Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản ở xã bình dương, huyện gia bình, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.87 KB, 105 trang )

Trờng đại học nông nghiệp hà nội
KHOA KINH Tế Và PHáT TRIểN NÔNG THÔN
NGUYễN THị HIÊN
ĐáNH GIá HIệU QUả KINH Tế CủA VIệC CHUYểN Đổi
ruộng trũnG sang nuôI trồng thuỷ sản ở xã bình
dơng, huyện gia bình, tỉnh bắc ninh
Luận văn tốt nghiệp đại học
Hà NộI, NĂM 2008
i
Trờng đại học nông nghiệp hà nội
KHOA KINH Tế Và PHáT TRIểN NÔNG THÔN
Luận văn tốt nghiệp đại học
ĐáNH GIá HIệU QUả KINH Tế CủA VIệC CHUYểN Đổi ruộng
trũnG sang nuôI trồng thuỷ sản ở xã bình dơng,
huyện gia bình, tỉnh bắc ninh
Tên sinh viên
Chuyên ngành đào tạo
Lớp
Niên khoá
Ngời hớng dẫn
: Nguyễn Thị Hiên
: Kinh tế nông nghiệp
: KT 49B
: 2004 2008
: GS.TS. Phạm Vân Đình

Hà NộI, NĂM 2008
ii
Lời cam đoan
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và cha hề đợc sử dụng để bảo vệ trong một khoá luận


nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã đợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đợc ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Thị Hiên
iii
LờI CảM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành đợc luận văn tốt
nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận đợc rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ
của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trờng.
Trớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa KT & PTNT
Trờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo GS.TS Phạm Vân
Đình đã tận tình hớng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn
Tôi xin chân thành cảm ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Nình, Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân
dân xã Bình Dơng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt đợt thực tập
tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích lệ, cổ
vũ tôi hoàn thành luận văn thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Thị Hiên
iv
MỤC LỤC
Lời cam đoan

Nhận dạng đất trũng 4
H = ∆Q/∆C 12
v
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Sản lượng và giá trị của một số loài cá năm 2000 15
Bảng 2.2: Cơ cấu sản lượng NTTS thế giới năm 2000 16
Bảng 2.3: Mười nước nuôi trồng thuỷ sản hàng đầu thế giới năm 2000 16
Bảng 2.4 : Mười nước NTTS đứng đầu của châu Á năm 2000 17
Bảng 2.5: Sản lượng NTTS của Mỹ giai đoạn 1990-1999 19
Bảng 3.1. Tình hình phân bố đất đai của xã Bình Dương qua 3 năm 2005-
2007 31
Bảng 3.2 : Dân số và lao động của xã Bình Dương qua 3 năm 2005 – 2007. 33
Bảng 3.3: Cơ sở hạ tầng của xã Bình Dương qua 3 năm 2005 - 2007 35
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Bình Dương qua 3 năm 2005-
2007 38
Bảng 4.1: Tổng diện tích mặt nước NTTS của xã giai đoạn 2005-2007 44
Bảng 4.2 Tình hình phân bố diện tích NTTS chuyển đổi theo đầm nuôi 46
Bảng 4.3: Tổng diện tích - hộ - lao động NTTS của xã Bình Dương năm 2007
46
Bảng 4.4: Năng suất, sản lượng NTTS theo loại hình mặt nước 48
Bảng 4.5: Phân loại các hộ NTTS của xã Bình Dương năm 2007 50
Bảng 4.6: Cơ cấu chủng loại cá giống được nuôi trong 1ha mặt nước của các
hộ chuyển đổi 53
Bảng 4.7: Cơ cấu nguồn vốn của các hộ NTTS 57
Bảng 4.8: Cơ cấu chi phí cho 1 ha NTTS theo loại hình nuôi 58
Bảng 4.9: Cơ cấu giống cá nuôi cho 1 ha theo mô hình chuyên cá 59
Bảng 4.10: Cơ cấu giống cá nuôi cho 1 ha theo mô hình VAC 60
Bảng 4.11: Kết quả NTTS theo mô hình chuyên cá 61
Bảng 4.12: Kết quả NTTS theo mô hình VAC trên đất trũng chuyển đổi 62
Bảng 4.13: Cơ cấu doanh thu NTTS theo loại hình nuôi 63

vi
Bảng 4.14: Kết quả và hiệu quả kinh tế NTTS theo loại hình nuôi 65
Bảng 4.15. Kết quả và hiệu quả kinh tế NTTS theo quy mô nuôi 69
vii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu sản lượng thuỷ sản theo hình thức nuôi 49
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu diện tích mô hình VAC theo quy mô nuôi 51
Biểu đồ 4.3: Cơ cấu các nhóm cá nuôi của xã Bình Dương năm 2007 54
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCH
BQ
BQLĐ
CC
DT
ĐVT
FAO
GTSX
GTSXTT
NN
NQ – CP
NQ – TU
NTTS
NXB
QĐ – UB
QĐ – TTg
SXNN
SL
TQ
Trđ

