Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau sạch của các hộ nông dân tại xã vân nội – huyện đông anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.6 KB, 76 trang )


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2008
Tác giả luận văn:
D
1

Lời cảm ơn
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của toàn thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s Nguyễn Thị Tuyết Lan, người
đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô khoa KT&PTNT trường Đại học Nông Nghiệp I.
Cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên UBND xã Vân Nội đã tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt
cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân yêu luôn bên cạnh
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong suốt thời gian thực tập do thời gian ngắn. Kiến thức chưa sâu rộng nên luận văn
không tránh khỏi nhiều sai sót. Tôi mong nhận được sự góp ý kiến của thầy cô, bạn bè, những
người làm công tác nghiên cứu và công tác kiểm tra để luận văn ngày càng hoàn thiện hơn.
Hà Nội, Tháng 05 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Đinh Thiết Minh
2

PHẦN I
MỞ ĐẦU


1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta vốn là một nước sản xuất nông nghiệp. Với ngành sản xuất
nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng chiếm một vị trí rất quan
trọng trong đời sống của người nông dân và trong nền kinh tế. Nó là một
ngành cung cấp thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của
con người. Cùng với các loại thức ăn từ động vật, rau cung cấp các chất dinh
dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Rau cung cấp các
chất dinh dưỡng như vitamin, axit amin, các chất đạm, chất khoáng…là
những chất dinh dưỡng cần thiết và không thể thay thế được. Đặc biệt khi
lượng lương thực và các chất thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo yêu cầu về
số lượng và chất lượng thì nhu cầu về rau lại càng tăng, như một nhân tố tích
cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ của con người. Về mặt
kinh tế rau có vai trò đáng kể, một số loại rau được coi là cây lương thực và
có thể bổ sung vào nguồn lương thực khi cần thiết. Bên cạnh đó rau xanh còn
là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Rau - quả là một trong các loại thực phẩm không thể thiếu trong khẩu
phần ăn hàng ngày, của mỗi người, đặc biệt là người dân châu Á. Khi đời sống
người dân được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm nói chung không những đa
dạng, có màu sắc và mùi vị đặc trưng dễ nhận thấy mà còn quan tâm đến chất
lượng bên trong. Riêng về rau không chỉ phải tươi, non, hấp dẫn mà còn phải
an toàn (sạch). Điều này đòi hỏi nhà sản xuất phải đổi mới tập quán sản xuất,
thay đổi công nghệ và thiết bị để phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Rau
không sạch - mất an toàn, nghĩa là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như
các hoá chất bất lợi trong rau đã vượt ngưỡng cho phép gây ảnh hưởng xấu tới
sức khoẻ và tính mạng người tiêu dùng. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới và
một số nước trong khu vực (Đài Loan, Trung Quốc, Thailand, Philippines,
3

Singapore, Hàn Quốc …) đã và đang sử dụng công nghệ sản xuất rau.
Do đặc thù của cây rau có tính chất của một cây ngắn ngày có thể trồng

nhiều vụ trong một năm và trồng xen kẽ với các loại cây trồng khác nên nó
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo công ăn việc làm và nâng cao
thu nhập cho người sản xuất. Ngoài ra các sản phẩm phụ của ngành sản xuất
rau còn là nguồn thức ăn phong phú tạo điều kiện phát triển chăn nuôi trở
thành một trong những ngành chính cân đối với ngành trồng trọt.
Trong thời kì hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang trên đà hội nhập
vào tổ chức thương mại thế giới WTO thì nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ không chỉ đơn thuần là nhu cầu về số lượng mà còn đòi
hỏi cả về chất lượng có như vậy thì sản phẩm nông nghiệp nói chung và
ngành sản xuất rau xanh nói riêng mới có thể đứng vững được trên thị trường
thế giới và đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp của các nước
bạn. Tuy nhiên nền nông nghiệp nước ta vẫn còn lạc hậu, chưa đưa được
những tiến bộ khoa học vào sản xuất và chế biến làm cho chất lượng hàng
nông sản vẫn còn kém chất lượng, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế
giới. Đứng trước tình hình đó thì câu hỏi đặt ra cho ngành sản xuất rau là phải
làm gì để có những sản phẩm tươi, sạch đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội và
xuất khẩu ra nước ngoài.
Xã Vân Nội, huyện Đông Anh được đánh giá là địa phương sản xuất
rau an toàn đúng yêu cầu và đáng tin cậy. Từ đầu năm đến nay, 12 hợp tác xã,
3 công ty tiêu thụ rau an toàn của Vân Nội đã tiêu thụ gần 2.000 tấn rau cho
trên 200 cửa hàng, bếp ăn trường học tại thành phố Hà Nội, các tỉnh lân cận
với doanh số bán ra đạt 4 tỷ đồng.
Với diện tích đất sản xuất rau an toàn hơn 100 ha, nông dân xã Vân Nội
đã tạo ra thu nhập bình quân 40 đến 50 triệu đồng/ha. Để đạt được kết quả
này, 70% các hộ nông dân tham gia sản xuất rau sạch đã tích cực bám sát quy
trình sản xuất rau an toàn IPM đã được Tổ chức FAO, Viện Khoa học Công
nghệ và Môi trường công nhận đạt chuẩn vào năm 1995, chính thức được đưa
4

