Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo hệ tín chỉ trường đại học hoa sen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.02 KB, 31 trang )

-1/31-
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
HỆ TÍN CHỈ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
Ban hành kèm theo Quyết định số 849-09/QĐ-BGH ngày 09 tháng 12 năm 2009

Điều 1: Các chương trình đào tạo theo hệ tín chỉ trường Đại học Hoa Sen, gồm :
1. Bậc đại học: gồm chương trình đào tạo các ngành:
1. Công nghệ thông tin
2. Mạng máy tính
3. Toán ứng dụng
4. Kế toán
5. Tài chính – Ngân hàng
6. Marketing
7. Quản trị kinh doanh
8. Quản trị nhân lực
9. Quản trị du lịch và khách sạn nhà hàng
10. Tiếng Anh
11. Thiết kế thời trang
2. Bậc Cao đẳ
ng: gồm chương trình đào tạo các ngành:
1. Công nghệ thông tin
2. Kế toán
3. Ngoại thương
4. Quản trị kinh doanh
5. Quản trị du lịch và khách sạn nhà hàng
6. Anh văn thương mại
7. Quản trị văn phòng


Điều 2: Nội dung chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo bậc đại học
1. Bậc đại học, ngành CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Mục tiêu giáo dục
Chương trình Đại học Công nghệ Thông tin đào tạo người h
ọc có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục
vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp
ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể chương trình Đại học Công nghệ Thông tin thể hiện các mục
tiêu giáo dục sau:
• Sinh viên tốt nghiệp có khả năng tham gia quá trình tin học hóa các hệ th
ống thông tin cũng như xây
dựng các phần mềm nhằm phục vụ cho các đơn vị, cá nhân.
-2/31-
• Sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng tự nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng các kỹ thuật công nghệ mới đáp
ứng nhu cầu phát triển của ngành nghề và xã hội. Qua đó, sinh viên nâng cao năng lực giải quyết các vấn
đề mới ngày càng phức tạp hơn nảy sinh trong quá trình phát triển của xã hội.
• Sinh viên có kỹ năng làm việc theo nhóm để đạt được mục tiêu chung, xây dựng mối quan hệ xã hội
để
thúc đẩy sự hợp tác phát triển của tổ chức và xã hội.
• Sinh viên tốt nghiệp có khả năng giao tiếp tốt để làm việc, tư vấn thuyết phục nhiều đối tượng thuộc
nhiều ngành nghề khác nhau.
• Sinh viên vận dụng được kiến thức và kỹ năng của ngành, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của
xã hội và thế giới.
Chuẩ
n đầu ra
Tốt nghiệp chương trình Đại học Công nghệ Thông tin sinh viên đạt được các chuẩn đầu ra sau:
Thái độ và đạo đức nghề nghiệp
1. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của ngành khoa học máy tính trong các công việc phục vụ lợi ích của xã
hội.
2. Tham gia vào các hoạt động khuyến khích bảo vệ sở hữu trí tuệ như sử dụng phần mềm hợp pháp, tôn
trọng quy

ền tác giả.
3. Xác định trách nhiệm và ảnh hưởng của từng công việc về mặt đạo đức, pháp luật, an ninh và các vấn đề
xã hội khác.
Năng lực chuyên môn
4. Áp dụng các nguyên lý thiết kế phát triển trong quá trình xây dựng các hệ thống phần mềm với độ phức tạp
khác nhau. Sử dụng trừu tượng hoá, che giấu thông tin trong thiết kế phần mềm, sử dụng các kỹ thuật thiết
kế hướng đối tượng hiện đại như kế thừa, đa hình và sử dụng các biểu đồ UML.
5. Sử dụng thành thạo tối thiểu 2 ngôn ngữ lập trình (C++, Java/C#), có khả năng vận dụng nguyên lý và cơ
chế hoạt động của các ngôn ngữ lập trình khác nhau để giải quyết bài toán thực tế.
6. Nhận biết, phân tích cơ chế hoạt động của các ứng dụng trên desktop và trên web nhằ
m lựa chọn các phương
pháp, công nghệ thích hợp trong quá trình xây dựng giải pháp cho bài toán thực tế.
7. Có khả năng lý luận về tổ chức hoạt động của các module và quá trình hoạt động phần mềm: bao gồm stack,
heap, dữ liệu ra vào trên hệ thống mạng, thiết bị lưu trữ trong quá trình xây dựng, chỉnh lỗi, và hiệu chỉnh
hiệu suất hệ thống phần mềm.
8. Có khả năng vậ
n dụng toán rời rạc với các phần mềm trong các lĩnh vực như CSDL, kỹ thuật phần mềm, an
ninh hệ thống; sử dụng các kỹ thuật rà soát từ toán rời rạc để đánh giá được tính chính xác của phần mềm.
9. Sử dụng tư duy giải thuật để phân tích và giải quyết toàn diện các vấn đề mới trong quá trình xây dựng phần
mềm.
10. Có khả năng vận d
ụng hướng tiếp cận hệ thống trong thiết kế và nâng cao hiệu suất hoạt động.
11. Trong quá trình xây dựng phần mềm, có khả năng đánh giá được tính hiệu quả của dự án; Xây dựng các mô
hình thích hợp cho một bài toán dựa vào các giả định gần đúng, ước lượng với các công cụ như COCOMO,
Wideband Delphi, v.v..
Khả năng hội nhập và học tập suốt đời
12. Thể hiện kh
ả năng tìm kiếm, sử dụng các kiến thức cơ bản của lĩnh vực ứng dụng để hoàn thành quá trình tin
học hoá.
13. Sử dụng lưu loát các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh và tiếng Việt trong các vấn đề chuyên môn và một