TTg
TTCN & DV
UBND
USD
VA
VAC
Ban chấp hành
Bình quân
Bình quân lao động
Cơ cấu
Diện tích
Đơn vị tính
Tổ chức lương thực và nông nghiệp của liên hợp quốc
Giá trị sản xuất
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt
Nông nghiệp
Nghị quyết – Chính phủ
Nghị quyết – Trung ương
Nuôi trồng thủy sản
Nhà xuất bản
Quyết định - ủy ban
Quyết định của Thủ Tướng
Sản xuất nông nghiệp
Số lượng
Trung Quốc
Triệu đồng
Thủ Tướng
Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Ủy ban nhân dân
đồng Đô la Mỹ

Vườn - ao
Vườn - ao - chuồng
ix
Phần1. MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng đã và đang trở thành nhu cầu
thiết thực của nhiều địa phương bởi nó không những mang lại hiệu quả kinh tế
cao hơn cấy lúa mà còn giải quyết tốt vấn đề lao động nông nhàn trong nông
thôn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, đóng góp
quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, làm thay đổi bộ mặt
nông thôn Việt Nam. Mặt khác nó còn góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa sự
tăng lên của nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản và sự giảm đi của diện tích đất nông
nghiệp. Vì vậy, mà việc chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản ngày
càng phát triển với quy mô và tốc độ cao, đặc biệt là sau khi có chính sách
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Mặt khác, những vùng đất trũng thường phân bố ở nơi có địa hình thấp,
đất chua, ít mùn nên khi trồng lúa trên những vùng đất này năng suất rất thấp.
Hơn nữa, vào vụ mùa vùng đất này hay bị ngập úng dẫn đến thất thu nên hiệu
quả kinh tế không cao. Tuy nhiên, từ khi Nhà nước cho phép chuyển đổi sang
phát triển thuỷ sản trên những vùng đất này thì thu nhập trên một đơn vị diện
tịch canh tác tăng lên rõ rệt, gấp 2-3 lần so với độc canh cây lúa.
Là một xã trong huyện chiêm trũng thuộc tỉnh Bắc Ninh, Bình Dương có
nhiều lợi thế trong phát triển thuỷ sản. Trong những năm qua thực hiện chủ
trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Bình Dương khuyến khích việc
chuyển đổi sản xuất từ cấy lúa một vụ không ăn chắc trên những vùng ruộng
trũng sang phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên phạm vi toàn huyện và đã thu được
nhiều kết quả khả quan. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản mỗi năm đạt 642,43 tấn,
năng suất thực thu đạt 5,76 tạ/ha, giá trị thu được trên một ha đạt khoảng 70-80
triệu đồng do đó mỗi năm mang lại thu nhập khoảng 35-40 triệu đồng cho các hộ
chuyển đổi, trong khi đó độc canh cây lúa trên những vùng đất này chỉ đạt

