Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án phần 6. giám sát và đánh giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.5 KB, 21 trang )

D ỏn Gim nghốo cỏc tnh Min nỳi phớa Bc S tay Hng dn Thc hin d ỏn

Phn 6 - Giỏm sỏt v ỏnh giỏ - Version 1.0 Trang 1










MC LC
Các từ viết tắt 2
1. Giới thiệu 3
1.1. Các định nghĩa 3
1.2. Các nguyên tắc 5
1.3. Cấu thành của hệ thống Giám sát và Đánh giá 5
1.4. Lập kế hoạch, giám sát và báo cáo theo khu vực 6
1.5. Các nhiệm vụ và ngân sách cho các hoạt động giám sát, đánh giá 6
2. Công tác giám sát ở xã 9
2.1. Các mục đính của công tác giám sát ở xã 9
2.2. Trách nhiệm 10
2.3. Tăng cờng năng lực 10
2.4. Tổ chức hoạt động giám sát ở xã 11
3. Giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện 12
3.1. Mục đích 12
3.2. Trách nhiệm 12
3.3. Giám sát và báo cáo tài chính 13
3.4. Giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện 13


4. Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập 16
5. giám sát chính sách an toàn 16
6. Giám sát quá trình 17
7. Đánh giá tác động 17
7.1. Tác động ở cấp độ Mục đích 17
7.2. Tác động phát triển của dự án 18
8. Giám sát từ bên ngoài 20
9. Phổ biến và phản hồi thông tin 20

D ỏn Gim Nghốo cỏc Tnh Min Nỳi Phớa Bc
S TAY HNG DN THC HIN D N

Phn 6.
Giỏm sỏt v ỏnh giỏ
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án

Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 2
CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ban PTX Ban Phát triển xã
Ban QLDA huyện Ban Quản lý dự án huyện
Ban QLDA tỉnh Ban Quản lý Dự án tỉnh
Ban QLDATW Ban Quản lý Dự án Trung ương
DFID Bộ phát triển Quốc tế Anh
Dự án GNMNPB Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc.
FMM Sổ tay Quản lý Tài chính
GSĐG Giám sát đánh giá
KBNN huyện Kho bạc Nhà nước huyện
NSPTX Ngân sách phát triển xã
Phòng TC huyện Phòng Tài chính huyện

Sở KHĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở NNPTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Sở TCVG Sở Tài chính, Vật giá
UBND xã Uỷ ban nhân dân xã
WB Ngân hàng Thế giới

Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án

Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 3

1. GIỚI THIỆU
Phần này giới thiệu một khuôn khổ của hệ thống Giám sát và Đánh giá chung của dự
án. Nội dung của phần này bao gồm : i) mô tả các phần của hệ thống; ii) các phương
pháp và các chỉ số chính sẽ được sử dụng, iii) các nhiệm vụ của hoạt động giám sát và
đánh giá, và iv) mẫu và biểu mẫu báo cáo.
1.1. Các định nghĩa
Giám sát là gì?
Giám sát là việc liên tục thu thập và phân tích thông tin để đánh giá tiến độ thực hiện
các m
ục tiêu của dự án. Công việc giám sát sẽ do cán bộ dự án và những đối tượng
tham gia dự án thực hiện và đây là một phần trong công tác quản lý dự án.
Đánh giá là gì?
Đánh giá là việc xem xét theo định kỳ một cách hệ thống và khách quan tính phù hợp,
hiệu quả, hiệu suất, ảnh hưởng và tính bền vững của các hoạt động của dự án.
Mặc dù bổ trợ cho Giám sát, Đánh giá khác với Giám sát. Sự khác biệt lớn nhất là

chỗ Giám sát là một quá trình liên tục do cán bộ dự án và những người tham gia dự án
tiến hành còn Đánh giá là một việc làm theo định kỳ, có chiều sâu và thường do các tư
vấn độc lập hoặc tổ chức bên ngoài thực hiện. Các hoạt động của dự án có thể và cần
phải được cán bộ dự án cùng những người tham gia dự án tự đánh giá theo định kỳ.

Định nghĩa một số thuật ngữ
quan trọng khác:
• TRÁCH NHIỆM: Mức độ một người hoặc một nhóm người báo cáo và
chịu trách nhiệm về một vấn đề nào đó với những người khác.
• HOẠT ĐỘNG: Hành động hoặc công việc tiến hành trong một dự án
nhằm biến đổi ĐẦU VÀO thành ĐẦU RA
• GIẢ ĐỊNH: Những điều kiện quan trọng liên quan tới thành công của
một dự án (bao g
ồm cả rủi ro) mà không thuộc phạm vi kiểm soát của dự
án đó.
• SỰ QUY CHIẾU: Mối quan hệ nhân quả giữa một sự việc này và một sự
việc khác.
• KIỂM TOÁN: Việc xác định xem hoạt động và các quy trình có phù hợp
với những qui định và tiêu chuẩn đặt ra từ trước không và ở mức độ nào.
• THÔNG TIN CƠ BẢN: Thông tin thu thập trước và khi bắt đầu một dự
án
làm cơ sở lập kế hoạch và/ hoặc để đánh giá tiến độ và tác động sau này
của dự án.
• HIỆU QUẢ: Xác định mức độ một chương trình hỗ trợ có đạt được những
mục tiêu của nó trên cơ sở mục đích chung của chương trình.
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án

Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 4
• ĐÁNH GIÁ: Việc xác định, mang tính hệ thống tới mức tối đa về một
chương trình hay dự án đang tiến hành hay đã hoàn thành với thiết kế, quá
trình thực thi, kết quả đầu ra và tác động của dự án đó.
• NHÓM TẬP TRUNG: Thảo luận nhóm nhỏ về một chủ đề (hoặc dự án)
nào đó.
• TÁC ĐỘNG: Những thay đổi có thể quy cho dự án. Nh
ững thay đổi đối