vài vấn đề xã hội; có khả năng đạt chứng chỉ TOEIC 550 trở lên (hoặc tương đương)
14. Có năng lực trình bày, diễn thuyết vấn đề
chuyên môn một cách thuyết phục, khoa học.
-3/31-
15. Có năng lực làm việc, phối hợp, định hướng cũng như phát huy điểm mạnh của mỗi cá nhân trong các nhóm
công tác đa ngành.
16. Có khả năng tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao các kiến thức, kỹ năng tiên tiến trong lĩnh vực
CNTT và kiến thức liên ngành trong suốt sự nghiệp.
17. Nhận biết, phân tích, áp dụng các chuẩn mực đạo đức trong ngành CNTT qua khả năng đánh giá tác động và
ch
ịu trách nhiệm về kết quả giải pháp CNTT trong lĩnh vực ứng dụng cũng như đối với xã hội.
18. Có khả năng hóa giải mặt tiêu cực, đồng thời phát huy mặt tích cực của sự khác biệt và tính đa dạng.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành có thể làm việc trong các lĩnh vực cụ thể sau:
• Công nghiệp phần mềm
• Công nghiệp n
ội dung số
• Tư vấn xây dựng hệ thống
• Công nghiệp Game
• Điều khiển tự động
• Kinh doanh sản phẩm CNTT
• Dịch vụ CNTT
• Hệ thống thông tin
• Dịch vụ giáo dục
• Các lĩnh vực ứng dụng CNTT
Cụ thể sinh viên có năng lực để làm việc tại các vị trí, chức danh sau:
• Lập trình phát triển
ứng dụng
• Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
• Chuyên viên phân tích, thiết kế hệ thống thông tin

• Chuyên viên phân tích, thiết kế dữ liệu
• Quản trị các hệ cơ sở dữ liệu
• Kỹ sư hệ thống phần mềm
• Kỹ sư chất lượng phần mềm
• Kỹ sư quy trình sản xuất phần mềm
2. Bậc đại họ
c, ngành MẠNG MÁY TÍNH
Mục tiêu giáo dục
Chương trình Mạng máy tính đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân,
có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể chương trình Mạng máy tính thể hiện các m
ục tiêu giáo dục sau:
Sinh viên được trang bị kiến thức, năng lực về tư vấn, thiết kế, xây dựng, triển khai, bảo trì hệ thống thông
tin trong đó bao gồm hệ thống hạ tầng truyền dẫn và các ứng dụng bên trên nhằm đáp ứng nhu cầu của các
đơn vị và cá nhân. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có năng lực về khả năng tư duy, tìm kiếm thông tin hỗ trợ,
ngoại ngữ
để tự phát triển bản thân, nắm bắt công nghệ mới theo kịp xu hướng phát triển của ngành mạng.
Ngoài ra, sinh viên có kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo nhóm tốt để điều hành công việc và tư vấn thuyết phục
nhiều đối tượng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau để cùng nhau góp phần xây dựng xã hội. Sinh viên có
thể lựa chọn những kiến thức, kỹ năng đa dạng khác nhau như:
Hệ thố
ng mạng
-4/31-
Xây dựng, tư vấn, phát triển, bảo trì hệ thống mạng truyền dẫn, mạng riên ảo (VPN) cho các doanh
nghiệp, mạng đô thị (MAN) với công nghệ tiên tiến nhất hiện cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền dẫn
Internet.
Hệ thống quản trị thông tin
Xây dựng, tư vấn, phát triển, bảo trì hệ thống thông tin trên hạ tầng truyền dẫn đã được xây dựng. Hệ
thống bao gồm các d
ịch vụ như web, mail, cơ sở dữ liệu trên các hệ điều hành Window Server, Linux.

