Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Báo cáo đề tài gạch xây dựng không nung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 22 trang )

ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 1


MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG 2
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GẠCH KHÔNG NUNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ
Ở VIỆT NAM 3
1. Tình hình phát triển gạch xây dựng không nung trên thế giới 3
2. Tình hình phát triển gạch xây dựng không nung ở Việt Nam 3
III. TÍNH CHẤT GẠCH KHÔNG NUNG VÀ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT 4
1. Tính chất gạch không nung 4
2. Nguyên liệu sản xuất gạch không nung 7
IV. CÔNG NGHỆ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG 8
1. Tóm tắt dây chuyền sản xuất 8
2. Một số dây chuyền sản xuất gạch không nung 10
3. Công nghệ và dây chuyền sản xuất gạch không nung với vật liệu là đất và cát là
chủ yếu 11
4. Công nghệ và dây chuyền sản xuất gạch không nung với các vật liệu từ xỉ than, xỉ
quặng, ximăng, cát… 13
5. Thiết bị công nghệ sản xuất gạch không nung 15
6. Công nghệ sản xuất gạch không nung cụ thể:Công nghệ “đất hóa đá” 17
V. ỨNG DỤNG GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG VÀ HIỆU QUẢ KINH
TẾ 18
1. Sản xuất gạch không nung: Giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả 18
2. Sản xuất gạch xây dựng không nung: Giúp tiết kiệm đất nông nghiệp, đất chứa
phế thải 18
VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ KẾT LUẬN 20









ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 2

I. TỔNG QUAN GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG:
Gạch không nung là loại gạch xây sau khi được tạo hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về
cơ học: cường độ nén, uốn, độ hút nước mà không cần qua quá trình nung ở nhiệt độ cao. Có
nhiều loại gạch không nung hiện nay đang sử dụng như:
 Gạch papanh: là loại gạch không nung được sản xuất từ phế thải công nghiệp như
xỉ than, vôi bột, được sử
dụng lâu đời ở nước ta.
Gạch có cường độ thấp
từ 30-50kg/cm
2
chủ yếu
dùng cho các loại tường
ít chịu lực.



H
ì
n
h

Hình 1: Sản xuất gạch papanh.
 Gạch Block:
là loại gạch được hình
thành từ đá vụn, cát,
xi măng có cường độ
chịu lực cao có thể
xây nhà cao tầng.









Hình 2: Gạch Block.
 Gạch xi măng - cát: là loại gạch được tạo thành từ cát và xi măng.
 Gạch không nung tự nhiên: là loại gạch hình thành từ các biến thể và sản phẩm phong
hóa của đá bazan. Loại gạch này chủ yếu sử dụng ở các vùng có nguồn puzoland tự nhiên, hình
thức sản xuất tự phát, mang tính chất địa phương, quy mô nhỏ
ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 3

 Gạch siêu nhẹ: sản xuất bằng công nghệ bọt khí. Thành phần cơ bản: Xi măng, tro bay
nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt. Sản phẩm đã được kiểm định chất lượng vượt TCXDVN:
2004 về cường độ chịu nén đối với tỷ trọng D800.













Hình 3: Gạch siêu nhẹ.

II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM:
1. Tình hình phát triển gạch xây dựng không nung trên thế giới:
Với lợi ích to lớn góp phần tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là đất nông nghiệp, giảm thiểu
khí thải gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết
kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội, vật liệu xây không nung đã
được phát triển ở nhiều nước trên thế giới từ lâu. Do có những ưu điểm vượt trội như trên, nên
các nước phát triển hiện nay đã sản xuất vật liệu không nung chiếm trên 70% sản lượng sản xuất
hàng năm. Còn lại gần 30% vật liệu nung được chuyển đổi sang sản xuất chủ yếu cho vật liệu
trang trí cao cấp.
2. Tình hình phát triển gạch xây dựng không nung ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, hiện tại vật liệu nung đang chiếm tỷ lệ hơn 93% , còn vật liệu không nung
chỉ chiếm chưa đến 7% trong tổng sản lượng gạch ngói xây. Như vậy vật liệu xây dựng không
nung kém phát triển không những trong nước mà còn cách biệt quá xa so với các nước trong khu
vực và thế giới.
Hiện nay, cả nước có khoảng gần 900 cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung, với tổng
công suất 1529 triệu viên (quy tiêu chuẩn)/năm. Tính cả khoảng 350 cơ sở sản xuất có công suất
rất nhỏ (dưới 1 triệu viên/năm), tổng công suất gạch không nung là khoảng 1700 triệu viên/năm.

Theo đánh giá chung, sản xuất vật liệu xây không nung vẫn chủ yếu ở quy mô rất nhỏ
bé, manh mún, tự phát, tỷ lệ cơ sở sản xuất có công suất vừa và lớn tương đối thấp (28%). Việt
Nam chưa có một số loại gạch không nung như gạch silicat, gạch bêtông khí chưng áp mà các
loại này tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.



ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 4

III. TÍNH CHẤT GẠCH KHÔNG NUNG VÀ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
1. Tính chất gạch không nung:
Gạch không nung là loại gạch mà sau nguyên công định hình, không phải sử dụng nhiệt
để nung đỏ viên gạch như gạch đất sét nung nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên
gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép vào viên gạch và thành phần kết dính của chúng.
Gạch nung có khoảng 70÷100 tiêu chuẩn quốc tế, với kích thước tiêu chuẩn khác nhau. Tại Việt
Nam gạch này có kích thước chung là 210x110x60; nhưng gạch không nung thì có khoảng 300
tiêu chuẩn quốc tế khác nhau với kích cỡ viên gạch khác nhau, sức nén viên gạch không nung tối
đa đạt 35Mpa. Trong quá trình sử dụng gạch không nung các phản ứng hoá đá trong hỗn hợp tạo
gạch sẽ tăng dần độ bền theo thời gian. Tất cả các tổng kết và thử nghiệm trên đã được cấp giấy
chứng nhận: Độ bền, độ rắn viên gạch không nung tốt hơn gạch đất sét nung đỏ và đã được kiểm
chứng ở tất cả các nước trên thế giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản.
So với gạch nung gạch không nung có những đặc điểm sau:
- Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất. Trong khi gạch nung lấy đất sét chủ yếu từ
nguồn đất nông nghiệp, làm giảm diện tích sản xuất cây lương thực, đây đang là mối đe dọa
mang tính toàn cầu hiện nay.
- Không dùng nhiên liệu như than, củi để đốt do đó tiết kiệm nhiên liệu và không thải
khói bụi gây ô nhiễm môi trường.
- Sản phẩm có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chống thấm, chống

nước, kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn vật liệu nung. Giảm thiểu được kết cấu cốt
thép, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm vữa xây, giá thành hạ. Cường độ chịu lực có thể đáp
ứng theo nhu cầu sử dụng. Đây là đặc tính mà gạch nung không thể chịu được. Đối với những vị
trí yêu cầu cường độ rất cao (300 – 400 kG/cm2) thì gạch nung không đáp ứng được. Đối với
những vị trí yêu cầu cường độ thấp (chỉ mang tính chất tường ngăn) thì cho phép giảm lượng xi
măng phối liệu để đảm bảo giá thành vừa phải, tránh lãng phí
- Có thể tạo hình sản phẩm đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau, kích thước khác nhau, thích
ứng tính đa dạng trong xây dựng, nâng cao hiệu quả kiến trúc. Có hiệu quả trong xây dựng rõ
ràng, phù hợp với các TCVN do bộ xây dựng công bố. Kích thước viên gạch lớn hơn nhiều so
với gạch nung (gấp từ 2 đến 11 lần thể tích viên gạch nung), cho phép giảm được chi phí nhân
công, đạt được tiến độ nhanh hơn cho các công trình xây dựng. Ngoài ra lượng vữa dùng để xây
tường bằng gạch không nung và trát giảm tới 2,5 lần so với gạch đất nung
- Cơ sở sản xuất có thể phát triển theo nhiều quy mô khác nhau, không bị khống chế nhiều
về mặt bằng sản xuất. Vốn đầu tư thấp hơn vật liệu nung. Xây dựng nhà máy ở khắp mọi địa
hình từ hải đảo tới đỉnh núi cao.
- Được sản xuất từ công nghệ, thiết bị tiên tiến nên gạch không nung có chất lượng hoàn
thiện, quy cách sản phẩm chuẩn xác. Máy móc thiết bị dây chuyền tự động chế tạo được cả trong
và ngoài nước.
- Phụ gia vật tư sẵn có trên thị trường.
- Sản xuất từ thủ công tới tự động hóa hoàn toàn.
- Giá thành hạ hơn so với gạch nung.
ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 5

- Nếu có chất độn nhẹ (ví dụ sỏi keramzit, đá basalt nhẹ, than xỉ…) thì trọng lượng viên
gạch giảm đáng kể.
Có nhiều loại gạch không nung hiện nay đang được sử dụng, mỗi loại lại có những tính chất
riêng:
Ngoài những loại gạch không nung đã trình bày ở trên như: papanh, Block, xi măng-cát,

