Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

thuốc chữa bệnh về mắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.44 KB, 25 trang )

THUỐC CHỮA BỆNH VỀ MẮT
MỤC TIÊU
- Trình bày được cách phân loại thuốc, những chú
ý khi dùng thuốc chữa bệnh về mắt.
- Kể được tính chất, tác dụng, chỉ định, cách
dùng, liều lượng, tác dụng phụ, chống chỉ định,
bảo quản các thuốc chữa bệnh về mắt.
ĐẠI CƯƠNG
Mắt là một cơ quan có cấu tạo đặc biệt và rất tinh
nhạy. Khi một bộ phận nào đó của mắt bị tổn thương
đều ảnh hưởng đến mắt, có thể làm mắt bị mờ, thậm
chí bị mù lòa nếu không được chữa kịp thời.
Một số bệnh lý về mắt :
- Chấn thương ở mắt: rách mi mắt, bỏng giác mạc, kết mạc
- Bệnh mi mắt và lệ đạo: chắp lẹo, quặm mi mắt, viêm túi
lệ
- Bệnh ở kết mạc, củng mạc: viêm kết mạc cấp, mạn tính,
bệnh mắt hột, mộng thịt
- Bệnh ở giác mạc: hội chứng khô mắt, viêm loét giác mạc
do nấm, vi trùng, virus,
- Bệnh glaucom: glaucom góc mở nguyên phát, glaucom
góc đóng cấp, glaucom tân mạch, glaucom thể mi
PHÂN LOẠI THUỐC
Dựa vào tác dụng, có thể chia thuốc chữa bệnh về mắt
thành 5 loại:

Thuốc chống nhiễm khuẩn

thuốc chống viêm



Thuốc gây tê

Thuốc gây giãn đồng tử

Thuốc gây co đồng tử

Thuốc chống nhiễm khuẩn
Ức chế sự phát triển/ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.
Thuốc thường dùng:
- Các thuốc có tác dụng sát khuẩn: acid boric, bạc nitrat,
argyrol, kẽm sulfat, natri clorid, xanh methylen.
- Sulfamid: sulfacylum
- Kháng sinh: cloramphenicol, ciprofloxacin, ofloxacin,
levofloxacin, tetracyclin, gentamicin, neomycin, polymycin
B, bacitracin, tobramycin
Thuốc chống viêm
Nhóm corticoid
Ví dụ: hydrocortison, dexamethason, tixocortol,
fluorometholon, lodoxamide
Thuốc gây tê
- Gây tê tại chổ để tiến hành các phẫu thuật ở mắt.
- Thuốc thường dùng: cocain, tetracain, lidocain
Thuốc gây giãn đồng tử
- Gây giãn đồng tử, liệt cơ thể mi, làm giảm tính
thấm của mao mạch khi bị viêm.
- Thuốc thường dùng: atropin sulfat, homatropin
hydrobromid, scopolamin, cyclopentolat, tropicamid…
Thuốc gây co đồng tử
- Gây co đồng tử, co cơ thể mi, giãn các mạch máu kết

mạc và mống mắt, tăng cường lưu thông thủy dịch.
- Thuốc thường dùng: pilocarpin, carbachol, neostigmin,
floropryl…
NHỮNG CHÚ Ý KHI DÙNG THUỐC TRA MẮT
- Chọn thuốc đặc hiệu cho từng trường hợp.
- Kiểm tra nhãn thuốc, hạn dùng của thuốc trước khi
sử dụng.
- Kiểm tra sơ bộ chất lượng bằng cảm quan về màu
sắc, mùi vị, độ trong … thuốc có vẩn đục, biến màu
không được dùng.
- Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn ghi trên nhãn hoặc
bản hướng dẫn sử dụng kèm theo lọ thuốc.
HOMATROPIN HYDROBROMID
Tác dụng
Homatropin tác dụng tương tự atropin nhưng yếu hơn,
thời gian tác dụng ngắn hơn.
Tác dụng gây giãn đồng tử nhanh, mạnh hơn atropin.
Chỉ định và liều dùng
Nhỏ, soi đáy mắt để khám mắt; chống co thắt do điều
tiết mắt.
Tác dụng phụ
Thuốc gây tăng nhãn áp
Nhìn mờ, sợ ánh sáng.
Chống chỉ định
Mắt đã bị glaucom góc đóng.
Trẻ < 3 tháng tuổi
Chú ý: ấn ngón tay lên túi lệ 1-2 phút giảm nguy cơ hấp
thu và phản ứng toàn thân.
PILOCARPIN HYDROCLORID

Tác dụng
Gây co đồng tử, hạ nhãn áp
Chỉ định
- Điều trị glaucome cấp: dùng dung dịch 1 – 2%; dung
dịch 5% có tác dụng kéo dài.
- Chữa huyết khối võng mạc, teo dây thần kinh thị
giác.
- Co đồng tử sau mổ lấy thể thủy tinh và sau khi tra
atropin.
Tác dụng phụ
Có thể gây nhức mắt, mờ mắt.
Chống chỉ định
Viêm mống mắt, glaucome ác tính, mẫn cảm với
pilocarpin.
Cách dùng, liều lượng
Nhỏ mắt 2 giọt/lần x 1 – 3 lần/ngày, trong cơn cấp
có thể nhỏ nhiều lần (cách nhau 15 – 30 phút hoặc 1
giờ).
Một số dạng chế phẩm nhỏ mắt thường gặp
Natri clorid 0.9%
Rửa mắt, rửa mũi
Tetracyclin
Viêm kết mạc, viêm
giác mạc
Meko bleu
TP: xanh methylen
Sulfacetamid
Viêm kết mạc, giác
mạc, đau mắt đỏ, đau
mắt hột.

Dexacol / Neodex
Viêm kết mạc, giác
mạc ,nhiễm trùng
tuyến lệ, viêm mi
mắt
Thuốc khác

Còn có một số chế phẩm như V- Rhoto, các
chế phẩm nước mắt nhân tạo: Tears natural .
Cách nhỏ mắt hợp lý:
Thời gian sử dụng 1 lọ thuốc nhỏ mắt bao lâu?
Hướng dẫn sử dụng cho đúng cách?
Chân thành cảm ơn!

×