Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Ttla hhtq 31575

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.79 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒ HỒNG THẢO QUN

GIÁ TRỊ CỦA X QUANG VÀ SIÊU ÂM
TRONG SÀNG LỌC UNG THƯ VÚ
Ở PHỤ NỮ TỪ 40 TUỔI TRỞ LÊN

Ngành: Dịch tễ học
Mã số: 9720117

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

TP. Hồ Chí Minh – 2018


Cơng trình được hồn thành tại:
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. Nguyễn Chấn Hùng.
2. PGS.TS. Đỗ Văn Dũng.

Phản biện 1: .............................................................................

Phản biện 2: .............................................................................

Phản biện 3: ............................................................................



Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường
họp tại ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
vào hồi ……..giờ……….ngày…….tháng……..năm ……….

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM.
- Thư viện Đại học Y Dược TP. HCM.


1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú là ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây
tử vong hàng đầu ở phụ nữ tại nhiều nước trên thế giới. Theo số liệu
thống kê của Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế năm 2012, số ca
mới mắc hằng năm là 1,67 triệu (khoảng 25% ung thư ở nữ giới).
Trong đó, tử vong do ung thư vú ước tính khoảng 522.000 trường
hợp. Tại Việt Nam, ung thư vú chiếm vị trí hàng đầu ở phụ nữ với tỉ
suất mới mắc khoảng 27/100.000 người/ năm. Theo thống kê ung thư
tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) từ năm 2007-2011, tỉ suất mới
mắc thô của ung thư vú là 21,1/100.000 người/ năm. Tuổi thường
gặp của ung thư vú tại TPHCM từ 40-74 tuổi, cao nhất ở nhóm tuổi
từ 55-59 tuổi.
Hiện nay, trên thế giới, X quang vú được xem là phương pháp
để sàng lọc ung thư vú có hiệu quả, làm giảm tỉ lệ tử vong của ung
thư vú từ 15-22 %. X quang có thể phát hiện các trường hợp vi vơi
hóa ác tính rất sớm, với độ nhạy từ 81-98%. Mô vú đặc là một trong
những nguyên nhân chính giảm độ nhạy cịn khoảng 47-68% trên X

quang. Vấn đề này có thể được khắc phục bằng X quang kỹ thuật số
hoặc kết hợp thêm với siêu âm, độ nhạy tăng lên khoảng từ 78-89%.
Ở Việt Nam, cũng như các nước đang phát triển, vẫn chưa
khuyến khích chụp X quang thường quy. Chi phí một ca chụp X
quang cao hơn so với siêu âm vú.
Trước tình hình đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu giá trị của
X quang và siêu âm trong sàng lọc ung thư vú ở phụ nữ từ 40 tuổi trở
lên, với các mục tiêu chuyên biệt sau:
1. Xác định tỉ lệ ung thư vú được phát hiện bằng X quang, siêu
âm, X quang kết hợp siêu âm vú
2. Khảo sát mối liên quan giữa tuổi, tiền căn gia đình, mật độ mơ
tuyến vú, đặc điểm hình ảnh X quang, siêu âm và nguy cơ ung thư
vú,


2
3. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị
tiên đoán âm của X quang, siêu âm, X quang kết hợp siêu âm vú
trong sàng lọc ung thư vú,
4. Bước đầu phân tích chi phí- hiệu quả của X quang, siêu âm,
X quang kết hợp siêu âm trong sàng lọc ung thư vú.
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện tại, Việt Nam cũng như đa số các nước Châu Á khác,
chưa có chương trình sàng lọc ung thư vú quy mơ quốc gia. Quy
trình sàng lọc thường là siêu âm thực hiện trước, có bất thường sẽ đề
nghị X quang. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mong muốn có
được giá trị của các phương tiện chẩn đốn hình ảnh và gợi ý lựa
chọn hướng sàng lọc phù hợp cho phụ nữ Việt Nam.
3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Điểm mới của nghiên cứu là cung cấp tỉ lệ mật độ mô tuyến vú

của phụ nữ Việt Nam. Chọn phương tiện chẩn đoán sàng lọc cho ung
thư vú theo giá trị chẩn đốn, có bước đầu phân tích chi phí sàng lọc.
Từ đó, gợi ý hướng sàng lọc ung thư vú: đối với tuổi 40-49, có thể
bắt đầu sàng lọc bằng siêu âm; từ 50 tuổi trở lên, có thể bắt đầu bằng
X quang. Tùy mật độ mô tuyến vú và từng bệnh nhân cụ thể sẽ quyết
định làm tiếp phương tiện chẩn đoán hình ảnh bổ sung hay khơng.
4. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 125 trang với đặt vấn đề 3 trang, tổng quan tài
liệu 42 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 18 trang, kết quả
nghiên cứu 24 trang, bàn luận 21 trang, kết luận và kiến nghị 3 trang.
Luận án có 9 hình, 2 biểu đồ, 3 sơ đồ và 39 bảng.


3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI TIỆU
1.1 VỀ BỆNH UNG THƢ VÚ
1.1.1 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ chính:
Nguyên nhân có thể chia thành ba nhóm chính: ngẫu nhiên,
có yếu tố di truyền, có yếu tố gia đình.
Các yếu tố nguy cơ thường được nhắc đến bao gồm: nơi
sinh sống (Bắc Mỹ, Bắc Âu), tuổi sau 40, đang có ung thư vú (nguy
cơ đối bên 5 lần), tiền sử gia đình có ung thư vú (gấp 2 lần), đột biến
gen BRCA1, BRCA2, mô vú rất đặc (gấp 4-6 lần), một số bệnh lý
tuyến vú (tăng sản khơng điển hình (gấp 4 lần), carcinôm tiểu thùy
tại chỗ (1%/ năm), tiền căn xạ trị liều cao ở ngực (gấp 3-8 lần).
1.1.2. Phân loại ung thƣ vú và hệ thống xếp loại lâm sàng
TNM.
Phân loại theo mô bệnh học hoặc theo tiểu nhóm sinh học.
Hệ thống xếp loại lâm sàng TNM là hệ thống phân giai đoạn
chuẩn của Tổ chức chống Ung thư toàn cầu.

