Một số thể loại báo chí
thường sử dụng
Lương Ngọc An
Tuần báo Văn Nghệ
A. Mối quan hệ cần lưu ý
khi viết báo
Độc giả
Văn hoá nền (Những cái đã biết, những mối
quan tâm)
Môi trường sống (khả năng nắm bắt thông tin
cơ bản)
Khả năng nhận thức (Năng lực phán đoán,
bình luận, xu thế ứng xử)
Thông tin
Độ hấp dẫn
Độ tin cậy
Độ chuyển động
Khả năng dự đoán
B. Một số thể loại báo chí
thường gặp
Tin, thông tin
Bài phản ánh (Bài báo)
Phóng sự - Bút ký – Điều tra
Nghiên cứu - Phân tích - Bình luận
Phỏng vấn – Trao đổi – Đối thoại
Sáng tác (truyện, Tự truyện…)
1. Thể loại tin, thông tin
Là thể loại cơ bản nhất của báo chí
Là cơ sở để phát triển những thể loại khác
2. Bài phản ánh
Là các bài viết được nâng cấp từ thể loại tin phân tích, phản ánh về:
Hoạt động
Sự kiện
Vấn đề
Quan điểm
Chủ trương, xu hướng
Yêu cầu của bài phản ánh
Là một thông tin hoàn chỉnh
Có nội dung tương thích với thể loại của bài viết
Phù hợp với một đối tượng độc giả nào đó
Sử dụng được các Chi tiết, Hình ảnh, Nhân vật, và có Quan điểm riêng đối với
các vấn đề của nội dung
Tạo được Nhận thức mới đằng sau nội dung thông tin cho người đọc
Ví dụ về bài phản ánh
3. Thể loại Phóng sự - Bút ký - Điều tra (Giới
thiệu)
Là sự phát triển của Bài phản ánh
Được thực hiện trên cơ sở tìm hiểu các chi tiết mang nội dung thông
tin để giải đáp các câu hỏi mà thể loại tin này yêu cầu một cách cụ
thể
Kết quả của các thể loại này là Cung cấp những thông tin đảm bảo
tính thuyết phục để hướng người đọc đến một nhận thức mà người
viết mong muốn
Yêu cầu chung
Phải bắt đầu từ một thông tin hoàn chỉnh
Các chi tiết phải được kiểm chứng, đảm bảo độ chính xác
Các thông tin phải đầy đủ, trung thực, khách quan
Các thông tin phải đa chiều
Phải chú ý đến mối liên hệ giữa các luồng thông tin (tính hệ thống và sự hợp lý)
Phải có quan điểm riêng của người viết
Sự khác nhau cơ bản
của các thể loại
Phóng sự:
Bám vào diễn biến sự việc, sự kiện để phản ánh
Tiếp cận và khai thác vấn đề từ nhiều hướng, với cách phản ánh đặc sắc
Điều tra:
Khai thác triệt để những yếu tố mới trong thông tin làm cơ sở thu hút người đọc
Bút ký:
Trên cơ sở của bài phóng sự, lấy cảm nhận của người viết làm cơ sở thuyết
phục người đọc
Bút ký là thể loại nằm giữa Văn học và Báo chí, nên yêu cầu về cách
diễn đạt (văn phong) được chú trọng ngang với thông tin (báo chí)
Thủ pháp đối với 3 thể loại này
Nếu có nhiều luồng thông tin khác nhau, kết quả thông tin của cả bài
viết sẽ được định hướng theo hướng của thông tin đưa sau
(Ví dụ về 1 cuộc họp kiểm điểm )
Thông tin xuôi chiều sẽ có khuynh hướng khép lại nội dung bài viết;
Thông tin ngược chiều sẽ mở ra nội dung bài viết (cho các phần tiếp
theo)
Lưu ý 1
Phải bắt đầu từ những thông tin hoàn chỉnh
Phản ánh 1 cách sinh động những sự kiện của LS & XH
Tiêu chuẩn
Thông tin
Điều tra
Văn học
Hành trình
Lưu ý 2
Nội dung
Phản ánh sự việc
Bình luận, đánh giá
Định hướng xã hội
Phương pháp
Việc gì xảy ra
Nơi xảy ra
Liên quan đến ai
Vì sao nó xảy ra
Xảy ra như thế nào
Lưu ý 3
Bị hạn chế bởi
Văn hoá chung
(Quốc gia)
Mục tiêu riêng
(Tờ báo)
Năng lực, phong cách (Phóng
viên)
Được phát huy bởi
Tư duy logic (dọc: từ mở đến kết)
Khả năng mở rộng thông tin (ngang: các
