các số liệu thu được về biểu
tượng nước trong tục ngữ Mường và tục ngữ Việt để thấy được điểm giống và
khác nhau giữa chúng.
6. Giới thuyết một số nét về dân tộc Mường
6.1. Tên gọi
Người Mường là một dân tộc sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt
Nam, tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh
Hóa. Họ rất gần với người Kinh, một số nhà dân tộc học đưa ra giả thuyết

người Mường về mặt sắc tộc chính là người Kinh nhưng vì cư trú ở miền núi
nên họ ít bị Hán hóa.
Không phải ngay từ buổi đầu lịch sử, dân tộc Mường đã có tộc danh
như ngày nay. Và đương nhiên trước đây, người Mường cũng không dùng
danh từ này làm tên gọi cho dân tộc mình. Theo Trần Từ (tức Nguyễn Đức Từ
Chi), Mường là từ dùng để chỉ một vùng cư trú của người Mường bao gồm
nhiều làng. Mỗi vùng được đặt dưới sự cai quản cuả một nhà Lang. Qua sự
tiếp xúc giao lưu giữa người Mường và người Kinh, người Kinh đã sử dụng
từ Mường để gọi dân tộc này. Cho đến tận bây giờ, người Mường vẫn tự gọi
mình là mol, moăn như ở Hòa Bình, mon, mwanl như ở Thanh Hóa. Còn ở
Phú Thọ, đặc biệt là ở Thanh Sơn, nơi người Mường tập trung đông đảo nhất,
cũng như người Mường ở huyện Yên Lập và một số xã thuộc huyện Thanh
Thủy, người Mường tự gọi mình là mol, monl. Mặc dù những từ này có biến
âm hơi khác ở mỗi vùng, mỗi địa phương nhưng đều quan niệm giống nhau
9
về mặt nghĩa. Tất cả những từ mà người Mường dùng để chỉ dân tộc mình có
nghĩa là người. Vì lẽ đó mà người Mường thường tự xưng mình là con mol
hoặc là con monl: con người. Còn từ Mường vốn là từ mương dùng để chỉ nơi
cư trú chứ không liên quan gì đến tộc danh ngày nay của mình. Mặc dù vậy
cùng với sự biến động của lịch sử cũng như quá trình giao lưu kinh tế, văn
hóa với các dân tộc anh em khác cho đến nay từ “mường” đã được người
Mường chấp nhận và coi đó là tộc danh của mình và hiển nhiên họ tự nhận
mình là người Mường như ngày nay. Do đó, Mường đã trở thành tên gọi
chính thức và duy nhất của tộc người này để phân biệt với các dân tộc khác.
Tộc danh Mường đã được các tổ chức, thể chế, các nhà nghiên cứu và nhân
dân dùng khi tìm hiểu, nghiên cứu gọi dân tộc này: người Mường.
6.2. Địa bàn cư trú
Người Mường sống tập trung ở các thung lũng hai bờ sông Đà (Phú
Thọ, Sơn La, Ba Vì, Hòa Bình) và khu vực trung lưu của sông Mã, sông Bưởi
(các huyện Thạch Thành, Bá Thước, Cẩm Thủy,Ngọc Lặc của tỉnh Thanh

Hóa). Người Mường ở Thanh Hoá gồm hai bộ phận: Mường Trong (Mường
gốc) và Mường Ngoài (người Mường di cư từ Hoà Bình vào). Sang đến
tỉnh Nghệ An hầu như không có người Mường sinh sống (năm 1999 chỉ có
523 người Mường trong toàn tinh). Ngoài ra ở Tây Nguyên và Đông Nam
Bộ cũng có gần 27. 000 người mới di cư vào trong những năm gần đây.
6.3. Nguồn gốc
Người Mường có cùng nguồn gốc với người Việt, cư trú lâu đời ở vùng
Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ.
6.4. Ngôn ngữ
Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường trong họ ngôn ngữ
Nam Á, rất gần với tiếng Việt.
6.5. Đặc điểm kinh tế
Người Mường sống định canh định cư ở miền núi, nơi có nhiều đất sản
xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Người Mường làm
10
ruộng từ lâu đời. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu. Trước đây người
Mường trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lương thực ăn hàng ngày.
Nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia đình người Mường khai thác lâm thổ sản
như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa,
mây, Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ.
Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kĩ thuật khá tinh xảo.
6.6. Tổ chức cộng đồng:
Xưa kia, hình thái tổ chức xã hội đặc thù của người Mường là chế độ
lang đạo, các dòng họ lang đạo (Đinh, Quách, Bạch, Hoàng) chia nhau cai
quản các vùng. Đứng đầu mỗi mường có các lang cun, dưới lang cun có các
lang xóm hoặc đạo xóm, cai quản một xóm.
6. 7. Tín ngưỡng
Người Mường theo đạo Phật nhưng có sự khác biệt là mọi nghi lễ đều
phải có chủ lễ là thầy mo chủ trì.
6.8. Văn hóa