Bảo mật hệ thống
Xây dựng, tư vấn, triển khai các chính sách bảo mật ngăn chặn hacker tấn công hệ thống truyền dẫn
cũng như hệ thống thông tin. Bảo đảm mạng luôn hoạt động ổn định trước mọi tấn công, không để
hacker có thể xâm nhập hệ thống để lấy cắ
p thông tin cũng như cài virus, trojan dành quyền điểu khiển
hệ thống.
Voice Over IP
Xây dựng, tư vấn, triển khai hệ thống VoIP cho doanh nghiệp, nhà cung cấp dich vụ.
Chuẩn đầu ra
Tốt nghiệp chương trình Mạng máy tính sinh viên đạt được các chuẩn đầu ra sau:
Thái độ và đạo đức nghề nghiệp
1. Đọc, hiểu và thực hiện nội quy, quy chế và khả năng thích nghi với môi trường, tham gia các hoạt động
chính trị - vă
n hóa -xã hội, các công tác đoàn thể, vượt khó vươn lên trong cuộc sống học tập.
2. Tự giác trong công việc, khả năng làm việc độc lập và tinh thần hợp tác.
3. Hiểu, thưc hiện chuẩn đạo đức ngành Mạng máy tính, tin thần trách nhiệm với công việc của cá nhân.
4. Có năng lực xây dựng các chuẩn đạo đức nghề nghiệp và khả năng đánh giá quá trình thực hiện đạo đức
ngh
ề nghiệp của nhóm.
Năng lực chuyên môn
5. Có khả năng cài đặt, cấu hình và sử lý sự cố cho mạng LAN và WAN. Có kiến thức và kỹ năng để quản
trị routers, switch từ mạng truy cập đến mạng lõi. Năng lực xây dựng, tối ưu các hệ thống mạng đa dạng
nhiều lớp, không dây, có lưu lượng lớn.. Có khả năng, trình độ lấy chứng chỉ CCNA.
6. N
ăng lực quản trị và giải quyết sự cố trong môi trường hệ điều hành Linux, Window Server. Khả năng
thiết kế, triển khai hệ thống thông tin cho các tổ chức hay cá nhân trên hệ điều hành Window Server,
Linux bao gồm quản lý người dùng tập trung, quản lý an ninh, tối ưu các ứng dụng, backup hệ thống. Có
khả năng, trình độ lấy chứng chi MCSA, RHCT.
7. Có khả năng thiết kế hệ thống truyền dẫ
n mạng hội tụ cho phép hỗ trợ nhiều ứng dụng khác nhau bên

trên như truyền dữ liệu, voice, video. Việc thiết kế bao gồm kỹ năng thiết kế cơ sở hạ tầng chuyển mạch,
định tuyến cho mạng LAN, WAN, không dây, băng rộng cho công ty, xí nghiệp, trung tâm dữ liệu. đáp
ứng với các yêu cầu tính chuyên nghiệp về tối ưu, an ninh mạng, quản trị. Năng lực thực hiện các hệ

thống kiểm chứng, chứng minh hoạt động của các hệ thống mạng. Có khả năng lấy chứng chỉ thiết kế hệ
thống CCDA.
8. Thực hiện các mô hình đánh giá để đánh giá các thiết kế hệ thống, thời gian thực hiện dự án, hoặc đánh
giá kết quả, hiệu quả hoạt động của hệ thống hệ thống sẵn có được
đưa ra từ khách hàng hoặc cấp trên.
Sự đánh giá này được thực hiện theo các chuẩn quốc tế, trong nước.
9. Đánh giá công việc của nhóm. Khả năng phối hợp công việc giữa các nhóm trong công việc thiết kế, vận
hành, bảo trì hệ thống.
Khả năng hội nhập và học tập suốt đời
10. Khả năng tìm kiếm, cập nhật, ứng dụng các kiến thức nâng cao liên ngành, công nghệ
mạng mới trong
việc nâng cao kiến thức chuyên môn và hiệu quả hoạt động của tổ chức.
-5/31-
11. Sử dụng các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh và tiếng Việt trong các vấn đề chuyên môn và một các
vấn đề xã hội hằng ngày và có khả năng đạt chứng chỉ TOEIC 550 trở lên (hoặc tương đương)
12. Có năng lực trình bày, diễn thuyết vấn đề chuyên môn trong nhóm, cho người trong/ngoài lĩnh vực
chuyên môn..Làm việc, phối hợp trong nhóm công tác đa ngành. Có những kỹ năng lãnh đạo nhóm cơ
bản.
13. Kh
ả năng định giá giá trị lao động của bản thân, của nhóm. Phân tích, đánh giá điểm yếu, điểm mạnh
của nhóm
14. Xác định hướng phát triển cho bản thân và các thành viên trong nhóm. Tổ chức, phân công để học tập.
Tự tổ chức học tập để bổ sung các kiến thức thiếu.
15. Có kiến thức phổ thông về các nền văn hóa châu Âu, Á, Mỹ, Úc. Biết ít nhất tiếng Anh để giao tiế
p, đạt
TOEIC 600. Hiểu biết và chấp nhận sự khác biệt, tính đa dạng, biết nhìn nhận mặt tích cực và hạn chế

