Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

nâng cao vai trò của người dân trong chương trình 135 ở huyện như thanh - tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.21 KB, 106 trang )

Trờng đại học nông nghiệp hà nội
Khoa kinh tế & ptnt
= = = = = = = =
ơ
luận văn tốt nghiệp
Đề tài:
Nõng cao vai trũ ca ngi dõn trong Chng trỡnh 135
huyn Nh Thanh - tnh Thanh Hoỏ
Giáo viên hớng dẫn
: Pgs.ts. quyền đình hà
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn văn dũng
Lớp
: Kt49b
Hà nội 2008
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Dũng
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã
được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây
tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
UBND huyện, UBND xã Thanh kỳ, Xuân Thọ, Xuân Thái cùng tập thể
phòng Dân tộc huyện Như Thanh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong


quá trình nghiên cứu tại cơ sở.
Bà con trong ba xã Thanh Kỳ, Xuân Thái, Xuân Thọ của huyện Như
Thanh đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo PGS.TS.Quyền Đình Hà -
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã chia sẻ,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn
tốt nghiệp của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của
các tập thể và cá nhân đã dành cho tôi.
Tác giả luận văn
Nguyễn văn Dũng
ii
MỤC LỤC
Tấn 44
PHỤ LỤC 95…………………………………………………………………
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ Ban chỉ đạo
BQL CT-135 Ban quản lý Chương trình 135
BQLDA Ban quản lý dự án
CNH – HĐH Công nghiệp hoá hiện hại hoá
CT-135 Chương trình 135
CN-TTCN Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
DV-TM Dịch vụ thương mại
GTNT Giao thông nông thôn
HĐND Hội đồng dân nhân

KHKT Khoa học kỹ thuật
KT-XH Kinh tế xã hội
MTTQ Mặt trận tổ quốc
NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia
SL Số lượng
LĐNN Lao động nông nghiệp
TDTT Thể dục thể thao
UBND Uỷ ban nhân dân
iv
DANH MC BNG, S
Bảng 3.1: Tình hình khí hậu thời tiết huyện Nh Thanh 2006.Error: Reference source
not found
Bng 3.2: Tỡnh hỡnh phõn b v s dng t ca huyn qua 3 nm .Error: Reference
source not found
Bảng 3.3: Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm Error: Reference
source not found
Bng 3.4: Kt qu sn xut nụng nghip ca huyn qua 3 nm Error: Reference
source not found
Bng 4.1: Kt phõn b vn ca hng mc thuc CT-135Error: Reference source not
found
Bng 4.2: T l ngi tham gia ca ngi dõn trong CT-135 Error: Reference
source not found
Bng 4.3: Kt qu o to v tp hun cỏn b c s Error: Reference source not
found
Bng 4.4: Mt s ch tiờu kinh t - xó hi ca 3 xó nghiờn cu Error: Reference
source not found
Bng 4.5: Ngi dõn tham gia lp k hoch v quy ch hot ng Error: Reference
source not found
Bng 4.6: Tng hp Chng trỡnh 135 thc hin ti ba xó Error: Reference source

not found
Bng 4.7: Ngi dõn tham gia lao ng xõy dng cụng trỡnh Error: Reference
source not found
Bng 4.8: úng gúp xõy dng cụng trỡnh bng vt liu ca ngi dõn Error:
Reference source not found
Bng 4.9: Tng hp cụng trỡnh ngi dõn thc hin thụng qua cỏc on th Error:
Reference source not found
v
Bảng 4.10: Quy ước quản lý, bảo vệ công tình 135 tại ba xã nghiên cứu Error:
Reference source not found
Sơ đồ 2.1: Phương pháp tiếp cận thuyền thống Error: Reference source not
found
Sơ đồ 2.2 : Phương pháp tiếp cận từ dưới lên Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.3: Mô tả vai trò của người dân trong các hoạt động Error: Reference
source not found
Sơ đồ 4.4: Cây mục tiêu nhằm phát triển bền vững KT – XH miền núi thông qua
việc nâng cao vai trò của người dân Error: Reference source not found

Sơ đồ 4.5: Sơ đồ tổ chức giám sát công trình 135Error: Reference source not found
Sơ đồ 4.6: Cây vấn đề nguyên nhân hạn chế vai trò của người dân Error: Reference
source not found
Sơ đồ 4.7: Cây vấn đề nâng cao vai trò của người dân tại huyện Như Thanh Error:
Reference source not found
vi
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông thôn (bao gồm cả miền núi) đang giữ một vị trí chiến lược hết sức
quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của nước ta. Hiện nay nông thôn
vẫn chiếm phần lớn dân số và diện tích của cả nước và kinh tế nông nghiệp đang

