Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

chất chỉ thị sinh học môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.2 KB, 60 trang )

Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CHỈ THỊ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG
I. KHÁI NIỆM VỀ CHỈ THỊ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG
1.1 Những khái niệm về sinh vật chỉ thị
1.1.1 Khái niệm về môn học
Từ lâu các nhà khoa học thuộc các chuyên môn khác nhau đã sử dụng nhiều
loài thực vật phục vụ cho công tác chuyên môn (bản đồ địa chất, phân bố khoáng
sản, phân loại đất,…)
Khi nghiên cứu môi trường nhận thấy: những sinh vật bị các chất gây ô nhiễm
hoặc các chất tự nhiên có nhiều trong môi trường tác động, có thể biểu hiện những
dấu hiệu dễ nhận biết.
Các kiểu tác động của môi trường lên sinh vật có thể quan sát bằng mắt thường
hoặc qua một số biểu hiện sau:
• Những thay đổi về đa dạng loài, thành phần loài, nhóm ưu thế trong
quần xã.
• Tăng tỷ lệ chết trong quần thể, đặc biệt ở giai đoạn non.
• Thay đổi sinh lí, tập tính của cá thể.
• Khiếm khuyết về hình thái và tế bào của cá thể.
• Sự tích lũy các chất ô nhiễm trong các cá thể.
Việc nghiên cứu và sử dụng các sinh vật để đánh giá, kiểm soát và cải thiện môi
trường đã đạt được nhiều thành tựu trên thế giới. Tất cả các nước phát triển đã có
những nghiên cứu nhiều năm sử dụng các nhóm sinh vật để đánh giá môi trường và
hình thành nên môn học chỉ thị sinh học môi trường.
1.1.2. Khái niệm về sinh vật chỉ thị môi trường
Mỗi đối tượng sinh vật có yêu cầu nhất định về điều kiện sinh thái liên quan
đến nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng O2, khả năng chống chịu một hàm lượng nhất
định các yếu tố độc hại trong môi trường sống. Do đó, sự hiện diện hay không của
chúng biểu thị một tình trạng điều kiện sinh thái của môi trường sống nằm trong
hay vượt giới hạn nhu cầu và khả năng chống chịu của đối tượng sinh vật đó.
Đối tượng sinh vật: là sinh vật chỉ thị môi trường, có thể là các loài sinh vật
hoặc các tập hợp loài.
Các điều kiện sinh thái chủ yếu là các yếu tố vô sinh: Hàm lượng các chất dinh


dưỡng, nhu cầu Oxy, chất độc và các chất gây ô nhiễm khác.
1.1.3. Cơ sở của chỉ thị sinh học môi trường
1.1.3.1. Cơ sở của việc sử dụng sinh vật làm chỉ thị môi trường
Thành phần loài của một quần xã sinh vật được xác định bởi các yếu môi
trường.
Tất cả các cơ thể sống đều chịu tác động của các yếu tố môi trường sống, môi
trường sống này cũng có thể bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, đặc biệt bị
tác động bởi các yếu tố vật lý và hóa học.
Yếu tố tác động vào môi trường có thể hay không gây hại cho sinh vật đó, thì
sinh vật này có thể hay không bị loại trừ ra khỏi quần thể, làm nó trở thành sinh vật
chỉ thị cho môi trường.
Hiểu biết về tác động của các yếu tố môi trường lên cơ thể sống có thể xác định
được sự có mặt và mức độ có của nhiều chất trong môi trường.
Như vậy, cơ sở cho việc sử dụng sinh vật làm vật chỉ thị môi trường dựa trên
hiểu biết của con người về khả năng chống chịu của sinh vật với các yếu tố của điều
kiện sinh thái (yếu tố vô sinh) với tác động tổng hợp của chúng.
Các yếu tố vô sinh của môi trường: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chất khí, chất
dinh dưỡng dễ tiêu,…
1.1.3.2. Tác động của các yếu tố vô sinh lên sinh vật
 Ánh sáng
Ánh sáng cần cho các hoạt động sống bình thường của động vật, cung cấp một
số chất cần thiết cho động vật.
Ánh sáng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thực vật: Cường độ và thời gian
tác động của ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quang hợp…
Theo phản ứng với ánh sáng, sinh vật được chia thành hai nhóm:
• Ưa sáng: Phi lao, bồ đề,…
• Ưa tối: Cà độc dược, hành, dương xỉ,…
Theo phản ứng của cây trồng với ánh sáng, có 3 nhóm:
• Cây ôn đới
• Cây nhiệt đới

• Cây á nhiệt đới
 Nhiệt độ
Trong một phạm vi nhất định, nhiệt độ càng tăng thì càng làm tăng độ phát triển
của sinh vật.
Sinh vật có thể phản ứng với nhiệt độ bằng nhiều hình thức khác nhau.
 Nước và độ ẩm
Nước có vai trò rất quan trọng đối với sinh vật. Nước tham gia vào tất cả các
hoạt động sống của sinh vật.
Phân loại theo mức độ phụ thuộc vào nước, gồm:
• Sinh vật ở nước: cá, thực vật thủy sinh,…
• Sinh vật ưa ẩm cao: lúa, cói, lác,…
• Sinh vật ưa ẩm vừa: tếch, trầu không,…
• Sinh vật ưa ẩm thấp: xương rồng, thầu dầu,…
 Các chất khí
Khí quyển cung cấp O
2
và CO
2
cho sinh vật, xử lý một phần các chất ô nhiễm.
Khi thành phần, tỷ trọng các chất khí có trong khí quyển thay đổi có thể gây hại
cho sinh vật.
Thực vật có vai trò quan trọng trong xử lý các chất khí gây ô nhiễm môi trường
(CO
2
, SO
2
).
 Các chất khí hòa tan (muối):
Chất khoáng có vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật, giúp điều hòa các quá
trình sinh hóa, áp suất thẩm thấu của dịch mô và các hoạt động chức năng khác.