1.1.3. Triệu chứng lâm sàng và diễn tiến tự nhiên.
Triệu chứng có thể là khối to lên ở vú hoặc những vùng vú
dày lên bất thường so với bên kia, tiết dịch bất thường núm vú, thay
đổi da hay núm vú, hạch nách bất thường.
Ung thư vú dễ có khuynh hướng di căn hạch, có thể cho di
căn xa, thường gặp nhất là xương, phổi, gan, não.
1.2. CÁC PHƢƠNG TIỆN CHẨN ĐỐN HÌNH ẢNH
THƢỜNG QUY
1.2.1. X quang
Chụp X quang là kỹ thuật dùng tia X phát ra, đi qua tuyến
vú để ghi hình ảnh lên phim hoặc dưới dạng ảnh kỹ thuật số.
Hiện nay, quốc tế công nhận hai chiều thế căn bản cho việc
sàng lọc X quang: thế chếch trong ngoài (MLO) và thế thẳng trên
dưới (CC). Phim sử dụng trong X quang có thể là phim tráng một
mặt nhũ tương hoặc phim kỹ thuật số.


4
X quang được chỉ định sàng lọc ung thư vú ở phụ nữ ≥ 40
tuổi hoặc nguy cơ cao không phân biệt độ tuổi. X quang phát hiện
được những vi vơi hóa ác tính, là ung thư vú tiền lâm sàng.
Khi kết hợp X quang kỹ thuật số và X quang vú 3D, độ nhạy
tăng từ 60% lên 90,1%, ở phụ nữ có mơ vú đặc.
1.2.2. Siêu âm
Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm tần số cao đi
xuyên qua vú và dội lại từ các mô khác nhau, tạo nên hình ảnh.
Siêu âm thường được chỉ định trong chẩn đoán, khảo sát
triệu chứng lâm sàng hoặc bất thường hình ảnh trên X quang.
Siêu âm đàn hồi khảo sát độ cứng của tổn thương, từ đó
gợi ý tính chất lành hay ác. Siêu âm tự động hóa là thiết bị siêu âm

với cánh tay máy tự động quét các mặt phẳng, được sử dụng để bổ
sung sàng lọc ung thư vú cho phụ nữ có mơ vú đặc.
1.2.3. Cộng hƣởng từ
Cộng hưởng từ là một phương pháp sử dụng các nam châm
và sóng radio để tạo nên hình ảnh cắt lớp chi tiết của tuyến vú, dựa
trên hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân. Cộng hưởng từ được chỉ
định sàng lọc ở những phụ nữ có nguy cơ cao.
1.2.4. Hệ thống số liệu và báo cáo kết quả hình ảnh tuyến
vú (BI-RADS)
Hệ thống số liệu và báo cáo kết quả hình ảnh tuyến vú,
phiên bản đầu tiên năm 1993 là BI-RADS X quang. BI-RADS siêu
âm được công bố trong ấn bản BI-RADS lần thứ 4 (2003).
Phân loại mật độ mô tuyến vú trên X quang theo BI-RADS:
A: Tuyến vú hầu hết là mô mỡ; B: Mô sợi tuyến rải rác; C: Mơ vú
đặc khơng đồng nhất, có thể che khuất các tổn thương nhỏ; D: Mô
vú rất dày đặc, làm giảm độ nhạy của X quang.
Theo BI-RADS, các tổn thương ở vú chia thành 5 nhóm
chính, xếp theo thứ tự khả năng từ lành tính đến ác tính: 1- khơng có
tổn thương; 2- tổn thương lành tính, khơng cần làm gì thêm để xác
định; 3- tổn thương có khả năng lành tính, cần theo dõi trong khoảng
thời gian ngắn, nguy cơ ung thư vú có thể có là ≤2%; 4- bất thường


5
nghi ngờ ác tính, cần làm sinh thiết để xác định, nguy cơ >2% ≤95%; 5- rất nghi ngờ, cần làm sinh thiết và xử trí thích hợp, nguy cơ
>95%.
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SÀNG LỌC UNG THƢ VÚ
1.3.1. Sàng lọc bệnh
Sàng lọc là qui trình tách những đối tượng nguy cơ hoặc có
khả năng mắc bệnh trong cộng đồng, để có biện pháp can thiệp thích

hợp, nhằm ngăn ngừa bệnh xảy ra trên các đối tượng nguy cơ.
Ung thư vú là một bệnh không thể bỏ qua, gây hậu quả
nghiêm trọng, có thể phát hiện và điều trị được triệt để ở giai đoạn
sớm. Phương tiện chẩn đốn hình ảnh được chọn để sàng lọc ung thư
vú cần chọn có độ nhạy cao hơn là độ đặc hiệu cao.
1.3.2. Chiến lƣợc sàng lọc ung thƣ vú trên thế giới
1.3.2.1. Phương pháp được khuyến cáo và hiệu quả áp
dụng.
Phương pháp được khuyến cáo hiện nay là sàng lọc định
kỳ mỗi năm hay mỗi hai năm bằng X quang. Độ nhạy của X quang
khi phát hiện đám vi vơi hóa của ung thư vú tại chỗ từ 81-98%.
Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kích thước khối
u và tỉ lệ tử vong. Các nghiên cứu liên quan kích thước dễ thực hiện
hơn các nghiên cứu về giảm tỉ lệ tử vong, là mục tiêu của chương
trình sàng lọc ung thư vú ở các nước có thu nhập trung bình-thấp.
1.3.2.2. Tuổi được khuyến cáo bắt đầu sàng lọc ung thư vú
Theo khuyến cáo chung, tuổi bắt đầu sàng lọc ung thư vú
ở Châu Âu từ 50 tuổi trở lên. Ở các nước Châu Á việc sàng lọc ung
thư vú được khuyến cáo dùng X quang từ 40 tuổi trở lên.
1.3.2.3.Hạn chế khi sàng lọc bằng X quang và các nghiên
cứu cải thiện,
Sàng lọc bằng X quang có tỉ lệ chẩn đốn q mức cao,
dương tính giả cao ở nhóm phụ nữ từ 40-49 tuổi, giảm độ nhạy trên
mô vú đặc. Tăng độ nhạy trên mô vú đặc khi kết hợp siêu âm với X
quang từ 80-83%. Việc kết hợp siêu âm và X quang ở mơ vú đặc có


