Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.47 KB, 9 trang )

Phân tích nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích ''Hạnh phúc của một tang
gia'' (trích ''Số đỏ'' - Vũ Trọng Phụng)
Dàn ý:
1. Mở bài:
-Giới thiệu sơ lược về tác phẩm và đoạn trích.
-Khái quát nghệ thuật trào phúng thể hiện qua đoạn trích: giễu nhại để lật
tẩy tính giả dối, bịp bợm, chỉ biết làm theo đồng tiền của xã hội trưởng giả
những năm trước cách mạng.
2. Thân bài:
a. Một số đặc điểm chính về nghệ thuật trào phúng trong văn học:
-khái niệm ''trào phúng'': dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để mỉa mai, cười
nhạo người khác. Tiếng cười thường được tạo ra khi người ta phát hiện ra
mâu thuẫn trào phúng.
-Các yếu tố trào phúng: bản chất của đối tượng; sự cường điệu về việc
miêu tả đối tượng; sự sắc bén, hóm hỉnh của người thể hiện.
->Nghệ thuật trào phúng của đoạn trích được thể hiện cái kệch cỡm trong
xã hội, sự cường điệu hoá, tập trung hoá đẩy nó lên mức bất thường bằng
giọng điệu lạnh lùng, thể hiện ngòi bút châm biếm sắc sảo, có sức mạnh
vạch trần bộ mặt xã hội dưới tấm mặt nạ lố bịch.
b. Nghệ thuật trào phúng được thể hiện qua đoạn trích:
-Nhan đề: ''Hạnh phúc của một tang gia''
+hạnh phúc: niềm vui sướng của con người khi được thoả mãn ước
nguyện, viên mãn, tròn đầy.
+tang gia: hoàn cảnh đau buồn, sinh ly tử biệt.
->hàm chứa tính chất hài hước bởi sự ngược đời, oái oăm, trái khoáy và
cũng đầy tính thu hút người đọc. Nhan đề dự báo cho màn kịch sắp diễn
ra với nhiều cảnh nghịch lý gây cười, trở thành mâu thuẫn xuyên suốt với
hai trục: hạnh phúc - tang gia.
*Các bức chân dung biếm hoạ:
-Xuân tóc đỏ: tên ma cà bông chính hiệu, nhờ lừa lọc, lưu manh, được sự
hậu thuẫn của bọn dân thành thị dâm đãng, ngu dốt mà trở thành kẻ có ơn


với gia đình cụ cố Hồng (xuất hiện không nhiều trong đoạn trích nhưng chỉ
với đoạn cuối đã đánh chết toàn bộ giả dối, kệch cỡm của vở kịch)
*cụ cố Hồng:
-câu nói vô nghĩa lí: ''biết rồi, khổ lắm, nói mãi''
-ngu dốt, háo danh:
+mơ được gọi là cụ cố
+mong cụ cố Tổ chết để mặc áo xô gai, chống gậy lụ khụ cho người đời
trầm trồ bình luận.
*Ông Văn Minh:
-băn khoăn, vò đầu bứt tai trước ''hai cái tội nhỏ'' - ''một cái ơn to'' của
Xuân, thành một bộ mặt hợp thời, ''đúng cái mặt của một người lúc gia
đình đương tang gia bối rối''
*bà Văn Minh, cô Tuyết:
-coi đám tang thành sàn diễn thời trang để trưng diện những bộ váy áo
mốt nhất, tân thời nhất.
-Tuyết nhân cơ hội mặc chiếc áo ''ngây thơ'' mà ''hở cả nách và nửa vú''
chứng minh cho thiên hạ thấy mình mới mất trinh có một nửa.
*Mấy vị bạn thân của cụ cố Hồng:
-ngực đầy huy chương có dịp cảm động vì ''làn da trắng thập thò trong làn
áo voan trên cánh tay và ngực'' hơn tiếng kèn xuân nữ ai oán.
*Cậu Tú Tân:
-Đám tang là cơ hội ngàn vàng để trổ tài nhiếp ảnh: bắt mọi người tạo
dáng để chớp những khoảnh khắc đẹp.
*Những người xung quanh: hưởng niềm vui lây
-được chứng kiến cái đám ma to theo cả lối TâY, Ta
-được dịp để chim chuột, cười tình, ve vãn nhau
-hai ông cảnh sát Min đơ và Min toa có cơ hội thể hiện sự mẫn cán.
->Vũ Trọng Phụng đưa vào trang văn những hình cảnh con người gần
nhất với bản chất của họ. Bằng tiếng cười trào phúng, nhà văn dựng lên
thời đại mà con người tha hoá biến chất đến mức không còn chút liêm sỉ,

