Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Thực trạng xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.56 KB, 82 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU ......................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa ...................................... 6
1.1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hóa ................................. 6
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa ................................ 8
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam .................................................................... 13
1.3. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang
thị trường EU ............................................................................................. 17
1.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc - nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất
trên thế giới ................................................................................................ 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU ....................................................... 22
2.1. Tổng quan về thị trường thuỷ sản EU .............................................. 22
2.1.1. Đặc điểm thị trường EU .................................................................. 22
2.1.2. Tình hình nhập khẩu thuỷ sản của EU từ năm 2000 đến nay ........ 26
2.1.3. Các quy định pháp lý đối với thuỷ sản nhập khẩu vào EU ........... 28
2.2. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam từ năm
2000 đến nay ............................................................................................... 32
2.2.1. Tình hình nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ sản của Việt Nam . 32
2.2.2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ................................ 34
2.2.2.1. Quy mô, chất lượng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ................ 34
2.1.2.2. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu ............................................. 41
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 1 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
2.2.3. Đánh giá chung về tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt
Nam ............................................................................................................ 45
2.2.3. Các yếu tố tác động tới hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt


Nam ............................................................................................................ 47
2.3. Các biện pháp, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của Chính phủ,
Ngành Thuỷ sản, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam . 48
2.3.1. Các biện pháp, chính sách của Chính phủ ............................... 48
2.3.2. Các biện pháp của Ngành Thủy sản, Hiệp hội chế biến và xuất
khẩu Thủy sảnViệt Nam ..................................................................... 51
2.4. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU . 53
2.4.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị truờng
EU ............................................................................................................. 53
2.4.2. Cơ cấu thị trường chính .................................................................. 55
2.4.3. Cơ cấu các mặt hàng thuỷ sản chính .............................................. 58
2.5. Đánh giá về thực trạng của hoạt động xuất khẩu mặt hàng thuỷ
sản của Việt Nam sang thị trường EU ..................................................... 62
2.5.1. Những thành tựu đạt được .............................................................. 62
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................... 63
CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY
MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU ................................................................. 65
3.1. Triển vọng, định hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủy
sản của Việt Nam sang thị trường EU ..................................................... 65
3.1.1. Triển vọng ........................................................................................ 65
3.1.2. Định hướngxuất khẩu hang thuỷ sản Việt Nam đến năm 2010 .... 68
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt nam
sang thị trường EU .................................................................................... 69
3.2.1. Các giải pháp của Chính phủ .......................................................... 69
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 2 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
3.2.2. Các giải pháp về phía Ngành, Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy
sản (VASEP), các doanh nghiệp thủy sản ................................................ 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 81

SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 3 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
- Việt Nam và EU ngày càng có quan hệ chặt chẽ về cả kinh tế và chinh
trị, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế
khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO.
- Đối với lĩnh vực kinh tế việc xuất nhập khẩu hàng thuỷ hải sản giữa
Việt Nam và EU chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch ngoại
thương giữa hai bên.
- Việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản
Việt Nam sang thị trường EU có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nhà nước
và các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
-Từ việc phân tích thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU
nhằm đề ra các giải pháp quản lý về phía nhà nước và các giải pháp thúc đẩy
xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt
Nam sang thị trường EU
- Phạm vi nghiên cứu là tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị
trường EU từ năm 2000 đên nay (2008) và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ
sản Việt Nam sang thị trường này
Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng phưương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương
pháp phân tích tổng hợp, phưong pháp thống kê, so sánh đối chiếu, quy nạp
diễn dịch để nghiên cứu đề tài.
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 4 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 phần:
- Chương I: Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá và sự cần thiết

của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU
- Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị
trường EU
- Chương III: Triển vọng, định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU.

SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 5 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
HÀNG HOÁ VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT
KHẨU HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG EU
1.1. Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa
1.1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hóa
* Khái niệm về xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động ngoại thương của một quốc gia,
trong đó có sự di chuyển hàng hóa và dịch vụ sang quốc gia khác để bán.
* Vai trò của xuất khẩu hàng hóa
- Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu
và tích lũy phát triển sản xuất
Hoạt động xuất khẩu kích thích cho các ngành kinh tế phát triển, góp
phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất,tăng thu nhập cho nền kinh tế...
Ngoại tệ thu được từ xuất khẩu sẽ là nguồn vốn quan trọng để mua máy móc,
thiết bị, công nghệ... phục vụ cho sản xuất, cho sự nghiệp công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước. Đồng thời đây cũng là nguồn dự trữ ngoại tệ quan
trọng, là điều kiện cần thiết để giúp cho quá trình ổn định nội tệ và chống lạm
phát.
- Xuất khẩu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Xuất khẩu tạo ra khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng
lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế nhằm cải tạo
nâng cao năng lực sản xuất, từ đó sản xuất thêm nhiều sản phẩm chất lượng

