LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào.
Tôi cam đoan rằng: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 18 tháng 05 năm 2008
Người cam đoan
Nguyễn Thị Tâm
1
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng nỗ lực của
bản là sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cũng như sự động viên giúp
đỡ của các tổ chức tập thể, gia đình, bạn bè.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo
Trường ĐHNN Hà Nội nói chung, Ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn nói riêng đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy
giáo Nguyễn Hữu Khánh, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới UBND xã An Bình đã tạo điều kiện cho
tôi nghiên cứu thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những
người than đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học và thực
hiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu hạn chế và bản thân còn ít kinh nghiệm nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự động viên, đóng góp ý
kiến của thầy cô, gia đình, bạn bè.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2008.
Sinh viên
Nguyễn Thị Tâm
2
ii
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 : Tình hình đất đai của xã qua 3 năm Error: Reference source not
found
Bảng 3.2 : Tình hình lao động của xã qua 3 năm Error: Reference source not
found
Bảng 3.3 : Tình hình cơ sở vật chất của xã năm 2007 Error: Reference source
not found
Bảng 3.4: Tình hình sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm Error: Reference
source not found
Bảng 4.1: Biến động giá cả đầu ra và đầu vào qua các năm Error: Reference
source not found
Bảng 4.2: Mức độ xuất hiện rủi ro trong các nông hộ năm 2006- 2007 Error:
Reference source not found
Bảng 4.3: Tổng hợp tác động của các loại rủi ro đến nông hộ Error: Reference
source not found
Bảng 4.4: Tổn thất do rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi Error: Reference source not
found
Bảng 4.6: Tổng hợp các nguồn thu và cơ cấu nguồn thu nhập của hộ Error:
Reference source not found
Bảng 4.5: Mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến thu nhập của các nhóm hộ Error:
Reference source not found
Bảng 4.7 : Nguồn vay vốn của hộ Error: Reference source not found
Bảng4.8: Giá trị TB, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất đối với
chi phí rủi ro do dịch bệnh Error: Reference source not found
Bảng 4.9: Giá trị TB, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của thu
nhập các hộ gặp rủi ro Error: Reference source not found
DANH MỤC HÌNH
4
Hình 2.1: Các quyết định sản xuất trong điều kiện có rủi ro Error: Reference
source not found
Hình 2.2: Sự lựa chọn liên quan đến rủi ro Error: Reference source not found
Hình 2.3: Các đường bàng quan về rủi ro và thu nhập kỳ vọng Error:
Reference source not found
Hình 4.1: Rủi ro xuất hiện trên địa bàn Error: Reference source not found
5
v
DANH MỤC VIẾT TẮT
TB : trung bình
UBND : Uỷ ban nhân dân
CC : Cơ cấu
BQ : Bình quân
SL : Số lượng
GTSX : Giá trị sản xuất
CN- TTCN : Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
TM- DV : Thương mại dịch vụ
LĐ : Lao động
NN : Nông nghiệp
ĐVT : Đơn vị tính
TĂ : Thức ăn
Tr.đ : Triệu đồng
NXB : Nhà xuất bản
6
v
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghề nông từ xa xưa vốn là nghề mang lại sinh kế ổn định cho phần
lớn dân cư nông nghiệp song nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro làm giảm
khả năng sinh lời, thậm chí tước đoạt hoàn toàn nguồn thu từ sản xuất nông
nghiệp. Trong những năm gần đây, trên thế giới cũng như ở Việt Nam liên
tiếp xảy ra những thiên tai, dịch bệnh để lại hậu quả nặng nề, bất ổn như dịch
cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, tình hình bão lũ, sâu bệnh hại cây trồng… đã
gây ra những thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Người nông dân là đối
tượng trực tiếp phải đối mặt với những rủi ro trong nông nghiệp. Vì vậy họ
cần có những quyết định để ứng xử với những rủi ro đó. Qua thực tế lâu đời,
người nông dân đã có biện pháp phòng tránh và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây
ra. Họ là người đưa ra quyết định, kế hoạch sản xuất của mình trong khi
không có thông tin để biết kết quả của những quyết định ấy do họ thường làm
việc trong hoàn cảnh năng suất và giá cả bấp bênh. Ứng xử của nông hộ có sự
khác nhau với mỗi loại rủi ro, với mỗi địa phương.
Xã An Bình là một xã thuần nông của tỉnh Bắc Ninh. Trong những năm
gần đây, kinh tế của xã có phần khởi sắc, nhiều hộ trong xã thực hiện chuyển
đổi cơ cấu sản xuất tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng ngành
trồng trọt trong cơ cấu kinh tế. Xu hướng chuyển đổi đó góp phần đẩy mạnh
sản xuất hàng hoá, tiêu thụ thực phẩm, nâng cao thu nhập của các hộ gia
đình.Tuy nhiên trong điều kiện thời tiết, dịch bệnh khá phức tạp hiện nay
người chăn nuôi trong xã đang gặp phải nhiều rủi ro xảy ra đặc biệt là rủi ro
dịch bệnh, do thị trường khiến cho các hộ khó khăn trong việc ra quyết định
sản xuất. Xuất phát từ thực tiễn này câu hỏi đặt ra cho các nhà khoa học và
quản lý là nông hộ đã và đang ứng xử như thế nào với các rủi ro đặc biệt rủi
7
ro trong chăn nuôi. Họ đã phòng tránh và khắc phục chúng ra sao. Hộ có
quyết định như thế nào trong sản xuất khi có rủi ro.