đánh mất giá trị nhân bản truyền thống của dân tộc qua các nhân mang
các nét hài hước, kệch cỡm riêng biệt. Kẻ được coi là ''văn minh'', ''Âu
hoá'' thực chất chỉ là một lũ đồi bại về đạo đức trong xã hội thượng lưu giả
dối, lố lăng, vô đạo đức.
c. Các tình huống bi hài giống như các lớp kịch trong một vở kịch bộc lộ
cái kệch cỡm, lố lăng đến nực cười:
-cảnh nhốn nháo, tấp nập nhưng lại hết sức vui vẻ trong một tang gia.
-Tuyết xúng xính trong bộ áo váy ''ngây thơ'' khiến cho mấy vị bạn vốn rất
oai vệ của cụ cố Hồng cũng không yên lòng.
-cậu Tú Tân nhảy lên các ngôi mộ, bắt mọi người tạo tư thế đẹp để chụp
ảnh.
-màn kịch đặc sắc giữa ông Phán mọc sừng và Xuân tóc đỏ ở phần cuối
khiến cho tất cả những giả dối đều bị lật tẩy.
d. Ngoài ra, Vũ Trọng Phụng còn rất thành công trong thủ pháp cường
điệu, mỉa mai, nói ngược, chơi chữ,
-cường điệu hoá cao độ và phơi bày ra hiện thực xã hội.
-những chi tiết, tình tiết đối lập nhau gay gắt nhưng cùng tồn tại trong một
đối tượng như sử dụng lối nói ngược của dân gian, vạch trần bàn chất xấu
xa của nhân vật.
-mâu thuẫn hiện ra ngay trên từng bề mặt câu chữ của nhan đề cho tới
mâu thuẫn ngay trong chính bản thân mỗi sự việc.
-bút pháp linh hoạt, biến hoá, đưa người đọc đi hết bất ngờ này tới bất
ngờ khác.
-đi theo quan điểm ''nghệ thuật vị nhân sinh'', không quá trau chuốt về mặt
hình thức nhưng vẫn có sức hút mạnh mẽ.
3. Kết bài:
-Khẳng định tài năng nghệ thuật trào phúng đặc sắc bậc thầy của Vũ
Trọng Phụng.
-Tuy nhiên, trong tiếng cười trào phúng sảng khoái, người ta vẫn phải suy
ngẫm, xót xa. Điều này vừa thể hiện cho cái tài, vừa thể hiện cho cái tâm