vào áp dụng đến nay gần 11 năm. Hiện Vân Nội có khoảng 50 đến 60 loại rau

màu được đưa vào sản xuất, từ rau ăn lá đến rau củ quả. Khâu đầu tiên của
quy trình sản xuất rau sạch là chọn đất. Hầu hết đất trồng trọt ở Vân Nội đều
xa khu công nghiệp, xa vùng nước thải, xa bệnh viện, gần nguồn thuỷ nông
(sông Hồng). Đó là những điều kiện cần đảm bảo cho việc sản xuất rau an
toàn. Sử dụng phân bón hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng hàng
đầu mà nông dân đặc biệt chú trọng. Theo các hộ trồng rau lâu năm cho biết,
dù phân hữu cơ hay phân hoá học đều cần phải sử dụng đúng liều lượng nếu
không sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Cùng với sự nghiệp CNH
& HĐH đất nước là việc đô thị hoá khá nhanh, hệ quả là đất đai, nông nghiệp
ở ngoại thành và nông thôn ngày càng thu hẹp, ảnh hưởng tới sản lượng rau
quả, cung cấp cho nhu cầu toàn xã hội. Hy vọng trong tương lai gần, công
nghệ sản xuất rau - quả, sạch được chú trọng phát triển để góp phần bảo vệ
sức khoẻ người tiêu dùng, tăng cường an, toàn xã hội.
Nhưng để có được hiệu quả cao trong sản xuất rau, với giá cả các yếu
tố đầu vào tăng cao như hiện nay thì vấn đề tìm ra một số biện pháp nâng cao
hiệu quả sản xuất rau là rất cần thiết. Không những nâng cao thu nhập cho
người dân, mà còn gây dựng được một thương hiệu rau an toàn ở Vân Nội.
Từ thực tế trên, để quá trình sản xuất rau đạt hiệu quả kinh tế cao, đáp
ứng được nhu cầu của toàn xã hội và xuất khẩu, đồng thời góp phần đưa vùng
Vân Nội – Đông Anh trở thành vùng sản xuất rau quan trọng, chúng tôi tiến
hành chọn nghiên cứu: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất rau sạch của các hộ nông dân tại xã Vân Nội – huyện Đông Anh”
làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng sản xuất rau của các hộ nông
dân tại xã Vân Nội huyện Đông Anh, đề tài đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở địa bàn nghiên cứu, góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất rau của các hộ nông dân.
5


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế.
+ Đánh giá hiệu quả sản xuất của cây rau tại xã Vân Nội.
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản
xuất rau của xã Vân Nội.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về cây rau sạch và tiến hành điều tra tại
một số hộ sản xuất rau sạch tại xã Vân Nội huyện Đông Anh thành phố Hà
Nội
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: đề tài thực hiện tại xã Vân Nội – huyện Đông Anh – Hà
Nội.
+ Về thời gian: thời gian nghiên cứu của đề tài từ ngày 15/01/2008 đến
ngày 30/04/2008.
6

PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Rau an toàn
a) Khái niệm
Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh
tác trên các diện tích đất có thành phần hoá thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất
là kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ
phân bón, từ các chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn tại
trong đất đai), được sản xuất theo những quy trình kỹ thuật nhất định (đặc biệt
là quy trình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và tưới nước), và nhờ vậy rau
đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý nhà

nước đặt ra.
Gọi là rau an toàn, vì trong quá trình sản xuất rau, người ta vẫn thường
sử dụng phân bón nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật trong danh mục
cho phép. Trong rau an toàn và tồn tại dư lượng nhất định các chất độc hại,
nhưng không đến mức ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng.
Trong đời sống hằng ngày, rau an toàn thường được gọi là rau sạch. Để
phân biệt một cách chính xác hơn, khái niệm rau sạch nên sử dụng để chỉ các
loại rau được sản xuất theo các quy trình canh tác sạch và đặc biệt, như rau
thuỷ canh, rau hữu cơ Mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm của rau sạch cao hơn nhiều so với rau an toàn. Sản lượng rau sạch được
sản xuất ở nước ta hiện nay là không đáng kể (phần lớn giới hạn trong các
phạm vi nghiên cứu của các dự án khoa học). Rau an toàn Việt Nam được nói
tới chủ yếu để phân biệt với rau canh tác kỹ thuật thông thường, khó kiểm
soát trên góc độ vệ sinh an toàn thực phẩm. Ở các nước phát triển, với quy
trình công nghệ sản xuất rau chuẩn hoá, với việc sử dụng phân bón và chất
7

bảo vệ thực vật kiểm soát được, vấn đề rau an toàn về cơ bản được giải quyết.
Do nhiều nguyên nhân, vấn đề rau an toàn ở Việt Nam thực tế mới bắt đầu
được đề cập mạnh mẽ trong các năm 90 của thế kỷ XX. Những năm qua, nhận
thức về vấn đề sản xuất và tiêu dùng rau an toàn trên góc độ bảo vệ sức khoẻ
và chống ô nhiễm môi trường đã tăng lên đáng kể nhờ hoạt động truyền bá
tích cực của nhà khoa học cũng như dư luận xã hội. Nhờ sự quan tâm mạnh
mẽ của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức nghiên
cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, sự hưởng ứng của người dân, ngành
sản xuất rau an toàn đã hình thành và bắt đầu phát triển.
b) Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau
nói riêng
Quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng
được tiến hành trên một phạm vi không gian rộng lớn, trong một khoảng thời

gian dài. Do vậy, nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố và được chia thành
các nhóm sau đây:
- Nhóm yếu tố tự nhiên:
Do đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật và hoạt động
trên một phạm vi không gian rộng lớn nên nó chịu ảnh hưởng rất lớn của điều
kiện khí hậu thời tiết như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm Hơn nữa rau là loại cây
trồng rất mẫn cảm với điều kiện khí hậu thời tiết. Nếu điều kiện khí hậu thuận
lợi cho cây trồng phát triển sẽ làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm và
ngược lại. Trong trường hợp nhiệt độ lên tới 30
o
C thì hầu hết hiệu suất quang
hợp của các loại rau sẽ bị giảm hay ở nhiệt độ 0
o
C thì một số loại rau sẽ bị
chết. Ngoài ra đất đai trong sản xuất nông nghiệp cũng là một yếu tố hết sức
quan trọng, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu phục vụ cho hoạt
động trao đổi chất, hoạt động sinh lý và sinh hoá. Chính vì vậy mà chất lượng đất
khác nhau sẽ cho năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau. Dựa vào đặc điểm
này, trong quá trình sản xuất người nông dân phải chú ý đến việc bố trí công thức
luân canh và xác định cơ cấu cây trồng hợp lý với vùng đất ở địa phương.
8

