Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.61 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Đề tài:
Bạn có suy nghĩ gì
về vấn đề trục lợi
bảo hiểm?
Giảng viên : TS. Nguyễn Tấn Hoàng
Lớp : Ngân hàng khối 4 –K33
Sinh viên : Đoàn Lê Quỳnh Như
Võ Minh Quân
Phan Phước Tỵ
Nguyễn Thị Riêng
Nguyễn Thị Diễm Thùy
Nguyễn Thị Anh Thư
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2010
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 2
DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN
STT HỌ VÀ TÊN Mã số SV LỚP
Mức độ
hoàn thành
1 Đoàn Lê Quỳnh Như 107207730 NH10 100%
2 Võ Minh Quân 107207734 NH10 100%
3 Phan Phước Tỵ 107207242 NH10 100%
4
Nguyễn Thị Riêng 107209227 NH12
100%
5
Nguyễn Thị Diễm Thùy 107209235 NH12
100%


6
Nguyễn Thị Anh Thư 107209237 NH12
100%
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 3
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
KẾT LUẬN 25
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, chất lượng cuộc sống của con
người ngày càng được nâng cao, từ đó ý thức về việc phòng ngừa rủi ro cho tính mạng và
tài sản phần lớn đã trở thành sự tự giác. Đây chính là một trong những điều kiện quan
trọng cho sự phát triến của thị trường bảo hiểm như hiện nay. Nhiều công ty bảo hiểm đã
và đang lớn mạnh, cạnh tranh nhau tạo nên một thị trường hoàn hảo hơn, cung ứng cho
xã hội những sản phẩm đa dạng về hình thức và chủng loại. Những sản phẩm này ngày
càng trở nên phổ biến hơn với người dân và đang mang lại cho họ ngày càng nhiều lợi
ích. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thị trường bào hiểm thì các hình thức trục lợi
bảo hiểm cũng ngày càng đa dạng, thủ đoạn trục lợi bảo hiểm cũng tinh vi hơn theo thời
gian và số tiền gian lận trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng nhiều hơn. Hậu quả của hành vi
này rất nghiêm trọng, không những có ảnh hưởng xấu đến xã hội, làm giảm uy tín, lợi
nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm, mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của
ngành bảo hiểm. Do đó, việc ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện cũng như xử lý các hành
vi trục lợi trong ngành bảo hiểm cần phải được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu
quả, đảm bảo tuân thủ pháp luật. Với đề tài “Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo
hiểm?” phần nào sẽ giúp chúng ta có những hiểu biết khái quát và hữu ích về vấn đề này.
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 4
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM:
1. Khái niệm về trục lợi bảo hiểm:
Theo Hiệp hội bảo hiểm Canada: “Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố tình gian
dối, lừa đảo có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau
khi đã xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt một số tiền từ

Doanh nghiệp bảo hiểm mà đáng lý ra họ không được hưởng”. (Trang 218,
Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, PGS.TS. Nguyễn Văn Định)
Theo điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 ban hành ngày 9 tháng 12 năm
2000, “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm
mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người
được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh
nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho
người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”
Theo những định nghĩa trên, hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực
hiện dựa trên cơ sở doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được
bảo hiểm và đổi lại họ sẽ thu được một khoản phí từ người mua bảo hiểm. Đồng
thời, doanh nghiệp bảo hiểm cũng có trách nhiệm một phần hoặc toàn bộ đối
với người được bảo hiểm tương ứng với mức phí đã thu. Điều này chứng minh
rằng quan hệ kinh doanh bảo hiểm chính là quan hệ xã hội có tính hai chiều,
quyền lợi bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Khi tham gia vào quan
hệ bảo hiểm, các bên phải tuân thủ các cam kết: không được cố ý thực hiện
những hành vi thiệt hại cho đối tác; những hành vi lừa dối nhằm gây thiệt hại
cho bên còn lại để đạt được những quyền lợi tài chính nhất định trong quan hệ
bảo hiểm có thể coi là kiếm lời bất hợp pháp.
Theo quy định của thông tư số 31/2004/TT-BTC ban hành ngày 12 tháng 4
năm 2004 hướng dẫn thực hiện nghị định số 118/2003/NĐ-CP ngày
13/10/2003 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
kinh doanh bảo hiểm có ghi rõ “Hành vi trục lợi trong việc tham gia bảo hiểm,
bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm theo
quy định tại Điều 15 Nghị định số 118/2003/NĐ-CP là hành vi cố ý lừa dối của
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 5
tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, yêu cầu, giải
quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm”.
Như vậy, hành vi trục lợi bảo hiểm là những hành vi của các tổ chức và cá nhân
nhằm mang thu lợi bất chính. Các tổ chức và cá nhân thực hiện các hành vi này

không chỉ bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm mà cũng có thể là doanh
nghiệp bảo hiểm, hoặc thậm chí là các đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm. Và dù là ai đi chăng nữa, nếu muốn thực hiện hành vi trục lợi bảo
hiểm thì họ phải tham gia vào quan hệ bảo hiểm. Như vậy, trục lợi bảo hiểm là
hành vi kiếm lợi bất hợp pháp của các chủ thể tham gia trong quan hệ kinh
doanh bảo hiểm.
2. Các hình thức trục lợi bảo hiểm:
Thị trường bảo hiểm ngày càng phát triển thì các vụ án trục lợi bảo hiểm
cũng tăng dần lên, các hình thức trục lợi bảo hiểm ngày càng đa dạng, thủ đoạn
trục lợi ngày càng tinh vi và số tiền thu lợi bất chính ngày càng nhiều hơn. Có
trường hợp do khách hàng bảo hiểm liên kết với cán bộ doanh nghiệp bảo hiểm
để trục lợi, có trường hợp do khách hàng hiểm liên kết với cán bộ của các cơ
quan Nhà nước gây sức ép buộc doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường. Trục
lợi bảo hiểm thường được biểu hiện dưới một số dạng sau:
a. Khai tăng giá trị tổn thất:
Hiện nay, việc khai tăng giá trị tổn thất trong vụ tai nạn cũng thường xảy ra.
Có thể dưới hình thức sau: tài sản trên thực tế không bị hư, không phải sửa chữa
nhưng người được bảo hiểm vẫn điền vào hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường là tài
sản bị hư, cần phải sửa chữa. Cũng có khi, người được bảo hiểm lợi dụng tổn
thất đã xảy ra để làm hư hỏng tài sản nặng hơn thậm chí là làm hỏng toàn bộ tài
sản nhằm thu được khoản tiền bồi thường cao hơn hoặc là được bồi thường
bằng một tài sản mới có giá trị cao hơn. Hoặc cũng có thể là khai tăng giá trị tổn
thất nhằm vượt quá mức miễn thường để có thể được nhận khoản tiền bồi
thường bảo hiểm.
b. Cố ý gây tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm:
Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm nghiêm trọng, rất tinh vi và khó phát
hiện vì kẻ trục lợi là người rất am hiểu về kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm từ đó đã
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 6
gây ra nhiều khó khăn đối với việc điều tra của các cơ quan chức năng có liên
quan khi tổn thất xảy ra. Để thực hiện được hành vi này, kẻ trục lợi đã có kế

