BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG
BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN BẢO HIỂM
ĐỀ TÀI 10
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề
trục lợi bảo hiểm
GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Tấn Hoàng
Nhóm thực hiện:
TRẦN THỊ MỸ CHI NH04
LÂM NGUYỄN HOÀI DIỄM NH04
NGUYỄN THỊ MAI THANH NH05
VÕ THỊ THÙY THƯƠNG NH05
PHAN XUÂN TRANG NH05
Tháng 9 năm 2010
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
2
I.KHÁI QUÁT
Mỗi ngày, con người chúng ta đều phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau như rủi
ro tai nạn giao thông, rủi ro mất việc, rủi ro hỏa hoạn, cướp bóc…Thế nên bảo hiểm
dường như là biện pháp tích cực giúp ta sang sẻ rủi ro, đem lại cảm giác an tâm cho
chúng ta làm việc , vui chơi, giải trí.Thế nhưng lòng tham của con người dường như “
không đáy”; đã không ích người lợi dụng dịch vụ bảo hiểm để chuộc lợi cho bản
thân.Hành động này được bảo hiểm gọi là “hành vi trục lợi bảo hiểm”.Chính vì thế khi
đọc đề tài nghiên cứu này của nhóm sẽ giúp cho các bạn phần nào hiểu được thế nào là
trục lợi bảo hiểm? hiện trạng trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam như thế nào? Giải pháp để đối
phó ra sao?
1.Khái niệm hành vi trục lợi bảo hiểm
“Trục lợi bảo hiểm là tất cả các hành vi cố tình gian dối, lừa đảo có thể có chủ ý
ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi đã xảy ra rủi ro cho đối tượng được
bảo hiểm nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm mà đáng lý ra họ không
được hưởng”.
Trục lợi bảo hiểm còn được quan niệm là gian lận trong bảo hiểm. Trên thế giới,
hiện tượng này được biết đến như là một vấn đề nhức nhối đối với các doanh nghiệp bảo
hiểm. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã phải bỏ ra khá nhiều tiền để khắc phục vấn đề
trục lợi bảo hiểm, song số vụ gian lận vẫn tăng theo thời gian và hình thức ngày càng tinh
vi, thủ đoạn ngày càng sắc sảo. Trục lợi bảo hiểm diễn ra hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm
và bất cứ nước nào đã triển khai bảo hiểm thương mại thì ở nước đó sẽ có trục lợi bảo
hiểm. Theo Hiệp hội các hãng bảo hiểm châu Âu, hàng năm họ bị thiệt hại vì trục lợi bảo
hiểm không dưới 10 tỷ USD, chiếm gần 2,5% số phí bảo hiểm.
2.Các hình thức trục lợi bảo hiểm:
Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai điều có hành vi trục lợi bảo hiểm.Song
hình thức trục lợi bảo hiểm đối với mỗi nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau cũng có những nét
khác nhau.Tuy vậy hình thức trục lợi phổ biến phải kể đến là :
1.Đã xảy ra tổn thất mới đi mua bảo hiểm
2.Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn hợp đồng
3.Bảo hiểm trùng
4.Lập hồ sơ giả
5.Khai tăng số tiền tổn thất
6. Hợp lý hoá hiệu lực bảo hiểm
3
7. Tạo hiện trường giả
8. Khai báo rủi ro không trung thực
9. Gian lận trong bảo hiểm y tế
10. Cố ý gây tai nạn
II/THỰC TRẠNG CỦA TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM
1.Đã xảy ra tổn thất mới đi mua bảo hiểm
Hình thức trục lợi bảo hiểm này không phải là hiếm. Đối tượng bảo hiểm (máy
móc, phương tiện vận chuyển…) đã bị tổn thất tức là sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, bên
mua bảo hiểm mới đi giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường hoặc được trả tiền
bảo hiểm.
Mua bảo hiểm sau khi tai nạn đã xảy ra, và đề nghị ghi lùi ngày có hiệu lực phù
hợp để được bồi thường, hoặc khai báo xảy ra tai nạn sau ngày mua bảo hiểm một thời
gian nhất định.
Tàu biển đã bị đắm, toàn bộ hàng hóa bị tổn thất, chủ hàng mới đi mua bảo hiểm.
Thực tế cho thấy, có khi người bán bảo hiểm không biết là tàu đã bị đắm, nhưng phần lớn
là có sự “bắt tay… bẩn” với nhau để ghi ngày giao kết hợp đồng bảo hiểm trước ngày xảy
ra đắm tàu, làm cho hợp đồng bảo hiểm có giá trị pháp lý. Đúng ra là hợp đồng này vô
hiệu vì sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, đối tượng bảo hiểm (ở đây là hàng hóa) không còn
tồn tại (Điều 22, Luật Kinh doanh bảo hiểm).
Ngày 10/4, vụ gian lận 3,8 tỷ đồng tại Bảo hiểm Pjico,
liên quan việc nhận hối lộ của nguyên Tổng giám đốc
Trần Nghĩa Vinh cùng Phó tổng giám đốc Hồ Mạnh Quân
đã được Tòa án Nhân dân Hà Nội đưa ra xét xử. Cùng hầu
tòa là Phan Hồng Thu (Giám đốc Công ty Việt Thái
Phong) và 3 cựu cán bộ của Pjico: Nguyễn Thị Bích Hợp,
Vũ Dương Quý và Ngô Hồng Khoa. Những người này bị
xét xử về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đưa hối lộ, cố
ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Vụ án được
đưa ra xét xử tròn một năm sau khi Tòa án Nhân dân Hà Nội trả hồ sơ, yêu cầu làm rõ
dấu hiệu tham ô của ông Vinh và Quân. Tuy nhiên, kết quả điều tra vẫn không thay đổi,
hai người này tiếp tục chỉ bị truy tố về tội nhận hối lộ. Theo cáo buộc của Viện Kiểm sát
Nhân dân Tối cao, bị cáo Phan Hồng Thu khi biết tin chuyến hàng chở hơn 15.000 tấn
tôm (trị giá hơn 144.000 USD) xuất sang nước ngoài bị cháy đã sử dụng tài liệu giả mạo
để mua bảo hiểm nhằm thụ hưởng số tiền bồi thường 3,8 tỷ đồng. Phan Hồng Thu móc
nối với Tổng giám đốc Pjico Trần Nghĩa Vinh, Phó tổng giám đốc Pjico Hồ Mạnh Quân
4
về việc “ăn chia” nếu được nhận bồi thường. Theo đó, nếu hai ông giải quyết mọi việc
trót lọt, Thu đồng ý chi “lại quả” 1,9 tỷ đồng. Và mọi việc đã diễn ra theo đúng thỏa
thuận.