của nhà văn.
Mâu thuẫn trào phúng còn thể hiện ngay trong tựa đề của chương này
Hạnh phúc của một tang gia. Tang gia gắn với đau khổ, mất mát nhưng ở
đây lại diễn ra nghịch cảnh, mọi người trong đều hạnh phúc, mà niềm
hạnh phúc ấy lại diễn ra muôn màu muôn vẻ :
- Cái chết của cụ cố tổ không chỉ làm cho người trong gia đình cụ cố Hồng
vui sướng mà còn mang hạnh phúc đến cho những người ngoài gia đình.
Cảnh sát bỗng có việc làm và có tiền. Bạn bè của cụ cố có dịp khoe các
huy chương và đủ kiểu râu ria. Gia đình, phố phường tưng bừng huyên
náo như ngày hội. Bọn con cháu vô tâm ai cũng sung sướng thoả thích…
Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe
đám ma…
- Với những mâu thuẫn trên, đặc biệt là việc miêu tả tỉ mỉ niềm hạnh phúc
của mọi người trước cái chết của cụ cố tổ, Vũ Trọng Phụng đã lột bộ mặt
thật của xã hội lố lăng, chuộng hình thức, không chút tình người, vạch
chân tướng của những hạng người mang danh thượng lưu trí thức, văn
minh nhưng thực chất là cặn bã đạo đức giả. Đó là chưa kể đến việc lợi
dụng đám tang để giải quyết việc hôn nhân cho cô Tuyết hòng xoa đi tiếng
xấu hư hỏng một nửa của cô.
3. Chi tiết trào phúng
- Để tô đậm ý nghĩa trào phúng, nhà văn đã xây dựng và chọn lọc được
nhiều chi tiết ấn tượng :
+ Đó là cảnh đám ma được tổ chức rất đông rất to nhưng tất cả mọi người
đi đưa ma không hề có ai quan tâm đến người chết. Người thì trò chuyện
về vợ con, nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới mua, người thì
tận dụng cơ hội đưa ma để chọc ghẹo, cười tình hoặc bình phẩm, chê bai
nhau. Nhà văn đã phải đau lòng mà bình luận : Đám ma to tát có thể làm
cho người chết trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không
gật gù cái đầu. Miêu tả hình thức đám tang với mọi nghi thức long trọng,
tác giả làm nổi bật lên cái cần có mà lại không có của đám tang này là tình

người.
+ Phải trẻ la ó, cậu Tú tân điên người, bà Văn Minh sốt ruột, ông Typn bực
mình… Mọi người điên lên. Hoá ra người ta sốt ruột không vì người chết
mà vì cái xác chết ấy sao không mau chóng được chôn để họ được
hưởng Hạnh phúc của một tang gia
+ Mỉa mai thay là cảnh cậu Tú tân bắt mọi người phải đóng kịch để chụp
hình : người phải chống gậy, gục đầu, người phải lau nước mắt… Nếu coi
đoạn trích là một tấn bi hài kịch thì mỗi người là một vai hề trình độ.
+ Cuối cùng phải nói đến cảnh ông Phán oặt người đi, khóc thảm thiết trên
tay Xuân. Mỉa mai thay, đúng lúc xót thương lên đến cao đọ cũng là lúc
ông Phán tranh thủ thanh toán sòng phẳng số tiền thuê Xuân bằng cách
dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư…
4. Ngôn ngữ trào phúng, bút pháp phóng đại :
Góp phần cho tiếng cười đầy mỉa mai còn phải kể đến ngôn ngữ của tác
phẩm. Khi kể chuyện, bao giờ Vũ Trọng Phụng cũng có sự kết hợp những
ngôn từ trái ngược nhau trong một câu văn để làm bật lên sự vô nghĩa lý
của cuộc đời. Chẳng hạn, tác giả gọi nhà đám là bầy con cháu chí hiếu chỉ
nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ tổ…, hoặc tác giả miêu
tả : Thật là một đám to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài
cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu…!
III. Kết luận
Đám tang cụ cố tổ đã được miêu tả bằng một nghệ thuật trào phúng điêu
luyện khiến cho người ta phải mỉm cười nhưng là nụ cười xót xa cho sự
lừa dôi. Đoạn trích đã vạch trần bộ mặt đạo đức giả của giới thượng lưu
đương thời.
Mỗi chương trong "Số đỏ" đều được đặt những cái tên trào phúng châm
biếm sâu cay. Cuốn tiểu thuyết gồm 20 chương; chương 15 mang cái tên
rất dài: "Hạnh phúc của một tang gia"- Văn minh nữa cũng nói vào một
đám ma gương mẫu". Chương này kể về cái chết và đám ma Cụ tổ như
một màn bi hài kịch. Có biết bao tình tiết, biết bao bộ mặt xuất hiện trong