6
chứng cứ giới hạn, có sự gia tăng tỉ lệ dương tính giả, chỉ định sinh
thiết, chẩn đốn q mức. Phát hiện một bất thường trên siêu âm phụ

thuộc hoàn toàn vào kỹ năng và kinh nghiệm của người thực hiện. X
quang kỹ thuật số thay thế phim tráng một mặt nhũ tương làm tăng
độ nhạy đối vú mô vú đặc.
1.3.2.4. Sàng lọc ung thư vú ở Việt Nam
Hiện tại, Việt Nam chưa có chương trình sàng lọc ung thư
vú quy mô quốc gia. Lứa tuổi bắt đầu sàng lọc thường từ 40 tuổi trở
lên. Quy trình sàng lọc đa số là: siêu âm thực hiện trước, có bất
thường sẽ đề nghị X quang. Một số bệnh viện lớn, tại các thành phố
lớn, thường sử dụng đồng thời X quang và siêu âm cho tất cả các đối
tượng đến sàng lọc.
1.3.3. Một số nghiên cứu về giá trị của X quang và siêu âm
trong sàng lọc ung thƣ vú
Các nghiên cứu liên quan như Nguyễn Trần Bảo Chi và cộng
sự (2011), Berg W.A. và cộng sự (2008), Kelly KM. và cộng sự
(2010), Mo M. và cộng sự (2013) có những điểm mạnh như đọc kết
quả “mù”, sử dụng phim X quang kỹ thuật số; đầu dị siêu âm có tần
số cao; các bác sĩ tham gia có kinh nghiêm chuyên mơn về hình ảnh
tuyến vú; theo dõi từ 6 tháng đến 24 tháng; tiêu chuẩn vàng là kết
quả mô học. Những điều này làm tăng độ nhạy của hình ảnh. Các
điểm hạn chế như đối tượng chỉ chọn lọc ở mơ vú đặc; giới hạn ở
kích thước vú khơng q lớn; khám lâm sàng có ảnh hưởng đến kết
quả chọn vào mẫu. Những yếu tố này đã làm ảnh hưởng đến sự chọn
mẫu và giới hạn ứng dụng giá trị ra cộng đồng chung.
Kết hợp thêm những gợi ý từ y văn, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu đối tượng phụ nữ chung từ 40 tuổi trở lên, đến sàng lọc
tại Bệnh viện Đại học Y Dược. Nghiên cứu sử dụng X quang số hóa,
máy siêu âm có đầu dị từ 10-12MHz. Khảo sát kết hợp hình ảnh
dương tính khi một trong hai kết quả dương tính.



7
1.4. CHI PHÍ HIỆU QUẢ CỦA SÀNG LỌC UNG THƢ
VÚ BẰNG CHẨN ĐỐN HÌNH ẢNH.
Trong điều kiện thời gian và nguồn lực cho phép, chúng tơi
có thể thực hiện được phân tích chi phí tối thiểu và bước đầu phân
tích chi phí-hiệu quả của sàng lọc ung thư vú trong nghiên cứu. Sàng
lọc ung thư vú bằng X quang là chi phí- hiệu quả ở các nước phương
Tây nhưng khơng phải ở các nước Châu Á, có thể do ở Châu Á phụ
nữ có ít nguy cơ mắc ung thư vú hơn và mật độ mơ tuyến vú thuộc
nhóm mơ đặc nhiều hơn ở những châu lục khác. Khi cân nhắc lựa
chọn giữa hai phương tiện chẩn đốn hình ảnh có độ nhạy cao, chúng
tơi tính tỉ số chi phí hiệu quả tăng thêm (ICER).
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU:
2.1.1. Dân số ích: Phụ nữ Việt Nam từ 40 tuổi trở lên.
2.1.2. Dân số chọn mẫu: Phụ nữ Việt Nam từ 40 tuổi trở lên
đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (chưa có triệu
chứng lâm sàng liên quan tuyến vú), trong thời gian từ 01/06/2014
đến 31/05/2016, đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
2.2. THIẾT

Ế NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu đoàn hệ.

2.3. CỠ MẪU VÀ CHỌN MẪU:
2.3.1. Cỡ mẫu
*Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu cho độ nhạy:
2
n=[Zα *Se(1-Se)]/ P*w2. Trong đó:  = 0,05, z=1,96, Se = ước lượng
độ nhạy của nghiên cứu 83,3%, w = độ chính xác mong muốn 10%,

P= 4,2%. Thay vào công thức, cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là
1.272 ca.
*Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu cho độ đặc hiệu:
n==[Zα2*Sp(1-Sp)]/ (1-P)*w2. Trong đó,  = 0,05, z=1,96, Sp = ước
lượng độ đặc hiệu của nghiên cứu 97,6%, w = độ chính xác mong


8
muốn 2,4%, P= 4,2%. Thay vào công thức, cỡ mẫu cần thiết cho
nghiên cứu là 163 ca.
Trong điều kiện cho phép, chúng tôi đã lấy 1.358 ca cho
nghiên cứu này, thỏa cỡ mẫu tối thiểu cho cả hai công thức trên.
2.3.2. Chọn mẫu: Kỹ thuật lấy mẫu liên tiếp toàn bộ.
Tất cả phụ nữ Việt Nam từ 40 tuổi trở lên, đến khám tại
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (chưa có triệu chứng lâm sàng
liên quan tuyến vú), trong thời gian từ 01/06/2014 đến 31/05/2016
được chụp X quang và siêu âm vú, đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại ra: X quang hoặc siêu âm vú không thực
hiện tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, không hợp tác được
trong chụp X quang hay siêu âm, có thai hay dự định có thai, có
dùng các phương pháp tạo hình ngực, đã được chẩn đốn ung thư vú.
2.4. THU THẬP SỐ LIỆU
2.4.1. Công cụ thu thập:
- X quang được chụp bằng máy Mamomat 3000 Nova của
Siemens, thế CC và MLO hai vú. Siêu âm được thực hiện với đầu dò
tần số cao từ 10-12MHz của các hãng Siemens, General Electric.
- Bảng thu thập số liệu với các triệu chứng hình ảnh được
soạn dựa trên bảng mơ tả X quang và siêu âm theo BI-RADS.
2.4.2. Phƣơng pháp thu thập:
- Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên đến khám tại Bệnh viện Đại học

Y Dược trong thời gian tham gia nghiên cứu, trả lời phỏng vấn của
kỹ thuật viên chụp X quang qua bảng câu hỏi lý do đi khám. Những
phụ nữ chọn đáp án khơng có các triệu chứng kể trên được xem như
đến sàng lọc và được đề nghị tham gia nghiên cứu.
- Chụp X quang, với hai chiều thế CC và MLO cả hai vú
với phim số hóa. Sau đó, đối tượng được mời thực hiện siêu âm.
- Bác sĩ đọc X quang không được biết kết quả của siêu âm
vú và ngược lại. Các bác sĩ đã được cập nhật sử dụng kết quả hình
ảnh theo BI-RADS. Tám bác sĩ đọc X quang và 12 bác sĩ siêu âm,
kinh nghiệm 3 năm trở lên.


