Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề cương môn địa lí học kì i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.09 KB, 4 trang )

Đề cương ôn tập môn địa lý
A. Lý thuyết Địa lý bài 7(trắc nghiệm)
1. Khí hậu.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình ở khu vực Nam Á và Đơng Nam Á.
+ Mùa hạ: gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới theo hướng Tây Nam, đem
theo khơng khí mát mẻ và mưa lớn.
+ Mùa đơng: gió thổi từ lục địa châu Á ra theo hướng Đơng Bắc, đem theo khơng khí
khơ và lạnh.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật là: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi
theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC, biên độ nhiệt năm khoảng 8oC.
+ Lượng mưa trung bình năm trên 1000mm, thay đổi tùy vào vị trí gần hay xa biển,
sườn đón gió hay khuất gió. Mùa mưa từ tháng 5 – 10 (75% lượng mưa), mùa khơ từ
tháng 11 – 4. Sê-ra-pun-đi (phía nam dãy Hi-ma-lay-a) có lượng mưa cao nhất thế giới:
12.000mm.
+ Thời tiết diễn biến thất thường: mùa mưa năm đến sớm, năm đến muộn, năm mưa ít,
năm mưa nhiều -> gây ra thiên tai hạn hán, lũ lụt.

2. Các đặc điểm khác của mơi trường.

- Mơi trường nhiệt đới gió mùa là kiểu môi trường đa dạng và phong phú nhất đới nóng.
- Gió mùa ảnh hưởng lớn tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống con người.
- Thảm thực vật gồm: rừng rậm nhiệt đới, rừng cây rụng lá vào mùa khô, đồng cỏ cao
nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Nam Á và Đơng Nam Á là các khu vực thích hợp cho việc trồng cây lương thực (đặc
biệt là cây lúa nước) và cây công nghiệp; đây là những nơi sớm tập trung đông dân
trên thế giới.

B. Lý thuyết Địa lý bài 13 (trắc nghiệm)
1. Vị trí, khí hậu đới ơn hồ



a. Vị trí.
- Từ chí tuyến đến đường vịng cực ở cả 2 bán cầu (Nằm ở giữa đới nóng và đới lạnh).
 Phần lớn diện tích đất nổi của đới ơn hịa nằm ở Bắc bán cầu.
b. Khí hậu.
- Khí hậu đới ơn hồ mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh: nhiệt độ
trung bình năm khoảng 10oC, lượng mưa trung bình từ 600 - 800mm.
- Thời tiết có những diễn biến thất thường. Nguyên nhân do có vị trí trung gian nên các
đợt khí nóng ở chí tuyến và đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới bất thường.


- Khí hậu phân hóa -> hình thành các kiểu môi trường khác nhau: ôn đới hải dương, ôn
đới lục địa (chiếm diện tích lớn nhất) và Địa Trung Hải.

2. Sự phân hố của mơi trường

a. Thiên nhiên thay đổi theo thời gian.
- Thiên nhiên đới ơn hồ thay đổi theo thời gian (4 mùa): Xuân, hạ, thu, đông.
b. Thiên nhiên thay đổi theo không gian.
Các kiểu môi trường cũng thay đổi từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.
- Từ tây sang đông: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá
kim.
- Từ bắc xuống nam: rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và
rừng cây bụi gai.
- Đặc điểm các kiểu môi trường:

C. Lý thuyết Địa lý bài 32 (trắc nghiệm)
1. Khu vực Bắc Phi

a) Khái quát tự nhiên.

- Phía Bắc:
+ Dãy núi trẻ At-lat ở rìa phía tây bắc của châu lục. Các đồng bằng ven Địa Trung Hải.
+ Khí hậu Địa Trung Hải.
+ Thảm thực vật: rừng lá rộng rậm rạp ở sườn đón gió,vào sâu nội địa là xavan, cây
bụi.
- Phía Nam:
+ Hoang mạc nhiệt đới (hoang mạc Sahara).
+ Khí hậu rất khơ và nóng.
+ Thực vật: gồm những bụi cỏ gai thưa thớt, cằn cỗi; các ốc đảo có cây cối xanh tốt.
=> Thiên nhiên phân hóa từ Bắc – Nam, lượng mưa và địa hình chi phối chủ yếu sự
phân hóa thiên nhiên.
b) Khái quát kinh tế - xã hội.
- Dân cư, tôn giáo: Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và Béc be thuộc chủng tộc Ơ-rôpê-ô-it theo đạo hồi.
- Các nước Địa Trung Hải:
+ Có lịch sử phát triển từ rất sớm: nền văn minh sông Nin, kinh tế chủ yếu dựa vào khai
thác – xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và du lịch.