hoạch từ trước, chuẩn bị rất công phu. Ý đồ trục lợi đã nảy sinh trong đầu của
kẻ trục lợi từ khi chuẩn bị tham gia bảo hiểm, quy mô trục lợi thường lớn, số
tiền gian lân, trục lợi rất cao. Một số biểu hiện của hình thức này như: Người
mua bảo hiểm sẽ tháo dỡ các bộ phận tài sản, máy móc thiết bị có giá trị thay
vào đó là các bộ phận, thiết bị có giá trị kém hơn. Kế tiếp, họ sẽ cố ý phá hủy
tài sản đã mua bảo hiểm. Và sau đó, đương nhiên họ vẫn được tiền bồi thường
tương ứng với giá trị của tài sản đã bị phá hủy. Họ cũng có thể phá hủy tài sản
trong một hoàn cảnh được dàn dựng như thật như tìm cách đánh đắm tàu biển
sau khi di chuyển hết các thiết bị máy móc có giá trị trong một hoàn cảnh “hợp
lý” (thời tiết xấu, hỏng máy…). Và như đã nói, những người thực hiện hành vi
này là những người rất am hiểu kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm, họ nắm vững điều
khoản hợp đồng để chắc chắn rủi ro không nằm trong trường hợp loại trừ trách
nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng để không bị từ chối bồi thường.
Kiểu trục lời này cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là khi có sự thông đồng giữa
bên mua bảo hiểm và những nhân viên thiếu đạo đức nghề nghiệp trong các
doanh nghiệp bảo hiểm.
c. Hợp lý hóa ngày và hiệu lực bảo hiểm:
Người thụ hưởng hoặc người được bảo hiểm chỉ được nhận tiền bồi thường
khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn còn hiệu lực của hợp đồng kinh
doanh bảo hiểm. Trường hợp rủi ro xảy ra sau khi hết thời hạn hiệu lực của hợp
đồng sẽ không được bồi thường. Chính vì lý do đó, để có được tiền bồi thường,
kẻ trục lợi sẽ cố gắng thu xếp để tai nạn diễn ra trong thời hạn này.
d. Lâp hồ sơ giả:
Hình thức trục lợi này thường được thực hiện theo một đường dây thống
nhất từ nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm đến các địa điểm sửa chữa đối
tượng được bảo hiểm như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị… Tuy không
có tổn thất thực tế xảy ra nhưng trong hồ sơ bảo hiểm vẫn có đầy đủ các chứng
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 7
từ hợp lệ (hóa đơn sửa chữa, mua vật tư, phụ tùng…) với đầy đủ chữ ký, con
dấu.

e. Tạo hiện trường giả:
Ở hình thức này, kẻ trục lợi cố gắng sắp xếp để tạo ra một hiện trường như
thật. Ví dụ: giả vờ bị mất cắp hàng hóa, cửa kho bị phá, niêm phong bị mở, hay
mái kho bị dỡ ra. Cũng có thể tạo ra hiện trường giả bằng cách thay biển số xe
của xe đã mua bảo hiểm vào xe bị tai nạn nhưng chưa mua bảo hiểm để đòi bồi
thường từ các công ty bảo hiểm; hoặc đưa tài sản đã bị hư hỏng từ nơi khác đến
nơi xảy ra tai nạn để chụp ảnh, khám nghiệm, lập biên bản. Có người lại tự tạo
ra hoàn cảnh như là mình vừa bị cướp tài sản, bị trói, nhét giẻ vào miệng…
f. Đã xảy ra tổn thất mới đi mua bảo hiểm:
Đây là kiểu trục lợi bảo hiểm rất phổ biến, kiểu trục lợi này thường xuất
hiện khi sự cố, tai nạn đã xảy ra mà chủ tài sản chưa tham gia bảo hiểm. Khi đối
tượng bảo hiểm đã bị tổn thất hay sự kiện bảo hiểm đã diễn ra thì bên mua bảo
hiểm mới đi giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường hoặc trả tiền bảo
hiểm. Trên thực tế, để những vụ trục lợi bảo hiểm kiểu này diễn ra thành công
phải có sự tiếp tay của cán bộ, nhân viên làm việc trong doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo điều 22 của Luật Kinh doanh Bảo hiểm, những hợp đồng bảo hiểm này đã
vô hiệu từ thời điểm ký kết. (Hợp đồng bảo hiểm được quy là vô hiệu khi: Tại
thời điểm giao kết hợp đồng, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra
hoặc tại thời điểm giao kết hợp đồng đối tượng bảo hiểm không tồn tại…)
g. Bảo hiểm trùng:
Bảo hiểm trùng là việc bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với
nhiều doanh nghiệp bảo hiểm để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng
điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Trong trường hợp này (bảo hiểm trùng), theo
Luật Kinh doanh bảo hiểm thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mỗi doanh nghiệp
bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã
thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo
hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm
không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 8
Trong trường hợp này, người mua bảo hiểm đã dùng tài sản của mình để

tham gia bảo hiểm tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau nhằm mục đích
thu được số tiền bồi thường từ các công ty bảo hiểm đó khi tổn thất xảy ra do
các doanh nghiệp bảo hiểm không biết bên tham gia đã mua bảo hiểm ở nhiều
công ty khác nhau dẫn đến số tiền thường gấp nhiều lần giá trị tài sản. Ví dụ:
một tài sản trị giá 20 tỷ đồng mua bảo hiểm ở ba doanh nghiệp bảo hiểm khác
nhau với số tiền mỗi doanh nghiệp là 20 tỷ. Khi tổn thất, ba công ty phải trả
tổng cộng 60 tỷ đồng trong khi đáng lẽ chỉ phải chi trả tổng cộng là 20 tỷ đồng.
3. Nguyên nhân dẫn đến hành vi trục lợi:
Trục lợi bảo hiểm là vấn đề gây nhức nhối cho toàn xã hội. Không những
gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế mà nó còn tác
động xấu đến môi trường kinh doanh. Vì vậy việc tìm ra những nguyên nhân
gây ra vấn nạn này là một yêu cầu bức thiết để từ đó có cơ sở tin cậy để đưa ra
những giải pháp phù hợp.
Qua tìm hiểu có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trục lợi bảo
hiểm. Tuy nhiên, có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:
 Do những kẽ hở pháp luật và do thực hiện pháp luật không nghiêm, thiếu sự
kiểm tra, kiểm soát và xử lý nên nhiều người nảy sinh hành vi gian lận.
Mặc dù thời gian gần đây các cơ quan chức năng đã không ngừng hoàn thiện
khuôn khổ pháp lý về kinh doanh bảo hiểm, song nhìn chung các qui định về
phòng chống trục lợi bảo hiểm còn bất cập và chưa theo kịp với thực tế, đặc biệt
những chế tài còn chưa đủ sức răn đe đối với những kẻ phạm tội.
Theo Nghị định số 118/2003/NĐ-CP ban hành ngày 13-10-2003, Thông tư
số 31/2004/TT-BTC, do Bộ Tài chính ban hành ngày 12-4-2004, thì cá nhân có
hành vi trục lợi bảo hiểm có thể bị phạt từ 1.000.000 đ - 5.000.000 đ. Đây là
một mức chế tài còn quá nhẹ trong tình hình nạn trục lợi bảo hiểm ngày càng
gia tăng như hiện nay.
 Thị trường bảo hiểm luôn sôi động, phức tạp, tình hình cạnh tranh ngày càng
khốc liệt nên các doanh nghiệp bảo hiểm luôn phải giữ bí mật thông tin. Việc
trao đổi những thông tin cần thiết về khách hàng giữa các doanh nghiệp bảo
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 9