không nung tự nhiên, siêu nhẹ còn có gạch bê tông khí chưng áp tên tiếng Anh là Autoclaved
Aerated Concrete – gọi tắt là AAC hay gạch E-Block được rất nhiều nước trên thế giới ứng dụng
rộng rãi với rất nhiều ưu điểm như thân thiện với môi trường, siêu nhẹ, bền, tiết kiệm năng lượng
hóa thạch do không phải nung đốt truyền thống, bảo ôn, chống cháy, cách âm, cách nhiệt, chống
thấm rất tốt so với vật liệu đất sét nung. Nó còn được gọi là gạch bê-tông siêu nhẹ vì tỷ trọng chỉ
bằng 1/2 hoặc thậm chí là chỉ bằng 1/3 so với gạch đất nung thông thường. Công trình xây dựng
sẽ giảm tải, giảm chi phí xử lý nền móng và hệ thống kết cấu, góp phần giảm mức đầu tư xây
dựng công trình từ 7- 10%, đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thiện phần bao che của công trình
lên 2 - 5 lần. Ngoài ra, khả năng cách âm và cách nhiệt của bê tông nhẹ rất cao, làm cho nhà ấm
về mùa đông, mát về mùa hè, tiết kiệm điện năng suởi hoặc điều hòa nhiệt độ Kích thước thành
phẩm lớn và chính xác (100mm x 200mm x 600mm) giúp rút ngắn thời gian thi công và kể cả
thời gian hoàn thiện. Với thành phần cấu tạo là vật liệu trơ và các chất vô cơ, gạch bê-tông siêu
nhẹ này hoàn toàn không độc hại, có độ bền rất cao và không bắt lửa. Ngoài ra, với cấu trúc
thông thoáng, nó còn có thể tự khuếch tán hơi nước, giải phóng độ ẩm và loại trừ các vấn đề liên
quan đến nẩm mốc – đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nắng nóng của khí hậu vùng nhiệt đới,
vùng biển và vùng có độ ẩm cao như ở khu vực miền Bắc Việt Nam. Về khả năng cách nhiệt để
tiết kiệm năng lượng đã được kiểm chứng, tiết kiệm đến 40% điện năng tiêu thụ cho máy điều
hoà không khí trong quá trình sử dụng. Ngay trong quá trình sản xuất E-Block, tiêu hao năng
lượng thấp hơn 30% so với quá trình sản xuất gạch nung. Và với tỷ trọng nhẹ, 500 – 700kg/m
3
,
E-Block có thể nổi trên mặt nước do đó giảm chi phí kết cấu móng, cột nhà; giảm tổng trọng
lượng của toà nhà từ 7 – 10%.
 Các đặc điểm nổi bật của gạch không nung:
 Siêu nhẹ: nhẹ đến mức có thể nổi trên mặt nước. So với gạch truyền thống, gạch không
nung nhẹ hơn 2 lần. Do tải trọng tường gạch chiếm khoảng 25% tổng tải nên tải trọng công trình
giảm đi khoảng 15%. Điều này đã giúp cho chủ đầu tư giảm được:
- 12-20% kết cấu móng
- 15 - 20%khối lượng thép đối với kết cấu khung chính.
 Siêu bền: Chất lượng siêu bền của gạch bê tông nhẹ đã được kiểm nghiệm ở các nước

Châu Âu gần 100 năm. Mỹ, Nhật, Úc và các nước Đông Nam Á cũng đã đưa vào sử dụng phổ
biến sản phẩm này và trở thành lựa chọn ưu tiên trong các công trình xây dựng.
 Dễ thi công: Kích thước gạch không nung đa dạng và lớn hơn 7-8 lần viên gạch truyền
thống, khả năng khoan cắt nhanh gọn, tạo bề mặt tường phẳng trong thi công làm giảm thời gian
xây và hoàn thiện công trình đến 30%.Trong tình hình khó khăn về tài chính và biến động
nguyên vật liệu như hiện nay, việc rút ngắn tiến độ thi công, giảm chi phí quản lý công trình,
tăng vòng quay vốn là những vấn đề ưu tiên hàng đầu của chủ đầu tư và nhà thầu.
ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 6

 Cách âm, cách nhiệt, tiết kiệm năng lượng: Không gian yên tĩnh, thoải mái luôn là niềm
mơ ước của tất cả chúng ta. Không những thế, với tính năng cách nhiệt ưu việt, gạch không nung
còn tiết kiệm được đến 40% điện năng tiêu thụ cho máy điều hoà.
 Hiệu quả đầu tư vượt trội: Khi dùng gạch không nung, người sử dụng sẽ nhâ
̣
n được
những lợi ích như: tường xây mỏng đi, diện tích sử dụng tăng lên nhưng vẫn đảm bảo tính cách
âm, cách nhiệt, tiết kiệm năng lượng. Một lợi ích khác mà rất ít người thấy, là nếu các công trình
xây dựng sử dụng nhiều bằng gạch bê tông có trọng lượng nhẹ thì tải trọng của cả thành phố sẽ
giảm xuống. Đây là điều rất quan trọng đối với các tỉnh thành có nền đất yếu. Gạch bê tông nhẹ
là xu thế chắc chắn sẽ phát triển ở Việt Nam và sẽ mang lại lợi ích cho cả cộng đồng, cho người
sử dụng và cả người xây dựng.
 Ví dụ về thông số kỹ thuật Block:
Mô tả
Đơn vị
Trung
bình
Tối
thiểu

