Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

thế giới nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.51 KB, 117 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
1.1. Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác
nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả,
một trào lưu). Bản thân nó nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới
riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại
vật chất hay thế giới tâm lí của con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới
ấy. Tìm hiểu tác phẩm văn học qua góc nhìn thế giới nghệ thuật sẽ tránh được
cách đánh giá theo lối đối chiếu giản đơn giữa các yếu tố hình tượng với các
yếu tố sự thực đời sống riêng lẻ, mà phải đánh giá trong chỉnh thể của tác
phẩm, xem xét tính chân thực của tư tưởng chỉnh thể của tác phẩm so với
chỉnh thể hiện thực. Hướng nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta khám phá được
một cách toàn vẹn vẻ đẹp của tác phẩm văn chương từ nội dung và đặc biệt là
hình thức nghệ thuật – thứ phân biệt nó với các loại hình nghệ thuật cũng như
các dạng văn bản ngôn từ khác.
1.2. Văn học Việt Nam từ sau năm 1975, đặc biệt là từ Đại hội Đảng VI
(1986) đã có những bước chuyển mình to lớn về mọi mặt. Góp phần không
nhỏ vào sự thành công này phải kể đến một đội ngũ ngày càng đông đảo các
nhà văn nữ. Trong số họ có không ít người đã sống và sáng tác từ trước năm
1975 như: Dạ Ngân, Lê Minh Khuê,…Nhưng đặc biệt phải kể đến một số
lượng ngày càng lớn những cây bút nữ trưởng thành và sáng tác sau năm
1975, nhất là từ năm 1986 trở đi. Có thể nhắc đến những cái tên nổi bật như
Nguyễn Thị Thu Huệ, Thùy Dương, Trầm Hương , Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân
Hà hay những tác giả còn rất trẻ sau này là Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc
Tư, Di li, … Chính họ đã góp phần rất quan trọng cho những thành công của
văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới với sự tìm tòi đổi mới không ngừng từ đề
tài, chủ đề đến cách thức thể hiện.
1
1.3. Võ Thị Xuân Hà hiện nay thuộc trong số những cây bút nữ tiêu
biểu của văn học Việt Nam đương đại. Dù mới chỉ xuất hiện trên văn đàn vào
cuối những năm tám mươi của thế kỉ trước, nhưng với niềm đam mê văn


chương cháy bỏng và một năng khiếu vốn có, hiện nay chị đã có một sự
nghiệp sáng tác khá dày dặn với hai cuốn tiểu thuyết đã xuất bản là Tường
Thành và Trong nước giá lạnh được dư luận đánh giá khá cao, một tập truyện
dài: Chuyện ở rừng sồi (NXB Trẻ - 1998, NXB Kim Đồng – 1999); nhưng
đặc biệt phải kể đến hàng chục tập truyện ngắn của chị như: Vĩnh biệt giấc
mơ ngọt ngào (NXB Văn học – 1992), Bầy hươu nhảy múa (NXB Văn học –
1994), Cổ tích cho tuổi học trò (NXB Kim Đồng – 1994), Chiếc hộp gia bảo
(NXB Kim Đồng – 1997), Kẻ đối đầu (NXB Hội nhà văn – 1998), Giá nhang
đèn và những chuyện khác (NXB Hà Nội – 1999), Màu vàng thần tiên ( NXB
Kim Đồng - 2001), Truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà (NXB Phụ nữ - 2002),
Chuyện của con gái người hát rong (NXB Hội nhà văn – 2006), Thế giới tối
đen (NXB Phụ nữ - 2008), Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí (NXB
Hội nhà văn – 2009), Tiếng gà gáy trong rừng hoa arui (NXB văn hóa –
Thông tin – 2010). Trong số này phải kể đến những tác phẩm đã được độc giả
và giới phê bình văn học đánh giá cao như các truyện ngắn Đàn sẻ ri bay
ngang rừng, Lúa hát, Hội đồng quản lí, Nhưng không chỉ dừng ở số lượng,
cộng với thái độ làm việc nghiêm túc, Võ Thị Xuân Hà đã ngày càng định
hình cho mình một phong cách riêng nhưng vẫn có sự tìm tòi, đổi mới. Điều
này đã được ghi nhận qua khá nhiều giải thưởng mà chị được trao trong suốt
những năm vừa qua: Tặng thưởng Cuộc thi truyện viết cho thiếu nhi, tập
Chiếc hộp gia bảo (NXB Kim Đồng - 1996), Giải sách hay của NXB Hội nhà
văn với tập Kẻ đối đầu (1998), giải nhất Truyện ngắn Báo Thiếu niên với
truyện ngắn Bạn rừng (2001), giải khuyến khích của Hội nhà văn Việt Nam
cho tiểu thuyết Tường Thành (2005), giải nhất Cuộc thi sáng tác truyện ngắn
và ký về Người chiến sĩ công an Hà Nội vì Thủ đô bình yên, vì nhân dân phục
vụ với truyện ngắn Mặt trời ở lại (2010), đặc biệt là giải B của Hội LHVHNT
Việt Nam với tập Truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà (2003). Ngoài ra còn phải kể
đến nhiều tác phẩm của Võ Thị Xuân Hà được chính chị chuyển thể sang thể
2
loại kịch bản điện ảnh và đã được ghi nhận với những giải thưởng: Giải C

Kịch bản điện ảnh của Hãng phim truyện Việt Nam (1997), giải khuyến khích
Kịch bản điện ảnh 2000 của Cục điện ảnh Việt Nam (1999), giải khuyến
khích Kịch bản điện ảnh của Cục điện ảnh (2002).
Như trên đã nói, ngoài một tập truyện dài và hai cuốn tiểu thuyết đã
xuất bản, Võ Thị Xuân Hà chủ yếu sáng tác truyện ngắn. Và cũng chính thể
loại này đã đem lại thành công hơn cả cho chị (Với những giải thưởng như
đã nói ở trên). Ở Xuân Hà có cái đằm thắm, tinh tế của người phụ nữ gốc
Huế, cái nhân hậu của một người vốn xuất thân là giáo viên, cái sắc sảo của
một nhà báo chuyên nghiệp, tầm bao quát, khả năng tổ chức nghệ thuật của
một nhà biên kịch điện ảnh, cộng với tài năng và tình yêu với nghề, tất cả
những điều này đã góp phần tạo nên những trang viết ấn tượng, tạo được sự
hấp dẫn của chị. Đọc văn chị ta thấy một hiện thực cuộc sống bề bộn với sự
trộn lẫn của những gam màu sáng tối. Điều chú ý nữa là những nội dung trên
được thể hiện bằng một văn phong vừa tinh tế, giản dị lại cũng không kém
phần bạo liệt. Cộng với đó là sự đổi mới không ngừng về đề tài, cảm hứng
lẫn bút pháp,…Tất cả những điều này đã tạo nên một Võ Thị Xuân Hà với
những nét riêng khó lẫn trong dòng chảy chung của mảng truyện ngắn của
văn học nước nhà.
Vì những lí do trên, người viết chọn đề tài Thế giới nghệ thuật truyện
ngắn Võ Thị Xuân Hà với mục đích tìm hiểu một cách tường tận hơn những
giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà để phần nào thấy được
những nét đặc sắc của cây bút này, qua đó ghi nhận sự đóng góp của chị cho
mảng truyện ngắn nói riêng và cho nền văn học nước nhà nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Võ Thị Xuân Hà chính thức bước vào nghề với tập truyện ngắn Vĩnh
biệt giấc mơ ngọt ngào (NXB Văn học – 1992), cũng từ đây, dấu ấn sáng tác
của chị trong lòng độc giả và giới phê bình ngày càng rõ nét. Điều này được
3
thể hiện qua một loạt các bài phê bình về truyện ngắn (cũng như các sáng tác
nói chung) của chị trên các báo viết, báo mạng.