- Nhóm yếu tố xã hội:
Đây là nhóm yếu tố hết sức phức tạp vì nó liên quan đến nhân tố con
người, đươc thể hiện ở những điểm sau:
+ Lao động: dù trong điều kiện khoa học kỹ thuật tiến bộ, sản xuất
nông nghiệp được tiến hành các máy móc cơ giới và tự động thì quá trình sản
xuất cũng phải được tiến hành bằng sức lao động của con người. Nhưng vấn
đề đặt ra là phải xác định cơ cấu lao động, trình độ lao động phù hợp với từng
lĩnh vực sản xuất mới đem lại hiệu quả cao.

+ Tập quán canh tác: mỗi một quốc gia, mỗi vùng hay một địa phương
đều có một phương thức hay tập quán sản xuất riêng. Tập quán đó sẽ ảnh
hưởng sâu sắc đến quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Nếu tập quán
mà sản xuất lạc hậu sẽ hạn chế đầu tư và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào
sản xuất và ngược lại. Vì vậy, công tác khuyến nông được xem là biện pháp
rất quan trọng để dần xoá bỏ những quan niệm cổ hủ về sản xuất, xoá bỏ
những hình thức canh tác lạc hậu.
+ Nhóm yếu tố về chính sách kinh tế, xã hội: như chúng ta đã biết mọi
kế hoạch, quy hoạch sản xuất đều phải dựa vào đường lối chính sách của
Đảng, Nhà nước. Vì vậy mọi hoạt động sản xuất phải phù hợp với định hướng
của đất nước mới có tính khả thi.
- Nhóm các yếu tố kinh tế: đây là nhóm các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Bởi mức đầu tư chi phí khác nhau sẽ
tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau. Bên cạnh đó, việc đầu tư
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không chỉ ảnh hưởng tới năng suất, sản
lượng của sản phẩm ở thời vụ đó mà còn ảnh hưởng lâu dài tới chất lượng sản
phẩm ở những thời vụ tiếp theo. Vì vậy, vấn đề đầu tư ở mức nào, sử dụng
thuốc sâu đến đâu không chỉ liên quan đến hiệu quả kinh tế mà còn liên quan
đến hiệu quả xã hội môi trường.
- Nhóm yếu tố về tiêu thụ:
Rau sạch hay còn gọi là rau an toàn được các hộ nông dân sản xuất ra
9

với một quy trình kỹ thuật do trung tâm khuyến nông phổ biến cho nên chi
phí để trồng cho một cây rau sạch ở đây sẽ cao hơn so với cây rau thường
được trồng ở nơi khác do vậy mà giá bán của cây rau này thường cao hơn cho
nên thị trường tiêu thụ của cây rau này cũng còn hạn chế.
- Nhóm yếu tố về kỹ thuật:
Cùng với đất đai, lao động, vốn, công nghệ trong nông nghiệp cũng là
nguồn lực quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển sản xuất trong nông nghiệp

bởi những lý do sau:
► Thứ nhất: nó giúp cho quá trình sản xuất được diễn ra có hiệu quả.
►Thứ hai: nó hướng làm tăng năng suất sản phẩm trong điều kiện
nguồn lực ngày càng khan hiếm.
►Thứ ba: công nghệ làm cho đầu vào trong nông nghiệp ngày càng đa dạng
hơn.
►Thứ tư: công nghệ làm cho thu nhập của người sản xuất ngày càng cao
hơn.
Như vậy, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói chung và
sản xuất rau nói riêng tác động của nhiều yếu tố. Nhưng chúng ta phải xem
xét yếu tố nào cần phải khắc phục ngay, để có biện pháp giải quyết cho hợp
lý, kịp thời và khoa học.
2.1.2 Khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng
cường trình độ lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong hoạt động kinh tế. Đây là
một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất của
con người ngày một tăng. Nói một cách biện chứng thì do yêu cầu của công
tác quản lý kinh tế, cần phải đánh giá nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt
động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế.
Tổng quát về hiệu quả kinh tế là so sánh kết quả thu được và chi phí bỏ
ra. Tuy nhiên khái niệm hiệu quả kinh tế của các nhà kinh tế ở nhiều nước và
10

nhiều lĩnh vực có quan điểm nhìn nhận khác nhau. Có thể tóm tắt các hệ
thống quan điểm như sau:
- Hệ thống quan điểm thứ nhất cho rằng: hiệu quả kinh tế là kết quả đạt
được trong hoạt động kinh tế.
- Hệ thống quan điểm thứ hai: hiệu quả được xác định bằng nhịp độ
tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân.