Tối
đa
Trọng
lượng
khô
Kg/m
3
650
600
700
Cường
độ chịu
lực nén
Mpa

4
5
Độ co
ngót
Mm/M


0.8
Cường
độ chịu
lực uốn
Kg/cm
2



8
Cường
độ chịu
lực
căng
Kg/cm
2



4.4
Độ hút
nước
%

20
40
Hệ số
dẫn
nhiệt
W/M.K


0.16
Độ
chống
cháy
giờ

4


Kích
thước
mm
Chiều
dài

600
Chiều
cao

200
Độ
dày
100
200
Ghi chú: - Gạch Eblock với những yêu cầu đặc biệt có thể được làm theo
ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 7

đơn đặt hàng riêng
tại nhà máy;
- Gạch Eblock được làm theo TCXD VN 316:2004 và TCVN
7959-2008

2. Nguyên liệu sản xuất gạch không nung:
Nguồn nguyên liệu sản xuất gạch không nung rất dồi dào, dễ tìm. Có thể tận dụng nguồn
đất ít có giá trị kinh tế như đất đồi (các loại) tại các vùng trung du và miền núi, các loại đất sét
ven sông, đất thải từ các công trình đào móng nhà, hầm lò, ao hồ, các loại đất, đá tại các công

trường khai thác quặng Tận dụng các nguồn phế thải rắn như vật liệu xây dựng bê tông, gạch
vỡ cát, đá sỏi, xỉ lò, các bã thải quặng bô xít bê tông hóa các rác ô nhiễm. Tuỳ theo loại gạch
mà nguyên liệu đất có thể sử dụng lên đến 50 – 70%.
Để sản xuất gạch không nung từ xỉ than, xỉ khoáng, ximăng, cát đá…. có thể áp dụng các
công thức sau:
- Công thức số 1: Xỉ than nghiền nhỏ: 30%; xỉ khoáng 30%; đất thải, chất thải rắn 30%;
ximăng 8%-10%; bột đá 0.2%.
- Công thức số 2: Bột đá 60%; muối kali 3%; ximăng 8%÷10%; vôi bột 3% còn lại là chất
thải rắn khác.
- Công thức số 3: Cát sông 60%; chất thải rắn 30%; ximăng 8%÷10% còn lại các chất độn
khác.
- Công thức số 4: Đá sét 90%; ximăng 8%÷10%; muối kali.
- Công thức số 5: Sỉ quặng sắt 60%; Chất thải rắn 30%; ximăng 8%÷10%; muối kali.
- Công thức số 6: Tro xỉ than 60%; xỉ quặng 30%; ximăng 8%÷10%; còn lại là bột đá.









ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 8


Hình 5: Đá, xà bần


Hình 6: Đất sỏi đồi Hình 7: Đất puzoland tự nhiên

IV. CÔNG NGHỆ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG
1. Tóm tắt dây chuyền sản xuất:
Nguyên liệu sau khi sơ chế sẽ qua các công đoạn trộn thành dung dịch, đổ khuôn để đưa
vào buồng lưu hoá. Tại đây phản ứng hoá học xảy ra làm dung dịch trong khuôn tăng lên về thể
tích do xuất hiện hàng triệu bọt khí.
ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 9

Sau khi giai đoạn lưu hoá kết thúc, dung dịch đóng thành bánh và đạt được độ kết dính
nhất định. Bánh sẽ được đưa vào máy cắt theo kích thước chuẩn rồi chuyển qua buồng hấp và
được xử lý từ 10 - 11 giờ để đảm bảo gạch có độ cứng tốt nhất.

1. Định lượng
2. Trộn
3. Rót khuôn
4. Lưu hóa 1-2h
5. Cắt ngang /cắt dọc
6. Vào nồi hấp 10 – 11h
7. Chuyên chở và đóng gói



ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 10

2. Một số dây chuyền sản xuất gạch không nung:


Hình 8: Dây chuyền ép gạch kiểu1

Hình 9: Dây chuyền ép gạch kiểu2
ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 11


Hình 10: Dây chuyền ép gạch kiểu3
3. C ông nghệ và dây chuyền sản xuất gạch không nung với vật liệu là đất và cát là chủ
yếu:
Loại dây chuyền này cho ra loại gạch có kích thước theo tiêu chuẩn của Việt Nam (210 x
110 x 55) với hàng lỗ mù nhằm giảm tối thiểu trọng lượng của viên gạch (thông thường từ 2÷2.2
kg/viên gạch) công nghệ sản xuất. Loại gạch này mới ra đời không lâu, nó có độ bền cao và được
tăng theo thời gian sử dụng của bức tường. Công nghệ chủ yếu dựa trên nguyên tắc tạo mạch
polime vô cơ với xương polime là (Si) và (Al). Tạm thời hiện nay loại gạch này chưa được phổ
biến rộng rãi nên có thể chấp nhận sử dụng cho các công trình nhà từ 1 đến 2 tầng hoặc nhà cấp
4. Trong tương lai có thể sử dụng cho các nhà cao tầng khác.