+ Trồng các loại cây: Lúa mì, ơ liu, cây ăn quả cận nhiệt đới
- Các nước thuộc Sa-ha-ra:
+ Có nhiều đơ thị mới với các cơng trình khai thác , chế biến dầu mỏ
+ Trồng các loại cây: lạc, bơng, ngơ...

2. Khu vực Trung Phi

a) Khái qt tự nhiên.
Có sự khác nhau giữa phía tây và phía đơng
- Phía Tây: chủ yếu là bồn địa, khí hậu xích đạo ẩm và nhiệt đới.
+ Mơi trường xích đạo ẩm: khí hậu nóng, mưa nhiều, đất đai màu mỡ, rừng rậm xanh
quanh năm. Sơng ngịi dày đặc, lớn nhất là sơng Cơng –gơ.

+ Mơi trường nhiệt đới: có một mùa mưa, một mùa khơ; phát triển rừng thưa và xavan.
- Phía Đơng: địa hình có độ cao lớn nhất, gồm sơn ngun và hồ kiến tạo; khí hậu gió
mùa xích đạo; phát triển “xavan cơng viên”, rừng rậm ở sườn đón gió; khống sản
(vàng, đồng, chì…)
b) Khái qt kinh tế – xã hội.
- Dân cư: là khu vực đông dân nhất Châu Phi, chủ yếu là người Bantu chủng tộc
Nêgrốit, tín ngưỡng đa dạng.
- Kinh tế : Chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản,
trồng cây cơng nghiệp để xuất khẩu.
- Khó khăn: Đất đai thoái hoá, hạn hán, nạn châu chấu, giá nơng sản và khống sản
khơng ổn định.

D. Lý thuyết Địa lý bài 26 (tự luận)
1. Vị trí địa lí

- Diện tích: hơn 30 triệu km2.
- Vị trí:
+ Từ 340B đến 340N
+ Phần lớn diện tích nằm trong đới nóng.
- Hình dạng lãnh thổ:
+ Được bao bọc bởi các biển và đại dương, đó là: Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, Ấn
Độ Dương, Biển Đỏ.
+ Đường bờ biển ít bị chia cắt; ít vịnh biển, bán đảo, đảo.

2. Địa hình và khống sản

* Địa hình:
- Độ cao: Lục địa Phi như một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m.
- Các dạng địa hình:
+ Chủ yếu là các sơn nguyên xen bồn địa thấp.

+ Ít núi cao và đồng bằng thấp.
+ Phía đơng có nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài.
- Hướng nghiêng: Đơng Nam-Tây Bắc.
* Khống sản đa dạng, phong phú:
- Các loại khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, sắt, vàng, đồng, chì,…
- Phân bố: Ven biển Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi.

E. Lý thuyết Địa lý bài 30 (tự luận)
1. Nông nghiệp


a) Trồng trọt
- Cây công nghiệp nhiệt đới được chú trọng phát triển theo hướng chun mơn hóa
nhằm mục đích xuất khẩu.
- Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt.
- Hình thức canh tác: Làm nương rẫy phổ biến, kĩ thuật lạc hậu.

b) Chăn nuôi
- Chăn ni kém phát triển.
- Hình thức chăn thả là phổ biến và phụ thuộc vào tự nhiên.

2. Công nghiệp

- Phần lớn nền công nghiệp chậm phát triển, lạc hậu. Giá trị sản lượng cơng nghiệp
chiếm 2% tồn thế giới.
- Các ngành chủ đạo: chủ yếu là khai thác khoáng sản; ngồi ra có cơng nghiệp thực
phẩm, lắp ráp cơ khí.
- Cơng nghiệp phát triển khơng đều giữa các nước. Các nước có nền cơng nghiệp
tương đối phát triển là Cộng hịa Nam Phi, An-giê-ri…
- Khó khăn: Thiếu lao động kĩ thuật, thiếu vốn, cơ sở hạ tầng lạc hậu...




×