Để trả lời các câu hỏi trên đề tài của chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu hành vi ứng xử của nông hộ đối với rủi ro trong chăn
nuôi tại xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu hành vi ứng xử của nông hộ đối với rủi ro trong chăn nuôi
tại xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• Hệ thống hoá cơ sở lí luận về rủi ro và quản lý rủi ro trong sản xuất
nông nghiệp.
• Tìm hiểu thực trạng rủi ro trong chăn nuôi xảy ra trên địa bàn xã.
• Phân tích các biện pháp để thích ứng, đối phó với rủi ro trong chăn
nuôi của nông hộ trên địa bàn xã.
• Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong chăn nuôi ở các nông
hộ.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Từ 10/1/2008 đến 10/5/2008.
Không gian: Điạ bàn xã An Bình- huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh.
8
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ LÝ LUẬN
2.1.1 Cơ sở lý luận về rủi ro
2.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Một trong những thách thức lớn nhất đối với các hộ nông dân là thường
xuyên gặp rủi ro trong sản xuất cũng như trong đời sống. Rủi ro sẽ tác động
trực tiếp đến quyết định của người nông dân, nó ảnh hưởng đến lợi ích của
người nông dân. Vì thế, vấn đề rủi ro ngày càng trở thành một vấn đề đáng
quan tâm của tất cả các ngành và phần lớn nông hộ. Từ rủi ro trong phân tích
kinh tế được dùng để đề cập tới tình trạng một quyết định có thể có nhiều kết
quả với các khả năng khác nhau. Nhưng trước tiên cần phân biệt hai khái
niệm rủi ro và không chắc chắn.
Không chắc chắn (Uncertainty)
Trong môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội của người nông dân có rất
nhiều điều không chắc chắn xảy ra gây bất lợi đối với mỗi nông dân như
thiên tai, giảm giá nông sản, tăng giá đầu vào, bệnh tật… Các sự kiện đó xảy
ra với những xác suất mà không biết trước được.
Theo Phạm Thị Mỹ Dung (2002) có thể hiểu sự không chắc chắn là các
tình trạng không thể gắn xác suất với việc xảy ra các sự kiện. Sự không chắc
chắn đề cập theo ý nghĩa mô tả đặc điểm môi trường kinh tế mà các nông hộ
phải đương đầu. Sự không chắc chắn chỉ được xem như là một vấn đề đối với
sản xuất nông nghiệp hơn là các ngành khác và được thể hiện trên các dạng
chủ yếu sau:
Sự không chắc chắn về sản lượng.
Nguyên nhân gây ra sự không chắc chắn này là do gặp phải thiên tai.
Thiên tai là những tác động có hại đối với sản xuất nông nghiệp mà khó có
9
thể dự đoán được như sâu bệnh, lũ lụt, nắng hạn… Thiên tai cũng có thể được
mô tả như là sự không chắc chắn về năng suất và sản lượng cây trồng. Khả
năng chống lại thiên tai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, kiến
thức, nguồn lực, sự hợp tác trong cộng đồng Điều này dẫn đến ảnh hưởng
của cùng một loại thiên tai đến các vùng là khác nhau, hay ảnh hưởng đến các
hộ khác nhau cũng khác nhau. Mức độ ảnh hưởng này là một trong những
nguyên nhân gây nên sự khác biệt về sản lượng trong sản suất.
Sự không chắc chắn về giá cả.
Do chu kỳ của sản xuất nông nghiệp kéo dài nên khi lựa chọn một loại
cây trồng hoặc một loại gia súc nào đó tại thời điểm ra quyết định người ta
khó xác định được giá thị trường vào lúc có sản phẩm để bán trên thị trường
là bao nhiêu. Điều này đặc biệt khó khăn đối với cây trồng lâu năm như cà
phê, chè cao su, tiêu , những cây này phải mất một thời gian kiến thiết cơ bản
nhất định sau đó mới cho thu hoạch sản phẩm. Vấn đề càng trầm trọng hơn
đối với các nước chậm phát triển, nơi có thị trường không hoàn thiện và thiếu
thông tin. Với thời gian như vậy đủ để tác động đến các yếu tố quyết định
cung và cầu của sản phẩm này trên thị trường. Ảnh hưởng này đến nông hộ
thể hiện qua việc giá cả sản phẩm khi bán trên thị trường với giá cả được kỳ
vọng trước khi sản xuất là rất khác biệt.
Hậu quả của nó có thể được mùa nhưng doanh thu từ sản phẩm thấp do
sản lượng tăng nhưng giá giảm lớn hơn mức tăng của sản lượng, hoặc sản
lượng thấp nhưng giá cả lại cao đủ để làm cho doanh thu tăng lên. Điều đặc
biệt quan trọng thể hiện đa số thị trường nông sản là thị trường cạnh tranh
hoàn hảo, giá cả là một biến ngoại sinh trong việc ra quyết định của nông hộ.