Rượu cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm
đà của men được đưa ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể.
Người Mường thích ăn các món đồ như xôi đồ, cơm tẻ đồ, rau, cá đồ.
Cơm, rau đồ chín được dỡ ra rá tãi đều cho khỏi nát trước khi ăn.
Phụ nữ cũng như nam giới thích hút thuốc lào bằng loại ống điếu to.
Đặc biệt, phụ nữ còn có phong tục nhiều người cùng chuyền nhau hút chung
một điếu thuốc.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận
gồm có 3 chương:
Chương I. Giới thuyết chung về tục ngữ, tục ngữ Mường
Chương II. Biểu tượng nước trong tục ngữ của người Mường
Chương III. Thế ứng xử với nước của người Mường thông qua tư
liệu tục ngữ
11
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ TỤC NGỮ, TỤC NGỮ MƯỜNG
1.1. Khái quát chung về tục ngữ
1.1.1. Khái niệm về tục ngữ
Tục ngữ là đối tượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành khoa học:
folklore học, văn học, ngôn ngữ học, dân tộc học, tâm lí học, logic học, Và
ngày nay một ngành khoa học mới chuyên nghiên cứu về tục ngữ đã ra đời,
đó là tục ngữ (Paremiology, có xuất xứ từ Paremia – tiếng Hy lạp: tục ngữ).
Trong lĩnh vực folklore học, các nhà nghiên cứu đã xem xét tục ngữ từ nhiều
khía cạnh khác nhau. Có thể nói, trong những sáng tác văn học dân gian, tục
ngữ là thể loại có mối quan hệ hữu cơ hơn cả với lời ăn, tiếng nói của nhân
dân. Tục ngữ dân gian lưu hành ở cửa miệng nhân dân từ rất sớm. Nó “là một
đơn vị thông báo có tính nghệ thuật”, được sáng tạo ra trước hết nhằm đáp
ứng nhu cầu tổng kết và phổ biến kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử

– xã hội của quần chúng nhân dân lao động. Tục ngữ nói chung thường là nơi
“thể hiện một cách hết sức hoàn hảo lối suy nghĩ dân tộc của nhân dân lao
động đối với các vấn đề lịch sử xã hội” (Chu Xuân Diên, Văn học dân gian
Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục 1962), đồng thời đó cũng là những điều
đúc kết được của mỗi dân tộc trong quá trình lao động, đấu tranh để sinh tồn.
Mỗi câu tục ngữ là một đơn vị ngôn ngữ có cấu trúc tương đối ổn định.
Cho nên tục ngữ thường được dùng đến trong lời nói, với tư cách là lời nói.
“Tục ngữ là lời nói hay nên có sức bay xa, truyền rộng” [9;12], “chính điều
này khiến cho tục ngữ từ lâu đã trở thành một trong những thể loại sáng tác
dân gian quen thuộc nhất, hay được sử dụng nhất, có sức sống lâu bền nhất
trong đời sống tinh thần của nhân dân”[9;12]. Cho tới nay, thế hệ chúng ta đã
được thừa hưởng một gia tài tục ngữ khổng lồ mà các thế hệ cha ông chúng ta
đã kế tiếp nhau sáng tạo, giữ gìn và truyền lại.
12
Tác giả Cao Huy Đỉnh đã xếp tục ngữ vào loại: “Văn học đúc rút kinh
nghiệm thực tiễn”, bởi tính chất hai mặt của nó: vừa có tính chất nghệ thuật,
vừa có tính chất thực hành. Nhóm tác giả Chu Diên Xuân lại xếp tục ngữ vào
mục “Lời ăn tiếng nói của nhân dân” và xác định “đó không phải là những
sinh hoạt văn nghệ đúng với nghĩa của nó, dù là thứ sinh hoạt văn nghệ mang
tính nguyên hợp như văn nghệ dân gian”[10;243]. Nhiều tác giả cũng đã đưa
ra các ý kiến khác nhau khi xác định khái niệm tục ngữ.
Tác giả Nguyễn Thái Hòa ghi nhận: “Tục ngữ là công cụ tư duy và là
công cụ diễn đạt sắc bén được hình thành trong lời ăn tiếng nói hằng ngày,
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, lưu giữ một kho tàng trí thức, kinh
nghiệm quý giá đồng thời là kho tàng biểu đạt ngôn ngữ tinh túy của dân
tộc”[24;7].
Tác giả Đỗ Bình Trị đã đưa ra một định nghĩa: “Tục ngữ là những câu
nói gọn chắc, xuôi tai, diễn đạt những kinh nghiệm lâu đời của nhân dân về
thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội; nó thường được
nhân dân vận dụng trong suy nghĩ, trong nói năng và trong những hoạt động