với người hưởng lợi và môi trường xung quanh của họ về mặt kỹ thuật,
kinh tế, văn hoá - xã hội, và các nhân tố thể chế và môi trường (Tác động
có thể được hoạch định trước hoặc không, tích cực hoặc tiêu cực, đạt được
ngay hay phải sau một thời gian, và có thể bền vững hoặc không bền vững.
Lưu ý là Khung Logic của dự án chỉ đưa ra nhữ
ng tác động tích cực được
hoạch định trước. Tác động cũng có thể quan sát/đo được trong quá trình
thực hiện dự án, khi dự án hoàn thành, hoặc phải sau một thời gian từ khi
dự án kết thúc. Nhưng do đối tượng tham gia khác nhau nên có thể thấy
những tác động là khác nhau).
• CHỈ SỐ: Biến số cho ta một cơ sở đơn giản và đáng tin cậy để xác định sự
thay đổi hoặc thực hi
ện.
Chỉ số tác động:
Thước đo hay dấu hiệu về sự thay đổi có thể quy được cho dự án (tích cực hoặc tiêu
cực).
Chỉ số kiểm chứng khách quan (OVI) :
Chỉ số đo lường được trong quá trình thực thi về mục tiêu, mục đích và đầu ra dưới
góc độ nhóm đối tượng, chất lượng, khối lượng, thời gian và địa điểm.
Chỉ số đánh giá quá trình:
Thước đo hay dấu hiệu cho biết những hoạt động được lập kế hoạch có đang được tiến
hành hay không, và đang được tiến hành như thế nào.
• CHỈ SỐ MỐC: Những CHỈ SỐ liên quan tới những mục tiêu trước mắt
cần đạt được để hướng tới đầu ra và mục đích của dự án.
• GIÁM SÁT: Việc thu thập và phân tích thông tin liên tục và có hệ th
ống
để xác định tiến độ của dự án.
• MỤC TIÊU: Thành quả được hoạch định cụ thể
• ĐẦU RA: Sản phẩm vật chất, dịch vụ hay một hoàn cảnh trực tiếp do dự
án tạo ra. Kết quả đạt được.

• RÀ SOÁT MỐI LIÊN HỆ ĐẦU RA TỚI MỤC ĐÍCH (OPRs): Việc rà
soát theo định kỳ các dự án đang tiến hành, tập trung vào tiến độ
của cấp
ĐẦU RA và MỤC ĐÍCH cũng như mối liên hệ nhân quả giữa hai yếu tố
này. Những tác động khác ở cấp độ mục đích cũng cần được xem xét.
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án

Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 5
• HIỆU SUẤT: Mức độ một dự án hay một tổ chức vận hành hoặc vận
hành theo nhiều tiêu chí hay tiêu chuẩn chất lượng, ví dụ tính năng suất,
tính hiệu quả và tính thích hợp.
• RÀ SOÁT: Việc đánh giá hiệu suất của dự án theo định kỳ.
• NĂM DỰ ÁN (NĂM 1,2…): Năm dự án được tính từ tháng Ngày 1/1
cho đến hết 31/12 cho dù dự án có hiệu lực từ tháng 3/2002, nhằm phù
h
ợp với năm tài chính của Việt Nam. Như vậy Năm 1 của dự án sẽ chỉ
bao gồm 9 tháng.
• NHÓM ĐỐI TƯỢNG: Nhóm người cụ thể là đối tượng hưởng lợi từ dự
án hoặc chương trình.
• KIỂM TRA CHÉO THÔNG TIN: Việc sử dụng ba (hoặc nhiều hơn)
nguồn thông tin để rút ra hoặc minh chứng một điều đánh giá hay một
kết luận.
1.2. Các nguyên t
ắc
Việc đưa hệ thống GSĐG hiệu quả vào thực hiện sẽ giúp cho sự thành công của dự án.
Có ba nguyên tắc chính sau đây. Nguyên tắc thứ nhất là hệ thống GSĐG phải đơn giản
và đảm bảo rằng nó có thể thực hiện được ở các huyện, xã vùng sâu vùng xa. Thứ hai
là hệ thống phải xây dựng và cải tiến đến mức có thể được các hệ thống hiện hành ở

cấp địa phương cũng như được đưa vào thực tiễn thông qua các chương trình giảm

nghèo của Chính phủ. Và nguyên tắc thứ ba là đảm bảo rằng các bài học rút ra trong
quá trình thực hiện phải được biên soạn thành tài liệu và được đưa trở lại các cấp địa
phương (tỉnh, huyện và xã) và đưa vào các hội nghị quốc gia để hệ thống và kết hợp
thành các chính sách.
1.3. Cấu thành của hệ thống Giám sát và
Đánh giá
Hệ thống GSĐG gắn liền với Khung logic dự án
có trong Phụ lục 6.1. Hệ thống này
sẽ bao gồm tám cấu phần chính (được tóm tắt trong Biểu 1 dưới đây) như sau:
i) Công tác giám sát ở cấp xã (cho các công việc trong Hợp phần
Ngân sách phát triển xã)
ii) Giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện (các tiến độ tài chính và
thực hiện các kế hoạch)
iii) Kiểm toán (kiểm tra ngẫu nhiên về chất lượng và sự tuân thủ các
quy định về
tài chính và thủ tục)
iv) Giám sát an toàn (đền bù, môi trường, người thiểu số)
v) Giám sát quá trình (chất lượng của các hoạt động, đầu ra và các
thủ tục quản lý)
vi) Đánh giá tác động (đánh giá các tác động của dự án)
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án

Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 6
vii) Giám sát từ bên ngoài (giám sát toàn bộ dự án và sự tuân thủ các
chính sách an toàn)
viii) Phổ biến và phản hồi thông tin (đến cấp địa phương)
Một số cấu phần trong đó đã nằm trong các phần khác của Sổ tay Hướng dẫn Thực
hiện Dự án, và do đó sẽ không được đề cấp một cách chi tiết ở đây. Những cấu phần
nêu trên gồm:
• Các vấn đề v