Sinh vật có khả năng hấp thu chất khoáng khác nhau. Đối với cây trồng, dinh
dưỡng khoáng quyết định đến tình trạng sinh trưởng, năng suất, chất lượng sản
phẩm cây trồng.
Theo yêu cầu dinh dưỡng của thực vật, có 14 chất khoáng là dinh dưỡng thiết
yếu cần cung cấp, được chia thành 3 nhóm nhu cầu:
• Đa lượng: N, P, K
• Trung lượng: Ca, Mg, S, Si
• Vi lượng: Fe, Mn, Cu, Zn, Bo, Mo, Cl
Môi trường mất cân đối hàm lượng các chất khoáng có thể dẫn đến gây rối loạn
quá trình trao đổi chất làm sinh vật mắc bệnh và làm ảnh hưởng xấu năng suất,
phẩm chất cây trồng.
1.1.3.3. Khả năng biến đổi để thích nghi của sinh vật khi môi trường thay
đổi
 Sự phản hồi của sinh vật đối với tác động từ môi trường.
Sinh vật phản ứng lên tác động của môi trường bằng 2 phương thức: chạy trốn
(động vật) và thích nghi.
Sự thích nghi của sinh vật có thể là thích nghi hình thái hoặc thích nghi di
truyền.
• Thích nghi hình thái xảy ra trong suốt thời gian sống của cơ thể sinh vật
dưới tác động của các yếu tố môi trường.
• Thích nghi di truyền xuất hiện trong quá trình phát triển cá thể, không
phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các trạng thái môi trường,
được xây dựng và củng cố bởi các yếu tố di truyền.
 Biến động số lượng
Quá trình biến đổi xảy ra do tác động ngẫu nhiên của các yếu tố môi trường,
chủ yếu là do yếu tố thời tiết và khí hậu.
Có thể ảnh hưởng lên số lượng cũng nư chất lượng cá thể trực tiếp hoặc gián
tiếp qua sự thay đổi trạng thái sinh lý của cây, thức ăn, hoạt tính của thiên địch.
 Diễn thế sinh thái và tác động đến sinh vật chỉ thị môi trường
Diễn thế sinh thái tác động làm biến đổi môi trường sống gây rat hay đổi quần

xã sinh vật.
Tất cả các hoạt động kinh tế liên quan đến HST luôn chịu ảnh hưởng và tác
động vào quá trình diễn thế sinh thái.
Nguyên nhân xảy ra diễn thế sinh thái:
• Nguyên nhân bên trong: gây nên nội diễn thế nằm trong chính tổ chức
của chính HST, sự sinh sản và cạnh tranh sinh tồn của các sinh vật.
• Nguyên nhân bên ngoài: bao gồm các yếu tố từ bên ngoài tác động lên
HST làm thay đổi nó, gây nên ngoại diễn thế.
Tác động làm biến đổi của môi trường gây ảnh hưởng trên cơ thể sống có thể
quan sát:
• Những thay đổi về thành phần loài hoặc các nhóm ưu thế
• Những thay đổi về đa dạng loài
• Tăng tỷ lệ chết trong quần thể…
Do ảnh hưởng của diễn thế sinh thái mà các chỉ thị sinh học có thể sử dụng để
đánh giá tình trạng suy thoái, đặc biệt là khu cần bảo tồn.
1.1.4. Phân nhóm sinh vật chỉ thị
Dựa vào tác dụng của sinh vật chỉ thị:
• Công cụ để giải đoán môi trường là các loài SVCT mẫn cảm với điều
kiện môi trường không thích hợp, có thể sử dụng chúng làm công cụ để
nhận biết tình trạng môi trường.
• Công cụ thăm dò là những loài SVCT thích nghi đối với môi trường nhất
định, sự xuất hiện của chúng có thể dung để đo phản ứng và thích nghi
đối với sự thay đổi của môi trường.
• Công cụ khai thác là các loài SVCT có khả năng tích lũy các chất trong
mô của chúng.
• Công cụ tích lũy SH: các loài SVCT có khả năng tích lũy các hóa chất
trong mô của chúng.
• Sinh vật thử nghiệm là các sinh vật được chọn lọc để nghiên cứu trong
điều kiện thí nghiệm nhằm xác định các chất gây ô nhiễm.
1.1.5. Tính chất của sinh vật chỉ thị

Khả năng chống chịu của sinh vật với các yếu tố vô sinh của môi trường và tác
động tổng hợp của chúng là một đặc điểm- Tính chất của SVCT.
Đặc điểm phản hồi lên tác động của nhân tố môi trường bằng 2 hình thức: chạy
trốn và thích nghi. Đây là tính chất thứ 2 của SVCTMT.
Tính chỉ thị môi trường của SVCT được thể hiện ở các bậc khác nhau:
• SVCT- dấu hiệu về sinh lý, sinh hóa, tập tính, tổ chức tế bào của cá thể
SVCT.
• Quần thể SVCT- cấu trúc quần thể các loài chỉ thị.
• Quần xã SVCT- một số nhóm SVCT nào đó (sinh vật nổi, sinh vật đáy).
Nhờ tính chất của SVCT có thể sử dụng khả năng tích tụ các chất ô nhiễm trong
cơ thể và giá trị biểu thị tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường lên sinh vật để
đánh giá môi trường thuận lợi và hiệu quả hơn so với phương pháp lý hóa học.
1.1.6. Tiêu chuẩn để chọn sinh vật làm chỉ thị sinh học
• Sinh vật đã được định loại rõ ràng.
• Dễ thu mẫu trong tự nhiên, kích thước vừa phải.
• Có phân bố rộng (phân bố toàn cầu).
• Có nhiều tài liệu về sinh thái cá thể.
• Có giá trị kinh tế hoặc là nguồn dịch bệnh.
• Dễ tích tụ các chất ô nhiễm.
• Dễ nuôi trồng trong phòng thí nghiệm.
• Ít biến dị.
1.2. Loài chỉ thị
Loài chỉ thị là cá thể loài hay nhóm các loài sinh vật có đặc điểm sinh lý, sinh
hóa mẫn cảm với tác động của tình trạng môi trường, chúng hoặc hiện diện hoặc
thay đổi số lượng các loài khi môi trường sống bị ô nhiễm hay bị xáo trộn.
Một số loài địa y là loài chỉ thị cho sự mẫn cảm với ô nhiễm SO2. Nhóm chỉ
thị môi trường đất Secpentine có đặc điểm phát triển rời rạc và lùn. Một số loài cây
rừng không chống chịu được với sự xáo trộn của môi trường có thể làm các cây chỉ
thị cho tuổi của rừng cây.
Các nhóm SVCT có thể dung trong đánh giá điều kiện sinh thái, các cá thể của