hiểm hầu như không có. Vì vậy, người mua bảo hiểm thực hiện hành vi trục
lợi mua bảo hiểm trùng cho đối tượng được bảo hiểm.
 Nhận thức của người dân về pháp luật còn nhiều yếu kém, nhất là những văn
bản pháp quy về bảo hiểm. Nhiều người dân nhận thức còn rất mơ hồ về bảo
hiểm và họ cho rằng quỹ bảo hiểm giống như quỹ phúc lợi. Cho nên đã có rất
nhiều trường hợp nói sai sự thật để giúp nạn nhân nhận quyền lợi bảo hiểm.
Mặc khác khi có những vụ việc trục lợi xảy ra bị nghi ngờ và phát hiện thì đa
phần tâm lý của người dân là không muốn đưa ra bằng chứng giúp đỡ các cơ
quan chức năng vì sợ bị trả thù. Bên cạnh đó thái độ bàng quan trước những
sự việc không phải của mình vì sợ phiền hà, rắc rối đã tạo điều kiện cho
nhiều hành vi gian lận không được điều tra làm rõ trước pháp luật.
 Không gian địa lý cũng là nơi phát sinh gian lận bảo hiểm. Đối với những tổn
thất xảy ra ở những nơi hoang vắng, ít người qua lại (đối với bảo hiểm xe cơ
giới, tàu thuyền), khó có thể giữ nguyên hiện trường, sự thay đổi tình tiết
hiện trường có lợi cho người tham gia bảo hiểm là rất dễ xảy ra.
 Do lỗi vô tình hay cố ý của các nhân viên bảo hiểm:họ có thể vô tình ghi sai
ngày tham gia bảo hiểm trên giấy chứng nhận bảo hiểm, thiếu trách nhiệm
khi đã không đánh giá đúng mức độ trầm trọng của rủi ro và cũng có thể
nhân viên bảo hiểm thông đồng với khách hàng để trục lợi bảo hiểm. Họ có
thể đánh giá cao mức độ tổn thất hoặc vạch đường đi nước bước cho khách
hàng lợi dụng các kẽ hở về giấy tờ, về thủ tục giám định, bồi thường để trục
lợi.
 Do sự thông đồng giữa những người tham gia bảo hiểm có hành vi gian lận
với những người có liên quan như y, bác sỹ, những người làm chứng trong
các tai nạn, rủi ro… Ví dụ như mua chuộc bác sỹ để dựng lên bệnh án hoặc
làm giả, kê những đơn thuốc đắt tiền để đòi được số tiền bảo hiểm nhiều
hơn… khá phổ biến trong loại hình bảo hiểm con người.
 Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật
công nghệ ngày càng cao cũng đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 10

đối tượng trục lợi thực hiện các hành vi vi phạm ngày một tinh vi hơn, khó
phát hiện hơn càng gây khó khăn cho công tác ngăn chặn.
Ngoài những nguyên nhân phổ biến nêu trên thì còn nhiều nguyên nhân khác
xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp bảo hiểm cũng góp phần làm gia tăng
tình trạng trục lợi bảo hiểm như:
- Quy trình làm việc của một số doanh nghiệp bảo hiểm chưa thật chặt chẽ và
chưa được tuân thủ một cách cần thiết đã tạo kẽ hở cho các đối tượng có tư
tưởng trục lợi dễ dàng thực hiện các hành vi gian dối.
- Các doanh nghiệp chưa có công cụ hiệu quả để kiểm soát hoạt động.
- Nhiều doanh nghiệp lo chạy theo cạnh tranh, chỉ quan tâm đến việc tăng
doanh thu, tìm kiếm khách hàng nên có phần buông lỏng quản lý, hạ thấp
điều kiện, bỏ qua những nguyên tắc hoạt động nên dễ dàng mắc phải rủi ro.
- Các biện pháp quản lý rủi ro, phòng ngừa trục lợi chưa hữu hiệu; còn phụ
thuộc quá nhiều vào đạo đức của đội ngũ cán bộ, nhân viên bảo hiểm.
4. Hậu quả:
Hành vi trục lợi bảo hiểm không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín của các
doanh nghiệp bảo hiểm, cũng như các chủ thể tham gia khác trong hợp đồng
kinh doanh bảo hiểm.
Theo Hiệp hội các hãng bảo hiểm châu Âu, hàng năm họ bị thiệt hại vì trục
lợi bảo hiểm không dưới 10 tỷ USD , chiếm gần 2,5% số phí bảo hiểm. Tại Việt
Nam, hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ về tính chất và mức độ của trục lợi
bảo hiểm, song có thể nói trục lợi bảo hiểm đã gây ra những tổn thất rất lớn cho
các doanh nghiệp bảo hiểm và cho cả sự ổn định của xã hội.
Có thể kể đến một số hậu quả do trục lợi bảo hiểm gây ra như sau :
a. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:
Hậu quả trước mắt mà có thể tính toán được do hành vi trục lợi bảo hiểm
gây ra là làm giảm lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh bị hạn chế do phải bồi
thường một khoảng tiền lớn mà lẽ ra không thuộc trách nhiệm của mình.
Thậm chí nó còn gây tác động xấu đến uy tín của doanh nghiệp bảo
hiểm Đó là chưa kể đến những vụ trục lợi chưa bị phát hiện mà theo ước

tính là gấp nhiều lần con số trên thực tế. Ở nước ta hiện nay, chưa có công ty
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 11
bảo hiểm nào thống kê được chính xác hàng năm doanh nghiệp mình bị trục
lợi mất bao nhiêu.
b. Đối với khách hàng là những người trung thực:
Họ sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi bởi vì phí bảo hiểm mà họ phải nộp lại
dùng để trả cho những khoản tiền gian lận không được phát hiện ra. Do vậy
doanh nghiệp nào có nhiều vụ gian lận thì sẽ có phí bảo hiểm cao hơn những
doanh nghiệp kiên quyết chống và loại trừ những kẻ trục lợi bảo hiểm.
c. Đối với xã hội:
Gian lận bảo hiểm là một nguy cơ về đạo đức, làm tha hoá, biến chất cán
bộ nhà nước, làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và thiếu sự
công bằng. Điều đó dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, gây rối trật tự an
ninh xã hội.
II. TÌNH HÌNH TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:
1. Thực tế trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam hiên nay:
a. Bảo hiểm xe cơ giới:
 Hình thức trục lợi bảo hiểm phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay là trục lợi
bảo hiểm xe cơ giới. Dưới đây là ba vụ trục lợi bảo hiểm xe cơ giới điển
hình diễn ra trong hai năm trở lại đây.
 Vụ thứ nhất: vào ngày 28/12/2008 chủ xe Accura đã mua bảo hiểm cho
chiếc xe của mình, đến ngày 17/01/2009 chủ nhân chiếc xe này báo tai
nạn xảy ra tại Lâm Đồng và yêu cầu bên bảo hiểm bồi thường cho tài
sản của mình. Toàn bộ thiệt hại của chiếc xe này khoảng 200 triệu
đồng. Tuy nhiên, khi giám định tại garage thì phát hiện chiếc xe này bị
đóng bụi bẩn như đã nằm rất lâu tại garage. Sau khi kiểm tra sổ của
bảo vệ garage thì phát hiện chiếc xe này được kéo về garage ngày
27/12/2008 (trước thời điểm mua bảo hiểm). Như vậy, sau khi xe bị tai
nạn, chủ xe mới gắn biển số xe bị hư hại vào chiếc xe khác cùng loại
còn nguyên vẹn và mua bảo hiểm để được đền bù cho chiếc xe bị thiệt

