Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

cho 1 ví dụ về vi phạm pháp luật và phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.62 KB, 7 trang )

Cho 1 ví dụ về vi phạm pháp luật và phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật đó.
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thời gian vừa qua, vụ án “xác chết không đầu” đã khiến dư luận hoang
mang. Đó là một hành vi vi phạm pháp luật pháp luật nghiêm trọng, là một hiện
tượng nguy hiểm tác động tiêu cực đến xã hội. Vụ án đã khép lại với cái án tử hình
cho phạm nhân, nhưng ta lật lại vụ án và xét cấu thành của vi phạm pháp luật để
hiểu rõ hơn vì sao cơ quan chức năng lại kết tội phạm nhân như vậy. Bởi chính cấu
thành của vi phạm pháp luật là căn cứ để quy định trách nhiệm pháp lí cho phạm
nhân.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Tóm tắt vụ án:
Nguyễn Đức Nghĩa (sn 1984, ở Kiến An, Hải Phòng) và nạn nhân Ngô
Phương Linh (sn 1984, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đều là sinh viên trường đại học
Ngoại Thương và yêu nhau từ năm 2005, đến cuối năm 2006 thì chia tay. Sau đó
Nghĩa có người yêu mới là Hoàng Thị Yến. Nhân dịp nghỉ lễ 30/4/2010, Yến gửi
nhà nhờ Nghĩa trông hộ để cô về quê. Ngày 3/5 Nghĩa điện thoại cho Linh đến nhà
Yến để “tâm sự”, ngay tiếp ngày hôm sau,tức là ngày 4/5 Linh cũng đến chỗ Nghĩa,
tại đây hắn ra tay sát hại nạn nhân, sau đó dùng dao cắt bỏ đầu và 10 đầu ngón tay
cho vào túi nilon vứt tại 1 khúc sông Cấm ở Quảng Ninh, phần thân còn lại được
Nghĩa mang lên tầng thượng giấu vào phòng xử lí rác của khu chung cư.
1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật:
1.1. Hành vi trái pháp luật:
Trong quá trình giết người Nguyễn Đức Nghĩa đã trực tiếp thực hiện hành vi
trái pháp luật. Ngày 4/5, Linh đến căn hộ 1101 chung cư nơi Nghĩa đang sống, sau
khi có quan hệ với nhau, Linh ngồi đánh điện tử, bất ngờ Nghĩa dùng dao thái dài
khoảng 20cm đâm 2 nhát vào sau lưng nạn nhân, làm nạn nhân chết ngay tại chỗ.
Đây là hành vi xâm hại đến tính mạng của con người, là hành vi bị pháp luật tuyệt
đối ngăn cấm.
Hành vi trái pháp luật này còn thể hiện ở chỗ phạm nhân đã cố tình bịt đầu
mối, bằng chứng là nạn nhân đã bị chặt đầu, chặt 10 đầu ngón tay và bị phi tang tại
Nguyễn Thị Kim Cúc - 351823 Page 1


