MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN GIÁ
THÀNH VÀ PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về giá thành và tổ chức công tác kế toán
tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất:
1.1.1. Khái niệm, bản chất và phân loại giá thành sản phẩm:
Trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào, muốn tiến hành hoạt động sản
xuất , chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc, lao vụ thì doanh nghiệp đều phải bỏ
ra những khoản chi phí nhất định, gọi là chi phí sản xuất. Nói cách khác, chi phí
sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật
hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình
sản xuất, trong một thời kỳ nhất định. Khi những sản phẩm, công việc, lao vụ đã
hoàn thành, doanh nghiệp cần phải tính được những chi phí sản xuất phải bỏ ra để
sản xuất ra chúng, tức là doanh nghiệp phải xác định giá thành của chúng.
Giá thành sản phẩm (công việc, lao vụ) là chi phí sản xuất tính cho một
khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp sản
xuất đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử
dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như tính
đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh
nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản xuất, hạ thấp
chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Từ khái niệm trên ta có thể thấy giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt
khác nhau, vốn có bên trong của nó đó là: chi phí sản xuất đã chi ra và lượng giá trị
thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.
Như vậy, bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch của các yếu tố chi
phí vào những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành.
* Khi nghiên cứu về giá thành sản phẩm ta cũng cần phải phân biệt giữa hai
khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.Về bản chất, chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm đều là các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các khoản
chi phí khác dùng cho sản xuất. Tuy nhiên, chúng cũng có những điểm khác nhau sau:
- Xét về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí sản xuất phát
sinh trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm) còn giá thành sản phẩm là chỉ giới
hạn số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
- Xét về mặt lượng: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác
nhau khi có sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Khi đó, chi phí sản
xuất bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm hoàn thành và sản phẩm sản xuất
dở dang, tính trong một kỳ; còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí liên quan
đến sản phẩm hoàn thành , nó gồm cả một phần chi phí kỳ trước chuyển sang (chi
phí về sản phẩm làm dở đầu kỳ), không bao gồm chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ,
ngoài ra nó có thể bao gồm một phần chi phí thực tế đã phát sinh được phân bổ kỳ
này (chi phí trả trước), hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở những kỳ sau nhưng
đã ghi nhận là chi phí của kỳ này(chi phí phải trả). Mối quan hệ giữa chi phí sản
xuất và giá thành được thể hiện thông qua công thức sau:
Z = D
DK
+ C - D
CK
Trong đó: Z : Tổng giá thành sản phẩm
D
DK
: Trị giá sản phẩm làm dở đầu kỳ
D
CK
:Trị giá sản phẩm làm dở cuối kỳ
C : Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Từ công thức trên, ta thấy Z = C khi D
DK
= D
CK
= 0
* Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hóa giá thành sản
phẩm cũng như việc xác định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động
sản xuất thì cần phải phân loại giá thành theo một số tiêu thức sau:
+ Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành:
- Giá thành kế hoạch.
- Giá thành định mức.
- Giá thành thực tế.
+ Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành:
- Giá thành sản xuất.
- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ.
Căn cứ vào tiêu thức này giá thành cũng được phân loại thành: giá thành sản
xuất toàn bộ, giá thành sản xuất theo biến phí, giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý
chi phí cố định, giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ
1.1.2. Chức năng và vai trò chủ yếu của giá thành:
* Chức năng: Chức năng chủ yếu của giá thành là thước đo bù đắp chi phí
và chức năng lập giá.
* Vai trò: Trong công tác quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chỉ tiêu
giá thành sản phẩm giữ một vai trò hết sức quan trọng:
+ Giá thành là thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm , là căn
cứ xác định hiệu quả của hoạt động kinh doanh để nhằm đạt được lợi nhuận cao
nhất.
+ Giá thành là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả của các biện pháp tổ chức, kỹ
thuật (thông qua giá thành kế hoạch).
+ Giá thành là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá
cả đối với từng loại sản phẩm.