2.Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn hợp đồng
Hợp đồng bảo hiểm phải có thời hạn bảo hiểm, tức là nếu trong khoảng thời gian
đó có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho
người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.
Một “Giấy chứng nhận bảo hiểm môtô-xe máy” có ghi thời hạn
bảo hiểm: 24 tháng, từ 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2005 đến 8 giờ
50 phút ngày 28-9-2007. Nếu tai nạn cho người đi xe máy xảy ra
ngày 29-9-2007 thì kẻ trục lợi bảo hiểm sẽ “đạo diễn” sao cho tai
nạn xảy ra trước 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2007.
3.Bảo hiểm trùng
Bảo hiểm trùng là việc bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai
doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện
và sự kiện bảo hiểm. Trong trường hợp này (bảo hiểm trùng), theo Luật Kinh doanh bảo
hiểm thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm
bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của
tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các
doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản. Khi xảy ra tổn
thất cho tài sản mà rủi ro gây ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời gian có
hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, do các doanh nghiệp bảo hiểm không biết bên tham gia
bảo hiểm đã “bắt cá nhiều tay” nên cùng trả tiền bảo hiểm mà kết quả là bên mua bảo
hiểm được bồi thường gấp nhiều lần trị giá tài sản. Ví dụ: Một tài sản trị giá 10 tỷ đồng
được mua bảo hiểm ở 3 doanh nghiệp bảo hiểm với số tiền bảo hiểm ở mỗi doanh nghiệp
là 10 tỷ đồng. Khi có tổn thất toàn bộ, 3 công ty phải trả 30 tỷ đồng, trong khi lẽ ra chỉ
phải cùng nhau chi trả tổng cộng là 10 tỷ đồng.
4.Lập hồ sơ giả
Cách trục lợi này thường phải có “tay trong” ở các doanh
nghiệp bảo hiểm và “bắt tay” với đường dây sửa chữa đối
tượng bảo hiểm là tài sản như phương tiện vận tải, máy móc,
thiết bị… Tuy không có tổn thất thực tế đối với đối tượng bảo
hiểm nhưng vẫn có đầy đủ chứng từ hợp lệ (hóa đơn sửa chữa,
mua vật tư, phụ tùng…) với đầy đủ chữ ký thật, dấu thật, chứng
từ thật hoàn toàn nhưng chỉ có “sự thật” là… giả.
5.Khai tăng số tiền tổn thất:
5
Hành vi này thường được thực hiện bằng cách lợi
dụng tổn thất xảy ra để làm hư hỏng thêm tài sản được bảo
hiểm nhằm được trả tiền bồi thường cao hơn, hoặc làm hư
hỏng toàn bộ tài sản đã được bảo hiểm để được bồi thường
tài sản có trị giá lớn hơn. Một cách khác là tổn thất ít, lẽ ra
không được bồi thường, nhưng làm cho tổn thất vượt quá
mức miễn thường để được bồi thường.
Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển quy
định: “Mức miễn thường là 0,35% trách nhiệm qua cân tại
cảng”. Trên thực tế, trọng lượng hàng hóa bị thiếu là 0,34%
nên không được bồi thường. Bên mua bảo hiểm có thể trục lợi bảo hiểm qua việc “tìm
cách” nâng con số này lên trên 0,35% để được bồi thường.
Tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm, nhưng khách hàng "thương lượng" kê tổn
thất cao hơn nhiều so với thực tế để cùng trục lợi. Hiện nay gian lận trục lợi bằng cách
khai tăng số tiền tổn thất trong vụ tai nạn cũng thường xảy ra, bao gồm các hình thức sau
đây: Tài sản trên thực tế không bị hư hỏng, không phải sửa chữa nhưng người được bảo
hiểm vẫn kê khai vào hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường là đã bị hư hỏng và phải sữa chữa.
Hoặc là người được bảo hiểm “mượn gió bẻ măng”, lợi dụng tổn thất xảy ra để làm hư
hỏng thêm hoặc phá hủy hoàn toàn tài sản đã tham gia bảo hiểm, nhằm được bồi thường
cao hơn hoặc là được thay thế tài sản bị hư hỏng bằng một tài sản mới có giá trị cao hơn.
Gần đây còn phổ biến tình trạng các gara ôtô bắt tay
khách hàng để đẩy giá sửa chữa xe lên trời. Và đương
nhiên, thiệt hại thuộc về các DN bảo hiểm. Khi xảy ra tổn
thất thì DN bảo hiểm đứng trước hai lựa chọn. Một là bồi
thường để tránh tai tiếng, hai là chấp nhận đi đến cùng,
thậm chí để khách hàng đưa ra tòa. Do đó, DN thường cần
cân nhắc xử lý theo cách nào có lợi hơn, nên nhiều khi
chính họ “thừa nhận” hành động trục lợi của khách hàng.
Lãnh đạo một doanh nghiệp cho biết, bộ quy tắc bảo hiểm không phải do Bộ Tài chính
ban hành mà cơ quan này chỉ đứng ra chuẩn y sau khi DN bảo hiểm trình lên. Do cạnh
tranh khốc liệt để giành thị phần nên khi ban hành bộ quy tắc này, nhiều DN không thu
hẹp phạm vi bảo hiểm và đó là điều kiện cho trục lợi bảo hiểm phát tác.