Cho 1 ví dụ về vi phạm pháp luật và phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật đó.
khúc sông Cấm tại Quảng Ninh, phần thân thể còn lại của nạn nhân bọc trong một
chiếc chăn và đặt ở chỗ thu gom rác của chung cư, đó là một thủ đoạn hết sức man
rợ. Không những thế khi mang xe máy của nạn nhân đi cầm, Nghĩa còn bọc lại màu
đen và thay biển số xe giả,tất cả các hành động này nhằm gây khó khăn cho công
tác điều tra của cơ quan chức năng. Sau khi trở về căn hộ của Yến hung thủ đã
dùng sơn quét lên tường để che vết máu, lau dọn nhà cửa, hắn dung mực để che
giấu vết máu bắn lên ga giường. Khi biết cái xác đã bị phát hiện, không những
không tự thú mà tên sát nhân còn bỏ trốn lên Thái Nguyên, ở nhờ nhà anh họ.
Không thể không kể đến một tình tiết của vụ án đó là sau khi giết nạn nhân,
Nghĩa đã mang toàn bộ tài sản của cô tới hiệu cầm đồ trên đường Láng. Đây có thể
coi là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, 2 quyền cơ bản nhất trong những
quyền cơ bản của con người là được pháp luật bảo vệ về tính mạng và tài sản, thì
Nghĩa đã vi phạm cả hai.
Có thể thấy rằng, phạm nhân cùng một lúc đã phạm nhiều tội, vừa giết
người, vừa cướp của, lại không tự giác khai báo những hành vi của mình. Hành vi
của Nghĩa là trái với laị với luân thường đạo lí, đặc biệt đó là hành vi trái pháp
luật nghiêm trọng, đây là hành vi bị pháp luật cấm.
1.2. Hậu quả của vi phạm pháp luật:
Hành động giết người của Nghĩa trực tiếp gây nên cái chết thương tâm cho
Linh.Cướp đi sinh mạng của một cô gái trẻ cùng một tương lai tươi sáng ở phía
trước và gây một nỗi đau lớn cho gia đình. Không chỉ gia đình nạn nhân mà còn gia
đình của thủ phạm nữa, nay mai những con người với trình độ học vấn như vậy sẽ
là những trụ cột trong gia đình, thế nhưng Nghĩa đã đang tâm, phá hoại 2 tương lai,
2 hi vọng. Bi kịch của gia đình Nghĩa chính là cái giá mà chủ nhân của hành động
băng hoại nhân cách phải gánh chịu. Vụ án “cái xác không đầu” đã và đang gây
hoang mang cho toàn xã hội, một đất nước có truyền thống nhân đạo sâu sắc, ngày
nay đang bị đe dọa bởi những con người vô lương tâm, những sát nhân máu lạnh…
Nỗi đau lớn của toàn xã hội không thể cân đo đong đếm bằng vật chất, nó lớn hơn
nhiều so với vật chất đã mất, đó là mất lòng tin giữa người với người, giữa những

con người cùng chung cội nguồn. Những thiệt hại cho xã hội là cơ sở quan trọng
cho việc đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật.
Nguyễn Thị Kim Cúc - 351823 Page 2
Cho 1 ví dụ về vi phạm pháp luật và phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật đó.
1.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả:
Giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại mà nó gây ra có mối quan hệ nhân
quả với nhau. Điều này thể hiện ở chỗ, sau khi Nghĩa giết nạn nhân, nạn nhân mới
tử vong có nghĩa là hành vi trái pháp luật xảy ra trước sự thiệt hại. Hành động dùng
dao đâm người luôn chứa đựng khả năng làm mất sinh mạng của người bị đâm.
Hơn thế nữa, cái chết của Linh là kết quả tất yếu mà hành động của Nghĩa mang
lại. Nói một cách khái quát nhất, nguyên nhân dẫn đến cái chết của Linh chính là
hành động giết người của Nghĩa.
1.4. Thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện vi phạm:
Thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện vi phạm cũng là một căn cứ để
xác định kết luận trách nhiệm pháp lí cho phạm nhân. Thời gian phạm nhân thực
hiện hành vi của mình là khoảng 20h30, đấy là khoảng thời gian “rất không an
toàn” cho kẻ sát nhân, vì lúc đó còn rất nhiều người thức, chưa kể địa điểm xảy ra
vụ việc là một chung cư đông dân ngay ở thành phố sầm uất bậc nhất cả nước.
Công cụ giết người là một con dao thái sắc nhọn, vì vậy mà nguy cơ xảy ra cái chết
của nạn nhân là rất lớn. Trong vụ án này, có rất nhiều chi tiết khiến không những
người bình thường khiếp sợ mà ngay cả những cảnh sát hình sự dày dạn nhất cũng
phải rùng mình, đó là việc cái túi đựng đầu nạn nhân luôn được hung thủ mang
theo bên người sau khi đã phi tang phần thân thể đó. Tất cả các yếu tố này cho ta
thấy rõ hơn bộ mặt của kẻ sát nhân, không hề tỏ ra lúng túng trước hành động của
bản thân, không hề sợ hãi sự nghiêm minh của pháp luật, vì thế đó cũng chính là
điều buộc tội Nghĩa.
=>Từ những phân tích trên ta nhận thức rõ hơn được mặt khách quan của vi phạm
pháp luật, đó là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan bao gồm hành
vi trái pháp luật, là hậu quả của hành vi đó, là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
và hậu quả, là thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện vi phạm. Tất cả đều là cơ