1.1.3. Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc tính giá thành và quản lý giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp sản xuất:
Với chức năng và vai trò của giá thành như trên đã trình bày, ta thấy giá
thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng mà bất kỳ một doanh nghiệp
sản xuất nào cũng phải quan tâm. Thông qua giá thành ta cũng có thể biết được kết
quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đó tốt hay xấu. Giá thành sản phẩm cao
hay thấp, tăng hay giảm đồng nghĩa với việc lãng phí hay tiết kiệm lao động sống,
lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Việc quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm các chi phí trên sẽ là tiền đề, là cơ sở để hạ
giá thành sản phẩm, và ngược lại. Mặt khác, giá thành là căn cứ quan trọng để xác
định giá bán, hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất, nên việc hạ giá thành là con
đường cơ bản để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, là tiền đề hạ giá bán, tăng sức
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần cải
thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Do đó, để phát huy vai trò,
chức năng của giá thành, doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác tính giá thành
và quản lý giá thành sản phẩm.
Để tổ chức tốt công tác kế toán tính giá thành sản phẩm, đáp ứng tốt yêu cầu
quản lý giá thành ở doanh nghiệp, kế toán tính giá thành sản phẩm cần thực hiện
tốt các nhiệm vụ sau:
- Xác định đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc thù của
doanh nghiệp và yêu cầu quản lý.
- Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng các
khoản mục giá thành.
- Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp
lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong
kỳ một cách đầy đủ và chính xác.
- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán giá thành sản phẩm
phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hoặc kiểm
kê định kỳ) mà doanh nghiệp đã chọn.
- Định kỳ tổ chức phân tích giá thành SP ở doanh nghiệp để có những kiến
nghị, đề xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp ra các quyết định thích hợp.
1.1.4. Nội dung của công tác kế toán tính giá thành sản phẩm trong
doanh nghiệp sản xuất:
1.1.4.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Trong doanh nghiệp sản xuất, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi
(giới hạn) để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ doanh
nghiệp sản xuất, chế tạo, thực hiện đã hoàn thành và cần phải tính tổng giá
thành và giá thành đơn vị.
Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể phải dựa
vào các căn cứ cơ bản sau:
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất.
- Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Căn cứ vào đặc điểm sử dụng sản phẩm và nửa thành phẩm.
- Căn cứ vào các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định.
- Căn cứ vào khả năng và trình độ quản lý, hạch toán của doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp sản xuất, tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể mà
đối tượng tính giá thành có thể là:
- Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành.
- Mức thành phẩm, chi tiết, bộ phận sản phẩm.
- Từng công trình, hạng mục công trình.
* Giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ
chặt chẽ: Chúng đều là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí và cùng phục vụ cho
công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí và giá thành.
+ Đối tượng kế toán tập hợp CPSX có thể trùng với đối tượng tính giá thành;
hoặc 1 đối tượng kế toán tập hợp CPSX và nhiều đối tượng tính giá thành; hoặc
nhiều đối tượng kế toán tập hợp CPSX nhưng chỉ có 1 đối tượng tính giá thành
1.1.4.2. Kỳ tính giá thành:
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành
công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể
lựa chọn kỳ tính giá thành khác nhau như: hàng tháng, quý hay tại thời điểm kết
thúc 1 chu kỳ sản xuất... Trong trường hợp, doanh nghiệp sản xuất khối lượng lớn,
chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ, liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng
tháng (thời điểm cuối mỗi tháng). Trường hợp doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn
chiếc, hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm chỉ hoàn thành
khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm kết thúc
chu kỳ sản xuất sản phẩm hoặc loại sản phẩm đã hoàn thành.
1.1.4.3 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm:
1.1.4.3.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí (CPSX) vào giá thành sản phẩm:
Theo chế độ qui định về hạch toán hiện nay, tính giá thành sản xuất sản phẩm,
dịch vụ chỉ hạch toán các khoản chi phí cơ bản trực tiếp (CPNVLTT, CPNCTT) và
những khoản chi phí sản xuất chung (KHTSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, CPSX
khác...)
Còn chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng được hạch toán vào giá
thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ bán ra.