mặt tiêu cực của các nền văn hóa.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành có thể làm việc trong các lĩnh vực cụ thể sau:
• Lĩnh vực 1: Thiết kế, triển khai hệ thống mạng
Thiết kế, triển khai các giải pháp hệ thống m
ạng truyền dẫn cho các công ty, xí nghiệp, các
khu công nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Định hướng công nghệ phát triển công
nghệ mạng.
• Lĩnh vực 2: Xây dựng, tư vấn triển khai ứng dụng mạng
Trên nền truyền dẫn, xây dựng các ứng dụng mạng như quản lý sản xuất, quản lý nhân
viên, ERP, VoIP, truyền hình hội nghị,...
• Lĩnh vực 3: Quản trị hệ thống mạng
Duy trì, b
ảo đảm hoạt động liên tục cho toàn hệ thống mạng. Dự định, thi hành các kế
hoạch backup, phòng chống rủi ro, hư hỏng.
• Lĩnh vực 4: Tư vấn, hỗ trợ bảo mật hệ thống
Tư vấn, giải quyết các vấn đề về bảo mật hệ thống, mất cắp thông tin từ bên ngoài cũng như
bên trong hệ thống, phòng chống, phát hiện tấn công từ
các hacker.
Cụ thể sinh viên có năng lực để làm việc tại các vị trí, chức danh sau:
• Vị trí 1: Trưởng/phó/nhân viên phòng Tư vấn, xây dựng thiết kế hệ thống mạng, phòng dự án.
• Vị trí 2: Trưởng/phó/nhân viên phòng Quản trị thông tin, phòng Quản trị mạng.
• Vị trí 3: Trưởng/phó/nhân viên hỗ trợ khách hàng về hệ thống mạng.
3. Bậc đại học, ngành TOÁN ỨNG DỤNG
Mục tiêu giáo dục
Chương trình Đạ
i học Toán ứng dụng đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân
dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu
cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể chương trình Đại học Toán Ứng dụng thể hiện các mục tiêu giáo dục
sau:

• Sinh viên có khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ năng lý luận toán học để hỗ trợ công tác phân tích,
nghiên cứu, đánh giá, dự báo, tối ưu hoá các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực ứng dụng đảm bảo quá trình
vận hành hiệu quả hơn cả trong các hoạt động khoa học kỹ thuật cũng như hoạt động kinh doanh tài
chính;
• Sinh viên luôn đam mê nghiên cứu, thử nghiệ
m và ứng dụng các mô hình toán học thích hợp nhằm liên
tục cải thiện các giải pháp, đồng thời nâng cao trình độ bản thân
• Sinh viên có khả năng giao tiếp tốt để làm việc, tư vấn thuyết phục nhiều đối tượng thuộc nhiều ngành
nghề khác nhau
-6/31-
• Sinh viên có tư duy sáng tạo có thể hoạt động độc lập hoặc trong các nhóm làm việc đa ngành nhằm đạt
mục tiêu chung.
Chuẩn đầu ra
Tốt nghiệp chương trình Đại học Toán Ứng dụng sinh viên đạt được các chuẩn đầu ra sau:
Thái độ và đạo đức nghề nghiệp
1. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của ngành Toán ứng dụng trong các công việc phục vụ lợi ích của xã
hội.
2. Đảm bảo tính đúng đắn và chính xác của thông tin phân tích tổng hợp vì mục đích xã hội.
3. Xác định trách nhiệm và ảnh hưởng của từng công việc về mặt đạo đức, pháp luật, an ninh và các vấn đề
xã hội khác.
Năng lực chuyên môn
4. Các kiến thức và kỹ năng Toán học tích hợp sát với các kiến thức, kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực ứng
dụ
ng để tham gia vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình mô tả các bài toán đa dạng trong lĩnh vực
ứng dụng.
5. Kiến thức cơ bản về cơ cấu cũng như sự vận hành của các hệ thống trong mỗi lĩnh vực ứng dụng, cùng
các phương pháp mô tả cơ cấu và vận hành của các hệ thống bằng phương pháp mô hình hoá toán học.
6. Các công cụ hỗ trợ tính toán từ đơn giản đế
n phức tạp và sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ này để giải
quyết các bài toán ứng dụng.

7. Các quy tắc, phương pháp và công cụ sử dụng để phân tích, tối ưu hoá trong các lĩnh vực ứng dụng liên
quan;
8. Đánh giá được triển vọng và xu thế phát triển của ngành công nghệ thông tin trong mô hình hoá các bài
toán ứng dụng cũng như hỗ trợ phân tích, tối ưu hoá dựa trên các mô hình toán học;
9. Khả năng phân tích, lựa chọn giải pháp thích hợp cho các bài toán ứng dụng khác nhau.
10. Nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế vĩ mô, vi mô cũng như các hoạt động kế toán, tài chính, và
đầu tư của doanh nghiệp.
11. Khả năng thu thập thông tin số liệu sử dụng công nghệ thông tin qua các hệ thống thông tin kế toán và
tài chính của doanh nghiệp nhằm xây dựng các mô hình phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động, dự báo
tình hình tài chính, phân tích rủi ro, cũng nh
ư hỗ trợ quyết định.
12. Nắm vững quy tắc hoạt động của thị trường vốn, sử dụng các kỹ thuật thống kê nhằm dự báo, xây dựng
và lựa chọn mô hình đầu tư thích hợp, giảm thiểu rủi ro đầu tư.
Khả năng hội nhập và học tập suốt đời
13. Thích nghi được sự thay đổi loại hình và tính chất công việc củ
a mình trong khi làm việc trên các dự án
thuộc nhiều ngành khác nhau.
14. Thể hiện cách thức tổ chức công việc một cách khoa học, sử dụng thành thạo các công nghệ thông tin
hiện đại vào công việc chuyên môn.
15. Thể hiện khả năng tìm kiếm, sử dụng các kiến thức cơ bản của lĩnh vực ứng dụng để hoàn thành quá
trình mô hình hoá toán học.
16. Sử dụng lưu loát các kỹ năng giao tiếp bằng ti
ếng Anh và tiếng Việt trong các vấn đề chuyên môn và
một vài vấn đề xã hội; có khả năng đạt chứng chỉ TOEIC 550 trở lên (hoặc tương đương)
17. Có năng lực trình bày, diễn thuyết vấn đề chuyên môn một cách thuyết phục, khoa học.
18. Có năng lực làm việc, phối hợp, định hướng cũng như phát huy điểm mạnh của mỗi cá nhân trong các
nhóm công tác đa ngành;
-7/31-
19. Thích nghi được với sự phát triển, thay đổi trong khoa học và xã hội, thu thập kinh nghiệm, phân tích
được khả năng bản thân, đạt được kiến thức mới với việc sử dụng công nghệ thông tin hiện đại.