6. Hợp lý hoá hiệu lực bảo hiểm
Chủ một chiếc xe Accura mua bảo hiểm ngày 28/12/2008 và báo tai nạn xảy ra tại
Lâm Đồng. Trong biên bản tai nạn được CA Lâm Đồng ký vào ngày 17/1/2009 nhưng
lại ký dấu treo. Toàn bộ thiệt hại của chiếc xe này khoảng 200 triệu đồng. Tuy nhiên, khi
giám định tại garage thì phát hiện chiếc xe này bị đóng bụi bẩn như đã nằm tại garage lâu
lắm. Sau khi kiểm tra sổ của bảo vệ garage thì biết chiếc xe này được kéo về garage ngày
27/12/2008, tức là thời điểm trước ngày mua bảo hiểm. Như vậy, sau khi xe bị tai nạn,
6
chủ xe mới gắn biển số xe bị hư hại này vào chiếc xe khác cùng loại còn nguyên vẹn và
mua bảo hiểm để được đền bù cho chiếc xe bị thiệt hại.
Khách hàng mua bảo hiểm chiếc xe Huyndai Santafe ngày
11/8/2009 và đã báo tai nạn ngày 16/8/2009. Tổng thiệt hại ước
tính lên đến 150 triệu đồng. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra
giám định tai nạn, nhân viên bồi thường đã phát hiện sự không
trung thực của khách hàng. Khách hàng mua bảo hiểm cho chiếc
xe Huyndai Santafe đời 2007 với hình xe nộp cho công ty bảo
hiểm còn khá mới. Nhưng khi yêu cầu bồi thường lại là chiếc
Huyndai Santafe đời 2003. Santafe đời 2003 có một số chi tiết bên
ngoài khác với đời 2007 mà khách hàng đã sơ ý không phát hiện ra
mặc dù đã cố tình lấy biển số xe bị hư hỏng gắn vào xe còn nguyên
vẹn để mua bảo hiểm.
7. Tạo hiện trường giả:
Trục lợi bảo hiểm theo cách này thường biểu hiện ở việc tạo ra một hiện trường
như… thật.
Ví dụ: Giả vờ bị mất cắp hàng hóa thì khóa cửa kho bị
phá, niêm phong hầm hàng bị mở, mái kho bị dỡ ra… Có
trường hợp còn “đóng kịch” là bị cướp tài sản, bị trói, nhét
giẻ vào miệng; tự đốt nhà kho sau khi tẩu tán tài sản…, thay
hàng hóa, phương tiện vận chuyển bị hư hỏng nhưng không
tham gia bảo hiểm bằng hàng hóa, phương tiện vận chuyển có
tham gia bảo hiểm để lập sơ đồ, bản ảnh, bản vẽ… nhằm hợp
lý hóa hồ sơ. Ví dụ như đánh tráo biển số của xe ôtô không
tham gia bảo hiểm nhưng bị tai nạn bằng biển số của xe có
tham gia bảo hiểm nhưng không bị tai nạn… Trong bảo hiểm nhân thọ, đã xảy ra việc tự
gây thương tích như gẫy chân, tay, vỡ đầu… sau khi đã tham gia bảo hiểm với số tiền bảo
hiểm rất lớn, nhưng khi doanh nghiệp bảo hiểm nghi ngờ, phối hợp với cảnh sát giao
thông để dựng lại hiện trường tai nạn thì thấy không thể… gẫy chân, tay, vỡ đầu được vì
khai là do ngã xe máy mà xe và mặt đường không có một vết xây sát nào và khai thời
gian ngã vào giờ tan tầm mà lại không có ai trông thấy để làm chứng
Ngoài giá trị bồi thường, tính chất vụ việc thì những minh chứng ban đầu thường
là không đủ thuyết phục cơ quan công an. Phát biểu tại cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện
bảo hiểm bắt buộc phòng cháy chữa cháy (do Cục Phòng cháy chữa cháy và Hiệp hội
Bảo hiểm Việt Nam phối hợp tổ chức), đại diện một DN cho biết, khi nền kinh tế khủng
hoảng, các máy móc thiết bị cũ không còn nhiều giá trị, thì không ít DN sẵn sàng "phóng
hỏa" để nhận tiền bảo hiểm. Ông này cũng đặt câu hỏi, vì sao nhiều vụ cháy lớn trong
7
những năm gần đây lại hay xảy ra với các cơ sở sản xuất - kinh doanh của DN trong các
khu công nghiệp khá biệt lập. Ở đó không có sự chứng kiến của nhiều người và các cơ
quan liên quan không thể xâm nhập ngay lập tức để kiểm tra có thể là điều kiện để DN
trục lợi bảo hiểm. Nghi vấn là như vậy nhưng để giám định được nguyên nhân cháy là
điều hết sức khó khăn. Thường thì nếu bên trục lợi đã cố tình tạo hiện trường giả thì các
DN bảo hiểm không có chứng cứ đành bồi thường cho mọi việc êm xuôi.
Chẳng hạn như đưa những tài sản đã bị hư hỏng không tham gia bảo hiểm từ nơi
khác đến nơi xảy ra tai nạn để chụp ảnh, khám nghiệm, lập biên bản; Tạo ra hiện trường
giả giống như dấu hiệu của việc mất cắp tài sản như bị phá khóa, bị cắt niêm phong kẹp
chì hoặc thay đổi biển số xe đã mua bảo hiểm vào xe bị tai nạn nhưng chưa mua bảo
hiểm để đòi bồi thường từ các công ty bảo hiểm.
8. Khai báo rủi ro không trung thực:
Đó là cảnh báo của ông Lê Song Lai - Vụ phó
Vụ Bảo hiểm, Bộ Tài chính đưa ra tại Hội thảo "Bồi
thường trong bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam - những
vấn đề cần quan tâm" do Bộ Tài chính phối hợp với
Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 12/6 ở Hội
An (Quảng Nam), với sự tài trợ về kỹ thuật của Công
ty Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) AIA Việt Nam. Theo
ông Lai, các vi phạm trục lợi trong BHNT thể hiện
dưới các hình thức như:
Người mua BHNT cố tình che giấu, không khai
báo trung thực về tình trạng sức khỏe của mình; các
đại lý BHNT cố tình chiếm đoạt phí bảo hiểm thu
được; đại lý BHNT thông đồng với người mua là người thân trong gia đình để lừa công
ty BHNT Cũng theo ông Lai, điều đáng lo ngại là tình trạng này đang tăng lên trong
thời gian gần đây, nếu không kịp thời có các biện pháp phòng chống hiệu quả, mức độ vi
phạm sẽ ngày càng tăng lên.