Cảm nhận về sáng tác của Võ Thị Xuân Hà, tác giả Hàn Thủy Giang
trong bài Võ Thị Xuân Hà – Người sống trên đất lặng lẽ (Vietbao.com,
10/2/2003) cho rằng một nguyên nhân quan trọng khiến cho truyện của chị
hấp dẫn chính là dấu ấn chủ quan của tác giả trong sáng tác: “Nghĩ về chị tôi
cứ nghĩ đến một người sống trên đất mà như đi trên dây, tất nhiên không phải
đang làm xiếc. Nếu đứng lại nhìn ngó xung quanh sẽ ngã lộn cổ. Bởi vậy chị
cứ đi, đi một cách đầy chủ quan, vì nếu chị khách quan – đó sẽ là một cú ngã.
Và có lẽ tôi yêu mến chị, yêu văn chị chính bởi vì nét chủ quan ấy”. Cũng
nhận xét về phong cách sáng tác của Xuân Hà, nhưng đi sâu hơn vào đặc
điểm nội dung, Hàn Thủy Giang khẳng định vẻ đẹp của lòng nhân hậu: “Có
một điều, tôi nghĩ, đã giúp văn của chị được người ta chú ý. Đó là chị đã tìm
được cách thể hiện tình nhân ái qua những chi tiết nhỏ, tinh tế, những chi tiết
đôi khi nhiều người không chú ý tới”.
Để tạo ấn tượng lâu dài trong lòng độc giả, một yếu tố quan trọng với
nhà văn là phải tạo được bầu không khí riêng trong sáng tác của mình. Xét ở
điểm này, nhà báo Thu Hà trong bài Mong được là chính mình (36, tr369) cho
rằng truyện của Võ Thị Xuân Hà mang một vẻ riêng thật đa dạng mà hấp dẫn:
“Đậm đà và duyên dáng, cay nghiệt và dịu dàng: trần trụi khắc nghiệt và mơ
mộng, hư ảo…”
Trong bài Võ Thị Xuân Hà: Viết để đỡ đau đớn hơn khi nhìn thực tế
(Vietbao.com, Tháng 8, 2003), tác giả Hiền Hòa đã nhấn mạnh ở truyện ngắn
Xuân Hà có một sự đa dạng với những chiều đối lập thật thú vị: “Những trang
viết của chị cũng lóng lánh y hệt một thứ nhà gương mà người ta có thể nhận
diện đủ loại gương mặt mình, để rồi lúc thì bật cười, lúc lại sợ hãi”. Và đi sâu
hơn Hàn Thủy Giang, Hiền Hòa còn khẳng định: “Thế giới nhân vật của chị
chủ yếu là những người đàn bà (…). Những người đàn bà của Võ Thị Xuân
Hà dù ngoan ngoãn hay vụng trộm, phá phách cũng đều có một đặc điểm
giống nhau: mặc kệ cuộc sống nghèo khó hay sung túc, họ luôn bị trộn lẫn
4
giữa thực tại và mộng tưởng. Họ xáo trộn giữa cái tốt và cái xấu, đầy lòng vị

tha nhưng cũng ích kỷ, rất tự tin nhưng cũng dễ bị cám dỗ. Bởi họ bị ám ảnh
bởi một quá khứ mông lung, một tương lai đầy bất trắc”.
Cũng nói về hình tượng nhân vật phụ nữ trong sáng tác Võ Thị Xuân Hà,
tác giả Hà Phạm Phú trong bài Ngôi nhà gương của Võ Thị Xuân Hà (22) có
viết: “Những người đàn bà của Võ Thị Xuân Hà không có một làng quê
chung rõ rệt, kẻ thì ở miền biển người thì ở miền rừng, người thì trong thành
phố Những người đàn bà ấy cười nói, đi đứng, yêu đương vụng trộm, sung
sướng và căm giận không hiểu sao lại làm cho lòng ta xáo động, đánh thức
nỗi buồn chìm sâu và ngủ yên trong đáy tim mình từ bao năm, êm ái lan toả,
thấm dần vào từng huyết quản”. Và “Thế giới đàn bà của Hà là một thế giới
riêng, không lẫn vào ai. Những người đàn bà của chị hình như cũng là sự xáo
trộn giữa cái tốt và cái xấu, đầy lòng vị tha nhưng cũng ích kỷ, rất tự tin
nhưng cũng dễ bị cám dỗ, sống yên phận nhưng lại không chịu yên với số
phận đã an bài. Một người phụ nữ là một bí ẩn”.
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà từng khẳng định: “Trẻ thì phải có tính khai
phá, thử nghiệm” (Thể thao và Văn hóa, 16-10-2009). Nói về tuổi đời, chị quả
thực cũng không thể được gọi là trẻ nữa, nhưng nhiệt tình sáng tạo, tự làm
mới mình thì lúc nào cũng hừng hực ở người phụ nữ này. Điều đó đã được
nhà phê bình văn học Hạnh Đỗ khẳng định khi đề cập đến một trong những
tác phẩm rất đáng chú ý trong văn nghiệp của Võ Thị Xuân Hà – Cà phê yêu
dấu. Theo Hạnh Đỗ “Truyện ngắn này cũng mở đầu cho một giai đoạn sáng
tác mới của Võ Thị Xuân Hà: lời văn dễ thương, những câu chuyện nhẹ
nhõm, đời thường và lâng lâng những mối tình tưởng chỉ chạm nhẹ tay là vỡ.
Tuy nhiên cũng là một giai đoạn sống và sáng tác kiệt lực với những tác phẩm
đa chiều về lối viết và có ma lực hấp dẫn người đọc, đôi truyện đến độ kỳ ảo,
hấp dẫn đến rùng mình (như chùm 3 phần của truyện ngắn Chuyện của con
gái người hát rong (24). Tuy vậy, sáng tạo nhưng Xuân Hà vẫn giữ được
những nét riêng vốn có của mình. Về điểm này, dịch giả, nhà phê bình Cao
Việt Dũng viết: “Về sau này, giọng văn của Võ Thị Xuân Hà vẫn giữ nguyên
5

tính chất điềm đạm có phần trầm lắng như tôi đã đề cập lúc trước, và cách thể
hiện, lối viết vẫn nhất quán ở các điểm: luôn tìm câu chuyện để kể, kể bằng
các hình thức suy lý, đi kèm nhiều nhận xét, và tìm cách sắp đặt các chi tiết.
Việc sắp đặt này những khi thành công sẽ tạo được các hiệu ứng thẩm mỹ tốt
ở người đọc. Hiện tượng này nổi bật ở một số truyện sau này như Chuyện của
con gái người hát rong, Không khóc ở Seoul, và đặc biệt thành công ở Đàn sẻ
ri bay ngang rừng. Cuối cùng, Cao Việt Dũng khẳng định: “Đặc trưng cho
cách viết của Võ Thị Xuân Hà là một giọng văn điềm đạm, nhiều nhận xét, ít
tình cảm, đậm nét cay đắng”.
Nhận xét về những tập truyện của Xuân Hà, tác giả Thủy Bình khi giới
thiệu tập Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí của nhà văn có cho rằng:
“Nếu so với những Tường thành, Trong nước giá lạnh thì Cái vạc vàng có
đòn khiêng bằng kim khí dường như ít đời thường, lạ hơn, ma quái hơn. Ngay
cả trong những mẩu chuyện có vẻ bề ngoài rất bình thường, rất đời sống,
người ta vẫn cảm thấy đâu đó ý vị liêu trai, kỳ ảo. Nhiều truyện phảng phất
hình ảnh nhà chùa, sư thầy và triết lý Phật giáo như Ngàn xanh và gió, Cái
vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí Có những truyện nhưng nhức trước
những mảnh đời thương tâm như Ngọa sinh, Đô hội, Mây giăng Có truyện
đi sâu vào đời sống tâm linh nhưng cũng có những mẩu ghi chép lại sự nhạt
nhẽo của đời sống tinh thần con người trong thời đại thống trị của vật chất:
Xin lỗi em, Mùa xuân nghiêng” (). Cũng trong bài
viết, theo Thủy Bình, ở tập truyện này, Xuân Hà đã thể hiện một phong cách
khác lạ có sự sáng tạo so với chính mình: “Trong các tác phẩm trước, chị lý
giải nguyên nhân này bằng tham vọng, bằng sự xô đẩy của cuộc đời. Nhưng
trong tập truyện ngắn này, nhà văn nhìn sâu vào những bí ẩn của thế giới tâm
linh, của những thế lực vô hình đeo bám đời sống con người. Và thế giới tâm
linh chưa bao giờ là dễ lý giải”.
Khi giới thiệu cuốn Thế giới tối đen của Võ Thị Xuân Hà, tác giả
Thanh Huyền nhận định về nghệ thuật: “Phần hấp dẫn của tập truyện là cách
Võ Thị Xuân Hà sử dụng ngôn từ kể chuyện và ngôn từ đối thoại. Câu chữ