- Hệ thống quan điểm thứ ba: hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức
độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị và mức độ khối lượng kết quả hữu ích
của hoạt động sản xuất vật chất hay một thời kì, góp phần tăng thêm lợi ích
của xã hội, của nền kinh tế quốc dân.
- Hệ thống quan điểm thứ tư cho rằng: hiệu quả kinh tế được xác định
bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Được
thể hiện qua công thức sau:
Q
H =
C
Trong đó: Q là kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra
H là hiệu quả
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, giúp ta so sánh
được hiệu quả giữa các qui mô sản xuất khác nhau. Nhưng nhược điểm của
chỉ tiêu này lại không phản ánh được quy mô của hiệu quả ở mức độ nào? Cái
mà doanh nghiệp rất quan tâm.
- Hệ thống quan điểm thứ năm: hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số
giữa kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Được thể
hiện bằng công thức:
H = Q – C
Trong đó: H là hiệu quả
Q là kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra
11

+ Hiệu số: Q – C là giá trị tuyệt đối của hiệu quả.
+ Tỷ số Q-C/C là giá trị tương đối của hiệu quả.
+ Q/C : biểu thị tỷ trọng chi phí cần thiết trong kết quả. Thông thường
hiệu quả được biểu hiện như một hiệu số giữa kết quả và chi phí. Tuy nhiên,

trong thực tế có nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừ hoặc là phép
trừ không có ý nghĩa.
Thông qua các chỉ tiêu này ta thấy nó chỉ phản ánh được quy mô của
hiệu quả kinh tế, song giá phải trả cho quy mô này là bao nhiêu, cái mà người
sản xuất quan tâm thì không rõ.
- Hệ thống quan điểm thứ sáu cho rằng: hiệu quả kinh tế biểu hiện ở quan
hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả sản xuất và phần gia tăng thêm của chi
phí bỏ ra.
01
01
CC
QQ
H


=
=
C
Q


Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q1, Q0 là lượng kết quả ở hai kì khác nhau
C1, C0 là lượng chi phí ở hai kì khác nhau
Hoặc ta có thể viết : H = ∆Q - ∆C
Hiệu quả kinh tế theo phương pháp này chủ yếu sử dụng trong nghiên
cứu đầu tư theo chiều sâu hay thâm canh.
Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá hiệu quả kinh tế ở khía cạnh lợi nhuận
thuần túy (kết quả sản xuất - chi phí) hay chỉ tập trung vào tỉ số giữa kết quả
sản xuất và chi phí hay kết quả bổ sung và chi phí bổ sung thì chưa đầy đủ,

chính xác. Trong thực tế nó chịu nhiều ảnh hưởng, sự tác động của các yếu tố
bên ngoài nhưng kết quả đạt được là hệ quả của chi phí sẵn có (chi phí nền)
cộng chi phí bổ sung. Ở các mức chi phí nền khác nhau thì hiệu quả chi phí
bổ sung là khác nhau.
Tính biện chứng thống nhất của các sự vật và hiện tượng đòi hỏi khi
12

nghiên cứu phải đảm bảo chừng mực nhất định sự tương ứng đó, nếu không
kết luận sẽ sai với sự vận động của nó.
Tóm lại, ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương
thức quản lý nguồn lực đó để làm sao mang lại lợi nhuận tối đa và chi phí bỏ
ra là thấp nhất.
Hiệu quả kinh tế được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu nhằm phản
ánh mục đích cụ thể của các cơ sở sản xuất phù hợp với yêu cầu xã hội.
Trong thực tế có rất nhiều quan điểm về hiệu quả mỗi quan điểm có
những mặt tích cực song vẫn còn có những mặt hạn chế.
2.1.3 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế đa thành phần phát triển theo cơ chế đa thành phần
hiện nay đang khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực tham gia sản xuất kinh
doanh để tìm kiếm cơ hội với yêu cầu, mục đích khác nhau, nhưng mục đích
cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để có hiệu quả kinh tế
cao nhất thì đó lại là vấn đề kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản
xuất như thế nào để đạt được kết quả mong muốn. Bên cạnh đó nó còn phụ
thuộc vào mục đích,yêu cầu, vốn, chính sách, …quy luật khan hiếm nguồn
lực trong khi nhu cầu về hàng hóa dịch vụ ngày càng tăng và đa dạng, đây
không chỉ là mối quan tâm riêng của nhà sản xuất kinh doanh mà còn là mối
quan tâm chung của toàn xã hội.
Hay nói một cách khác: ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế
nào để có chi phí vật chất và lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất.

Do vậy việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế là rất đa dạng.
Nhưng có thể nói việc đánh giá phần lớn phụ thuộc vào quy trình sản xuất, là
sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào để có được yếu tố đầu ra hợp lý. Có thể
nói đây là một nội dung quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế.
Tùy từng ngành với mỗi tính chất khác nhau, nhưng nhìn chung để xác
định hiệu quả kinh tế thì chúng ta cần phải xác định các yếu tố sau:
13

- Xác định yếu tố đầu ra: các mục tiêu đạt được phải phù hợp với mục
tiêu chung của nền kinh tế quốc dân (được xã hội chấp nhận), hàng hóa sản
xuất ra phải trao đổi được trên thị trường.
- Xác định yếu tố đầu vào: đó là chi phí vật chất, công lao động…
* Bản chất của hiệu quả kinh tế:
Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và phát
triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần
của mọi thành viên trong xã hội. Muốn vậy sản xuất phải phát triển cả về
chiều rộng lẫn chiều sâu.
Để làm rõ bản chất của hiệu quả kinh tế cần phải phân định sự khác
nhau về mối liên hệ giữa kết quả và hiệu quả.
Kết quả là một đại lượng vật chất phản ánh về quy mô số lượng của sản
xuất. Còn hiệu quả là đại lượng dùng để xem xét kết quả tạo ra như thế nào?
Nguồn chi phí bao nhiêu để đạt được kết quả đó.
Như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài mục đích, yêu cầu đặt ra
đều quan tâm đến hiệu quả kinh tế, nó có vai trò quan trọng trong việc đánh
giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra giải pháp có lợi cho sản xuất.
Nhưng để giải quyết được vấn đề trên là vấn đề hết sức khó khăn và chỉ mang
tính tương đối, đòi hỏi phải có thời gian.
2.1.4 Phân loại hiệu quả kinh tế
a) Căn cứ vào phạm vi, đối tượng nghiên cứu ta có thể xem xét ở giác độ sau
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân: là hiệu quả kinh tế chung trong toàn bộ