20. Có khả năng tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu tham khảo chuyên ngành, phân tích các thành tựu khoa
học và kỹ thuật thuộc chuyên môn trong và ngoài nước.
21. Có khả năng tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao các kiến thức, k
ỹ năng tiên tiến trong lĩnh
vực Toán ứng dụng và kiến thức liên ngành trong suốt sự nghiệp.
22. Có khả năng tương tác với các chuyên gia ngành khác khi xây dựng mô hình toán học của đối tượng;
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Toán Ứng dụng chuyên ngành Hệ thống thông tin tài chính có thể làm việc trong các
lĩnh vực cụ thể sau:
• Tài chính ngân hàng
• Tài chính doanh nghiệp
• Đầu tư phát triển
• Bả
o hiểm và định phí bảo hiểm
• Tín dụng doanh nghiệp/cá nhân
• Chứng khoán
Cụ thể sinh viên có năng lực để làm việc tại các vị trí, chức danh sau:
• Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp
• Chuyên viên phân tích thị trường chứng khoán
• Chuyên viên định phí bảo hiểm
• Chuyên viên phân tích đầu tư
• Chuyên viên tín dụng
• Chuyên viên môi giới chứng khoán
• Chuyên viên đánh giá tổng hợp
4. Bậc đại học, ngành KẾ TOÁN
M
ục tiêu giáo dục
Chương trình ngành Kế toán đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có
kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể chương trình đào tạo ngành Kế toán hệ Đại học thể hi

ện các mục tiêu giáo dục
sau:
• Sinh viên có khả năng phân tích, vận dụng linh hoạt các kiến thức kinh tế tổng quát, kiến thức và kỹ
năng chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng vào hoạt động thực tiễn tại các doanh
nghiệp.
• Sinh viên chủ động nâng cao kiến thức chuyên ngành, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng nghiên cứu
chuyên sâu, cập nhật kiến thức kế toán, kiểm toán, thuế, tài chính… theo quy định hiện hành.
• Sinh viên có k
ỹ năng ứng dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ trong công tác chuyên môn. Đồng thời có
kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng độc lập trong phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm hiệu
quả.
• Sinh viên có khả năng phấn đấu cao trong công việc, nỗ lực trong phát triển nghề nghiệp thi và đạt các
chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị, tham gia hoạt động trong các tổ chức nghề
nghiệp Kế toán, Kiểm toán,
Thuế...
-8/31-
• Sinh viên nắm vững và thực hiện đúng các quy định, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Kế toán, Kiểm
toán, Thuế của Việt nam và quốc tế,..hiểu biết và tôn trọng sự khác biệt đa dạng trong môi trường đa văn
hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội và thế giới.
Chuẩn đầu ra
Tốt nghiệp chương trình Đại học ngành Kế
toán sinh viên đạt được các chuẩn đầu ra sau:
Thái độ và đạo đức nghề nghiệp
1. Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán: Phải thực hiện công việc kế toán, kiểm
toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kế toán, chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam, quy định của Hội nghề nghiệp và các quy định pháp luật hiện hành.
2.
Tuân thủ nội quy, kỷ luật của doanh nghiệp và pháp luật nhà nước.
Năng lực chuyên môn
¾ Kiến thức, lĩnh hội