cao hơn góp phần cho tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Ngoài ra, để hàng
xuất khẩu cạnh tranh được với thị trường về giá cả và chất lượng đòi hỏi phải
tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích ứng được với thay
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 6 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
đổi của thị trường. Do đó xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp ngày càng
phát triển kéo theo sự phát triển nền kinh tế của đất nước.
- Xuất khẩu đóng vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghiệp
sản xuất
- Xuất khẩu có vai trò chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy móc và
những nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước.
- Xuất khẩu được đẩy mạnh sẽ tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế
ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh
của đất nước
Theo lý thuyết thương mại thì các quốc gia nên tập trung chuyên môn
hóa sản xuất những sản phẩm mình có lợi thế sau đó trao đổi với quốc gia
khác. Sau đó xuất khẩu lại có vai trò tác động trở lại làm sức cạnh tranh của
hàng hóa được nâng lên, tăng trưởng kinh tế trở nên ổn định và bền vững và
hơn nhờ các nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả hơn.
- Xuất khẩu làm cho sản phẩm sản xuất của một quốc gia sẽ tăng thông
qua việc mở rộng thị trường tiêu thụ ra thị trường thế giới.
Hoạt động sản xuất của quốc gia phát triển không những đáp ứng được
nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài các mặt hàng mà quốc
gia đó có lợi thế. Ngoài ra, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu tạo điều kiện
cho ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi như là các ngành cung cấp
nguyên liệu đầu vào, ngành công nghiệp chế tạo thiết bị, ngành công nghiệp
phụ trợ hàng xuất khẩu. Như vậy, các sản phẩm sản xuất của quốc gia sẽ tăng
lên nhờ hoạt động xuất khẩu.
- Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ có tác động tích cực đến việc nâng cao mức
sống của nhân dân, giải quyết vấn đề việc làm.

Khi sản xuất phát triển, nhiều sản phẩm được xuất khẩu, quy mô sản
xuất tăng lên, thu hút nhiều yếu tố đầu vào hơn trong đó có yếu tố lao động.
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 7 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
Người lao động có việc làm nên có thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu phục
vụ đời sống và đáp ứng ngày càng phong phú nhu cầu của người dân. Họ có
cơ hội để lựa chọn đa dạng sản phẩm, tiếp cận những sản phẩm tốt, chất
lượng cao. Đồng thời, xuất khẩu còn tác động tích cực đến trình độ tay nghề
của người sản xuất và thay đổi thói quen tiêu dùng.
- Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các
nhà nước, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.
Quan hệ ngoại giao là cơ sở cho các hoạt động thương mại phát triển
trong đó có xuất khẩu. Khi các quan hệ thương mại phát triển thì việc xuất
khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế gắn liền với nó là xuất xứ của sản phẩm.
Sản phẩm xuất khẩu ngày càng phát triển thì vị trí của quốc gia đó trên trường
quốc tế ngày càng được nâng cao. Mỗi bước phát triển của sản phẩm xuất
khẩu là một bước tăng cường địa vị kinh tế của quốc gia đó.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa
* Yếu tố về vốn
Vốn là yếu tố vô cùng quan trọng mà bất cứ hoạt động sản xuất kinh
doanh nào cũng cần phải có. Vốn dùng để xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng
cho sản xuất, mua nguyên liệu đầu vào, thuê nhân công...Vốn có thể là từ
nguồn vốn chủ sở hữu, vốn góp của các cổ đông, vốn vay từ ngân hàng, các tổ
chức tín dụng, từ các nguồn khác...
* Yếu tố lao động
Lao động là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất.
Lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu thủy sản đòi hỏi
trình độ không quá cao trong đánh bắt thủy sản. Trong nuôi trồng, chế biến,
kiểm tra chất lượng hàng thủy sản đòi hỏi trình độ cao hơn. Nguồn nhân lực
nước ta dồi dào, đa số các ngư dân có tay nghề trên ngư trường.

SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 8 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
* Yếu tố nguyên liệu
Nguyên liệu cũng là một trong những yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng
trong hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu nói chung và hoạt động sản xuất
hàng thủy sản xuất khẩu nói riêng. Nguyên liệu cho hàng thủy sản phải tươi,
đảm bảo về chất lượng cao vì nhiều thị trường rất khắt khe trong vấn đề kiểm
tra. Nguồn nguyên liệu có thể đánh bắt ngoài biển hoặc do ngư dân nuôi
trồng.
* Yếu tố kinh tế
Muốn xuất khẩu được thì phải có người tiêu dùng hay còn gọi là sức
mua. Sức mua lại này lại ảnh hưởng bởi các thông số kinh tế như thu nhập,
chi phí sinh hoạt, lãi suất và kết cấu tiết kiệm của một quốc gia. Một yếu tố cơ
bản được phản ánh kích thước của thị trường tiềm năng đó là dân số, quan
trọng hơn là so sánh tốc độ tăng GNP với tốc độ tăng dân số để dự đoán khả
năng mở rộng thị trường của quốc gia đó. Đồng thời các nhà nghiên cứu thị
trường nước ngoài còn phải chú ý đến mức phân phối theo tuổi, mật độ, sự
phân bố, đặc tính phân phối thu nhập.
Tùy vào trình độ phát triển của quốc gia mà hoạt động xuất khẩu phát
triển mạnh hay không. Những quốc gia mà nền kinh tế chỉ đáp ứng nhu cầu
của người dân để tồn tại thì cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của các công ty
ít. Còn các quốc gia thường xuất khẩu nguyên liệu thô, có nền kinh tế đang
công nghiệp hóa hay đang công nghiệp sẽ tạo điều kiện triển vọng, mở ra
nhiều thời cơ cho các công ty kinh doanh quốc tế. Do vậy, những nhà xuất
khẩu này có thể dự đoán tình hình thị trường quốc tế sẽ giúp họ giảm được
những chi phí không đáng có và vượt qua được những biến động kinh tế.
* Môi trường văn hóa- xã hội
Đây là môi trường hình thành các niềm tin cơ bản, các giá trị và những
tiêu chuẩn, đồng thời đây cũng là nơi xác định mối quan hệ giữa người với
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 9 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
người. Các đặc tính văn hóa ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh quốc tế