loài chỉ thị đánh giá môi trường, lập bản đồ về sự ô nhiễm môi trường.
1.3. Khái niệm mở rộng về sinh vật chỉ thị
1.3.1. Sinh vật cảm ứng
SVCT có thể tiếp tục tồn tại trong môi trường ô nhiễm dù có thể biến đổi do tác
động của chất ô nhiễm.
Nhờ đặc điểm này của sinh vật cảm ứng mà có thể nhận biết về đặc điểm của
môi trường.
1.3.2. Sinh vật tích tụ
SVCT không bị biến đổi trong môi trường bị ô nhiễm do có khả năng đặc biệt
trong việc tích tụ những loại chất gây ô nhiễm nhất định trong mô với hàm lượng
cao hơn nhiều so với môi trường.
Vì vậy sinh vật tích tụ không chỉ có khả năng chỉ thị cho môi trường nhất định
mà còn dễ bị phát hiện hơn qua những phân tích hóa học.
Trong số những sinh vật loại này rêu thường được sử dụng rộng rãi nhất, tảo,
thực vật lớn cũng thường được sử dụng, cá và động vật không xương sống cũng có
thể sử dụng.
1.3.3. Sinh vật thăm dò và cảnh báo
Sinh vật thăm dò và cảnh báo là những loài sinh vật bản địa đơn lẻ, có khả năng
thể hiện phản ứng có thể đo được đối với chất ô nhiễm.
Sinh vật thăm dò và cảnh báo được sử dụng như một chỉ thị cảnh báo sớm về sự
có mặt của các chất ô nhiễm trong môi trường.
1.4. Dấu hiệu sinh học
Dấu hiệu sinh học là những thể hiện sự phản ứng của sinh vật đối với tác động
của chất ô nhiễm trong môi trường.
Có 2 loại chính:
• Dấu hiệu sinh lý- sinh hóa
• Dấu hiệu sinh thái
1.4.1. Dấu hiệu sinh lý- sinh hóa
Dấu hiệu này dễ nhận biết
Có nhiều ý nghĩa, nhất là các chỉ số liên quan tới khả năng sống sót, sự sinh

trưởng của cá thể, sự sinh sản của quần thể.
1.4.2. Dấu hiệu sinh thái
Dấu hiệu sinh thái thể hiện sự biến đổi của cấu trúc quần thể hoặc quần xã sinh
vật dưới tác động cảu chất ô nhiễm.
Khó nhận biết hơn, có thể nhận biết đánh giá bằng một số chỉ số: thiếu hụt loài,
đa dạng sinh học, loài ưu thế.
• Chỉ số thiếu hụt loài: được xác định trong trường hợp có số liệu khảo sát
định kì về thành phần loài có mặt trong một khu sinh cư.
• Chỉ số đa dạng sinh học: là chỉ số mang tính chất tổng hợp số lượng loài
và số cá thể vào giá trị chung, để đơn giản hóa sự phức tạp của cấu trúc
quần xã sinh vật.
• Chỉ số loài ưu thế: khi mức độ ô nhiễm nặng, một số loài phát triển ưu
thế về số lượng.
1.5. Chỉ số sinh học
Chỉ số sinh học là chỉ số dựa trên ảnh hưởng của OONMT và tác động của sự
phân hủy chất hữu cơ lên sinh vật để đo đạc các tinh chất của môi trường, đánh giá
sinh thái môi trường.
Quan trắc chất lượng nước: các loài chỉ thị và mức mẫn cảm của chúng với ô
nhiễm; Số lượng nhóm sinh vật chỉ thị có hoặc vắng mặt được sử dụng để tính toán
chỉ số sinh học.
Chỉ số sinh học được sử dụng đa dạng theo vùng địa lý: thang tính điểm của tổ
chức nghiên cứu quan trắc sinh học được biến đổi để sử dụng ở nhiều nước.
Các chỉ số sinh học được sử dụng khá đa dạng ở Anh và được sử dụng cho
nhiều nước.
1.6. Chỉ số đa dạng
Chỉ số đa dạng biểu thị độ phong phú loài trong môi trường đã chọn ở dạng giá
trị đơn loài.
Có ý nghĩa gián tiếp chỉ ra sự tăng ô nhiễm của một HST, làm cho các loài mẫn
cảm sẽ giảm thiểu và dẫn đến việc suy giảm tính đa dạng tổng thể củ quần xã sinh
vật.

Sử dụng chỉ số đa dạng để đánh giá 3 khía cạnh của cấu trúc quần xã:
• Số lượng loài hoặc độ phong phú loài.
• Tổng lượng sinh vật (độ phong phú) của mỗi loài.
• Tính đồng nhất phân bố các cá thể giữa các loài khác nhau (tính đồng
đều).
Hiện có một số phương pháp thông dụng tính chỉ số đa dạng là: Shannon-
Weiner (H’), Simpson (D), Malgalef (DMg).
1.7. Chỉ số tương đồng
Chỉ số tương đồng là sự so sánh độ phong phú loài tại hai điểm thu mẫu khác
nhau, trong đó một điểm được xem làm đối chứng.
Có nhiều cách tính chỉ số tương đồng, nhưng thông dụng nhất phương pháp
tính: chỉ số Sorensen (C); hệ số Jaccard (J); chỉ số tương đồng quần xã Pinkham
&Pearson (P).
Sử dụng các chỉ số đa dạng và tương đồng có những ưu điểm và hạn chế nhất
định.
1.8. Chỉ thị hình thái và mô
Các thông số về hình thái, cung cấp những dấu hiệu có thể đo đạc hoặc nhìn
thấy rõ tác hại do chất gây ô nhiễm gây nên cho sinh vật.Chỉ thị hình thái và mô có
sự khác nhau giữa động vật và thực vật.
1.8.1. Đối với thực vật
Các thông số (chỉ tiêu) thường sử dụng trong chỉ thị hình thái và mô:
• Tốc độ sinh trưởng tương đối, trọng lượng, tuổi, chỉ số diện tích lá
• Sự hư hại thực vật (có thể quan sát được bằng mắt) như: lá bị vàng, bị
đốm hoặc hoại sinh (đặc biệt để quan trắc mưa axit).
Trong nhiều trường hợp, chỉ thị hình thái- mô của một số loài thực vật được sử
dụng để phát hiện sự có mặt một số chất gây ô nhiễm không khí (sự hư hại lá cây
thuốc lá là chỉ dẫn cho ô nhiễm O3).
1.8.2. Đối với động vật
Các thông số thường sử dụng trong chỉ thị hình thái và mô:
• Tuổi, kích thước, tốc độ tăng trọng, tỷ lệ sinh sản.