sở trực tiếp để truy cứu trách nhiệm pháp lí của phạm nhân, nhưng quan trọng hơn
cả là hành vi trái pháp luật, có những hành vi trái pháp luật mà pháp luật không cần
quan tâm đến hậu quả của nó, bởi vì tính chất của hành vi trái pháp luật là đặc biệt
nghiêm trọng rồi. Trong khi xét đến hậu quả của vi phạm, ta cần đặt chúng trong
mối quan hệ nhân quả, tuyệt đối không được áp đặt, có cái nhìn phiếm diện, hoặc
suy diễn không thực tế hậu quả đó. Bên cạnh đó, mức độ nguy hiểm của vi phạm
Nguyễn Thị Kim Cúc - 351823 Page 3
Cho 1 ví dụ về vi phạm pháp luật và phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật đó.
còn được đánh giá qua công cụ, phương tiện thực hiện án, thời gian, địa điểm xảy
nữa.
2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:
2.1. Lỗi của chủ thể gây vi phạm pháp luật:
Lỗi của chủ thể thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với xã hội trong
hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả của hành vi đó. Trong vụ án này,
Nguyễn Đức Nghĩa có lỗi cố ý, có nghĩa là thủ phạm hoàn toàn nhận thức được
hành vi của mình sẽ khiến nạn nhân tử vong mà vẫn thực hiện đến cùng. Đặc biệt
hành vi của Nghĩa chứa lỗi cố ý trực tiếp, hắn nhận thức rõ hành vi của mình là
nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân nhưng vẫn làm và mong muốn nạn nhân sẽ
chết. Thực tế trong khi giết nạn nhân, Nghĩa đã sử dụng 2 nhát dao, nhát thứ hai
xuyên qua tim làm nạn nhân chết ngay, không có hi vọng sống sót, điều này chứng
tỏ rằng trong khi thực hiện, thủ phạm đã dùng phương án hành vi “tối ưu” nhất,
như vậy trong suy nghĩ của Nghĩa, hậu quả là rất rõ ràng, bằng cách này hay cách
khác, điều đó cũng phải xảy ra.
2.2. Động cơ vi phạm:
Trong lời khai với cơ cảnh sát điều tra, Nghĩa đã biện minh cho hành động
của mình là do ghen tức mà không kìm nổi hành động nông nổi của mình. Hắn nói:
“Thưa bác, trong lúc ở với cháu, thấy Linh cứ gọi điện thoại thân mật với thằng
nào, cháu điên lên vì ghen. Thế là cháu lén lấy con dao đâm Linh từ phía sau”.
Nhưng sau quá trình điều tra, cơ quan công an cho biết em trai của Linh đã xác
nhận trước khi đi gặp Nghĩa, Linh có nghe điện thoại và Nghĩa yêu cầu “muốn chơi