3. Nhận xét và đưa ra các phương án kinh doanh phù hợp với chính sách kinh tế vi mô, vĩ mô của Nhà
nước.
4. Lập các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo thuế…theo đúng quy
định của hệ thống văn bản pháp luật kế toán, kiểm toán, thuế của Việt Nam và quốc tế.
5.
Phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo thuế để đánh giá
hiệu quả sử dụng nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp, dự báo rủi ro và đưa ra các quyết định đầu tư,
các chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.
6. Lập và thẩm định tính hiệu quả của dự án đầu tư cho doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
7. Xây dựng cơ cấu nguồn vốn hiệu quả
cho doanh nghiệp.
8. Có kỹ năng ứng dụng tin học văn phòng thành thạo, có khả năng tổ chức cơ sở dữ liệu kế toán, sử dụng
các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác kế toán, kiểm toán, tài chính.
9. Tổ chức công tác kế toán tài chính, kế toán quản trị phục vụ đắc lực cho việc đánh giá hiệu quả hoạt
động và đưa ra các quyết định kinh doanh.
¾
Lý luận
10. Tổ chức công tác kế toán tài chính, kế toán quản trị phục vụ đắc lực cho việc đánh giá hiệu quả hoạt
động và đưa ra các quyết định kinh doanh.
11. Khả năng phân tích, kiểm tra dữ liệu từ tổng hợp đến chi tiết, đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt
động kinh doanh, dự báo rủi ro và những chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.
¾ Vận dụng
12. Có khả n
ăng tổ chức các quy trình kế toán, kiểm toán, khả năng tổ chức, điều hành công tác kế toán và
bộ máy kế toán trong các loại hình doanh nghiệp.
13. Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn chỉnh gồm các bộ phận: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro,
hệ thống thông tin truyền thông, hoạt động kiểm soát và giám sát nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp và tuân thủ các quy định, chính sách của doanh nghiệ
p và nhà nước.
14. Cung cấp thông tin phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả kinh doanh hiện tại và lập kế hoạch

kinh doanh dài hạn.
¾ Đánh giá
15. Có khả năng phân tích, đánh giá và triển khai các giải pháp tổ chức, hoàn thiện hệ thống thông tin kế
toán tài chính, kế toán quản trị, hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
-9/31-
Khả năng hội nhập và học tập suốt đời
16. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tài chính, kế toán quản trị, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với
quy mô, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp thông tin thích hợp cho việc kiểm tra, đánh giá,
ra quyết định kinh doanh kịp thời và hiệu quả nhất.
17. Có khả năng sử dụng tiế
ng Việt, tiếng Anh trong công việc kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế và nghiên
cứu các tài liệu chuyên ngành; có khả năng đạt chứng chỉ TOEIC 550 trở lên (hoặc tương đương).
18. Có khả năng hợp tác và phân công công việc kế toán, kiểm toán, thuế, tài chính với các thành viên trong
bộ phận và các phòng ban trong doanh nghiệp.
19. Có khả năng thu thập, xử lý thông tin, ứng dụng các phương pháp mới và các quy định hiện hành trong
lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế, tài chính của Việt nam và quố
c tế.
20. Yêu thích và nỗ lực phát triển nghề nghiệp, tham gia hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp, phấn đấu
thi đạt các chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị trong và ngoài nước như: CPA, ACCA, Chứng chỉ hành
nghề thuế...
21. Tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái;
22. Tôn trọng sự khác biệt đa dạng trong môi trường đa văn hoá, chủ động và nỗ lực trong việc cả
i thiện môi
trường làm việc theo hướng tích cực.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán hệ Đại học có thể làm việc trong các lĩnh vực cụ thể sau:
9 Kế toán, kiểm toán, thuế
9 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...
Cụ thể sinh viên có năng lực để làm việc tại các vị trí, chức danh sau:
9 Kế toán viên.

9 Kiểm toán viên.
9 Nhân viên kiểm soát nội bộ.
9
Cán bộ thuế.
9 Cán bộ ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, quỹ đầu tư…
5. Bậc đại học, ngành TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mục tiêu giáo dục
Chương trình Tài chính- Ngân hàng đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân
dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu
cầu xây dự
ng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể chương trình Tài chính- Ngân hàng thể hiện các mục tiêu giáo dục sau:
• Sinh viên tốt nghiệp có thể vận dụng các kiến thức và kỹ năng về tài chính để hỗ trợ các cấp lãnh đạo
nhận biết và đánh giá tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp.
• Áp dụng các mô hình tài chính để xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị dự án, đa dạng hóa danh mục đầu
tư nhằm t
ối đa hóa lợi nhuận, hạn chế rủi ro trong các công ty và các tổ chức tài chính. Xây dựng những
chiến lược đầu tư, quy trình quản lý danh mục đầu tư một cách hiệu quả
• Thực hiện những quy trình nghiệp vụ trong các hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hiện đại như:
quy trình cấp tín dụng, quy trình mở thư tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản trị ngân
hàng và các loại hình dịch vụ
ngân hàng hiện đại khác.
• Áp dụng những kiến thức và kỹ năng xã hội cơ bản phù hợp với chuyên ngành được đào tạo vào thực tế ;
khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm ; sử dụng tốt tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên
cứu.
• Sinh viên tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực tài chính ngân hàng
-10/31-
• Khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
Chuẩn đầu ra
Tốt nghiệp chương trình Tài chính – Ngân hàng sinh viên đạt được các chuẩn đầu ra sau:
Thái độ và đạo đức nghề nghiệp