6
của chị ngắn gọn, nhiều thông tin, không hề có ý định làm văn”. Còn về
phương diện nội dung chị cho rằng: “Phần sáng của thế giới tối đen đó chính
là những nhân cách người, những gì tốt đẹp còn sót lại sau những thăng trầm
của cuộc sống. Nhà văn không lạc quan hóa, không ảo tưởng hay biện giải gì
cho những con người ít nhiều đã lầm lạc. Nhưng chị nhận thấy rằng, họ vẫn
mong một công việc chân chính (Con đường vô tận), một mái ấm gia đình
(Thiên thần nhỏ), một người con nối dõi (Cõi người) Và đó, ít nhất, đều là
những ước mơ hướng thiện” ().
Trẻ em là đề tài có sức thu hút rất lớn với Võ Thị Xuân Hà khi chị đã
có đến ba tập truyện ngắn. Gần nhất là tập Tiếng gà gáy trong rừng hoa arui.
Trong phần giới thiệu về tập truyện này, tác giả Lê Huệ cho rằng một trong
những điểm đáng chú ý hơn cả là ở “Cách kể chuyện tự nhiên, nhẹ nhàng, dễ
hiểu, cùng với cốt truyện giản đơn, và sự thấu hiểu cuộc sống nơi núi rừng,
sông nước, đặc biệt là thấu hiểu tâm lí trẻ con của tác giả khiến cho những câu
chuyện gần gũi, dễ thương như chính các nhân vật đó” (evan.Baomoi.com -
28/07/2010).
Trong sự nghiệp sáng tác khá dày dặn của Võ Thị Xuân Hà, Lúa Hát là
một truyện ngắn tiêu biểu và gây được sự chú ý nhiều của giới phê bình và
độc giả. Nhận xét về thiên truyện này, nhà lý luận, phê bình Văn Giá có nói:
“Lúa Hát là một áng văn đẹp. Câu chuyện về một phụ nữ nông dân chân chất
hồn hậu với gia đình của mình, với tục lệ của làng quê gắn bó với đồng lúa.
Cuộc đời của họ dung dị như đất và lúa”. Và theo Văn Giá, truyện ngắn này
hấp dẫn không chỉ bởi sự trong sáng của nội dung mà còn bởi cái hồn riêng
mà Xuân Hà tạo ra cho tác phẩm: “Lúa Hát với không khí truyện và cách
dùng ngôn từ trong trẻo, đã tạo nên một tác phẩm về nông thôn Việt Nam
điển hình.” Chính vì làm được điều này, nên theo quan điểm của nhà phê
bình, tác giả họ Võ đã tạo nên một “kỳ tích”: “Nhiệm vụ của nhà văn là phải
làm đẹp cho câu chữ của dân tộc. Võ Thị Xuân Hà, với Lúa Hát đã làm nên
được kỳ tích đó.” (18).

7
Còn nhà lý luận, phê bình sân khấu Trần Minh Phượng thì lại ấn tượng
với “chất Huế” trong sáng tác của Xuân Hà. Và theo ông, điểm đặc sắc ấy thể
hiện rõ nhất qua chùm 3 phần của truyện Chuyện của con gái người hát rong.
Trần Minh Phượng cho rằng: “Khi đọc 3 truyện ngắn này, người đọc nhận ra
những tinh tế rất Huế trong văn chị. Huế từ nếp nhà, đường phố, từ những cơn
mưa dầm, từ lối nói… Nhưng điển hình nhất là chị đã phát hiện ra chất nghệ
sĩ dân gian trong hình ảnh cha và con người hát rong. Câu chuyện nhân tình
thế thái đằm sâu, dữ dội, khiến người đọc như thực sự đắm mình trong không
gian đa chiều mà chị đã lột tả qua những hình ảnh nhân vật và số phận bi
thương của họ” (18).
Cũng trong bài viết trên, nhà phê bình trẻ Cao Việt Dũng lại chú ý đến
truyện ngắn Đàn sẻ ri bay ngang rừng, một sáng tác thời kì đầu nhưng có lẽ
là có giá trị nhất tính đến nay trong sự nghiệp sáng tác của Võ Thị Xuân Hà.
Theo Cao Việt Dũng, đây thực sự là một tác phẩm xuất sắc của tác giả và một
điểm khiến anh chú ý nhất đó là nghệ thuật sử dụng màu sắc của nhà văn: “Ở
đây là sự tương phản giữa màu đỏ với các màu khác như màu xanh và màu
trắng, như một ẩn dụ và sự báo trước không khí của toàn truyện. Kết cấu
truyện rất cổ điển, với sự lặp lại các cảnh, mỗi lần lặp lại có một dụng ý riêng,
càng về cuối tốc độ và sự căng thẳng càng được đẩy cao lên, nhưng đến kết
cục lại buông xuống, chùng xuống với cảnh bắn chim sẻ được lặp lại”. Chính
việc sử dụng màu sắc trong sự tương phản như một ẩn dụ này đã góp phần
đem đến thành công cho tác phẩm.
Có thể khẳng định, những ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu văn
học như đã dẫn ở trên đã đề cập đến rất nhiều phương diện đặc sắc trong tác
phẩm của Võ Thị Xuân Hà. Tuy nhiên, hầu hết các nhà phê bình, nghiên cứu
văn học trên mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh hoặc một sáng tác cụ thể
của nhà văn mà chưa có một công trình nghệ thuật nào nghiên cứu và hệ
thống được những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn Võ
Thị Xuân Hà hay đánh giá một cách tổng quát về sự nghiệp sáng tác của tác

giả này. Đây chính là khoảng trống mà đề tài của người viết hướng tới. Tuy
8
vậy, vẫn có thể khẳng định những bài viết đã nêu trên là những gợi ý rất quý
báu cho người viết trong quá trình thực hiện luận văn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Võ Thị
Xuân Hà với các vấn đề cơ bản: Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Võ
Thị Xuân Hà, quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Võ Thị
Xuân Hà, một số đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là truyện ngắn của nhà văn Võ Thị Xuân
Hà. Tuy nhiên, do riêng về mảng truyện ngắn, Võ Thị Xuân Hà đã có một
khối lượng lớn với hơn mười tập (Như đã liệt kê ở phần Lý do lựa chọn đề
tài) nên trong khuôn khổ chuyên luận này, người viết sẽ chỉ tập trung vào một
số tập truyện sau:
Truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà (NXB Phụ nữ - 2002).
Chuyện của con gái người hát rong (NXB Hội nhà văn – 2006).
Thế giới tối đen (NXB Phụ nữ - 2008).
Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí (NXB Hội nhà văn – 2009).
Hơn nữa, để có một cái nhìn bao quát, trọn vẹn về thế giới nghệ thuật
trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà, người viết có liên hệ, so sánh với thể loại
tiểu thuyết của nhà văn cũng như so sánh với truyện ngắn của một số các tác
giả cùng và khác thời.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau đây:
4.1. Phương pháp thống kê, phân loại
9
Phương pháp này sẽ giúp việc tìm hiểu, phân loại các kiểu loại nhân

vật, cốt truyện, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật khi nghiên cứu thế
giới nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà.
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu giá trị của các
hình tượng, sự kiện, chi tiết,…từ đó khái quát nên những đặc điểm chung về
giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của các tác phẩm.
4.3. Phương pháp lịch sử
Phương pháp này sẽ cho thấy những nét đặc trưng về nghệ thuật của
truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà vừa có sự kế thừa so với truyền thống, nhưng
cũng có nhiều cách tân để tạo nên dấu ấn riêng trong sáng tác của nhà văn.
4.4. Phương pháp đối chiếu, so sánh
Phương pháp này nhằm làm nổi bật điểm chung và đặc biệt là điểm
riêng, độc đáo trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà với các sáng tác của các tác
giả khác trong thời kỳ này về các mặt đề tài, chủ đề, nhân vật, không gian
nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật,…
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tham khảo, nội dung
luận văn gồm ba chương sau:
Chương I: Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà
Chương II: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà
Chương III: Một số phương diện nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn
Võ Thị Xuân Hà
Chương I
Cảm hứng nghệ thuật
trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà
10
1.Khái niệm cảm hứng nghệ thuật
Cảm hứng nghệ thuật, hay còn gọi là cảm hứng chủ đạo, là một khái
niệm đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử sáng tác và nghiên cứu, phê bình văn
học của nhân loại. Và cũng chính vì vậy mà có rất nhiều cách hiểu về thuật