thực tiễn của mình (như làm ăn, giao tiếp, ứng xử )”[37;138].
Tác giả Bùi Mạnh Nhị cũng định nghĩa tương tự: “Tục ngữ là những
câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh và thường mang
nhiều nghĩa, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên,
lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân áp dụng vào đời sống, tư duy và
lời ăn tiếng nói hàng ngày” [30;254]. Ông bàn thêm: “ Tục ngữ được ví như
“túi khôn nhân gian”, “kho báu của trí tuệ nhân dân”. Hình thành, phát triển
từ thực tiễn tìm hiểu, chiếm lĩnh tự nhiên, thực tiễn lịch sử – xã hội sinh động,
tục ngữ vừa là triết lí vừa là “cây đời xanh tươi”[30; 254].
Theo Nguyễn Đức Dân: “tục ngữ là những câu nói ổn định về cấu trúc,
phản ánh những tri thức, kinh nghiệm và quan niệm (dân gian) của một dân
tộc về thế giới khách quan, tự nhiên cũng như xã hội” [7; 58]
13
Trong số các sáng tác folklore, tục ngữ là sự kết tinh đầy đủ nhất của trí
tuệ nhân dân. Qua tục ngữ ta có thể hiểu nền văn hóa của một dân tộc. Tục
ngữ ngắn gọn, trong sáng, giản dị gần với lối cảm lối nghĩ lối diễn đạt của
nhân dân hơn bất cứ một thể loại nào khác. Tri thức trong tục ngữ phản ánh tư
duy của con người thời xưa. Chính vì thế mà có ý kiến cho rằng: “Tục ngữ
tiêu biểu cho lối suy nghĩ của dân tộc về các vấn đề của cuộc sống. Và có khi
tục ngữ được nhận định là sản phẩm văn hóa tinh thần đặc biệt trong điều
kiện tư duy của nhân dân chưa chiếm lĩnh được khoa học trừu tượng”.
[12;244] thì đồng thời cũng phải thấy rằng: “Cho đến khi nhân dân có điều
kiện chiếm lĩnh được khoa học, triết học thực sự, chứng tỏ sức cảm nghĩ của
nhân dân được giải phóng, khả năng trừu tượng hóa và trình độ khái quát
hóa thực tiễn của nhân dân đã cao thì tục ngữ vẫn có thể tồn tại như là
những hạt cườm của tư duy bác học”[12;244].
Khi nói về tục ngữ thì M. Gorki cho rằng: “Người ta đã nhìn nhận và
xác định rằng nghệ thuật ngôn ngữ sinh ra do quá trình lao động của con
người từ thời xưa. Nguyên nhân phát sinh ra do quá trình lao động của con
người muốn đúc kết kinh nghiệm lao động vào những hình thức ngôn ngữ dễ

nhớ và bám chặt vào kí ức những hình thức thơ hai câu, tục ngữ, truyền ngôn
như những khẩu hiệu lao động thời cổ đại”[8;199].
Kho tàng tục ngữ Việt Nam cũng được khởi sinh từ cái nôi lao động. Nó
được đúc kết bởi tài năng trí tuệ của con người Việt Nam, nó thấm nhuần trong
hồn người, nó tạo nên sức sống bền bỉ lâu dài. Quá trình lao động là quá trình
phát triển khoa học và văn nghệ. Trong lao động, lí trí của con người phát triển,
cảm quan thẩm mĩ được tôi luyện, những sáng tác dân gian truyền miệng sản
sinh trên cơ sở của lao động sản xuất. Người ta đúc kết thành những kinh
nghiệm sáng tạo ra tục ngữ về thời tiết, về cày cấy, trồng trọt, chăn nuôi, trong
quan hệ giữa người với người Tục ngữ còn là những câu đã theo thói quen
mà nói, nó là những câu thông tục. Đó là những nhận định vừa phong phú, vừa
vững chắc vì nó đã được đúc kết qua nhiều thế hệ của con người.
14
Khái niệm tục ngữ đã được nhiều tác giả đề cập tới, các quan điểm cơ
bản là giống nhau. Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, giàu tri thức,
có vần, có nhịp và tương đối bền vững về cấu trúc, được sử dụng trong lời ăn
tiếng nói hàng ngày, nhằm nêu lên kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt đời
sống (tự nhiên, xã hội). Đó là những câu nói xuất phát từ thực tiễn, giàu triết
lí nhưng luôn thấm đượm tình cảm, chặt chẽ, đanh thép mà giàu hình ảnh,
nhịp nhàng xuôi tai thuận miệng, dễ thuộc dễ thấm vào hồn người. Chính vì
vậy, tục ngữ là một thứ tài sản tinh thần quý giá của dân tộc do chính những
con người vô danh, bình dị làm nên.
Về hình thức, tục ngữ là những câu đã được nhiều người sửa chữa,
được truyền đi nhiều địa phương và đào thải, chỉnh sửa qua nhiều thế hệ nên
lúc mới đầu nó chỉ là những câu nghe xuôi tai, hợp lí nhưng trải qua thời gian
dài những câu tục ngữ trở nên gọn gàng, cân đối, vần vè hơn.
Như vậy, tục ngữ là một thể loại ra đời từ rất sớm, nó phát triển phong
phú và trở thành một bộ phận quan trọng được lưu truyền rộng rãi trong đời
sống, được nhân dân tiếp thu tích cực và sử dụng phổ biến rộng rãi trong lời
ăn tiếng nói hàng ngày của cuộc sống hiện đại. Đó là những bài học kinh