ở những khía cạnh sau:
- Tính bền vững của những giá trị văn hóa cốt lõi: Người dân trong bất
cứ một xã hội nào cũng lưu giữ một số giá trị và niềm tin, chúng mang tính
bất di bất dịch khá cao. Do đó các nhà xuất khẩu khi xuất khẩu phải lựa chọn
các mặt hàng phù hợp với họ, phải thích nghi hóa. Còn để tiêu chuẩn hóa thì
đòi hỏi rất cao về mặt sản phẩm cũng như tài chính của công ty để thay đổi
họ.
- Các tiểu văn hóa và sự biến chuyển trong các giá trị văn hóa thứ cấp:
Tùy từng nơi mà có thể theo tôn giáo, phật giáo... Những ngôn ngữ khác nhau
trong cùng một quốc gia sẽ dẫn tới những bản sắc văn hóa của từng dân tộc và
những phong tục tập quán khác nhau. Mặc dù các giá trị văn hóa khá bền
vững, những biến đổi văn hóa cũng có thể xảy ra do đó nhà xuất khẩu phải
phán đoán những thay đổi sẽ xảy ra để chọn những tiểu văn hóa làm thị
trường trọng điểm của mình.
* Môi trường chính trị - pháp luật
Môi trường này có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn mặt hàng và thị
trường xuất khẩu. Nếu nhà xuất khẩu sang một thị trường mà chính trị đầy
biến động thì nhà xuất khẩu sẽ gặp rất nhiều rủi ro về vận chuyển, thanh
toán... Vì vậy các nhà xuất khẩu thường chọn thị trường có môi trường chính
trị ổn định.
Môi trường pháp lý cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu
nên nhà xuất khẩu quan tâm không chỉ là pháp luật ở nước mình mà còn pháp
luật ở nước xuất khẩu đến. Có pháp luật nước nhập khẩu quy định những mặt
hàng nào được và không được xuất khẩu (nước đến là nước nhập khẩu) và có
những quy định gì về vệ sinh an toàn hay không, những mặt hàng nào phải
xin phép, môi trường pháp lý có ổn định không, thuận lợi không,...
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 10 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
Đặc biệt là định hướng xuất khẩu và các công cụ quản lý xuất khẩu của
nhà nước. Nhà xuất khẩu cần phải nghiên cứu yếu tố này, vì nó ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi ích nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu sẽ biết được mặt hàng nào

được ưu tiên hay không được ưu tiên. Những mặt hàng nào nằm trong định
hướng xuất khẩu sẽ được chính phủ tạo điều kiện thuận lợi hơn, hay những thị
trường mà chính phủ đang coi là cần phát triển, mở rộng thì có những ưu đãi
đặc biệt thông qua những công cụ quản lý xuất khẩu của nhà nước. Các công
cụ biện pháp mà các nước thường sử dụng là:
- Thuế xuất khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất
khẩu của mỗi quốc gia. Do vậy loại thuế này có tác động rất lớn đến giá cả
hàng hóa xuất khẩu và ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp xuất khẩu. Vì thế mà các doanh nghiệp quan tâm đến loại thuế này.
Thuế quan là một loại công cụ quan trọng mà chính phủ dùng để khuyến
khích hay hạn chế nhập khẩu.
- Công cụ phi thuế quan
Cũng giống như công cụ thuế, công cụ phi thuế quan là một trong những
công cụ quan trọng mà chính phủ dùng để khuyến khích hay hạn chế xuất
khẩu, nhập khẩu.
+ Hạn nghạch
Là những quy định của nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng
hay một nhóm hàng được phép xuất khẩu hay nhập khẩu từ một thị trường
trong một thời gian nhất định thông qua hình thức giấy phép.
Công cụ này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của
nhà xuất khẩu. Vì khi nước xuất khẩu đưa ra số lượng hàng hóa đươc xuất
khẩu hay nước nhập khẩu đưa ra hạn nghạch nhập khẩu thì đều làm hạn chế
hàng hóa xuất khẩu.
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 11 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
+ Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Là biện pháp hạn chế xuất khẩu mà theo đó một quốc gia nhập khẩu đòi
hỏi quốc gia xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện, nếu không sẽ bị
trả đũa.
+ Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
Đây là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường, an toàn lao