1
khoảng 1,3 tạ thóc/sào/vụ. Nếu năm nào mưa thuận gió hoà, hai vụ đều được thu
thì năng suất đạt 72 tạ/ha/năm tương ứng với 32-33 triệu đồng/ha. Như vậy, việc
chuyển đổi đã mang lại thu nhập cao hơn độc canh cấy lúa từ 2-3 lần. Vì vậy
nhiều hộ nông dân trong huyện đã mạnh dạn thực hiện chuyển đổi, hình thành
những vùng sản xuất tập trung với quy mô tương đối lớn và mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn rất nhiều so với cấy lúa.
Tuy nhiên, việc phát nuôi trồng thuỷ sản còn nhiều khó khăn, vướng
mắc. Trình độ kỹ thuật của người nuôi trồng còn hạn chế, dịch bệnh thường
xuyên sảy ra làm thiệt hại lớn về kinh tế, vốn đầu tư cho việc chuyển đổi
tương đối lớn do đó các hộ không đầu tư nhiều vào chăn nuôi, chủ yếu chỉ tận
dụng những nguồn thức ăn sẵn có, dư thừa chưa đầu tư thâm canh cao nên
hiệu quả kinh tế không cao.
Trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý trong nuôi trồng thuỷ sản còn thấp
kém, chưa đáp ứng được sản xuất quy mô lớn, do đó làm hạn chế đến việc sử
dụng hiệu quả các nguồn lực và tài nguyên
Bên cạnh đó tình trạng manh mún của ruộng đất cũng gây khó khăn cho
việc chuyển đổi dẫn đến quy mô chuyển đổi nhỏ nên không phát huy một cách
tối đa các lợi thế về lao động, vật tư, đầu vào cho chăn nuôi.
Vì vậy, để đánh giá hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng chuyển
đổi và thấy rõ hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi này, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi ruộng trũng
sang nuôi trồng thuỷ sản ở xã Bình Dương, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế trong NTTS trên đất
trũng ở xã Bình Dương, huyện Gia Bình, phát hiện vấn đề phát sinh và các yếu
tố ảnh hưởng đến phát triển ngành NTTS, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh tế trong NTTS trên đất trũng của xã.
2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về hiệu
quả kinh tế NTTS trên đất trũng chuyển đổi
- Đánh giá kết quả và hiệu quả NTTS trên đất trũng chuyển đổi và tìm
hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong NTTS
trên đất trũng.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong NTTS trên đất
trũng tại xã Bình Dương, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề hiệu quả kinh tế NTTS trên
ruộng trũng chuyển đổi với chủ thể là những người thực hiện việc chuyển đổi,
những người đang trực tiếp sử dụng ruộng trũng cho mục đích nuôi trồng thuỷ
sản ở xã Bình Dương, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh như các hộ nông dân, các
trang trại, hợp tác xã, nhóm hộ chuyển đổi.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: số liệu thứ cấp về thực trạng nuôi trồng thuỷ sản
của xã Bình Dương, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trong 3 năm từ 2005-2007.
Khảo sát năm 2007, các định hướng giải pháp từ nay đến 2010.
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu tại xã Bình Dương, huyện Gia Bình,
tỉnh Bắc Ninh.
- Nội dung:
+ Một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về NTTS trên đất trũng
chuyển đổi.
+ Đánh giá thực trạng về NTTS, hiệu quả kinh tế NTTS trên đất trũng
chuyển đổi và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong NTTS
trên đất trũng chuyển đổi.
3
Phần 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN ĐỔI
RUỘNG TRŨNG SANG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Đặc điểm của đất trũng
2.1.1.1 Khái niệm đất trũng
Có thể hiểu đất trũng dựa trên một số đặc điểm sau: đất trũng là những
vùng đất có địa hình rất thấp, thường bị ngập úng vào mùa mưa, đất chua, nặng
và khó canh tác, không phù hợp với cây trồng cạn.
2.1.1.2 Đặc điểm của đất trũng
Nhận dạng đất trũng
Đặc điểm cơ bản của đất úng trũng là chua và thường bị ngập úng, đất
trũng có thành phần cơ giới là đất thịt nặng hoặc đất sét, hàm lượng mùn thấp
nên khó canh tác. Độ pH của đất thấp, hàm lượng đạm, hàm lượng P
2
O
5
trong đất
thấp dẫn đến năng suất cây trồng không cao.
Do những đặc điểm trên, nên khi sử đất trũng để trồng lúa thì năng suất
thu được thấp, đặc biệt là vào mùa mưa (vụ mùa) những vùng đất trũng thường
bị mất mùa do ngập úng. Để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất trũng cần
chuyển dịch sang mô hình sản xuất khác phù hợp hơn như nuôi trồng thuỷ sản
kết hợp với trồng lúa theo hình thức luân canh lúa cá hoặc chuyển đổi sang
NTTS theo mô hình VAC.
Các sản phẩm có thể sản xuất trên đất trũng
Đất trũng là những vùng đất có địa hình thấp hay bị ngập úng vào mùa
mưa do đó nó có đặc điểm là chua nên không phù hợp với các loại cây trồng như
lúa, ngô, khoai canh tác lúa trên vùng đất này hay bị mất mùa do lúa là cây
trồng không chịu được ngập úng do vậy nên sử dụng để trồng một số cây ưa
nước như sen, rau cần hoặc dùng để NTTS vì ở những vùng đất trũng này các
loài động thực vật phát triển mạnh như các loại rong rêu, tảo, giáp xác, nhuyễn
4