nghiệm quý báu, những chân lý phổ biến, những tri thức thực tiễn đã được
thừa nhận từ nhiều thế hệ, những cách nói hay phù hợp với tâm thức của
người Việt.
1.1.2. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ
Trong quyển Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, tục ngữ
và thành ngữ được định nghĩa như sau: “Một câu tục ngữ tự nó phải có một ý
nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì, còn thành ngữ chỉ là
những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn một ý gì hoặc tả một trạng thái
gì cho có màu mè” [16;15].
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng đồng quan điểm và nhấn mạnh
thêm: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một
kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán. Còn thành
15
ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã
quen dùng nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn” [29;31].
Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh
nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán. Còn thành ngữ
là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen
dùng, nhưng tự riêng nó không không diễn được một ý trọn vẹn. Thí dụ, thành
ngữ là những câu như: “Áo rách, quần manh”, “Ăn trên, ngồi trốc”, “Dốt đặc
cán mai”, “Ăn trắng, mặc trơn”, “Bụng đói, cật rét” Còn tục ngữ là những
câu như: “Chó cắn áo rách”, “Bệnh quỷ thuốc tiên”, “Người chửa, cửa mả”
Thành ngữ có ý nghĩa không những về một chiều, về một mặt, nói lên
một tình trạng nhưng lại không kết thúc. Như câu thành ngữ: “Áo rách, quần
manh” chỉ nói lên hai hình tượng đều biểu hiện cái nghèo nhưng ai nghèo,
nghèo làm sao thì không được rõ. Câu tục ngữ: “Chó cắn áo rách” thì có
nghĩa trọn vẹn, nó phản ánh một hiện thực là con chó hễ thấy người ăn mặc
rách rưới thì thường sủa hay xông ra cắn, mặt khác câu tục ngữ còn miêu tả
cái cảnh đã nghèo lại còn hay gặp điều không may.
Hầu hết những câu thành ngữ, tục ngữ đều do nhân dân sáng tác, nhưng

cũng có một số ít câu rút ở những thi phẩm đã được phổ biến sâu rộng trong
dân gian và cũng có những câu rút ở ca dao, dân ca ra.
Trong chuyên luận Tục ngữ Việt Nam, các tác giả Chu Xuân Diên,
Lương Văn Đang, Phương Tri dựa trên quan điểm nhận thức luận để phân
biệt: “Tiêu chí gốc mà chúng tôi thấy cần phải dựa vào để tìm ra sự phân biệt
giữa thành ngữ và tục ngữ là tiêu chí về nhận thức luận. Với tiêu chí đó
chúng ta xem xét tục ngữ chủ yếu như là một hiện tượng ý thức xã hội, còn
thành ngữ thì chủ yếu như là một hiện tượng ngôn ngữ” [9;73]. Với tiêu chí
này, các giả Chu Xuân Diên cho rằng sự khác nhau cơ bản giữa hai thể loại
này là thành ngữ là khái niệm, còn tục ngữ là phán đoán và khi đúc rút lại
thành những khái niệm thì ta có thành ngữ, còn khi được trình bày, được diễn
giải thành những phán đoán thì ta có tục ngữ.
16
Tác giả Hoàng Văn Hành trong Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ lại căn
cứ theo mức độ hoàn thiện ngữ pháp của câu để phân biệt: “Thành ngữ tuy có
nhiều nét tương đồng với tục ngữ (như tính bền vững về mặt cấu tạo, tính
bóng bẩy về nghĩa ) nhưng lại khác với tục ngữ về bản chất. Sự khác biệt ấy
thể hiện ở chỗ: Thành ngữ là những tổ hợp từ đặc biệt, biểu thị những khái
niệm một cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu – ngôn ngữ đặc biệt biểu
thị những phán đoán một cách nghệ thuật” [18;8]
Giữa tục ngữ và thành ngữ có chỗ giao nhau, mà theo các nhà nghiên
cứu thì phần giao nhau này rất lớn. Chính vì vậy mà nhiều người dễ nhầm lẫn
tục ngữ với thành ngữ.
1.1.3. Phân biệt tục ngữ với một số khái niệm gần gũi khác:
- Ngạn ngữ: Theo Đào Duy Anh thì ngạn ngữ là “lời nói đời xưa truyền
lại”; Hoàng Phê: “Câu nói, lời nói từ xưa truyền lại bao gồm tục ngữ”. Theo tác
giả Nguyễn Văn Tố thì: “câu (tục ngữ) nào từ đời xưa truyền lại gọi là ngạn
ngữ, cũng có khi gọi là tục ngạn. Nhưng dù là ngạn ngữ, tục ngữ hay tục ngạn
thì nghĩa cũng gần giống như nhau”. Tác giả Hồ Lê lại quan niệm “ngạn ngữ là
những tổ hợp từ có tính vững chắc về cấu tạo và ý nghĩa dùng để nêu lên một