động, bao bì đóng gói, đặc biệt là các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường sinh thái.
Trong giai đoạn hiện nay khi các rào cản thương mại đang dần được xóa bỏ
thì công cụ đang được nhiều quốc gia khai thác để bảo vệ cho nền sản xuất
của nước mình. Vì vậy các nhà xuất khẩu cần phải có thông tin đầy đủ về các
quy định này, đảm bảo chất lượng.
+ Ngoài ra, nhà nước còn sử dụng các công cụ khác như: xúc tiến thương
mại, tỷ giá hối đoái, áp dụng các biện pháp chống phá giá.
Tất cả những điều này đòi hỏi nhà xuất khẩu quan tâm để hạn chế hay
tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra. Đây là một trong những yếu tố mà nhà xuất khẩu
cần quan tâm đặc biệt quan tâm ngay từ khi lựa chọn mặt hàng, thị trường
xuất khẩu.
* Yếu tố cạnh tranh
Trong giai đoạn hiện nay, các quốc gia đều tiến hành mở cửa để hội nhập
kinh tế quốc tế. Thương mại tự do ngày càng phát triển, các rào cản thương
mại ngày càng giảm. Các hiệp định song phương, đa phương tạo điều kiện
thuận lợi cho hàng hóa nước ngoài tràn vào. Vì vậy nhà xuất khẩu sang một
nước sẽ gặp không ít các đối thủ cạnh tranh, các đối thủ có thể là các tập đoàn
kinh tế lớn đa quốc gia, xuyên quốc gia có khả năng cạnh tranh rất cao. Các
nhà xuất khẩu nếu không xem xét đến yếu tố cạnh tranh, các đối thủ cạnh
tranh và khả năng của mình có thì rất khó có thể xâm nhập thị trường đó một
cách suôn sẻ.
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 12 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam
* Nuôi trồng thủy sản
- Con giống
+ Phần lớn giống các loài nuôi như tôm hùm, sò và nghêu đều khai thác
từ tự nhiên.
+ Trái lại, trai lấy ngọc có nguồn giống nhân tạo là chủ yếu, nhờ công
nghệ tiên tiến của Nhật Bản chuyển giao cho một số liên doanh với Việt Nam.

Sinh sản nhân tạo tuy đã thành công nhưng đang trong giai đoạn sản xuất
thử nghiệm và từng bước chuyển giao công nghệ nên chưa thực sự đáp ứng
đủ giống cho nuôi đại trà.
Các loài cá nuôi biển cũng chủ yếu khai thác giống từ tự nhiên hoặc
nhập khẩu từ nước ngoài. Do thiếu nguồn giống các loài nên việc nhập khẩu
con giống là tất yếu. Tuy nhiên, việc kiểm dịch con giống còn rất hạn chế, gần
như chưa kiểm soát và loại trừ hết con giống mang mầm bệnh.
- Hình thức nuôi:
+ Nuôi biển đang là một hướng mở mới cho Ngành Thuỷ sản. Các hình
thức nuôi lồng, bè trên biển với các đối tượng nuôi như tôm hùm, cá giò, cá
mú, cá tráp, trai ngọc... là tiền đề ban đầu để đẩy mạnh nghề nuôi biển trong
thời gian tới.
+ Nuôi thuỷ sản nước ngọt đang phát triển rất mạnh. Từ sản xuất nhỏ tự
túc, nuôi nước ngọt đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, đặc biệt trong nhiều
năm gần đây, nghề nuôi cá tra, cá basa đã trở thành một lĩnh vực sản xuất đã
đem lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị xuất khẩu lớn.
+ Nuôi thuỷ sản cũng đã phát triển tới tận các vùng sâu, vùng xa, không
chỉ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm, mà còn
góp phần xoá đói giảm nghèo.
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 13 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
- Diện tích nuôi
Diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ vẫn tiếp tục tăng, nhưng đã chậm
lại, diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt có xu hướng giảm do nhiều ao, hồ
nhỏ bị san lấp cho mục đích xây dựng.
- Thức ăn
Hiện nay, thức ăn công nghiệp chủ yếu phục vụ cho nuôi tôm. Về cơ
bản, các nhà máy hiện đại, có công suất lớn như Cargill của Mỹ, Pronconco-
Pháp, CP-Thái Lan, Công ty phát triển nguồn lợi thuỷ sản Đà Nẵng… đã đáp
ứng đủ lượng thức ăn nuôi tôm.
Nuôi cá biển và tôm hùm hầu như không dùng thức ăn công nghiệp mà

phần lớn là thức ăn tự chế từ cá tạp.
- Môi trường và dịch bệnh
Tại các vùng nuôi phát triển, môi trường và dịch bệnh là vấn đề khó
khăn nhất mà các nhà quản lý cũng như các chủ cơ sở, hộ nuôi rất khó kiểm
soát và hoàn toàn bị động khi đối phó. Có những thời điểm đã gây thiệt hại
lớn cho nghề nuôi, trong đó nghề nuôi tôm sú và tôm hùm bị ảnh hưởng khá
lớn.
- Công nghệ nuôi
Công nghệ nuôi nhìn chung đang ở trình độ thấp. Thiết bị lồng bè chủ
yếu là tự tạo, lắp ghép bằng vật liệu sẵn có, chưa có thiết bị chuyên dụng. Các
hệ thống lồng bè quy mô công nghiệp mới chỉ đưa vào thí nghiệm, chưa có
sức thuyết phục để phát triển đại trà. Chưa hình thành các yếu tố công nghiệp
phụ trợ như phương tiện vận chuyển, hệ thống sản xuất thức ăn, thiết bị phân
tích môi trường, kiểm soát dịch bệnh tại chỗ.
- Thị trường
Thị trường cho hải sản nuôi biển còn rất bấp bênh, phụ thuộc chủ yếu
vào thị trường Hồng Kông, Bắc Đài Loan và Nam Xingapo. Thị trường nội
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 14 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
địa trở thành nguồn thu hút chính các sản phẩm nuôi biển, gắn với việc đáp
ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch.
- Các yếu tố khác
Môi trường, khí hậu và thời tiết là những yếu tố tác động mạnh đến nghề
nuôi biển, vì có thể gây sốc mạnh cho các đối tượng nuôi và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường nuôi.
* Khai thác thủy sản
- Tàu thuyền đánh cá
Tàu thuyền khai thác phần lớn là loại vỏ gỗ. Các loại tàu vỏ thép, xi
măng lưới thép, composite chiếm tỷ lệ không đáng kể. Những năm gần đây,
số lượng tàu thuyền máy tăng nhanh, trong khi đó, thuyền thủ công giảm dần..
- Lao động trong khai thác hải sản

