Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN
---/----/---

LUẬN VĂN
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHẢO SÁT VÀ BẢO TỒN THỰC VẬT BẢN ĐỊA TẠI
TTNNMX, HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
Sinh viên thực hiện
VŨ HỒNG NGỌC

MSSV: M2915024

Giảng viên hướng dẫn
TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

Cần Thơ, 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN
---/----/---

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHẢO SÁT VÀ BẢO TỒN THỰC VẬT BẢN ĐỊA TẠI
TTNNMX, HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG


Sinh viên thực hiện
VŨ HỒNG NGỌC

MSSV: M2915024

Giảng viên hướng dẫn
TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

Cần Thơ, 2016


Ngành QLTN & MT K22

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................i
DANH SÁCH BẢNG.........................................................................................iii
DANH SÁCH HÌNH...........................................................................................iv
DANH MỤC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT..............................................................v
Chương 1: GIỚI THIỆU.................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát.....................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..........................................................................................2
1.3 Nội dung...............................................................................................................2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................2
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.............................................................................3
2.1 GIỚI THIỆU TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN.............................3
2.2 Phân loại thực vật.................................................................................................4
2.2.1 Một số khái niệm cơ bản...........................................................................4
2.2.2 Hệ thống phân loại thực vật.......................................................................5

2.3 Khái quát về Đa dạng sinh học.............................................................................7
2.3.1 Khái niệm đa dạng sinh học......................................................................7
2.3.2 Bảo tồn đa dạng sinh học...........................................................................7
2.3.3 Tầm quan trọng của đa dạng sinh học.......................................................8
2.4 Nghiên cứu đa đạng sinh học thực vật ở Việt Nam............................................10
2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật................12
2.5.1 Yếu tố vô sinh..........................................................................................12
2.5.2 Yếu tố hữu sinh.......................................................................................13
2.6 Quy hoạch vườn thực vật...................................................................................14
2.6.1 Lựa chọn địa điểm đặt vườn....................................................................14
2.6.2 Các cơng trình trong vườn.......................................................................15
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................17
Vũ Hồng Ngọc (MSHV: M2915024)

i


Ngành QLTN & MT K22
3.1 Phương tiện thực hiện.........................................................................................17
3.2 Phương pháp điều tra hệ thực vật.......................................................................17
3.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp..........................................................................17
3.2.2 Khảo sát thực địa.....................................................................................17
3.2.3 Phương pháp thu mẫu..............................................................................18
3.2.4 Phân tích, phân loại mẫu.........................................................................19
3.2.5 Lập danh lục thực vật làm thuốc cho TTNN Mùa Xuân.........................19
3.2.6 Vẽ bản đồ định vị các cây thuốc quý, cây thuốc mọc tập trung..............20
3.3 Lập quy hoạch xây dựng vườn Thực vật............................................................20
3.3.1 Khảo sát, chọn địa điểm quy hoạch.........................................................20
3.3.2 Chọn lựa cây bản địa, thuốc nam trồng trong vườn................................21
3.3.3 Lựa chọn sinh cảnh tiêu biểu để mô phỏng trong vườn..........................21

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................22
4.1 Danh lục cây thuốc ở TTNN Mùa Xuân............................................................22
4.2 Bản đồ định vị các cây thuốc quý, các cây thuốc mọc tập trung........................34
4.3 kế hoạch xây dựng vườn thực vật.......................................................................35
4.3.1 Mục đích xây dựng vườn cây bản địa.....................................................35
4.3.2 Thiết kế vườn thực vật.............................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................50

Vũ Hồng Ngọc (MSHV: M2915024)

ii


Ngành QLTN & MT K22

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Tran
g

Bảng 2.1:

Thống kê các lồi thực vật đã biết ở Việt Nam (khơng
kể các loài vi tảo ở nước)

10


Bảng 3.1:

Danh lục các loài thực vật bản địa phân bố tại TTNN
Mùa Xuân

20

Bảng 4.1:

Danh lục thực vật ở TTMX

22

Bảng 4.2:

Danh mục thực vật đề xuất trồng hai bên đường

35

Bảng 4.3:

Danh mục cây bụi, cỏ đề xuất trồng xen dọc đường
tham quan

37

Bảng 4.4:

Danh mục cây thuốc khảo sát được ở TTNN Mùa Xuân


37

Bảng 4.5:

Danh mục một số loài dây leo trồng trong vườn thuốc

44

Bảng 4.6:

Danh mục nhóm cây thơng tiểu, giải độc

45

Bảng 4.7:

Danh mục nhóm cây trị đau nhức xương khớp

46

Bảng 4.8:

Danh mục nhóm cây cầm máu, trị mụn nhọt

46

Bảng 4.9:

Danh mục nhóm cây trị cảm sốt


46

Bảng 4.10:

Danh mục nhóm cây trị các bệnh về đường hơ hấp

47

Bảng 4.11:

Danh mục nhóm cây trị các bệnh về tiêu hóa

47

Vũ Hồng Ngọc (MSHV: M2915024)

iii


Ngành QLTN & MT K22
Hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1:

Bản đồ Trung tâm Nơng nghiệp Mùa xn


4

Hình 3.1:

Sơ đồ vị trí các điểm thu mẫu ở TTNN Mùa Xuân

18

Hình 3.2:

Mẫu nhãn thu mẫu thực địa

19

DANH SÁCH HÌNH

Vũ Hồng Ngọc (MSHV: M2915024)

iv


Ngành QLTN & MT K22

DANH MỤC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT
BTTN: Bảo tồn thiên nhiên
CSDL: Cơ sở dữ liệu
DLST: Du lịch sinh thái
ĐDSH: Đa dạng sinh học
HST: Hệ sinh thái
KBT: Khu bảo tồn

KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
MERC: Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái rừng ngập mặn
OTC: Ô tiêu chuẩn
TTNN: Trung tâm nông nghiệp
TTNNMX: Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân
VQG: Vườn quốc gia

Vũ Hồng Ngọc (MSHV: M2915024)

v


Ngành QLTN & MT K22

Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt nam được mệnh danh là Rừng vàng – biển bạc – đất phù sa vì vậy mà
nguồn tài nguyên sinh vật của nước ta là vô cùng phong phú và đa dạng. Theo Nguyễn
Nghĩa Thìn (2011), trên tồn bộ lãnh thổ Việt Nam có tới trên 28.682 lồi động thực
vật bao gồm 19.357 loài thực vật và 9.325 loài động vật. Giới thực vật là nguồn tài
nguyên vô cùng đa dạng và phong phú, có nhiều lợi ích đối với con người. Chúng rất
phong phú và đa dạng về thành phần lồi, khu vực phân bố và cả mơi trường sống.
Trong đó có nhiều lồi cây có giá trị sử dụng như: làm thuốc chữa bệnh, làm lương
thực cho người và gia súc, làm cảnh,... Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân thuộc xã
Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang với tổng diện tích tự nhiên
1.434,89 ha có nhiều khu vực cịn khá hoang sơ và có hệ thực vật đa dạng, phong phú.
Theo kết quả khảo sát của Nguyễn Thị Trúc Linh năm 2015, đã xác định được nhiều
loài cây bụi, thực vật thân thảo, dây leo có giá trị dược liệu,... ở Trung tâm nơng
nghiệp Mùa Xuân. Nhiều loài là nguồn nguyên liệu quý giá cho nhiều bài thuốc được
lưu truyền từ xưa đến nay trong dân gian như cây gừa, cây nhàu, sung, cỏ hôi, cỏ chỉ,

cỏ chua,... .
Hiện nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân
đang phát triển. Việc này cần sử dụng diện tích đất khá lớn, và việc giảm diện tích
rừng tràm vốn có là khó có thể tránh được. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có thể
gây ra những những thay đổi về mơi trường sinh thái và khiến nó khơng cịn giữ
ngun được trạng thái cân bằng ban đầu (nhiều loài thực vật bị thay đổi điều kiện
sống dẫn đến suy giảm số lượng hoặc mất đi tại một khu vực; việc phát hoang để trồng
cây có thể làm mất đi một số loài).
Để bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này cần nhiều biện pháp quản lý và bảo
tồn trong đó, việc thực hiện quy hoạch vườn bảo tồn là một trong những biện pháp khả
thi và cần thiết. Vườn thực vật có chức năng quy tập và bảo tồn hệ thực vật, lưu giữ
nguồn gen quý giá của các loài thực vật. Đây cũng là nơi trưng bày, thể hiện sự đa
dạng thực vật dưới dạng mơ hình thu nhỏ với các sinh cảnh tiêu biểu của Trung tâm
nông nghiệp Mùa Xn. Ngồi ra, việc quy hoạch vườn thực vật cịn mang lại nhiều
lợi ích như: phục vụ phát triển du lịch địa phương, góp phần giáo dục nâng cao ý thức
cộng đồng về bảo vệ đa dạng sinh học,... Trong thời điểm hiện nay khi TTNN Mùa
Xuân đang có kế hoạch phát triển du lịch thì vườn thực vật cịn có vai trị là nơi tham
quan, giới thiệu các lồi thực vật bản địa, cây có giá trị về dược liệu, kinh tế,... đến với
du khách gần xa. Đây cũng là điểm thu hút mọi người đến với du lịch sinh thái khi
được dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu hệ thực vật đa dang và phong phú nơi đây. Xây dựng
vườn thực vật còn tạo điều kiện cho người dân đặc biệt là trẻ nhỏ gần gũi hơn với tự
nhiên để hiểu được giá trị, tầm quan trọng cũng như vẻ đẹp của hệ sinh vật đa dạng và
phong phú. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát triển nguồn tài nguyên vô
giá này.
Vũ Hồng Ngọc (MSHV: M2915024)