ngữ này. Theo Từ điển thuật ngữ văn học (7, tr38) thì cảm hứng chủ đạo
(Cảm hứng nghệ thuật) là “Trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt
tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất
định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm”. Sự
đánh giá ở đây được thể hiện qua thái độ của tác giả khi ngợi ca cái tốt, cảm
thông với sự bất hạnh, căm thù, phê phán, mỉa mai cái xấu. Còn với Bê-lin-
xki - nhà lý luận văn học Xô Viết – ông cũng đã nhận thức được vai trò quan
trọng của cảm hứng nghệ thuật trong sáng tạo văn học nghệ thuật. Ông coi
cảm hứng nghệ thuật là “điều kiện không thể thiếu được của việc tạo ra những
tác phẩm đích thực, bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần tuý trí óc đối với tư
tưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng
nhiệt thành”(7, tr39). Có nghĩa là nhờ có cảm hứng nghệ thuật mà văn bản
ngôn từ biến thành một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ theo đúng nghĩa của nó,
tức là ngoài tính hình tượng ra thì nó còn có những tư tưởng, xúc cảm thẩm
mỹ. Đây chính là điều kiện tiên quyết phân biệt tác phẩm văn học với các văn
bản ngôn từ thuần túy khác.
Cũng như một số khái niệm khoa học khác, khái niệm cảm hứng nghệ
thuật có quá trình hình thành, phát triển và sự giới hạn nội hàm nhất định.
“Thuật ngữ cảm hứng chủ đạo (cảm hứng nghệ thuật) lúc đầu chỉ yếu tố nhiệt
tình, say sưa diễn thuyết, sau chỉ trạng thái mê đắm khi xuất hiện tứ thơ. Về
sau lý luận văn học xem cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nội
dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới được
mô tả” (7, tr39). Như vậy, cảm hứng chủ đạo đã ngày càng thâm nhập sâu vào
thế giới nghệ thuật song song với quá trình điều chỉnh nhận thức của khoa học
11
lý luận văn học. Cụ thể, cảm hứng nghệ thuật tối kỵ thể hiện thành những
phát ngôn trực tiếp trong tác phẩm mà nó chính là thứ tình cảm vô hình khi
độc giả bằng sự nhập tâm trọn vẹn vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm mà
nhận ra. Tức, cảm hứng nghệ thuật có thể ẩn mình trong thế giới nhân vật, cốt
truyện với hệ thống các sự kiện, chi tiết, qua thời gian nghệ thuật, không gian

nghệ thuật, ngôn ngữ trần thuật, hình tượng tác giả - người kể chuyện,…
Việc tìm hiểu cảm hứng nghệ thuật trong văn học nghệ thuật là một
trong những hướng tiếp cận nội dung tư tưởng tác phẩm thường được các nhà
nghiên cứu, phê bình văn học cũng như rất nhiều độc giả vận dụng từ xưa đến
nay. Song, từ việc tìm hiểu cảm hứng nghệ thuật đi đến những nhận xét về
mối quan hệ giữa nó với các yếu tố nội dung, hình thức tác phẩm, đến việc
phát hiện sự biến đổi có tính quy luật của cảm hứng nghệ thuật giữa các chuỗi
tác phẩm, các bộ phận tác phẩm là một trong những hướng đi còn mới mẻ.
Hơn nữa, đến nay, không ít người còn ngộ nhận, cảm hứng nghệ thuật chỉ có
vai trò quan trọng với mảng trữ tình (đặc biệt là thơ). Kỳ thực không phải vậy,
đặc biệt với truyện ngắn, cảm hứng nghệ thuật cũng có một vai trò hết sức
quan trọng. Bởi nếu tiểu thuyết thường phản ánh cả cuộc đời một con người
với rất nhiều sự kiện, biến cố, trong một không gian rộng lớn thì truyện ngắn,
với đặc điểm dung lượng ngôn từ hạn chế của nó, thường chỉ nói đến một
khoảnh khắc, một lát cắt trong cuộc đời nhân vật. Truyện càng ngắn thì đòi
hỏi tính cô đúc, dồn nén càng cao. Vì vậy, cảm hứng nghệ thuật sẽ đóng vai
trò quan trọng để tạo nên một cấu trúc nghệ thuật hoàn chỉnh cả về nội dung
và nghệ thuật.
2. Cảm hứng nghệ thuật trong văn học Việt Nam sau 1986
Như chúng ta đã biết, thời kỳ 1945-1975 là một giai đoạn đặc biệt của
lịch sử dân tộc khi vận mệnh đất nước bị đặt trong tình thế vô cùng nguy cấp.
Để cứu nước, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là thực hiện một cuộc
kháng chiến mang tính toàn dân, toàn diện và trường kỳ. Văn học cũng là một
mặt trận và nhà văn là nhà văn – chiến sĩ. Vũ khí của nhà văn chính là ngọn
bút mà nói như Sóng Hồng, nó có sức mạnh vô cùng: “Dùng cán bút làm đòn
12
xoay chế độ/ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”. Cũng vì những nguyên
nhân này mà văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 có những đặc điểm rất
riêng: Đó là một nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa,
gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước; nền văn học hướng về đại

chúng; nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Tóm
lại, nền văn học này tuyệt đối hóa vai trò, quyền lợi của cộng đồng. Và cũng
vì vậy, cảm hứng sử thi đóng vai trò tuyệt đối. Đọc sáng tác của các nhà văn
trong thời kỳ này, ta sẽ thấy rất rõ điều đó.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc
chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai giành được thắng lợi hoàn toàn, đất nước
thống nhất. Nhưng hoàn cảnh thời bình này lại nảy sinh những vấn đề mới vô
cùng phức tạp mà thời chiến tranh không có. Bên cạnh đó, từ năm 1975 đến
1985, do hậu quả chiến tranh cùng sự khủng hoảng của hệ thống XHCN ở
Đông Âu và Liên Xô nên đất nước ta lại gặp những khó khăn rất lớn mà chủ
yếu về mặt kinh tế. Tình hình này đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải đổi mới.
Nghị quyết của Đại hội VI (năm 1986) đã chỉ rõ đổi mới là nhu cầu bức thiết,
là vấn đề có ý nghĩa sống còn của dân tộc. Từ năm 1986, với công cuộc đổi
mới do Đảng cộng sản lãnh đạo, kinh tế đất nước từng bước chuyển sang nền
kinh tế thị trường, văn hóa cũng có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nền văn
hóa nhiều nước trên thế giới. Hiện thực cuộc sống mới này là nguồn đề tài thú
vị để các nhà văn khám phá. Hơn nữa, về mặt tư tưởng, họ lại được “cởi trói”
bởi Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VI đã khẳng
định người nghệ sĩ được quyền và có nhiệm vụ “nhìn thẳng vào sự thật, đánh
giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Tất cả những yếu tố trên góp phần làm cho
văn học Việt Nam thời kỳ này có sự đổi mới thật toàn diện: “Nhìn chung, văn
học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX đã vận động theo hướng dân
chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân dân sâu sắc. Văn học phát triển đa dạng
hơn về đề tài, chủ đề; phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật. Văn
học giai đoạn này đã đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách nhìn
nhận, cách tiếp cận con người và hiện thực đời sống, đã khám phá con người
13
trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con người ở nhiểu
phương diện đời sống, kể cả đời sống tâm linh. Cái mới của văn học giai đoạn
này là tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn đến những số phận cá nhân