• Sinh trưởng không đối xứng và những thay đổi hình thái không do bệnh
lý.
• Sự xuất hiện các đặc tính bệnh lý: lở loét, bướu u, viêm tấy…
II, VAI TRÒ CỦA CHỈ THỊ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG
2.1 Vai trò của chỉ thị sinh học trong đánh giá môi trường
Sự thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, có chất ô nhiễm trong môi trường, gây ảnh
hưởng lớn đến tình trạng sinh trưởng và sức sản xuất của thực vật làm trên lá thực
vật xuất hiện những dấu hiệu bất thường: cây còi cọc, vàng lá, màu tía, mất màu,
hoại tử … Dựa vào những dấu hiệu nêu trên ở thực vật cho phép đánh giá nhanh, rẻ
tiền và hiệu quả hơn về những chất gây ô nhiễm ở các nồng độ khác nhau so với các
phương pháp hiện đại khác.
Trong những trường hợp cần thiết, bổ sung phương pháp phân tích đất, nước và
thực vật. Còn đối với những chuyên gia chỉ thị sinh học môi trường không nhất
thiết phải tiến hành phân tích thêm.
Trong nhiều trường hợp dung chỉ thị sinh học môi trường còn là bước khởi đầu
cho việc sử dụng hiệu quả các phương pháp nghiên cứu và đánh giá môi trường
khác.
Đặc biệt khai thác khả năng tích tụ các chất ô nhiễm và tác động tổng hợp của
các yếu tố môi trường lên các sinh vật tích tụ làm cho chỉ thị sinh học môi trường là
chỉ dẫn quan trọng cho việc thực hiện các phương pháp lý – hóa học.
2.2. Vai trò của chỉ thị sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường
Xử lý môi trường bị ô nhiễm là một quá trình phức tạp ( công nghệ, hiểu biết
sâu về cơ chế hấp phụ, chuyên hóa …chi phí rất cao ).
Trong khi đó khả năng làm sạch môi trường đất và nước bị ô nhiễm ( bởi kim
loại, chất hữu cơ, thuốc sung và các chất phóng xạ ) bằng thực vật đang được coi
như một loại công nghệ mới, đơn giản và rất hiệu quả.
Hiện nay vấn đề ô nhiễm KLN và các hóa chất nguy hại khác đối với môi
trường đất, nước đang phổ biến.
Có nhiều phương pháp xử lý ô nhiễm KLN trong đất ( đào đất ô nhiễm đi chon
lấp chỗ khác, rửa đất, cố định các chất ô nhiễm, xử lý nhiệt … ) nhưng các phương

pháp trên đều rất tốn kém kinh phí, giới hạn về kĩ thuật và hạn chế về diện tích.
Do đó, phương pháp sử dụng thực vật để xử lý ô nhiễm KLN trong đất, nước
được quan tâm đặc biệt bởi kĩ thuật đơn giản, chi phí đầu tư rất thấp, an toàn và
thân thiện với môi trường.
III, GIÁM SÁT VÀ QUAN TRẮC SINH HỌC MÔI TRƯỜNG
3.1 Khái niệm về giám sát và quan trắc sinh học
Giám sát sinh học gồm các khảo sát khác nhau tiến hành trong cùng một thời
gian.trong đó khảo sát sinh học (điều tra sinh học) là sự kiểm kê tính các sinh vật,
các biến đổi và những quá trình xảy ra trong một môi trường đã chọn.
Quan trắc sinh gọc là việc giám sát sinh học với mục đích đặc trưng để đảm bảo
tuân thủ những giới hạn các chất gây ô nhiễm trong môi trường theo bộ tiêu chuẩn
đã được luật pháp quy định.
Mặc dù quan trắc sinh học bao gồm giám sát sinh học, tuy nhiên cần phân biệt
rõ hai khái niệm này.
3.2 Ý nghĩa của quan trắc sinh học
Nghiên cứu các phương pháp giám sát sinh học cho việc quan trắc chất lượng
môi trường có thay thế cho các phương pháp hóa học đắt tiền.
Các phương pháp quan trắc sinh học còn có thể tạo ra những ưu việt đáng kể so
với phương pháp hóa học.
Quan trắc ô nhiễm dựa vào việc thu mẫu vật để phân tích hóa học tại những
khoảng thời gian khác nhau vừa tốn tiền vừa khó thực hiện đặc biệt trong điều kiện
môi trường thay đổi (không khí hoặc dòng nước chảy), nhưng lại có thể thực hiện
bình thường bằng phương pháp quan trắc sinh học.
Nhiều chất gây ô nhiễm có thể có mặt trong môi trường nhưng không phát hiện
được phương pháp phân được), trong khi đó lại có thể phát hiện được nhờ quan trắc
sinh học.
Do các sinh vật chỉ thị của quần xã sinh vật có khả năng phản hồi với bất kỳ
chất ô nhiễm nào có trong môi trường dù ở mất rất thấp nên sự thay đổi được phát
hiện (SVCT) đều có thể là dấu hiệu báo trước cho việc lấy mẫu phân tích hóa học
đạt kết quả tốt.

