Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Các bệnh về mắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 22 trang )








Các bệnh về mắt

Các bệnh về mắt
Lé mắt
Lé mắt hay lác mắt là hiện tượng không cân bằng và thiếu hợp thị giữa hai mắt. Tiếng
Việt ở miền Nam gọi là lé, còn ở miền Bắc gọi là lác.
Để quan sát đúng đắn, hai mắt cần cân đối và di chuyển phù hợp với nhau, phối hợp dây
thần kinh và điều hòa 4 cơ trực và hai cơ chéo quay kéo nhãn cầu. Nếu bị rối loạn chi
phối, làm cho hai mắt không cân bằng, không cùng nhìn về một điểm tụ, thì gọi là lé (hay
lác) mắt.
Người ta chia ra các loại :
- Lé bẩm sinh: xuất hiện dưới 1 tuổi;
- Lé hậu đắc: sớm, xuất hiện từ 1-2 tuổi;
- Lé muộn: xuất hiện từ hai tuổi trở lên.
Cận thị
Đối với mắt bị cận thị, hình ảnh sẽ được hội tụ trước
võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường. Một thấu kính lõm phù hợp có
thể giúp điều chỉnh hình ảnh về đúng võng mạc.

Cận thị là một tật liên quan đến khúc xạ ở mắt. Người bị cận thị có thể nhìn bình thường
đối với những mục tiêu ở cự ly gần, nhưng không nhìn rõ đối với những mục tiêu ở cự ly
xa nếu mắt không điều tiết. Nguyên nhân của cận thị là do giác mạc vồng quá hoặc do
trục trước - sau của cầu mắt dài quá khiến cho hình ảnh không hội tụ đúng võng mạc như
mắt bình thường mà lại hội tụ ở phía trước võng mạc.


Cách khắc phục trong những trường hợp này : muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình
thường phải đeo kính cận (kính có mặt lõm - kính phân kỳ) để làm giảm độ hội tụ cho
ảnh lùi về đúng võng mạc.
Có nhận thức sai lầm rằng người cận thị về già thì độ cận sẽ giảm đi. Thực tế, người trẻ
bị cận thị nếu không chữa khi về già sẽ bị thêm lão thị, nghĩa là sẽ nhìn không rõ cả
những mục tiêu ở cự ly gần lẫn những mục tiêu ở cự ly xa mà chỉ nhìn được các mục tiêu
ở cự ly trung bình. Để khắc phục, người bị tật cận - lão cần đeo kính hai tròng với mắt
kính ghép một nửa lồi, một nửa lõm.
Viễn thị
Viễn thị và việc khắc phục bằng thấu kính lồi
Viễn thị là một tật liên quan đến khúc xạ ở mắt. Người bị viễn thị có thể nhìn bình
thường đối với những mục tiêu ở cự ly xa, song không nhìn rõ những mục tiêu ở cự ly
gần. Nguyên nhân của viễn thị là
giác mạc dẹt quá hoặc trục trước - sau của cầu mắt ngắn
quá khiến cho hình ảnh không hội tụ ở đúng
võng mạc như mắt bình thường mà lại hội tụ
ở phía sau võng mạc. Một thấu kính lồi phù hợp có thể giúp điều chỉnh điểm hội tụ về
đúng võng mạc.
Mắt lão
Lão thị là một tật về mắt thường xuất hiện ở tuổi già. Khi người ta càng nhiều tuổi thì
thủy tinh thể càng kém đàn hồi. Thường thì ở độ tuổi 40 đến đầu 60 thì người ta nhận
thấy bản thân bị lão thị. Song thực ra, tật lão thị đã bắt đầu xuất hiện và hình thành từ độ
tuổi 30.
Nguyên lý của mắt lão thị cũng giống như viễn thị và do đó có thể khắc phục được bằng
việc đeo một thấu kính lồi phù hợp. Tuy nhiên, trái với viễn thị, càng nhiều tuổi thì tật lão
thị càng trở nên nặng hơn đòi hỏi phải sử dụng thấu kính có độ lồi lớn hơn.
Mắt hột
Trachoma
Phân loại & liên kết ngoài
ICD-10