ề tài chính kế toán, báo cáo, kiểm toán (xem phần FMM)
• Công tác giám sát trong Hợp phần Ngân sách phát triển xã (xem PIM –
Phần 3)
• Công tác giám sát trong hợp phần Tăng cường năng lực (xem PIM –
Phần 4)
• Giám sát về chính sách an toàn (xem Phụ lục tham khảo R1, R2 và R3
của PIM )
1.4. Lập kế hoạch, giám sát và báo cáo theo khu vực
Khu vực địa lý/đơn vị hành chính
sẽ là tiêu chí đầu tiên cho tất cả các hoạt động lập kế
hoạch, giám sát và báo cáo trong dự án. Kế hoạch Phát triển xã và các Đề xuất tiểu dự
án sẽ là cơ sở lập kế hoạch dự án và làm cơ sở lập kế hoạch đầu tư hàng năm của cấp
tỉnh và huyện. Tương tự như thế, toàn bộ việc giám sát và báo cáo sẽ dựa trên các đơn
vị khu vực. Các hợp ph
ần dự án sẽ là tiêu chí thứ hai trong việc lập kế hoạch và giám
sát. Như vậy sẽ dễ theo dõi hơn đối với những hoạt động đã lập ra trong từng khu vực
(huyện> xã > thôn bản) cũng như việc thực thi và giải ngân trong từng khu vực.
1.5. Các nhiệm vụ và ngân sách cho các hoạt động giám sát, đánh giá
Tất cả các cấp quản lý đều có nhiệm vụ giám sát. Chi phí cho các hoạt động giám sát
thường xuyên sẽ lấy từ Ngân sách quả
n lý dự án (nguồn vốn vay) ở các cấp tỉnh,
huyện, xã. Công tác giám sát nêu trên bao gồm (1) công tác giám sát trong hợp phần
Ngân sách phát triển xã, (2) giám sát và báo cáo về tài chính và tiến độ thực hiện, (3)
kiểm toán dự án, và (4) giám sát về an toàn.
Nguồn vốn đồng tài trợ của DFID sẽ được sử dụng cho (5) giám sát tiến độ thực hiện
và (6) đánh giá tác động của dự án. Nguồn vốn đồng tài trợ của DFID cũng sẽ giành
cho các hỗ trợ kỹ thuật nh
ư thiết kế chi tiết, đào tạo và đưa hệ thống M&E vào dự án,
ngoài ra còn chi phí cho các hội thảo đánh giá thực hiện dự án do Ban QLDATW tổ
chức.

Ban QLDATW chịu trách nhiệm điều phối chung. Các trách nhiệm cụ thể của Ban
QLDATW trong lĩnh vực này là:
i) Chuẩn bị các hướng dẫn và đào tạo về hệ thống M&E;
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án

Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 7
ii) Giám sát và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực
hiện dự án;
iii) Ủy nhiệm và thực hiện các nghiên cứu đặc biệt;
iv) Tổng hợp các báo cáo giữa năm, báo cáo hàng năm và báo cáo kết
thúc dự án trình Ban Chỉ đạo dự án Quốc gia.

Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án


Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 8

Biểu 1: TÓM TẮT HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ BÁO CÁO


Hoạt động
Trọng tâm
Các yếu tố trong
khung dự án
Thời điểm Mức độ Trách nhiệm Thực biện bởi
1
Công tác giám
sát ở xã
Kế hoạch xã và thực thi tiểu dự án


- Đầu vào
- Hoạt động
- Đầu ra
Liên tục Tất cả Ban Phát triển xã Lãnh đạo xã và thôn, với
sự tham gia của người dân
2
Giám sát tiến
độ thực hiện
Tiến độ tài chính và thực thi các công
việc trong kế hoạch

- Đầu vào
- Hoạt động
- Đầu ra
Liên tục Tất cả Ban QLDA huyện
Ban QLDA tỉnh
Ban QLDATW
Cán bộ xã và cán bộ các
Ban QLDA
3
Kiểm toán
Kiểm tra ngẫu nhiên về tiến độ, chất
lượng và sự tuân thủ các quy định và
PIM
- Đầu vào
- Hoạt động
- Kết quả
Hàng năm 3 % số tiểu dự
án


Ban QLDA tỉnh
Ban QLDATW

- Cán bộ BQLDAT
- Cán bộ BQLDAT
- Các đơn vị khác (xem
FMM)
4
Giám sát về
chính sách an
toàn
Đền bù và tái định cư


- Hoạt động Hàng năm - 20% số
người chịu ảnh
hưởng của dự
án

Ban QLDATW
Công ty độc lập trong
nước
5
Giám sát quá
trình
Chất lượng hoạt động và các đầu ra


- Hoạt động
- Đầu ra

Theo định kỳ Mỗi năm 2 đề
tài

Ban QLDATW
Tư vấn độc lập trong
nước và quốc tế
6
Đánh giá tác
động
Tác động của dự án

- Mục đích
- Mục tiêu phát triển
Năm 1 ( đầu kỳ)
Năm 3 (giữa kỳ)
Năm 5 (cuối kỳ)
5% số xã
Ban QLDATW
Tư vấn độc lập trong
nước và quốc tế
7
Giám sát từ bên
ngoài
Tiến độ chung
Tuân thủ chính sách an toàn

- Hoạt động
- Đầu ra
- Mục tiêu phát triển
6 tháng Tất cả Bộ KH&ĐT và các nhà

tài trợ
- Bộ KH&ĐT và các
nhà tài trợ,
Các cơ quan Nhà nước
8
Phổ biến thông
tin và phản hồi
Tổng hợp kết quả từ các hoạt động
giám sát đánh giá khác
-Các HĐ
-Đầu ra
- Mục tiêu phát triển
Giai đoạn Ban QLDATW - Ban QLDA TW và các
tư vấn theo nhu cầu cụ
thể.


Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án


Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 9
2. CÔNG TÁC GIÁM SÁT Ở XÃ
Hệ thống giám sát cho hợp phần Ngân sách phát triển xã đã được trình bày trong Phần
3 của PIM.
2.1. Các mục đính của công tác giám sát ở xã
Dự án bao gồm một số lượng lớn các công trình xây dựng quy mô nhỏ và các hoạt
động khác được tiến hành ở các xã, thôn như đường xã thôn, và liên thôn bản, chợ,
trạm y tế xã, lớp cắm bản, thủy lợi nhỏ, hệ thống cấp nước sinh hoạt, và các mô hình
nông nghiệp. Việc giám sát tốt các tiểu dự
án này là rất cần thiết để đảm bảo rằng