9
- Xếp loại mật độ mô tuyến vú trên X quang và kết quả
hình ảnh tuyến vú theo BI-RADS.
- Tiêu chuẩn vàng xác định có ung thư hay khơng, từ kết
quả giải phẫu bệnh sau mổ, nếu khơng có phẫu thuật, dùng kết quả tế
bào học.
* Các biến số chính:
- Chẩn đốn hình ảnh sàng lọc âm tính: BI-RADS 1-3,
dương tính: BI-RADS 4,5
- Ung thư vú: kết quả mơ học là ung thư hoặc tăng sản
khơng điển hình. Khơng ung thư vú: khơng có tế bào ung thư và
khơng có tăng sản khơng điển hình.
Đối với những ca khơng có kết quả tế bào học hoặc mơ
học (thuộc nhóm BI-RADS 1-3): 1/ BI-RADS 1-2: bác sĩ có kinh
nghiệm thực hiện đọc lại kết quả X quang lần hai. Nếu kết quả khác
kết quả đọc lần một, sử dụng kết quả đọc lần hai. Kiểm tra danh sách
FNA/ GPB vú và thơng tin hình ảnh sau một năm, nếu vẫn thuộc
nhóm 1,2, được xếp ung thư vú âm tính. 2/ BI-RADS 3: theo dõi sau

6 tháng và 12 tháng.
Theo dõi sau sáu tháng và 12 tháng với các ca BIRADS 3; BI-RADS 4 âm tính hoặc khơng có kết quả mơ học. Nếu
tổn thương tăng kích thước hay số lượng, thực hiện sinh thiết lõi.
Nếu khơng đổi hay giảm kích thước, số lượng, xếp vào nhóm ung
thư vú âm tính.
* Sau 3 lần liên lạc qua điện thoại, đối tượng không quay lại
tái khám, xem là mất theo dõi.
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Số liệu thu thập trong khoảng thời gian từ 01/06/2014 đến
31/05/2016, được xử lý bằng phần mềm STATA 12.0 và giải thích
bàn luận trong khoảng thời gian từ 01/06 đến 31/11/2016.
- Phân tích riêng những ca mất theo dõi.


10
- Thống kê mô tả: mô tả sự phân bố về tuổi, nơi cư trú, tiền
căn gia đình, đặc điểm hình ảnh, mật độ mơ tuyến vú, ngưỡng thống
kê p<0,05.
- Thống kê phân tích: sử dụng test t so sánh hai số trung bình
và test χ2 so sánh hai hay nhiều tỉ lệ, ngưỡng thống kê p<0,05.
- Tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đốn dương, âm.
Chúng tơi thực hiện thêm phân tích theo nhóm tuổi và mật độ mơ
tuyến vú, có thêm thơng tin khi quyết định sàng lọc ung thư vú.
- Tính số ca cần sàng lọc để phát hiện 1 ca ung thư vú: số ca
tham gia/số ca ung thư vú được phát hiện.
- Tính chi phí cần thiết để sàng lọc một ca ung thư vú từ tổng
chi phí của chẩn đốn hình ảnh và giải phẫu bệnh của những ca có
test sàng lọc dương tính, chia cho số ca ung thư vú được phát hiện.
Cụ thể chi phí như sau: X quang 350.000 đồng, siêu âm 100.000
đồng, giải phẫu bệnh 572.000 đồng.

- Trong trường hợp cân nhắc chọn giữa hai phương tiện chẩn
đoán hình ảnh có độ nhạy cao hơn 80%, chúng tơi sẽ tính thêm tỉ số
chi phí hiệu quả tăng thêm (ICER) theo công thức: (C1 - C0)/ (E1 E0). C1 là tổng chi phí sàng lọc ung thư vú của phương tiện chẩn
đốn hình ảnh muốn dùng thay thế, C0 đang sử dụng. E1 là số ca ung
thư vú được phát hiện bằng phương tiện chẩn đốn hình ảnh muốn
dùng thay thế. E0 đang sử dụng.
Nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y
sinh học Đại học Y dược xét duyệt theo qui trình rút gọn.


11
CHƢƠNG 3: ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong số 1.358 phụ nữ trong mẫu nghiên cứu, có 39 người
(2,9%) mất theo dõi vào thời điểm sáu tháng. Những ca này được
phân tích riêng. Số ca cịn lại trong phân tích là 1.319. Khi theo dõi ở
thời điểm 12 tháng, tổng cộng có 168 người (12,4%) mất theo dõi.
3.1. Đặc iểm mẫu nghiên cứu
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tiền căn gia đình có
ung thư vú giữa mẫu phân tích và nhóm mất theo dõi (p=0,0006).
Trong nhóm phân tích: tuổi trung bình lớn hơn 50 tuổi; địa chỉ ở Tây
Nam Bộ (38,7%) và TPHCM (21,8%) chiếm ưu thế; hầu hết số phụ
nữ khơng có tiền căn ung thư vú trong gia đình (98,9%).
3.2. Đặc iểm hình ảnh
BI-RADS 1, 2 chiếm từ 70% trở lên trong các nhóm, cao nhất
ở X quang, lần lượt đến siêu âm và khi kết hợp. Chỉ có BI-RADS 3
(kết hợp) trong nhóm bị mất theo dõi.
Các đặc điểm hình ảnh trên X quang có liên quan đến nguy cơ
ung thư vú: có khối u, có vi vơi hóa, có xáo trộn cấu trúc, đậm độ u,
hình dạng u, bờ khơng đều, hình dạng và cách phân bố vi vơi hóa, bờ
hạch nách khơng đều (p<0,0001).

Các đặc điểm hình ảnh khối u trên siêu âm có liên quan nguy
cơ ung thư vú: có khối u, hình dạng u, bờ khơng đều, độ phản âm của
u, tăng âm sau tổn thương (p<0,0001- 0,016).
3.3. Tỉ lệ ung thƣ vú ƣợc chẩn oán bằng X quang, siêu
âm, X quang kết hợp siêu âm
Trong mẫu nghiên cứu, có 23 trường hợp ung thư vú, số ca
ung thư vú được phát hiện bằng X quang kết hợp siêu âm: 23 ca
(1,7% ); X quang: 20 ca (1,5%); siêu âm: 19 ca (1,4%). X quang, có
thể phát hiện được 60% ung thư vú ở giai đoạn T1 (kích thước dưới
2cm). Một phần ba số ca được phát hiện ở giai đoạn sớm dưới dạng
tăng sản khơng điển hình và ung thư vú tại chỗ.