đám ma khác nào những vai hề. Cái chết của Cụ tổ và đám ma vừa đáng
khóc vừa đáng cười. Khóc vì đạo lí suy đồi đến cực độ. Cha chết, ông chết
mà "bọn con cháu vô tâm ai cũng sung sướng thỏa thích". Cái chết của
ông già hơn 80 tuổi "đã làm cho nhiều người sung sướng lắm. Ai cũng
nghĩ đến cái lợi do cái chết và đám tang của Cụ tổ mang lại, đúng là "Hạnh
phúc của một tang gia". Sự báo hiếu của bọn con cháu của Cụ tổ chỉ là để
khoe giàu, khoe sang với thiên hạ. Cái chết và đám ma Cụ tổ như một
đám rước, với bao vai hề hiện lên dưới ngòi bút trào phúng, châm biếm đả
kích của tác giả "Số đỏ" sao không đáng cười?
Cái chết của Cụ tổ vừa đáng khóc vừa đáng cười. Văn Minh, cháu đích
tôn của Cụ tổ cứ băn khoăn mãi về tội và ơn của Xuân Tóc Đỏ: "Xuân tuy
phạm tội quyến rũ em gái ông, tố cáo cái tội trạng hoang dâm của một em
gái khác nữa của ông, nhưng tình cờ đã gây ra cái chết của ông cụ già
đáng chết. Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to Làm thế nào?" Cái băn khoăn
ấy của Văn Minh sao không đáng khóc và đáng cười.
Đám tang của Cụ tổ khác nào một đám rước? (dẫn chứng)
- Tiếng cười trào phúng là tiếng cười tư tưởng. Tư tưởng chi phối tác
phẩm của VTP chính là niềm căm thù xã hội đương thời. Và phong
cách nghệ thuật của một cuốn tiểu thuyết phụ thuộc vào tài năng
của nhà văn khi dàn dựng những tình huống oái oăm, vô lí, khi xây
dựng được những bức chân dung quái thai, kì quặc bằng một biện
pháp phóng đại để tạo được tiếng cười hả hê. Và đằng sau tiếng
cười hả hê đó người đọc nhận thấy tất cả là sự thật.
*). Nghệ thuật trào phúng
1. Mâu thuẫn trào phúng
a). Nhan đề
- Tên của chương truyện hé mở một cảnh ngược đời quái gở: Xưa
nay nói đến tang ma tức là nói đến sự sinh li, tử biệt. Thế nhưng ở
đây gia đình có tang ma mà lại hạnh phúc, có người chết lại vui vẻ
huyên náo, sung sướng.

" Nhan đề vừa gây sự chú ý bởi tính hài hước, mỉa mai vừa cho
người đọc phải băn khoăn, suy nghĩ “tại sao tang gia lại hạnh
phúc?”.
b). Tình huống truyện độc đáo
- Từ nhan đề oái oăm, VTP đưa người đọc đến một tình huống
truyện độc đáo. Tình huống mở ra ở ngay câu văn đầu tiên “Ba hôm
sau ông cụ già chết thật”. Hoá ra cái chết của cụ cố Tổ đã là niềm
mong đợi từ lâu của đám con cháu bất hiếu.
- Cái chết của cụ cố Tổ đáng lẽ phải để lại nỗi đau đớn thiêng tiếc
cho con cháu nhưng ngược đời thay nó lại mang đến cho gia đình
này một bầu không khí mới. Bởi cái chết kết thúc khoảng thời gian
mong mỏi chờ đợi, mở ra một kỉ nguyên mới- kỉ nguyên cái chúc thư
của người khuất đi vào thời kì thực hành.
" Cái chết của cụ cố Tổ đã lật tẩy bản chất thực sự của các thành
viên trong gia đình. Và sau cái chết của cụ cố Tổ, các thành viên lập
tức vứt bỏ vai diễn về lòng hiếu thảo giả vờ, thái độ tận tuỵ giả vờ.
Người ta tưng bừng đi đưa giấy cáo phó, náo nức gọi phường kèn,
tíu tít thuê xe đám ma, thân quyến phấn chấn, đến chia buồn tấp
nập.
" Đây là một tình huống điển hình vì thái độ của con người trước cái
chết là thước đo chính xác phẩm giá con người.
" Cái đáng cười: thái độ vẻ mặt của Văn Minh vô tình lại “hợp thời
trang”, “đúng cái mặt một người lúc gia đình đương là tang gia bối
rối. Nhưng đằng sau tiếng cười tác giả muốn vạch trần bộ mặt bất
nhân, giả dối của Văn Minh.
Nghệ thuật dựng cảnh độc đáo
- Cảnh đưa đám: Ống kính nhà văn mở rộng để lia toàn cảnh đám
ma và miêu tả nó bằng những chi tiết đặc sắc.
+. Đám ma đi qua các phố để lối phố phải chỉ trỏ phải bàn tán về
một cái đám ma to tát.