Bà M mua một HĐBH của công ty D với số tiền bảo hiểm là 40 triệu. Dựa trên hồ
sơ sức khỏe tự khai,bà M hoàn toàn đủ công ty bảo hiểm đồng ý BHNT cho bà M. Sau
khi phát hành nhận bảo hiểm cho bà được 23 ngày, CTBH nhận được yêu cầu giải quyết
quyền lợi bảo hiểm vì bà M đã “đột tử”. Gia đình bà M gởi cho công ty bảo hiểm giấy
chứng tử của bà với nguyên nhân là “đột tử”, một bản tường trình về tình huống tử vong,
chứng minh bà M trước khi qua đời hoàn toàn “khỏe mạnh” không có bệnh tật gì (có xác
nhận của công an thị trấn nơi bà M cư trú). Sau 8 tháng liên tục điều tra, công ty bảo
hiểm phát hiện bà M nhập viện điều trị bệnh u não 3 lần với một tên khác(tên của chị bà
M-người này đang sống khỏe mạnh tại một địa phương khác)
9. Gian lận trong bảo hiểm y tế:
8
Hiện nay, việc vi phạm pháp luật về lĩnh vực BHYT chưa có chế tài xử lý nên rất
khó cho ngành bảo hiểm. Hình thức lạm dụng BHYT theo giá thuốc đang là một tệ nạn
nghiêm trọng cần giải mã góp phần giải quyết tận gốc vấn đề. Cần xác định trục lợi bảo
hiểm là hành vi tham nhũng trước mắt phải xử lý nghiêm.
Bị đau bụng, lại đi chụp cắt lớp não
Theo ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban Chính sách Bảo hiểm Y tế (thuộc Bảo
hiểm xã hội), thì có 2 cách trục lợi BHYT chính là ở nghiệp vụ cung cấp các dịch vụ kỹ
thuật cao và giá thuốc. Một đặc thù của ngành Y đó là dịch vụ được cung cấp không phải
theo nhu cầu của người bệnh mà theo ý chí của bác sỹ điều trị và quan điểm điều trị.
Chính vì thế nên ranh giới giữa dịch vụ y tế cần thiết và không cần thiết là tương đối mịt
mù.
Đã nhập viện, bác sỹ bảo chụp chiếu cái gì thì phải làm theo cái đó, vì hầu hết
bệnh nhân đều không thể hiểu được chuyên môn. Thế nên có những chuyện hài hước như
bệnh nhân đau bụng, ngoài những xét nghiệm cần thiết còn được "khuyến mãi" chụp…
cắt lớp não bộ với lý do nhiều khi rất "nhân đạo" kiểu như "xem xét tổng thể để phát hiện
bệnh sớm (nếu có)".
Hay có đơn thuốc chữa mắt được kê thêm một loại thuốc chữa… tiết niệu. Dĩ
nhiên phần lớn những dịch vụ chụp chiếu này đều được BHYT thanh toán. Trong một số
trường hợp, không đủ tiêu chuẩn thanh toán thì người bệnh phải bỏ tiền. Tất nhiên dịch
vụ nào được trả theo BHYT, dịch vụ nào phải trả bằng tiền túi thì chỉ có bác sỹ biết mà
thôi.
Bệnh nhân đang làm thủ tục BHYT ở Bệnh viện K
9
Thời gian gần đây, dư luận xôn xao vì những vụ trục lợi BHYT diễn ra rất trắng
trợn. Vụ việc bệnh nhân Q, Phó Giám đốc một bệnh viện được xác định mắc chứng bệnh
viêm khớp phản ứng, quá trình điều trị được BHYT thanh toán số tiền 1.601.561đ. Tuy
nhiên, thời gian thể hiện trong hồ sơ nằm viện, ông không hề ốm đau đến mức phải vào
nằm viện như hồ sơ bệnh án, bởi ông vẫn đến làm việc bình thường.
Hay một vụ án lớn ở Bệnh viện Chợ Rẫy với 12 bị can đã được CQĐT khởi tố và
đang tiếp tục điều tra mở rộng. Theo tài liệu điều tra của Cục C37, từ tháng 1 đến tháng
4/2009, bác sĩ Lưu Tố Lan ở Bệnh viện Chợ Rẫy đã kê hơn 1.040 đơn thuốc cho bệnh
nhân có BHYT, tổng số tiền kê đơn thuốc có giá tương ứng hơn 3,536 tỷ đồng, trong đó,
phần thanh toán của Nhà nước hơn 3,358 tỷ, còn lại hơn 142 triệu thì các bệnh nhân đóng
góp. Trong số 1.040 đơn thuốc trên có 916 đơn thuốc là không đúng quy trình với tổng số
tiền hơn 3,277 tỷ đồng.
10. Cố ý gây tai nạn:
Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất tinh vi, có kiến thức nghiệp vụ cao về bảo
hiểm, được chuẩn bị kỹ lưỡng, số tiền trục lợi thường lớn, rất khó điều tra hoặc tìm ra
được sự thật thì tốn nhiều công sức, tiền của. Một cách khá phổ biến là tìm cách hủy hoại
tài sản trong một hoàn cảnh được dàn dựng như thật.
Ví dụ như cố ý đánh đắm tàu biển trong một tình huống được tạo ra rất “hợp lý”
(thời tiết xấu, hỏng máy, cố ý đâm va…). Tất nhiên là kẻ trục lợi nắm vững mọi điều
khoản của hợp đồng bảo hiểm để chắc chắn rủi ro không nằm trong trường hợp loại trừ
trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng để không bị từ chối bồi thường.
