Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tại sao nói: “Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa đối với việc định khung hình phạt”?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.93 KB, 2 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN MƠN LUẬT HÌNH SỰ 1
Đề 8: Tại sao nói: “Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý
nghĩa đối với việc định khung hình phạt”?
Bài làm
Nhân thân của người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng
hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với
việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự (TNHS) của họ. Nhân thân
người phạm tội tuy không phải yếu tố cấu thành tội phạm (CTTP) nhưng
những đặc điểm về nhân thân của người phạm tội có thể có ý nghĩa quan
trọng trong việc xác định TNHS của người phạm tội.
Nhân thân người phạm tội tuy không phải là yếu CTTP nhưng lại có
ý nghĩa rất quan trọng trong việc quyết định khung hình phạt, là một
trong những tình tiết quyết định tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS. Các cơ
quan điều tra, truy tố và xét xử khi giải quyết các vụ án hình sự đều cần
nghiên cứu đầy đủ vấn đề nhân thân người phạm tội để tìm ra đúng
người, xét xử đúng tội.
Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa đối với việc
định tội cũng như đối với việc định khung hình phạt. Đó là những tơih
phạm mà cấu thành tội phạm cơ bản hoặc cấu thành tội phạm tăng nặng,
giảm nhẹ của những tội này có dấu hiệu phản ánh đặc điểm nào đó về
nhân thân của người phạm tội.
Ví dụ:
- CTTP cơ bản của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ đòi hỏi chủ thể
phải là mẹ của đứa trẻ đó.
- CTTP tăng nặng của tội cưỡng đoạt tài sản (Điểm e, khoản 2
Điều 170 BLHS) địi hỏi chủ thể có đặc điểm tái phạm nguy
hiểm.


- CTTP cơ bản của tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS) địi hỏi chủ
thể phải là người có chức vụ, quyền hạn.


Tài liệu tham khảo: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Bộ Luật
Hình sự 2015



×