đóng góp khoảng 24% tổng thu nhập quốc dân, 30% giá trị xuất khẩu.
Xuất phát từ vị trí chiến lược của nông thôn và miền núi, trong quá
trình đổi mới và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh
CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông
nghiệp, nông thôn và nông dân, trong đó trọng tâm là chăm lo đời sống của
người nông dân. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực huy động cho
sự phát triển của nông thôn và miền núi, như nguồn lực về vốn, phương tiện
vật chất - kỹ thuật, đặc biệt là việc phát huy nguồn lực con người. Đối với
miền núi, Đảng và Nhà nước đã triển khai thực hiện nhiều chương trình phát
triển KT-XH như: Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg về Phê duyệt chương
trình phát triển KT-XH các xã miền núi và vùng sâu, vùng xa; Nghị quyết số
37-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc
phòng, an ninh vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2010; việc triển khai
thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia như: chương trình xoá đói giảm
nghèo, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Những
quyết sách hết sức sáng suốt đó đã mở đường cho sự phát triển vượt bậc, khá
toàn diện của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam trong những năm qua, mà
nổi bật là sự tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao về sản xuất lương thực và
xuất khẩu gạo. Thành tựu về phát triển nông nghiệp đã góp phần quan trọng
tạo nên thành tựu chung của công cuộc đổi mới, sự ổn định và phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam.
1
Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), thì nông nghiệp và nông thôn còn phải phấn đấu
vươn lên rất nhiều. Cho đến nay, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn
chuyển dịch còn chậm; việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản
xuất còn nhiều hạn chế; khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản yếu; công
nghiệp chế biến và ngành nghề kém phát triển; lao động ở nông thôn dư thừa
nhiều; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở một số vùng còn rất thấp;
tiềm năng về đất đai, rừng, biển nhiều vùng chưa được khai thác có hiệu quả;

đời sống của một bộ phận nông dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều
khó khăn. Quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn cho đến nay đang ở
giai đoạn đầu.
Có nhiều nguyên nhân để chúng ta đạt được những thành tựu và những
hạn chế trong việc triển khai thực hiện các chương trình phát triển KT-XH ở
nông thôn và miền núi. Nhưng nguyên nhân sâu xa là việc phát huy nhưng
yếu tố thuộc về việc phát huy nội lực của từng địa phương, trong đó đặc biệt
là việc xác định và nâng cao được vai trò của người dân tại địa phương. Quán
triệt các quan điểm của Đảng ta và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong
việc triển khai thực hiện các chương trình phát triển KT-XH, đặc biệt là phát
huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, đây là vấn đề chiến lược của cách
mạng trong giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Huyện Như Thanh là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng, các cấp bộ Đảng, chính quyền và nhân dân
trong huyện đã có nhiều cố gắng và đã đạt được những kết quả quan trọng.
Kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng; bộ
mặt nông thôn đã có nhiều đổi mới. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có chuyển
biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được
nâng lên. Trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án phát triển KT-XH
của huyện, vai trò của người dân địa phương rất quan trọng, nhất là việc
2
người dân cùng tham gia vào góp vốn, tham gia xây dựng, quản lý, sử dụng
và bảo vệ. Nhờ vậy mà các công trình được sử dụng một cách có hiệu quả và
lâu dài. Tuy nhiên, cho đến nay Như Thanh vẫn còn là một huyện nghèo. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt kế hoạch đề ra; nhiều chỉ tiêu trên bình quân
đầu người còn thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; hiệu quả sản xuất,
khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa còn thấp; chưa phát huy được lợi
thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và nhất là nguồn lực con người để phát
triển nhanh và bền vững. Sự phát triển giữa các xã trong huyện còn có sự

chênh lệch lớn, nhiều xã miền núi vẫn còn nhiều khó khăn.
Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng cao và phát triển bền vững, huyện
Như Thanh phải tiếp tục nâng cao vai trò của người dân trong việc thực hiện
các chương trình, dự án phát triển KT-XH của huyện. Đó là điều kiện để thực
hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện
một cách đúng đắn, hiệu quả và thiết thực.
Xuất phát từ thực tế đó mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nâng cao vai trò của người dân trong chương trình 135 ở huyện Như
Thanh - tỉnh Thanh Hoá”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
- Đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của
người dân trong các dự án thuộc chương trình 135 tại huyện Như Thanh -
Tỉnh Thanh Hoá.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về vai trò của người dân trong
chương trình 135 tại huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hoá.
- Đánh giá thực trạng vai trò của người dân trong chương trình 135 tại
huyện. Qua đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến vai trò của người dân trong
chương trình.
3
- Đề xuất một giải pháp nhằm nâng cao vai trò của người dân đối với
Chương trình 135 trên địa bàn huyện Như Thanh trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò
của người dân thông qua các hoạt động trong chương trình 135 tại huyện Như
Thanh.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của người dân trong