Kiểu trục lợi này “rất nguy hiểm”, với hậu quả nghiêm trọng về mặt tài chính cho doanh
nghiệp bảo hiểm khi có thông đồng giữa bên mua bảo hiểm và những “con sâu” trong
doanh nghiệp bảo hiểm để nâng giá trị tài sản được bảo hiểm trước khi tham gia bảo
hiểm. Chẳng hạn như, một tàu biển trị giá 30 triệu đô-la, được “bắt tay” nâng lên 32 triệu
đô-la; sau đó tàu bị đắm rất “hợp lý” và “ngẫu nhiên”, số tiền bảo hiểm phải trả là 32
triệu đô-la (gian lận 2 triệu đô-la!).
Một cách làm khác là thay thế những thiết bị đắt tiền của tài sản được bảo hiểm
bằng những đồ “rởm” sau đó hủy hoại tài sản đó. Dĩ nhiên là số tiền bồi thường sẽ được
tính cho đồ “xịn” như khi tham gia bảo hiểm. Cách trục lợi này thường xảy ra với các tài
sản có giá trị cao, có lắp đặt thiết bị đắt tiền như tàu thủy, xe chuyên dụng…
Cách đây không lâu, nếu không cảnh giác thì một DN
bảo hiểm có trụ sở tại Hà Nội đã phải bồi thường khá lớn cho
một con tàu tại Hải Phòng. Chủ tàu sau khi tự đánh đắm tàu đã
báo DN bảo hiểm đến để giám định bồi thường. Tuy nhiên,
ngay khi có mặt tại hiện trường, cán bộ của DN bảo hiểm này
đã đặt ra nghi vấn: trong điều kiện thời tiết bình thường, không
trọng tải…, vì sao con tàu lại đắm? Sau khi lập biên bản vụ
việc, ghi nhận lời khai của các bên, trong đó có thuyền trưởng,
10
DN trên đã nhờ công an điều tra vào cuộc. Trong khi thuyền trưởng khai rằng, vào thời
điểm con tàu đắm, vị này vẫn đang điều khiển con tàu, thì cơ quan công an lại chứng
minh được anh ta đang ở nơi khác và thực hiện nhiều cú điện thoại. Mọi việc bị lật tẩy,
phía khách hàng đã phải thừa nhận việc làm gian dối của mình.
Chẳng hạn như một khách hàng nước ngoài đến gặp trực tiếp cán bộ Bảo Minh và
yêu cầu cấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa ngay cho lô hàng được chất lên tàu và tối đến
sẽ khởi hành. Khách hàng còn yêu cầu cán bộ bảo hiểm ra cảng để giám định trực tiếp.
Hồ sơ toàn bộ lô hàng là hợp lệ, rõ ràng. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm của mình, cán bộ
Bảo Minh đã từ chối bảo hiểm. Một thời gian sau, Báo An ninh Thế giới đã vạch trần thủ
đoạn trục lợi của con tàu này bởi nó là “con tàu ma” mua bảo hiểm rồi tự tạo ra tai nạn để
trục lợi bảo hiểm.
Theo khai báo của lái xe ô tô mang biển kiểm soát 29Z-8337, vào khoảng 21 giờ
ngày 18-12-2008 tại quốc lộ 18 A thuộc tổ 59 phường Cẩm Thạch, thị xã Cẩm Phả,
Quảng Ninh, do trời tối, tầm nhìn hạn chế nên người lái xe đã để ô tô va chạm mạnh vào
nhà ông Phạm Xuân Lốp bên đường. Hậu quả là xe ô tô bị hư hỏng nặng, tổn thất lên đến
500 triệu đồng. Tuy nhiên, khi tiến hành làm thủ tục bảo hiểm, các cán bộ của Bảo Minh
đã phát hiện ra nhiều điều vô lí xung quanh vụ tai nạn này. Chẳng hạn như theo khai báo
của lái xe thì chiếc xe đã đâm vào bức tường gạch, nhưng phần trước của xe lại không có
vết gãy, vỡ , trong khi toàn bộ đèn, giàn nóng, giàn làm mát, hộp số, kính chắn gió
trước… lại hư hỏng rất nặng, phải thay thế. Trước những nghi ngờ nói trên, Bảo Minh đã
nhờ Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) giám định dấu vết va chạm dẫn đến thiệt hại
của xe ô tô biển số 29Z-8337. Kết luận giám định do Đại tá Trần Văn Điểm kí ngày 28-5-
2009 đã khẳng định “Các dấu vết trên xe ô tô biển số 29Z-8337 không phù hợp va chạm
với bức tường có kích thước 1 mét x 1 mét và cột sắt chống mái hiên”. Điều đó có nghĩa
là phần khai của lái xe không đúng với thực tế.
Rạng sáng ngày 19/6, công an huyện Đam Rông, Lâm
Đồng nhận được tin báo trên đỉnh đèo Chuối (quốc lộ 27), có
chiếc xe ô tô khách Ford Transit trên đường từ Đà Lạt đi Kon
Tum bị bốc cháy…
Ít phút sau, Bảo Việt Kon Tum (nơi chủ xe mua bảo
hiểm) cũng nhận được "tin dữ". Công an huyện phối hợp cùng
Viện KSND huyện và Bảo Việt Lâm Đồng (thừa ủy quyền của
Bảo Việt Kon Tum) tiến hành khám nghiệm hiện trường và
khám nghiệm phương tiện.
Tại hiện trường, chiếc xe Ford Transit (đời 2000) màu trắng đã bị cháy đen, đầu xe
hơi lao xuống mương bên phải. Theo lời khai của lái xe Nguyễn Quang Mạnh (45 tuổi,
ngụ tại 18/65 Đào Duy Từ, TP Đà Lạt) thì chiếc xe trên đường chở hoa tươi từ Đà Lạt lên
Kon Tum tiêu thụ, vào khoảng 3h, khi lên gần đỉnh thì "ngửi thấy mùi khét nên dừng xe"
và gọi phụ xe là Phạm Đỗ Nguyên Khang (15 tuổi) dậy kiểm tra thì bỗng nhiên chiếc
11
xe bùng cháy. Giữa đêm khuya trên đèo vắng, hai người hốt hoảng và lo sợ chẳng làm
được gì hơn, đành bất lực nhìn chiếc xe Ford Transit và hoa tươi biến thành tro bụi.