12
3.4. Liên quan giữa tuổi, tiền căn gia ình và mật ộ mô
tuyến vú với nguy cơ ung thƣ vú.
Mật độ mô vú đặc (loại C, D) chiếm ưu thế (64%). Khơng có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, tiền căn gia đình
có ung thư vú và mật độ mô tuyến vú với nguy cơ ung thư vú trong
mẫu nghiên cứu này (p>0,07).
3.5. Giá trị của X quang, siêu âm, X quang kết hợp siêu
âm trong sàng lọc ung thƣ vú và bƣớc ầu phân tích chi phíhiệu quả của các phƣơng tiện chẩn ốn hình ảnh.
3.5.1. Giá trị chung
Bảng 3.23: Giá trị của X quang, siêu âm, X quang kết hợp với siêu
âm trong sàng lọc ung thư vú
Giá trị
Mẫu phân tích (n=1.319)
KTC 95%

X quang


Siêu âm

p*

Kết hợp

Độ nhạy

87%

82,6%

0,004

100%

66,4-97,2

61,2-95

99,1%

95,5%

98,4-99,5

94,3-96,6

Giá trị


62,5%

24,7%

tiên đoán dương

43,7-78,9

15,6-35,8

Giá trị

99,8%

99,7%

tiên đoán âm

99,3-100

99,2-100

Độ đặc hiệu

85,2-100**
<0,0001

95%
93,7-96,1


<0,0001

26,1%
17,3-36,6

0,6

100%
99,7-100**

p* test so sánh các giá trị chẩn đoán của X quang và siêu âm.
**
Khoảng tin cậy 97,5% (test 1 bên)
Độ nhạy của X quang lớn hơn siêu âm có ý nghĩa thống kê
(p=0,004).


13
3.5.2. Theo nhóm mơ vú đặc và khơng đặc
Việc sàng lọc X quang ở nhóm mơ vú đặc vẫn cịn tranh cãi
và chưa có khuyến cáo chung thống nhất. Chúng tơi thực hiện thêm
khảo sát theo nhóm mơ vú đặc hay mô vú không đặc.
Bảng 3.25: Giá trị của chẩn đốn hình ảnh ở nhóm có mơ vú đặc
Giá trị
Mơ vú đặc (n=844)
KTC 95%

X quang


Siêu âm

p*

Kết hợp

Độ nhạy

85,7%

85,7%

1

100%

57,2-98,2

57,2-98,2

99%

94,1%

98,1-99,6

92,3-95,6

Giá trị


60%

19,7%

tiên đoán dương

36,1-80,9

10,6-31,8

Giá trị

99,8%

99,7%

tiên đoán âm

99,1-100

99,1-100

Độ đặc hiệu

76,8-100**
<0,0001

93,5%
91,6-95,1


<0,0001

20,6%
11,7-32,1

0,7

100%
99,5-100**

p* test so sánh các giá trị chẩn đoán của X quang và siêu âm.
**
Khoảng tin cậy 97,5% (test 1 bên)
Độ nhạy của X quang và siêu âm trong nhóm có mơ vú đặc
bằng nhau: 85,7% (57,2-98,2). Khi kết hợp cả hai, độ nhạy tăng
100%, KTC 97,5%: 75,3-100.
Chi phí sàng lọc một ca ung thư vú bằng siêu âm thấp nhất
trong nhóm có mơ vú đặc (9.941.000 đồng). ICER giữa kết hợp và
siêu âm là 149.702.000 đồng, tương đương 6.565 USD/ 1 ca ung thư
vú được phát hiện (tỉ giá 22.800 đồng = 1 USD).


14
Bảng 3.27: Giá trị chẩn đốn hình ảnh nhóm khơng có mơ vú đặc
Giá trị
Mơ vú khơng đặc (n=475)
KTC 95%

X quang


Siêu âm

p*

Kết hợp

Độ nhạy

88,9%

77,8%

<0,0001

100%

51,8-99,7

40-97,2

99,1%

98,1%

97,8-99,8

96,4-99,1

Giá trị


66,7%

43,8%

tiên đoán dương

34,9-90,1

19,8-70,1

Giá trị

99,8%

99,6%

tiên đoán âm

98,8-100

98,4-99,9

Độ đặc hiệu

66,4-100*
0,2

97,6%
95,8-98,8


<0,0001

45%
23,1-68,5

0,5

100%
99,2-100*

p* test so sánh các giá trị chẩn đoán của X quang và siêu âm.
**
Khoảng tin cậy 97,5% (test 1 bên)
Độ nhạy của X quang nhóm có mơ vú khơng đặc cao hơn siêu
âm có ý nghĩa thống kê (p<0,0001).
Chi phí sàng lọc một ca ung thư vú bằng X quang trong nhóm
khơng có mơ vú đặc (21.639.250 đồng). ICER giữa kết hợp và X
quang là 2.284 USD/ 1 ca ung thư vú được phát hiện.
3.5.3. Theo nhóm tuổi 40-49 và 50 tuổi trở lên
Sàng lọc ung thư vú ở nhóm tuổi 40-49 chỉ được khuyến cáo
ở những nước có xuất độ ung thư vú cao trong khoảng tuổi nêu trên,
có cả Việt Nam. Chúng tơi thực hiện thêm khảo sát giá trị của X
quang, siêu âm, X quang kết hợp với siêu âm trong sàng lọc ung thư
vú theo nhóm 40-49 tuổi và từ 50 tuổi trở lên.


15
Bảng 3.29: Giá trị của chẩn đốn hình ảnh ở nhóm tuổi 40-49
Giá trị
40-49 tuổi (n=642)

KTC 95%

X quang

Siêu âm

p*

Kết hợp

Độ nhạy

71,4%

100%

<0,0001

100%

29-96,3

59-100*

99,5%

96,2%

98,6-99,9


94,4-97,6

Giá trị tiên

62,5%

12,2%

đoán dương

24,5-91,5

9,6-41,1

Giá trị

99,7%

100%

tiên đoán âm

98,9-100

99,4-100*

Độ đặc hiệu

59-100*
<0,0001


95,9%
94,1-97,3

<0,0001

21,2%
9-38,9

0,2

100%
99,4-100*

p* test so sánh các giá trị chẩn đoán của X quang và siêu âm.
**
Khoảng tin cậy 97,5% (test 1 bên)
Độ nhạy của siêu âm trong nhóm 40-49 tuổi cao hơn X quang có
ý nghĩa thống kê (p<0,0001). Chi phí sàng lọc một ca ung thư vú
bằng siêu âm thấp nhất trong nhóm tuổi 40-49 (11.704.571đồng).