nền sản xuất xã hội
+ Hiệu quả kinh tế ngành
+ Hiệu quả kinh tế vùng, lãnh thổ
+ Hiệu quả kinh tế theo quy mô tổ chức
+ Hiệu quả kinh tế từng biện pháp kỹ thuật
b) Dựa vào nội dung bản chất gồm có
+ Hiệu quả kinh tế: phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt được về mặt
14

kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. Bao gồm các chỉ tiêu kết quả
như: tổng giá trị sản phẩm, lợi nhuận…
+ Hiệu quả xã hội: phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và các
lợi ích do sản xuất mang lại, được thông qua các chỉ tiêu về giải quyết công
ăn việc làm, bảo vệ môi trường, an ninh xã hội…
+ Hiệu quả kinh tế - xã hội: phản ánh mối tương quan giữa các kết quả
đạt được tổng hợp ở các lĩnh vực kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt
được các kết quả đó.
+ Hiệu quả phát triển: thể hiện sự phát triển của các doanh nghiệp, các
vùng. Đây là kết quả tổng hợp nhiều yếu tố như: tình hình đời sống vật chất, trình
độ dân trí…
Trong các loại hiệu quả xem xét trên thì hiệu quả kinh tế là quan trọng
nhất và có ý nghĩa quyết định. Nhưng hiệu quả kinh tế đánh giá đầy đủ và
toàn diện nhất khi có sự liên kết hài hòa với hiệu quả xã hội và hiệu quả phát
triển.
c) Căn cứ vào yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất
+ Hiệu quả sử dụng vốn
+ Hiệu quả sử dụng lao động
+ Hiệu quả sử dụng đất
+ Hiệu quả sử dụng công nghệ - kỹ thuật mới…
2.1.5 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế

Để định ra tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế đối với các hoạt động
kinh tế là một vấn đề phức tạp. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã
hội cho nên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế chỉ đánh giá một cách tương
đối, không đánh giá được ngay mà phải có thời gian và thời gian này được
gắn với một không gian cụ thể với một trình độ phát triển nền kinh tế xã hội.
Vấn đề này có rất nhiều ý kiến chưa được thống nhất, song đa số các nhà kinh
tế cho rằng tiêu chuẩn cơ bản tổng quát khi đánh giá hiệu quả kinh tế là mức
độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí tài nguyên…
15

Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, còn nguyên tắc đánh giá
hiệu quả kinh tế thì phải được gắn trong những điều kiện cụ thể và ở một giai
đoạn nhất định. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung, mục tiêu
chủ yếu xuyên suốt mọi quá trình sản xuất của xã hội. Do đó việc xác định
hiệu quả kinh tế ở mỗi thời kỳ phát triển kinh tế xã hội khác nhau là khác
nhau và tùy theo nội dung của việc đánh giá mà có tiêu chuẩn đánh giá
Ví dụ như: Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá là thỏa mãn nhu
cầu về vật chất của con người trong điều kiện nhất định.
Đối với doanh nghiệp, xí nghiệp thì tiêu chuẩn ở đây lại là tiết kiệm chi
phí nhưng đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới và khu vực
Một số năm gần đây diện tích và sản lượng rau quả của các nước trên
thế giới không ngừng tăng lên. Theo tổ chức lương thực thế giới FAO, tốc độ
tăng diện tích bình quân hàng năm của thế giới là 2,5%. Điều này cho thấy
cây rau đang có vị trí quan trọng trong hàng hoá nông sản, xu hướng chuyển
đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang phát triển ngành nông nghiệp theo
hướng hàng hoá trên thế giới ngày càng rõ rệt. Cùng với tốc độ tăng diện tích,
sản lượng rau trên thế giới không ngừng tăng. Năm 1994 sản lượng rau trên
thế giới chỉ đạt 545,02 triệu tấn, nhưng cho đến năm 1997 sản lượng rau trên

thế giới lên đến 595,56 triệu tấn (Nguồn: FAO). Như vậy, qua 3 năm sản
lượng rau đã tăng lên 50,54 triệu tấn.
Đóng góp nhiều nhất vào ngành sản xuất rau trên thế giới là hai châu
lục: Châu Á và Châu Âu. Trong đó Châu Á chiếm sản lượng nhiều hơn, năm
1997 sản lượng rau Châu Á là 395,2 triệu tấn chiếm 66,36% tổng sản lượng
rau toàn thể giới. Đứng thứ hai là Châu Âu với sản lượng rau năm 1997 là
68,74 triệu tấn, chiếm 11,54% tổng sản lượng rau trên thế giới. Trong đó sản
lượng rau tập trung chủ yếu của năm nước: Trung Quốc (sản lượng là 236,30
triệu tấn năm 1997), Ấn Độ năm 1997 có sản lượng rau 48,5 triệu tấn, Nga đạt
16