Hình 11: Các sản phẩm gạch không nung với v ật liệu là đất và cát chủ yếu.
ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 12

 Dây chuyền cho loại gạch này bao gồm các thiết bị theo sơ đồ các bước công nghệ sau:

Bước 1: Sấy khô đất làm gạch (bất kỳ loại đất nào): 12%÷15% độ ẩm. (Sấy khô từ
nguồn năng lượng tự nhiên trong nhà xưởng)
Bước 2: Nghiền và trộn phụ gia vào loại đất đã được sấy khô ở trên tới độ min cỡ

0.5mm (sờ vào mát tay). Trong đó: Đất chiếm 80% còn vôi bột (phụ gia) 20%. Để thực
hiện việc này sử dụng thiết bị nghiền, trộn liên hợp.
Bước 3: Ủ hỗn hợp đất và vôi với hàm lượng ẩm từ 15%÷18% - Việc ủ có thể ở trong
nhà xưởng với mặt bằng nền ximăng hoặc bê tông.
Bước 4: Trộn định lượng hỗn hợp đất đã ủ với cát, chất thải xây dựng hoặc đá dăm loại
nhỏ (kích thước hạt < 3mm) phế liệu và các phụ gia ướt khác. Thiết bị trộn, định lượng 3
thành phần khô (đất ủ, phụ gia, cát sông) và 2 thành phần ướt tăng độ kết dính của mạch
polime vô cơ.
Bước 5: Ép định hình tạo lỗ mù trên máy ép với lực ép đơn vị cho viên gạch là
550÷650 (kg/cm
2
). Đây là thiết bị tạo hình viên gạch có tính chất quyết định đến chất
lượng, giá thành và năng suất tạo hình viên gạch của nhà máy gạch dạng này.
 Máy ép có 02 dạng:
 Dạng máy ép thuỷ lực với các thông số kỹ thuật sau:
Năng suất ép: 6.000÷10.000 viên/ngày sản xuất
Công suất điện năng: 27KW
Lực ép đơn vị viên gạch: 53.5MPa
Hoạt động tự động và bán tự động
Số lượng khuôn: 06
Trọng lượng máy: 4000kg±5%
Sấy
nguyên
liệu
Nghiền
trộn vôi
vào đất
Ủ hỗn
hợp đất
Trộn

hỗn
hợp đất
với cát
Ép định
hình
ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 13


Hình 12: Máy ép thủy lực
 Dạng máy ép trục khuỷu với các thông số sau:
Năng suất ép: 12.000÷18.000 viên/ngày sản xuất
Công suất điện năng: 36KW
Lực ép đơn vị viên gạch: 55MPa
Hoạt động tự động và bán tự động
Số lượng khuôn: 12
Trọng lượng máy: 12.000kg±5%

Hình 13: M áy ép trục khuỷu
4. Công nghệ và dây chuyền sản xuất gạch không nung với các vật liệu từ xỉ than, xỉ
quặng, ximăng, cát…
Đây là các loại gạch không nung xuất hiện lâu đời trên thế giới, các loại gạch này đã
được công nhận và được đưa vào sử dụng một cách rộng rãi cho các công trình từ đơn giản đến
ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 14

phức tạp, từ thấp tầng đến cao tầng. Loại gạch này được tạo nên bởi các chất liệu rẻ tiền (thậm
chí là các chất thải của các khu công nghiệp, của các mỏ khai khoáng,…) nó có nhiều chủng loại

khác nhau (trên 300 loại) với độ bền nén cao nhất là 35MPa. Một số công thức của một số loại
gạch dạng :
 Công thức số 1:Xỉ than nghiền nhỏ: 30%; xỉ khoáng 30%; đất thải, chất thải rắn 30%;
ximăng 8%á10%; bột đá 0.2%.
 Công thức số 2:Bột đá 60%; muối kali 3%; ximăng 8%÷10%; vôi bột 3% còn lại là chất thải
rắn khác.
 Công thức số 3:Cát sông 60%; chất thải rắn 30%; ximăng 8%÷10% còn lại các chất độn
khác
 Công thức số 4: Đá sét 90%; ximăng 8%÷10%; muối kali
 Công thức số 5:Sỉ quặng sắt 60%; Chất thải rắn 30%; ximăng 8%÷10%; muối kali
 Công thức số 6:Tro xỉ than 60%; xỉ quặng 30%; ximăng 8%÷10%; bột đá còn lại
 Dây chuyền sản xuất cho các loại gạch này như sau:

Bước 1: Nghiền nhỏ các vật liệu tạo viên gạch, độ mịn với kích cỡ < 3mm.
Bước 2: Trộn đều các hỗn hợp tạo hình viên gạch trên máy trộn với công suất phù
hợp với công suất của máy ép gạch.
Bước 3: Đưa hỗn hợp vào máy ép tạo hình viên gạch. Thông số kỹ thuật cơ bản của
máy ép như sau:
 Năng suất ép 12.000÷18.000 viên ngày
 Công suất điện tiêu thụ: 36KW
 Lực ép đơn vị cho viên gạch: 55Mpa
 Hoạt động tự động và bán tự động.
 Số khuôn: 8÷12
 Trọng lượng máy 8.000-16.000 kg
Nghiền
vật liệu
Trộn vật
liệu
Ép tao
hình

ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 15





5. Thiết bị công nghệ sản xuất gạch không nung- nhu cầu và tiềm năng nội địa hóa:
Kinh tế VN đang trong giai đoạn phát triển với định hướng CNH, HĐH. Trong đó
ngành công nghiệp xây dựng nói chung hay ngành sản xuất VLXD nói riêng là lĩnh vực
quan trọng hàng đầu. Vì vậy, trên thực tế, việc làm chủ công nghệ, thiết bị sản suất
VLXD không nung đã trở thành nhu cầu thời sự trên thị trường ngành xây dựng, khi nền
công nghiệp XD tăng tốc với yêu cầu chất lượng mới mà chỉ có VLXD không nung mới
đáp ứng được.

Hình 14: Máy ép gạch MFG-5.0
ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 16


Hình 15: Máy ép gạch bán tự động MFGV-6.0
Nhờ
được ứng dụng
hệ thống điều
khiển kỹ thuật
mới dùng PLC .
Mẫu máy này có
tính năng hoàn

toàn vượt trội so
với nguyên bản
nhập ngoại. Tính
cơ động cao, bán
tự động, yêu cầu
bảo trì không
quá khắt khe, rất
phù hợp cho các
đơn vị thi công
công trình tại
các khu công
nghiệp, khu đô
thị mới đang
phát triển nhiều
hiện nay ở VN .
Hình 16: Máy ép gạch bán tự động MFGV-6.1
ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 17


Hình 17: Dây chuyển sản xuất gạch không nung tự động MFGV-7.0
Thiết bị công nghệ sản suất gạch không nung ra đời đã từ lâu và đã trở thành ngành kinh
điển tại các nước phát triển với các mẫu mã vô cùng phong phú.
6. Công nghệ s ản xuất gạch không nung cụ thể:Công nghệ “đất hóa đá”:
Đây là một công nghệ xanh được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây
dựng tại nước ta trong thời kỳ hội nhập. Phương pháp này giúp những người sản xuất tận
dụng được nguồn đất ít có giá trị kinh tế như đất đồi cằn cỗi tại các vùng trung du, đất sét
pha ven sông, đất thải từ các công trình đào móng nhà, hầm lò, ao hồ, các loại đất, đá tại
các công trường khai thác quặng, Công nghệ “đất hóa đá” cũng giúp chủ đầu tư sử

dụng các nguồn phế thải rắn như bê tông, gạch vỡ, cát, đá sỏi, xỉ lò, các bã quặng bô xít
Sử dụng công nghệ này sẽ tận dụng triệt để nguồn phế liệu tại chỗ, giảm thiểu chi phí vận
chuyển, bỏ hoàn toàn sự nung đốt, không thải khí CO2 ra môi trường.
So với phương pháp sản xuất gạch bằng lò nung thủ công thì công nghệ “đất hóa
đá” đạt bước tiến mới về quy mô và tác phong sản xuất công nghiệp – thay từ “lò gạch”
thành “nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng”.
Theo ước tính, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 20 tỉ viên gạch. Với đà phát triển
này, đến năm 2020, lượng gạch cần cho xây dựng là hơn 40 tỉ viên. Để đạt được mức đó,
lượng đất sét phải tiêu thụ tương đương với 30.000 ha đất canh tác. Điều này ảnh hưởng
lớn tới vấn đề an ninh lương thực trong tương lai. Với những ưu điểm của mình, phương
pháp sản xuất gạch không nung bằng công nghệ “đất hóa đá” sẽ thay thế lò gạch thủ
công, là lời giải cho bài toán thực hiện Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công vào năm 2010.

ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 18

V. ỨNG DỤNG GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
1. Sản xuất gạch không nung: Giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả
Sản xuất gạch xây dựng không nung
giúp người sản xuất tận dụng được nguồn
đất ít có giá trị kinh tế như đất đồi cằn cỗi
tại các vùng trung du, đất sét pha ven sông,
đất thải từ các công trình đào móng nhà,
hầm lò, ao hồ, các loại đất, đá tại các công
trường khai thác quặng, Với công nghệ
“đất hoá đá”, các chủ đầu tư có thể tận dụng
các nguồn phế thải rắn tại chỗ như bê tông,
gạch vỡ, cát, đá sỏi, xỉ lò, các bã quặng bô