1. Tuân thủ luật pháp, các nguyên tắc và chuẩn mực trong đầu tư tài chính, độc lập, trung thực, khách quan
khi tham gia vào thị trường tài chính
2. Năng động, tự tin, có trách nhiệm khi phục vụ khách hàng và cộng đồng.
Năng lực chuyên môn
3. Xây dựng và phân tích các bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp, phân tích dòng tiền, xác định các
nguồn vốn tài trợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
4. Xác định giá trị thời gian của tiền tệ, định giá cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng chỉ quỹ khác.
5. Thẩm định dự án đầu tư với các phương pháp: hiện giá thuần (NPV), tỷ suất nội hòan (IRR), thời gian
hòan vốn (PP), chỉ số sinh lời (PI)…
6.
Xác định lãi suất chiết khấu, áp dụng các mô hình định giá doanh nghiệp với phương pháp dòng tiền
chiết khấu, phương pháp giá trị kinh tế gia tăng (EVA), và các phương pháp khác
7. Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả gồm nhiều tài sản khác nhau, áp dụng mô hình Markowick, sử dụng
các loại chứng khóan phái sinh trong quản trị rủi ro của doanh nghiệp như: Hợp đồng tương lai (future
contract), hợp đồng kỳ hạn (forward contract), hợp đồng hóan đổi( swap contract), h
ợp đồng quyền chọn
(option contract).
8. Thực hiện các quy trình thẩm định, đánh giá và cấp tín dụng cho nhiều đối tượng khách hàng bao gồm
các loại hình doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức tài chính khác.
9. Thực hiện các quy trình mở thư tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và các loại hình dịch
vụ ngân hàng khác.
10. Tư vấn huy động vốn trên thị trường tài chính, tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn cổ
phần
hóa, tư vấn niêm yết trên Sở giao dịch chứng khóan
11. Tư vấn cho nhà đầu tư thực hiện đầu tư trên thị trường chứng khóan Việt Nam cũng như trên thế giới
Khả năng hội nhập và học tập suốt đời
12. Sử dụng tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; có khả
năng đạt chứng chỉ TOEIC 550 trở
lên (hoặc tương đương).
13. Kỹ năng làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo

14. Thực hiện và tổ chức công việc; kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc độc lập theo nhiệm vụ được phân
công ; khả năng thích nghi với mội trường làm việc năng động.
15. Đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn phát sinh để hình thành kỹ năng tư duy phản biệ
n, sáng tạo
16. Tự học các kiến thức bổ trợ của các chuyên ngành để phục vụ cho chuyên ngành chính của mình ở bậc
học cao hơn cũng như để có điều kiện chuyển đổi và giữ vị trí cao trong tương lai.
17. Cập nhật các thay đổi về kinh tế - chính trị - xã hội trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay và
vận dụng được trong thực tiễn sau khi tốt nghi
ệp.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính- Ngân hàng có thể làm việc trong các lĩnh vực cụ thể sau:
• Các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khóan
• Các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm
Cụ thể sinh viên có năng lực để làm việc tại các vị trí, chức danh sau:
• Giám đốc tài chính
-11/31-
• Giám đốc các chi nhánh ngân hàng
• Chuyên viên phân tích tài chính
• Chuyên viên phân tích và đầu tư chứng khóan
• Chuyên viên môi giới chứng khóan
• Chuyên viên quản trị rủi ro
• Chuyên viên tín dụng
• Chuyên viên kinh doanh ngoại hối
• Chuyên viên thanh tóan quốc tế

6. Bậc đại học, ngành MARKETING
Mục tiêu giáo dục
Chương trình Marketing (Hệ Đại học) đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ
nhân dân, có kiế
n thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp

ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể chương trình Marketing (Hệ Đại học) thể hiện các mục tiêu
giáo dục sau:
• Sinh viên tốt nghiệp có thể vận dụng các kiến thức và kỹ năng cũng như các lý thuyết marketing hiện đại
vào trong thực tế
nhiều thách thức của môi trường kinh doanh hội nhập toàn cầu thông qua việc tiếp cận
một cách có hệ thống tiến trình marketing và triển khai các hoạt động marketing xuyên suốt trong các
hoạt động của tổ chức.
• Nắm vững các kiến thức nền tảng bắt buộc cho mọi công việc liên quan đến marketing đồng thời có thể
tiếp cận các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về quản trị chiến l
ược marketing; quản trị bán hàng và
kênh marketing; hoặc truyền thông marketing và quảng cáo, thông qua việc tự chọn các nhóm môn học
chuyên ngành liên quan.
• Có những kiến thức và kỹ năng xã hội cơ bản phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có khả năng làm
việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và
nghiên cứu.
Chuẩn đầu ra
Tốt nghiệp chương trình Marketing ( Hệ Đại h
ọc) sinh viên đạt được các chuẩn đầu ra sau:
Thái độ và đạo đức nghề nghiệp
1. Tôn trọng pháp luật và điều hành doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật.
2. Thể hiện trách nhiệm xã hội thông qua việc tôn trọng các nguyên tắc đạo đức cá nhân và đạo đức nghề
nghiệp trong kinh doanh.
3. Năng động, cầu tiến, tự tin trong công việc, có khả năng làm việc độc lập và tinh thần hợp tác quốc tế
Năng lực chuyên môn
4. Tổ chức nghiên cứu marketing và nhận biết các sở thích của người tiêu dùng. Sử dụng các kỹ thuật chiêu thị
thích hợp và áp dụng các chiến lược marketing để giải quyết các vấn đề và đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng; có đủ các kỹ năng thiết yếu để truyền thông thành công các thông điệp đến khách hàng, đối tác và nhà
đầu tư (stakeholder).
5. Nghiên cứu và tổ chức triển khai ti
ến trình marketing, từ việc xác định chính xác nhu cầu của người tiêu