sản lượng 33,8 triệu tấn, thứ tư là Mỹ sản lượng đạt 27,9 triệu tấn, cuối cùng
là Nhật với sản lượng 15,3 triệu tấn. Về chủng loại rau trên thế giới hiện nay
đang được sản xuất và tiêu thụ 120 loại. Trong đó có 14 chủng loại rau chủ
yếu có diện tích từ 500.000 ha trở lên. Một trong những loại rau có giá trị
kinh tế cao và diện tích lớn là cà chua với 2,7 triệu ha và sản lượng 56.500
nghìn tấn. Bên cạnh đó, một loại rau được trồng khá phổ biến là hành khô với
diện tích 1,91 triệu ha và sản lượng là 21,75 triệu tấn, cải bắp diện tích 1,7
triệu ha và sản lượng là 21,75 triệu tấn, cải bắp diện tích 1,7 triệu ha và có sản
lượng là 38,093 triệu tấn.
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam
Từ một đất nước lấy cây lúa làm đầu, ngày nay khi mà xã hội ngày
càng phát triển thì nhu cầu về ăn mặc tăng lên, không những phải đủ ăn mà
còn phải ăn ngon và đủ chất. Cho nên ngành trồng rau phát triển cũng theo Bộ
Thương Mại thì nước ta có khả năng sản xuất rau với số lượng lớn, vấn đề
hạn chế là bao bì, mẫu mã và chất lượng chưa cao. Theo viện thiết kế và quy
hoạch nông nghiệp, sản xuất rau ở Việt Nam có xu hướng tăng cả về diện tích
và sản lượng. Bởi vì vị trí cây rau trong đời sống xã hội ngày càng được coi
trọng. Trong thời kỳ 1991 – 1998 sản lượng rau tăng từ 3,2137 triệu tấn lên
tới 5,6 triệu tấn và năng suất tăng từ 11,97 tấn/ha lên 14,74 tấn/ha (Vịên thiết

kế và quy hoạch nông nghiệp). Tuy nhiên, so với nhu cầu rau bình quân đầu
người đạt 62 – 65 kg/người/năm. Nhưng theo tiêu chuẩn Châu Á, hiện nay
tiêu dùng khoảng 84kg/người/năm.
Là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nên rau của
nước ta rất đa dạng về chủng loại (khoảng 70 loại chủ yếu) trong đó tập trung
chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông
Nam Bộ, Đà lạt. Theo viện thiết kế và quy hoạch nông nghiệp, nước ta có
diện tích trồng rau năm 1999 là 4,4137 ha với sản lượng 5,7565 triệu tấn,
riêng Đồng bằng Sông hồng có 1,125 triệu ha chiếm 25,49% tổng diện tích
rau cả nước, diện tích rau ở Đồng bằng sông Cửu Long là 0,981 triệu ha
17

chiếm 22,2% tổng diện tích rau của cả nước. Lý do rau được trồng trên hai
khu vực này rất thuận lợi cho cây rau sinh trưởng và phát triển, kết hợp với
lợi thế đầu ra cho sản phẩm là thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
đây là hai khu vực tiêu thụ rau lớn nhất cả nước.
Các loại rau được trồng chủ yếu trên vùng Đồng bằng Sông Hồng là:
Bắp cải, Xu hào, Cà chua, Ớt cay, nấm, khoai tây, dưa chuột
Tại Việt Nam sản xuất rau được quy hoạch thành vùng chính là vùng
chuyên canh rau nằm ven các thành phố lớn, thị xã và các Khu công nghiệp
với diện tích chiếm khoảng 35% tổng diện tích trồng rau và sản lượng rau
chiếm 37% sản lượng rau cả nước. Ngoài ra vùng trồng rau thứ hai là vùng
rau luân canh với cây lương thực và cây công nghiệp dài ngày chiếm 65%
diện tích và 63% tổng sản lượng rau của cả nước. Mặt khác rau còn được
trồng trong các hộ gia đình.
Về tiêu thụ rau ở Việt Nam, phần lớn rau quả được sử dụng dưới dạng
tươi và chưa qua chế biến, trong khi đặc tính của sản phẩm rau quả là thu
hoạch theo mùa vụ, thời gian thu hoạch ngắn, khả năng vận chuyển và bảo
quản là rất khó khăn. Do trình độ kỹ thuật ở nước ta còn kém các đơn vị xuất
khẩu thường vượt mức cho phép, mặt khác do chưa có công nghệ và phương

tiện thích hợp bảo quản sau thu hoạch nên tỷ lệ hỏng sau thu hoạch là rất cao.
Thị trường rau xuất khẩu chủ yếu của nước ta trước năm 1991 là Liên
Xô và các nước Đông Âu. Sau sự biến động về chính trị của hệ thống xã hội
chủ nghĩa trước đây, đã ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu rau quả của Việt
Nam, đã làm giảm mười bốn triệu USD/năm kim ngạch xuất khẩu. Từ năm
1994 trở lại đây chúng ta chỉ xuất khẩu một lượng ít rau quả sang Đông Âu
với các loại rau như: Dưa chuột chế biến, Bắp Cải, Cà Rốt. còn lại chủ yếu
xuất khẩu sang các nước Đông bắc Á như: Đài Loan, Philippin, sinhgapore,
Nhật Bản. Hiện nay, thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam có tới 40 nước và
khu vực xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Viễn Đông, Nga, Nhật, Đài Loan
và một số nước Châu Phi và Tây bắc Phị
18