16
Bảng 3.31: Giá trị chẩn đốn hình ảnh ở nhóm tuổi 50 trở lên
Giá trị
50 tuổi trở lên (n=677)
KTC 95%

X quang


Siêu âm

p*

Độ nhạy

93,8%

75%

<0,0001 100%

69,8-99,8

47,6-92,7

98,6%

94,9%

97,4-99,4

92,9-96,4

Giá trị

62,5%

26,1%


tiên đoán dương

40,6-81,2

14,3-41,1

Giá trị

99,8%

99,4%

tiên đoán âm

99,1-100

98,4-99,8

Độ đặc hiệu

Kết hợp

79,4-100*
0,0001

94,1%
92-95,8

<0,0001 29,1%
17,6-42,9

0,2

100%
99,4-100*

p* test so sánh các giá trị chẩn đoán của X quang và siêu âm.
**
Khoảng tin cậy 97,5% (test 1 bên)
Độ nhạy của X quang nhóm tuổi từ 50 trở lên cao hơn siêu âm
(p<0,0001). Chi phí sàng lọc một ca ung thư vú bằng X quang
(16.711.867 đồng) trong nhóm tuổi từ 50 trở lên. ICER giữa kết hợp
và X quang là 3.747 USD/ 1 ca ung thư vú được phát hiện.


17
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN
Ở thời điểm sáu tháng, có 39 người (2,9%) mất theo dõi. Số ca
còn lại trong phân tích là 1.319. Chúng tơi tiếp tục theo dõi các
trường hợp này ở thời điểm sau 12 tháng, số ca mất theo dõi là 168
người (12,4%). Chúng tôi ghi nhận kết quả hình ảnh khơng thay đổi
so với thời điểm sáu tháng. Các ca BI-RADS 1, 2 kiểm tra được có
kết quả hình ảnh khơng thay đổi. Khơng có ca ung thư vú mới xuất
hiện trong giai đoạn từ 6 đến 12 tháng. Như vậy, thời gian theo dõi
sáu tháng là chấp nhận được.
4.1. Đặc iểm mẫu nghiên cứu.
Tuổi trung bình của nhóm phân tích là 51,5, phù hợp với tuổi
thường gặp của ung thư vú tại Việt Nam, cũng như tại TPHCM.
Trong nghiên cứu, số phụ nữ có tiền căn ung thư vú chỉ chiếm
1,1%. Có thể những phụ nữ có tiền căn gia đình đã đi khám sàng lọc
ung thư vú từ dưới 40 tuổi.

4.2. Đặc iểm hình ảnh và liên quan nguy cơ ung thƣ vú.
Các đặc điểm hình ảnh trên X quang, siêu âm có liên quan đến
nguy cơ ung thư vú trong nghiên cũng tương tự mơ tả trong y văn.
4.3. Phân tích nhóm mất theo dõi
Trong số các ca cần theo dõi về hình ảnh, có 39 phụ nữ khơng
quay lại tái khám. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tiền căn
gia đình có ung thư vú trong nhóm mất theo dõi và mẫu phân tích
(p=0,0006). Cũng có thể xem như mẫu phân tích này đại diện chủ
yếu cho nhóm đối tượng khơng có tiền căn gia đình có ung thư vú.
Đây cũng là một điểm giới hạn của nghiên cứu.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các đặc điểm hình ảnh
giữa nhóm mất theo dõi và mẫu phân tích (p<0,0001). Nhóm mất
theo dõi có BI-RADS khi kết hợp là 3. Khả năng tổn thương BIRADS 3 có thể chuyển thành ác tính có xác suất từ 2% trở xuống.
Trong nghiên cứu, số ca BI-RADS 3 ổn định về hình ảnh trong sáu
tháng là 100% trong mẫu phân tích. Trên cơ sở đó, chúng tơi cho
rằng mẫu phân tích có thể vẫn đại diện được cho mẫu nghiên cứu.


18
4.4. Tỉ lệ ung thƣ vú ƣợc chẩn oán bằng X quang, siêu
âm, X quang kết hợp với siêu âm.
Tỉ lệ ung thư vú được phát hiện là 1,7% (23 ca). X quang
phát hiện được 20 ca ung thư vú (1,5%). Ba trường hợp X quang
không phát hiện ung thư vú do mô vú đặc và xếp loại BI-RADS 3.
Siêu âm phát hiện 19 ca ung thư vú (1,4%). Trong bốn trường hợp
âm tính giả trên siêu âm, do xếp loại BI-RADS 2,3 và tổn thương vi
vơi hóa.
Trên X quang, có thể phát hiện được 60% ung thư vú ở giai
đoạn T1 (đường kính u ≤2cm). Như vậy, X quang phát hiện được
ung thư vú ở giai đoạn khối u có kích thước nhỏ tốt hơn.

Có 1/3 số ca ung thư vú trong nghiên cứu ở giai đoạn tiền
lâm sàng và khu trú tại chỗ. Tuy nhiên, trong những ca ung thư vú
được phát hiện, có 60% có kích thước vẫn cịn trong giai đoạn T1
(≤2cm), vẫn được tính là giai đoạn sớm của bệnh. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, tỉ lệ phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm cao hơn trong
thống kê của bệnh viện K Trung ương và ở các nước Châu Á khác.
4.5. Liên quan tuổi, tiền căn gia ình, mật ộ mơ tuyến vú
với nguy cơ ung thƣ vú.
Nguy cơ ung thư vú khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa nhóm tuổi 40-49 và từ 50 trở lên. Từ đó, có thể gợi ý bắt đầu
sàng lọc ung thư vú từ 40 tuổi trở lên như một khuyến cáo chung cho
Việt Nam.
Khơng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tiền căn
gia đình có ung thư vú và mật độ mơ tuyến vú với nguy cơ ung thư
vú trong mẫu nghiên cứu này. Do số ca có tiền căn gia đình ung thư
vú trong mẫu rất ít (1,1%) và thời gian theo dõi trong nghiên cứu của
chúng tôi không dài, chưa kịp xuất hiện các trường hợp ung thư vú
trên nhóm đối tượng này.
4.6. Giá trị của X quang, siêu âm, X quang kết hợp với siêu
âm trong sàng lọc ung thƣ vú và bƣớc ầu phân tích chi phíhiệu quả của các phƣơng tiện chẩn ốn hình ảnh.
4.6.1. Giá trị chung.