1


Ngành QLTN & MT K22

Tính chất của vườn bảo tồn là vừa để bảo vệ đa dạng sinh học, vừa nhằm khai
thác hiệu quả thế mạnh về kinh tế của các hệ sinh thái, vừa bảo vệ phát triển bền
vững. Xuất phát từ những nguyên nhân, lợi ích trên, đề tài “Khảo sát và bảo tồn thực
vật bản địa tại TTNNMX , huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” được lựa chọn thực
hiện.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1

Mục tiêu tổng quát

Quản lý hiệu quả công việc khai thác, sử dụng và quy hoạch bảo tồn nguồn tài
nguyên thực vật bản địa, cây làm thuốc thuộc Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân
1.2.2
-

Mục tiêu cụ thể

Điều tra thành phần, sự đa dạng và phân bố loài thực vật bản địa thuộc TTNN
Mùa Xuân.
Đề xuất phương án bảo tồn

1.3 NỘI DUNG
Nội dung 1: Điều tra hệ thực vật
Thu thập, thống kê dữ liệu từ các tài liệu có liên quan và các nghiên cứu trước
đây về cây thuốc ở Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân.
Điều tra phân bố, định danh, phân loại các loài thực vật bậc cao có mạch tại
Trung tâm nơng nghiệp Mùa Xuân. Xác định thực vật bản địa, cây thuốc.
Nội dung 2: Lập bộ dữ liệu về cây thuốc bản địa ở TTNNMX gồm: danh mục
cây bản địa, cây thuốc và bản đồ định vị các cây thuốc quý hoặc các cây thuốc mọc tập
trung để có kế hoạch bảo tồn và khai thác hợp lý.

Nội dung 3: Xây dựng phương án bảo tồn
Đề xuất phương án quy hoạch lập vườn thực vật quy tập, bảo tồn thực vật bản
địa, cây thuốc
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài thực hiện nghiên cứu, khảo sát đối với thực vật bản địa, cây được sử
dụng làm dược liệu, dược phẩm trong dân gian. Từ đó đề xuất định hướng phát triển
DLST hỗ trợ cho nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học
Phạm vi nhiên cứu thực hiện tại Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân, huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Vũ Hồng Ngọc (MSHV: M2915024)

2


Ngành QLTN & MT K22

Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 GIỚI THIỆU TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN
Năm 2012, tỉnh phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất Trung tâm nông nghiệp Mùa
Xuân Hậu Giang với tổng diện tích hơn 1.400ha, trong đó đất rừng để làm khu bảo tồn
động vật quý hiếm vườn chim 61,87ha trên tổng diện tích tự nhiên của vườn
chim khoảng 92,62ha. Hậu Giang có khoảng 5.100ha đất lâm nghiệp; trong đó, diện
tích có rừng khoảng 2.500ha, chủ yếu là rừng trồng đạt tỷ lệ che phủ 1,2%.
Theo kết quả khảo sát của Chi cục Kiểm lâm và chuyên gia Viện sinh học nhiệt
đới Thành phố Hồ Chí Minh tại khu vực Vườn Chim trong Trung tâm nơng nghiệp
Mùa Xn (Phụng Hiệp, Hậu Giang), tính từ tháng 8/2011, đã có hơn 30 lồi đã về
sinh sống trú ngụ với tổng đàn khoảng 3.500 đến 4.000 cá thể; trong đó, có ba lồi q
hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam là chim cổ rắn (Anhingar melanogaster), cò nhạn
(Ardea oscitans) và giang sen (Tantalus leucocephalus).