thể, côn trùng… Mặt khác các đối tượng thuỷ sản là động vật thuỷ sinh, môi
trường sống là nước, thức ăn chủ yếu là động thực vật phù du trong nước nên
chuyển đổi những chân ruộng trũng sang NTTS là rất phù hợp.
* Đặc điểm của nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng
- Một số khái niệm về NTTS 
Theo định nghĩa của FAO thì nuôi trồng thuỷ sản là các hoạt động canh
tác trên đối tượng sinh vật thuỷ sinh như cá, nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thuỷ
sinh…[15]. Quá trình này bắt đầu từ thả giống, chăm sóc, nuôi lớn cho tới khi
thu hoạch xong. Có thể nuôi từng cá thể hay quần thể với nhiều hình thức nuôi
theo các mức độ thâm canh khác nhau như quảng canh, bán thâm canh và thâm
canh. [phụ lục 2]
Bên cạnh đó người ta cũng áp dụng nhiều phương thức chăn nuôi khác
nhau như nuôi tổng hợp (nuôi ghép), nuôi chuyên canh (nuôi đơn), nuôi kết hợp,
nuôi luân canh…[phụ lục 2] để tận dụng tối đa các điều kiện tự nhiên, mặt nước,
vốn và nhân lực trong nuôi thả thuỷ sản.
- Đặc điểm sinh học của một số loài cá nước ngọt
Các đối tượng NTTS được chia thành 5 nhóm chính là thuỷ sản nước
ngọt, cá di cư hai chiều, cá biển, giáp xác, nhuyễn thể và rong tảo, trong đó thuỷ
sản nước ngọt chiếm 44.3% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới [5]. Trong số trên
100 loài các nước ngọt được nuôi thì có một số loài có nhiều ưu điểm như nhanh
lớn, dễ nuôi, thức ăn đơn giản và đặc biệt là dễ thích nghi với điều kiện nước ta
nên được nuôi phổ biến.
Cá Mè trắng và cá Mè Hoa là những loài cá dễ nuôi, môi trường sống
thích hợp là tầng trên và giữa vì tầng nước này giàu ôxi. Loài cá này lớn nhanh
nhưng chất lượng thấp. [17]
5
Cá Trôi Ấn, Mrigan, cá Chép lại thích sống ở tầng giữa và tầng đáy, thức
ăn ưa thích là các loại mầm củ, hạt ngũ cốc. Cá Trắm cỏ cũng sống ở tầng nước
này nhưng lại thích ăn các loại rong rêu trên cạn và dưới nước.[17]
Cá Rô phi và cá Chim trắng là các đối tượng mới được đưa vào nuôi, loài

cá này có năng suất, chất lượng cao nhưng chịu rét kém. [17]
Vì vậy, căn cứ vào đặc điểm sinh học của các loài cá nuôi này người ta
thả ghép chúng với nhau với tỷ lệ hợp lý nhằm tận dụng tối đa mặt nước và thức
ăn để có hiệu quả cao nhất.
- Đặc điểm của nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng
Đối tượng NTTS là động vật thuỷ sinh, nó là nguồn tài nguyên hết sức
nhạy cảm, có khả năng tái tạo cao nhưng lại rất dễ bị huỷ diệt và có nhiều loại có
giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.
NTTS được tiến hành rộng khắp trên các vùng địa lý những nơi có diện
tích mặt nước, bao gồm cả đất và nước, nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư
liệu lao động và không thể thay thế được.
Quá trình NTTS là tác động tự nhiên xen kẽ tác động nhân tạo nên thờì
gian sản xuất và thời gian lao động là không trùng nhau. Do đó, NTTS mang tính
mùa vụ cao.
Điều kiện sống của thuỷ sinh dựa vào tự nhiên nên yêu cầu lao động
NTTS phải am hiểu điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, thuỷ văn để ứng dụng
khoa học kỹ thuật cho phù hợp.
NTTS đòi hỏi các dịch vụ hỗ trợ lớn đặc biệt là giống, thức ăn, tín dụng
khuyến ngư và thị trường tiêu thụ. Sản phẩm của thuỷ sản tươi sống, dễ hư hại,
mau hỏng nên phải có kế hoạch thu hoạch và tiêu thụ hợp lý.
- Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của NTTS trên đất trũng
Cá là loài vật dễ nuôi, dễ chăm sóc, nếu nuôi với mật độ thích hợp có thể
không cung cấp thức ăn cá vẫn cho thu hoạch với năng suất khá. Tuy nhiên, để
6
cho năng suất cao thì việc cung cấp thức ăn cho cá là rất quan trọng. Bên cạnh đó
việc quản lí dịch bệnh đối với đàn cá nuôi cũng rất cần thiết vì việc điều trị bệnh
cho cá là vô cùng khó khăn. Do đó, trong chăn nuôi phải đặc biệt chú ý đến việc
phòng bệnh cho cá.
Đối với những vùng đất trũng mới chuyển đổi để việc nuôi trồng mang lại
hiệu quả kinh tế cao thì cần đặc biệt quan tâm đến việc tạo màu nước và bổ sung