2.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Hà Nội
Sản xuất ra an toàn có vài trò quan trọng đối với đời sống xã hội, nhằm
tạo ra thực phẩm sạch đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay
không ít cơ sở kinh doanh lợi dụng thương hiệu “rau sạch” để lừa phỉnh người
tiêu dùng, cửa hàng mang tên rau rạch lại bán rau không nguồn gốc. Thực tế,
việc kinh doanh rau sạch ở nước ta đang gặp nhiều vướng mắc và sản xuất rau
an toàn đang trở thành vấn đề nóng hiện nay. Thực tế "rau sạch" Hà Nội đang
phấn đấu đến năm 2008 sẽ có 80% diện tích rau an toàn, theo định hướng của
UBND Hà Nội. Để làm việc này, những công việc cần làm có thể thấy ngay
là: Quy hoạch, xây dựng những vùng rau sạch; có quy trình quản lý một cách
hệ thống, chỉ đạo sản xuất; xây dựng hệ thống tiêu thụ-chế biến-phân phối;
thiết lập hệ thống trung tâm phân tích, kiểm định chất lượng rau. Như vậy, rau
an toàn là hàng hóa thương phẩm phải có chứng nhận rau sạch hẳn cho cả một
hệ thống, từ vùng sản xuất tiêu chuẩn, cơ sở sơ chế đảm bảo điều kiện làm
việc và hệ thống phân phối trung thực. Ước mong của Hà Nội cũng khiêm tốn
thôi, là tới 2008 thì sẽ kiểm soát được chất lượng theo tiêu chuẩn cho 100%
sản phẩm rau được tuyên bố là an toàn khi đưa ra thị trường; trước khi tới các

hộ gia đình. Hiện nay, Hà Nội chỉ có khoảng 100 héc-ta sản xuất rau sạch.
Ngành kinh doanh này hiển nhiên còn nhiều tiềm năng, vì hiện tại mới chỉ
đáp ứng chưa tới 10% nhu cầu tiêu dùng rau của các hộ gia đình Hà Nội.
Còn ở lân cận Hà Nội thì sao? Bắc Ninh (tỉnh nằm sát Hà Nội, có thành
phố Bắc Ninh được xem là đô thị vệ tinh gần và phát triển nhất của Hà Nội)
cũng đã nhắc tới xây dựng thương hiệu cho rau an toàn từ tháng 3/2006. Đó là
ông Nguyễn Đức Ngọc ở thôn Niềm Xá, phường Kinh Bắc. Nhưng ông phải
sử dụng đất của mình và thuê thêm ruộng của hơn 30 hộ nông dân khác thì
19

mới có được 6.800 mét vuông đất màu đưa vào gieo trồng các loại rau an
toàn, rau sạch mang thương hiệu "Ánh Dương." Thực tế, đây cũng là diện tích
rất bé, chưa tới 1 héc-ta, gia đình ông phải sử dụng đất của mình và thuê thêm
ruộng của hơn 30 hộ nông dân khác
20

PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Xã Vân Nội huyện Đông Anh thuộc ngoại thành Hà Nội, nằm ở phía
Tây Bắc của thành phố dọc đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài, xã Vân
Nội là trung tâm phía Tây của huyện Đông Anh với chiều dài từ bắc tới nam
là 4 km từ đông sang tây là 2 km
- Phía Bắc giáp với xã Bắc Hồng và Nguyên Khê
- Phía Nam giáp xã Vĩnh Ngọc
- Phía Đông giáp xã Tiên Dương
- Phía Tây giáp xã Kim Mỗ và Lam Hồng
Gần trung tâm huyện Đông Anh có đường quốc lộ nối giữa huyện và

xã. Với vị trí này, Vân Nội có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
* Thời tiết khí hậu:
Theo tài liệu của các nhà khí tượng thành phố Hà Nội, Đông Anh là
một huyện nằm trong khu vực nội trí tuyến mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới
gió mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt rất thuận lợi cho việc sản xuất nông
nghiệp đặc biệt đối với cây rau là cây ngắn ngày, trồng được nhiều vụ trong
một năm. Bên cạnh đó, đây cũng là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của mưa bão
(vào tháng 7-9).
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,5
o
C, cao nhất vào tháng 6-7 là 37-
38,5
o
C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là vào tháng riêng, có lúc xuống tới 8-
9
o
C.
* Chế độ ẩm:
Do bị chi phối bởi hai loại gió mùa: mùa Đông có gió Đông Bắc làm
21

cho khí hậu lạnh và khô, độ ẩm trung bình 60 - 70%, trong thời gian này ít
mưa, thuận lợi cho cây trồng phát triển mạnh. Vào mùa này các hộ chủ yếu là
trồng các loại rau như su hào, cải bắp, sulơ, xàl lách, cải ngọt… còn vào mùa
hè có gió Nam, độ ẩm của đất và không khí tương đối cao, có lúc nhiệt độ lên
tới 38 – 40
o
C, có thời gian lại mưa nhiều làm cho đất bị úng lụt. Thường vào
thời gian này các hộ chỉ trồng các loại cây lấy quả và một số cây ngắn ngày
như cải ngọt, xà lách… Đây là những cây mang lại hiệu quả kinh tế cao trong

mùa này.
* Thuỷ Văn:
Xã Vân Nội có dòng sông Thiếp chảy qua với chiều dài 2 km. Cùng
với hệ thống ao hồ, sông ngòi có khả năng cung cấp nước cho các loại cây
trồng trong mùa khô và hạn chế úng lụt trong mùa mưa.
* Nông hoá thổ nhưỡng:
Là xã nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, đất ở đây là loại đất
phù sa cổ, địa hình khá bằng phẳng. Trong tổng diện tích đất canh tác thì đất
pha cát là nhiều nhất khoảng 74,22%, đất thịt nhẹ 19,48%. Với loại đất này,
vào mùa mưa không thuận lợi cho cây rau phát triển vì khi mưa xuống độ ẩm
đất thường cao cho nên mùa sản xuất chính ở đây là vụ đông xuân.
3.1.2 Đặc điểm về đất đai
Tình hình sử dụng đất đai của xã Vân Nội thể hiện qua biểu (1). Nhìn
vào biểu (1) ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã ổn định qua các năm là
639,09 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 50,92% (325,48 ha) tổng quỹ đất
tự nhiên của xã (số liệu năm 2005) và diện tích đất nông nghiệp có xu hướng
giảm dần qua các năm nhưng không lớn, cụ thể: năm 2006 giảm 5,24 ha, năm
2007 giảm 4,38 ha, bình quân hàng năm diện tích này giảm 1,49%. Đất nông
nghiệp được chia thành các loại: đất sản xuất nông nghiệp và đất nuôi trồng
thuỷ sản trong đó đất sản xuất nông nghiệp có đất trồng cây hàng năm (gồm
đất lúa, đất màu) và đất trồng cây lâu năm khác.
22