Tuy nhiên khi sử dụng quan trắc sinh học để đánh giá ô nhiễm cũng cần phải
chú ý khả năng ảnh hưởng xấu tới kết quả của các yếu tố có liên quan.
Những đặc điểm có tác động nhiều đến các quần xã động vật đáy thủy vực: vĩ
độ, kinh độ, độ dốc, độ cao, khoảng cách từ nguồn, chiều rộng và độ sâu trung bình,
nền đáy và độ kiềm có thể ảnh hưởng lên quần xã sinh vật đáy làm cho kết quả
3.3 Các phương pháp quan trắc sinh học
Trong thực tế có thể sử dụng nhiều phương pháp quan trắc sinh học môi trường.
Trong mỗi phương pháp có sự khác nhau về: loại giám sát, sinh vật chính được sử
dụng, loại chất ô nhiễm chính được đánh giá, ưu điểm và nhược điểm.
Các phương pháp quan trắc sinh học gồm:
Loại
giám sát
Sinh vật
chính được
sử dụng
Những chất
ÔN chính được
đánh giá
Ưu điểm Nhược điểm
Nghiên
cứu cấu
trúc quần

ĐV
không xương
sống,TV cỡ
lớn
Chất thải
hữu cơ, chất thải
nuy hại, giàu

dinh dưỡng…
Dễ sử dụng
giá thành rẻ,
không có yêu
cầu cao về thiết
bị và kiến thức
chuyên môn
Đòi hỏi kiến
thức của một số
chuyên gia nhất
định, sử dụng
được cục bộ
không đăc trưng
Các chỉ
thị SH
ĐV
không xương
sống cỡ lớn,
TV lớn, tảo,
địa y
Chất thải
hữu cơ, giàu
dinh dưỡng, axit
hóa, khí độc
Dễ sử dụng
giá thành rẻ,
không đòi hỏi
thiết bị chuyên
dụng
Cần kiến thức

của một số
chuyên gia, sử
dụng cục bộ,
không đặc trưng
Phương
pháp VSV
Vi khuẩn Vật liệu
phân và hữu cơ
Giá thành
tương đối thấp,
trực tiếp liên
quan đến sức
khỏe của con
người
Cần thiết bị
và kiến thức
chuyên gia
Sinh
vật tích tụ
TV lớn,
ĐV không
xương sống,
ĐV có
xương sống
Chất thải
nguy hại, chất
phóng xạ
Chỉ thị có
liên quan đến
sức khỏe con

người
Tốn thời gian,
đắt đòi hỏi thiết bị
và nguồn lực
được đào tạo
Phép
thử sinh
học
VSV,
TV lớn, ĐV
không có
xương sống,
ĐV có
xương sông
nhỏ
Chất hữu cơ,
các khí độc, chất
thải độc hại
Kết quả
nhanh, giá thành
tương đối thấp,
có khả năng
nghiên cứu đa
dạng
Cần có các
nghiên cứu quan
trắc tiếp theo
trong thực tế.
3.4. Lựa chọn sinh vật chỉ thị để quan trắc sinh học
Đầu tiên cần dựa vào tiêu chuẩn SVCT để lựa chọn cho phù hợp với những

trường hợp cụ thể. Để lựa chọn sinh vật, trước hết cần xác định sinh vật ấy chỉ thị
môi trường như thế nào. Có một số khuyến cáo cụ thể như sau:
 Đối với nước ngọt:
Nhiều loại tảo có thể sử dụng là chỉ thị sinh học để đánh giá chất lượng nước tự
nhiên (phát triển mạnh trong nước ấm, chứa nhiều dinh dưỡng).
Ngoài tảo có thể sử dụng các loài thực vật lớn như các loài lau, sậy, bèo làm các
thực vật chỉ thị cho hiện tượng phú dưỡng.

Động vật nguyên sinh (sử dụng chất hữu cơ rắn làm thức ăn) được sử dụng làm
sinh vật chỉ thị liên quan đến chuỗi thức ăn.
Một số loại cá có thể được sử dụng như: chỉ thị sinh học để xác định chất lượng
nước và ô nhiễm nguồn nước của thủy vực.
Các nguyên sinh động vật, động vật đa bào, các loài nhuyễn thể và tôm, cá là
thành phần động vật thường có mặt trong nguồn nước tự nhiên. Sự phát triển về
chủng loại và số lượng cá thể của động vật trong nước phụ thuộc rõ rệt vào chất
lượng nước và mức độ ô nhiễm nước. Do vậy nhiều loài thuỷ động vật chỉ thị cho
đặc điểm chất lượng nước.
 Đối với vùng nước mặn:
Việc thay đổi độ mặn của nguồn nước có thể đánh giá qua việc xác định sự tồn
tại và phát triển các thủy sinh vật theo độ mặn như sau:
 Để đánh giá ô nhiễm do phân bắc:
Có 3 nhóm vi sinh vật chỉ thị:
• Nhóm Coliform đặc trưng là: Escherichiacoli ( E.coli )
• Nhóm Streptococci đặc trưng là: Streptococcus faecalis
• Nhóm Clostridia khử sunfit ( SO
3
-
) đặc trưng là: Clostridium
perfringents
Hình ảnh Streptococcus faecalis và E.coli


Sự có mặt các vi sinh vật này chỉ tình trạng nước bị ô nhiễm phân, có nghĩa là
có thể có vi trùng gây bệnh và ngược lại.
Trong 3 nhóm vi sinh vật chỉ thị trên, nhóm Coliform thường được phân tích vì:
chúng là nhóm vi sinh vật quan trọng nhất trong việc đánh giá vi sinh nguồn nước
và có đầy đủ các tiêu chuẩn của loài vi sinh chỉ thị lý tưởng.
Để đánh giá mức độ ô nhiễm nước do chất thải sinh hoạt, ngoài các thông số hóa –
lý cần thiết phải quan trắc các vi sinh vật chỉ thị: feacal coliform, tổng số Coliform
và các sinh vật gây bệnh khác.
Trong trường hợp đánh giá tác động của ô nhiễm đến hệ sinh thái nước cần
quan trắc bổ sung về các sinh vật thủy sinh: động vật đáy không xương sống, thực
vật nổi.
Động vật đáy không xương sống ( ốc, hến, tôm, cua, ấu trùng, côn trùng ) :
tương đối cố định tại đáy sông, hồ chịu ảnh hưởng của sự thay đổi liên tục chất
lượng nước và chế độ thủy văn trong ngày. Thời gian phát triển khá lâu, dễ thu
mẫu, dễ phân loài. Động vật đáy không xương sống có thể chỉ thị cho ô nhiễm hữu
cơ, phú dưỡng, ô nhiễm do hóa chất độc KLN, hóa chất BVTV, hydrate dị vòng ; ô
nhiễm do dầu mỡ. Đối với môi trường không khí thường lựa chọn các loại địa y, rêu
và các thực vật hoang dã để quan trắc sinh học. Đối với môi trường đất thường sử
dụng các loài thực vật tích tụ để quan trắc sinh học.
Chương 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHỈ THỊ SINH HỌC MÔI
TRƯỜNG
I, CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT SINH HỌC
1.1. Nhóm phương pháp loài đơn lẻ
Sử dụng phản ứng của những loài đơn lẻ - loài làm chỉ thị sinh vật nhảy cảm,
sinh vật tích tụ.
a, Sử dụng loài chỉ thị:
Đánh giá tác động của chất gây ô nhiễm dựa trên sự có mặt của các loài chỉ thị
đặc trưng (Năng bộp chỉ thị đất rất chua (PH: 4 - 5) rất nhiều Al
3+