trong hoàn cảnh phức tạp, đời thường”(9, tr17).
Riêng ở phương diện cảm hứng nghệ thuật, nếu văn học giai đoạn trước
tập trung vào khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn với sự đề cao tính
cộng đồng thì văn học thời kì sau đổi mới lại tập trung vào một số cảm hứng
chủ đạo như: cảm hứng bi kịch, cảm hứng thế sự, cảm hứng trào lộng, phê
phán và cảm hứng triết luận.
Sự xuất hiện của cảm hứng bi kịch là một nét mới hoàn toàn của văn
học Việt Nam thời kỳ này so với giai đoạn 1945 - 1975. Như đã nói, đó là kết
quả của những điều kiện mới trong một hoàn cảnh thực sự khác trước. Khai
thác cảm hứng bi kịch, các nhà văn trước tiên chú ý đến hậu quả của chiến
tranh. Chiến tranh bây giờ không chỉ được nhìn ở phương diện chiến thắng,
hào hùng mà còn là những tổn thất rất lớn về tính mạng cũng như tinh thần
của con người (Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành – Nguyễn
Minh Châu). Không những vậy, bi kịch thời hậu chiến gắn với bi kịch tình
yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình cũng vô cùng khốc liệt. Nó khiến những
con người vốn đã đổ bao xương máu cho đất nước có ngày độc lập, hạnh phúc
mà giờ đây bước vào thời bình chính họ lại không có được một cuộc sống
hạnh phúc riêng tư cho xứng với bao hi sinh của họ vì dân tộc. Đó là những
người phụ nữ trong Bến không chồng (Dương Hướng), anh Giang Minh Sài
trong Thời xa vắng (Lê Lựu) hay cô Quỳ ở truyện Người đàn bà trên chuyến
tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu) vốn đã cống hiến rất nhiều cho cuộc kháng
chiến của dân tộc, mà giờ đây khi chiến tranh đã đi qua, chính họ lại phải đau
đớn, trăn trở với chính cuộc sống riêng đầy bất hạnh của mình. Không chỉ
chiến tranh mới tạo ra bi kịch mà cuộc sống đời thường vốn rất nhiều phức
tạp và lắm nỗi đa đoan cũng là nguồn cơn cho bao nỗi khổ đau của con người.
Có những người không chỉ gặp bi kịch trong hôn nhân mà còn là bi kịch trong
14
nghề nghiệp, trong quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp như nhân vật Tự trong
tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng.
Sau 1975, nhất là từ 1986 trở đi, cảm hứng thế sự là mảnh đất màu

mỡ cho các nhà văn Việt Nam khai thác. Có điều này, bởi giờ đây văn học
tập trung khai thác sâu con người cá nhân trong cuộc sống đời thường với
những mưu sinh khó nhọc, những toan tính nhiều khi rất nhỏ nhen, tủn
mủn. Và cũng chính từ đây làm nảy sinh những nghịch cảnh trái ngang mà
thật hài hước. Điều này khiến cho con người được nhìn nhận một cách
chính xác và toàn diện hơn, thật hơn. Nói như Nguyễn Minh Châu, bên
trong con người vừa có phần thiên thần lại vừa có cả phần ác quỷ. Những
điều này ta thấy rất rõ khi đọc các tác phẩm của Nguyễn Khải (Lạc thời,
Nắng chiều, Một người Hà Nội,…), Nguyễn Huy Thiệp (Không có vua,
Những người thợ xẻ,…), Nguyễn Minh Châu (Chiếc thuyền ngoài xa,
Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát).
Văn học giai đoạn 1945 – 1975 là văn học mang khuynh hướng sử thi
nên giọng điệu trang nghiêm, thành kính chiếm ưu thế. Nhưng sau năm 1975,
đặc biệt từ năm 1986 trở đi, cảm hứng trào lộng xuất hiện với mức độ ngày
càng đậm đặc. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tính dân chủ trong văn
học đã được đề cao, các nhà văn có thể tự do thể hiện quan điểm cá nhân của
mình về tất cả các vấn đề trong xã hội, trong đó có cả những vấn đề trước kia
bị coi là cấm kị, nhạy cảm. Điều này đã được Nguyễn Khải, Nguyễn Huy
Thiệp, Lê Lựu hay Hồ Anh Thái thể hiện một cách đầy ấn tượng.
Cảm hứng triết luận cũng được các nhà văn sau 1975 chú ý. Có những
người bộc lộ trực tiếp điều này trong tác phẩm như Nguyễn Khải (Lạc thời,
Luật đời, Gặp gỡ cuối năm,…), còn nhiều nhà văn khác như Nguyễn Huy
Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Thị Thu Huệ,… lại chọn cách thể hiện
trừu tượng, ẩn ý để người đọc cùng suy ngẫm.
3. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà
15
Như trên đã nói, Võ Thị Xuân Hà là một người có tình yêu văn chương
sâu sắc lại cộng thêm năng khiếu vốn có cùng sự tìm tòi, sáng tạo không
ngừng nên sáng tác của chị vừa mang phong cách riêng, nhưng cũng luôn đổi
mới và có sự đa dạng về lối viết. Nói riêng về cảm hứng nghệ thuật, qua

những tác phẩm nổi bật của chị có thể thấy ở Xuân Hà vừa có những cảm
hứng mang tính truyền thống của văn học cách mạng (cảm hứng lãng mạn) lại
rất đậm những cảm hứng của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới (cảm hứng bi
kịch, cảm hứng thế sự, cảm hứng phê phán). Chính điều này đã góp phần tạo
nên một Võ Thị Xuân Hà luôn có sự mới mẻ và gây được niềm hứng thú cho
độc giả với sáng tác của chị.
3.1. Cảm hứng thế sự trên tinh thần phê phán
Từ những năm 1980 trở lại đây, đặc biệt là sau năm 1986, công cuộc
đổi mới tư duy trong đó có sự đổi mới ở lĩnh vực văn học nghệ thuật diễn
ra sôi nổi, các nhà văn được tự do trong việc nhìn nhận, đánh giá hiện thực
theo tinh thần đổi mới. Bên cạnh việc ngợi ca, họ còn đi sâu phản ánh một
cách chân thực những mặt trái, những tồn tại của xã hội và con người, thậm
chí cả những mối quan hệ và những vấn đề vốn dĩ rất phức tạp của thế sự.
Dĩ nhiên, việc phản ánh đó cũng không nằm ngoài chức năng của văn học
nghệ thuật, của vai trò nhà văn như Thạch Lam đã từng quan niệm: “Văn
chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên. Đó
phải là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà ta có thể tố cáo xã hội giả
dối, tàn ác và làm cho lòng người thêm trong sạch, phong phú hơn”. Xuất
hiện từ cuối những năm tám mươi của thế kỉ trước, sáng tác của Võ Thị
Xuân Hà cũng không ở ngoài xu thế này.
Như đã nói, ngoài viết văn, Xuân Hà còn là một nhà báo có uy tín với
hàng trăm bài báo mỗi năm cùng sự cộng tác với nhiều tờ báo lớn trong nước.
Có lẽ, cái tư chất nhà báo ấy đã khiến cho chị có một cái nhìn thật sắc sảo, đa
chiều để thấy được bản chất của mỗi sự việc. Cũng vì vậy, trong sáng tác của
nữ nhà văn này, ta thấy bên cạnh cảm hứng ngợi ca cuộc sống là sự phê phán,
có khi đến gay gắt đối với những tồn tại, những nghịch lí, những trái ngang
vốn rất phổ biến trong cuộc đời.
16
Từ năm 1986, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. Ưu điểm của
nền kinh tế này là điều không phải bàn cãi. Nó đã đem đến sự thay da đổi thịt

cho đất nước về kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội, mức sống của người
dân được nâng lên. Tuy nhiên, những hệ lụy, hậu quả của nó đem lại cũng
không hề nhỏ.
Vì lợi ích kinh tế trước mắt, ở nhiều nơi, nhiều lúc người ta sẵn sàng
đánh đổi bằng sự ô nhiễm môi trường, sự phá hủy những cảnh quan thiên
nhiên mà hàng triệu năm mới có được. Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại mà
báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên phản ánh. Dưới
con mắt và bằng cách phản ánh một cách có nghệ thuật của nhà văn, Xuân Hà
cũng đề cập đến hiện tượng này qua Đá núi với một nỗi lòng đau xót như
chính bản thân mình đang bị mất từng phần cơ thể. Cái núi Tượng ấy, theo lời
nhân vật Trường, chính là “một tạo vật vĩ đại nhất của thiên nhiên”. Ấy thế
mà giờ đây, chỉ vì nhu cầu lấy đá xây dựng, người ta sẵn sàng cho nổ mìn, rồi
hàng đoàn xe đêm ngày vào chở đá. Trái núi đẹp đẽ là thế mà giờ đây chỉ còn
là “những vạt đá hoang trơ trọi”. Và nhân vật ý thức một cách đau xót: “thế
hệ sau rồi phải gánh nợ cho mà xem”, bởi “không có thiên nhiên, cây cỏ thì
con người cũng không thể sống yên ổn được”. Những trận lũ khủng khiếp với
sự thiệt hại ghê gớm về người và của trong những năm qua ở Việt Nam cũng
như thế giới là một minh chứng sống động nhưng vô cùng đau xót cho sự vô
tâm của con người với thiên nhiên.
Nếu Đá núi đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường, phá hủy cảnh quan
thiên nhiên thì các truyện Nhà có ba chị em, Cây bồ kết nở hoa, Kẻ đối đầu,
Mùa phim trường,…lại được Võ Thị Xuân Hà tập trung vào việc phê phán lối
sống quá thực dụng của không ít người trong xã hội.
Trong truyện Nhà có ba chị em, nhân vật cô út tên Hồng là một
người như thế. Để có tiền, Hồng sẵn sàng vào sàn nhảy và đối tượng của cô
là những người phương Tây lắm tiền. Và cũng để mong có cuộc sống nhàn
hạ, đầy đủ, Hồng sẵn sàng bỏ anh chồng bệnh hoạn, trốn mẹ và gia đình
theo làm vợ một người đàn ông hơn mình hai mươi ba tuổi ở tận nước Bỉ
17
xa xôi. Điều đáng chú ý hơn nữa là lối sống thực dụng ấy không chỉ có ở