hại.
 Vụ thứ hai: Khách hàng mua bảo hiểm chiếc xe Huyndai Santafe ngày
11/8/2009, đến ngày 16/08/2009 báo tai nạn. Tổng thiệt hại ước tính lên
đến 150 triệu đồng. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra giám định tai
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 12
nạn, nhân viên bồi thường đã phát hiện sự không trung thực của khách
hàng. Chiếc xe Huyndai Santafe đời 2007 với hình xe nộp cho công ty
bảo hiểm còn khá mới. Nhưng khi yêu cầu bồi thường lại là chiếc
Huyndai Santafe đời 2003. Santafe đời 2003 có một số chi tiết bên
ngoài khác với đời 2007 mà khách hàng đã sơ ý không phát hiện ra mặc
dù đã cố tình lấy biển số xe bị hư hỏng gắn vào xe còn nguyên vẹn để
mua bảo hiểm.
 Vụ thứ ba: vào khoảng 21 giờ ngày 18-12-2008 tại quốc lộ 18 A thuộc
tổ 59 phường Cẩm Thạch, thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh, do trời tối, tầm
nhìn hạn chế nên người lái xe đã để ô tô mang biển kiểm soát 29Z-8337,
va chạm mạnh vào nhà ông Phạm Xuân Lốp bên đường. Hậu quả là xe
ô tô bị hư hỏng nặng, tổn thất lên đến 500 triệu đồng. Tuy nhiên, khi
tiến hành làm thủ tục bảo hiểm, các cán bộ của Bảo Minh đã phát hiện
ra nhiều điều vô lí xung quanh vụ tai nạn này. Chẳng hạn như theo khai
báo của lái xe thì chiếc xe đã đâm vào bức tường gạch, nhưng phần
trước của xe lại không có vết gãy, vỡ , trong khi toàn bộ đèn, giàn nóng,
giàn làm mát, hộp số, kính chắn gió trước… lại hư hỏng rất nặng, phải
thay thế. Theo kết luận giám định do Đại tá Trần Văn Điểm kí ngày 28-
5-2009: “Các dấu vết trên xe ô tô biển số 29Z-8337 không phù hợp va
chạm với bức tường có kích thước 1mét x1mét và cột sắt chống mái
hiên”. Điều đó có nghĩa là phần khai của lái xe không đúng với thực tế.
Đây là những hình thức gian lận khá phổ biến, bằng cách thay đổi tình
tiết vụ tai nạn, hợp lý hóa thời gian và hiệu lực bảo hiểm cũng như gian lận
trong việc mua bảo hiểm cho những tài sản đã xảy ra thiệt hại nhằm yêu cầu
công ty bảo hiểm bồi thường. Với hình thức trục lợi này tuy không phải là

mới và mức độ tinh vi cũng chưa thật sự cao nhưng nếu công ty bảo hiểm
không có một đội ngũ nhân viên giám định am tường về kỹ thuật, không tinh
nhạy, cũng như nếu có hành vi cấu kết giữa bên nhận bảo hiểm với nhân viên
giám định thì khả năng công ty bảo hiểm bị “mất tiền oan” là điều không thể
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 13
tránh khỏi. Do đó với hình thức bảo hiểm xe cơ giới như hiện nay các doanh
nghiệp bảo hiểm cần thiết phải có sự giám định kỹ càng trước khi thực hiện
hợp đồng bảo hiểm cũng như trước khi thực hiện việc bồi thường cho đối
tượng bị thiệt hại. Ngoài ra các đối tượng trục lợi bảo hiểm còn có thể tạo
hiện trường giả, khai tăng số tiền tổn thất, lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần, cố ý
gây tai nạn là những hình thức trục lợi mà các doanh nghiệp bảo hiểm phải
đề cao cảnh giác vì thường xuyên phải đối mặt trong tình hình hiện nay.
 Câu chuyện khách hàng trục lợi bảo hiểm này xảy ra ở CTCP Bảo hiểm
Viễn Đông. Một chiếc xe hơi bị trẻ con ném vỡ kính. Sau khi bắt chủ nhà
phải đền toàn bộ thiệt hại, chủ xe lại yêu cầu công ty bảo hiểm bồi
thường. Sau khi điều tra, DN bảo hiểm đã từ chối bồi thường với lý do
thiệt hại nằm ngoài điều kiện bồi thường trong hợp đồng.
Đây là một dạng trục lợi mà garage ôtô bắt tay khách hàng để đẩy giá
sửa chữa xe lên trời. Và đương nhiên, thiệt hại thuộc về các DN bảo hiểm.
Như vậy cách tốt nhất để các công ty bảo hiểm đối phó với tình trạng này là
thành lập một bộ phận giám định có chuyên môn cao để không bị khách hàng
và các garage ô tô “qua mặt”. Ngoài ra khi kí hợp đồng doanh nghiệp bảo
hiểm cùng với khách hàng cần tìm hiểu và đi đến thỏa thuận các điều khoản
dung hòa được lợi ích của hai bên cũng như đưa ra những điều khoản bảo
hiểm riêng đối với từng hợp đồng (từng chủ thể tham gia bảo hiểm) để đảm
bảo không bị “hớ” khi thanh toán tiền bảo hiểm cho các hợp đồng cụ thể.
 Tình trạng chủ tài sản tháo dỡ các bộ phận tài sản, máy móc, thiết bị có
giá trị, thay vào đó là các bộ phận tài sản, máy móc thiết bị có giá trị kém
hơn. Sau đó, sẽ cố ý phá huỷ tài sản đã mua bảo hiểm.
Theo báo Thanh Niên đã đưa tin, lần đầu tiên, Công an Lâm Đồng đã

phanh phui một vụ trục lợi bảo hiểm hết sức tinh vi như vậy.
Rạng sáng 19/6, trên đỉnh đèo Chuối, ôtô khách trên đường từ Đà Lạt đi
Kon Tum bị bốc cháy. Tại hiện trường, chiếc Ford Transit (đời 2000) màu
trắng bị cháy đen, đầu xe hơi lao xuống mương bên phải. Theo lời khai tài xế
Nguyễn Quang Mạnh, xe chở hoa tươi từ Đà Lạt lên Kon Tum tiêu thụ.
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 14
Khoảng 3h, lên gần đỉnh thì "ngửi thấy mùi khét nên dừng xe" và gọi phụ xe
là Phạm Đỗ Nguyên Khang dậy kiểm tra thì bỗng nhiên xe bùng cháy. Chủ
xe ông Phạm Đại Việt đã làm thủ tục để chờ cơ quan bảo hiểm giải quyết bồi
thường phương tiện gặp rủi ro.
Ngày 20/6, cơ quan chức năng nhận được cuộc điện thoại vô danh với
nội dung: "Chiếc xe bị cháy trên đèo Chuối là do lái xe tự đốt".
Ngày 22/6, trung tá Phan Trí Đức (Trưởng phòng kỹ thuật hình sự Công
an Lâm Đồng) và ông Nguyễn Đình Long (Trưởng Công an huyện Đam
Rông) trực tiếp chứng kiến việc tái khám nghiệm lại toàn bộ ôtô bị cháy và
đã đưa ra nhận định nguyên nhân cháy xe do bị đốt, vì "chẳng ai lại nằm để
lái xe". Với những chứng cứ rành rành: phương tiện đang chạy tại sao cần
treo lòng thòng sát đất lại không bị trầy xước? Dừng xe trên đèo lại còn để
số và không kéo phanh tay? Xe chạy đường xa, đèo dốc sao lại sử dụng vỏ xe
bị mòn hoàn toàn?
Chủ phương tiện đã chỉ đạo nhân viên thực hiện đốt xe theo kế hoạch đã
bàn tính từ trước, khi xe lên gần hết đèo sẽ đổ xăng vào thùng xe và châm
lửa đốt. Thế nhưng cả hai phải nằm chờ, chọn thời điểm không có ai qua lại
mới dám đốt xe.
Qua điều tra cũng xác định, xe được mua bảo hiểm tại Bảo Việt Kon
Tum ngày 24/3 với mức trách nhiệm bồi thường là 400 triệu đồng. Giá trị
thực của phương tiện trước khi bị cháy là 170-180 triệu đồng.
Có thể thấy bằng việc lên kế hoạch hết sức tinh vi, chọn điều kiện gây án
hết sức lý tưởng các đối tượng trục lợi nếu không bị phát hiện đã có thể bỏ
túi hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng tiền phi nghĩa bằng cách móc túi các