Thông tin chiếc xe Ford Transit chở hoa tươi bị bốc cháy trên đỉnh đèo Chuối lan
nhanh, các đơn vị liên quan đã nhanh chóng vào cuộc. Chủ nhân chiếc xe là ông Phạm
Đại Việt, Giám đốc Công ty TNHH Đại Việt (trụ sở tại số 3C đường Đinh Tiên Hoàng,
TP Đà Lạt) thì làm thủ tục để chờ cơ quan bảo hiểm giải quyết bồi thường phương tiện
gặp rủi ro.
Theo Thanh Niên, một ngày sau, BVLĐ và Công an huyện Đam Rông bất ngờ
nhận được cuộc điện thoại vô danh với nội dung: "Chiếc xe bị cháy trên đèo Chuối là do
lái xe tự đốt". Điều tra xác minh, cuộc điện thoại này được gọi từ một số máy điện thoại
công cộng. Bán tín bán nghi, Công an huyện Đam Rông đề nghị Phòng Kỹ thuật hình sự
(KTHS), Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp điều tra làm rõ.
Ngày 22/6, đích thân trung tá Phan Trí Đức, Trưởng phòng KTHS Công an Lâm
Đồng và thượng tá Nguyễn Đình Long, Trưởng Công an huyện Đam Rông chứng kiến
việc tái khám nghiệm toàn bộ xe ô tô bị cháy. Trung tá Đức phát hiện ra một số mấu chốt
quan trọng: Cần treo bánh xe sơ cua dài 25 cm nối với gầm xe bằng sợi xích. Cần treo
trong tình trạng móc hờ vào sợi xích. Nếu thả lỏng cần treo này chạm đất thì sẽ chạm mặt
đất 20 cm. Cần treo không hề có vết trầy xước kim loại. Ghế lái xe phần băng tựa ở vị trí
ngả hoàn toàn về phía sau. Thắng tay ở vị trí không kéo thắng, cần số trong tình trạng còn
số! Một số chi tiết khác nữa: bánh xe phía sau bên phải không bị cháy, bề mặt vỏ xe bị
mòn hoàn toàn.
Tiếp đó, Phòng KTHS đã tiến hành lấy 8 mẫu than tro tại 8 vị trí khác nhau trên
thân xe bị cháy và gửi về Phân viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) để giám định. Kết
quả: trong mẫu than tro mang số 5 (thu ở bên trái thùng xe) có chứa nhiên liệu dầu
khoáng (Hydrocarbon từ C18-C24).
Chỉ chừng ấy chứng cứ, trung tá Đức nhận định nguyên nhân cháy xe là do bị đốt,
bởi vì "chẳng ai lại nằm để lái xe". Xe đang chạy tại sao cần treo lòng thòng sát đất lại
không bị trầy xước? Dừng xe trên đèo lại còn để số và không kéo thắng tay? Xe chạy
đường xa, đèo dốc sao lại sử dụng vỏ xe bị mòn hoàn toàn?
Thượng tá Nguyễn Đình Long kể: "Dù có đầy đủ các dấu hiệu cho thấy lái và phụ
xe đã tự ý đốt cháy xe, nhưng chúng tôi phải mất hơn 2 tháng thu thập thêm các chứng
cứ, củng cố hồ sơ và kiên trì đấu tranh với chủ xe, lái phụ xe, họ mới cúi đầu thừa nhận
hành vi tự ý đốt xe để trục lợi bảo hiểm".
Lái xe Nguyễn Quang Mạnh lúc này cũng đã khai ra những tình tiết "động trời" là
"được sự chỉ đạo" của vợ chồng chủ xe Phạm Đại Việt, tối 18/9, Mạnh lái xe từ Đà Lạt đi
theo hướng Tà Nung - Nam Ban để qua Quốc lộ 27. Trên đường đi, Mạnh và Khang
dừng xe mua xăng đổ sẵn vào can, khi gần đến đèo Chuối, Mạnh phát hiện chưa mua hộp
quẹt nên phải quay xe lại một quán gần đó mua. Theo kế hoạch đã bàn tính từ trước, khi
12
xe lên gần hết đèo sẽ đổ xăng vào thùng xe và châm lửa đốt. Thế nhưng cả hai phải nằm
chờ, chọn thời điểm không có ai qua lại mới dám đốt xe.
Qua điều tra cũng xác định ông Phạm Đại Việt là chủ nhân chiếc xe ô tô Ford
Transit. Chiếc xe này mua bảo hiểm tại Bảo Việt Kon Tum ngày 24/3 với mức trách
nhiệm bồi thường là 400 triệu đồng.
Đó là hình thức trục lợi bảo hiểm nghiêm trọng nhất và cũng khó phát hiện nhất vì
kẻ trục lợi bảo hiểm thường là những người am hiểu về kĩ thuật nghiệp vụ bảo hiểm. Ý
đồ trục lợi của hình thức này thường nảy sinh từ khi chuẩn bị tham gia bảo hiểm, quy mô
trục lợi thường lớn, số tiền gian lận, trục lợi rất cao. Việc trục lợi bảo hiểm được thực
hiện dưới hình thức: Người được bảo hiểm (chủ tài sản) sẽ tháo dỡ các bộ phận tài sản,
máy móc, thiết bị có giá trị, thay vào đó là các bộ phận tài sản, máy móc thiết bị có giá trị
kém hơn. Sau đó, sẽ cố ý phá hủy tài sản đã mua bảo hiểm. Đương nhiên là khi tài sản đã
được hủy hoại xong thì kẻ trục lợi bảo hiểm vẫn nhận tiền bồi thường tương ứng với giá
trị của các bộ phận tài sản, máy móc thiết bị có giá trị. Ví dụ chủ tàu biển sau khi kí kết
hợp đồng bảo hiểm cho con tàu của mình đã tháo dỡ hết các trang thiết bị máy móc trên
tàu chuyển đi nơi khác, công đoạn cuối cùng là đánh chìm con tàu này và đòi tiền bồi
thường của bảo hiểm.
Cũng có trường hợp người được bảo hiểm “mượn gió bẻ măng”, lợi dụng tổn thất
xảy ra để làm hư hỏng thêm hoặc phá hủy hoàn toàn tài sản đã tham gia bảo hiểm, nhằm
được bồi thường cao hơn hoặc là được thay thế tài sản bị hư hỏng bằng một tài sản mới
có giá trị cao hơn.