thức ăn cho cá vì đây là những vùng nước mới hình thành nên thực, động vật phù
du trong nước rất ít.
Hiện nay, người ta vẫn nuôi ghép nhiều loài cá trong một ao, mỗi loài có
tính ăn khác nhau phù hợp với sự phát triển của thức ăn tự nhiên hoặc nguồn phụ
phế phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương.
Để tận dụng hết các nguồn thức ăn có trong ao hồ, tránh các hiện tượng
cạnh tranh về thức ăn giữa các loài cá nuôi người ta thường thả ghép Mè trắng,
cá Trắm cỏ, cá Trôi, cá Rô phi và cá Chép với nhau. Hiện nay có nhiều công
thức nuôi ghép được áp dụng như: [16]
Cá Trắm cỏ là chính ghép với cá Mè trắng, Mè hoa, Trôi ấn, Mrigan,
Chép, Rô phi.
Cá Trắm cỏ và Trôi là chính ghép với cá Mè, Chép lai, Chim trắng.
Cá Rô phi là chính ghép với Trắm cỏ, Trôi, Mè.
Cá Chép là chính ghép với cá Trắm cỏ, Mè hoa, Mè trắng
Trắm đen, Trắm cỏ là chính ghép với cá Trôi, Mè, Chép.
Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể về đất đai, môi trường sinh thái vùng nuôi
và mục đích kinh doanh của người NTTS mà lựa chọn công thức nuôi ghép hợp
lý để bảo đảm kết quả và hiệu quả cao nhất.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NTTS trên đất trũng
Có 3 nhóm yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động NTTS là các yếu tố
tự nhiên, các yếu tố về kinh tế và các yếu tố về xã hội.
7
Nhóm các yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu, môi trường sống… có
ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của đàn cá. Trong các yếu tố tự
nhiên thì nước có vai trò hết sức quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển
của đàn cá. Nước là môi trường sống của cá và nhiều loại sinh vật thuỷ sinh
khác. Nước có khả năng hoà tan rất lớn các chất hữu cơ và các chất vô cơ; nhiệt
độ của nước thường ổn định và điều hòa hơn nhiệt độ ở trên cạn (mùa đông
thường ấm hơn, mùa hè thường mát hơn ở trên cạn) thuận lợi cho sự sinh trưởng
và phát triển của đàn cá.

Bên cạnh các yếu tố tự nhiên, các yếu tố về kinh tế xã hội như vốn đầu tư,
trình độ kỹ thuật, tập quán canh tác, thị trường tiêu thụ là những yếu tố ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của việc NTTS. Để mở rộng phát triển NTTS
và nâng cao trình độ thâm canh, cần phải có đầy đủ vốn, trang thiết bị kỹ thuật,
diện tích đất đai và có thị trường tiêu thụ thuận lợi. Có được những điều kiện
thuận lợi này không những NTTS sẽ phát triển về quy mô mà năng suất, sản
lượng nuôi cũng được cải thiện qua đó hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích
canh tác được nâng lên, tăng hiệu quả sử dụng đất đai.
2.1.2 Ý nghĩa, sự cần thiết của việc chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng
thuỷ sản
2.1.2.1 Ý nghĩa, điều kiện chuyển đổi ruộng trũng sang NTTS
* Ý nghĩa của việc chuyển đổi ruộng trũng sang NTTS
Việc chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản không những đáp
ứng được mâu thuẫn giữa sự gia tăng của nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản và sự
giảm đi của nguồn lợi tự nhiên mà còn góp phần mang lại lợi ích và thu nhập cao
hơn hẳn độc canh cây lúa và một số cây trồng khác, góp phần cải thiện đời sống
cho người dân vùng chuyển đổi, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, xoá đói giảm
nghèo…
8
Chuyển đổi ruộng trũng sang NTTS góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn theo hướng tích cực, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trũng
thông qua việc chuyển đổi phương thức sản xuất phù hợp.
Chuyển đổi ruộng trũng sang phát triển NTTS sẽ góp phần tận dụng tối đa
diện tích mặt nước hiện có, tận dụng được các phế phẩm nông nghiệp, giảm ô
nhiễm môi trường, tạo nên sự phát triển cân đối bền vững và ổn định trong sản
xuất nông nghiệp.
* Điều kiện chuyển đổi ruộng trũng sang NTTS
Điều kiện trước tiên là phải có cơ chế chính sách của Nhà nước cho phép
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và đối
tượng canh tác trên từng loại đất.