bài học về lẽ phải, về đạo lý và mang tính chất giáo dục” [29;24].
- Cách ngôn: Theo Đào Duy Anh “Lời nói có thể dùng làm phép tắc
được” hay theo Hoàng Phê thì “Câu nói ngắn gọn được lưu truyền, có ý
nghĩa giáo dục về đạo đức” [29;25]
- Châm ngôn: Đào Duy Anh quan niệm “Lời nói để răn đời”, ý kiến
của Hoàng Phê cũng gần như vậy: “Câu nói có tác dụng hướng dẫn về đạo
đức, về cách sống” [29;25]
- Phương ngôn: Tác giả Nguyễn Văn Tố giải thích: “Theo nghĩa của
Tàu, phương ngôn là lời nói từng phương. Bên ta thì cho phương ngôn cũng
như tục ngữ, như cách ngôn nghĩa là lời nói có “phép” tức là phương pháp”
[29;25]
17
Triều Nguyên còn nêu thêm khái niệm: Câu cửa miệng, mà theo ông có
hai cách hiểu: thứ nhất, là những câu tục ngữ được dùng thường xuyên. Thứ
hai, là những câu quen dùng trong một cộng đồng, một giai đoạn lịch sử xã
hội nhất định, ít nhiều mang tính thời sự. Theo cách hiểu thứ nhất thì tục ngữ
và câu cửa miệng là một, theo cách hiểu thứ hai thì chỉ có một số lượng nhất
định câu cửa miệng là tục ngữ. Trên thực tế, có một số câu cửa miệng khó xếp
vào tục ngữ [29;25]
Như vậy, có thể thấy rằng giữa ngạn ngữ, cách ngôn, châm ngôn có
điểm tương đồng rất lớn và chúng đều là các bộ phận của tục ngữ. Phương
ngôn được xem như đồng nhất với tục ngữ, còn câu cửa miệng xét trên đại thể
là tục ngữ. Tục ngữ là thể loại rộng nhất và bao quát hơn cả mà những khái
niệm trên chỉ là một bộ phận hoặc có thể đồng nhất với tục ngữ.
1.1.4. Tục ngữ là hiện tượng của văn học dân gian
Tục ngữ là những sáng tác nghệ thuật bởi vậy nó là đối tượng nghiên
cứu của văn học dân gian. Nó phản ánh những kinh nghiệm, tri thức của nhân
dân được đúc kết qua nhiều thế hệ và nó được diễn đạt bằng những câu ngắn
gọn, hàm súc, dễ nhớ, có vần nhịp. Nhiều người đã thống nhất với nhau khi
nhận định rằng lối nói của tục ngữ là lối nói có hình ảnh, lối nói gắn liền với

tư duy hình tượng. Những sáng tạo về ngôn ngữ nghệ thuật của nhân dân lao
động trong tục ngữ chính là nguồn gốc và cơ sở cho sự hình thành và phát
triển của các hình thức thơ ca dân tộc.
Tục ngữ sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật tu từ và chơi chữ như
miêu tả, điệp từ ngữ, liệt kê, phép tăng-giảm, nói quá, tương phản, so sánh, ẩn
dụ, hoán dụ trong đó tiêu biểu nhất là hai thủ pháp nghệ thuật so sánh và ẩn
dụ. Do vậy, tục ngữ chính là đối tượng nghiên cứu của văn học dân gian.
1.1.5. Tư duy và ngôn ngữ của người Mường
Về mặt nhân chủng học, các nhà khoa học đều nhất trí rằng người Việt
(Kinh) và người Mường là đồng nhất. Còn với các nhà sử học cho rằng người
Mường là một bộ phận của người Việt cư trú lâu đời ở miền núi, không chịu
18
ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa từ trên xuống và cũng không chịu ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ từ phía Tây Nam lên. Các nhà ngôn ngữ học thì cho
rằng tiếng Mường là phương ngữ của tiếng Việt hoặc chính là tiếng Việt cổ.
Tiếng Việt thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường (ngữ hệ Nam – Á).
Tiếng Mường và Việt (Kinh) gần như giống nhau. Người Mường không có
chữ viết riêng. Ngữ pháp trong khẩu ngữ (giao tiếp) trật tự câu hoàn toàn như
người Kinh. Tuy nhiên, người Mường tư duy cụ thể chứ không tư duy trừu
tượng. Người Mường dùng cái cụ thể để chỉ cái cụ thể. Đặc điểm này giống
với tư duy của người Việt cổ, khi ngôn ngữ chưa phát triển. Thí dụ: người
Mường nói màu trắng là trắng: “Nó trắng như măng bóc bẹ”; người Việt cổ
nói: “trắng như trứng gà bóc”. Ngày nay người Kinh có rất nhiều trợ từ để bổ
túc cho từ trắng, các trợ từ này được xem như là hư từ, là từ trừu tượng như:
trắng tinh, trắng xóa, trắng hếu, trắng phau, trắng ngần,
Trong tư duy, người Kinh cố gắng cụ thể hóa những vấn đề trừu tượng
nhằm biểu đạt được những điều mình nói, muốn nói. Nhưng người Mường chỉ
dùng những hiện tượng cụ thể, hình ảnh cụ thể để diễn đạt điều mình muốn nói.
Người Mường không tư duy trừu tượng, không thích lối nói bóng bẩy,
xa xôi. Ngày nay tư duy và ngôn ngữ người Mường hiện đại đã phát triển