chúng được thực hiện một cách hiệu quả. Điều này có nghĩa là các công trình sẽ được
thực hiện theo đúng kế hoạch hàng năm đã được thống nhất giữa các các thôn bản, xã
và huyện. Các công trình cũng phải được xây dựng theo đúng thiết kế kỹ thuật và dự
toán được duyệt. Trong dự án sẽ có ba loại công việc giám sát:
i)
Giám sát kỹ thuật chi tiết. Việc giám sát này có thể do các đơn vị
kỹ thuật huyện và các đơn vị khác được hợp đồng thực hiện để đảm
bảo rằng các công trình được xây dựng có chất lượng cao và theo
đúng thiết kế kỹ thuật chi tiết.
ii) Giám sát về tài chính. Việc giám sát này sẽ do Kho bạc Huyện và
các đơn vị khác được chỉ định thực hiện để đảm bảo r
ằng các công
việc được thực hiện theo đúng ngân sách đã được duyệt và các quy
định về tài chính.
iii) Giám sát các công việc ở xã. Việc giám sát này sẽ do Ban phát triển
xã và các nhóm giám sát thực hiện để đảm bảo rằng các công việc
được thực hiện một cách hiệu quả trên cơ sở theo đúng các kế
hoạch đã được thống nhất
Có bốn mục tiêu chính của công tác giám sát ở xã:
i) Đảm bảo chất lượ
ng xây dựng thông qua công việc giám sát thường
xuyên
ii) Đảm bảo quản lý có hiệu quả các lao động có trả công ở địa
phương
iii) Đảm bảo công việc giám sát một cách hiệu quả công tác đền bù đất
đai và tài sản ở địa phương
iv) Tạo cơ sở cho quá trình vận hành và bảo dưỡng sau khi hoàn thành
xây dựng.
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án



Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 10
2.2. Trách nhiệm
Các Ban phát triển xã và các nhóm giám sát sẽ thực hiện công tác giám sát ở xã. Để
làm việc này họ sẽ phải làm việc với các Ban QLDA huyện và với các nhà thầu. Có
thể có hai loại thành viên tham gia vào công việc giám sát ở xã:
• Thành viên cố định. đây là các cán bộ của Ban phát triển xã, họ có
nhiệm vụ tổ chức các hoạt động giám sát ở xã.
• Thành viên tạm thời. Có thể bao gồm những người đứng đầu thôn bản
và nhữ
ng người có kinh nghiệm chuyên môn khi công trình được thực
thi ở thôn bản nào đó.
Nhóm giám sát không nhất thiết phải bao gồm toàn cán bộ xã nhưng phải cố gắng tìm
kiếm những người có kỹ năng phù hợp với công việc này (ví dụ như kinh nghiệm có
được trong thời gian phục vụ quân đội hoặc có được trong các công việc xây dựng mà
họ đã từng làm ở nơi khác v.v).
Cơ cấu tổ chức của nhóm giám sát, thành viên của nhóm, ti
ền phụ cấp, vai trò và
nhiệm vụ, có thể khác nhau tuỳ theo tính chất và điều kiện cụ thể của các tỉnh, huyện
nhằm phù hợp với điều kiện và các thủ tục giám sát các công trình thuộc khuôn khổ
Chương trình 135. Sự linh hoạt trong công tác tổ chức giám sát ở xã là rất quan trọng
vì các phương pháp được xây dựng phù hợp với các điều kiện và yêu cầu của địa
phương cũng như nh
ững khả năng hiện có của cán bộ địa phương.
Các Ban QLDA huyện cần thống nhất với các Ban QLDA tỉnh về điều khoản giao việc
cho công tác giám sát ở xã. Các điều khoản giao việc này phải bao gồm các nội dung
sau:
i) Vai trò và nhiệm vụ của Ban phát triển xã và các nhóm giám sát.
ii) Hệ thống thanh toán và nguồn ngân sách.
iii) Các hướng dẫn nếu Ban phát triển xã sử dụng hợp đồng phụ cho

các lao động có tr
ả công.
iv) Các hướng dẫn đối với các chương trình đào tạo cũng như nguồn
ngân sách cho các hoạt động đó.
v) Các cơ chế để giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình
triển khai công việc.
Khi Ban Phát triển xã đã được thành lập – và ít nhất 3 tháng trước khi các hoạt động
của dự án được bắt đầu ở xã, Ban QLDA huyện phải họp với cơ quan chính quyền các
xã để xác
định danh sách những người từ các xã, thôn sẽ tham gia vào các nhóm giám
sát.
2.3. Tăng cường năng lực
Việc đào tạo cho các Ban phát triển xã và các nhóm giám sát để tiến hành công việc
giám sát ở xã được bao gồm trong Kế hoạch tăng cường năng lực (xem PIM – Phần 4).
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án


Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 11
Vào thời điểm bắt đầu thực hiện dự án, không phải tất cả các xã đều có đủ năng lực
thực hiện công việc này, và do vậy việc đào tạo và phát triển kỹ năng sẽ là một trong
số các đầu ra chính của các hoạt động tăng cường năng lực.
Sau khi các Ban phát triển xã được thành lập, một khóa đào tạo sẽ được tiến hành để
giới thiệu v
ới các cán bộ của các ban đó và các thành viên của các nhóm giám sát về
các tài liệu và các phương pháp đã thống nhất đối với công tác giám sát ở xã.
Khi các hoạt động của dự án được bắt đầu tại các xã tham gia dự án từ năm thứ nhất,
các xã tham gia dự án từ năm thứ 2 nên được tổ chức gặp gỡ với các thành viên của
các Ban Phát triển xã đã có kinh nghiệm từ năm trước đó. Điều này rất quan trọ
ng ở
những vùng mà thành viên của Ban phát triển xã có thể không thông thạo tiếng Kinh

và khi đó rất có lợi vì các thành viên của Ban có thể trao đổi công việc bằng ngôn ngữ
của họ. Việc này được xem như là sự trao đổi tích cực và nó giúp tạo dựng lòng tin
cho những người mới lần đầu tham gia vào loại hoạt động này.
2.4. Tổ chức hoạt động giám sát ở xã
Kế hoạch đầu tư hàng năm của xã bao gồm cả ho
ạt động thuộc các Hợp phần chính
(xem PIM Phần 2) và hợp phần Ngân sách phát triển xã (xem PIM – Phần 3) sẽ được
chuẩn bị cho từng năm như là một phần của chu trình lập kế hoạch đầu tư hàng năm
của huyện và tỉnh.
Kế hoạch hàng năm sẽ do Ban phát triển xã và Ban QLDA huyện chuẩn bị trên cơ sở
các đề xuất của người dân địa phương. Quy trình lập kế hoạch hàng n
ăm sẽ bao gồm
cả việc đánh giá tiến độ của các hoạt động của dự án ở xã và thôn. Việc đánh giá bao
gồm:
i) Đánh giá của cộng đồng về tiến độ so với kế hoạch năm hiện tại;
ii) Đánh giá của cộng đồng về các đề xuất tiểu dự án cho kế hoạch
năm tiếp theo.
Khi bắt đầu mỗi công việ
c xây dựng, phải tổ chức một cuộc họp giữa Ban phát triển
xã, Ban QLDA huyện và các nhà thầu. Mục đích của cuộc họp này là xác định các đầu
vào của công tác giám sát và bố trí nhân lực cho kế hoạch triển khai của xã.
Khi hoàn thành bước thứ nhất của công việc mà xã đã giám sát, sẽ phải tổ chức một
cuộc họp giữa Ban phát triển xã, Ban QLDA huyện và các nhà thầu để xem xét lại quá
trình thực hiện và phát hiện các thiế
u sót. Nếu phát hiện ra các thiếu sót thì có thể phải
đưa ra một kế hoạch khắc phục các thiếu sót đó. Việc khắc phục các thiếu sót có thể là
các khóa đào tạo bổ xung hoặc chỉnh lý các hướng dẫn.
Sau năm hoạt động thứ nhất, Ban phát triển xã và Ban QLDA huyện sẽ đánh giá lại
hoạt động và rút ra các bài học để chỉnh lý nội dung đào tạo và các tài liệu. Việc này sẽ
giúp cho việc triển khai công tác giám sát