Qua thống kê, hệ động vật có 71 lồi động vật cạn, 135 lồi chim. Động vật nội
đồng gồm rất nhiều loài từ cá đến bò sát, lưỡng cư tập trung trong đồng ruộng, kênh
rạch, đặc biệt là dưới chân rừng... Căn cứ vào thực trạng và định hướng phát
triển của trung tâm, có thể phân thành 5 phân khu chức năng như sau:
- Phân khu hành chính, gồm các cơng trình: trụ sở cơ quan, khu tái định cư dân cư, hệ thống trường học (THCS, tiểu học, mẫu giáo), y tế, khu văn hóa - thể thao,
khu vườn ươm cây giống nơng, lâm nghiệp.
- Phân khu sản xuất nông nghiệp - thủy sản - chăn ni: với nhiệm vụ chính
là sản xuất lúa giống, mía giống, mía thương phẩm; liên kết, liên doanh nuôi trồng
thủy sản kết hợp chăn nuôi. Tập trung chủ yếu khu vực từ đường Hoàng Hoa Thám
đến hết ranh giới của trung tâm giáp đất dân xã Tân Phước Hưng.
- Phân khu vườn chim: đây là khu vực cần được quản lý, bảo vệ để
bảo tồn động vật quý hiếm của tỉnh (các lồi chim cị), gồm các khoảnh: 4, 5, 6, 7.
- Phân khu du lịch sinh thái: sẽ phát triển ở các khoảnh 11, 12, 13, trong đó các
hoạt động có tiếng ồn sẽ phát triển tại khoảnh 13; khoảnh 11, 12 sẽ duy trì quỹ đất
rừng lớn, hạn chế phát triển các cơng trình có tiếng ồn, tránh ảnh hưởng đến việc duy
trì, bảo vệ lồi chim.
- Phân khu đất rừng: duy trì quỹ đất rừng tại các khoảnh 19, 20, 21, 22, 28, 29,
30 và một phần các khoảnh 22, 28, 31, 35. Đây là khu vực cần được khoanh định, bảo
vệ nhằm duy trì, bảo vệ các loài cây bản địa của địa phương và đảm bảo về an ninh
quốc phòng khi cần thiết.

Vũ Hồng Ngọc (MSHV: M2915024)

3


Ngành QLTN & MT K22

Hình 2.1: Bản đồ Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân
(Nguồn Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân)


2.2 PHÂN LOẠI THỰC VẬT
2.2.1

Một số khái niệm cơ bản

Thực vật bản địa là thuật ngữ dùng để miêu tả các loài thực vật  đặc hữu hay
phát triển tự nhiên ở một khu vực nhất định trong một khoảng thời gian địa chất. Khái
niệm này cũng bao gồm các loài thực vật đã từng phát triển, xuất hiện một cách tự
nhiên hoặc đã tồn tại trong nhiều năm tại một khu vực
Cây thuốc nam là các loài thực vật được con người sử dụng để chữa bệnh trong
dân gian, trải qua việc sử dụng thực tế rồi đúc kết kinh nghiệm và được truyền miệng
cho nhau từ người này sang người khác hoặc từ đời này sang đời khác mà khơng có
một bài thuốc ghi chép rõ ràng.
Theo luật đa dạng sinh học (2008) các phân biệt về loài được định nghĩa như
sau:
Loài đặc hữu là loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và
giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà khơng được ghi nhận là
có ở nơi khác trên thế giới.
Lồi di cư là lồi động vật có tồn bộ hoặc một phần quần thể di chuyển thường
xuyên, định kỳ hoặc theo mùa từ khu vực địa lý này đến khu vực địa lý khác.
Vũ Hồng Ngọc (MSHV: M2915024)

4


Ngành QLTN & MT K22
Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải
là môi trường sống tự nhiên của chúng.
Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối

với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và
phát triển.
Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống cây trồng,
giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh
tế, sinh thái, cảnh quan, mơi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng cịn ít hoặc bị
đe dọa tuyệt chủng.
2.2.2