chương trình 135, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của người
dân trong chương trình.
- Thời gian: 18/1/2008 đến 30/4/2008
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Như Thanh -
tỉnh Thanh Hoá.
4
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niện cơ bản
* Nông thôn và phát triển nông thôn
Xây dựng và phát triển nông thôn là một vấn đề phức tạp và rộng lớn,
liên quan đến các mặt như khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học
xã hội.
- Nông thôn: Là một khái niệm dùng để chỉ những khu vực dân cư sinh
sống có hoạt động nông nghiệp, dựa trên hoạt động nông nghiệp. Thích ứng
với hoạt động nông nghiệp là kiểu tổ chức sinh hoạt quần cư của người dân
dưới hình thức đặc thù theo bản, làng, phun, sóc…[1]
- Phát triển nông thôn: Được quan niệm khác nhau ở từng nước, ngày
nay đã có một khái niệm phát triển nông thôn tương đối thống nhất về ý tưởng
của Ngân hàng thế giới: “ Phát triển nông thôn là một chiến lược được vạch ra
nhằm cải thiện đời sống kinh tế và xã hội của một nhóm người riêng biệt,
người nghèo ở nông thôn. Nó đòi hỏi phải mở rộng lợi ích của sự phát triển
với những người nghèo nhất trong số những người đang tìm kế sinh nhai ở
các vùng nông thôn. Nhóm này gồm những tiểu nông, tá điền và những người
không có đất ”. [2]
* Tăng trưởng và phát triển
- Tăng trưởng là sự gia tăng về quy mô (quy mô sản xuất, quy mô sản
phẩm xã hội…) hay trong lĩnh vực kinh tế là sự tăng thêm về tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) hay tổng thu nhập quốc dân (GNP). [2]

- Phát triển là quá trình thay đổi liên tục làm tăng mức sống của con
người, phân phối công bằng những thành quả đạt được và nâng cao giá trị
5
cuộc sống. Như vậy phát triển bao hàm: Tăng trưởng kinh tế để tăng mức
sống vật chất và tinh thần của con người; thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội,
hướng tới cơ cấu kinh tế xã hội tiến bộ; phân phối công bằng thu nhập quốc
dân cho mọi người; nâng cao giá trị cuộc sống, gia đình, niềm tin, tự do, công
bằng xã hội, bình đẳng. [2]
* Khái niệm về dự án phát triển nông thôn
- Dự án: Theo nghĩa chung nhất là tập hợp các hoạt động qua lại để bố
trí sử dụng các nguồn lực khan hiếm, nhằm tạo ra sản phẩm hay dịch vụ,
trong thời gian xác định nhằm thoã mãn mục tiêu nhất định và đầu tư một lần
có tác dụng lâu dài. Dự án bao gồm đầu vào (kinh phí, thời gian, nhân lực, vật
lực…), các hoạt động dự án được thực hiện trong môi trường (tự nhiên, xã
hội, chính trị và kinh tế), các đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) để thoả mãn nhu
cầu mong muốn. Tuỳ theo mục đích, dự án có thể chia thành 3 loại: Dự án
đầu tư kinh doanh; dự án nghiên cứu; dự án phát triển. [3]
2.1.2 Đặc điểm và vai trò của chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi
2.1.2.1 Đặc điểm của chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi
* Đặc điểm của chương trình phát triển kinh tế - xã hôi
Trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, nông thôn Việt Nam
có một chiến lược quan trọng thể hiện qua các mặt: Nông thôn là địa bàn sản
xuất những sản phẩm thiết yếu (hiện nay nông nghiệp chiếm khoảng 24%
tổng thu nhập quốc dân, 30% giá trị xuất khẩu); khu vực nông thôn bao gồm
75% dân cư, gần 70% lực lượng lao động xã hội, là nguồn cung cấp lao động
cho nghành công nghiệp và dịch vụ, là thị trường rộng lớn cho nghành công
nghiệp; nông thôn nước ta có 54 dân tộc khác nhau gồm nhiều tầng lớp. Mỗi
sự biến động nhỏ ở nông thôn sẽ gây ra tác động mạnh đến tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội của một nước. Ổn định nông thôn đảm bảo đảm bảo ổn định
tình hình đất nước. Do đó mà các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của