Chính vì điều này, sự can thiệp của Nhà nước thông qua lượng cầu, can thiệp
giá đối với thị trường nông sản khi có sự biến động quá lớn là cần thiết nhằm
ổn định đời sống và sản xuất đối với ngành này.
10
Sự không chắc chắn về xã hội
Sự không chắc chắn về xã hội liên quan đến việc kiểm soát các nguồn
lực sản xuất và sự lệ thuộc của một số nông dân vào những người khác. Điều
này xảy ra khi không có sự công bằng trong quyền sở hữu đất đai và các
nguồn lực khác. Sự không chắc chắn về xã hội do tính chất của xã hội quyết
định nên nó có mức độ khác nhau giữa các vùng hoặc các nước khác nhau.
Sự không chắc chắn về con người
Không ai có thể biết trước được sức khoẻ của mình cũng như các thành
viên trong gia đình trong tương lai. Vì vậy, điều này cũng được coi là sự
không chắc chắn về con người.
Những sự không chắc chắn như trên dẫn đến người nông dân không
tình nguyện chấp nhận sự đổi mới kỹ thuật, ngại đầu tư cho sản xuất hoặc tiếp
nhận một cách chậm chạp để tăng sự thích nghi với những điều không chắc
chắn. Điều đó cũng làm tăng thêm sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội nông
thôn.
Rủi ro (risk)
Trong các tình trạng không chắc chắn trên, các biến cố có thể xảy ra
với một xác suất ước đoán chủ quan được gọi là rủi ro. Trong cuộc sống sinh
hoạt cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh mặc dù đã luôn chú ý
ngăn ngừa và đề phòng nhưng vẫn có thể gặp rất nhiều rủi ro bất ngờ xảy ra.
Rủi ro có thể xảy ra mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực.
Việc ra quyết định trong các hoạt động kinh tế đều gặp phải rủi ro bởi
vì việc ra quyết định được tiến hành trước khi biết được kết quả của quyết
định đó. Mức độ rủi ro phụ thuộc vào sự tác động của các yếu tố và khả năng
kiểm soát các yếu tố trong giai đoạn từ quyết định đến kết quả. Trong khi đó,
từ quyết định đến kết quả là một quá trình bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong
đó rất nhiều yếu tố nằm ngoài dự đoán và khả năng kiểm soát của người ra
quyết định nên mức độ rủi ro là rất lớn.
11
Thế nào là rủi ro ?
Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về rủi ro, những
trường phái khác nhau, tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa về rủi ro
khác nhau:
Theo các trường phái truyền thống có các đĩnh nghĩa về rủi ro như sau:
Thứ nhất, theo Từ điển Tiếng Việt (1995), NXB Từ điển học cho rằng
rủi ro là điều không lành, không tốt bất ngờ xảy đến.
Thứ hai, theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam (1998), NXB Chính trị quốc
gia thì cho rằng rủi ro là sự không may.
Đoàn Thị Hồng Vân (2002) cho rằng rủi ro là sự bất trắc, gây ra mất
mát hư hại, đó là yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn hoặc điều không chắc
chắn…. hay là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi
nhuận dự kiến. Trong lĩnh vực hoạt động tài chính nông thôn thì coi việc nông dân
đầu tư từ các khoản tiền vay cho chăn nuôi mà gia súc chết cũng là rủi ro.
Theo các đĩnh nghĩa truyền thống thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát,
nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều
không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
Xã hội càng phát triển, hoạt động con người ngày càng đa dạng, phong
phú và phức tạp thì rủi ro ngày càng nhiều và đa dạng, mỗi ngày lại xuất hiện
những rủi ro mới, chưa từng có trong quá khứ. Con người cũng quan tâm đến
việc nghiên cứu rủi ro và quá trình nghiên cứu đó nhận thức về rủi ro đã thay
đổi và trở nên trung hoà hơn.
Đào Thế Tuấn (1997) đã nhận định về rủi ro theo cách trung hòa hơn.
Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, nó liên quan đến việc xuất hiện
những biến cố không mong đợi. Đó là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả.
Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có rủi
ro, người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi
12
ro gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động
dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể dự đoán trước.
Phạm Văn Minh (2007) đã đưa ra định nghĩa về rủi ro đó là một tình
huống trong đó một quyết định có thể có nhiều hơn một kết quả, người ra
quyết định biết tất cả các kết quả và xác suất xảy ra các kết quả đó.
Như vậy theo các quan điểm này thì rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.
Từ các quan điểm trên cho thấy có sự khác nhau khi nhìn nhận về rủi ro, điều
này có thể hiểu là do cách đánh giá ở từng khía cạnh, từng lĩnh vực của sản
xuất và đời sống ở mỗi thời điểm xảy ra rủi ro. Bên cạnh đó, do rủi ro xảy ra
nhiều lần trong đời sống của con người cho nên những bất trắc xảy ra thì có
thể đo lường được chúng.