Hệ thống phân loại thực vật

Tên các loài thực vật được đặt theo quan hệ họ hàng theo các đặc điểm giống
nhau giữa các loài
Phương pháp cơ bản để phân loại thực vật là chọn ra các đặc điểm chính dễ
quan sát làm cơ sở để phân loại. Dựa vào đặc điểm hình thái cơ quan dinh dưỡng và cơ
quan sinh sản, đặc biệt chú trọng các đặc điểm hiển vi để phân loại chính xác đến họ,
giống lồi. Phân loại thực địa sử dụng đặc tính cơ quan dinh dưỡng để nhận thấy bằng
mắt thường, trừ trường hợp phải phân biệt bằng các đặc điểm của hoa.
Thân: có mủ, khơng mủ; có lơng, khơng có lơng; trịn, vuông; …
Lá: đơn, kép (chẳn, lẻ), lá phụ (thứ diệp, tam diệp); hình dạng; kích thước; cách
mọc của lá (đối, xen, vịng, song dính); đặc điểm bìa lá, đáy lá, chót lá, gân lá, có hay
khoog có bẹ lá; mùi;…
Mao bộ: có lơng (đặc điểm của lơng), khơng có lơng.
Thang bậc phân loại và danh pháp thực vật
2.2.2.1

Đơn vị phân loại (Taxon)

Đơn vị phân loại (Taxon) là nhóm sinh vật có thực, được chấp nhận làm đơn vị
phân loại ở bất kỳ bậc nào. Ví dụ: bộ Hành tỏi – Liliales là taxon bậc bộ ; họ Hành tỏi
- Liliaceae là taxon bậc họ; chi Hành tỏi - Lilium là taxon bậc chi; loài hoa Loa kèn Lilium longiflorum Thunb là taxon bậc loài. Đơn vị phân loại cơ sở là loài.

Khái niệm về loài phát sinh từ thực tế quan sát sinh vật trong thiên nhiên, sự
giống nhau và khác nhau giữa các cá thể. Có nhiều định nghĩa khác nhau về lồi, trong
đó định nghĩa của Komarov (1959) được xem là tương đối hoàn chỉnh: “Loài là tập tập
hợp các cá thể cùng xuất phát từ một tổ tiên chung, trải qua quá trình đấu tranh sinh
tồn và chọn lọc tự nhiên mà cách ly với các sinh vật khác, đồng thời loài là một giai
đoạn nhất định trong q trình tiến hố chung của sinh vật”. Ơng cũng nhấn mạnh đến
đặc tính di truyền và sự phân bố của lồi: “các cá thể trong cùng lồi có thể giao phối
tự nhiên với nhau sinh ra thế hệ con cái có khả năng sinh sản”, và “mỗi lồi có một
khu phân bố riêng”.
Vũ Hồng Ngọc (MSHV: M2915024)

5


Ngành QLTN & MT K22
2.2.2.2

Bậc phân loại

Bậc phân loại là một tập hợp mà thành viên của nó là các taxon ở bậc đó.
Những lồi có tính chất giống nhau, có tổ tiên chung tập hợp thành đơn vị lớn hơn gọi
là chi (Genus). Cũng theo nguyên tắc chung nhau về nguồn gốc, giống nhau về tính
chất, chi hợp thành họ (Family), họ thành bộ (Order), bộ thành lớp (Class), lớp thành
ngành (Phylum).
Giới (Kingdom)
Ngành (Division)
Lớp (Class)
Bộ (Order)
Họ (Family)
Chi (Genus)

Loài (Species)
Ngoài ra, đơi khi người ta cịn dùng các bậc trung gian như: dưới lồi có phân
lồi (Subspecies), thứ (Varietas), dạng (Forme), hay các bậc phụ như phân bộ, phân
họ,...
2.2.2.3