mạnh, nhưng nhìn về phong cách ngôn ngữ, người Mường vẫn giữ phong
cách nói thẳng, nói cụ thể.
Trong giao tiếp, người Mường chỉ dùng từ thuần Mường. Người
Mường gần như không chịu ảnh hưởng của nghìn năm Bắc thuộc. Bằng
chứng là người Mường không có hệ thống từ Hán – Việt đi kèm trong giao
tiếp như ở người Kinh. Trong vốn từ của người Kinh có sử dụng nhiều từ Hán
– Việt như: gia – nhà; quốc – nước; tiền – trước; hậu – sau; mã – ngựa Ở
người Mường thì không như vậy. Họ giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Mường.
Trong tiếng Mường, hầu như chỉ có từ đơn không có từ kép (sau này,
do giao lưu với người Kinh do tiếp biến văn hóa mới có một số từ ghép,
nhưng ít).
19
Nhìn vào tên đất, tên người, tên vật sẽ dễ dàng nhận ra điều này. Thí
dụ: tên mường: mường Bi, mường Vang, mường Thàng, mường Động tên
xóm: xóm Sào, xóm Bưởi
Do tư duy trừu tượng chưa phát triển, các từ nhằm biểu đạt những khái
niệm trừu tượng rất ít nên trong giao tiếp người Mường không có lối nói ẩn
dụ, nói xa xôi, bóng bẩy mà thường nói cụ thể. Nhưng cái cụ thể trong tiếng
Mường lại là cái cụ thể tương đối.
Như vậy, qua việc tìm hiểu tư duy và ngôn ngữ Mường ta thấy tính
cách Mường là chân thật, giản dị, thẳng thắn. Cũng có nghĩa văn hóa ứng xử
Mường là chân thật, giản dị, thẳng thắn.
1.2. Khái quát chung về giá trị văn học Mường và tục ngữ Mường
1.2.1. Giá trị văn học Mường
Người Mường có hơn một triệu dân, đông vào hàng thứ tư ở Việt Nam.
Người Mường sống trên một dải đất chung dài từ Đông Nam dãy Hoàng Liên
Sơn đến Bắc Trường Sơn, gồm các tỉnh Sơn La, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hòa Bình,
Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.
Địa bàn cư trú chủ yếu của người Mường trong các thung lũng hẹp, các
vùng đồi rừng, cảnh vật hiền hòa được bao bọc bởi các triền núi. Chính đặc điểm

này đã tạo nên cơ cấu kinh tế, xã hội khép kín của người Mường góp phần tạo
nên nền văn hóa và tâm linh độc đáo mang nét rất riêng của người Mường.
Người Mường có một kho tàng văn học dân gian đồ sộ về số lượng,
phong phú về loại hình, có giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật. Trong văn
xuôi có cả một hệ thống thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện
ngụ ngôn. Trong văn vần có tục ngữ, câu đố, mo mới, xéc bùa, thường rang,
bộ mẹng, hát chơi, hát ví, truyện thơ. Đặc biệt nhất là bộ sử thi “Đẻ đất đẻ
nước” phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan và quá trình hình thành của
người Mường. Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay đã xuất hiện
nhiều cây bút dân tộc Mường góp phần không nhỏ vào kho tàng văn học của
dân tộc.
20
Những tác phẩm văn học dân gian Mường truyền từ đời này sang đời
khác kể về nguồn gốc dân tộc, ca ngợi tinh thần đấu tranh chống thiên nhiên,
chống ách áp bức bóc lột của giai cấp thống trị, ca ngợi lao động, ca ngợi tình
yêu đôi lứa Các truyện thơ nổi tiếng của người Mường như: “Út Lót – Hồ
Liêu”; “Nàng Nga – Hai Mối”; “Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương” nói về tình
yêu nam nữ, lên án nạn ép duyên. Những bài dân ca cất lên trong cuộc sống lao
động, hát đối đáp giao duyên nam nữ trong hội hè Con trai, con gái Mường tự
hào cất lên tiếng “Hát xường” trong những đêm trăng sáng. “Hát xường” là
một sinh hoạt thơ ca dân gian lí thú và hấp dẫn. Xuân về, tết đến làng bản lại
âm vang tiếng cồng cùng tiếng hát sắc bùa – một hình thức diễn xướng dân
gian, nó gắn với một số nghi lễ trong nông nghiệp nhằm cầu mong một năm
mới làm ăn thịnh vượng, đất đai phì nhiêu, con người gặp nhiều may mắn.
Trong kho tàng văn học dân gian phải kể đến lễ ca của người Mường.
Đó là những bài mo, bài khấn do ông mo đọc và hát trong nghi lễ khi cúng
ma, cầu vía Tìm hiểu về thể loại này giúp chúng ta hiểu thêm về phong tục,
tập quán, đời sống văn hóa tâm linh của người Mường. Bên cạnh tính chất tôn
giáo hay yếu tố mê tín dị đoan (nếu có), những bài mo, bài khấn cũng chính là
một loại dân ca, có những giá trị văn học nhất định.