Rủi ro xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng bất kể nguyên nhân gì, khi
xảy ra rủi ro thường gây cho con người những khó khăn trong cuộc sống như
mất hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiều tài sản, làm ngừng trệ sản xuất và ảnh
hưởng đến đời sống kinh tế xã hội nói chung. Trong nghiên cứu của chúng tôi
chủ yếu là nhìn nhận rủi ro theo trường phái truyền thống, bởi vì với nông hộ thì
họ quan niệm rủi ro tức là sự không may, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của họ.
Hơn nữa với nông dân cũng không có những ghi chép liên tục về các sự kiện đã
xảy ra nên khó có thể tính ra xác suất chính xác.
Phân biệt giữa rủi ro và không chắc chắn
Từ những khái niệm trên ta nhận thấy rằng, rủi ro là khách quan và nếu
có đầy đủ thông tin thì có thể tính được xác suất của các sự kiện xảy ra. Còn
không chắc chắn đề cập đến tình trạng mất mát không thể gắn xác suất với
việc xảy ra các sự kiện, nó không còn là khách quan như ý nghĩa ban đầu mà
gắn với chủ quan của người ra quyết định. Có nghĩa là con người có thể tác
động để giảm bớt sự thua thiệt cho người sản xuất. Đó cũng là nguyên tắc cho
việc ra quyết định trong quản lý rủi ro phải dựa vào suy nghĩ chủ quan của
từng người.
13
Rủi ro đề cập đến nhiều kết quả, mỗi kết quả có thể xảy ra với các khả
năng khác nhau. Khả năng của một kết quả nào đó hiểu theo nghĩa là tần suẩt
trung bình xảy ra kết quả đó. Trong khi đó, không chắc chắn đề cập đến tình
trạng có nhiều kết quả có thể xảy ra trong một quyết định nhưng chưa biết khả
năng sẽ xảy ra của từng kết quả. Như vậy, rủi ro và không chắc chắn chỉ khác
nhau ở việc có đánh giá được hay không khả năng (hay còn là xác suất) xảy ra
các kết quả khác nhau.
Sự phân biệt giữa rủi ro và không chắc chắn rất có ý nghĩa trong trường
hợp chúng ta không biết hết tất cả những biến cố sẽ xảy ra của một quyết
định, hoặc biết đến mức độ nào về sự rủi ro. Cần có sự phân biệt trên là để
giúp cho nông hộ định hướng được quyết định trong sản xuất, nếu nông hộ
định lượng được các rủi ro xảy ra sẽ giúp tránh được những mất mát lớn, còn
với những điều không chắc chắn thì nông hộ rất khó để có thể đo lường và
nhận dạng giúp cho việc ra quyết định.
2.1.1.2 Nguyên nhân và đặc điểm rủi ro của nông hộ
Nguyên nhân gây ra rủi ro
Nông dân là đối tượng trực tiếp tham gia vào sản xuất nông nghiệp, cho
nên khi có bất cứ bất trắc nào xảy ra liên quan đến sản xuất hay đời sống thì
họ đều chịu tổn thất lớn nhất và cũng chính do ngành nông nghiệp có nguy cơ
tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bởi đặc thù của ngành gây nên. Từ những điều này
cộng thêm sự bấp bênh trong đời sống mà có nhiều nguyên nhân gây ra rủi
ro cho người nông dân.
Phạm Thị Mỹ Dung (2002) nhìn nhận rủi ro trong sản xuất nông
nghiệp ở các khía cạnh, bao gồm:
Rủi ro xảy ra do thiên nhiên: Các nguyên nhân có nguồn gốc thiên nhiên
bao gồm các yếu tố liên quan đến thời tiết khí hậu như hạn hán, lũ lụt; các loại
dịch bệnh, sâu bệnh Nhóm nguyên nhân này gây ra do tự nhiên tạo ra là chủ
yếu. Do sự tác động của điều kiện tự nhiên đã gây ra sự biến động về sản
14
lượng của các hộ nông dân. Sự biến động về sản lượng là nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến sự không ổn định trong thu nhập của người nông dân.
Rủi ro do thị trường tiêu thụ sản phẩm: Nguyên nhân của tình trạng rủi ro này
chủ yếu do sự biến động của giá cả. Sản xuất nông nghiệp có đặc thù là tính thời vụ
nên giá cả thường có xu hướng biến động. Giá cả nông sản vào vụ thu hoạch rộ
thường giảm làm cho thu nhập của người sản xuất giảm theo, hay những năm
được mùa thì giá lại thấp đi, hoặc có một dạng khác là sản xuất quá nhiều làm
cung vượt quá cầu. Giá cả thay đổi cũng làm cho người nông dân gặp nhiều
rủi ro. Trước khi họ bắt đầu sản xuất thì người nông dân thường kỳ vọng sản
phẩm sản xuất ra sẽ bán được với mức giá cao nhưng do nhiều yếu tố tác
động như chu kỳ của sản phẩm nông nghiệp kéo dài, cung sản phẩm có tính
chậm muộn hay các vấn đề về chất lượng sản phẩm không đảm bảo , từ đó
làm giá sản phẩm có xu hướng giảm so với dự kiến. Điều đó gây ra cho các
hộ tâm lý chung là rất sợ đầu tư lớn vào nông nghiệp, bởi ngoài rủi ro do thiên
nhiên thì loại rủi ro này mang đến cho các hộ không ít những khó khăn về mặt
tài chính.