dùng và thiết kế các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu, cho đến thiết kế, bao bì, xác định giá, tổ
chức các hoạt động truyền thông marketing như quảng cáo, phân phối, chiêu thị và các dịch vụ hỗ trợ.
6. Áp dụng các kiến thức chuyên ngành và các kinh nghiệm thực tế thông qua các đợt thực tập tại doanh nghiệp
trong các nghiệp vụ chuyên môn v
ề marketing theo các hướng ngành :
¾ Quản trị chiến lược marketing: tổ chức thu thập và xây dựng hệ thống thông tin marketing
nhằm phân tích các cơ hội marketing, xác định nhu cầu và triển khai sản phẩm, dịch vụ đáp ứng
-12/31-
nhu cầu khách hàng. Xác định chính sách giá, lựa chọn chiến lược tiếp cận thị trường, từ đó thiết
lập được chiến lược marketing phù hợp cho doanh nghiệp mình.
¾ Quản trị bán hàng và kênh marketing: Phân tích môi trường kinh doanh trong và quốc tế để
có thể lập chiến lược bán hàng, quản lý các kênh marketing nhằm mở rộng và đẩy mạnh các
hoạt động kinh doanh bán lẻ của doanh nghiệp tại Việt Nam
¾ Quản trị truyề
n thông marketing và quảng cáo: Phân tích, áp dụng các lý thuyết về truyền
thông marketing tích hợp (IMC) để xây dựng các chiến lược và chiến thuật phương tiện truyền
thông, có kỹ năng viết kịch bản, tổ chức, trình bày và sản xuất các chương trình quảng cáo, viết
và tổ chức các sự kiện quan hệ cộng đồng (PR). Áp dụng các lý thuyết về quản trị khách hàng
quảng cáo, thiết lập và gia tăng hiệu quả mối quan hệ giữ
a công ty thuê quảng cáo
(advertiser/marketer) và công ty thực hiện quảng cáo (advertising agency).
Khả năng hội nhập và học tập suốt đời
7. Kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, phân tích lập luận đánh giá các quy trình và giải pháp hợp lý.
8. Kỹ năng lãnh đạo làm việc theo nhóm, nắm bắt và tổ chức thực hiện công việc độc lập.
9. Có khả năng đạt chứng chỉ TOEIC 550 trở
lên (hoặc tương đương).
10. Có kỹ năng tự học các kiến thức bổ trợ các chuyên ngành khác để phục vụ cho hướng công việc tương lai.
11. Có kỹ năng tự học và tích lũy kinh nghiệm thực tế để có cơ hội tự làm chủ trong kinh doanh.
12. Thực hiện tốt trách nhiệm công dân và trách nhiệm xã hội, tuân thủ các quy ước chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
13. Nh

ận biết, phân tích, so sánh các môi trường làm việc khác nhau và thích ứng nhanh với sự thay đổi môi
trường trong Kinh doanh quốc tế, luôn cập nhật các thay đổi về kinh tế - chính trị - xã hội trong tiến trình hội
nhập, toàn cầu hóa, khu vực hóa hiện nay và vận dụng được trong thực tiễn sau khi tốt nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành marketing hệ đại học có thể làm việc trong các lĩnh vực cụ thể sau:
• Lĩnh v
ực 1 : Quản trị chiến lược marketing (nghiên cứu marketing, market intelligence, phát triển sản
phẩm mới)
• Lĩnh vực 2 : Quản trị nhãn hiệu và quản trị sản phẩm
• Lĩnh vực 4: Quản trị bán lẻ (Retailing Management)
• Lĩnh vực 5: Quản trị quảng cáo (Advertising)
• Lĩnh vực 6: Quản trị khuyến mãi (Promotion Management)
• Lĩnh vực 7: Quan hệ công chúng (Public Relations)
• Lĩnh vực 8: Chăm sóc khách hàng (Customer Care)

Lĩnh vực 9: Bán hàng và Quản trị bán hàng (Sales and Sales Management)
Cụ thể sinh viên tốt nghiệp có năng lực để làm việc tại các vị trí, chức danh sau:
• Vị trí 1 : Giám đốc nhãn hiệu hoặc giám đốc sản phẩm
• Vị trí 2 : Giám đốc kinh doanh
• Vị trí 2 : Giám đốc marketing
• Vị trí 4 : Giám đốc quan hệ khách hàng
• Vị trí 5 : Giám đốc truyền thông
• Vị trí 6 : Giám đốc nghiên cứu marketing
• Hoặc các vị trí thừa hành/chuyên viên liên quan

7. B
ậc đại học, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mục tiêu giáo dục
Chương trình Quản trị Kinh Doanh ( Hệ Đại học) đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức
phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ,

×