Trong công trình nghiên cứu Hợp tuyển văn học Mường, tác giả đã nêu
ra những loại hát dân ca rất đặc sắc của người Mường, đó cũng là những giá
trị văn học mang nét rất riêng của dân tộc Mường. Sau đây là một số nét đặc
sắc trong văn học Mường:
1.2.1.1. Mo, Khấn
Trước hết mo là những bài lễ ca mang tính chất tôn giáo, chỉ dùng để
tống tiễn người chết, do thầy mo hát. Hình thức này mang nhiều yếu tố mê tín
dị đoan và cả trong nội dung các bài mo cũng ít nhiều mang yếu tố ấy. Tuy
nhiên, vẫn phải kể các bài mo là một loại dân ca, có những giá trị văn học
nhất định. Có những bài mo là câu chuyện kể hàng vài đêm mới hết, dài tới
năm bảy nghìn câu, phản ánh quá trình xây dựng đất nước bản mường; có
21
những bài giới thiệu cảnh thiên nhiên giàu đẹp, có những bài nhắn nhủ,
khuyên răn người ở lại cư xử cho đúng đạo làm người. Về căn bản, nội dung
các bài mo mang nhiều yếu tố nhân đạo, giàu tính nhân dân. Vì vậy, dù chỉ là
một đám ma có cúng lễ, nhưng khi thấy mo là nhân dân kéo tới rất say sưa.
Các bài khấn cũng như mo, nhiều bài có tính chất mê tín dị đoan, nhưng trong
phạm vi nhất định cũng có những bài cúng mang nội dung một câu chuyện
hay hoặc kể chuyện lao động sản xuất như bài khấn “Xuống mùa”.
1.2.1.2. Xéc bùa
Loại dân ca này có nơi gọi là xắc bùa hoặc phát rác. Xéc bùa tiếng
Mường nghĩa đen là xách cồng (chiêng). Phường bùa là một tốp từ năm, bảy
người trở lên tới hai chục người mỗi người xách một chiếc cồng (chiêng) to
nhỏ khác nhau, có âm thanh cao thấp khác nhau. Nói cách khác, đó là một dàn
nhạc, nhạc cụ gồm các loại cồng, chiêng, thanh la, mèn Cứ xong một bài,
phường bùa lại đánh một bài “nhạc” cồng theo những giai điệu phong phú.
Phường bùa chỉ xuất hiện trong những dịp tết nhất, vui chơi, hội hè, cưới xin.
Nội dung các bài xéc bùa chủ yếu là chúc mừng, ca ngợi. Hàng năm, vào dịp
tết mường nào cũng có phường bùa (trừ vùng Mường Bi) kéo nhau đi hết nhà
này đến nhà khác, vừa hát chúc tụng vừa đánh cồng được nhân dân rất yêu

thích. Nhà chủ thường thưởng công phường bùa bằng cách mời ăn uống hoặc
tặng gạo, vải lụa hoặc có khi tặng tiền. Nhiều trường hợp, từ hát xéc bùa
chuyển sang hát thường rang hoặc bộ mẹng ngay. Để chuyển, có những bài
hát riêng và khi đã chuyển qua hát thường rang, bộ mẹng, không khí và nội
dung đã đổi khác, cuộc hát càng giàu thi vị và hấp dẫn, có thể kéo dài từ sáng
đến chiều tối, thậm chí có thể kéo dài thâu đêm.
1.2.1.3. Thường, Rang
Thường, có nơi gọi là rằng thường hoặc xường (thường tiếng mường,
nghĩa đen là thương) là những bài hát cũng chỉ dùng trong các dịp vui mừng,
hội hè, tết nhất. Nội dung các bài thường thường hướng về ca ngợi công việc
làm ăn, phản ánh một phần những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc
22
(thường mừng mùa, thường mời rượu, thường đám cưới, thường mừng nhà
mới ). Thường có khi do một tập thể, nhưng cũng có thể do từng người hát
hoặc có khi hai bên hát đối đáp nhau. Chung quanh vò rượu cần, bên mâm
gạo có bày bánh chưng bánh dày, có đặt tiền, giữa cuộc vui, quanh bếp lửa,
trong một cuộc họp bất cứ chỗ nào có hội họp vui chơi, đông người là ở đấy
có thể có thường. Người ta không dùng thường trong những dịp buồn.
1.2.1.4. Bộ mẹng
Có nơi phát âm là bộ mệnh hoặc lệ giọng. Bộ mẹng nghĩa đen là nói
miệng. Về cơ bản, loại này là hình thức hát trao đổi tâm tình giữa nam và nữ.
Mặc dù hình thức biểu diễn trong nhiều trường hợp, ở nhiều vùng có chút ít
khác nhau; trong tiệc rượu, trong đám hội vui, bên bếp lửa của một nhà nào
đó trong mường, hoặc cạnh gốc si, bên giếng nước, hay giữa quán chợ; có thể
là một tập thể nam nữ chia rõ thành hai phe hai giới, có thể chỉ là một đôi nam
nữ đang tìm hiểu nhau hoặc đã yêu nhau rồi, có thể tình cờ gặp nhau giữa
người mường nọ với người mường kia, cũng có thể chỉ là trai mường này tổ
chức thành nhóm đến hát với gái mường khác.
Nội dung chính của bộ mẹng diễn tả tâm sự của thanh niên nam nữ
trong tình yêu. Vì vậy, có thể nói loại hát này phong phú và súc tích nhất. Từ