23

Đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất xu hướng giảm dần qua
các năm. Năm 2005 chiếm 90.7% tương ứng với 295,2 ha. Cũng qua biểu ta
cũng thấy được là diện tích đất trồng lúa và diện tích đất trồng màu cũng có
xu hướng giảm qua các năm nguyên nhân là do diện tích đất này chuyển đã
chuyển đổi thành đất chuyên dùng và đất ở. Ngoài ra ta thấy diện tích đất nuôi

trồng thuỷ sản không giảm. Đất phi nông nghiệp của xã có xu hướng tăng dần
qua các năm. Năm 2005 diện tích là 282,89 ha chiếm 44,26% trong tổng diện
tích đất tự nhiên, nhưng đến năm 2007 con số này đã là 292,51 ha chiếm
45,77% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Nguyên nhân do xã đã quy hoạch
chuyển một phần đất nông nghiệp kém hiệu quả sang làm đất ở và đất xây
dựng các công trình phúc lợi xã hội như: trường, trạm, nhà văn hoá, đường
giao thông
Mặt khác, cũng qua biểu (1) chúng ta thấy bình quân đất canh tác và
nông nghiệp đều giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do chuyển đổi đất nông
nghiệp sang sử dụng với nhiều mục đích khác. Dân số của xã, dân nhập cư
ngày một tăng lên, đây cũng là một vấn đề mà chính quyền xã cần phải quan
tâm để giải quyết tốt vấn đề này để luôn ổn định chính trị.
Nhìn chung tình hình đất đai của xã có những biến động phù hợp theo
điều kiện kinh tế và xã hội hiện nay.
Vân Nội là xã chuyên sản xuất nông nghiệp, phần lớn nông dân sống
bằng nghề nông và trồng chủ yếu là cây lúa và rau màu. Tính đến năm 2005
tổng số dân của xã là 10431 người, trong đó có 7003 lao động, cho đến năm
2006 đã là 1043 người trong đó có 7021 lao động. Nhưng con số này đã lên
tới 10523 người, trong đó đã có 7141 lao động với tốc độ tăng bình quân dân
số qua 3 năm là 1,45% và tốc độ tăng bình quân lao động qua 3 năm là
0,98%. Thực tế cho thấy lao động ở địa phương luôn có một công việc ổn
định trong một thời gian dài bằng nghề trồng rau của mình. Với một địa thế
thuận lợi về đất đai và vùng tiêu thụ thì Vân Nội cần phải tận dụng tối đa lợi
thế để gây dựng một thương hiệu rau an toàn và cũng không ngừng nâng cao
24

thu nhập cho người dân.
3.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Qua bảng (2) chúng ta thấy thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn theo nghị quyết của huyện, hợp tác xã Vân Nội đã từng bước chuyển hợp

tác xã nông nghiệp thành 12 hợp tác xã dịch vụ nhỏ, từng bước cải thiện phù
hợp với cơ chế quản lý mới, các hộ nông dân không ngừng nâng cao sản
lượng, hiệu quả sản xuất trên mảnh ruộng của mình bằng cách đầu tư thâm
canh, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích. Mặt
khác các hộ nông dân phải tự túc các khâu đầu vào, đầu ra. Cho nên đây cũng là
động lực cho sản xuất phát triển.
Trong một vài năm gần đây, được sự quan tâm của UBND thành phố
Hà Nội, sở khoa học công nghệ, một phần diện tích của xã Vân Nội đã được
thành phố công nhận là vùng sản xuất rau sạch. Đây là một điều kiện khá
thuận lợi cho việc phát triển sản xuất rau. Nhờ đó mà tổng giá trị sản xuất của
xã đã tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2005, tổng giá trị sản xuất của cả xã
là 26.790,20 triệu đồng thì đến năm 2007 đạt 29.926,56 triệu đồng. Trong đó
giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp là lớn nhất 19.200,00 triệu đồng chiếm
71,67% trong tổng giá trị sản xuất năm 2005. Sau ngành nông nghiệp là
5.930,20 triệu đồng chiếm 22,14% và ngành CN – TTCN đạt 1.660,00 triệu
đồng chiếm 6,20%.
Nhờ có sự công nhận là một vùng sản xuất rau an toàn cho nên việc
tiêu thụ sản phẩm ở đây khá thuận lợi và giá trị kinh tế của cây rau cũng được
tăng lên, cơ cấu cây trồng của xã có sự chuyển dịch lớn, phong phú, đa dạng,
mùa nào thứ ấy, đáp ứng được theo nhu cầu của thị trường.
Do thời tiết khí hậu khá thuận lợi, có hai mùa rõ rệt, và cũng là trung
tâm của huyện, có đường giao thông thuận tiện, thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là cây rau, cho nên trong ngành nông nghiệp ngành trồng trọt
có giá trị cao nhất đạt 19.200,00 triệu đồng năm 2005, đến năm 2007 con số
25

×