III/Suy nghĩ và giải pháp của nhóm về hành vi trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam:
1.Tác động tiêu cực của hành vi trục lợi bảo hiểm:
Bảo hiểm là ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới là nghành mệnh
danh là gà đẻ trứng vàng vì những lợi ích bảo hiểm mang lại thì không ai có thể phủ
nhận,nhưng nó cũng đang đối mặt với nhiều nhân tố cản trở trên con đương phát triển của
mình đó là trục lợi bảo hiểm.Trong những năm gần đây khi thị trường bảo hiểm ở nước ta
đang dần trên đà phát triển thì những hành vi trục lợi bảo hiểm đi kèm theo đó không
ngừng gia tăng với thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Tại Việt Nam, hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ về tính chất và mức độ của
trục lợi bảo hiểm, song có thể nói trục lợi bảo hiểm đã gây ra những tổn thất rất lớn cho
các doanh nghiệp bảo hiểm và cho cả sự ổn định của xã hội. Hành vi trục lợi bảo hiểm
không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp bảo hiểm, đến sự phát triển
mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm mà còn xâm phạm đến lợi ích của khách hàng trung
thực khác bởi vì chính những khách hàng chân chính sẽ phải chia sẻ một phần gánh nặng
tài chính do những khách hàng gian dối gây ra nếu các doanh nghiệp bảo hiểm không
phát hiện ra những bằng chứng của sự gian dối và chấp nhận đền.
13
Hành vi trục lợi bảo hiểm xuất hiện ngày càng tinh vi ở mọi lĩnh vực và thể loại bảo
hiểm là một chướng ngại rất lớn cho thị trường bảo hiểm non trẻ mới đi vào giai đoạn
phát triển ở nước ta. Việc trục lợi bảo hiểm gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động
xấu môi trường kinh doanh.
2.Nguyên nhân
Nguyên nhân có nhiều, trong đó có quy trình làm việc của doanh nghiệp bảo hiểm
chưa chặt chẽ, mặt khác chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, chưa có công cụ kiểm soát
hiệu quả việc tuân thủ. Chạy theo cạnh tranh, doanh thu có phần buông lỏng quản lý, hạ
thấp điều kiện, bỏ qua nguyên tắc.
Các biện pháp quản lý rủi ro, phòng ngừa trục lợi chưa hữu hiệu; có chỗ còn phụ
thuộc vào đạo đức của đội ngũ cán bộ, nhân viên bảo hiểm. Ðối tượng trục lợi thường tìm
kiếm phương thức mới tinh vi, gây khó khăn cho công tác ngăn chặn.
Một số cán bộ, nhân viên bảo hiểm không gắn bó với doanh nghiệp sẵn sàng ngã
giá để tham gia các vụ gian lận, hoặc bày cách, tiếp tay cho mưu đồ gian lận.
Thị trường bảo hiểm sôi động phức tạp và tình hình cạnh tranh ngày càng khốc
liệt nên các doanh nghiệp bảo hiểm luôn giữ bí mật thông tin.Việc trao đổi những thông
tin cần thiết về khách hàng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau hầu như không
có .Vì vậy một đối tượng tài sản có thể tham gia bảo hiểm ở nhiều doanh nghiệp bảo
hiểm
Những vụ việc gian dối bị phát hiện thiếu sự hợp tác, giúp đỡ của nhân chứng, vì
lo sợ bị trả thù.
Hình phạt của pháp luật đối với hành vi trục lợi bảo hiểm chưa nghiêm
3.Giải pháp hạn chế các hành vi trục lợi bảo hiểm
Ðể khắc phục, nâng cao khả năng phòng ngừa trục lợi bảo hiểm, cần thực hiện giải
pháp đồng bộ.
Về phía chính phủ và nhà nước
Các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước cũng cần phải thường xuyên giám sát tài
chính và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm
Cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo
hiểm. Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người tham gia bảo
hiểm, mua bảo hiểm, cần có chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh có giá trị răn đe, ngăn chặn,
thậm chí xử lý hình sự đối với hành vi trục lợi bảo hiểm gây hậu quả lớn về tài sản, đạo
đức, nhân cách, làm giảm sút lòng tin đối với cán bộ, công chức, tổ chức, cơ quan nhà
nước.
Về phía doanh nghiệp bảo hiểm:
14
Cần nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý, đầu tư phát triển hệ thống công nghệ
thông tin, theo dõi, quản lý và giám sát công tác cán bộ.
Có cơ chế bảo vệ, động viên nhân chứng hợp tác, giúp đỡ công việc điều tra, xác
minh liên quan đến bảo hiểm, bồi thường.
Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới, ban hành quy trình làm việc chặt
chẽ, thiết lập hệ thống kiểm tra, giám sát nhanh nhạy, hiệu quả, bảo đảm trong mọi tình
huống, điều kiện, đều thực hiện nghiêm túc quy trình. Quan tâm giáo dục đạo đức, lòng
yêu nghề, tính tự trọng, tinh thần trách nhiệm đối với công việc, doanh nghiệp cho đội
ngũ cán bộ, nhân viên, đặc biệt yêu cầu về tính gương mẫu của các cấp lãnh đạo.
Nâng cao tay nghề, rèn luyện phẩm chất đạo đức của nhân viên bảo hiểm và chấm
dứt hợp đồng trong trường hợp cần thiết. “Tay nghề cao” giúp cho nhân viên bảo hiểm dễ
dàng phát hiện những vụ gian lận tinh vi thông qua việc khảo xác , chứng thực thực tế…
còn rèn luyện phẩm chất đạo đức giúp nhân viên bảo hiểm giữ vững lập trường không bị
cám đỗ để thông đồng trong hành vi trục lợi bảo hiểm.