Hồng, mà nó cũng nhiễm ngay vào cô chị cả tên Phương. Người đàn bà ấy
đã ba mươi chín tuổi mà chưa một lần lấy chồng. Từ tính cách cho đến
cách ăn mặc, lối sống, quan niệm sống ở chị ta đều rất khép mình, cổ lỗ.
Vậy mà, khi tình cờ đọc được bức thư Hồng gửi cho Nghi (Người chị thứ
hai của Hồng) kể về cuộc sống nhàn hạ, đầy đủ cùng cái cơ ngơi đồ sộ mà
Hồng được là bà chủ và cô cũng nói là đã tìm được một người đàn ông
phương Tây giàu có sẵn sàng cưới Nghi làm vợ (Nhưng Phương lại nghĩ đó
là bức thư Hồng gửi cho mình) thì Phương đã thay đổi hẳn. Và thế là cái
người phụ nữ ba chín tuổi, tưởng như đã chẳng còn nghĩ gì đến tương lai,
nhưng lúc này đây, đã nảy sinh những ý nghĩ và hành động thật kỳ lạ: “Lấy
tây ư? Mình gần 40 rồi (…). Hình như bên tây họ thích da ngăm đen thì
phải. Nhưng mà chẳng biết tiếng nhau, làm sao yêu được? Chị Phương ra
sân ngửa cổ nhìn nắng. Nắng chói chang xói vào mắt. Rồi nhân lúc mẹ còn
ngủ, chị Phương cởi áo xống ra đứng giữa sân. Chị cứ đứng dưới nắng như
thế, thầm mong mình có làn da nâu tuyệt đẹp”. Như vậy, nếu như lúc đầu,
Phương còn phân vân, do dự “không biết tiếng, làm sao yêu được” thì chỉ
qua hành động sau đó, Phương đã quyết tâm lấy chồng Tây. Ở Phương bắt
dầu có sự thay đổi, chạy theo những cám dỗ vật chất tầm thường.
Cùng chủ đề với Nhà có ba chị em, Cây bồ kết nở hoa cũng nói về lối
sống thực dụng của những người phụ nữ sẵn sàng chấp nhận những cuộc hôn
nhân khập khiễng về tuổi tác với những ông chồng già ngoại quốc để để có
được cuộc sống nhàn hạ. Nhưng không được may mắn như cô Hồng (Nhà có
ba chị em), cô gái trong câu chuyện này thật bất hạnh bởi hóa ra cô lấy phải
một người chồng bệnh hoạn (anh ta bị gay và có bạn trai). Để có tiền về thăm
gia đình, người phụ nữ này đã phải đánh đổi với một ông già giàu có. Thật
đáng thương cho tình cảnh của cô gái này nhưng cũng thật đáng sợ khi ta đọc
những dòng tâm sự sau đây: “Con hứa sau đó sẽ lấy ông ta nếu ông ta cho con
tiền để ra tòa. Sau này khi có chút vốn liếng mà ông ta hào phóng cho, con sẽ
lại ly lị với ông ta”. Và lúc đó cô tính sẽ về Việt Nam, sẽ lấy một người chồng
18

tử tế. Người phụ nữ này phải tính toán và làm như vậy bởi cô “ghê sợ một
cuộc sống đạm bạc”. Theo quan điểm của cô gái này thì: “Đó không phải là sĩ
diện mà là lòng tự trọng của thế hệ chúng con”. Một lời ngụy biện cho thấy sự
thay đổi trong tư duy, quan niệm sống thật đáng lo ngại của một bộ phận lớp
trẻ hiện nay. Đó là lối sống coi nhẹ tình cảm và những giá trị thiêng liêng của
đời sống gia đình. Người đọc như cảm nhận được một tâm sự sâu kín, một lời
phê phán âm thầm của nhà văn qua những nhân vật trên.
Tuy nhiên, với cái nhìn vừa đa chiều vừa đôn hậu, Xuân Hà giải thích
rằng sở dĩ những người phụ nữ trên trở nên quá thực dụng cũng một phần là
vì hoàn cảnh đưa đẩy. Cô gái trong truyện Cây bồ kết nở hoa suy nghĩ và
hành động như vậy cũng bởi cuộc hôn nhân mà cô hằng hi vọng đã hoàn toàn
không như tính toán của cô. Còn Hồng trong truyện Nhà có ba chị em, sở dĩ
phải kiếm tiền nơi sàn nhảy, phải lấy ông chồng già ngoại quốc cũng bởi
những bất hạnh trong cuộc sống riêng trước đó. Đã có một đời chồng, cô lấy
một người đàn ông khác với hi vọng làm lại cuộc đời. Nhưng thật bất hạnh
cho Hồng khi gã ta lấy cô về để làm con ở hầu hạ hắn và đứa em điên dại. Và
nữa, hắn coi cô chỉ như một công cụ kiếm tiền không hơn không kém khi cứ
mỗi chiều cô đi làm về là hắn nắn túi cô lột sạch tất cả những gì cô vất vả
kiếm được trong một ngày. Và để cô có nhiều tiền hơn đưa cho, cái gã đàn
ông đốn mạt ấy cũng chẳng bận tâm khi biết người vợ của mình đã phải kiếm
tiền bằng mọi giá. Đề cập đến những điều này, tất nhiên Xuân Hà không có ý
định ủng hộ lối suy nghĩ, lối sống của những cô gái kia nhưng dù sao đây
cũng là một sự cảm thông của nhà văn vốn đầy lòng trắc ẩn với những nhân
vật của mình.
Ở truyện Kẻ đối đầu, ta bắt gặp hình tượng nhân vật Rô, một kẻ vốn
xuất thân bần hàn, lại không được học hành cẩn thận. Để thoát khỏi cuộc
sống nghèo khó, Rô không từ một thủ đoạn nào, từ những mánh khóe bán
hàng để thu lãi lớn và thậm chí cặp bồ với bà giám đốc góa chồng (Trong
khi Rô giấu nhẹm mọi người chuyện tình cảm của mình với Uyên – một cô
gái trẻ trung, xinh đẹp - để dễ bề thực hiện mưu đồ). Từ đó, Rô thăng tiến