Mặt khác vùng đất chuyển đổi phải là những vùng có hiệu quả kinh tế
thấp, có khó khăn khi sản xuất và việc chuyển đổi phải phù hợp với điều kiện
vùng sản xuất đó.
Do nhu cầu của xã hội về sản phẩm thuỷ sản ngày càng tăng trong khi
nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên của địa phương không đáp ứng được nhu cầu, hay có
thị trường tiêu thụ sản phẩm thuận lợi cho việc phát triển thuỷ sản tại địa
phương.
Ngoài ra người dân vùng chuyển đổi cũng cần nắm bắt được kỹ thuật
NTTS, vùng chuyển đổi là vùng có truyền thống về phát triển NTTS.
2.1.2.2 Sự cần thiết phải chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản
Phát triển thuỷ sản trên diện tích ruộng trũng là yêu cầu tất yếu để giải
quyết mâu thuẫn giữa sự gia tăng của nhu cầu và sự suy giảm của nguồn lợi thuỷ
sản tự nhiên, bù đắp lượng nhu cầu thiếu hụt, khắc phục tình trạng cạn kiệt
nguồn thuỷ sản hiện nay.
Từ trước đến nay chân ruộng trũng thường chỉ sử dụng để cấy lúa, do đất
chua và hay bị ngập úng nên năng suất lúa rất thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế trên
9
một đơn vị diện tích thấp. Trong khi đó NTTS trên những diện tích này lại rất
phù hợp vì môi trường sống của các loài thuỷ sản là nước, thức ăn ưa thích là
động thực vật phù du. Vì vậy, thay đổi đối tượng canh tác cho phù hợp với đặc
điểm của đất trũng và tận dụng tối đa lợi thế trên vùng đất này là rất cần thiết.
Mặt khác đất nông nghiệp ngày càng giảm do nhu cầu đô thị hoá và xây
dựng các khu công nghiệp nên nâng cao hiệu quả sử dụng đất là việc làm cần
thiết. Trong khi việc chuyển đổi ruộng trũng sang NTTS không những giúp sử
dụng hiệu quả và hợp lý nguồn tài nguyên mà còn giúp nâng cao hiệu quả sử
dụng đất đai, bảo đảm nhu cầu về thực phẩm cho con người.
Chuyển đổi giúp sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực đặc biệt là lao động.
Trong nông nghiệp do đặc thù của quá trình sản xuất nên quỹ thời gian lao động
dư thừa là rất lớn, việc chuyển đổi không những tận dụng được thời gian lúc
nông nhàn này mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động khác.

Phát triển NTTS sẽ kéo theo các dịch vụ cho NTTS phát triển nhanh
qua đó góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Thay
đổi cơ cấu canh tác, thay đổi quan niệm sản xuất, phá thế độc canh cây lúa từ
bao đời nay.
Bên cạnh việc giải quyết việc làm chuyển đổi còn giúp nâng cao hiệu quả
kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác. Tăng thu nhập và cải thiện đời sống
cho các hộ nông dân đặc biệt là nông dân vùng chuyển đổi, qua đó thay đổi diện
mạo nông thôn.
2.1.3 Hiệu quả kinh tế trong NTTS trên đất trũng chuyển đổi
2.1.3.1 Các chỉ tiêu xác định kết quả và hiệu quả trong NTTS
- Chỉ tiêu xác định chi phí
Chi phí trung gian IC: là toàn bộ các khoản chi phí thường xuyên để mua,
thuê các yếu tố đầu vào và chi phí dịch vụ cho quá trình nuôi thả thuỷ sản.
10
Chi phí vật chất (CPVC): là toàn bộ toàn bộ các khoản chi phí vật chất
tính bằng tiền, gồm chi phí trung gian cộng với các khoản chi phí khấu hao tài
sản cố định (A) và khoản tiền thuế (T) cho quá trình sản xuất sản phẩm.
CPVC = IC + A + T
Tổng chi phí sản xuất (CPSX): là tổng hao phí tính bằng tiền của các
nguồn tài nguyên và các chi phí dịch vụ vật chất khác tham gia vào quá trình sản
xuất ra tổng sản phẩm đó. Hay tổng chi phí sản xuất được bao gồm tổng chi phí
vật chất và chi phí tính bằng tiền của lao động gia đình.
CPSX = CPVC + tiền công lao động gia đình
- Chỉ tiêu xác định kết quả
Giá trị sản xuất GO: là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ mà các hộ nuôi
thả thuỷ sản thu được trong một đơn vị thời gian (1 năm hay 1 vụ nuôi).
Giá trị gia tăng VA là toàn bộ phần giá trị tăng thêm trong quá trình nuôi
thả thuỷ sản.
VA = GO - IC
Thu nhập hỗn hợp MI là phần thu nhập bao gồm cả công lao động gia