miền núi đều có một số đặc điểm như sau:
6
- Nhằm giải quyết các vấn đề phát triển với 3 mục tiêu đan xen nhau đó
là: Mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường.
- Nông thôn là đối tượng chính của quá trình phát triển.
- Sự thành công của dự án phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, kinh tế,
xã hội của người hưởng lợi.
- Dự án phát triển nông thôn có nhiều rủi ro. Khó hình thành chỉ số
giám sát.
- Dự án phàt triển nông thôn là dự án lồng ghép đa mục tiêu.
- Cộng đồng nông thôn vừa là người xây dựng, thực hiện và là người
hưởng lợi.
- Dự án phát triển nông thôn được triển khai trong thời gian ít hạn hẹp
và không gian lớn.
- Dự án phát triển nông thôn có tác dụng lâu dài nếu như duy tu, quản
lý và bảo dưỡng tốt.
* Những khó khăn trước mắt trong phát triển nông thôn ở Việt Nam
Kinh tế nông thôn mang nặng tính thuần nông, cơ cấu sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ trọng cao, cơ cấu công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng bé,
sản xuất còn mang nặng tính tự cấp tự túc, năng xuất đất đai, năng xuất lao
động, thu nhập và đời sống còn thấp. Khả năng tiếp cận thị trường kém, hầu
hết người dân nông thôn vẫn sản xuất theo kiểu tự cấp tự túc chưa căn cứ vào
thị trường.
Cơ sở hạ tầng quá yếu kém, giao thông, nhất là vùng xâu, vùng xa còn
gặp nhiều khó khăn gây trở ngại cho tổ chức sản xuất và giao lưu hàng hoá,
mạng lưới thuỷ lợi tuy đã được xây dựng nhưng không đồng bộ, kỹ thuật lạc
hậu hiệu quả thấp. Công nghiệp nông thôn chưa phát triển, kỹ thuật thấp,
không đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn, tập trung
7
hoá (hiện nay còn trên 500 xã chưa có đường giao thông tới xã, 2362 xã đặc

biệt khó khăn, 13% xã chưa có điện, 58% có nhà tốt…) [1]
Rừng bị tàn phá nặng nề, đất đai bị sói mòn và có nguy cơ bị huỷ hoại
nghiêm trọng, độ che phủ của rừng hiện còn 38%, hiện có hơn 10 triệu ha đất
trống đồi núi trọc gây cản trở đến môi trường sinh thái và chống úng hạn,
nhiều nơi thiếu nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
Tốc độ tăng dân số cao (dân số nước ta tăng bình quân khoảng 1,3%,
năm 2000 là 77,6 triệu người, đến nay khoảng 84 triệu người) gây khó khăn
và sức ép nhiều mặt về sản xuất, nhà ở, việc làm, trường học, tình trạng bán
thất nghiệp ở nhiều nơi nhất là các vùng sâu vùng xa. Tình trạng thiếu việc
làm đang là vấn đề bức xúc. Hiện nay nông thôn mới chỉ sử dụng 50 đến 60%
quỹ thời gian, có 6 đến 7 triệu người đang cần việc làm.
Đời sống nhân dân đã được cải thiện trong thời gian vừa qua, song vẫn
còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, mức sống của nhân dân thấp, tỷ lệ hộ
nghèo đói còn rất cao, nhất là vùng trung du miền núi. Chênh lệch giàu nghèo
giữa các vùng ngày càng tăng, hiện nay thu nhập của nông thôn có khoảng
cách rất xa so với thu nhập ở thành thị và có nguy cơ ngày càng tăng lên.
* Quan điểm phát triển nông thôn của Đảng và Nhà nước ta
Trong những năm gần đây trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước.
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề phát triển nông thôn. Một số
quan điểm về phát triển nông thôn cuả Đảng và Nhà nước ta là:
- Phát triển nông thôn phải đảm bảo đồng bộ cả về mặt kinh tế, xã hội
và môi trường. Phát triển nông thôn là một vấn đề phức tạp và rộng lớn, đầu
tư nhiều nguồn lực do đó phải làm sao có hiệu quả.
Hiệu quả kinh tế: Phát triển nông thôn nhằm đảm bảo sản xuất ngày
càng nhiều nông sản phẩm với giá thành hạ, chất lượng sản phẩm tăng, năng
xuất lao động cao. Trên cơ sở hiệu quả để thực hiện phát triển sản xuất và
nâng cao thu nhập cho người dân.
8
Hiệu quả xã hội: Phát triển nông thôn nhằm tạo việc làm, tạo cơ hội để
mọi người dân có thu nhập, để không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân

cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Trên cơ sở đó thực hiện công bằng, dân chủ,
văn minh xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phát huy những truyền thống tốt
đẹp của cộng đồng nông thôn.
Hiệu quả môi trường sinh thái: Bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái
nông nghiệp, bảo vệ nguồn nước, rừng và các tài nguyên, bảo vệ và cải tạo
đất, xây dựng cảnh quan và môi trường sống lành mạnh.
- Phát triển nông thôn theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước, phát triển nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, do đó đi đôi với
phát triển sản xuất phải mở rộng thị trường nông thôn. Bao gồm thị trường
sản phẩm, thị trường vốn, thị trường vật tư, thị trường lao động và dịch vụ
khoa học kỷ thuật… mở rộng tự do cạnh tranh theo quy luật cung cầu và giá
cả, chống ép giá, ép cấp, ngăn cách thị trường.
Khuyến khích các thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể, tư nhân cá
thể hộ gia đình, khai thác đầy đủ các nguồn lực bao gồm: đất đai, lao động,
tiền vốn và cơ sở vật chất kỷ thuật hiện có của các thành phần kinh tế làm
động lực phát triển kinh tế nông thôn
Quan tâm đến các lợi ích của các nông hộ, biến họ thực sự trở thành
đơn vị tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đây là nhân tố quyết định đến sự
phát triển nông thôn. Mặt khác, khuyến khích các hình thức hợp tác nhằm phát
huy thế mạnh của các thành phần kinh tế. Phát triển nông thôn phải trên cơ sở
tôn trọng pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo lợi
ích của từng hộ từng doanh nghiệp gắn liền với lợi ích chung của cộng đồng.
- Phát triển nông thôn toàn diện có tính đến lợi thế so sánh
Phát triển nông thôn không chỉ về mặt kinh tế mà còn bao gồm toàn
diện về các mặt như: Văn hoá, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng, phát triển
9
nông nghiệp đi đôi với phát triển công nghiệp và dịch vụ. Thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH khu vực nông thôn.
Phát triển nông thôn toàn diện phải tính đến lợi thế so sánh của các
ngành, các vùng nông thôn nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế tiến bộ, đồng

bộ có hiệu quả theo hướng chuyên môn hoá, phối hợp thế mạnh của các vùng
trong tổng thể chung của cả nước.
- Phát triển nông thôn theo hướng CNH-HĐH
Nông thôn không thể phát triển nếu chỉ chú trọng phát triển nông
nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng bỏ dần tính thuần
nông, phát triển công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là công nghịêp chế biến
nông, lâm, thuỷ sản phục vụ xuất khẩu. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông, điện, thông tin liên lạc, các công trình văn hoá, y tế, giáo dục
làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Khuyến khích đầu tư xây dựng các doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ ở địa phương.
CNH-HĐH nông thôn đòi hỏi ngày càng phải áp dụng các tiến bộ kỷ
thuật về giống cây trồng vật nuôi thích hợp với vùng sinh thái. Cho phép tăng
năng xuất, tăng chất lượng sản phẩm, áp dụng các công nghệ đặc biệt là công
nghệ sinh học về phân bón, về bảo vệ thực vật, về thú y, về thức ăn gia súc,
vừa cho phép tăng năng xuất, tiết kiệm chi phí vừa giảm việc sử dụng phân
bón hoá học, thuốc trừ sâu, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, lâu dài.
2.1.2.2 Vai trò của chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi
Hiện nay ở nước ta, trình độ lực lượng sản xuất còn thấp nên phân công
lao động chưa phát triển và không đồng đều giữa các vùng, khoảng cách
chênh lệch giàu nghèo giữa miền xuôi và miền núi rất lớn. Thêm vào đó, nông
thôn miền núi mang nhiều tính đa dạng về yếu tố tự nhiên, khác biệt về tập
quán canh tác, thói quen, lối sống và đặc biệt là điều kiện khả năng thích nghi
các yếu tố thị trường, tạo nên khoảng cách chênh lệch. Phân phối giàu nghèo
không chỉ diễn ra ở một vùng mà cả giữa các vùng với nhau. Mục tiêu của
10
Đảng và Nhà nước ta là công bằng xã hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Một số dự án đã đưa ra: [4]
- Dự án định canh định cư: Mục tiêu đưa ra là ổn định nơi ở, nơi sản
xuất và bảo vệ rừng đối với những nơi đồng bào còn du canh, du cư. Hoạt
động của dự án gồm xây dựng các cơ sở sản xuất như khai hoang, làm ruộng

thâm canh, thuỷ lợi nhỏ, trồng cây công nghiệp, trồng rừng, xây dựng cơ sở
hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, nhà trẻ, di chuyển và ổn định làng bản.
- Dự án quy hoạch sắp xếp lại dân cư: Mục tiêu của dự án là điều chỉnh
mật độ dân số, phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Đây là một chương trình
quan trọng nhằm tạo điều kiện phát triển một số vùng, nhất là vùng dân cư
thưa thớt, vùng xâu, vùng xa, vùng hải đảo khó khăn hoặc những vùng có
điều kiện sống khó khăn cần phải di chuyển người dân đến nơi ở mới để có
điều kiện sống và sản xuất tốt hơn.
- Dự án khuyến lâm miền núi: Dự án khuyến lâm tạo điều kiện và tổ
chức cho hộ nông dân tham gia vào các mục tiêu phát triển rừng. Hoạt động
của dự án tập trung cho việc xây dựng các mô hình trình diễn ở các tỉnh và
hình thành đội ngũ cán bộ khuyến lâm từ tỉnh đến xã.
- Hỗ trợ người nghèo về y tế: Mục tiêu của dự án là chữa bệnh cho
người nghèo. Các biện pháp như cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí, cấp thẻ
bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh từ thiện, khám chữa bệnh lưu động, tăng
cường cơ sở vật chất, bác sỹ tuyến xã, huyện…
Như vậy, trong những năm qua các chương trình, dự án phát triển nông
thôn nói chung và phát triển miền núi nói riêng. Đã góp phần quan trọng vào
việc phát triển và cải thiện miền núi nước ta.
2.1.3 Phương pháp tiếp cận trong các chương trình phát triển nông thôn
2.1.3.1 Phương pháp tiếp cận truyền thống
Đây là một trong những phương pháp tiếp cận người dân trong những
năm 80. Hậu quả của những năm 80 đã chỉ ra những hạn chế của cách tiếp
11
cận thuyền thống về phát triển đó là cách tiếp cận dựa trên cơ sở chính sách
“từ trên xuống” và áp dụng trong hầu hết các trường hợp.
Phương pháp này có đặc điểm là các ý tưởng đều do các cơ quan Nhà
nước đề ra, người dân đóng vai trò thụ động, trông đợi và thiếu sự hợp tác
trong phát triển, các chương trình này đều làm theo số lượng không có sự
đồng tình của người dân và thường làm theo kế hoạch, do đó mà xa rời với