xít để sản xuất gạch, vừa giảm thiểu chi phí
vận chuyển, vừa tránh ô nhiễm môi trường
vì gạch không qua khâu nung đốt nên không
thải khí CO
2
ra môi trường, lại xử lý được các chất phế thải công nghiệp.
Ưu điểm của viên gạch không nung là giá thành chỉ bằng 2/3 viên gạch nung
nhưng có độ cứng gần gấp 2 lần viên gạch nung, các chỉ tiêu về kỹ thuật và an toàn vật
liệu đều đạt và vượt yêu cầu kỹ thuật. Viên gạch không nung được ép với máy thuỷ lực
trên 150 tấn nên bề mặt viên gạch nhẵn và đồng đều tuyệt đối, từ đó công xây dựng
giảm, có thể không cần vữa trát tường, xây đến đâu hoàn thiện đến đó nên giảm một
khoản chi phí đáng kể đối với một căn nhà. Đây là bài toán kinh tế rất có lợi cho người
tiêu dùng khi sử dụng gạch không nung .
Bằng phương pháp polyme hoá, công nghệ sản xuất gạch có sử dụng dây
chuyền thiết bị phù hợp, đồng bộ tự động hoá, dễ vận hành và sửa chữa khi bị hư
hỏng. Công nghệ này cũng sử dụng các loại nguyên liệu là các mạt đá vôi, cát, sỏi, rác
thải rắn xây dựng, đất đào móng ao, hồ, gạch vỡ, vôi vữa, than tổ ong nấu bếp, rác thải
rắn công nghiệp không độc, tro bay, sỉ than kết hợp với phụ gia rắn và lỏng, qua lực
ép để sản xuất gạch. Phụ gia được sản xuất trong nước có nguồn gốc từ vật liệu xây
dựng và các loại cây cỏ như rỉ đường từ cây mía và một số các loại cây cỏ khác có tinh
dầu kết dính cho nên phụ gia sử dụng trong công nghệ này không có tính độc hại.
Qua kiểm tra của Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), chất lượng gạch
không nung từ đất đạt các chỉ số: Độ nén của gạch đạt 120 - 130 kg/cm2; Độ uốn là 43
kg/cm2 Giá thành viên gạch tuỳ theo loại đất dao động từ 440 -500 đồng/viên.Trong
quá trình sản xuất gạch, môi trường không bị ảnh hưởng vì sản phẩm này không qua
khâu nung đốt nên không có khói, không có nước thải do yêu cầu công nghệ sử dụng
nguyên liệu bán khô nên chỉ sử dụng tối đa khoảng 5 - 6m3/ngày đêm (cho sản lượng
4 vạn viên gạch). Đặc biệt, công nghệ sản xuất gạch này không có rác thải mà còn sử
dụng rác thải rắn xây dựng và công nghiệp góp phần làm sạch môi trường.


Hình 18: Sản phẩm gạch không nung

2. Sản xuất gạch xây dựng không nung: Giúp tiết kiệm đất nông nghiệp, đất chứa phế
thải:
 Mỗi năm mất hơn 1.000 ha đất nông nghiệp
Theo nhà khoa học ở Viện Vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, dự báo nhu cầu vật liệu
xây ở Việt Nam đến năm 2020 vào khoảng 41-43 tỷ viên gạch (quy tiêu chuẩn)/năm.
ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 19



Nếu sản xuất gạch đất sét nung với số lượng này phải tiêu tốn khoảng 57-60 triệu
m
3
đất sét và 5.3÷5.6 triệu tấn than. Như vậy, mức độ hao hụt của đất nông nghiệp là vô
cùng lớn, chưa kể đến sự ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên không tái tạo được.
Không những mất đất nông nghiệp, khói đốt lò gạch thủ công đã trở thành nỗi lo
hàng chục năm nay của nhiều hộ gia đình ở khu vực nông thôn bởi nguồn phát thải ảnh
hưởng đến sức khỏe con người và gây mất mùa cho một số diện tích canh tác. Không
những thế, nhiều chủ lò gạch còn ngang nhiên vi phạm luật đất đai, luật đê điều để lấy đất
làm gạch
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp và địa phương đã giảm bớt các lò gạch
thủ công, đầu tư các lò nung tuynen để sản xuất gạch xây. Tuy nhiên, cho dù có cải tiến
công nghệ, gạch xây bằng đất sét nung vẫn có rất nhiều hạn chế khi phải mất lượng lớn
đất, nhiên liệu và phát thải nhiều loại khí độc hại.
Nhằm giảm thiểu việc sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 về phê duyệt Chương trình
phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020, với mục tiêu phát triển sản xuất và sử

dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ từ 20-25% vào năm
2015, 30-40% vào năm 2020.
Đồng thời, hàng năm sử dụng khoảng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ
nhiệt điện, xỉ lò cao…) để sản xuất vật liệu xây không nung, tiết kiệm được khoảng
1.000ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải; tiến tới xóa bỏ hoàn
toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.
So với gạch đất sét nung, vật liệu xây không nung có nhiều ưu điểm nổi bật như
nguồn nguyên liệu dồi dào, dễ kiếm, không ảnh hưởng đến đất trồng trọt, tận dụng được
nguồn phế thải công nghiệp; giảm chi phí năng lượng, đặc biệt là giảm lượng khí thải,
bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, có thể sản xuất vật liệu xây không nung ở quy mô nhỏ, đơn giản, dễ tạo
ra chất lượng sản phẩm theo yêu cầu về cường độ, kích thước, có độ chính xác cao. Một
ưu điểm nổi bật nữa là một số vật liệu xây không nung nhẹ, cách nhiệt, cách âm tốt, góp
phần tiết kiệm năng lượng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam.
Có thể lấy ví dụ: giữa xây tường bằng gạch tuynen hai lỗ thông dụng với một loại vật
liệu xây không nung là gạch blốc rỗng SHB2-150 có kích thước 390x150x190mm cho
thấy xây gạch blốc tiết kiệm vữa 60%, thời gian xây 1m
2
giảm 60%, giá viên gạch đã quy
kích thước tiêu chuẩn giảm 25%
ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 20


VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ KẾT LUẬN
1. Định hướng phát triển:
Mục tiêu đặt ra là hàng năm sử dụng khoảng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ
nhiệt điện, xỉ lò cao ) để sản xuất vật liệu xây dựng không nung, tiết kiệm được khoảng 1.000
ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải.


Hình 19: Nguyên liệu đầu vào

Hình 20: Thành phẩm
ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 21


 Cơ chế khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung ở Việt Nam:
Theo Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, với hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn, việc
thay thế gạch đất sét nung bằng vật liệu xây không nung sẽ là một xu thế phát triển. Tuy
nhiên, vướng mắc hiện nay chính là cơ chế chính sách và thói quen của ngưới tiêu dùng.
Theo Vụ Vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cho biết từ năm 2001, Trung
Quốc đã ban hành danh sách 170 thành phố cấm sử dụng gạch đặc đất sét nung vào xây
dựng công trình; quy định thu thêm một loại phí đối với kiến trúc nhà sử dụng gạch đất
sét nung.
Trong khi đó, ở Thái Lan, không cần ban hành chính sách khuyến khích vật liệu
xây không nung nhưng Nhà nước quản lý chặt việc sử dụng đất đai. Do đó, vật liệu nung
có giá cao hơn rất nhiều vật liệu xây không nung. Yếu tố thị trường điều tiết khiến công
nghiệp vật liệu xây không nung ở Thái Lan rất phát triển như bêtông nhẹ đã có cách đây
10 năm.
Theo Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt, từ năm 2011, các công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên)
phải sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây không nung loại nhẹ (khối lượng thể tích không
lớn hơn 1000kg/m
3
) trong tổng số vật liệu xây; khuyến khích các công trình xây dựng sử
dụng vật liệu xây không nung khác có độ rỗng lớn hơn 30% và vật liệu xây không nung
loại nhẹ.

Để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất và kinh doanh
vật liệu xây không nung, Nhà nước đã ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi về thuế
nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp; các dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây
không nung nhẹ và sản xuất gạch xi măng - cốt liệu công suất từ 7 triệu viên quy tiêu
chuẩn/năm trở lên được hưởng ưu đãi như đối với các dự án thuộc chương trình cơ khí
trọng điểm
Chính phủ cũng giao cho Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên
quan thực hiện các giải pháp về khoa học công nghệ để phát triển sản xuất và sử dụng vật
liệu xây không nung; lập danh mục các loại thiết bị, vật tư sản xuất vật liệu xây không
nung được miễn thuế nhập khẩu; xây dựng lộ trình và đôn đốc thực hiện việc xóa bỏ lò
gạch thủ công theo các vùng, miền; tổ chức việc thông tin, tuyên truyền về sản xuất, sử
dụng vật liệu xây không nung.
Sẽ có 3 chủng loại vật liệu xây dựng không nung được phát triển sản xuất và
sử dụng. Đó là gạch xi măng-cốt liệu, gạch nhẹ và các loại gạch khác. Trong đó, tỷ lệ
gạch xi măng-cốt liệu trên tổng số vật liệu xây không nung khoảng 74% vào năm 2015 và
ĐỀ TÀI: GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG GVHD: Th.S Lê Tấn Vang

Nhóm: 7 22

70% vào năm 2020. Gạch nhẹ (có 2 loại là gạch từ bê tông khí chưng áp và gạch từ bê
tông bọt) chiếm tỷ lệ vào khoảng 21% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020 trên tổng số
vật liệu xây không nung. Gạch khác (đá chẻ, gạch đá ong, vật liệu xây không nung từ đất
đồi và phế thải xây dựng, gạch silicát ) đạt tỷ lệ khoảng 5% từ năm 2015 trên tổng số vật
liệu xây không nung.
2. Kết luận:
Cùng tăng trưởng với nền kinh tế, ngành công nghiệp XD cũng không ngừng gia tăng giá
trị. Việc lựa chọn gạch không nung trong giai đoạn hiện nay cho CNXD là chiến lược phát triển
đúng chủ trương HĐH CNH nền kinh tế, đồng thời cũng là sự thể hiện trách nhiệm của chúng ta
với môi trường sống hôm nay và mai sau.
Việc phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung

có tác dụng tiết kiệm đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây ô nhiễm môi trường, tiết
kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.

×