đình và phần lợi nhuận do quá trình NTTS mang lại.
MI = VA – (A+T)
- Chỉ tiêu xác định hiệu quả sản xuất:
Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp tính trên một đơn vị
diện tích mặt nước
Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng vốn
đầu tư
Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp tính trên một công lao
động.
2.1.3.2 Công thức tính hiệu quả kinh tế
Công thức 1: Hiệu quả = Kết quả thu được/Chi phí bỏ ra
11
hay H = Q/C
Trong đó: Q là kết quả thu được như GO, VA, MI
C là chi phí bỏ ra như IC, CPVC
Công thức 2: So sánh mức chênh lệch của kết quả sản xuất với mức chênh
lệch của chi phí bỏ ra.
H = ∆Q/∆C
Cách xác định kết quả sản xuất thu được và chi phí sản xuất bỏ ra cũng
được hiểu tương tự như đối với công thức thứ nhất.
Như vậy, khi xem xét hiệu quả kinh tế trong NTTS chúng ta phải xét kết
quả thu được và chi phí bỏ ra trong mối quan hệ hữu cơ với nhau. Nếu chỉ quan
tâm đến kết quả mà bỏ qua chi phí thì có thể quá trình sản xuất đó cho kết quả
cao nhưng chi phí lớn nên hiệu quả lại không cao bằng mô hình sản xuất khác có
kết quả thấp hơn nhưng chi phí nhỏ. Vì vậy, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của
mình mà các hộ có thể chọn tối đa kết quả thu được hay tối thiểu chi phí bỏ ra để
có hiệu quả cao nhất.
2.1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong NTTS
Theo công thức xác định hiệu quả kinh tế như trên thì có hai nhóm yếu tố
làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế là: Nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng

đến kết quả sản xuất (Q) và nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến chi phí đầu
tư (C).
- Nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Q)
Kết quả sản xuất là chỉ tiêu thể hiện giá trị sản phẩm của một quá trình sản
xuất như GO, VA, MI nó phụ thuộc vào hai yếu tố đó là giá bán các loại thuỷ
sản, sản lượng thuỷ sản và các sản phẩm phụ thu được.
Các loại thuỷ sản khác nhau thì có giá bán khác nhau và có sự chênh lệch
rất lớn về giá bán giữa các đối tượng thuỷ sản nuôi. Các đối tượng nuôi có giá
thành cao như Trắm đen, Trắm cỏ, Chim trắng, Chép lai… ngược lại cá Mè lại
12
có giá thành thấp, do có sự khác nhau này nên cơ cấu giống thả có ảnh hưởng rất
lớn đến kết quả thu được. Bên cạnh đó chất lượng sản phẩm, thời điểm bán sản
phẩm, kênh tiêu thụ sản phẩm, thị trường tiêu thụ, thị hiếu của người tiêu dùng,
chính sách phát triển của đất nước cũng có ảnh hưởng lớn đến giá bán thuỷ
sản. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế trong NTTS các đơn vị nuôi thả thuỷ
sản có thể xem xét, tác động vào các yếu tố trên để tăng giá bán và tăng kết quả
thu được.
Cơ cấu giống nuôi thả, hình thức nuôi cũng quyết định sản lượng thuỷ sản
thu hoạch. Nếu đầu tư thâm canh cao với các đối tượng nuôi cho năng suất cao
thì sẽ thu được khối lượng sản phẩm lớn và ngược lại. Ngoài ra các yếu tố như
diện tích nuôi, năng suất, điều kiện tự nhiên, trình độ sản xuất, tiến bộ kỹ thuật
áp dụng, hình thức nuôi thả… đều có ảnh hưởng lớn đến khối lượng sản phẩm
thuỷ sản thu được. Các yếu tố này làm tăng khối lượng sản phẩm đầu ra nếu có
giá bán cao thì kết quả thu được sẽ lớn.
- Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất (C)
Trong quá trình nuôi thả thuỷ sản, C là tập hợp tất cả các chi phí về nguồn
lực, đầu vào cho sản xuất như giống, thức ăn, vốn, lao động, trang thiết bị phục
vụ NTTS… các yếu tố chi phí này chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau,
cụ thể là:
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí cho giống thuỷ sản như giá mua con

giống, chất lượng con giống, điều kiện tự nhiên của vùng thu mua, thời gian thời
điểm thu mua, các loại giống, hình thức vận chuyển…
Các yếu tố ảnh hưởng đến khấu hao tài sản cố định như đặc điểm vùng
sinh thái, giá thành công nghệ áp dụng, thời gian sử dụng,
Chi phí lao động phục vụ sản xuất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như sức
lao động, trình độ lao động…
13
Như vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong NTTS.
Tuy nhiên, mỗi yếu tố đều có mức độ ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả kinh tế
tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của hộ. Ngoài ra, ngành nuôi trồng thủy sản còn
chịu sự chi phối nhiều của điều kiện tự nhiên, chính sách và cơ chế quản lý của
Nhà nước, trình độ năng lực của nhà sản xuất, tập quán tiêu dùng.
Do có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong NTTS nên việc
đánh giá hiệu quả kinh tế một cách chính xác cũng như xác định các biện pháp
tác động để nâng cao hiệu quả kinh tế là rất khó khăn. Vì vậy, trước hết phải
đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các yếu tố qua đó
biết được yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất, có tính chất quyết định nhất đến
hiệu quả kinh tế để có biện pháp tác động hiệu quả nhất.
2.2 Cơ sở thực tiễn của việc chuyển đổi ruộng trũng sang NTTS
2.2.1 Tình hình NTTS ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm
2.2.1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở một số nước trên thế giới
Có thể nói nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản trên thị trường ngày một tăng
lên trong khi nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên lại giảm đi. Mức thiếu hụt này phải
được bù đắp thông qua việc đẩy mạnh hoạt động NTTS. Vì vậy, mà NTTS đã
được phát triển hầu như ở tất cả các vùng miền trên thế giới đặc biệt là các nước
đang phát triển. Hiện nay, NTTS đang phát triển mạnh ở các nước đang phát
triển, các nước này đã cung cấp khoảng 3/4 tổng sản lượng NTTS của thế giới.
Theo thống kê của FAO, có khoảng 210 loài thuỷ sản, kể cả thực vật thuỷ
sinh được nuôi trồng ở các nước trên thế giới, trong đó có 131 loài cá, 42 loài
nhuyễn thể, 27 loài giáp xác, 8 loài thực vật thuỷ sinh, 2 loài động vật lưỡng cư