19
Với độ nhạy có giá trị 87% (KTC 95%: 66,4-97,2), X
quang có thể được khuyến cáo sử dụng trong sàng lọc ung thư vú ở
phụ nữ từ 40 tuổi trở lên tại Việt Nam. Khi kết hợp cả hai, độ nhạy
tăng thành 100% (KTC 97,5% (test một bên): 85,2-100). Việc kết
hợp này làm tăng khả năng phát hiện ung thư vú rõ rệt. Điều này
cũng được ghi nhận tương tự trong các nghiên cứu trước đây.

Kết quả của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Honjo S.
(2007) và Mo M. (2013). Trong nghiên cứu chúng tôi, sử dụng phim
X quang số hóa, bác sĩ thực hiện siêu âm có kinh nghiệm tốt. Những
điều này làm tăng khả năng phát hiện tổn thương trên X quang, siêu
âm.
4.6.2. Theo nhóm mật độ mô tuyến vú đặc và không đặc.
Độ nhạy của X quang và siêu âm trong nhóm có mơ vú đặc
bằng nhau (85,7%) (bảng 3.25). X quang vẫn có vai trị tốt trong
sàng lọc ung thư vú ở phụ nữ có mơ vú đặc. Chi phí sàng lọc một ca
ung thư vú bằng siêu âm (9.941.000 đồng) thấp hơn X quang
(25.570.000 đồng). Vì vậy, trong nhóm có mơ vú đặc, chúng tôi đề
nghị nên chọn siêu âm làm phương tiện sàng lọc đầu tiên.
Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Trần Bảo Chi
thực hiện tại bệnh viện Hùng Vương (2010), nghiên cứu của Berg
WA (2008), của Kelly KM (2010). Tuổi của đối tượng tham gia
trong nghiên cứu của chúng tôi cao nhất, từ 40 tuổi trở lên và thực
hiện tồn bộ bằng X quang số hóa; kinh nghiệm của bác sĩ trực tiếp
siêu âm tốt làm tăng độ nhạy của X quang, siêu âm. ICER trong
trường hợp X quang kết hợp thêm với siêu âm so với siêu âm đơn
thuần là 6.566 USD/ 1 ca ung thư vú được phát hiện.
Trong nhóm khơng có mơ vú đặc, độ nhạy của X quang
(88,9%) cao hơn siêu âm (77,8%) có ý nghĩa thống kê (p<0,0001)
(bảng 3.27). Theo kết quả về độ nhạy, chúng tôi đề nghị nên chọn X
quang làm phương tiện sàng lọc đầu tiên trong nhóm khơng có mơ
vú đặc. ICER trong trường hợp X quang kết hợp thêm với siêu âm so
với X quang đơn thuần là 2.284 USD/ 1 ca ung thư vú được phát
hiện.


20

4.6.3. Theo nhóm tuổi 40-49 và 50 tuổi trở lên
Độ nhạy của siêu âm trong nhóm 40-49 tuổi (100% - KTC
97,5% (test một bên) : 59-100) cao hơn so với X quang (71,4% KTC 95%: 29-96,3) có ý nghĩa thống kê (p<0,0001) (bảng 3.29).
Điều này gợi ý nên chọn siêu âm làm phương tiện sàng lọc đầu tiên
trong nhóm tuổi 40-49.
Trong nhóm từ 50 tuổi trở lên, độ nhạy của X quang (93,8%
- KTC 95%: 69,8-99,8), cao hơn siêu âm (75%- KTC 95%: 47,692,7) có ý nghĩa thống kê (p<0,0001) (bảng 3.31). Chúng tôi ghi
nhận nên dùng X quang sàng lọc đầu tiên trong nhóm tuổi này. ICER
trong trường hợp X quang kết hợp thêm với siêu âm so với X quang
đơn thuần là 3.747 USD/ 1 ca ung thư vú được phát hiện.
Ở những nước có thu nhập thấp, bộ ba thường được sử dụng
trong quy trình sàng lọc chẩn đoán sớm bệnh: khám lâm sàng, siêu
âm chẩn đoán sau đó, và FNA dưới hướng dẫn của siêu âm nếu cần.
Tại vài nước Châu Á, ung thư vú bằng X quang có chi phí-hiệu quả
nhưng khơng cao như các nước Châu Âu.
4.6.4. Gợi ý chương trình sàng lọc ung thư vú cho phụ nữ
Việt Nam từ 40 tuổi trở lên.
- Nhóm tuổi từ 50 trở lên, bắt đầu sàng lọc ung thư vú bằng
X quang. Nếu có mơ vú đặc, có thể kết hợp thêm siêu âm, tùy vào
trường hợp cụ thể của từng bệnh nhân.
- Nhóm tuổi 40-49, sàng lọc bằng siêu âm, cần bác sĩ có kinh
nghiệm làm tốt siêu âm, mô tả mật độ mô tuyến vú trên siêu âm theo
BI-RADS 2013. Nếu mô vú không đặc, làm tiếp X quang sàng lọc,
tùy vào trường hợp cụ thể của từng bệnh nhân.
4.7. Ƣu iểm và hạn chế của nghiên cứu.
Nghiên cứu có các ưu điểm: 1/ Đối tượng là phụ nữ Việt
Nam từ 40 tuổi trở lên, kết quả có thể ứng dụng cho dân số chung. 2/
X quang và siêu âm đều được thực hiện ở tất cả đối tượng trong mẫu.
3/ Sử dụng X quang số hóa trong tất cả đối tượng của nghiên cứu để
tối ưu hóa điều kiện về phim. 4/ Đầu dị siêu âm có tần số cao từ 10