+. Đám ma được tổ chức theo lối Ta, Tây, Tầu có lốc bốc xoảng, có
lợn quay đi lọng, hơn ba trăm câu đối.
" Một sự hổ lốn, hỗn tạp, phô trương hợm hĩnh của một gia đình
thừa của, thiếu học.
+. Đám có đủ mọi thành phần từ giai thanh, gái lịch cho đến những
vị tai to mặt lớn, họ đến để hoà vào đám tang tạo ra cái nhịp đều
đều của cảnh đưa đám “đám cứ đi”. Nhìn bề ngoài thì tưởng như họ
đang nghiêm trang đa người chết xuống huyệt nhưng kì thực khi
đưa ông kính cận cảnh thì hoá ra mỗi thành viên trong đám tang này
đều là một nhân tố biến đám tang thành một đám hội, đám rước.
Có lẽ cái mỉm cười sung sướng của cụ cố tổ là cái cười khi không
phải sống với đám con cháu khốn nạn, là cái cười ra nước mắt của
cụ cố tổ. Cái “gật gù” phải chăng cụ cố tổ đã ngộ ra và thấu hiểu sự
tha hoá vô lương tâm của những kẻ đi đưa mình.
Ngôn ngữ, giọng điệu trào phúng
- Giọng lưỡi của VTP sắc sảo không thương tiếc. Mỗi lời nhà văn
ném ra như một mũi dao trúng đích, mổ xẻ lật tẩy mau lẹ ung nhọt
của xã hội. Điều này xuất phát từ niềm căm thù mãnh liệt của VTP
với xã hội đương thời.
- Ông có lối sử dụng ngôn ngữ sắc bén. Có khi vạch ngay mâu
thuẫn trong một câu văn: “Ba hôm sau…”, “những ông bạn của cụ
cố Hồng…”.
8Đánh giá: VTP đã khai thác triệt để mâu thuẫn giữa hiện tượng và
bản chất đẻ gây tiếng cười có ý nghĩa phê phán sâu sắc. Cảnh đám
ma hiện lên như một màn hài kịch sống động, một bức biếm họa
khổng lồ và chi tiết về xã hội lố lăng đồi bại đương thời.
một đám tang thì đông vui nhộn nhịp đầy đủ con cháu, bạn bè. Một
đám tang của kẻ tứ cố vô thân; một đám tang của kẻ đại phúc. Một
đám tang được làm từ số tiền ít ỏi của chàng sinh viên nghèo; một
đám tang của một gia đình giàu có phô trương. Một đám tang có hai

chiếc xe tang chỉ có gia huy nhưng không có người ngồi; một đám
tang có xe tang, có người ngồi thậm chí ngồi “vênh váo”. Một đám
tang có những giọt nước mắt của chàng sinh viên- giọt nước mắt
tình người; một đám tang có những giọt nước mắt giả dối của cụ cố
Hồng, ông Phán. Thế nhưng hai đám tang lại rất giốnn nhau: tất cả
những người đi đưa đều vì tiền hoặc vì những mục đích riêng của
mình, đều là nơi biểu hiện của sự giả dối và cả hai đám tang đều
thiếu tình người. Một đám đưa tiễn hai linh hồn (chàng sinh viên sau
đám tang đã thách thức với cả xã hội thượng lưu); một đám tang
đưa tiễn cả xã hội xuống mồ.
Cách đặt nhan đề chương sách của Vũ Trọng Phụng đã lạ lùng, đầy
mâu thuẫn: Hạnh phúc của một tang gia. Tang gia mà cũng hạnh
phúc à? Tang gia mà cũng có thể hạnh phúc được ư? Cái chết, cái
chết của người thân gia đình có thể đem lại cho người ta hạnh phúc
được sao? Nếu chỉ đọc nhan đề, người ta có thể nghĩ là nhà văn đã
bịa ra, bịa ra một cách ác ý sự kết hợp của hai khái niệm hoàn toàn
đối lập ấy. Nhưng không, đó không phải là ác ý của nhà văn, đó là
sự thật của đời sống, sự thật của một xã hội mà nhà văn muốn mổ
xẻ ra để mọi người nhìn thấy nó tận mặt.
Mọi sự bắt đầu từ cái chết của một ông già. Ông già ấy là cha, là
ông của một gia đình đông đảo và “đáng kính” của một xã
hội “thượng lưu”. Cả gia đình ấy đã nhao lên, “nhao lên mỗi người
một cách”. Nhưng nhao lên vì đau khổ, vì đau đớn, vì lo lắng…
trước cái chết của người thân chăng? Không phải, chúng đã nhao
lên vì … hạnh phúc!
“Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”. Câu văn
tưởng chừng ngược đời kia của Vũ Trọng Phụng đã thâu tóm cả
một thứ “thế thái nhân tình”.
Nhận định ấy không hề là một sự bịa đặt cho vui của nhà văn. Sự
thật rành rành rất cụ thểnày đây:

Những người đi đưa đám thật đông đảo. Bằng điệp khúc “Đám cứ
đi…” được nhắc lại đến mấy lần, tác giả như muốn nói: đám ma thật
là to, thật là đông, thiên hạ tha hồ màchiêm ngưỡng để thấy rõ sự to
tát của nó. Nhưng cứ tìm thử xem trong đám người đông đảo ấy có
ai là người đang thực sự “đi đưa đám”, nghĩa là thực sự có chút tiếc
thương đối với người chết mà họ đang đưa tiễn? Không có ai cả.
Tất cả mọi người đàn ông cũng như đàn bà, già cũng như trẻ, tuy
đang giữ một vẻ nghiêm chỉnh, nhưng đều đang nói một điều gì đó,
làm một điều gì đó, nghĩ một điều gì đó không dính dáng đến người
chết và đám ma cả.
- Tâm địa cái lũ người kia tưởng đến thế đã là tởm. Nhưng chưa hết.
Đến đây, Vũ Trọng Phụng còn đầy mâu thuẫn lên một tầng nữa. Bởi
bọn con cháu bất hiếu bất mục nhất trần đời đó còn muốn tỏ ra mình
là những kẻ có hiếu có thảo cũng nhất trần đời nữa kia. Thế là dưới
ngòi bút của nhà văn trào phúng, sự bịp bợm cao nhất, đáng phỉ nhổ
nhất cũng bộc lộ ra. Những kẻ mong cho ông già mau chết đã tổ
chức một đám ma thật to để bày tỏ lòng hiếu thảo, nghĩa tiếc
thương đối với người đã chết! Chính vì thế, ngòi bút của Vũ Trọng
Phụng đã tập trung sức mạnh, như có thần,
- “Niềm căm thù mãnh liệt đối với xã hội thực dân, tư sản tàn ác, lố
bịch, đểu giả, thối nát, đó là tất cả tài năng của Vũ Trọng Phụng”.
Thật vậy, chính nỗi căm, nỗi hận ấy là động lực để ông sáng tác,
thúc đẩy ông viết nên những tác phẩm vạch trần những cái nhố
nhăng, giả dối tồn tại nhan nhản trong xã hội, mà “Số đỏ” là một
trong những tác phẩm tiêu biểu nhất.
Với ánh nhìn sắc như dao của mình và cái tài của một nhà trào
phúng bẩm sinh, Vũ Trọng Phụng đã phơi trần bản chất bịp bợp,
rởm đời, lố lăng của những con người được xem là ở tầng lớp
thượng lưu, sang trọng, văn minh, tiến bộ, nhưng thật chất chỉ có
“khốn nạn”, “chó đểu”. Mỗi một đoạn văn trong tác phẩm đều là một