và rùa biển. Các con số trên chứng tỏ đối tượng NTTS rất phong phú và đa dạng.
14
Các đối tượng này được nuôi ở biển và nước lợ ven biển là chủ yếu chiếm
54,9%, nuôi nước ngọt chiếm 45,1%. [10]
Trong số các loài thuỷ sản được nuôi thì các loài cá nước ngọt vẫn chiếm
ưu thế. Sản lượng năm 2001 đạt 20,80 triệu tấn, chiếm 85,2% tổng sản lượng cá
nuôi đạt giá trị 22,122 tỷ USD. Trong đó đứng đầu là nhóm cá Chép, chiếm trên
một nửa sản lượng cá nuôi trên toàn cầu, trong đó sản lượng 2 loài cá Mè trắng
và cá Mè hoa giảm đáng kể so với các loài khác trong nhóm do giá trị của chúng
thấp hơn nên nhu cầu tiêu thụ giảm. Tiếp theo là các nhóm cá hồi, cá Rô phi, cá
biển và cá măng. Cá Rô phi đang trở thành một đối tượng nuôi chính, nhất là ở
châu Á. Cụ thể trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Sản lượng và giá trị của một số loài cá năm 2000
Loài cá
Sản lượng (tấn) Trị giá (USD)
Nhóm loài cá Chép
16.427.266 15.986.670.000
Nhóm cá Rô phi
1.385.223 2.002.162.000
Nhóm cá da trơn
421.709 655.419.500
Nhóm cá hồi
1.533.824 4.875.552.400
Nhóm cá măng
461.857 715.091.100
Nhóm cá chình
232.815 975.005.700
Cá biển
1.091.085 4.088.894
Nguồn: Bộ Thuỷ sản – theo tính toán của FAO

NTTS ở các khu vực và các quốc gia
Theo thống kê của FAO, các nước đang phát triển sản xuất tới 91,2%
lượng NTTS, đặc biệt trong thời gian từ 1970 đến nay, sản lượng đã tăng nhanh
hơn các nước phát triển tới 7 lần. Nếu tính về khu vực, số liệu thống kê năm
2000 của FAO cụ thể như sau:
15
Bảng 2.2: Cơ cấu sản lượng NTTS thế giới năm 2000
Châu lục
Sản lượng (triệu tấn) Cơ cấu (%)
Châu Á
41,72 91,3
Châu Âu
2,03
4,4
Châu Mỹ latinh và Caribê
0,87 1,8
Bắc Mỹ
0,55 1,2
Châu Phi
0,40 0,9
Châu Ðại Dương
0,14 0,3
Nguồn: Bộ Thuỷ sản – theo tính toán của FAO
Năm 2000 trong số 10 nước đứng đầu về NTTS của thế giới thì có tới 9
nước thuộc châu Á.
Bảng 2.3: Mười nước nuôi trồng thuỷ sản hàng đầu thế giới năm 2000
Nước
Sản lượng
(tấn)
Tỷ lệ

(%)
Giá trị
(1000 USD)
Trung Quốc
32.444.211 71,0 28.117.045
Ấn Ðộ
2.095.072 5,0 2.165.767
Nhật Bản
1.291.705 3,1 4.449.752
Philippin
1.044.311 2,5 729.789
Inđônêxia
993.737 2,4 2.268.270
Thái Lan
706.999 1,7 2.431.020
Hàn Quốc
697.866 1,7 697.669
Bănglađet
657.121 1,6 1.159.239
Việt Nam
525.555 1,3 1.096.003
Nauy
487.920 1,1 1.356.999
Nguồn: Bộ Thuỷ sản – theo tính toán của FAO
16

×