Rủi ro do chính sách của nhà nước: Nguyên nhân này xuất phát từ việc
thay đổi quy hoạch xây dựng vùng, diện tích đất của nông hộ bị chuyển đổi
mục đích sử dụng để xây dựng nhà máy, khu đô thị làm cho nhiều nông dân
mất đất nông nghiệp, nên nhiều vùng dân phải thu non sản phẩm hoặc có khi
không được thu hoạch. Rủi ro trong trường hợp này nếu không có sự quản lý,
hoạch định chặt chẽ về mặt xã hội sẽ dễ dẫn tới những hậu quả liên quan đến
vấn đề chính trị xã hội như tranh chấp, tình trạng nông dân không đất, nạn
thất nghiệp ở nông thôn nó tác động lớn đến tâm lý suy nghĩ của người nông
dân để có thể duy trì sinh kế.
Rủi ro về con người: Do ốm đau, bệnh tật, qua đời, ly hôn, mắc phải các tệ
nạn xã hội. Loại rủi ro này xảy ra làm cho đời sống của nông hộ đã khó khăn
lại càng khó khăn hơn do khả năng tài chính của các nông hộ rất thấp.
15
Ngoài những rủi ro chung của tất cả các hộ nông dân trên thế giới, hộ nông
dân Việt Nam còn gặp phải một số rủi ro sau.
Rủi ro do không có thị trường chắc chắn để tiêu thụ sản phẩm: Một số
nông sản có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nhưng việc thực hiện và xử lý hợp
đồng không nghiêm minh làm cho người nông dân bị thua thiệt. Một số nông
sản hàng hoá đã được các nhà máy hứa hẹn giá từ đầu vụ nhưng khi có sản
phẩm thì họ không mua hoặc mua với giá rẻ.
Rủi ro do thiếu hiểu biết kỹ thuật và thiếu thông tin. Trong nông
nghiệp nếu làm sai mùa vụ, sai giống, sai kỹ thuật cũng dễ dẫn đến mất trắng.
Rủi ro do tuyên truyền, quảng cáo sai hoặc lừa đảo của một số cá
nhân (thông tin không hoàn hảo) nên nông dân dễ mua phải hàng giả và cả
dịch vụ giả.
Như vậy, rủi ro xảy ra trên địa bàn nông thôn có ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống và sản xuất của người nông dân. Tình trạng có nhiều rủi ro làm cho
nông dân không có động cơ đầu tư vào lĩnh vực sản xuất đòi hỏi đầu tư cao
hoặc áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến. Vì thế, việc nghiên cứu và tìm
ra các biện pháp phòng tránh và giảm bớt các tác hại của rủi ro sẽ có các ảnh
hưởng tích cực đến sản xuất và vấn đề nghèo đói ở nông thôn.
Những đặc điểm rủi ro của nông dân
Nông dân gắn với khu vực nông thôn và sản xuất nông nghịêp, đặc biệt
là nông dân vùng núi, vùng kém phát triển cho nên đặc điểm của nông nghiệp,
nông thôn quyết định nhiều đến đặc điểm rủi ro của nông dân. Sản xuất nông
nghiệp có nhiều đặc điểm khác hẳn so với các ngành kinh tế khác. Sự khác
nhau ở đây xuất phát từ những đặc điểm riêng có của sản xuất nông nghiệp và
nông dân. Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng, cung cấp
lương thực và thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho ngành công nghiệp
chế biến và là hàng hoá để xuất khẩu. Nông nghiệp cũng là ngành thu hút
nhiều lao động xã hội, góp phần giải quyết công ăn việc làm và đồng thời còn
16
là một ngành đóng góp không nhỏ vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Một
trong những khó khăn, thách thức lớn nhất đối với sản phẩm nông nghiệp là
vấn đề rủi ro. Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nên đã làm cho mức độ
rủi ro trong nông nghiệp thường cao hơn so với các hoạt động trong các lĩnh
vực khác. Bao gồm những đặc điểm sau:
+ Sản xuất nông nghiệp thường trải trên một phạm vi rộng lớn và hầu
hết lại tiến hành ngoài trời, vì thế nó chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự
nhiên. Mặc dù trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến và hiện đại, con
người ngày càng chế ngự được nhiều những ảnh hưởng xấu của tự nhiên
nhưng mâu thuẫn giữa con người với lực lượng tự nhiên vẫn tồn tại trong sản
xuất nông nghiệp. Hàng năm điều kiện tự nhiên vẫn luôn đe doạ và gây tổn
thất lớn cho quá trình sản xuất nông nghiệp.
+ Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống như cây
trồng, vật nuôi. Chúng không chỉ chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, mà
còn chịu sự tác động của các quy luật sinh học. Đó là các quy luật: Đồng hoá,
dị hoá, biến dị, di truyền, quy luật về thời gian sinh trưởng và cho sản phẩm.
Vì vậy, xác suất rủi ro trong nông nghiệp đã lớn lại càng lớn hơn so với nhiều
ngành sản xuất khác.