doanh nghiệp bảo hiểm mà qua đó là gián tiếp móc túi những khách hàng
chân chính tham gia bảo hiểm tài sản. Như vụ án trên đây, nếu không có việc
tái khám nghiệm hiện trường thì khả năng chủ xe đã thực hiện trót lọt việc
trục lợi là trong tầm tay.
Tóm lại, có thể thấy được ý nghĩa hết sức quan trọng của việc điều tra
phá án của các cơ quan công an. Chỉ có sự hợp tác chặt chẽ giữa công ty bảo
hiểm với các cơ quan điều tra thì việc tìm ra manh mối của những vụ trục lợi
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 15
mới trở thành hiện thực. Một khi mà công ty bảo hiểm còn phải ra sức tìm
kiếm thị trường, giành giật khách hàng và việc đánh giá thái độ hợp tác của
khách hàng còn có giới hạn thì cách duy nhất để “phòng” trục lợi bảo hiểm là
“chống” lại trục lợi bảo hiểm bằng cách điều tra đến cùng để phanh phui
những hành vi trục lợi, nhằm tạo ra tác động răn đe đối với các đối tượng có
ý đồ trục lợi bảo hiểm.
b. Bảo hiểm y tế:
Hình thức trục lợi trong bảo hiểm y tế (BHYT). Hiện nay vi phạm pháp luật
về lĩnh vực BHYT chưa có chế tài xử lý nên rất khó cho ngành bảo hiểm, đây
cũng là điều kiện thuận lợi để các cá nhân thực hiên hành vi trục lợi bảo hiểm
của mình.
 Một vụ việc điển hình là vụ việc bệnh nhân Q, Phó Giám đốc một bệnh
viện được xác định mắc chứng bệnh viêm khớp phản ứng, quá trình
điều trị được BHYT thanh toán số tiền 1.601.561đ. Tuy nhiên, thời gian
thể hiện trong hồ sơ nằm viện, ông không hề ốm đau đến mức phải vào
nằm viện như hồ sơ bệnh án, bởi ông vẫn đến làm việc bình thường.
 Hay một vụ án lớn ở Bệnh viện Chợ Rẫy với 12 bị can đã được CQĐT
khởi tố và đang tiếp tục điều tra mở rộng. Theo tài liệu điều tra của Cục
C37, từ tháng 1 đến tháng 4/2009, bác sĩ Lưu Tố Lan ở Bệnh viện Chợ
Rẫy đã kê hơn 1.040 đơn thuốc cho bệnh nhân có BHYT, tổng số tiền kê
đơn thuốc có giá tương ứng hơn 3,536 tỷ đồng, trong đó, phần thanh
toán của Nhà nước hơn 3,358 tỷ, còn lại hơn 142 triệu thì các bệnh

nhân đóng góp. Trong số 1.040 đơn thuốc trên có 916 đơn thuốc là
không đúng quy trình với tổng số tiền hơn 3,277 tỷ đồng.
Hình thức lạm dụng BHYT chủ yếu hiện nay là trục lợi theo giá thuốc.
Mặc dù là một chính sách nhân đạo để tạo điều kiện cho mọi người dân được
chăm sóc sức khỏe, nhưng từ lâu, BHYT đã bị nhiều cơ sở khám chữa bệnh
lợi dụng để trục lợi, trong khi những người có bảo hiểm thì được chi trả hết
sức khó khăn. Ngoài ra các đối tượng còn có thể trục lợi BHYT thông qua
nghiệp vụ cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cao. Một đặc thù của ngành Y đó là
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 16
dịch vụ được cung cấp không phải theo nhu cầu của người bệnh mà theo ý
chí của bác sỹ điều trị và quan điểm điều trị. Chính vì thế nên ranh giới giữa
dịch vụ y tế cần thiết và không cần thiết là tương đối mịt mù. Điều này làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của các công ty bảo hiểm và từ đó
thông qua phí bảo hiểm lại ảnh hưởng trực tiếp đến người dân tham gia bảo
hiểm y tế tự nguyện khi các doanh nghiệp cung cấp BHYT buộc phải tăng
giá dịch vụ bảo hiểm qua các năm. Tuy nhiên để hạn chế cũng như đi đến
giải quyết triệt để nạn trục lợi bảo hiểm y tế là cực kỳ khó khăn do những đặc
trưng ngành như đã nói ở trên. Mà cách tốt nhất để giải quyết là từ cái gốc
của vấn đề tức là nâng cao ý thức của người tham gia bảo hiểm cũng như y
đức của đội ngũ y bác sĩ, công nhân viên trong các bệnh viện có tham gia
cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế.
c. Bảo hiểm hỏa hoạn:
Trong điều kiện nền kinh tế vừa ra khỏi khủng hoảng như hiện nay, các máy
móc thiết bị cũ không còn nhiều giá trị, thì một thực trạng đáng báo động là
không ít doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện hành vi "phóng hỏa" để nhận tiền
bảo hiểm. Bằng cách tạo ra những đám cháy trong điều kiện “khó tiếp cận”
nghĩa là khi trời tối, các cơ sở sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp trong
các khu công nghiệp khá biệt lập, không có sự chứng kiến của nhiều người
và các cơ quan liên quan không thể xâm nhập ngay lập tức để kiểm tra. Thì
việc điều tra ra chứng cứ của hành vi trục lợi đối với các cơ quan chuyên

trách thường gặp vô số khó khăn và chuyện doanh nghiệp bảo hiểm tự điều
tra hành vi trục lợi là điều không thể. Dẫn đến tình trạng các công ty bảo
hiểm dù có những hoài nghi về hành vi trục lợi nhưng không tìm được chứng
cứ nên đành phải “ngậm bồ hòn” bồi thường cho các doanh nghiệp bị hỏa
hoạn.
Có thể thấy được nguy cơ trục lợi rất lớn trong các hợp đồng bảo hiểm
hỏa hoạn tại các doanh nghiệp đang gặp khó khăn có ý định trục lợi. Một bài
học cho các công ty bảo hiểm là phải có quy trình xem xét kỹ lưỡng các địa
điểm được yêu cầu bảo hiểm hỏa hoạn, chú ý trong việc định giá các tài sản
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 17
được bảo hiểm hỏa hoạn để định một mức phí bảo hiểm hợp lý hoặc từ chối
bảo hiểm đối với các tài sản đã lỗi thời, xuống giá mạnh trong thị trường và
các nguy cơ trục lợi cao.
d. Bảo hiểm nhân thọ:
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, dạng gian lận phổ biến nhất là
khách hàng cố tình khai báo không trung thực các thông tin liên quan tới tình
trạng sức khỏe của bản thân, khách hàng biết mình có bệnh và khó có thể qua
khỏi nên mới đi mua bảo hiểm, nhưng không khai báo trong hồ sơ hợp đồng
(trong một số trường hợp bệnh nan y không xét nghiệm kỹ thì khó có thể
nhận biết). Thậm chí, có một số đại lý còn vào thẳng bệnh viện bán sản phẩm
cho khách hàng và tất nhiên trong những trường hợp này, đại lý và khách
hàng đã cùng bắt tay với nhau trục lợi.
Điển hình là vụ: Bà M. mua một hợp đồng BHNT của Cty D. với số tiền
bảo hiểm 40 triệu. Dựa trên hồ sơ sức khỏe tự khai, bà M. hoàn toàn đủ tiêu
chuẩn và Cty bảo hiểm đồng ý bảo hiểm nhân thọ cho bà M. Sau khi phát
hành giấy chứng nhận bảo hiểm cho bà được 23 ngày, Cty BHNT nhận được
yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm vì bà M. đã “đột tử”. Gia đình bà M.
gửi cho Cty bảo hiểm một giấy chứng tử của bà M. với nguyên nhân là “đột
tử”, một bản tường trình về tình huống tử vong, chứng minh bà M. trước khi
qua đời hoàn toàn “khỏe mạnh”, không có bệnh tật gì (có xác nhận của