MHz trở lên, chuyên dùng cho tuyến vú. 5/Những bác sĩ tham gia


21
nghiên cứu đã được đào tạo, cập nhật về BI-RADS và sử dụng
thường quy trong công việc hằng ngày. 6/Thực hiện đọc “mù”, bác sĩ
X quang không biết kết quả siêu âm và ngược lại. 7/ Thực hiện đọc
lần hai với những ca X quang có BI-RADS 1,2. Các điểm mạnh từ 2
đến 7, tạo điều kiện tốt làm tăng độ nhạy. 8/ Tỉ lệ mất theo dõi chấp
nhận được.
Điểm mới của nghiên cứu là cung cấp tỉ lệ mật độ mô tuyến
vú của phụ nữ từ 40 tuổi trở lên tại Việt Nam. Chọn phương tiện
chẩn đoán sàng lọc cho ung thư vú theo giá trị chẩn đốn, có bước
đầu phân tích chi phí sàng lọc.
Bên cạnh những ưu điểm, nghiên cứu cũng có các điểm hạn
chế: 1/ Thời gian theo dõi sáu tháng và 12 tháng, hời gian này chấp
nhận được nhưng có thể chưa đủ để xuất hiện các trường hợp ung
thư vú bị che lấp bởi mơ vú đặc. 2/ Số ca khơng có tiền căn ung thư
vú trong gia đình chiếm gần hết mẫu phân tích. Vì vậy, khả năng
nghiên cứu của chúng tơi, chỉ áp dụng được trong nhóm đối tượng từ
40 tuổi trở lên, khơng có tiền căn ung thư vú trong gia đình. 3/ Bệnh
viện Đại học Y Dược TPHCM là bệnh viện đa khoa tuyến Trung
ương, hướng sàng lọc gợi ý trên có thể chỉ phù hợp với các bệnh viện
đa khoa tương tự. 4/ Bác sĩ tham gia nghiên cứu kinh nghiệm siêu
âm chưa đồng đều. 5/ Trong mô tả siêu âm, chưa ghi nhận mật độ mô
tuyến vú theo BI-RADS phiên bản thứ năm. 6/ Khoảng 15% số ca
BI-RADS 1,2 khơng kiểm tra được kết quả hình ảnh. Những trường
hợp này khơng có trong danh sách các ca ung thư vú được phát hiện
trong thời gian theo dõi. Theo Hội điện quang Mỹ, nguy cơ ung thư
vú trong hai nhóm BI-RADS này là khơng có. Mặc dù vậy, nghiên

cứu chúng tơi vẫn có thể có độ đặc hiệu cao hơn so với giá trị thật.


22
ẾT LUẬN
Trong khoảng thời gian từ 01/06/2014 đến 31/05/2016, chúng
tôi thực hiện nghiên cứu khảo sát giá trị của X quang và siêu âm
trong sàng lọc ung thư vú ở phụ nữ từ 40 tuổi trở lên. Mẫu được thu
thập trong số các phụ nữ đến sàng lọc ung thư vú (khám sức khỏe
tổng quát, chưa có triệu chứng lâm sàng liên quan đến tuyến vú) tại
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Trong số 1.358 phụ nữ trong
mẫu nghiên cứu, có 39 người (2,9%) mất theo dõi. Số ca cịn lại
trong phân tích là 1.319. Chúng tơi ghi nhận được các kết quả sau:
1. Có 23 trường hợp ung thư vú. Tỉ lệ ung thư vú được phát hiện
bằng cả X quang kết hợp siêu âm cao nhất 1,7% (23 ca); tiếp đến
bằng X quang 1,5% (20 ca) và thấp nhất bằng siêu âm 1,4% (19 ca).
2. Nguy cơ ung thư vú khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa nhóm tuổi 40-49 và từ 50 trở lên, tiền căn gia đình có hay
khơng có ung thư vú và có hay khơng có mơ vú đặc.
Các đặc điểm hình ảnh trên X quang có liên quan đến nguy
cơ ung thư vú: có khối u, đậm độ u cao, đường bờ khơng đều, hình
dạng và cách phân bố vi vơi hóa, có xáo trộn cấu trúc, hạch nách có
đường bờ khơng đều.
Các đặc điểm hình ảnh trên siêu âm có liên quan đến nguy
cơ ung thư vú: có khối u, hình dạng u, bờ khơng đều, độ phản âm của
u, tăng âm sau tổn thương.
3. Độ nhạy của X quang trong sàng lọc ung thư vú là 87%
(KTC 95%: 66,4-97,2). Độ đặc hiệu: 99,1% (KTC 95%: 98,4-99,5).
Giá trị tiên đoán dương: 62,5% (KTC 95%: 43,7-78,9). Giá trị tiên
đoán âm: 99,8% (KTC 95%: 99,3-100)

Độ nhạy của siêu âm trong sàng lọc ung thư vú là 82,6%
(KTC 95%: 61,2-95). Độ đặc hiệu: 95,5% (KTC 95%: 94,3-96,6).
Giá trị tiên đoán dương: 24,7% (KTC 95%: 15,6-35,8). Giá trị tiên
đoán âm: 99,7% (KTC 95%: 99,2-99,9).
Độ nhạy của X quang và siêu âm trong sàng lọc ung thư vú
là 100% (KTC 97,5% (test 1 bên): 85,2-100). Độ đặc hiệu: 95%
(KTC 95%: 93,7-96,1). Giá trị tiên đoán dương: 26,1% ( KTC 95%:


23
17,3-36,6). Giá trị tiên đoán âm: 100% (KTC 97,5% (test 1 bên):
99,7-100).
X quang có độ nhạy cao hơn siêu âm có ý nghĩa thống kê,
có thể chọn X quang làm phương tiện sàng lọc ung thư vú đầu tiên.
Độ nhạy của X quang và siêu âm trong nhóm có mơ vú đặc
bằng nhau (85,7%- KTC 95%:57,2-98,2). Đối với mô vú không đặc,
độ nhạy X quang (88,9%- KTC 95%:51,8-99,7) cao hơn siêu âm
(77,8%- KTC 95%: 40-97,2) có ý nghĩa thống kê, có thể chọn X
quang làm phương tiện sàng lọc đầu tiên.
Độ nhạy của siêu âm trong nhóm 40-49 tuổi (100% - KTC
97,5% (test một bên) : 59-100) cao hơn so với X quang (71,4% KTC 95%: 29-96,3) có ý nghĩa thống kê, có thể đề nghị dùng siêu
âm sàng lọc đầu tiên ở nhóm tuổi này. Độ nhạy của X quang trong
nhóm 50 tuổi trở lên (93,8% - KTC 95%: 69,8-99,8), cao hơn siêu
âm (75%- KTC 95%: 47,6-92,7) có ý nghĩa thống kê, X quang có thể
được khuyên dùng đầu tiên từ sau 50 tuổi.
4. Trong nhóm có mơ vú đặc, cùng độ nhạy nhưng chi phí
dùng sàng lọc để phát hiện một ca ung thư vú trên siêu âm thấp hơn,
có thể chọn siêu âm thực hiện đầu tiên.
ICER khi kết hợp so với các phương tiện chẩn đoán hình
ảnh đơn thuần tính được từ 2.248 đến 6.565USD/ 1 ca ung thư vú

được phát hiện. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng bệnh nhân sẽ
quyết định có kết hợp hay không.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×