Xây dựng quan hệ tốt với cơ quan chức năng có liên quan như: giám định, điều
tra, khoa học chuyên ngành, hợp tác hiệu quả trong giải quyết vụ việc bảo hiểm, bồi
thường có yếu tố gian lận, tính phức tạp, không rõ ràng. Coi trọng công tác thanh tra,
kiểm tra để bảo đảm việc tuân thủ quy trình công việc, phát hiện, xử lý kịp thời những sai
phạm. Cập nhật, thông tin kịp thời, rộng rãi các vụ việc trục lợi được phát hiện để trao
đổi, rút kinh nghiệm, đưa vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nội bộ, nâng
cao năng lực phòng ngừa. Xây dựng quy trình cụ thể về điều tra, xác minh những vụ việc
có dấu hiệu gian lận, trục lợi bảo hiểm, để triển khai thực hiện trong toàn hệ thống doanh
nghiệp.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, tạo dư luận ủng hộ việc đấu tranh với những
hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm.
Các doanh nghiệp cần hợp tác chia sẻ thông tin để hạn chế rủi ro:
Hiện nay, các DN bảo hiểm nhân thọ đã chia sẻ thông tin kinh doanh, nhất là danh sách
khách hàng "đen" và các đại lý bảo hiểm bị cấm hoạt động để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lại xảy ra tình trạng bất hợp tác. Nguyên nhân
chủ yếu là do các doanh nghiệp này lo ngại bị lộ thông tin khác hàng dẫn đến tình trạng
bị đối thủ cạnh tranh lấy mất khách hàng. Do đó mặc dù khách hàng có tên trong danh
sách khách hàng “đen” nhưng nhân viên bảo hiểm vẫn chấp nhận kí hợp đồng vì hoa
hồng trên hợp đồng vẫn được nhận mà rủi ro thì doanh nghiệp bảo hiểm chịu.
Từ đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cần bổ sung điều kiện chịu trách nhiệm một
phần khi kí các hợp đồng lao động với nhân viên bảo hiểm, nhằm hạn chế điều tương tự
có thể xảy ra.
Xây dựng quan hệ tốt với cơ quan chức năng có liên quan như: giám định, điều
tra, khoa học chuyên ngành, hợp tác hiệu quả trong giải quyết vụ việc bảo hiểm, bồi
thường có yếu tố gian lận, tính phức tạp, không rõ ràng.
15
Tình trạng trục lợi bảo hiểm tại Việt Nam là khá phổ biến nhưng để phát hiện
được lại rất khó khăn. Trong những trường hợp này, giải pháp duy nhất là công ty bảo
hiểm huỷ hợp đồng và việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm là hợp pháp và được quy định
trong Điều 23, Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Trên thực tế, bất cứ công ty bảo hiểm nào cũng đều liên tục xem xét và đánh giá
rủi ro của các khách hàng được bảo hiểm. Nếu tại thời điểm nào đó trong thời gian hiệu
lực hợp đồng, rủi ro vượt quá khả năng bảo hiểm của công ty thì công ty tiến hành chấm
dứt hợp đồng và trả lại phí cho phần thời gian chưa bảo hiểm. Điều này áp dụng cho tất
cả các loại hình bảo hiểm và có qui định rõ ràng việc đơn phương chấm dứt hợp đồng
trong hợp đồng bảo hiểm.
Tại các nước phát triển, việc chấm dứt bảo hiểm trước thời hạn của các công ty bảo hiểm
đối với những khách hàng không trung thực, rủi ro cao, không có ý thức bảo vệ tài sản
của mình là việc bình thường. Riêng tại thị trường Việt Nam, việc đơn phương chấm dứt
bảo hiểm của các công ty bảo hiểm thường ít xảy ra, mặc dù điều này luôn có qui định
trong hợp đồng bảo hiểm.
Tuy nhiên, cùng với sự gia nhập của các công ty bảo hiểm nước ngoài và mức độ cạnh
tranh cũng như sàng lọc đối tượng khách hàng ngày càng gay gắt, việc chấm dứt hợp
đồng trong thời gian bảo hiểm đã trở nên bình thường hơn. Và theo các chuyên gia bảo
hiểm, điều này sẽ hướng cho khách hàng có cái nhìn đúng đắn về bảo hiểm và đồng thời
cũng nâng cao ý thức cùng công ty bảo hiểm bảo vệ tài sản của mình.
Xuất phát từ sinh viên khoa ngân hàng, mới bước đầu tiếp cận với môn bảo hiểm
thì việc không nghiên cứu và tìm hiểu trục lợi bảo hiểm sẽ là một việc hết sức thiếu
sót.Đây chính là một đề tài khá “nóng”, một vấn đề nan giải,làm đau đầu nhức óc đối với
các công ty bảo hiểm.Thông qua việc nghiên cứu đề tài này nhóm đã có cái nhìn tổng
quát về hành vi trục lợi bảo hiểm; nó đóng góp một cách tích cực vào kho tàng tri thức
của nhóm để nhóm có thêm nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về sau,nếu có điều khiện làm
việc trong lĩnh vực bảo hiểm!
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1) www.nhandan.com.vn
2) www.vneconomy.vn
3) www.tailieu.vn
4) www.baomoi.com
5) www.vietbao.vn
6) www.baohiem.pro.vn
7) www.vass.com.vn
8) www.webbaohiem.net
9) www.webbaohiem.net
17
Mục lục
I.KHÁI QUÁT 3
1.Khái niệm hành vi trục lợi bảo hiểm 3
2.Các hình thức trục lợi bảo hiểm: 3
II/THỰC TRẠNG CỦA TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM 4
1.Đã xảy ra tổn thất mới đi mua bảo hiểm 4
2.Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn hợp đồng 5
3.Bảo hiểm trùng 5
4.Lập hồ sơ giả 5
5.Khai tăng số tiền tổn thất: 6
6. Hợp lý hoá hiệu lực bảo hiểm 6
7. Tạo hiện trường giả: 7
8. Khai báo rủi ro không trung thực: 8
9. Gian lận trong bảo hiểm y tế: 9
10. Cố ý gây tai nạn: 10
III/Suy nghĩ và giải pháp của nhóm về hành vi trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam: 13
1.Tác động tiêu cực của hành vi trục lợi bảo hiểm: 13
2.Nguyên nhân 14
3.Giải pháp hạn chế các hành vi trục lợi bảo hiểm 14
Tài liệu tham khảo 17
18