với C > 2000
ppm).
Thường dùng trong đánh giá môi trường đất, ít dung để đánh giá môi trường
nước (nhiều loài có thể không có mặt không lien quan đến chất lượng nước.
b, Sử dụng sinh vật nhạy cảm:
Đánh giá tác động của chất gây ô nhiễm qua ảnh hưởng của chúng tới: mật độ,
sự phát triển và đặc điểm sinh lý của các sinh vật nhạy cảm
Có khả năng phát hiện ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm ở những nồng độ
khác nhau( có hại đối với sinh vật).
Có thể áp dụng trong những nghiên cứu liên quan đến những biểu hiện khác
thường về hình thái sinh vật- khi những chất gây ô nhiễm đã phá vỡ sự phát triển
bình thường của sinh vật( vỏ của ấu trùng liên quan đến khả năng chống chịu với
những hóa chất)
1.2. Phương pháp đa loài
Sử dụng những phản ứng của nhiều loài sinh vật (quần thể, quần xã) thông qua:
các chỉ số sinh học, chỉ số đa dạng. Thường sử dụng trong quan trắc môi trường
nước.
Thường sử dụng trong quan trắc môi trường nước và sử dụng những nhóm sinh
vật hay quần xã sinh vật.
Được thực hiện theo 4 hình thức:
• Đo mức độ phong phú: dựa vào số lượng đơn vị phân loại có mặt tại
một địa điểm.
• Liệt kê: ghi nhận tổng số các cá thể không cần nhận dạng, các cá thể
bị tác động môi trường (số lượng có thể tăng hoặc giảm).
• Đo đếm các nhóm sinh vật theo chức năng dinh dưỡng: nhằm xác
định tỷ lệ giữa số lượng đơn vị trong nhóm dinh dưỡng đặc biệt nhờ
đó có thể làm rõ những nhóm chống chịu với những dạng tác động
nào đó (từ môi trường) tốt hơn.
• Các chỉ số kết hợp: kết hợp các chỉ số có được từ những phép đo trên
để tăng độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu (so với khi áp dụng một

phép đô riêng rẽ nào đó).
II. Phương pháp sử dụng chỉ thị sinh học trong nghiên cứu ô nhiễm môi
trường
2.1 Sử dụng chỉ số sinh học
2.1.1 Sử dụng chỉ số sinh học trong giám sát môi trường
Shannen - Weiner sử dụng chỉ số đa dạng H’ và Margaleft sử dụng chỉ số đa
dạng (D) để đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ nguồn nước.
Việc tính toán và xếp hạng chất lượng nước theo chỉ số đa dạng sinh học thể
hiện ở bảng:
Bảng đánh giá chất lượng nước theo chỉ số đa dạng sinh học.
Sử dụng hệ thống tính điểm nhóm động vật đáy cỡ lớn của tổ chức quan trắc
sinh học (BMWP) để đánh giá nhanh chất lượng nước.
Mẫu vật thu được (tại các thủy vực) được phân loại.
Dựa vào các chỉ thị tương ứng với họ (trong bảng tính điểm BMWP) để tính
điểm cho từng họ.
Cộng tất cả các điểm từ mỗi họ tại từng điểm nghiên cứu được tổng điểm số
BMWP.
Tính điểm số trung bình cho các đơn vị phân loại (ASPT: là chỉ số tương ừng
với với một mức ô nhiễm (chất lượng) nước bằng cách chia tổng số điểm (BMWP)
cho tổng số họ đã lấy để tính điểm.
2.1.2. Sử dụng chỉ số sinh học trong quan trắc môi trường
Các số liệu được sử dụng để ấn định giá trị đánh số đối với các chỉ thị sinh học
cá thể.
Tổng các giá trị đánh số của tất cả các loài chỉ thị sinh học tại mỗi điểm thu
mẫu (xác định) sẽ cho kết quả biểu thị kiểu ô nhiễm tại điểm đó.
Tổng các giá trị hoại sinh của tất cả các chỉ thị sinh học tại một điểm chia cho
tổng số các giá trị tần số gặp cho chỉ số hoại sinh hay chỉ số nhiễm bẩn tại một điểm
đó.
Chỉ số sinh học được sử dụng đầu tiên trong quan trắc môi trường là hệ hoại
sinh (dung quan trắc ô nhiễm hữu cơ trong các sông).

Các chỉ số sinh học khác được phát triển, để quan trắc các tác động chất hữu cơ
trong nước chảy phổ biến nhất. Chỉ số TRENT, điểm số CHANDLER (CBS).
Nhiều nước sử dụng rộng rãi điểm số BMWP của nhóm động vật đáy cỡ lớn để
quan trắc môi trường nước (dựa vào xác định số loại và phân bố của động vật đáy
không xương sống để phân loại mức độ ô nhiễm nước).
Hệ hoại sinh được cải tiến, mới nhất dùn để đánh giá chất lượng ở CHLB Đức:
Các chỉ số sinh học điều có hạn chế là phải sử dụng cùng với những số liệu có
sẵn về lý – hóa học. Nhưng có ưu việt là tính toán đơn giản, cung cấp thông thông
tin dễ hiểu về mức độ ô nhiễm.
2.2. Sử dụng sinh vật tích tụ trong nghiên cứu môi trường
Không ít sinhvật có thể tích tụ các chất gây ô nhiễm trong các mô của chúng qua
quá trình tích lũy sinh học.
Đặc điểm của các sinh vật tích tụ:
• Chất ô nhiễm được hấp thụ qua bề mặt cơ thể, qua những cấu trúc đặc
trưng, hoặc được nuốt vào cùng với thức ăn với tốc độ lớn hơn tốc độ đào
thải từ cơ thể chúng.
• Sự tích lũy này có thể diễn ra trong suốt vòng đời của sinh vật mà không
có tác động phụ xuất hiện.
• Hàm lượng tích luỹ trong mô của sinh vật tích tụ có thể gấp 10
3
– 10
6
lần
so với trong môi trường “khuếch đại sinh học”.
Khả năng tích tụ chất gây ô nhiễm ở sinh vật tích tụ được sử dụng rộng rãi trong
nghiên cứu, quan trắc, xử lý môi trường.
Những mô tích lũy các chất gây ô nhiễm biểu thị hàm lượng các chất gây ô
nhiễm xâm nhập vào môi trường và tác động lên sinh vật trong thời gian dài.
Từ sau những năm 1970 bắt đầu nghiên cứu việc sử dụng sinh vật tích tụ để xử
lý các đất bị ô nhiễm kim loại nặng (chịu được hàm lượng kim loại nặng cao hơn