điện tử thì mang theo máy tính”, chính vì thế động cơ giết người của Nghĩa không
đơn thuần chỉ là vì “ghen”. Được biết, trước đây Nghĩa đã từng trải qua nhiều cuộc
tình chớp nhoáng với nhiều cô gái và đó cũng chính là những chủ nhân của những
món đồ mà Nghĩa mang đi cầm cố, trong đó có cả Linh và Yến. Thêm nữa vì chưa
tốt nghiệp đại học do nợ nhiều môn nên Nghĩa chưa có việc làm, hắn không có thu
nhập chính thức, hơn nữa Nghĩa nghiện game và đã sa vào con đường cá độ, lô
đề…chính vì thế, Nghĩa hoàn toàn không có điều kiện kinh tế tốt. Sau khi giết nạn
nhân và phi tang, Nghĩa mang toàn bộ tài sản của nạn nhân (bao gồm xe Honda
SCR, máy tính, điện thoại) đến hiệu cầm - những hiệu cầm đồ đã quen mặt hắn -
để cầm lấy tiền hòng chuộc xe cho Yến và tiêu xài. Từ những bằng chứng trên, có
Nguyễn Thị Kim Cúc - 351823 Page 4
Cho 1 ví dụ về vi phạm pháp luật và phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật đó.
thể kết luận rằng động cơ vi phạm của Nghĩa là muốn kiếm đựơc một số tiền lớn
(tầm 20triệu VND) trong khoảng thời gian ngắn nhất để chuộc xe lại cho người
yêu mới trước khi bị người đó phát hiện. Đây chính là động lực bên trong thúc đẩy
thủ phạm thực hiện hành vi tàn ác của mình.
2.3. Mục đích của vi phạm:
Như phân tích ở trên ta có thể thấy rằng, hành động giết người của Nghĩa là
hoàn toàn có mục đích và đã có sự chuẩn bị từ trước. Mục đích là kết quả trong suy
nghĩ trong ý thức mà chủ thể vi phạm pháp luật đặt ra và mong muốn đạt được
khi thực hiện hành vi trái pháp luật, mục đích của Nghĩa khi giết Linh là muốn
chiếm đoạt tài sản của cô. Mục đích cuối cùng của hành vi giết người là chiếm đoạt
tài sản của nạn nhân. Trong trường hợp này, mục đích của chủ thể đã được thực
hiện, hoàn toàn trùng lặp với kết quả.
=>Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện tâm lí bên trong của chủ
thể vi phạm pháp luật, bao gồm lỗi, động cơ, mục đích vi phạm. Trong đó, quan
trọng nhất là lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật. Nếu như mặt khách quan thể hiện
ngay ra bên ngoài và mang tính chất thu gom chứng cứ thì mặt chủ quan lại chỉ
nhận biết đươc thông qua việc tìm hiểu và phân tích các yếu tố khánh quan. Hoạt
động tìm hiểu mặt chủ quan của vi phạm là hoạt động khó khăn nhất của cơ quan

điều tra, trong quá trình điều tra ấy, nếu có bất kì một sai sót nhỏ nào cũng có thể
gây ra sai lệch trong việc truy cứu trách nhiệm pháp lí của chủ thể, ảnh hưởng đến
không chỉ số phận mà còn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của chủ thể vi
phạm.
3. Chủ thể của vi phạm pháp luật:
Khi xảy ra vụ việc Nguyễn Đức Nghĩa được 26 tuổi, là sinh viên trường đại
học Ngoại Thương, trường đại học danh giá của cả nước, có thể nói, trình độ nhận
thức khá cao, nếu không muốn nói là quá “hiểu đời”, chính vì thế, hành động giết
người và phi tang chứng cứ của hắn cũng khá khôn ngoan (tuy nhiên sai lầm
nghiêm trọng của Nghĩa là quá coi thường khoa học, không nhận diện mặt,không
lấy được vân tay họ có thể thông qua xét nghiệm AND). Thời điểm thực hiện hành
vi giết người của mình, Nghĩa là người bình thường , hoàn toàn tỉnh táo, hoàn toàn
có khả năng điều khiển hành động bản thân, thêm vào đó việc giết người của Nghĩa
đã có chuẩn bị sẵn, có động cơ, có mục đích, có kế hoạch, chính những hành động
Nguyễn Thị Kim Cúc - 351823 Page 5
Cho 1 ví dụ về vi phạm pháp luật và phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật đó.
man rợ không chút lúng túng của kẻ sát nhân đã tố cáo hắn. Không những thế,
Nghĩa còn biết đưa ra những khía cạnh khôn ngoan để bào chữa cho mình như việc
hành động giết nạn nhân là do bộc phát vì cơn ghen. Hoặc nộp đơn kháng án cho
rằng việc kết luận của tòa án về hành động của hắn là giết người man rợ là không
đúng, chỉ là che giấu man rợ thôi?! Càng cho thấy rằng Nghĩa là một con người có
trình độ, tương đối hiểu luật. Xét trên tất cả các mặt, Nguyễn Đức Nghĩa có đủ
điều kiện để chịu trách nhiệm pháp lí. Chủ thể của vi phạm trong trường hợp này
hoàn toàn có năng lực trách nhiệm pháp lí đã thực hiện hành vi trái pháp luật và có
lỗi.
4. Khách thể của vi phạm pháp luật:
Muốn biết khách thể của vụ án “cái xác không đầu” là gì, trước hết ta phải
phân biệt rõ khách thể của vi phạm và đối tượng của vi phạm. Nếu như đối tượng
của vi phạm là sự vật hiện tượng mà chủ thể vi phạm tác động lên nó thì khách thể
của vi phạm lại chính là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Vậy trong