A71
ICD-9
076

Chứng đau mắt hột (tiếng Anh: trachoma) là bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn
Chlamydia trachomatis có khả năng làm thẹo, và nếu không chữa trị sẽ gây mù mắt.
Trong khoảng 5 - 12 ngày sau khi xâm nhập vào mắt, vi khuẩn gây viêm mí và màng của
mắt. Mắt sưng, đỏ hồng, ngứa ngáy khó chịu rồi nếu để lâu không chữa sẽ thành các vết
thẹo trong mí và mắt. Khi mí mắt sưng có thể làm lông mi quặm vào trong, cọ sát vào
tròng mắt tạo thêm vết thẹo, làm mờ mắt hay mù mắt.
Bệnh mắt hột là bệnh làm mù nhưng ngừa chữa được hàng đầu trên thế giới. Bệnh có
nhiều tại địa phương nghèo, chậm tiến tại
Phi châu, Nam Á, Đông Nam Á và Trung
Quốc
. Một số cộng đồng thiếu điều kiện cũng bị dịch về mắt này, như thổ dân Úc, Nam
Mỹ và một số dân đảo vùng Thái Bình Dương.
[1]
Định nghĩa
Định nghĩa mới nhất bệnh mắt hột của Tổ Chức Y Tế Thế Giới chuyên đề hướng dẫn
phòng chống bệnh mắt hột (Dowson – Tarzzio – Collier) năm 1981: Mắt hột là một viêm
kết giác mạc lây lan mãn tính. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Clamydia Trachomatis
nhóm A, B, Ba và C. Trong giai đoạn lây bệnh, viêm nhiễm, bệnh thể hiện đặc trưng
bằng các hột kèm theo thẩm lậu lan toả và phì đại gai nhú trên kết mạc và màng máu trên
kết mạc. Bệnh mắt hột có thể tiến triển đến khỏi tự nhiên, hoặc đến tinh trạng sẹo hoá kết
mạc, có thể gây nên biến chứng quặm và lông xiêu.
Đặc điểm dịch tể
Theo thống kê gần đây nhất, người ta ước lượng trên thế giới có trên 500 triệu người
đang mắc bệnh, chủ yếu ở các nước phát triển, ở Châu phi và Đông Nam A, đặc biệt ở
các vùng nhiệt đới và sát nhiệt đới. Tổ chức y tế thế giơi ước lượng có ít nhất 2 triệu
người bị mù do các biến chứng của bệnh mắt hột. Nếu kể luôn cả những người bị giảm

thị lực, ít nhiều ảnh hưởng đến lao động sản xuất thì con số đó còn cao hơn. Ở Việt Nam
trước năm 1945 trên 50% mắt hột hoạt tính. Từ năm 1947-1951 miền Bắc 60%, miền
Trung 50% và miền Nam 30%. Sau một thời gian dài với việc xây dựng kế hoạch phòng
chống mắt hột, đến năm 1977 thì tỷ lệ hoạt tính còn khoảng 17%. Tuổi mắc bệnh: ở bắt
kỳ lứa tuổi nào, ở trẻ em 6 tháng tuổi có thể bị bệnh mắc hột. Qui luật dịch tể học cho
thấy ở nơi nào mắt hột hoạt tính cao thì nơi đó có tuổi mắc bệnh mắt hột thấp.

Nguồn lây bệnh:
o
Trực tiếp: Mắt – mắt gặp tron gia đình và nhà trẻ
o
Gián tiếp: do ruồi đậu vào mắt người bệnh, sau đó đậu vào mắt người
lành.
Tổn thương cơ bản

Mắt hột giai đoạn I
o
Thường xuất hiện âm thầm, không có dấu hiệu chủ quan, phát hiện do
khám sức khoẻ hàng loạt.
o
Kết mạc sụn mi trên thẩm lậu nhẹ, che lấp một phần mạch máu. Các hột
nhỏ màu trắng vàng kích thước bằng đầu kim xuất hiện khắp kết mạc sụn
mi trên gọi là tiền hột.
o
Bờ trên sụn mi và kết mạc cùng đồ có một số hột trong suốt và vài đám
hột nhỏ.
o
Rất hiếm trường hợp có hột ở kết mạc sụn mi dưới.