nhu cầu mà người dân đòi hỏi, không đem lại kết quả cao. [5]
Sơ đồ 2.1: Phương pháp tiếp cận thuyền thống [6]
2.1.3.2 Phương pháp tiếp cận từ dưới lên
Đặc điểm của quan điểm này là các ý tưởng phát triển là do cơ quan Nhà
nước đề xướng, được dân đồng thuận và trở thành quyết định cuả dân, các
chương trình này được tiến hành trên chính quê hương của họ, người dân đóng
vai trò chủ động, là trung tâm của sự phát triển, là người hưởng lợi chính, là
người tham gia chủ yếu trong các chương trình phát triển, họ là cơ sở cho sự
phát triển vì hơn ai hết họ bíêt rất rõ những khó khăn và nhu cầu của mình và
chính họ là những người quản lý các công trình đó. Một cộng đồng càng phát
triển và năng động càng có khả năng thu hút người dân ở lại. [5]
Phương pháp này cho phép người dân có thể tham gia vào việc xem xét,
cân nhắc đến thực trạng cụ thể của địa phương mình. Cho phép các nhà đầu tư
Nhận biết
vấn đề
Nhà nước, các tổ
chức tài trợ
Cộng đồng địa
phương
Xác định chiến
lược
Thực hiện quản

12
và giúp cho chúng ta có thể nhận thấy những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức
và cơ hội của địa phương mình và qua đó có thể biết được cái gì có thể ảnh
hưởng tới việc xác định mục tiêu, việc thực hiện các hoạt động, và dự đoán kết
quả sẽ đạt được khi thực hiện các chương trình đó. [7]
Phương pháp tiếp cận từ dưới lên nhằm mục đích quá trình tham gia của
các cộng đồng trong tất cả các khía cạnh cuả chính sách phát triển. Sự tham gia

của người dân địa phương được thể hiện ở tất cả các cấp hoặc là thông qua sự
bàn bạc của người dân hoặc bằng cách đưa họ trở thành các bên tham gia. Sự
tiếp cận từ dưới lên dựa vào hai quan niệm chính đó là “lòng nhiệt tình” và “đào
tạo cộng đồng địa phương”.
Sơ đồ 2.2 : Phương pháp tiếp cận từ dưới lên [6]
2.1.4 Một số đặc điểm của người dân miền núi
Người dân sinh sống tại miền núi của nước ta chủ yếu là tham gia vào sản
xuất nông nghiệp, nên mang bản chất của người nông dân Việt Nam đó là bản
chất yêu nước, cần cù, thông minh và sáng tạo. Từ khi có sự lãnh đạo Đảng thì
vai trò của người dân đã dần dần được nâng lên rõ nét, đồng bào các dân tộc
miền núi đã một lòng đi theo Đảng, hăng say lao động và giám nhìn thẳng vào
những khó khăn và thách thức để vươn lên. Nông dân đã góp sức với các tầng
lớp trong xã hội để phát triển kinh tế xã hội của đất nước, người nông dân đã
mạnh dạn hơn, có điều kiện hơn trong việc tiếp thu và áp dụng những tiến bộ kỹ
Nhận biết
vấn đề
Nhà nước, các tổ
chức tài trợ
Cộng đồng địa
phương
Xác định chiến
lược
Thực hiện
quản lý
13
thuật vào trong quá trình sản xuất, xây dựng cuộc sống của mình. Đặc biệt, từ
khi chủ trương dân chủ cơ sở ngày một hoàn thiện thì người nông dân được
tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế xã hội tại thôn bản mình ngày càng
nhiều hơn.
Tuy nhiên, do xuất phát điểm về kinh tế thấp, địa bàn bị chia cắt, giao