10 – 100 lần so với các cây trồng nông nghiệp bình thường khác).
Đặc điểm của các loài thực vật này là chỉ hấp thụ một hoặc một số kim loại đặc
trưng trong các bộ phận trong môi trường đất (chồi, cành, lá).
Vì vậy để xử lý các chất gây ô nhiễm, người ta thu hoạch và tiêu huỷ các bộ
phận tích lũy.
Cho đến 2002 đã phát hiện 420 loài có khả năng tích tụ kim loại nặng cao,
trong đó: một số là nguồn thực phẩm, nhiều thực vật lớn và nhuyễn thể, cá (môi
trường nước), địa y, rêu và thực vật có mạch (môi trường đất, không khí), rêu được
sử dụng rộng rãi trong quan trắc các kim loại nặng.
Lựa chọn sinh vật tích tụ trong nghiên cứu môi trường theo tính chất của sinh
vật chỉ thị.
Trong thực tế khó có loài đơn lẻ nào đáp ứng được đủ các tiêu chuẩn của sinh
vật chỉ thị về tích tụ, trong các chương trình giám sát ô nhiễm phải khắc phục bằng
hai cách:
Quan trắc thụ động và thu mẫu (để phân tích HH) từ nơi cư trú đặc biệt của các
sinh vật bản địa.
Quan trắc chủ động (tại nơi cư trú) các sinh vật ở các vùng không ô nhiễm.
2.3. Phép thử sinh học
Sử dụng sinh vật ở những điều kiện thí nghiệm (có đối chứng) để nghiên cứu,
đánh giá môi trường.
Nhiều phép thử sinh học đã được phát triển để sử dụng trong phòng thí nghiệm
hoặc ngoài hiện trường
Khả năng sử dụng các phép thử sinh học trong nghiên cứu vấn đề môi trường
• Xác định các tác động ngắn hạn của liều lượng lớn chất ô nhiễm (cấp
tính) đến cá thể, quần thể và quần xã.
• Xác động tác động tiềm năng của các chất gây ô nhiễm (tác động dài hạn
của những lượng thấp chất gây ô nhiễm khác nhau (mãn tính) đến cá thể,
quần thể và quần xã.
• Xác định sự đa dạng của ngưỡng độc hại (liên quan đến hiệu ứng gấy
chết toàn bộ hoặc một nửa) và giới hạn chuẩn của các chất gây ô nhiễm.

• Xác định rõ tính mẫn cảm của những sinh vật điển hình đối với các chất
gây ô nhiễm đặc trưng.
• Mô hình tác động và cách xâm nhập của các chất gây ô nhiễm vào các hệ
sinh thái.
• Nghiên cứu các biện pháp xử lý và chống ô nhiễm.
Tiêu chuẩn lựa chọn sinh vật trong thí nghiệm sinh học.
• Các tiêu chuẩn như đối với các sinh vật chỉ thị môi trường.
• Cần phải có các tiêu chuẩn khác: Ở trạng thái khỏe mạnh, không dễ bị
nhiễm bệnh và ký sinh; mẫn cảm và bền vững trong phản hồi với các chất
gây ô nhiễm
Phân biệt phép thử đa loài và đơn loài, thường dùng phép thử sinh học đơn loài,
mặc dù phép thử đa loài có ưu việt hơn.
Các thông số (chỉ tiêu) dùng để theo dõi sinh vật thí nghiệm (xác định tác động
gây ra bởi ô nhiễm) khá đa dạng và hường là: những thay đổi trong tập tính, hình
thái, sinh lý, sinh hóa.
Sinh vật khác nhau thì chỉ tiêu khác nhau:
VD:
- vsv: BOD,…
- Tảo: tốc độ tái sinh, sinh trưởng, hàm lượng diệp lục…
- Động vật không xương sống và có xương sống: hiệu ứng gây chết, tốc độ tái
sinh, tỷ lệ thức ăn…
Khi tiến hành các phép thử sinh học thường áp dụng các phương pháp nghiên
cứu trong nông học (thí nghiệm đồng ruộng,thí nghiệm chậu vại). Vì vậy cần tìm
hiểu và thực hiện đúng các phương pháp nghiên cứu tương ứng để đảm bảo kết quả
của phép thử sinh học.
2.4. Xây dựng bản đồ ô nhiễm
Sử dụng sinh vật chỉ thị để xây dựng bản đồ phân bố loài chỉ dẫn về phân bố ô
nhiễm.
Địa y mẫn cảm nhất với các loại chất gây ô nhiễm đặc biệt là sunfua ddioxxit
(SO