Mắt hột giai đoạn II

o
Triệu chứng chủ quan thường chưa có gì rầm rộ. Sáng thức dậy có một ít
tiết tố đọng lại ở trong mắt.
o
Triệu chứng khách quan vẫn tập trung ở kết mạc sụn mi trên.
o
Kết mạc xù xì, mạch máu bị che lấp hoàn toàn bởi thẩm lậu.
o
Gai nhú mọc đầy, tập trung nhiều ở hai góc mi.
o
Nhiều hột to, chín mộng, rất dễ vỡ khi ta ấm bằng tăm bông, tiết ra một
chất nhầy đặc hiệu.
o
Thấy đầy đủ các tuổi của mắt hột: tiền hột, hột to, hột hoại tử, có ít sẹo kết
mạc đặc hiệu.
o
Có thể thấy màng máu mỏng.

Mắt hột giai đoạn III
o
Giai đoạn này kéo dài nhất. Đặc điểm là có sự xen kẻ giữa các dấu hiệu
hoạt tính (nhú gai, thẩm lậu, hột) và dấu hiệu ổn định (sẹo).
o
Một đặc điểm nữa của giai đoạn này là xuất hiện biến chứng như cụp mi,
lông xiêu.

Mắt hột giai đoạn IV
o
Mắt hột lành sẹo. trên kết mạc hết yếu tố hoạt tính, chỉ có sẹo ở mức độ
khác nhau.

o
Từ giai đoạn III trở đi, khi khám ta có thể thấy có màng máu trên giác
mạc. Màng máu này sse4 thấy rõ hơn khi khám dưới kính sinh hiển vi, và
sẽ thấy lỗ lõm trên giác mạc gọi là lõm hột Herbert.
Chẩn đoán

Chẩn đoán mắt hột dựa vào một số dấu hiệu đặc trưng sau đây
o
Hột có thể kẹp vỡ ở giai đoạn chín.
o
Hột chiếm ưu thế ở kết mạc sụn mi trên và bờ trên của sụn mi trên, ngya
từ giai đoạn đầu.
o
Màng máu với thẩm lậu, hột, tân mạch điển hình, nhiều khi phát hiện ở
ngay giai đoạn khởi đầu của bệnh.
o
Không có hạch trước tai, trừ trường hợp bội nhiễm.
o
Ơ giai đoạn Tr. II và IV có tổ chức sẹo.
o
Sụn mi trên dày, uốn cong, có thể dẫn đến cụp mi, lông xiêu

Tiêu chuẩn chẩn đoán mắt hột của WHO năm 1987: Muốn chẩn đoán bệnh mắt
hột trên lâm sàng, khi khám hàng loạt trên tứng bệnh nhân, ít nhất phải có 2 trong
các điều kiện sau
o
Hột trên kết mạc sụn mi trên.
o
Hột hoặc di chứng của hột (lõm hột) ở vùng rìa giác mạc.
o

Màng máu chủ yếu ở cực trên.
o
Sẹo đặc trưng trên kết mạc.

Cận lâm sàng
o
Phát hiện thể vùi trên lam kính

Bằng chất nhuộm giêm sa, phát hiện thể vùi (CPH) trong nguyên
sinh chất của tế bào biểu mô kết mạc.
o
Phân lập nuôi cấy tác nhân gây bệnh

Phân lập trên túi lòng đỏ trứng gà bào thai.

Phân lập tác nhân trên môi trướng nuôi cấy tế bào hột lớp: tế bào
Mac-coy hoặc tế bào Hela.
o
Phương pháp huyết thanh học

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×