+ Chu kỳ sản xuất của nông nghiệp thường kéo dài, thời gian lao động
và thời gian sản xuất lại không trùng nhau, do đó việc đánh giá, kiểm soát
việc phòng ngừa và quản lý rủi ro là khó thực hiện.
+ Trong nông nghiệp có nhiều loại cây trồng vật nuôi khác nhau, mỗi
loại thường gặp những rủi ro khác nhau. Thậm chí có những loại rủi ro mà
hậu quả của chúng mang tính chất thảm hoạ. Từ đó đã ảnh hưởng rất lớn đến
tâm lý người sản xuất. Mặc dù có lao động, có đất đai nhưng muốn mở rộng
quy mô sản xuất, muốn đầu tư thâm canh, muốn sản xuất hàng hoá với quy
mô lớn, họ cũng không dám mạnh dạn vay vốn để đầu tư. Bởi vì tài sản thế
chấp vốn vay không có, mà rủi ro lại luôn rình rập.
17
Trong điều kiện rủi ro cao, người nông dân thường giảm quy mô sản
xuất và do đó thu nhập của họ sẽ giảm. Lý do rất đơn giản là rủi ro sẽ đòi hỏi
sản xuất phải có lãi cao hơn trong trường hợp sản xuất không có rủi ro. Trong
trường hợp hiệu quả giảm dần theo quy mô như ngành nông nghiệp, điều này
dẫn đến người nông dân phải giảm sản xuất để tăng sản phẩm cận biên sao
cho bằng với chi phí cận biên mà chi phí này cao hơn rủi ro, làm tăng chi phí
cơ hội của các nguồn lực (vốn và lao động).
Đối với nông dân ngoài gặp rủi ro trong sản xuất họ còn gặp rủi ro
trong cuộc sống do điều kiện sinh hoạt khó khăn hơn các tầng lớp khác trong
xã hội, cơ sở hạ tầng kém phát triển, môi trường sống không vệ sinh… Những
rủi ro về con người đã làm cho nông dân càng nhiều khó khăn hơn và phát
sinh thêm nhiều rủi ro khác. Mỗi loại rủi ro có những tác động rất khác nhau
đến kết quả, hiệu quả sản xuất và cuộc sống của hộ nông dân.
2.1.1.3Phân loại rủi ro trong các hộ nông dân
Phân loại theo lĩnh vực rủi ro:
+ Rủi ro trong quá trình sản xuất: Là những rủi ro liên quan trực tiếp
đến quá trình sản xuất của hộ nông dân.
+ Rủi ro ngoài sản xuất: Là những rủi ro liên quan đến cuộc sống của
người nông dân. Đó là rủi ro như ốm đau, bệnh tật, sự mất mát tài sản
Những rủi ro trên thường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và thu nhập của hộ
nông dân.
Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro:
+ Rủi ro tự nhiên: Đây là nhóm rủi ro do các hiện tượng thiên nhiên
như: Lũ lụt, mưa đá, hạn hán,đất lở, sương muối, dịch bệnh, sâu bệnh gây
ra. Những rủi ro này thường dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và của.
Nó có thể tác động đến năng suất mùa màng (rủi ro trong sản xuất) và cả sản
phẩm cất trữ trong kho (rủi ro trong bảo quản).
18
+ Rủi ro xã hội: Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi con người,
cấu trúc xã hội, các định chế là một nguồn rủi ro rất lớn. Nếu không nắm
được điều này sẽ có thể gánh chịu những thiệt hại nặng nề.
+ Rủi ro kinh tế: Là những rủi ro do môi trường kinh tế gây ra như: Tốc
độ phát triển kinh tế, khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát
Phân loại theo mức độ rủi ro
+ Rủi ro cá nhân: Rủi ro chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân nào đó
+ Rủi ro cộng đồng: Rủi ro ảnh hưởng đến cả cộng đồng
Phân loại theo mức độ xuất hiện của rủi ro:
+ Rủi ro riêng rẽ: Chỉ xuất hiện một rủi ro.
+ Rủi ro dây chuyền: Rủi ro này xuất hiện kéo theo những rủi ro khác.
+ Rủi ro kết hợp: Đó là sự kểt hợp nhiều loại rủi ro với nhau.
Phạm Sỹ An (2005) chia rủi ro trong nông nghiệp gồm 2 loại đó là:
+ Rủi ro công nghệ: Rủi ro này xảy ra khi triển khai áp dụng thất bại
giống mới hay kỹ thuật mới vào sản xuất. Loại rủi ro này thường làm giảm
sản lượng trong nông nghiệp thậm chí gây mất trắng.
+ Rủi ro giá cả: Do giá cả thay đổi thất thường trên thị trường quốc tế.
Giá cả được quyết định bởi cung và cầu trên thị trường.
2.1.1.4Ứng xử của nông dân với rủi ro
Trước tiên cần hiểu ứng xử là gì? để từ đó thấy được sự cần thiết đối
với người nông dân là phải ứng xử với những rủi ro xảy ra. Theo từ điển
Tiếng Việt (2000) ứng xử là có thái độ, hành động, lời nói thích hợp trong
việc xử sự. Còn trong từ điển tâm lý, các soạn giả lại cho rằng hai từ ứng xử
và hành vi thường thay thế cho nhau. Từ ứng xử chỉ mọi phản ứng của con
người khi một yếu tố nào đó trong môi trường kích thích các yếu tố bên ngoài
và tình trạng bên trong gộp thành một tình huống và tiến trình ứng xử để kích
thích có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh. Khi nhấn
mạnh về tính khách quan, tức là các yếu tố bên ngoài kích thích cũng như
19
phản ứng đều là những hiện tượng có thể quan sát được thì gọi là ứng xử. Còn
khi nhấn mạnh mặt định hướng, mục tiêu thì gọi là hành vi.