19
nhanh chóng về vị trí, rồi tiền bạc mà hắn moi được của bà giám đốc khát
tình kia. Âm mưa của Rô là khiến cho người đàn bà tội nghiệp đó sẽ vì quá
yêu Rô mà giao toàn bộ gia sản của mình cho hắn. Kế hoạch chuẩn bị
thành công thì Rô bị công an kinh tế bắt do những vi phạm trong lĩnh vực
kinh doanh. Uyên hiểu rõ con người của Rô nên đã bỏ đi. Ra tù, Rô cưới bà
giám dốc kia và trở thành một ông chủ giàu có. Cái kết câu chuyện rất thực
chứ không phải theo kiểu cổ tích: ác giả ác báo. Nó khiến người ta buồn vì
sự xuống cấp của đạo đức con người. Cùng kiểu nhân vật như Rô ta có thể
kể đến Toàn trong Quạt tóc – Thùy Dương hay anh học trò nghèo ở truyện
ngắn Ai chọn giùm tôi – Y Ban. Xuân Hà, cũng như hai cây bút trên, với
ngòi bút tỉnh táo, cái nhìn đầy tính lí trí, đã phản ánh một cách chân thực
một hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện nay.
Với Mùa phim trường, Võ Thị Xuân Hà đi sâu phơi bày những góc
khuất, những khoảng tối của ngành công nghiệp điện ảnh vốn nhìn bên ngoài
thật hào nhoáng. Qua ngòi bút vừa lạnh lùng lại không kém phần bạo liệt,
những điều nhà văn nói không khỏi khiến nhiều người phải giật mình. Đó là
chuyện những cô diễn viên mới ra trường để có được vai diễn thì phải đánh
đổi thân xác với những ông đạo diễn có nhân cách suy đồi. Và để có tiền
trang trải cho sinh hoạt, cho mỹ phẩm, cho quần áo hàng hiệu, không ít trong
số họ đã trở thành gái gọi, gái bao cao cấp của các đại gia. Còn chuyện trong
nghề của riêng mấy ông đạo diễn cũng lắm thứ để nói. Nếu là đạo diễn gạo
cội (nhân vật Việt Đinh Bá), thì phải thủ đoạn, phải mặt dày trước những sự
soi mói, chửi bới của báo chí, dư luận. Còn đạo diễn trẻ ư? Đến cái chân phó
đạo diễn thì cũng cứ là làm kẻ loăng quăng hầu hạ, khoảng bốn mươi, năm
mươi tuổi may ra mới được giao cho làm một cái phim còm và để rồi được
gọi là “đạo diễn trẻ đầy hứa hẹn”. Thật mỉa mai nhưng đó cũng là một hiện
thực mà Xuân Hà với cái nhìn sắc sảo của một nhà báo cùng kinh nghiệm của
một người trong nghề (Chị là thành viên của Hội Điện ảnh Việt Nam) đúc kết
được. Có lẽ câu chuyện cũng là một lời lí giải vì sao hiện nay khán giả truyền

hình luôn bị tra tấn bởi những bộ phim mà chất lượng quá kém và đầy sạn.
20
Cùng chủ đề phản ánh sự tha hóa đạo đức của con người vì đồng tiền
như Mùa phim trường là các truyện Ngọa Sinh, Năm hai nghìn lẻ x Khi
sinh thời, Bác Hồ đã từng nói với các cán bộ, nhân viên ngành y tế: Lương y
như từ mẫu. Thực hiện lời dạy của Bác, ngay từ khi thành lập đến nay, ngành
y tế với các cán bộ, y bác sĩ đã lập được nhiều thành tích để đóng góp vào sự
nghiệp kháng chiến và xây dựng đất nước, phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, từ
khi nền kinh tế thị trường được thực hiện, ngoài rất nhiều mặt tích cực thì nó
cũng đem đến những mặt trái, trong đó có việc làm tha hóa một bộ phận
không nhỏ những y bác sĩ. Họ vì không chống nổi sự cám dỗ của đồng tiền
mà đã làm những việc đi ngược với lương tâm nghề nghiệp. Biểu hiện thường
thấy là thái độ trịch thượng, thiếu tôn trọng người bệnh và người nhà của họ.
Đó còn là hiện tượng nhận phong bì của bệnh nhân hoặc gia đình họ. Rồi
chuyện người của bệnh viện móc ngoặc với giới cò để có thêm thu nhập.
Trong Ngọa Sinh, Võ Thị Xuân Hà đề cập đến tất cả các hiện tượng này.
Trong câu chuyện, tạo ấn tượng sâu sắc nhất với độc giả có lẽ là hình tượng
nữ nhân vật chính – Hoan – một người phụ nữ đã bị chồng ruồng bỏ vì hậu
quả của chất độc màu da cam do bố cô đi chiến trường để lại. Hoan vẫn khao
khát có một cuộc sống gia đình yên ấm. Nhưng để quyết định đi bước nữa
người đàn bà tội nghiệp này muốn làm tất cả các xét nghiệm để chứng minh
cho người cô sẽ cưới rằng cô hoàn toàn là một người phụ nữ bình thường.
Tuy vậy, hành trình đến với bệnh viện để làm được điều này thật lắm gian
nan. Khó khăn không phải chỉ ở việc phải đi xét nghiệm rất nhiều lần và tất
nhiên tốn rất nhiều tiền mà còn ở sự nhũng nhiễu của những người trong bệnh
viện. Qua truyện ngắn này nhà văn đã bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc với Hoan
cùng rất nhiều các nhân vật bệnh nhân hoặc người nhà của họ vốn chỉ xuất
hiện thoáng qua trong tác phẩm. Nếu Ngọa Sinh phản ánh sự tồn tại trong
ngành y tế thì Năm hai ngàn lẻ x… lại phản ánh sự biến chất của không ít cán
bộ trong ngành tòa án. Dõi theo câu chuyện của nhân vật Mai ta thấy đó là các

hiện tượng chạy chọt để được giảm án, để được ở nhà tù nào dễ chịu hơn, rồi
làm sao để nhanh được ra tù trước thời hạn,… Tất cả đều có thể làm được
miễn là có tiền và quen biết những người trong ngành hoặc nhờ sự mối lái của
21
các cò. Tóm lại, cán cân công lý ở đây sẵn sàng bị làm nghiêng lệch bởi một
thứ nhỏ bé nhưng lại có sức nặng ghê gớm – đồng tiền.
Đất nước đổi mới, kinh tế phát triển nhưng mặt trái của nó là sự phân
hóa giàu nghèo ngày càng tăng, rồi những hiện tượng mang tính tệ nạn của xã
hội như ly hôn, trẻ em lang thang nơi đầu đường xó chợ sống bằng móc túi,
cờ bạc bịp, rồi là điếm gái và cả điếm trai,…Tất cả những hiện tượng đau
lòng này khiến Xuân Hà không thể bàng quan. Chị đã viết nhiều tác phẩm về
đề tài này. Một trong số đó là Con đường vô tận. Ở truyện ngắn này, trước
tiên nhà văn đi vào phản ánh và cảnh tỉnh sự suy thoái đạo đức trong những
mối quan hệ tưởng như rất bền chặt, đó là quan hệ gia đình. Cái gia đình được
nói đến ở đây gồm người chồng (Với biệt danh Đàn ông xương xẩu), người
vợ (Với biệt danh Thể loại béo ngậy) cùng đứa con. Ở cùng với họ là cô em
vợ (Biệt danh Thể loại tóc tém) và đứa con mới đẻ nhưng đã bỏ chồng lang
thang theo anh chị. Là vợ chồng mà khi nói chuyện họ như đang chửi nhau.
Toàn những là mày, tao và những tiếng tục tĩu khác nữa. Rồi gã đàn ông thối
nát kia lại còn có ý định chiếm đoạt cả người em vợ khốn khổ của hắn nữa.
Cái gia đình ấy lại còn cầm đầu một lũ trẻ lang thang tứ chiếng. Mỗi sáng bọn
chúng được cho đi kiếm tiền bằng móc túi, cờ bạc bịp,…tối về nộp tiền cho
ông bà chủ, rồi được ăn cơm, được ngủ lăn lóc trong một cái lều hôi hám.
Nhưng đáng lo ngại hơn, qua cuộc bàn mưu tính kế của thằng Lam và con bé
ở Quảng Ninh, nhà văn đau xót chỉ ra rằng cái kết của những đứa trẻ ấy, nếu
không là nhà tù thì cũng là nhà nghỉ mà thôi. Tương lai của chúng mịt mờ quả
đúng như ẩn ý của tiêu đề tác phẩm: Con đường vô tận.
Bên cạnh chủ đề phê phán lối sống thực dụng của con người thì ở các
truyện Ngọa Sinh, Vườn hài nhi, Võ Thị Xuân Hà lại đề cập đến một vấn đề
đã, đang và sẽ còn rất gây nhức nhối trong xã hội ta hiện nay: hiện tượng nạo