công an thị trấn nơi bà M. cư trú). Sau 8 tháng liên tục điều tra, Cty bảo
hiểm phát hiện bà M. nhập viện điều trị bệnh u não 3 lần với một tên khác
(là tên người chị bà M. mà người này hiện vẫn sống khỏe mạnh tại một địa
phương khác).
Hoặc một thủ đoạn khác là người đã qua đời nhưng chưa khai tử, thân
nhân liền lập hồ sơ mua bảo hiểm cho người quá cố. Sau khi hợp đồng bảo
hiểm có hiệu lực, gia đình mới tiến hành khai tử cho người quá cố, thay đổi
ngày qua đời sao cho khớp đúng vào thời gian hợp đồng có hiệu lực, nộp các
giấy tờ liên quan, làm thủ tục yêu cầu công ty bảo hiểm đền tiền. Thậm chí
có xảy ra những trường hợp “khổ nhục kế” mà nhiều người cho là cố tình
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 18
hủy hoại cơ thể sau khi mua bảo hiểm với số tiền lớn như trường hợp “tai
nạn giao thông” của ông Vũ Quang Uông tại Hải Dương gây xôn xao dư
luận, đã được báo chí nhiều lần lên tiếng đề nghị các cơ quan chức năng sớm
đưa ra ánh sáng vụ việc có nghi vấn trục lợi BHNT. Mà theo Tổng giám đốc
Prudential Việt Nam Huỳnh Thanh Phong (phía bị đơn) cho biết: “Việc
chuyển tiền thể hiện sự tuân thủ theo pháp luật, và hoàn toàn không có nghĩa
là Prudential chấp nhận chi trả tiền bảo hiểm tai nạn cho khách hàng Vũ
Quang Uông”.
Trên đây là những hình thức trục lợi hiểm mà việc hạn chế phải trong chờ vào
ý thức của người tham gia, ý thức của các nhân viên bán bảo hiểm cũng như
đại lý bảo hiểm. Tuy nhiên nếu các công ty bảo hiểm nhân thọ chấp nhận đầu
tư để phối hợp với các bệnh viện lớn có uy tín thực hiện thăm khám bệnh tổng
quát cho các khách hàng một cách nghiêm túc, với kỹ thuật hiện đại để phát
hiện bệnh và đi đến thực hiện hợp đồng đúng tình trạng sức khỏe của khách
hàng cũng là một cách mà công ty bảo hiểm chống lại các hành vi trục lợi bảo
hiểm nhân thọ.
e. Bảo hiểm xã hội:
Các hành vi trục lợi bảo hiểm xã hội như: hành vi giả mạo hồ sơ, giấy tờ;
không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật và việc lạm

dụng tín nhiệm, chiếm đoạt trái phép tài sản của người tham gia BHXH hay
của tổ chức BHXH. Những gian lận xảy ra trong quá trình thực hiện chính
sách BHXH có thể được thực hiện bởi người tham gia BHXH (người lao
động hoặc người sử dụng lao động), người thụ hưởng BHXH (người lao
động) hoặc cán bộ BHXH.
 Đối với người lao động:
- Cấu kết với người sử dụng lao động, đưa tên vào danh sách đóng BHXH
để hưởng chế độ thai sản, sau đó không tiếp tục tham gia BHXH. Theo
qui định tại Luật BHXH thì lao động nữ phải có thời gian đóng BHXH
trước khi nghỉ thai sản ít nhất là 6 tháng thì mới được hưởng. Tuy nhiên,
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 19
với qui định này, người tham gia vẫn được lợi, và càng lợi hơn nếu họ
đóng BHXH theo mức tiền lương cao.
- Làm giả hồ sơ, giấy tờ để hưởng BHXH. Người lao động làm giả hoặc
xin khống giấy tờ như giấy ốm, giấy chứng sinh, điều kiện lao động
nặng nhọc, độc hại… để hưởng các chế độ ngắn hạn. Đặc biệt, gian lận
này xảy ra nhiều ở chế độ hưu trí, do việc bảo quản hồ sơ cá nhân thời
gian trước đây không tốt nên nhiều người đã khai tăng tuổi, khai tăng
thời gian công tác để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hoặc được
hưởng ở mức cao hơn. Nhiều người đã xin giấy chứng nhận suy giảm
khả năng lao động để được nghỉ hưu sớm…
- Khai báo rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm không trung thực. Hành vi này
thường xảy ra ở chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ tử
tuất. Người lao động lợi dụng hoàn cảnh hoặc hiện trường tai nạn, khai
báo không trung thực để được xác nhận là bị tai nạn lao động. Còn đối
với chế độ tử tuất, nhiều trường hợp người hưởng chế độ hưu trí hàng
tháng đã chết nhưng người nhà không khai báo, dẫn đến việc người chết
vẫn được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng.
 Đối với người sử dụng lao động:
- Thu tiền đóng BHXH của người lao động nhưng không đóng cho cơ

quan BHXH. Nói cách khác, người sử dụng lao động đã chiếm đoạt tiền
đóng BHXH của người lao động để sử dụng vào các mục đích khác
nhau của mình.
- Khai giảm số lao động đang sử dụng hoặc ký hợp đồng lao động với
mức tiền lương thấp để trốn đóng BHXH cho người lao động.
- Cấu kết với người lao động làm giả hồ sơ để hưởng các chế độ BHXH
ngắn hạn.
2. PJICO - một vu án nổi cộm về trục lợi bảo hiểm:
Công ty bảo hiểm Petrolimex (PJICO) thành lập ngày 15/6/1995 là công ty
cổ phần bảo hiểm đầu tiên ra đời tại Việt Nam. Một vụ việc điển hình về trục
lợi bảo hiểm đã được phát hiện tại công ty này. Sự việc như sau:
Ngày 1/11/2002, Công ty Việt Thái Phong thuê tàu HanjinHanjin chở hàng
thủy hải sản từ cảng Sài Gòn đi Hamburg (Đức). Ngày 11/11/2002, tàu bị cháy
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 20
tại Sri Lanka. Khoảng 6 giờ sau khi xảy ra sự cố, giám đốc công ty, bà Phan
Hồng Thu, chỉ đạo Trần Văn Trí (Cty Sông Tiền) đi mua bảo hiểm tại Chi
nhánh Pjico ở Tp.HCM. Tổng giá trị tiền mua bảo hiểm 2 lô hàng là 110% trị
giá hàng, tương đương 224.928 USD Nguyễn Thị Bích Hợp là người tiếp
nhận hồ sơ của Trí. Ngày 14/11/2002, Chi nhánh Công ty PJICO Sài Gòn biết
tàu chở hàng Hanjin bị cháy nên đã cho kiểm tra hồ sơ .Ngày 26/11/2002, bà
Phan Hồng Thu ký công văn yêu cầu Pjico trả tiền bảo hiểm cho lô hàng bị tổn
thất. Tuy nhiên, Chi nhánh này đã phát hiện ra việc ngày bà Thu mua bảo hiểm
trùng lặp với ngày tầu Hanjin bị cháy là 11/11/2002. Vì lý do này, Chi nhánh
PJICO đã từ chối thực hiện bồi hoàn mà chuyển hồ sơ cho Công an TPHCM để
xác minh xem bà Thu có gian dối trong việc mua bảo hiểm hay không.
Bà Thu đã trình thông báo của hãng tàu về việc tàu cháy và bà nhận được
thông báo này vào ngày 18/11/2002, tức là 7 ngày sau khi tàu đã cháy. Vì thế
cơ quan Công an chưa có tài liệu cho thấy bà Thu có hành vi gian dối trong
việc mua bảo hiểm và PJICO buộc phải thanh toán bảo hiểm cho bà Thu. Về
phía PIJICO, dù nghi ngờ Việt Thái Phong có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm

nhưng gần 2 năm sau công ty này vẫn không tìm được bằng cớ chứng minh
cho việc này.
Đến tháng 3/2005, công ty thấy bà Thu dễ bị lung lạc, kiến thức pháp luật
hạn chế lại đang rất cần tiền, thiếu thời gian nên PJICO đã chủ động yêu cầu bà
Thu đến làm việc trực tiếp với Trần Nghĩa Vinh, Tổng giám đốc Công ty cổ
phần bảo hiểm PJICO, và Phó tổng Giám đốc PJICO, Hồ Mạnh Quân. Kết quả
cuối cùng là bà Thu được nhận quyền lợi bảo hiểm 3,8 tỷ đồng, nhưng phải "lại
quả" cho ông Vinh và Quân 1,9 tỷ đồng và phải thanh toán trước. Ngày 3/3, bà
Thu đã đem 300 triệu đồng tiền mặt "đặt cọc" cho Quân tại phòng làm việc.
Hôm sau, PJICO ký trả 1,9 tỷ đồng cho bà Thu. Nhận được số tiền này, bà Thu
trích ra 1,6 tỷ đồng để đưa cho Quân. Đến ngày 8/3 thì PJICO mới trả nốt cho
bà Thu 1,9 tỷ đồng. Theo một số nguồn tin, khi nhận đủ số tiền 1,9 tỷ đồng hối
lộ của Công ty Việt Thái Phong, Trần Nghĩa Vinh và Hồ Mạnh Quân chủ động
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 21
chia cho các đối tượng có liên quan đến việc phê duyệt bồi thường, trong đó
Vinh 1,1 tỷ đồng, Quân 600 triệu và 4 trưởng phó phòng ban khác mỗi người
50 triệu đồng.
Đầu tháng 4, trinh sát Phòng 2, Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh
tế và chức vụ, Bộ Công an đã phát hiện hành vi của Vinh và Quân ép buộc bà
Thu hối lộ.
Liên quan đến vụ gian lận bảo hiểm ở Cty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex
(PJICO) còn có bị cáo Nguyễn Thị Bích Hợp (SN 1969, trú tại quận Bình
Thạnh, TPHCM), nhân viên Phòng Bảo hiểm hàng hoá Chi nhánh PJICO Sài
Gòn bị khởi tố về tội “Cố ý làm trái”, Ngô Hồng Khoa và Vũ Dương Quý
(nguyên Trưởng và Phó Phòng Giám định bồi thường PJICO) về tội “Thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Hai bị can Trần Nghĩa Vinh và Hồ
Mạnh Quân khai đã chia cho các ông này mỗi người 50 triệu đồng, song chỉ có
Ngô Hồng Khoa nộp lại tiền cho cơ quan điều tra, còn Vũ Dương Quý nhất
quyết không thừa nhận đã được hưởng lợi.
Trong phiên xử ngày 11/4 còn xuất hiện thêm chứng cứ mới về việc PJICO

mua tái bảo hiểm lô hàng tại một công ty ở Singapore. Tức là trong vụ việc
này, Pjico chỉ giữ vai trò trung gian chuyển số tiền bồi thường tới Cty Việt
Thái Phong.
Đây quả là vụ án “dài hơi”, nhiều tình tiết và phiên tòa trải qua nhiều lần
“đứt gánh” để điều tra thêm. Mãi đến 23/1/2008, TAND TP Hà Nội đã tuyên
án cho các bị cáo. HĐXX khẳng định: đủ chứng cứ để chứng minh Phan Hồng
Thu (giám đốc Công ty Việt Thái Phong là chủ mưu vụ trục lợi bảo hiểm, tòa
tuyên phạt 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuyên phạt nguyên
tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm Pjico Trần Nghĩa Vinh cùng phó tổng giám
đốc Hồ Mạnh Quân mỗi người 5 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn, 3
cán bộ của Pjico có liên quan trong vụ án là Nguyễn Thị Bích Hợp (Phòng bảo
hiểm hàng hải chi nhánh Pjico tại TP HCM), Ngô Hồng Khoa (trưởng phòng
giám định bồi thường), Vũ Dương Quý (phó phòng) đều bị tuyên mức án 24-36
tháng tù treo cho tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 22
Đây thật sự là một vụ trục lơi bảo hiểm nổi cộm, lớn về quy mô, tinh vi về
hình thức, có sư cấu kết từ nhiều đối tượng, trong đó có cả những nhà quản tri
cấp cao. Để xảy ra sự việc này, đầu tiên phải nói đến thái độ làm ăn tắc trách
của các nhân viên: Nguyễn Thị Bích Hợp, Vũ Dương Quý và Ngô Hồng Khoa.
Bà Hợp - người trực tiếp bán bảo hiểm cho lô hàng, đã lập chứng từ thu phí
bảo hiểm của Công ty Việt Thái Phong sai quy định. Với sự giúp đỡ về hồ sơ
của Nguyễn Thị Bích Hợp, Phạm Hồng Thu đã làm việc với ông Vinh và ông
Quân. Vũ Dương Quý và Ngô Hồng Khoa cùng có trách nhiệm nghiên cứu hồ
sơ và đề xuất các biện pháp giải quyết bồi thường. Mặc dù hồ sơ bồi thường
không đủ căn cứ để chi trả bảo hiểm nhưng Khoa đã không kiểm tra để phát
hiện, mà còn đề nghị lãnh đạo duyệt phương án trả tiền bồi thường cho công ty
Việt Thái Phong Rõ ràng những cá nhân này cũng có trục lợi. Về phía bà Thu
là người chủ trương mua bảo hiểm khi đã biết tin tàu cháy, trong quá trình kiện
đòi bảo hiểm, bà không cung cấp nội dung này cho Pjico mà còn tạo dựng các
tài liệu giả, không có giá trị để chứng minh tư cách thụ hưởng bảo hiểm của