thông đi lại khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, điều kiện sản xuất khó khăn, cùng
với phong tục tập quán sản xuất một số nơi còn lạc hậu nên đời sống vật chất,
tinh thần của đồng bào các dân tộc còn rất nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ đói nghèo
còn cao; mặt bằng dân trí thấp, kiến thức về kỹ thuật, công nghệ rất hạn hẹp; các
tệ nạn xã hội như: nghiện hút các chất ma tuý, di cư tự do, truyền đạo trái
pháp luật vẫn còn diễn biến phức tạp; tư tưởng trông chờ, ỷ lại, cam chịu với
đói nghèo, lạc hậu vẫn còn khá nặng nề. Chất lượng đội ngũ cán bộ và hoạt
động của một số cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị còn
nhiều bất cập.
Những vấn đề trên đã làm ảnh hưởng đến việc nâng cao vao trò của người
dân trong các chương trình, dự án phát triển của miền núi.
2.1.5 Vai trò của người dân trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội
2.1.5.1 Khái niệm vai trò
Theo từ điển tiếng việt, (năm2005) thì vai trò là tác dụng, chức năng
trong sự hoạt động, phát triển của cái gi đó [8].
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin coi sự nghiệp cách mạng là của
quần chúng nhân dân, chính "quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch
sử". Lịch sử phát triển của xã hội cho thấy, quần chúng nhân dân không chỉ là
nhân tố quyết định cho sự phát triển của xã hội mà còn cả tiềm năng to lớn
trong việc giữ gìn và phát triển mọi giá trị truyền thống cho những thế hệ kế
tiếp nhau từ thời đại này tới thời đại khác.
Quan điểm xuyên suốt trong đường lối cách mạng của Đảng ta và tư
tưởng Hồ Chí Minh coi "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng"; "Tất cả
quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt
14
nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo"; nhà nước của ta là "Nhà
nước của dân, do dân , vì dân"; Đảng ta "vừa là người lãnh đạo, vừa là người
đầy tớ thật trung thành của nhân dân".[9]
Hơn lúc nào hết, để đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được
đúng đắn, chính xác; bằng những hình thức, biện pháp thích hợp, cần tổ chức

cho quần chúng tham gia ý kiến, thực hiện lời dạy của Bác Hồ: " việc gì
cũng phải hỏi ý kiến dân chúng, cùng dân chúng bàn bạc, ". Quần chúng
nhân dân hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trí tuệ và kinh
nghiệm của họ là vô cùng phong phú. Họ không những có quyền mà còn có
khả năng tham gia đóng góp vào việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng có quan hệ đến vận mệnh quốc gia, dân tộc, đến mỗi địa
phương, mỗi chương trình, mỗi người dân và đến chính vận mệnh của Đảng.
Thực tiễn đã minh chứng nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
được hoạch định từ sáng kiến, đề xuất của quần chúng.
2.1.5.2 Nội dung vai trò của người dân trong các hoạt động của chương trình
phát triển kinh tế xã hội
Việt nam ta có câu: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó nghìn lần
dân liệu cũng xong” [8]. Từ ngạn ngữ trên ta hiểu rằng mọi việc của bản làng
nếu dân đồng lòng cùng tham gia thì sẽ thành công, nếu dân không tham gia
thì việc dù dễ đến đâu, được hổ trợ, đầu tư trợ giúp đến đâu cũng khó thành
công hoặc có thành công thì cũng không lâu dài. Xác định được vai trò to lớn
của người dân mà Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh phương châm “Dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi” và luôn đề cao vai trò
của người dân lấy nhân dân làm gốc. [10]
- Dân biết là những kiến thức vốn có của người dân có vai trò quan
trọng trong các chương trình phát triển ở địa phương, và các quá trình lập kế
hoạch, khảo sát thiết kế. Vậy dân được biết những gì? Mọi người dân trong
làng bản phải biết rõ hai điểm:
15
Thứ nhất, những gì mà làng bản cùng thống nhất, ưu tiên giải quyết,
phải làm. Bên cạnh đó người dân cần phải biết được mục đích của việc xây
dựng là gì, yêu cầu những đóng góp từ phía họ, trách nhiệm và quyền lợi của
cộng đồng.
Thứ hai, những gì mà Nhà nước, các tổ chức bên ngoài có thể hổ trợ và
giúp đỡ.