Phần lớn lao động đều có kinh nghiệm đi biển, thành thạo nghề, chịu
được sóng gió. Tuy nhiên, thanh niên vùng ven biển đang có xu hướng không
muốn theo nghề khai thác, vì cường độ lao động cao, năng suất đánh bắt thấp
và thu nhập giảm. Việc đẩy mạnh khai thác xa bờ đang gặp khó khăn về
nguồn nhân lực. Đội ngũ thuyền trưởng, thuỷ thủ giỏi, có trình độ và kỹ thuật
khai thác xa bờ rất thiếu, nhất là các tỉnh Bắc Bộ và Nam Bộ, dẫn tới nhiều
nơi tàu đã đóng xong nhưng không tuyển được người có đủ trình độ ra khơi.
-Khu vực khai thác
+ Ở hồ
Việt Nam có trên 200.000 ha mặt nước hồ, trong đó diện tích hồ tự
nhiên trên 20.000 ha, còn lại là hồ chứa.
+ Ở vùng trũng ngập nước
Các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ không có vùng trũng ngập nước lớn. Vùng
đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng ngập nước theo mùa rất lớn.
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 15 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
+ Ở trên sông
Nước ta có hàng ngàn sông, rạch. Trước đây, nguồn lợi cá sông rất
phong phú. Do khai thác quá mức, nên nguồn cá sông đã cạn kiệt.
* Chế biến thủy sản
- Nguồn nguyên liệu và cơ cấu sử dụng nguyên liệu cho chế biến thủy sản
Do tổng sản lượng thuỷ sản tăng mạnh và công nghệ chế biến, thói quen
tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi nên lượng nguyên liệu được đưa vào chế
biến ngày càng nhiều.
- Chất lượng nguyên liệu
Nguyên liệu hải sản được đánh bắt từ nhiều loại tàu và ngư cụ khác nhau
do đó sản phẩm đánh bắt được cũng có những đặc tính khác nhau. Nguyên
liệu hải sản thường bị xuống cấp chất lượng do phương tiện và đầu tư cho
khâu bảo quản còn quá ít, quá thô sơ. Các loại nguyên liệu từ nuôi trồng nước
ngọt, lợ do gần nơi tiêu thụ hoặc là chủ động khai thác nên được đưa trực tiếp
ra thị trường hoặc vào thẳng các nhà máy chế biến, hầu như không qua xử lý

bảo quản, chúng thường đảm bảo độ tươi, chất lượng tốt.
- Các cơ sở vật chất kỹ thuật và sự phân bố theo vùng nguyên liệu của
công nghiệp chế biến thủy sản
Cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành chế biến thuỷ sản phát triển khá
nhanh. Phần lớn cơ sở chế biến thủy sản hiện nay đã ngang với trình độ công
nghệ của các nước trong khu vực và đã bước đầu tiếp cận được với trình độ
công nghệ của thế giới.
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 16 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
* Xuất khẩu thủy sản
- Nguồn nguyên liệu xuất khẩu
Các đơn vị xuất khẩu thuỷ sản trong vùng chưa thực sự năng động đổi
mới, tìm kiếm thị trường, cộng thêm nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng và chế
biến không đảm bảo chất lượng.
- Chất lượng hàng xuất khẩu
Những năm gần đây, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu quan
tâm nhiều đến đầu tư thiết bị sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm
tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu
Mặt khác, các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh thực phẩm đang được các
nước áp dụng gắt gao nên các đơn vị chế biến thủy sản ngày càng gặp nhiều
khó khăn hơn.
- Đăng ký nhãn hiệu và thương hiệu hàng thuỷ sản
Vấn đề này cũng chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài nước mắm Phú
Quốc, chưa có nhãn hiệu hàng hoá nào được đăng ký chính thức trên thị
trường thế giới. Nếu có nhãn hiệu và thương hiệu chắc chắn sẽ tránh được
nhiều rắc rối và nâng cao được uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam trên
thương trường.
1.3. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị
trường EU
Hiện Việt Nam đã được xếp vào vị trí thứ 7 về xuất khẩu thủy sản trên
thế giới và là một trong những cường quốc về thủy sản. Việt Nam có nhiều

tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về
nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Tốc độ phát triển trong hoạt động
Xuất khẩu thủy sản là rất lớn, hứa hẹn nhiều cơ hội cho các Doanh nghiệp chế
biến thủy sản phát triển... Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với các
nước thành viên và với thể chế EU đã hình thành từ lâu. EU là một đối tác
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 17 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
quan trọng của Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác thương mại, trong đó có
xuất khẩu thủy sản. Việc gia nhập WTO đã mang lại nhiều thuận lợi cho các
doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Sự ưu đãi về thuế quan, giảm hàng rào phi
thuế quan, bình đẳng hơn trong tranh chấp thương mại... sẽ tạo điều kiện cho
các sản phẩm thủy sản của Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh để xâm nhập
vào thị trường EU.
1.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc - nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất
trên thế giới
Tổng giá trị thương mại thuỷ sản của Trung Quốc năm 2007 ước đạt
12,6 tỉ USD, trong đó, nhập khẩu đạt 3,6 tỉ USD và xuất khẩu đạt 9 tỉ USD,
tăng lần lượt, 7%, 13% và 5% so với năm 2006. Thặng dư thương mại đạt 5,4
tỉ USD, tương đương với mức năm 2006. Năm 2007, thuỷ sản tiếp tục là mặt
hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Mặc dù vậy, năm 2007,
khối lượng xuất khẩu thuỷ sản của Trung Quốc chỉ tăng gần 3%, thấp hơn
nhiều so với mức 17% năm 2006. Nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt giảm này
là Mỹ thắt chặt kiểm soát nhập khẩu kể từ tháng 6/2007 sau khi thuỷ sản của
Trung Quốc phải đối mặt với nhiều đợt thanh tra của các nước nhập khẩu lớn
trên thế giới.
Tiếp tục tăng nhập khẩu để chế biến
Nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc tiếp tục đà tăng trưởng từ mức 2,4
triệu tấn năm 2007, tăng 9% so với năm 2006. Kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản
đạt 3,6 tỉ USD, tăng 13% so với năm 2006, thuỷ sản chế biến chiếm tới 40%
tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Trung Quốc. Nhập khẩu để tiêu thụ nội địa
cũng tăng nhưng với tốc độ khá chậm.