Lê Thị Bừng và Hải Vang (2002) cho rằng ứng xử là sự phản ứng của
con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống
cụ thể nhất định. Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động giao tiếp mà
chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán thể hiện qua thái độ,
hành vi, cử chỉ, tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách mỗi người
để nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất.
Trên đây là một số quan điểm về ứng xử của con người. Tuy nhiên, các
quan điểm đó thiên về cách ứng xử giữa con người với con người qua giao
tiếp. Còn các tác động bên ngoài đối với sản xuất và đời sống của nông hộ
như rủi ro thì họ cũng có những quyết định, lựa chọn tính toán qua hành vi
của mình để đạt kết quả mong đợi.
Đỗ Văn Viện và Đặng Văn Tiến (2000) thì nếu có rủi ro xảy ra với giả
định giá cả là yếu tố cố định, khi đó hộ sẽ có quyết định như thu hẹp sản xuất,
hoặc sản xuất ở quy mô hợp lý, hoặc tối thiểu hoá sự thiệt hại. Giả định nông
hộ sử dụng một yếu tố đầu vào (X) để sản xuất, khi đó họ sẽ kỳ vọng đạt được
mức doanh thu là E(TR). Nhưng trong sản xuất nông nghiệp có nhiều yếu tố
rủi ro và không chắc chắn cho nên kết quả sản xuất của nông hộ có thể thay
đổi so với dự kiến. Nếu quá trình sản xuất gặp thuận lợi và có nhiều yếu tố
tích cực làm tăng doanh thu, khi đó nông hộ sẽ thu được mức doanh thu TR
1
cao hơn mức doanh thu dự kiến. Ngược lại, nếu nông hộ sản xuất gặp điều
kiện bất lợi, rủi ro trong sản xuất thì doanh thu họ thu được trong trường hợp
này chỉ đạt mức TR
2
thấp hơn mức dự kiến. Hình 2.1 biểu thị quyết định của
hộ đầu tư như thế nào và lãi lỗ ra sao khi mà rủi ro xảy ra và khi không có rủi
ro. Ở mức đầu vào X
1
, giả định nông hộ sản xuất gặp điều kiện thuận lợi, họ
thu được sản lượng cao coi như được mùa khi đó phần lãi thu được tương ứng
20
khoảng (ab), phần lỗ do rủi ro tương ứng khoảng (bj). Trong trường hợp này
nông hộ đưa ra quyết định chấp nhận rủi ro để thu được phần lãi nhiều hơn.
Ở mức đầu vào X
2
, nông hộ sản xuất trong điều kiện có rủi ro và không
có rủi ro đều thu được lãi tương ứng hai khoảng đó là (ce) và (de) và không bị
lỗ. Nhưng trong trường hợp này tổng doanh thu hộ thu được thấp nhất, do vậy
nông hộ có hướng ứng xử chống lại rủi ro để tăng doanh thu.
Ở mức đầu vào X
E
, nông hộ sản xuất với tổng chi phí TC, trong điều
kiện không có rủi ro, hộ thu được phần lãi tương ứng khoảng (fh), khoảng này
thấp hơn khoảng lãi (ab) ở mức đầu vào X
1
. Trong điều kiện có rủi ro, hộ sản
xuất chịu khoản lỗ (hi) thấp hơn phần lỗ (bj). Trường hợp này nông hộ có thái
độ bàng quan với rủi ro.
Các ứng xử của nông hộ
Đầu vào Không rủi ro Có rủi ro Loại ứng xử
X
1
Lãi = ab Lỗ= bj Chịu rủi ro
X
2
Lãi= ce Lãi =de Chống rủi ro
X
3
Lãi = fh<ab Lỗ hi< bj Trung tính
21
Hình 2.1: CÁC QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ RỦI RO
Chú thích:
TR
1
: Tổng doanh thu của sản phẩm lúc được mùa
E(TR) : Kỳ vọng doanh thu
TC : Tổng chi phí cố định
TR
2
: Tổng doanh thu của sản phẩm lúc mất mùa
a
f
c g
d
e
h
i
b
j
TR
1
E(TR)
TC
TR
2
Đầu vào (X)X
1
X
E
X
2
0
Nguồn: Đặng Văn Tiến (2006)
22
a
f
c g
d
e
h
i
b
j
TR
1
E(TR)
TC
TR
2
Đầu vào (X)X
1
X
E
X
2
0
Nguồn: Đặng Văn Tiến (2006)
Tổng doanh thu(TR),
Tổng chi phí(TC)
Khi ra quyết định nông dân quan tâm đến độ thoả dụng trông đợi E(U).