ở các xã khác dễ dàng hơn. Các bài học rút
ra trong năm hoạt động đầu tiên là rất quan trọng. Có thể tổ chức thực hành nhuần
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án


Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 12
nhuyễn các hoạt động này ở một xã đặc trưng để đáp ứng đúng các nhu cầu của xã đó,
sau đó sẽ được đánh giá và nếu thích hợp thì sẽ triển khai ở các xã khác trong dự án.
3. GIÁM SÁT VÀ BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Các hướng dẫn và biểu mẫu chi chi tiết được trình bày trong Sổ tay Quản lý Tài chính.
3.1. Mục đích
Giám sát tiến trình (tiến độ) thực hiện là một cấu phần chính của hệ thống giám sát và
cũng là nguồn thông tin chính để quản lý dự án. Mục đích của cấu phần này là giám
sát tiến độ tài chính và thực thi các công việc trong kế hoạch hàng năm của xã và các
tiểu dự án thành phần về địa điểm, nội dung, khố
i lượng và chất lượng. Các điều chỉnh
kịp thời cần có dựa trên cơ sở thiết kế kỹ thuật và dự toán của các công trình và hạng
mục đã được các cơ quan chức năng phê duyệt, nhờ vậy mà các thiếu sót có thể được
khắc phục.
Hệ thống giám sát sẽ vận hành từ cấp trung ương đến cấp xã thông qua các Ban QLDA
các cấp. Việc vận hành hệ thống này sẽ
dựa trên:
i) Các cuộc họp và các chuyến công tác định kỳ giữa các cấp quản lý
liền kề. Các hoạt động này được tổ chức giữa cấp xã với cấp huyện,
cấp huyện với cấp tỉnh và cấp tỉnh với Ban QLDATW.
ii) Các báo cáo tiến độ thực hiện thường quý và thường niên do các
Ban QLDA huyện và Ban QLDA tỉnh chuẩn bị. Những báo cáo này
sẽ ghi chép toàn bộ tiến độ tài chính và thực hi
ện của các tiểu dự án
bằng cả giá trị tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm đạt được so với kế

hoạch.
3.2. Trách nhiệm
Cấn bộ dự án của các Ban QLDATW, Ban QLDA tỉnh, huyện chịu trách nhiệm tổ
chức các hoạt động giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện dự án.
Các hồ sơ của mỗi hoạt động được thực hiện ở các xã dự án (bao gồ
m các công việc
xây lắp, mô hình nông nghiệp và các hoạt động đào tạo) sẽ do các Ban QLDA huyện
lưu giữ. Các tài liệu này sẽ được tổng hợp vào các Báo cáo thường quý của Ban
QLDA huyện. Các hoạt động và các chi tiêu ở cấp Huyện cũng được đưa vào Báo cáo
ở giai đoạn này. Một bản sao các số liệu giám sát phải được gửi cho Ban QLDA tỉnh
để phân tích và báo cáo.
Ban QLDATW sẽ lập và vận hành một Cơ sở dữ liệu thông tin quản lý
trên máy tính ở
cấp trung ương và cấp tỉnh. Các hồ sơ của các tiểu dự án phải chứa đựng các số liệu
chi tiết của dự án cùng với kế hoạch và tiến độ thực hiện chi tiết. Cơ sở dữ liệu sẽ chứa
đựng các hồ sơ của từng hoạt động của tiểu dự án của tất cả các xã và huyện. Ban
QLDA tỉnh sẽ chuẩ
n bị các bản tóm lược của Báo cáo thường quý và Báo cáo hàng
năm.
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án


Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 13
3.3. Giám sát và báo cáo tài chính
Quy trình giám sát và báo cáo tài chính được trình bày chi tiết trong FMM.
3.4. Giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện
Các chỉ số sẽ được sử dụng trong công tác giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện được
liệt kê trong Bảng 2. Trong Năm Thứ nhất của dự án, một hệ thống thu thập và tổng
hợp số liệu giám sát sẽ được xây dựng như là một phần của việc thành lập Cơ sở dữ
liệu thông tin quản lý.


Biểu 2. Các chỉ số giám sát tiến độ thực hiện
A. Các kế hoạch đầu tư
của xã đã thực hiện và
giám sát

• 90 bản kế hoạch đầu tư của xã theo tiêu chuẩn đã thống nhất cho các
Năm 1; Năm 2; Năm 3; ……
• Số lượng và tỷ lệ % các công trình phân theo loại với thiết kế cuối
cùng đã được duyệt; đã ký hợp động; đã hoàn thành và được xã và
huyện xác nhận cùng với kế hoạch vậ
n hành và bảo dưỡng đã được
duyệt
• Tất cả các kế hoạch đã được xã xem xét vào cuối mỗi năm
• Tỷ lệ % của các tiểu dự án đã được Ban QLDA tỉnh giám sát mỗi năm
A1. Đường và chợ


1.1 Số công trình đã hoàn thành và đã được xã chấp nhận
1.2 Chiều dài của các tuyến đường đã xây dựng và nâng cấp phân theo
loại
1.3 Số lượng và diện tích các chợ đã xây dựng và nâng cấp
A2. Thủy lợi và cấp
nước sinh hoạt