Chính phủ Trung Quốc đã có chủ trương rất rõ ràng về việc ưu tiên mở
rộng ngành chế biến để tạo việc làm cho người lao động. 10 tháng đầu năm
2007, Trung Quốc nhập khẩu 1,95 triệu tấn thuỷ sản, tăng so với 1,77 triệu
tấn năm 2006, phần lớn được chế biến và tái xuất khẩu. Trong đó, nhập khẩu
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 18 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
các loài thân mềm tăng 21%, chiếm 11% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản, thuỷ
sản đông lạnh tăng 9%, chiếm 75% tổng giá trị nhập khẩu. Nga sẽ tiếp tục là
nhà cung cấp thuỷ sản hàng đầu cho Trung Quốc. Vị trí này đã được duy trì
liên tiếp trong 7 năm qua. Tiếp theo là Mỹ và Nhật. Năm 2007, nhập khẩu
thuỷ sản từ Nga vượt 1,3 tỉ USD, tăng 11% so với năm trước, chiếm 38%
tổng nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc. Nhập khẩu từ Mỹ tiếp tục tăng
trong năm 2007. Tổng giá trị nhập khẩu từ Mỹ ước đạt 450 triệu USD, tăng
10% so với năm 2006. Mỹ là nhà cung cấp thuỷ sản lớn thứ 2 cho Trung
Quốc kể từ năm 2004. Thuỷ sản đông lạnh là mặt hàng nhập khẩu chủ lực của
Trung Quốc với các loài gồm cá bơn (giá trị nhập khẩu đạt 123 triệu USD), cá
hồi (113 triệu USD), cá tuyết (58 triệu USD), và nhuyễn thể (30 triệu USD).
Nhập khẩu cá hồi từ Mỹ năm 2007 tăng mạnh (60%), đạt 125 triệu USD do
nhu cầu chế biến và nhu cầu tiêu thụ nội địa loài thuỷ sản này tăng cao. Nhiều
người tin rằng, Trung Quốc sẽ trở thành một trong những thị truờng tiêu thụ
cá hồi lớn nhất trên thế giới trong tương lai. Ngoài ra, nhu cầu đối với các sản
phẩm chất lượng cao và có nguồn gốc tự nhiên của Trung Quốc dự kiến sẽ
tăng nhanh chóng với thu nhập tăng và vấn đề sức khoẻ ngày càng được coi
trọng.
Xuất khẩu các sản phẩm thủy sản GTGT tiếp tục tăng
Năm 2007 theo Thông tin từ Bộ thuỷ sản Trung Quốc, kim ngạch xuất
khẩu thuỷ sản của Trung Quốc, tăng 5% so với 8,6 tỉ USD năm 2006 nhưng
vẫn thấp hơn mức tăng trưởng 14% của 2 năm trước đây. 3 mặt hàng thuỷ sản
xuất khẩu chính của Trung Quốc gồm philê cá (HS code 0304), giáp xác chế
biến sẵn hoặc đóng túi và nhuyễn thể (HS Code 1605), và cá và trứng cá chế
biến sẵn hoặc đóng gói (HS Code 1604). Các mặt hàng này chiếm 79% tổng