Công ty Việt Thái Phong. Còn 2 vị Tổng và Phó tổng của PIJICO đã lợi dụng
chức vụ và quyền hạn của mình cấu kết với bà Thu để kiếm lợi cho bản thân.
Theo Phó tổng giám đốc Tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia (VinaRe)
Phạm Công Tứ cho rằng vụ tiêu cực tại PJICO ít nhiều ảnh hưởng đến thương
hiệu và thị trường của doanh nghiệp nói riêng và ngành bảo hiểm VN nói
chung vì tính toàn cầu của hoạt động bảo hiểm rất lớn. Tuy nhiên, ảnh hưởng
nghiêm trọng khó có thể xảy ra vì hợp đồng bảo hiểm là giao kèo giữa pháp
nhân với pháp nhân. Quyền lợi khách hàng luôn luôn được đảm bảo. Mặt khác,
về tài chính thì không lớn lắm vì quỹ dự phòng nghiệp vụ của PJICO có tới vài
trăm tỷ đồng. Thông thường, khách hàng chỉ hủy ngang hợp đồng nếu có sự
việc nào đó ảnh hưởng trực tiếp đến họ hoặc tình hình tài chính của công ty
bảo hiểm ở mức báo động. Hành vi của 2 cá nhân đã bị bắt có dấu hiệu như
trục lợi bảo hiểm (thường gặp khá nhiều).
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 23
Điều đáng nói ở đây là tuy PJICO là doanh nghiệp cổ phần nhưng thực chất
đây là một doanh nghiệp nhà nước, vì các cổ đông lớn đều là doanh nghiệp nhà
nước, trong đó Petrolimex đóng góp tới 51% cổ phần. Trước mắt chưa thể nói
thiệt hại bao nhiêu, nhưng về sâu xa là tiền của nhà nước.
Tóm lại, từ thực tế của vụ án PJICO đã để lại cho chúng ta nhiều điều đáng
suy ngẫm về ngành bảo hiểm nói chung và công tác quản trị bảo hiểm nói
riêng.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT:
Nhìn lại thực trạng thị trường bảo hiểm VN, chúng ta nhận thấy tính chất
quan trọng của việc đưa ra những giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn cũng như
xử lý nghiêm các hành vi trục lợi bảo hiểm. Thông qua quá trình nghiên cứu về
vấn đề này, nhóm thuyết trình chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:
1. Về phía các nhà làm luật, cơ quan chức năng:
Trước hết cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt
động kinh doanh bảo hiểm. Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp
pháp của người tham gia bảo hiểm, mua bảo hiểm, cần có chế tài nghiêm khắc,

đủ mạnh có giá trị răn đe, ngăn chặn, thậm chí xử lý hình sự đối với hành vi
trục lợi bảo hiểm gây hậu quả lớn về tài sản, đạo đức, nhân cách, làm giảm sút
lòng tin đối với cán bộ, công chức, tổ chức, cơ quan nhà nước.
Cần phải có cơ chế bảo vệ, động viên nhân chứng hợp tác, giúp đỡ công
việc điều tra, xác minh liên quan đến bảo hiểm, bồi thường.
Các cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, giám sát toàn diện các
mặt hoạt động và tình hình tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm, duy trì
cạnh tranh lành mạnh trên thị trường vì quyền lợi của người tham gia bảo hiểm
và vì sự phát triển bền vững của thị trường; khuyến khích các doanh nghiệp xây
dựng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp an toàn, thận trọng và hiệu quả; áp
dụng nghiêm các chế tài hành chính, hình sự để răn đe, xử lý những phương
thức, thủ đoạn và mức độ vi phạm khác nhau
2. Về phía doanh nghiệp bảo hiểm
- Doanh nghiệp bảo hiểm phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các
điều kiện, quy tăc chặt chẽ trong hợp đồng bảo hiểm cũng như ban hành,
thiết kế quy trình làm việc chặt chẽ hơn, thiết lập hệ thống kiểm tra, giám
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 24
sát nhanh nhạy, hiệu quả, bảo đảm trong mọi tình huống, điều kiện, đều
thực hiện nghiêm túc quy trình tránh để các kẽ hở cho kẻ xấu thực hiện
hành vi trục lợi.
- Cần tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm đáp ứng các yêu cầu
rõ ràng, công khai, minh bạch, hiệu quả; thường xuyên rà soát và tổ chức
thực hiện nghiêm các quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là quy trình khai thác và
thẩm định bảo hiểm, quản lý tiền mặt, chi trả quyền lợi bảo hiểm để phát
hiện và khắc phục kịp thời những kẽ hở áp dụng ngay trong hệ thống doanh
nghiệp; từng bước chuyên môn hóa công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm
thông qua việc lập những bộ phận chuyên trách việc điều tra, xử lý những
vụ việc có dấu hiệu hay nghi vấn trục lợi bảo hiểm
- Cập nhật thông tin kịp thời, rộng rãi các vụ việc trục lợi được phát hiện để
trao đổi, rút kinh nghiệm, đưa vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp

vụ nội bộ, nâng cao năng lực phòng ngừa.
- Thường xuyên mở các lớp học nâng cao lòng yêu nghề, tính tự trọng, tinh
thần trách nhiệm đối với công việc cũng như việc nâng cao, giư gìn đạo đức
nghề nghiệpcủa đội ngũ cán bộ, nhân viên, đặc biệt cấp lãnh đạo là những
người tiên phong.
- Một yếu tố không kém phần quan trong là tăng cường trao đổi thông tin
giữa các DN BH với nhau tránh vì việc giành giật thị phần mà làm ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm, nới lỏng các điều kiện trong hợp đồng mà
tạo ra những kẻ hở cho các hành vi trục lợi bảo hiểm phát triển. Cần duy trì
chặt chẽ mối quan hệ với khách hàng, làm tốt công tác tuyên truyền để
người dân và các tổ chức không tham gia TLBH.
- Xây dựng quan hệ tốt với cơ quan chức năng có liên quan như: giám định,
điều tra, khoa học chuyên ngành, hợp tác hiệu quả trong giải quyết vụ việc
bảo hiểm, bồi thường có yếu tố gian lận, tính phức tạp, không rõ ràng. đẩy
mạnh công tác truyền thông, tạo dư luận ủng hộ việc đấu tranh với những
hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm.
Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề trục lợi bảo hiểm? Trang 25
KẾT LUẬN
Bảo hiểm đang dần trở thành một bộ phận tất yếu trong đời sống cũng như hoạt
động kinh tế hiện nay. Đây vừa là công cụ phòng ngừa rủi ro, vừa là nguồn tài chính quan
trọng bù đắp cho sự tổn thất mà chúng ta cần phải phát huy. Bên cạnh mặt tích cực,
những người tham gia vào thị trường bảo hiểm đã phần nào làm méo mó đi những lợi ích
do chính bảo hiểm mang lại. Thông qua những hành vi trục lợi, những đối tượng này đã
tạo điều kiện cho bảo hiểm trở thành một công cụ kiếm lời dễ dàng, làm sai lệch mục
đích, bản chất của bảo hiểm. Điều đó làm cho những người đã, đang và sẽ tham gia bảo
hiểm có thể e dè, hoang mang về tính trung thực, công bằng, từ đó có thể ảnh hưởng đến
lợi ích của họ khi tham gia thị trường này. Qua hiện trạng trục lợi bảo hiểm ở VN, chúng
ta có thể nhận thấy được mức độ nghiêm trọng của những hành vi này. Để bảo hiểm phát
triển ở một thị trường tiềm năng như nước ta, bước đầu cần ngăn chặn và loại bỏ dần trục
lợi bảo hiểm để mọi người có niềm tin vào sự trong sạch của thị trường bảo hiểm, từ đó

họ sẽ tự giác tham gia mà không cần phải có một sự vận động nào.

×