phá thai. Và tất nhiên qua đây, tác giả muốn nói đến những vấn đề lớn rộng
hơn, đó là bi kịch gia đình, bi kịch số phận cá nhân, là thói gia trưởng, tư
tưởng trọng nam khinh nữ,…Bằng trí tưởng tượng phong phú, với việc sử
dụng nhuần nhuyễn thủ pháp sáng tạo cái kỳ ảo, nhà văn xây dựng một không
22
gian vườn chuối đậm chất liêu trai. Nó vốn là nơi một ông lão người làm của
bệnh viện phụ sản chôn những cái thai bị bỏ. Và cứ mỗi khi đêm về, đặc biệt
là các đêm trăng, những linh hồn tội nghiệp kia lại tụ tập ở vườn chuối. Đau
đớn và xúc động nhất là khi tác giả miêu tả sự khát mẹ của linh hồn đứa chị
cả. Hằng đêm nó đợi mẹ, nhưng chỉ may mắn lắm khi mẹ nó ra đổ rác thì nó
được gặp để được quấn lấy chân mẹ. Rồi hình ảnh thằng bé khác với một bên
tay và chân bị nát bấy. Theo nhà văn, thảm cảnh này là do hậu quả của những
mối tình trái ngang, hay do sự vô tâm đến tàn nhẫn của những ông chồng và
sự nhẫn nhục đến vừa đáng thương lẫn đáng trách của những người vợ. Đó là
trường hợp của cặp vợ chồng được nói đến trong truyện. Trong khu vườn ấy,
riêng họ có đến… hai mươi ba đứa con. Rồi theo thống kê của bố con ông lão
lao công của bệnh viện, trong năm ấy (tất nhiên là chưa hết năm) đã có bảy
mươi tám cái hài nhi bị bỏ (chứ không phải bị hỏng). Những con số tưởng
như khô khan này thật sự gây đau lòng cho bất cứ ai có lương tâm. Là một
nhà văn, một phụ nữ, một người mẹ, tất nhiên Xuân Hà rất đau xót trước thực
trạng này. Việc tác giả miêu tả hình ảnh người mẹ thắp hương ở đầu tác phẩm
và đặc biệt là những giấc mơ khủng khiếp, những lời đau đớn khi mê sảng của
bà mẹ của hai mươi ba cái linh hồn hài nhi là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về hậu
quả tinh thần mà những bậc cha mẹ nhẫn tâm sẽ phải gánh chịu sau này. Họ
sẽ luôn phải sống trong sự dằn vặt của lương tâm vì hành động tàn nhẫn của
mình. Nhưng, ở một phương diện khác, nhà văn cũng bày tỏ lòng thương cảm
sâu sắc của mình dành cho những linh hồn tội nghiệp kia bằng việc xây dựng
cặp nhân vật cha con ông lão lao công của bệnh viện. Công việc, cách ứng xử,
suy nghĩ của họ về những linh hồn tội nghiệp kia thật cảm động. Chính họ đã
góp phần nâng tầm cho tư tưởng nhân đạo đến mức nhân văn sâu sắc của tác

phẩm. Và cũng chính câu chuyện của cha con ông lão đã khiến cho tác phẩm
có một kết thúc giảm đi tính bi kịch.
Cảm hứng thế sự là một nội dung chủ đạo của văn học Việt Nam sau
1975, đặc biệt là từ 1986 trở đi. Nhắc đến dòng cảm hứng này là ta nhắc đến
những tên tuổi gạo cội của văn học nước nhà thời kì đổi mới như Nguyễn
23
Khải, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp,… Võ Thị Xuân Hà
xuất hiện muộn hơn và xét về tầm vóc có lẽ chị cũng chưa thể ngang hàng với
những tên tuổi trên. Tuy nhiên, với tình yêu văn chương, lòng yêu cuộc sống
cùng khát khao sáng tạo của mình nên nhà văn vẫn xác định được cho bản
thân một chỗ đứng riêng khó lẫn trong dòng chảy chung của văn học nước
nhà thời kỳ đổi mới ở nội dung cảm hứng thế sự.
3.2. Cảm hứng lãng mạn
Thuật ngữ cảm hứng lãng mạn thể hiện ở cái tôi đầy tình cảm, cảm
xúc cuả nhà văn, nhà thơ. Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng
rộng rãi những yêú tố cường điệu, những thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi
thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ và cái tuyệt mĩ. Cảm
hứng lãng mạn đã trở thành một nội dung chủ đạo của văn học Việt Nam từ
đầu thế kỉ XX. Trước năm 1945, nhắc đến cảm hứng lãng mạn là nhắc đến
tên tuổi của các nhà thơ của phong trào Thơ mới: Xuân Diệu, Thế Lữ, Lưu
Trọng Lư, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, hay những tác giả của nhóm Tự lực
văn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam,… Thời kỳ 1945 – 1975,
cảm hứng lãng mạn cũng là một nội dung chủ đạo của nền văn học cách
mạng Việt Nam với những tên tuổi nổi bật: Tố Hữu, Nguyên Ngọc –
Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, Sau khi
đất nước thống nhất, đặc biệt là sau 1986, dù cảm hứng thế sự và cảm hứng
bi kịch trở lại và chiếm ưu thế nhưng cảm hứng lãng mạn vẫn là một nội
dung quan trọng của văn học Việt Nam.
Trong sáng tác của Võ Thị Xuân Hà, cảm hứng lãng mạn cũng đóng
một vai trò quan trọng và có nét riêng khó lẫn. Nếu cảm hứng hứng lãng

mạn trong sáng tác của Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận là cái tôi cô
đơn muốn thoát ly cuộc sống thực tại hay muốn tận hưởng những gì tốt đẹp
nhất mà cuộc đời ban tặng; trong tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng là sự
đề cao tình yêu, hôn nhân tự do đối lập với lễ giáo phong kiến; trong sáng
tác của các tác giả như Tố Hữu, Xuân Quỳnh, Nguyễn Minh Châu là niềm
lạc quan hướng về một tương lai tươi sáng thì ở Võ Thị Xuân Hà cảm hứng
24
lãng mạn có phạm vi nhỏ bé hơn nhưng vẫn không kém phần sâu sắc, đó là
ca ngợi tình yêu, những mối tình trong trẻo, mới chớm nở, có khi chỉ rất
thoảng qua nhưng có tác dụng nâng đỡ các nhân vật vượt qua những nặng
nề trong cuộc sống hằng ngày.
Hai nhân vật chính trong truyện Lúa và đất là Đào và Điền. Giữa họ
có một mối tình ngang trái nhưng trong sáng và đầy chất thơ. Đào là người
phụ nữ mang vẻ đẹp dân dã: “Chị đẹp đôn hậu, không rực rỡ, hơi thô kệch
và không xáo trộn”. Đào đã lập gia đình, có con. Nhưng bất hạnh cho cô là
người chồng suốt ngày ăn không ngồi rồi và lại còn cờ bạc. Mọi công việc
gia đình, đồng áng đổ hết lên vai chị. Vậy mà Đào vẫn nhẫn nhịn, chịu
thương chịu khó. Còn Điền, là một người có chí, ham học hỏi nên kinh tế
khá giả. Tuy vậy, anh vẫn chưa lập gia đình bởi lúc nào cũng giữ mối tình
với Đào. Điền không hề che dấu tình cảm của mình với Đào, nhưng cách thể
hiện thật tế nhị và trong sáng. Điền xưng “tôi”, gọi Đào là “chị Đào” hoặc có
lúc chỉ gọi tên. Trong truyện có kể hai lần họ tình cờ gặp nhau. Lần thứ nhất,
vào một buổi sáng sớm, Điền đã giúp Đào chỗ mạ mình cấy thừa. Lần thứ
hai là khi Đào ra đồng với tâm trạng nặng trĩu vì nhà có con bò lại bị chồng
bán mất. Chi tiết Điền tặng Đào một bông hoa súng và “mỉm nụ cười mơ
hồ” sau khi nói về một cái tên khác của loài hoa này là một cách thể hiện
tình cảm thật tế nhị. Trước tình cảm của Điền, Đào luôn cố giữ một khoảng
cách. Điều đó được thể hiện qua ánh “mắt nhìn anh mơ hồ lạnh lạnh” trong
lần cô gặp Điền trên đường ra đồng lúc sáng sớm. Còn trong lần gặp Điền ở
ngoài đồng, chị cũng không để cuộc nói chuyện diễn ra quá lâu. Tuy nhiên,

trong lòng người phụ nữ ấy không phải không có sự rung động. Chi tiết Đào
“đỏ rực mặt, kín đáo ngoảnh lơ chỗ khác” khi vô tình tay Điền chạm phải
tay cô lúc anh cho mạ đã giúp ta thấy rõ điều đó. Nhưng có điều, sự rung
động này rất trong sáng, nó không làm người phụ nữ này thêm chán ngán
cảnh gia đình hiện tại mà chỉ khiến cô có thêm nghị lực, tình yêu với cuộc
sống đang có của bản thân: “Nhưng hình như có điều gì đó thật khó tả đang
dâng lên trong chị khiến chị thấy yêu mảnh ruộng của mình tha thiết”. Có
25

×