bước đầu thăm hỏi, mời chào nhau; đắn đo ướm ý thử lời,đến chỗ tỏ tình, rồi
gắn bó keo sơn, rồi thì nhớ nhung, trách móc, giận hờn đủ cả. Cũng có khi
tiếng hát là những lời oán trách, là giọng than thở của một tâm tình oan trái,
một nỗi thất vọng đau đớn, một lời nguyền rủa nghịch cảnh trong đời thường
mà nguyên nhân chính không phải gì khác ngoài những tập quán lạc hậu,
những quy tắc đạo lí thoái hóa, những quan niệm sai lầm trong hôn nhân và
gia đình, là sự áp bức bóc lột. Nguyên nhân chính là xã hội thực dân và phong
kiến đương thời đã chà đạp, giày xéo lên người lao động vô tội.
1.2.1.5. Hát ví, đúm
Người Mường cũng hát ví, hát đúm như người Việt (có nơi gọi hát ví là
hát bí hoặc hát bi). Nội dung chính của các loại hát này cũng là tình yêu
23
nhưng kể cả về mức độ thể hiện, qua hình thái sử dụng cũng như qua cả nội
dung lời hát thì chưa đạt tới chỗ sâu xa, phong phú và hoàn chỉnh như thường
rang và bộ mẹng. Trong hát ví, hát đúm cũng có bài phản ánh phần nào các
vấn đề xã hội khác, ngoài tình yêu.
Hình thức hát ví, đúm thường được dùng nhiều nhất giữa trai, gái cùng
một mường hoặc khác mường trong những dịp không định trước như đi chợ,
gặp nhau dọc đường, hoặc trong lao động sản xuất. Cuộc hát, lời hát nó ra tự
nhiên, thoải mái, phát triển tùy tình thế giữa đôi bên. Có khi sau cuộc hát, tâm
tình người ta chỉ thoáng qua, chẳng giữ lại một ấn tượng gì, hệt như qua một
trò giải trí lành mạnh; nhưng cũng có khi từ đấy mó ra những nhận thức mới,
đầy sức rung động, khai sinh ra một mối tình mới, một cuộc nhân duyên có
thể là rất hạnh phúc.
1.2.1.6. Một vài loại hát khác
Ngoài những loại dân ca chính kể trên người Mường còn nhiều loại hát
khác như ru em, đồng giao, hát đập hoa, hát đố, hát mỡi.
1.2.1.7. Hát mừng nhà mới
Đồng bào Mường vốn có truyền thống đoàn kết tương trợ trong lao
động. Hát mừng nhà mới là một bài dân ca dài, kể lại một cách chân thực và

thi vị quá trình lấy gỗ dựng nhà.
Người Mường cư trú trên mảnh đất có nền văn hóa lâu đời là Hòa Bình
và Thanh Hóa nổi tiếng với niên đại hàng vạn năm, được thế giới công nhận.
Có áng sử thi – thần thoại Đẻ đất đẻ nước đồ sộ, nó phản ánh từ thời khai sinh
vũ trụ là đẻ đất, đến thời kì xã hội con người có giai cấp là lập nước (đẻ
nước). Có áng dân ca, truyện cổ, truyện thơ có độ dày về số lượng, nhiều vẻ
về nội dung. Họ đã sáng tạo, đúc kết kinh nghiệm làm ra kho tàng tục ngữ đa
dạng về hình thức, phong phú về nội dung.
1.2.2. Khái quát chung về tục ngữ Mường
Việc sưu tầm, dịch và giới thiệu tục ngữ Mường đã có một số người
thực hiện nhưng không nhiều bởi việc sưu tầm tục ngữ Mường là một công
24
việc rất khó khăn và phải mất thời gian dài để nghiên cứu. Số lượng câu tục
ngữ sưu tầm cho đến nay cũng không nhiều. Cuốn khá đầy đủ nhất cho đến
nay có lẽ là Tục ngữ Mường Thanh Hóa của tác giả Cao Sơn Hải (2002) với
1. 506 câu tục ngữ được in song song với hai ngôn ngữ Việt – Mường.
Khó khăn lớn nhất đối với những người đi sưu tầm tục ngữ Mường là
số người am hiểu, sử dụng tục ngữ còn rất ít. Lớp trẻ bây giờ hầu như không
mấy khi sử dụng tục ngữ. Để có được tập tục ngữ quý giá trên 1. 500 câu như
vậy, tác giả và những cộng sự là con em dân tộc Mường đã tích lũy từ khi còn
nhỏ và qua thực tế công tác ghi chép, tích lũy dần.
Việc sưu tầm tục ngữ Mường đã diễn ra trong thời gian khá dài và bằng
nhiều con đường khác nhau. Ngoài việc ghi chép lại từ những người am hiểu,
tục ngữ còn bắt nguồn từ lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân trong những
tình huống giao tiếp nhất định, cụ thể.
Dân tộc Mường có nền văn hóa lâu đời, họ đúc kết thành kinh nghiệm
về cái đẹp, cái chân – thiện – mĩ mà sáng tạo ra kho tàng tục ngữ Mường lâu
đời, nhiều màu sắc.
Nếu nhận xét về tục ngữ thì nó thể hiện mối quan hệ giữa con người
với thiên nhiên, với lao động sản xuất, với các ngành nghề và đời sống một

cách gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là quá trình chiêm ngưỡng, thưởng thức
cái đẹp của tự nhiên, cảm nhận lại những thành quả to lớn, quý giá trong lao
động, đấu tranh xây dựng cuộc sống của mình. Từ đó mà họ đúc kết kinh
nghiệm về thời tiết, kinh nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi và các ngành nghề
thành những câu tục ngữ. Đồng thời, do sự phát triển của xã hội nảy sinh ra
mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau giữa con người với con người trong gia đình,
ngoài xã hội và với những người cai quản đất Mường. Từ đó, họ nhận xét,
bình luận, khen chê đối với công việc, đối với thái độ ứng xử, giao tiếp mà
bộc lộ nội dung tư tưởng của tục ngữ. Đó là, ca ngợi nhắc nhở nhau về cần cù,
siêng năng lao động, lưu truyền kinh nghiệm thời tiết mùa vụ sản xuất.
25

×