mối quan hệ bổ trợ)
Hiểu rõ nhu cầu người đọc (Nghệ thuật
thuyết phục)
Yêu cầu
Chọn được đề tài đúng tầm cỡ
Hiểu được người đọc cần gì
Tạo được 1 cốt truyện hoàn chỉnh
Khai thác và sử dụng được nhiều hình ảnh, chi tiết để làm rõ vấn đề
Áp dụng tốt các thể loại khác trong từng phân đoạn (miêu tả, tường
thuật, bình luận)
4. Thể loại Nghiên cứu –
Phân tích - Bình luận (Giới thiệu)
Là thể loại đòi hỏi người viết phải am hiểu lĩnh vực mà mình viết bài
Phải xác định rõ nội dung, yêu cầu, của bài viết
xác định phạm vi đề tài nghiên cứu, phân tích cụ thể
có quan điểm rõ ràng khi bình luận
Phải kết hợp giữa nghiên cứu, phân tích với bình luận. Không thể chỉ
dùng 1 công cụ riêng biệt
Nghiên cứu, Phân tích để đi đến bình luận
Bình luận trên cơ sở có phân tích, nghiên cứu
Đây là thiếu sót thường gặp nhất đối với đa số các bài viết hiện nay
4. Thể loại Phỏng vấn – Trao đổi – Đối thoại (Giới
thiệu)
Là một hoạt động thường ngày trong cuộc sống để thu nhận và chia
sẻ thông tin
Là phương tiện để có thông tin hoàn thành một bài báo (Nghe, nhìn,
hỏi, phân tích…)
Là một thể loại báo chí ở nhiều cấp độ khác nhau
Cơ bản nhất của thể loại này là kỹ năng tiếp cận đối tượng
Tiếp cận có mục đích
Là gặp gỡ đối tượng để phục vụ mục đích viết bài
Thực hiện phỏng vấn (chớp nhoáng hoặc có chuẩn bị)
Tìn hiểu thông tin (Điều tra, làm rõ vấn đề)
Lưu ý đối tượng được chọn
Là người am hiểu về lĩnh vực muốn tìm hiểu
Là người có trách nhiệm với vấn đề ta đang quan tâm
Là đại diện cho 1 quan điểm, thái độ mà ta đang cần tranh thủ
Khi sd thông tin từ những cuộc gặp này, có thể nói rõ danh tính, cương, vị hay nói chung
chung. Tên có thể viết đủ hay viết tắt. Song trong hồ sơ ghi chép phải đầy đủ
Lưu ý với người tiếp xúc
Phải có mục tiêu rõ ràng trước khi tiếp xúc
Phải có kiến thức về lĩnh vực mà mình đang tìm hiểu
Phải hiểu rõ đối tượng tiếp cận (khả năng, chức trách,mối quan tâm, khả năng diễn
đạt, thái độ hợp tác, tình hình đơn vị họ đang quản lý )
Vui vẻ, hoà đồng với những người có sẵn thiện chí (Ca sỹ, diễn viên, doanh
nghiệp, dân )
Tỏ ra cầu thị, tham gia vào mối quan tâm của đối tượng đang chưa có thiện
chí để họ cảm thấy an tâm và được chia sẻ (Chính khách, doanh nghiệp,
dân, tội phạm )
Tóm lại: Không nên để đối tượng có cảm giác mình đang khai thác họ, mà mình
đang chia sẻ với họ. Điều này liên quan đến phương pháp đặt câu hỏi
Sự khác nhau của các dạng tiếp xúc
Phỏng vấn:
Mục đích:
○
Để nắm được vấn đề cần phản ánh
○
Để có ý kiến đồng thuận trong bài viết
○
Để khẳng định vấn đề cần kết luận
Tư thế của người phỏng vấn:
○
Là người hỏi để tìm hiểu ván đề
○
Là người hỏi để người trả lời bộc lộ quan điểm
Trao đổi:
Mục đích:
○
Để làm rõ hơn vấn đề
○
Để tìm ra tiếng nói chung giữa người phỏng vấn và người trả lời
○
Để khẳng định nội dung vấn đề
Tư thế của người trao đổi:
○
Là người có quan điểm riêng, hoặc đại diện cho 1 cơ quan ngôn luận trao đổi để
làm rõ vấn đề với người trả lời
Đối thoại:
Mục đích:
○
Để làm rõ quan điểm của người trả lời về 1 vấn đề
○
Để mở ra những nội dung mới có tính dự báo
Tư thế của người đối thoại:
○
Là tư thế ngang hàng với người trả lời
○
Là vai trò của người phản biện vấn đề