trường hợp này, đối tượng của vi phạm là Ngô Phương Linh còn khách thể của vi
phạm là tính mạng và tài sản của nạn nhân. Tính chất của khách thể là cơ sở quan
trọng để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật.
Tính mạng của con người là cái đáng quý nhất trong xã hội, nhất là trong xã hội
chủ nghĩa như ở nước ta, pháp luật đặt nó ở vị trí đầu tiên trong những quyền cơ
bản của con người, giết người, cho dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn là một hành
động không hề tốt. Hành động giết người mang lại hậu quả và mức độ nguy hiểm
ghê gớm cho xã hội.
Đánh giá vấn đề:
Như vậy hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Đức Nghĩa được cấu thành
bởi nhiều yếu tố. Mặt khách quan là hành vi giết người cướp của, là hậu quả tất yếu
cái chết thương tâm của cô bé Ngô Phương Linh xấu số, là những con dao ghê rợn,
là căn phòng chứng kiến thủ đoạn kinh hoàng của kẻ sát nhân. Chủ thể của hành vi
là một con người có đầy đủ năng lực trách nhiệm pháp lí, là kẻ ý thức rõ ràng hành
động và mục đích của mình. Mặt chủ quan là lỗi cố ý trực tiếp của thủ phạm, là
động cơ là muốn có một khoản tiền lớn trong một thời gian ngắn, là mục đích vụ
lợi muốn chiếm đoạt tài sản thuộc về người khác của hắn. Khách thể của vi phạm
Nguyễn Thị Kim Cúc - 351823 Page 6
Cho 1 ví dụ về vi phạm pháp luật và phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật đó.
chính là tính mạng và tài sản của nạn nhân. Có thể nói, đây là một vụ án lớn mà
hành vi vi phạm pháp luật của phạm nhân là rất nguy hiểm, kẻ sát nhân cần loại ra
khỏi cộng đồng xã hội, tử hình là hình thức xử phạt hợp lí nhất dành cho Nguyễn
Đức Nghĩa.
III.KẾT LUẬN:
Cấu thành của vi phạm pháp luật là toàn bộ những yếu tố, những bộ phận
làm thành một vi phạm pháp luật cụ thể bao gồm mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ
quan và khách thể. Thông qua vụ án “cái xác không đầu”, các yếu tố cấu thành nên
vi phạm pháp luật đã được làm rõ và chứng minh tính chất đúng đắn lời tuyên án
của tòa án nhân dân dành cho phạm nhân. Mặc dù vụ án đã xảy ra được gần một
năm, nhưng những dư âm kinh hoàng mà nó gây ra vẫn ám ảnh trong toàn xã hội.

Đây là lời cảnh tỉnh cho kẻ coi thường pháp luật và những kẻ vô lương tâm. Nó
cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự suy đồi đạo đức trong một bộ phận giới
trẻ hiện nay. Nhà nước và xã hội cần có những biện pháp cụ thể và khả thi hơn nữa
để chấn chỉnh lại, giữ vững truyền thống của đất nước: “Thương người như thể
thương thân” và sự nghiêm minh của pháp luật.
Nguyễn Thị Kim Cúc - 351823 Page 7

×