2.1 Số lượng và năng lực tưới của các công trình thủy lợi đã xây dựng và
nâng cấp được xã chấp nhận
2.2 Số lượng và tỷ lệ % hộ nông dân được cung cấp dịch vụ thủy lợi theo
mùa

2.3 Số lượng công trình cấp nước sinh hoạt đã xây dựng và nâng cấp được
xã chấp nhận
2.4 Số lượng và tỷ lệ % của các hộ gia đình được dùng nước sạch
A3. Mô hình nông
nghiệp và nghiên cứu tại
chỗ


3.1 Số lượng và tỷ lệ % hộ gia đình được đào tạo và cung cấp các đầu vào
của mô hình nông nghiệp theo chuẩn
3.2 Số lượng cán bộ khuyến nông theo loại được đào tạo theo chuẩn
3.3 Số lượng và tỷ lệ % hộ gia đình được đưa vào làm mô hình, phân theo
loại.
3.4 Số lượng đề tài nghiên cứu nông nghiệp đ
ã đưa vào thực hiện, phân
theo loại
A4. Y tế và giáo dục 4.1 Số lượng trường, lớp học và nhà ở nội trú đã xây dựng và cải tạo, phân
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án


Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 14


theo loại
4.2 Số lượng và tỷ lệ % thôn bản có phòng học theo chuẩn
4.3 Số lượng trường học và lớp học được trang bị thiết bị dạy học theo
chuẩn
4.4 Số lượng giáo viên phân theo loại đã được đào tạo theo chuẩn
4.5 Số lượng và diện tích các trạm y tế đã xây dựng và cải tạo, phân theo
loại

4.6 Số l
ượng trạm y tế được trang bị thiết bị và thuốc theo chuẩn. Số
lượng cán bộ y tế đã đào tạo theo chuẩn
B. Tăng năng lực quản
lý ở cấp xã
B.1. Cán bộ cấp thôn, xã
đã được nâng cấp kỹ
năng quản lý và kỹ năng
chuyên môn

1.1 Số lượng cán bộ cấp xã phân theo loại đã được đào tạo theo chuẩn
1.2 Số lượng xã đảm bảo được chất lượng theo chuẩn trong việc tham gia
lập kế hoạch và giám sát các tiểu dự án

B.2. Các kế hoạch Ngân
sách phát triển xã hàng
năm dựa trên phương
pháp tham gia của cộng
đồng đã được cải tiến
(xem C.1)

2.1 Số lượng kế hoạch đã lập theo đúng quy cách
2.2 Số lượng và tỷ lệ % các kế hoạch đã lập dựa trên phương pháp tham
gia của cộng đồng đã được cải tiến (xem C.1)

B.3. Công trình thuộc
Ngân sách phát triển xã
đã thực hiện và đã được
giám sát


3.1 Số lượng và tỷ lệ % của các công trình thuộc Ngân sách Phát triển xã
phân theo loại được xây dựng theo thiết kế được phê duyệt
3.2 Chất lượng giám sát các công trình thuộc Ngân sách phát triển xã

B.4. Các trung tâm đào
tạo cấp tỉnh đã được
nâng cao năng lực để
đào tạo cán bộ xã


4.1 Số lượng và cấp của cán bộ giảng dạy đã được đào tạo hoặc đào tạo lại
theo chuẩn
4.2 Số lượng và loại cơ sở đào tạo đã được trang bị theo chuẩn
4.3 Số lượng chương trình giảng d
ạy phân theo loại đã được nghiên cứu,
phát triển và thí điểm
4.4 Số lượng cơ sở đào tạo đang giảng dạy bằng chương trình giảng dạy
mới theo chuẩn

C. Phương pháp và
cách tiếp cận mới trong
1.1 Số lượng xã đã cải tiến phương pháp có sự tham gia của người dân đã
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án


Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 15
việc lập kế hoạch và
quản lý cơ sở hạ tầng
và dịch vụ cho người
nghèo


C.1. Phương pháp thích
hợp đã được cải tiến để
người dân tham gia trong
quản lý và lập kế hoạch

xây dựng
1.2 Số lượng xã làm điểm và thực hiện phương pháp mới có sự tham gia
của người dân
1.3 Đánh giá tích cực về phương pháp mới củ
a xã, huyện và tỉnh
1.4 Sự phát triển rộng ra bên ngoài phạm vi Dự án của phương pháp mới
khi kết thúc dự án

C.2. Các cách tiếp cận
mới trong đào tạo và phổ
biến thông tin công
cộng, và cung cấp các
dịch vụ xã hội cho các
nhóm dễ bị tổn thương


2.1 Số lượng xã đang phát triển và thí điểm các cách tiếp cận mới trong
đào tạo và phổ biến thông tin công cộng
2.2 Số lượng huyện và xã đang phát triển và thí điểm các cách tiếp cận
mới trong việc cung cấp các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe và tuyên
truyền về y tế cho các nhóm dễ bị tổn thương
2.3 Đánh giá tích cực về cách tiếp cận mới của xã, huyện và tỉnh
2.4 Sự phát triển rộng ra bên ngoài phạm vi dự án của cách tiếp cận mới

khi kết thúc dự án

D. Tăng cường năng
lực ở cấp Trung ương,
tỉnh và huyện
D1. Quản lý dự án hiệu
quả ở tất cả các Ban
QLDA các cấp trung
ương, tỉnh, huyện.

1.1 Các ban QLDA đã được biên chế cán bộ đầy đủ theo thiết kế
1.2 Các kế hoạch và báo cáo đã được lập đúng lịch biểu và quy cách
1.3 Hệ thống giám sát tiến độ vi tính hóa được đưa vào hoạ
t động không
chậm quá tháng thứ 6
1.4 Số lượng các báo cáo giám sát và đánh giá được hoàn thành đúng tiến
độ và đã được phổ biến
1.5 Các báo cáo đánh giá tác động đầu kỳ, giữa kỳ và kết thúc dự án đã
hoàn thành đúng kế hoạch và đã được phổ biến
2.1 6 tỉnh và 44 Huyện với định mức về trang thiết bị, hệ thống, số lượng
cán bộ và các kế hoạch tăng cường năng lực Năm thứ
2.2 6 Tỉnh và 44 Huyện với thiết bị, hệ thống và mức kỹ năng của cán bộ
như được chỉ rõ trong các kế hoạch tăng cường năng lực khi kết thúc
dự án
2.3 Tỷ
lệ % các huyện đang cung cấp các hỗ trợ nâng cao cho các xã như
đã định trước

Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án



Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 16
4. KIỂM TOÁN NỘI BỘ VÀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Trách nhiệm hàng đầu trong giám sát chất lượng và khối lượng thực hiện thuộc về Chủ
đầu tư dự án (huyện hoặc xã). Tuy nhiên, cứ 6 tháng thì lại tiến hành công tác kiểm
toán nội bộ. Chi tiết về thủ tục kiểm toán nội bộ đang được một công ty tư vấn chuyên
ngành chuẩn bị và hoàn thiện. Thông tin chung về kiểm toán nội bộ có thể tham khảo
tại FMM (Phần 7 –PIM)
Mục tiêu hàng đầu của nh
ững đợt kiểm toán này là tăng cường kiểm soát chất lượng
trong việc lập kế hoạch và thực thi các tiểu dự án. Các hoạt động kiểm toán này sẽ
kiểm tra:
i) Sự tuân thủ các chính sách của dự án, các quy định và các nguyên
tắc của dự án
ii) Quá trình lập kế hoạch hàng năm
iii) Thiết kế, hợp đồng và thực hiện các tiểu dự án
iv) Hồ sơ tài chính
v)
Giám sát ở cấp xã và huyện
Các báo cáo kiểm toán nội bộ ngắn gọn, sử dụng mẫu được thiết kế sẵn sẽ được lập
trong mỗi đợt kiểm toán. Những báo cáo này sẽ được sao, gửi cho Ban QLDATW và
Ban QLDA tỉnh cũng như gửi cho Ban QLDA huyện và Ban Phát triển xã. Thông tin
tóm lược của các báo cáo kiểm toán sẽ được nhập vào Cơ sở dữ liệu quản lý.
Công tác kiểm toán độc lập của Dự án GNMNPB có thể
tham khảo thêm tại FMM.
5. GIÁM SÁT CHÍNH SÁCH AN TOÀN
Thiết kế của Dự án GNMNPB liên quan tới việc lập kế hoạch đặc biệt trong ba lĩnh
vực:
• Người dân tộc thiểu số
• Bảo vệ và giảm nhẹ tác động môi trường

• Trưng dụng đất đai, tài sản và Đền bù
Hai lĩnh vực đầu tiên sẽ được giám sát như là một phần của quá trình kiểm toán (xem
Mục 4 trên đây) và cũng có thể là chủ
đề của những nghiên cứu đặc biệt trong cấu
phần Giám sát quá trình (xem Mục 6 – Giám sát quá trình dưới đây).
Giám sát riêng về trưng dụng đất đai, tài sản và đền bù sẽ do một cơ quan độc lập
trong nước được chỉ định tiến hành theo thủ tục tuyển dụng được WB chấp nhận và
với kinh phí từ nguồn tín dụng của WB. Việc này sẽ tiến hành hàng năm với mỗi năm
khoảng 20% s
ố người chịu ảnh hưởng của dự án.
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án


Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 17
6. GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH
Mục đích tổng thể của cấu phần Giám sát quá trình là nâng cao chất lượng thực hiện
dự án bằng cách tiến hành các nghiên cứu đặc biệt đối với các vấn đề phát sinh ngoài
hệ thống giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện định kỳ, hoặc đối với các vấn đề mà
Ban QLDATW hoặc Ban QLDA tỉnh nhận thấy cần nghiên cứu khảo sát thêm.
Những nghiên cứu đặc biệt này có thể bao gồm cả các v
ấn đề quá trình thực hiện
chung hay các vấn đề kỹ thuật chuyên môn, như là:
i) Quá trình lập kế hoạch hàng năm có sự tham gia của người dân;
ii) Việc áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế thích hợp;
iii) Các thỏa thuận và quy định về vận hành và bảo dưỡng được tiến
hành trước khi xây dựng;
iv) Thủ tục đấu thầu giám sát;
v) Việc thực thi hợp phần Ngân sách phát triển xã;
vi) Cung cấp các cơ hội việc làm có trả công.
Dự kiến hàng năm sẽ có 2 nghiên cứu như vậy được thực hiện theo chọn lựa của Ban

QLDATW và có tham vấn ý kiến của Ban QLDA tỉnh. Các nghiên cứu này sẽ được
Ban QLDATW giao cho một tổ chức độc lập hoặc tư vấn.
Những nghiên cứu giám sát quá trình được DFID tài trợ không hoàn lại và sẽ được
thực hiện bởi các nhóm tư vấn trong nước và ngoài nướ
c làm việc cùng với cán bộ dự
án. Ngân sách dành cho việc này đã được tính khoảng 1-2 tháng nghiên cứu mỗi năm.
Ban QLDATW chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động nghiên cứu này.
7. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
Đánh giá tác động sẽ được tiến hành ở hai cấp độ: cấp độ Mục đích và cấp độ Mục tiêu
phát triển của dự án (xem Khung logic của dự án, Phụ lục 6.1).
7.1. Tác động ở cấp độ Mục đích
Mục đích của dự án là tăng thu nhập và nâng dần mức sống của người nghèo nông
thôn vùng núi phía Bắc. Những vấn đề về phương pháp luận chỉ ra rằ
ng việc đánh giá
trực tiếp ảnh hưởng của dự án tới thu nhập và nâng dần mức sống sẽ không được đề
cập tới. Tuy nhiên dự án sẽ hỗ trợ và sử dụng những dữ liệu được Bộ LĐ-TB-XH, Bộ
Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo thu thập tại những huyện và xã thuộc vùng dự án.
Nguồn dữ liệu này có thể cung cấp những thông tin v
ề các xu hướng của các chỉ số về
nghèo đói, y tế và giáo dục trong vùng dự án, ngay cả khi không thể quy trực tiếp cho
tác động của dự án.
Với sự hỗ trợ của Ban QLDA tỉnh, BQLDATW sẽ chịu trách nhiệm xem xét chất
lượng và khả năng tiếp cận những dữ liệu này trong năm đầu tiên của dự án, và làm
việc với các Bộ có liên quan để đảm bảo nguồn dữ liệu nh
ất quán về sau.
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án


Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 18
7.2. Tác động phát triển của dự án

Trọng tâm chính của việc đánh giá tác động nằm ở cấp độ Mục tiêu phát triển của dự
án. Các lần đánh giá tác động sẽ được thực hiện các vào các thời điểm đầu kỳ (Năm dự
án thứ nhất), giữa kỳ (Năm dự án thứ 3) và kết thúc dự án (Năm dự án thứ 5)
Điều khoản giao việc đã đượ
c thống nhất cho công việc thiết kế và đánh giá đầu kỳ
(Năm dự án thứ nhất) đã được chuẩn bị và giao cho Ban QLDATW.
Các chỉ số tác động chính
Một danh sách tạm thời các chỉ số tác động chính trong mục tiêu này được trình bày
trong Bảng 3 dưới đây. Dựa vào những chỉ số chính này các thành tựu của dự án sẽ
được đánh giá khi dự án kết thúc. Dự kiến rằng các chỉ số này sẽ
được chỉnh lý trong
quá trình đánh giá đầu kỳ.






Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án


Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 19
Biểu 3. Các chỉ số tác động chính của dự án

1. Tất cả các thôn bản và các nhóm gia tăng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ giáo dục, y tế, các
nguồn nước, chợ và đường giao thông:

• tỷ lệ % số xã và thôn bản có đường đi được trong mọi điều kiện thời tiết
• lưu lượng giao thông từ bản tới xã và xã tới huyện
• số người dân và thương nhân tới chợ

• tỷ l
ệ % số hộ được tiếp cận nguồn nước sạch
• tỷ lệ % số hộ có khả năng trồng những loại cây cần tưới tiêu
• mức độ tham gia khám chữa bệnh tại các trung tâm y tế
• tỷ lệ % số trẻ em nam và nữ ở độ tuổi đến trường đi học cả năm.

2. Cải thiện bền vững v
ề chất lượng đường giao thông, chợ, cấp nước, dịch vụ y tế và giáo dục
theo đánh giá của tất cả các thôn bản và các nhóm.

3. Các công trình cơ sở hạ tầng mới được bảo trì thích hợp với các hệ thống vận hành và bảo
trì bền vững đúng chỗ.

4. Năng lực quản lý của cán bộ huyện và xã được nâng cao.

5. Cải thiện một cách bề
n vững các sinh kế dựa vào nghề nông theo đánh giá của tất cả các
thôn bản và các nhóm.

(Tất cả các chỉ số sẽ được đối chiếu với các dữ liệu về kinh tế-xã hội và dữ liệu vùng.)

Làm mẫu
Việc đánh giá tác động sẽ được tiến hành mẫu tại 24 xã (mỗi tỉnh 4 xã). Những xã này
sẽ được chọn sao cho có thể đại diện chung cho những điều kiện kinh tế-xã hội đa
dạng trong vùng dự án. Điều này đảm bảo rằng các chỉ số liên quan tới kinh tế xã hội
giữa các nhóm và các cộng đồng dân tộc thiểu số khác nhau sẽ được xem xét.
Phương pháp luận
Do có r
ất nhiều chỉ số khác nhau cần được đo nên việc đánh giá tác động sẽ sử dụng
hỗn hợp các phương pháp định tính và định lượng. Những phương pháp này gồm: (a)

đánh giá chất lượng dịch vụ theo nhóm trọng tâm có người hướng dẫn; (b) khảo sát thị
trường, cấp nước và giao thông; và (c) những nghiên cứu điển hình về nông nghiệp và
sinh kế. Phương pháp này đòi hỏi có sự tham gia toàn diện của ng
ười dân địa phương
và cán bộ dự án các cấp khác nhau trong quá trình tiến hành đánh giá.
Trách nhiệm và điều phối
Việc đánh giá tác động sẽ do một cơ quan độc lập tiến hành theo sự tuyển dụng của
Ban QLDATW. Ban QLDATW sẽ chịu trách nhiệm quản lý và phối hợp với các Ban
QLDA tỉnh và huyện trong quá trình tiến hành đánh giá. DFID tài trợ không hoàn lại
cho toàn bộ công việc đánh giá tác động của dự án.
Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án


Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 20
8. GIÁM SÁT TỪ BÊN NGOÀI
WB và DFID sẽ có các phái đoàn giám sát sáu tháng một lần. Những đợt giám sát này
sẽ được lên kế hoạch sao cho phù hợp với chu trình báo cáo và lập kế hoạch năm và
phần lớn sẽ tập trung giám sát những đầu ra của hệ thống Giám sát và đánh giá dự án
chứ không trực tiếp giám sát.
Thành viên của các đoàn giám sát sẽ được WB, DFID và Bộ KH&ĐT thống nhất với
nhau. Tuy nhiên, dự kiến rằng các nguồn tư vấn từ bên ngoài sẽ tậ
p trung vào các
thành phần khác của hệ thống Giám sát và đánh giá (Ví dụ Giám sát quá trình và Đánh
giá tác động) chứ không phải các đoàn giám sát của phía nhà tài trợ.
9. PHỔ BIẾN VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN
Một yếu điểm được thừa nhận ở nhiều hệ thống giám sát và đánh giá là thời gian và
nguồn dữ liệu để phân tích và tổng hợp các kết quả là không thỏa đáng, do đó tài liệu
được cung cấp theo một mẫu chuẩn là phù hợp cho việc phản hồi thông tin từ cấp dưới
lên (xã, huyện và tỉnh), cũng như cho việc phổ biến rộng rãi thông tin ra các đối tượng
khác.

Vì vậy, H
ệ thống GSĐG chú ý đặc biệt tới khía cạnh này và sẽ đưa vào một hệ thống
cung cấp tài liệu và phổ biến thông tin bao gồm:
i) Một “Bản tin” của dự án (bằng cả bản in và bản điện tử) được thiết
kế để tóm lược các kết quả của các báo cáo Giám sát tiến độ, Giám
sát quá trình và Đánh giá tác động của dự án và để phản hồi thông
tin xuống các cấp t
ỉnh, huyện và xã;
ii) Mở một trang Web của dự án;
iii) Công bố các báo cáo chính và các nghiên cứu được thực hiện trong
phạm vi dự án.
Các hoạt động này sẽ do Ban QLDATW chịu trách nhiệm triển khai và do DFID viện
trợ không hoàn lại.









Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện dự án


Phần 6 - Giám sát và Đánh giá - Version 1.0 Trang 21
Phụ lục 6.1: Khung dự án
Phu luc 6.1 VN.doc


×