giá trị xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm cá và trứng cá chế biến sẵn
hoặc đóng túi tăng 23%, cao hơn mức tăng 7% của xuất khẩu các sản phẩm
philê, phản ánh rõ xu hướng tăng thêm giá trị cho các sản phẩm của ngành
chế biến thuỷ sản Trung Quốc. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên thế
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 19 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
giới, ngành thuỷ sản của Trung Quốc sẽ tiếp tục phát huy xu hướng này trong
tương lai thông qua cải tiến công nghệ và phương thức quản lý. Cơ cấu các
mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc năm 2007 có nhiều thay đổi. 10 tháng
đầu năm, xuất khẩu tôm của nước này giảm 4%, do xuất khẩu sang Mỹ sụt
giảm mạnh từ 243 triệu USD năm 2006 xuống còn 136 triệu USD. Trong khi
đó, xuất khẩu sang Châu Á, và các nước khu vực Thái Bình Dương như Hàn
Quốc, Malaixia, Ôxtrâylia, Đài Loan tăng 26%, đạt 232 triệu USD. Xuất khẩu
sang Nhật vẫn giữ mức tăng trưởng khá và giúp Nhật duy trì vị trí nhà nhập
khẩu thuỷ sản số một. Năm 2007, xuất khẩu cá rôphi của Trung Quốc tăng
trưởng ngoạn mục. 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cá rôphi của nước
này đạt 369 triệu USD. Xuất khẩu rôphi chế biến sẵn có bảo quản đạt 153.887
tấn, tăng 694% so với cả năm 2006, chiếm 94% tổng giá trị xuất khẩu rôphi
của nước này. Trong khi đó, xuất khẩu philê rôphi giảm mạnh, từ 85 triệu
USD năm 2006 xuống còn 10 triệu USD năm 2007. Như vậy, xu hướng tập
trung vào các sản phẩm giá trị gia tăng ngày càng rõ nét. Mỹ là nước tiêu thụ
nhiều nhất cá rôphi Trung Quốc, chiếm 62% giá trị xuất khẩu và 58% về khối
lượng. Ngoài ra, Nga cũng là thị trường tiêu thụ tiềm năng mặt hàng thuỷ sản
này của Trung Quốc với giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt trên 45 triệu
USD. Xuất khẩu tôm sông của Trung Quốc năm 2007 giảm xuống còn 150
triệu USD. Xuất khẩu sang các thị trường chính như Bỉ, Đan Mạch giảm
tương ứng 59% và 15%. Xuất khẩu sang Mỹ cũng không tăng. Xuất khẩu cá
chình của Trung Quốc trong năm này tăng 4% về giá trị. Xuất khẩu sang Nhật
ổn định và tăng mạnh xuất khẩu sang Nga và Hồng Kông. (Bộ Ngoại giao
Trung Quốc)
Mở rộng thị trường xuất khẩu

Năm 2007, Trung Quốc đã mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản sang
15 quốc gia khác với tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 100 triệu USD. Nhật là thị
trường nhập khẩu lớn nhất, tiếp theo là Mỹ và Hàn Quốc. Các sản phẩm chính
xuất khấu sang Mỹ là philê cá, cá rôphi, và tôm sông chiếm lần lượt 27%,
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 20 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
62% và 83% tổng giá trị xuất khẩu sang nước này.(Nguồn: Báo Công
Thương). Tổng giá trị thương mại thuỷ sản của Trung Quốc năm 2007 đạt
12,6 tỉ USD, trong đó, nhập khẩu đạt 3,6 tỉ USD và xuất khẩu đạt 9 tỉ USD,
tăng lần lượt, 7%, 13% và 5% so với năm 2006. Thặng dư thương mại đạt 5,4
tỉ USD, tương đương với mức năm 2006. Năm 2007, thuỷ sản tiếp tục là mặt
hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 21 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ
SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
2.1. Tổng quan về thị trường thuỷ sản EU
2.1.1. Đặc điểm thị trường EU
- Về kinh tế
EU với 27 nước thành viên có tổng diện tích khoảng 4 triệu km2, dân số
gần 500 triệu người, GDP khoảng 13.000 tỷ USD, bình quân đầu người
29.000 USD/năm (số liệu năm 2006), là khu vực phát triển kinh tế cao.
EU thực hiện một chính sách thương mại chung trong toàn khối và áp
dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch bằng hàng rào phi thuế quan (tiêu chuẩn
kỹ thuật, kiểm soát chất lượng…), thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ
cấp… Các thoả thuận thương mại của EU với các đối tác ngoài khối có thể
được gắn với các yêu cầu phi thương mại như bảo vệ môi trường, điều kiện
lao động, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thậm chí cả vấn đề nhân
quyền. Ngay cả việc dành ưu đãi GSP cho các nước đang phát triển cũng
được EU gắn với các vấn đề chính trị.
EU sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp dựa trên các
nguyên tắc “minh bạch hoá và cạnh tranh công bằng”. Một số chính sách sẽ

được áp dụng nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh
doanh thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, tăng khả năng tiếp cận vốn, trợ giúp tài chính và nguồn lao động
cho các doanh nghiệp, gắn mọi hoạt động với nghĩa vụ bảo vệ môi sinh. Đây
cũng là mục tiêu trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của EU
giai đoạn 2007 – 2013.
EU rất cứng rắn trong các tranh chấp thương mại và thắt chặt quản lý
chất lượng hàng hoá nhập khẩu, kể cả với các đối tác lớn và quan trọng như
Mỹ, Nga, Trung Quốc. Trong thương mại quốc tế, bên cạnh mục tiêu hướng
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 22 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
tới tự do hoá thương mại toàn cầu, EU sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cân
bằng thương mại được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép, như
chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu…
Trước đây, EU chủ trương chỉ tập trung vào quá trình tự do hóa thương
mại toàn cầu trong khuôn khổ WTO. Nhưng gần đây, EU đã phải chấp nhận
xu thế tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại song phương và khu vực qua
việc tham gia đàm phán ký kết một số thỏa thuận, như: Hiệp định thương mại
với 78 nước ACP (châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương); thoả thuận hợp tác
kinh tế xuyên Đại Tây Dương và Hiệp định “Bầu trời mở” với Mỹ; khởi động
đàm phán các khu vực mậu dịch tự do (FTA) với Hàn Quốc, Ấn Độ, ASEAN
và Trung Mỹ; tăng cường hợp tác năng lượng với các nước Trung Á và
Balkan; thiết lập quan hệ "đối tác chiến lược" toàn diện với Brasil...
EU là một trong những khu vực đầu tư ra nước ngoài cũng như thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất trên thế giới.
Xu thế từ nhiều năm nay là EU nhập siêu đối với hầu hết các nước, trừ
Mỹ vẫn đang tiếp tục. Trong đó, nhập siêu từ Trung Quốc luôn lớn nhất,
chiếm gần 60% tổng nhập siêu của EU.
Do có trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, những mặt
hàng mà các nước EU có thế mạnh và có tính cạnh tranh cao hầu hết thuộc
các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, hoá chất, giao thông vận tải, hàng

không, dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp, thực phẩm, đồ uống và dịch vụ có hàm
lượng chất xám và giá trị gia tăng lớn… Nhu cầu nhập khẩu của EU phần lớn
là nguyên, nhiên vật liệu, hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, may mặc, thuỷ
sản, nông sản, lương thực…
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 23 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
Bảng 2.1: Trao đổi thương mại của EU đến hết tháng 4/2008
Đơn vị: tỉ Euro
EU xuất khẩu EU nhậpkhẩu Cán cân
Mỹ 83,5 62,0 21,5
Nga 32,9 57,6 -24,6
Nhật 14,5 26,4 -11,9
Hàn Quốc 9,0 13,1 -4,1
Trung Quốc 25,7 74,6 -48,9
ASEAN 18,5 25,7 -7,2
(nguồn Eurostat)
Do chưa được EU công nhận có nền kinh tế thị trường nên hàng hoá của
Việt Nam chưa được hưởng hoàn toàn lợi ích của việc là thành viên WTO và
phần nào bị đối xử kém thuận lợi so với một số nước khác, đặc biệt là trong
các vụ kiện bán phá giá.
EU đã bắt đầu sử dụng vấn đề bảo vệ môi trường để hạn chế nhập khẩu
một số loại hàng hóa nguồn gốc thiên nhiên. Điển hình là việc Tây Ban Nha
và Bồ Đào Nha không cho cá kiếm của Việt Nam nhập khẩu từ tháng
12/2007 với lý do Việt Nam chưa phải là thành viên của Ủy ban Nghề cá Tây
và Trung Thái Bình Dương (WCPFC).
- Về văn hóa, thị hiếu tiêu dùng
Với gần 500 triệu người tiêu dùng có mức thu nhập cao, EU luôn là một
thị trường lớn và khó tính. Người tiêu dùng EU có thị hiếu thay đổi nhanh,
yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa, vệ sinh môi trường, nhãn mác, bao bì...
Các doanh nghiệp nước ngoài muốn thâm nhập được thị trường EU phải có
khả năng cạnh tranh cao và trình độ kinh doanh chuyên nghiệp.

Những thay đổi về xu hướng tiêu thụ là do những thay đổi về sở thích
của người tiêu dùng và trong cơ cấu cung cấp sản phẩm. Vai trò của các siêu
thị ngày càng tăng đã khiến cho thuỷ sản được quan tâm nhiều hơn. Hơn nữa,
ngành thuỷ sản của các nước đã mở rộng chủng loại sản phẩm, mang lại thành
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 24 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
công trong việc giới thiệu các sản phẩm mới như cá hồi nuôi và cá vược sông
Nile với lợi ích kinh tế và sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng.
- Người tiêu dùng ngày càng hướng tới các sản phẩm có lợi cho sức
khoẻ, thích ứng với dạng sản phẩm an toàn. Họ thích các sản phẩm ít béo và
có giá trị dinh dưỡng cao. Thuỷ sản có hàm lượng prôtêin, các vitamin và chất
khoáng cao thích hợp cho nhu cầu này. Ngoài ra, các sản phẩm thuỷ sản có
chất lượng thường đóng vai trò chống lại các nguy cơ về sức khoẻ.
- Người tiêu dùng ngày càng hướng tới sự thuận tiện. Trong những thập
kỷ gần đây, thời gian dành cho mua sắm và chế biến món ăn đã bị rút ngắn.
Vai trò của phụ nữ trong xã hội ngày càng tăng, nhiều hộ gia đình bận rộn với
công việc. Vì vậy, nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng và dễ chế biến sẵn cũng
tăng lên.
- Người tiêu dùng quan tâm hơn đến giá: Khoảng 2 năm trở lại đây, một
số nước (Hà Lan, Anh và Pháp) đã trải qua thời kỳ gọi là chiến tranh về giá
giữa các nhà bán lẻ. Ðức luôn được xem là thị trường quan tâm tới giá cả. Giá
cả tăng khiến người tiêu dùng chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm có giá thấp
hơn. Trong môi trường cạnh tranh, nhu cầu cho các sản phẩm đơn giản và giá
rẻ được thể hiện rõ nét và thành công của các sản phẩm cá vược sông Nile, cá
rô phi và cá tra, ba sa của Việt Nam.
- Người tiêu dùng ở những nước châu Âu thể hiện mối quan tâm của
mình về các hoạt động liên quan đến môi trường và xã hội của các công ty sản
xuất thực phẩm. Những người này thường thúc ép chính phủ và các công ty
quan tâm đến các vấn đề này. Một số vấn đề họ quan tâm đến nhiều nhất là:
+ Sự khai thác quá mức các ngư trường, sự suy thoái trữ lượng thuỷ sản
và sự cạnh tranh giữa các hoạt động khai thác và bảo tồn thiên nhiên.

+ Các vấn đề về vệ sinh và môi trường khi nuôi như sử dụng kháng sinh,
ô nhiễm nguồn nước, sử dụng cá làm thức ăn động vật.
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu 25 Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47

×