2
) các quần xã địa y trong thành phố và trong các khu công nghiệp thường rất
nghèo.
Căn cứ vào biến đổi (không tgian và thời gian) trong phân bố địa y theo khả
năng chống chịu của các loại đặc trưng có thể xây dựng bản đồ về nồng độ gây ô
nhiễm SO
2
ở cấp độ vùng và quốc gia.
Rêu, vi nấm và ve cũng đuợc sử dụng để xây dựng bản đồ ô nhiễm một số chất
khí.
2.5. Phương pháp so sánh
Hiện nay phát triển phương pháp so sánh chỉ thị sinh học môi trường đối với
các hệ thống nuớc ngọt. Trong đó xác định kiểu sinh thái đặc trưng và sử dụng các
phương pháp đặc chọn lọc nhằm so sánh những thủy vực cùng kiểu nhưng không bị
tác động.
Kết quả biểu thị ra tính tương đồng theo % của các điểm nghiên cứu, điểm số
%>90% chứng tỏ điểm đó không bị ô nhiễm
2.6 Sử dụng vi sinh vật
VSV là hợp phần quan trọng của các hệ sinh thái mà tính đa dạng và độ phong
phú của chúng bị chi phối bởi những thay đổi của các yếu tố môi trường và có thể
trở thành chỉ thị cho những kiểu ô nhiễm nhất định.
Sự có mặt của quần xã nấm nước thải là chỉ thị ô nhiễm mức độ cao. Sự có mặt của
các vi khuẩn sống trong ruột người và động vật là chỉ thị cho ô nhiễm nước thải
sinh hoạt
Sử dụng thủy tinh, cốc nhựa khử trùng khi lấy mẫu phân tích
2.7 Sử dụng các loài đặc hữu, quý hiếm
Các loài đặc hữu là các loài phân bố hẹp, thích ứng với môi trường sinh thái
nhất định. Khi các yếu tố môi trường bị xâm hại thì quần thể các loài đặc hữu bị suy
giảm số lượng cá thể hoặc không còn hiện diện ở đó- là cơ sở cho việc đánh giá
hiện trang và bảo vệ môi trường.

2.8 Phương pháp diễn thế
Sự phát triển của các quần xã sinh vật theo thứ bậc liên quan đến những biến
đổi cấu trúc loài, các quá trình tiến triển quần xã sinh vật theo thời gian và hướng
nhất định( Tính kế tiếp của các quần xã có sự thay thế cho nhau trong từng vùng)
gọi là diễn thế.
Diễn thế xảy ra do môi trường vật lý thay đổi dưới sự tác động của quần xã và có
thể dự đoán được
Phương pháp dự báo diễn thế sinh thái:
• Mô hình tính toán kinh nghiệm( diễn thế dinh dưỡng môi trường thủy vực)
• Lập bảng ma trận với tham số là các tác động từ môi trường bên ngoài và các
diễn biến có thể xảy ra tương ứng trong hệ( môi trường, đặc trưng sinh học).
CHƯƠNG 3: CHỈ THỊ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG NƯỚC
I, ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1.1 Đặc điểm chung
Là chất phổ biến, duy nhất gặp với khối lượng lớn ở 3 trạng thái rắn, lỏng và khí.
Nước là chất chủ yếu của hệ sinh thái, nhu cầu quan trọng của sự sống, các hoạt
động kinh tế
Nước gồm: Nước khí quyển, Nước mặt, Nước dưới đất, Nước biển và nước đại
dương
1.2 Đặc điểm vật lý của nước tự nhiên
• Nhiệt độ: biến động theo địa lý, mùa trong năm, thời tiết, ngày đêm; nhiệt độ
có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, sinh sản và di cư của các loài sinh vật
sống trong nước
• Độ trong, đục: do phù sa, chất lơ lửng, chất hòa tan và thủy sinh vật; ảnh
hưởng đến sự phát triển của các loài thực vật trong nước
• Màu: phù sa( đỏ gạch), chất hòa tan( vàng cam- sắt), chất lơ lửng( trắng đục-
bùn, nâu đen- chất hữu cơ), thủy sinh vật( xanh nhạt- tảo lục, xanh đậm- tảo
lam, vàng nâu- tảo silic)
• Mùi: tanh và hôi( vi khuẩn), tanh( sắt), trứng thối( H2S)
• Vị: mặn( NaCl), Ngọt( CO2), Đắng chát( Mg2+), Chua( Fe, Al)

• pH: tính chất đất, phân hủy hữu cơ, hô hấp của thủy sinh vật, quang hợp của
thực vật
1.3 Đặc điểm hóa học của nước tự nhiên
• Các nguyên tố hóa học( dạng ion) nồng độ ppm: Cl-, Na+, SO4-2, Mg2+,
Ca2+, K+, HCO3-, Br-, Sr2+. Các nguyên tố nồng độ ppb: B, Si, F, N, P,
Mo, Zn, Fe, Cu, Mn, Ni, Al. Trong nước biển thường chứa các chất này cao
hơn nước sông hồ.
• Oxy hòa tan( DO): hình thành do không khí, quang hợp của thủy sinh vật, rất
cần thiết cho các hoạt động sống của sinh vật trong nước, biến động theo:
mùa, thời tiết, ngày đêm, độ sâu, nhiệt độ và độ mặn
• CO2 hòa tan: do hô hấp của thủy sinh vật và phân hủy chất hữu cơ, rất cần
thiết cho sự quang hợp tạo chất hữu cơ của thủy vực nhưng nồng độ >10mg/l
ức chế thủy sinh vật.
• H2S; hình thành do phân hủy protein, phản sunfat hóa yếm khí; phụ thuộc
vào: pH, nhiệt độ nước; nó rất độc cho thủy sinh vật
• CH4: hình thành do phân hủy hữu cơ yếm khí, nhiều CH4 chứng tỏ nước
nhiều hữu cơ, chất lượng kém
• NH3: N hữu cơ, phân bón; hàm lượng NH3 tăng khi pH và nhiệt độ tăng, rất
độc cho cá
• NH4+: thức ăn tự nhiên, nếu nhiều sẽ làm thực vật phù du phát triển quá mức
• NO2: nitrit hóa, phản nitrat hóa, rất độc với tôm cá
• NO3-: dinh dưỡng dễ tiêu của thực vật, thức ăn cho tôm của thủy vực, nếu
nồng độ quá cao sẽ làm tảo phát triển quá mức
• P( H2PO4-, HPO4-2 và PO4-3) dinh dưỡng của thực vật bậc cao, nguyên
sinh động vật và vi sinh vật
• Si( nham thạch): cần cho tảo khuê, động vật
• BOD: Lượng oxy cần cho quá trình hô hấp của thủy sinh vật( trong điều kiện
nhất định), xác định ở 20 độ C trong 3(BOD3) đến 5 ngày(BOD5). Nước có
mật độ sinh vật cao thì BOD càng cao, dung để đánh giá mức độ giàu dinh
dưỡng hay nhiễm bẩn của thủy vực

• COD: Lượng oxy tiêu tốn cho sự phân hủy hữu cơ theo phản ứng: (CHO)n +
O2 -> H2O + Q. Môi trường càng nhiều chất hữu cơ thì COD càng cao. COD
dung để đánh giá mức độ dinh dưỡng của nước
1.4 Các chất gây ô nhiễm nguồn nước

×