- Dân bàn là thể hiện quyền dân chủ của người dân được tham gia xây
dựng chương trình, kế hoạch hành động, các quy định của cộng đồng phát
huy được trí tuệ tính tích cực sáng tạo. Mọi người dân trong cộng đồng cần
được cùng nhau bàn bạc về các việc sau: bàn kế hoạch thực hiện làm cái gi, ở
đâu, khi nào; bàn về nghĩa vụ đóng góp của mỗi người, mỗi nhà, mỗi tổ chức
trong làng bản, xã; bàn về cách tổ chức, quản lý như thế nào; bàn về chia sẻ
lợi ích ra sao; bàn về quy chế thực hiện thưởng phạt của làng bản; bàn về
thống nhất cam kết thực hiện…
- Dân làm những người dân, hộ gia đình hay các tổ chức trong các làng
bản có thể làm các việc như sau để thực hiện các hoạt động chung của làng
bản: đóng góp ngày công lao động; đóng góp vật tư, vật liệu mà địa phương
hoặc gia đình có như: đất, đá, cát sỏi, cây cối, cây giống, con giống…có thể
đóng góp bằng tiền (nếu có); đóng góp kiến thức và kinh nghiệm thông qua
việc tham gia vào nhóm quản lý hay chỉ đạo thực hiện; sự tham gia trực tiếp
của người dân và các hoạt động xây dựng các công trình, quản lý sử dụng các
công trình; người dân tham gia trực tiếp vào quá trình lập kế hoạch, tham gia
vào các công đoạn của các công trình như: xây dựng, thi công, quản lý, bảo
dưỡng và vận hành các công trình một cách có hiệu quả.
- Dân kiểm tra mọi người dân đều có thể kiểm tra, giám sát các hoạt
động chung của làng bản mà họ đã được bàn, đã được đóng góp và đã làm
như: kiểm tra quản lý, sử dụng các vốn đầu tư và chi tiêu; kiểm tra chất lượng
các công trình, các hoạt động đã đang thực hiện; kiểm tra việc đóng góp và
phân chia lợi ích.
16
- Dân quản lý các thành quả hoạt động, các công trình sau khi xây dựng
xong cần được quản lý trực tiếp của các đối tượng hưởng lợi để tránh tình
trạng không rõ ràng về chủ sỡ hữu. Việc duy tu, quản lý, bảo vệ nhằm nâng
cao tuổi thọ phát huy tối đa hiệu quả của việc sử dụng công trình.
- Dân hưởng lợi, đây là lợi ích mà các hoạt động của chương trình, dự
án mang lại cho người dân.

Sơ đồ 2.3: Mô tả vai trò của người dân trong các hoạt động phát triển KT-XH
2.1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của người dân
2.1.6.1 Các chủ trương đường lối chính sách của Đảng
Đường lối, quan điểm của Đảng ta và tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt
coi trọng vấn đề dân chủ, nhất là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ
sở, việc phát huy dân chủ ở nông thôn nước ta có một ý nghĩa sâu sắc và là vấn
đề chiến lược của cách mạng trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Nông
dân
Hưởn
g lợi
Biết
Bàn
Quản

Kiểm tra
Làm
17
Triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW, ngày 18-02-1998 của Bộ
Chính trị (khoá VIII); Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 28-3-2002 của Ban Bí thư
(khoá IX) về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở
cơ sở; nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành, bổ
sung, sửa đổi. Việc triển khai thực hiện đã đạt được nhiều kết quả tốt. Chủ
trương thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được nhân dân đồng tình, thể hiện "ý
Đảng hợp với lòng dân", quyền làm chủ và không khí dân chủ trong xã hội tiếp
tục được mở rộng và không ngừng nâng cao. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ
sở là bước tiến cụ thể mở rộng dân chủ trực tiếp, nâng cao chất lượng dân chủ
đại diện; góp phần ổn định chính trị, đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong
trào thi đua yêu nước, tập trung phát triển kinh tế, xây dựng môi trường văn

hoá, xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng; đồng thời góp phần xây dựng hệ
thống chính trị ở cơ sở, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân
dân, nâng cao hiệu quả KT-XH của các chương trình, dự án [11]
Tuy nhiên, trong những năm qua cùng với quá trình hội nhập phát triển
của đất nước, cơ chế thị trường đã bộc lộ những mặt yếu của nó, đó là: Nền
kinh tế phát triển thì sự phân hoá giàu nghèo càng diễn ra sâu sắc ở các vùng,
miền, đặc biệt là ở miền núi núi và vùng cao, việc đầu tư không đồng bộ giữa
miền xuôi với miền núi, chênh lệch về thu nhập giữa người dân miền núi với
khu vực thành thị và nông thôn ngày càng gia tăng. Quyền làm chủ của dân
cư miền núi một số nơi bị hạn chế. Nghị định 79/2003/NĐ-CP của chính phủ
ban hành quy chế dân chủ ở xã, đã khẳng định vai trò, trách nhiệm của người
dân, những điều phải được dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân đóng
góp, dân hưởng lợi… Đã khơi dậy vai trò của người dân, nhất là đối với dân
tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa chủ động trong sản xuất và trong cuộc sống.
Do đó chủ trương, chính sách sẽ có thể làm tăng hoặc giảm đi vai trò và tính
sáng tạo của người dân.
18

×