bức tranh biếm họa xuất sắc với những nhân vật méo mó, những lời
nói, cử chỉ lố bịch, tạo nên những tiếng cười hả hê và ý nghĩa đả
kích sâu nặng. Và, nếu phải chọn một bức tranh xuất sắc nhất, đoạn
trích “Hạnh phúc của một tang gia” là một trong những lựa chọn
đáng được đề cử nhất. Bức tranh với rất nhiều nhân vật, rất nhiều
loại người cao quý, được trọng vọng trong xã hội, mỗi người đều có
những hạnh phúc nho nhỏ của riêng mình - trong một cái đám ma
Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích đã khiến người đọc bật cười hả
hê mà buốt lòng Buốt lòng trước sự đồi bại của xã hội, sự biến chất
của con người, sự tha hóa của lương tâm Có người từng bảo rằng,
họa sĩ biếm là một anh hề dũng cảm dám đương đầu với sự ngu dốt
của đám đông. Vâng, đúng vậy, Vũ Trọng Phụng đã dùng ngòi bút sâu
sắc mà hài hước để giễu cợt, phơi bày bộ mặt thật của những tên hề
thượng hạng của tấn trò đời. Những kẻ vô liêm sỉ như cụ cố Hồng, mất
nhân tính như ông Phán, giả dối như ông TYPN, cơ hội, vô lại như
Xuân Tóc Đỏ, háo danh như sư Tăng Phú dường như đều có thật.
Chúng là đại diện cho những tên thượng lưu giàu sang, tự cho mình là
trí thức, chạy theo lối sống Tây mà không có chút tri thức, không có
chút lương tâm nào. Vũ Trọng Phụng đã dũng cảm đứng lên vạch trần
chúng bằng giọng văn bỡn cợt, hóm hỉnh mà nghe chua chát, buốt
lòng. Ông đặt chúng vào hoàn cảnh tang gia để bản chất lừa lọc, bịp
bợm, bất nhân, thất đức được thoải mái bộc lộ, để qua đó thể hiện một
cách rõ ràng, nổi bật và chân thật cái hài, cái rởm, cái thối nát của xã
hội đương thời. Với cách viết trào phúng và những chi tiết đầy kịch tính,
tác giả đã khắc họa sâu sắc những chân dung biếm họa méo mó với
từng góc khuất, từng hành vi, từng cử chỉ, từng lời nói, từng ý nghĩ,
từng chi tiết nhỏ nhặt nhất để chỉ ra cho người đọc thấy hết cái giả dối,
nhố nhăng, kỳ quặc, vô nghĩa lý của cái đám tang, của những nhân vật
trong truyện và cả của tầng lớp trí thức rởm đương thời. Bằng cách
này, Vũ Trọng Phụng xứng đáng được gọi là một nhà trí thức chân

chính, có tư cách và trách nhiệm của một công dân, có ý thức cộng
đồng, dám lên tiếng đương đầu, vạch trần cái xấu của xã hội.
Bên cạnh việc xây dựng các tình tiết mâu thuẫn hấp dẫn người đọc, tác
giả cũng không ngừng duy trì tính căng, tính kịch tính của câu chuyện.
Không chỉ thế, thành công của tác phẩm còn có sự đóng góp không
nhỏ từ những lời bình luận, nhận xét đầy mỉa mai của tác giả. Ví như
vẻ mặt đăm chiêu của ông Văn Minh khi nhà chưa cất đám được Vũ
Trọng Phụng gọi là “hợp thời trang”. Bộ tang phục của tiệm may Âu hóa
lại có thể “ban cho những ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng
được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời”. Rồi những tên ngực thì “đầy huy
chương”, mép và cằm thì “đầy đủ râu ria” dài ngắn, đen hung, lún phún
rầm rậm, cũng bộc lộ bản chất thật khi nhìn thấy cô Tuyết mặc bộ đồ
“Ngây thơ” lố lăng - “hở cả nách và nửa vú”, các câu nói vui vẻ ý nhị
của giai thanh gái lịch thì “rất xứng đáng với những người đi đưa đám
ma” Còn rất nhiều, rất nhiều nữa. Dường như mỗi câu văn đều được
tác giả dùng các từ rất đắt, bộc lộ hết cái lố bịch, bịp bợm của xã hội
bấy giờ và vạch trần bộ mặt thật của những tên trí thức rởm.

×