Trong đó:
1
P
:Xác xuất được mùa
2
P
:
Xác suất mất mùa
1
I
:
Năng suất khi được mùa
2
I
: Năng suất khi mất mùa
Hình 2.2: SỰ LỰA CHỌN LIÊN QUAN ĐẾN RỦI RO
`
Nguồn: Phạm Văn Minh(2007)
Từ hình 2.2 trên cho thấy nếu cân nhắc mối hệ giữa ích lợi và thu nhập
có thể cho phép đánh giá các quyết định trong tình huống có rủi ro, hình 2.2
minh họa 3 mối quan hệ giữa mức thu nhập của một các nhân và ích lợi của
23
U(I
1
)
U(I
B
)
U(I
2
)
Ích lợi U
I
2
I
A
I I
B
I
1
Thu nhập I
D
A
E
B
C
Chống rủi ro
Trung lập với rủi ro
Chấp nhận rủi ro
1 1 2 2
1 1 2 2
( ) ( ) ( )
( )
E U P U I P U I
E U P I P I
= × + ×
= × + ×
0
người đó khi có mức thu nhập đó. Mỗi phần biểu thị một thái độ đối với rủi ro
của một cá nhân nào đó.
Xét đường cong ứng với mối quan hệ giữa ích lợi và thu nhập kỳ vọng
của nhóm người chống rủi ro. Người chống (ghét) rủi ro đó là nhóm người
thích hoạt động có thu nhập chắc chắn hơn hoạt động có thu nhập kỳ vọng
bằng như thế nhưng có rủi ro.Vì thế tổng ích lợi tăng khi thu nhập tăng nhưng
ích lợi cận biên của thu nhập thì giảm dần.
Xét đường tuyến tính ở chính giữa biểu thị mối quan hệ giữa ích lợi và
thu nhập kỳ vọng của người trung lập với rủi ro. Họ là nhóm người đánh giá
một mức thu nhập chắc chắn và mức thu nhập không chắc chắn mà có giá trị
kỳ vọng cùng giá trị như nhau. Khi đó tổng thu nhập tăng làm tăng tổng lợi
ích của cá nhân này nhưng ích lợi cận biên là không đổi.
Còn đối với đường cong thể hiện mối quan hệ giữa ích lợi và thu nhập
kỳ vọng của người thích rủi ro (thích mạo hiểm). Nhóm này đánh giá mức thu
nhập kỳ vọng cao hơn mức thu nhập chắc chắn mặc dù về giá trị chúng bằng
nhau. Khi đó tổng lợi ích tăng khi thu nhập tăng, nhưng ích lợi cận biên sẽ
tăng dần.
2.1.2 Các kỹ thuật ra quyết định trong điều kiện rủi ro
2.1.2.1 Sử dụng giá trị bằng tiền kỳ vọng
Vũ Kim Dũng và Cao Thúy Xiêm (2003) cho rằng các kỹ thuật ra
quyết định trong điều kiện có rủi ro nói chung thông qua các kỹ thuật được
đưa ra áp dụng trong nhiều trường hợp trong đó tùy từng ngành, lĩnh vực sản
xuất mà có kỹ thuật ra quyết định phù hợp. Nếu người ra quyết định biết các
kết quả có thể xảy ra của một quyết định và có thể gán cho chúng trong việc
lựa chọn các hành động khác nhau, giá trị bằng tiền kỳ vọng có thể được thay
bằng những giá trị chắc chắn. Giá trị bằng tiền kỳ của một hành động cụ thể
EMV (Expected Money Value) có thể được định nghĩa là:
24
EMV bằng tổng của các tích của các kết quả và xác suất xảy ra của
chúng và tất cả các kết quả có thể xảy ra đều được tính đến:
EMV
=
∑
PiVi
Trong đó :
P
i
- Xác suất của kết quả thứ i
V
i
- Giá trị của kết quả thứ i
Việc sử dụng giá trị kỳ vọng tồn tại những hạn chế: Nếu giá trị bằng
tiền kỳ vọng sử dụng làm tiêu thức ra quyết định thì người ra quyết định hợp
lý luôn luôn chọn được hành động đem lại giá trị dự kiến cao nhất. Mặc dù về
mặt cảm tính ta có thể thấy đây là một cách có ý nghĩa để ra quyết định nhưng
việc vận dụng nó có kết luận vô nghĩa.
2.1.2.2 Ích lợi và thái độ với rủi ro
Nếu thay tiêu thức giá trị kỳ vọng bằng ích lợi kỳ vọng( EU), lúc đó
mgười ra quyết định sẽ chọn hành động nào đem lại EU cao nhất.
EU
=
ii
Up
∑
Trong đó :
p
i
: là xác suất của kết quả thứ i
U
i
: là ích lợi của kết quả thứ i
Áp dụng tiêu thức ích lợi kỳ vọng cho phép đưa ra các thái độ khác
nhau đối với rủi ro vào việc mô hình hoá việc ra quyết định. Nhưng việc sử
dụng nó theo cách chuẩn tắc sẽ gặp khó khăn vì phải ước lượng mối quan hệ
giữa ích lợi và thu nhập đối với một người ra quyết định cụ thể.
2.1.2.3 Các đường bàng quan và thái độ đối với rủi ro
25