Nguyên tắc gọi tên khoa học của thực vật

Mỗi một loại cây có thể có một tên khoa học hoặc nhiều tên khoa học do có một
hay nhiều tác giả cùng mơ tả chúng vào những thời điểm khác nhau. Do thiếu những
trao đổi thông tin, hoặc do thiếu những văn liệu đối chứng, hoặc do quan niệm khác
nhau... Những sai sót, lầm lẩn đều được giải quyết ở những Hội nghị quốc tế về thực
vật học. ở đó, người ta thường thống nhất lại và quy định tên nào là có hiệu lực về
danh pháp và được coi là chính thức. Khi đã có một tên chính thức, thì các tên khác
được gọi là tên đồng vật hay đồng nghĩa.
Mỗi tên khoa học của một loại cây được quy định bởi:
Tên Chi (Genus) phải là một danh từ nguyên cách số ít. Chữ đầu phải viết hoa.
Tên chi là một từ Latin hoặc Hy Lạp được Latin hoá, hoặc danh từ riêng được Latin
hoá. Tên chi thường được đặt theo nội dung về đặc tính, theo tên người, tên đất hoặc
tên thần thoại và một số tên do địa phương đặt sẵn và được Latin hố.
Tên Lồi (Species) gồm hai từ, từ đầu là tên chi, từ thứ hai chỉ tên loài. Chữ đầu
tên lồi viết thường (ví dụ như cây Actisơ có tên khoa học là Cynara scolymus L.).
Tên loài phải là một từ hoặc một từ ghép thuộc một trong các dạng sau. - Tính từ
nguyên cách số ít, hợp với tên chi về ngữ pháp: - Danh từ nguyên cách số ít làm định
ngữ cho tên chi; - Danh từ sinh cách; - Tính từ sinh cách. Tên lồi thường được đặt
theo nội dung về đặc tinh, tình trạng thực vật, theo tên người, tên đất hoặc thần thoại.

Vũ Hồng Ngọc (MSHV: M2915024)

6



Ngành QLTN & MT K22
Tên tác giả kèm theo tên chi hoặc tên lồi do tác giả đó đặt. Tên này thường là
tên viết tắt họ của tác giả, thường chỉ gồm một âm tiết (nếu tên gồm nhiều âm tiết),
hoặc giữ nguyên tên (nếu chỉ có một âm tiết).
2.3 KHÁI QUÁT VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
2.3.1

Khái niệm đa dạng sinh học

Năm 1989, Quỹ Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (WWF) đã định nghĩa: ĐDSH là sự
phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật,
là những gen chứa đựng trong các lồi và là những HST vơ cùng phức tạp cùng tồn tại
trong môi trường.
Theo Công ước đa dạng sinh học thì ĐDSH có nghĩa là tính (đa dạng) biến
thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp,
trên cạn, biển, các hệ sinh thái thuỷ vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một
phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa các lồi và các hệ sinh học
(Cơng ước về đa dạng sinh học, 1992).
Đa dạng sinh học bao gồm sự phong phú đa dạng và khả năng biến đổi trong
thế giới sinh vật sống và cả các phức hệ sinh thái mà trong đó chúng đang tồn tại, điều
này có thể xảy ra trong cùng loài, giữa các loài, bên trong một hệ sinh thái hoặc giữa
các hệ sinh thái với nhau (Lê Quốc Huy, 2005).
Theo luật đa dạng sinh học (2008) ĐDSH được định nghĩa là sự phong phú về
nguồn gen, các loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. ĐDSH bao gồm 3 cấp độ:
Đa dạng sinh học mức độ gen, đa dạng loài và đa dạng HST/ quần thể (Lê Quốc Huy,
2005).
Đa dạng sinh học mức độ di truyền (gen) bao gồm những sự thay đổi di truyền
trong một loài xảy ra giữa các quần thể giữa các vùng sinh thái địa lý khác nhau và cả

bên trong bản thân một quần thể sinh học.
Đa dạng sinh học mức độ cá thể (loài) là sự phong phú đa dạng về loài trong
một quần thể hay trong một tập hợp cá thể sống tại một khu vực nhất định.
Đa dạng hệ sinh thái/quần thể: ở quy mô lớn hơn, đa dạng sinh học bao gồm
những biến đổi trong các quần thể sống, mà trong đó các loài đang sinh sống, trong các
hệ sinh thái mà trong đó các quần thể sống đang tồn tại và sự tương tác qua lại giữa
các dạng sống nay với nhau và với mơi trường. Đa dạng hệ sinh thái có tính chất trừu
tượng hơn so với đa dạng gen và loài. Tuy nhiên tất cả 3 dạng này của đa dạng sinh
học là khơng thể tách rời mà có liên quan chặt chẽ với nhau.
2.3.2

Bảo tồn đa dạng sinh học

Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự
nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường
xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự
nhiên; ni, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục lồi nguy cấp, quý, hiếm được ưu
Vũ Hồng Ngọc (MSHV: M2915024)

7


Ngành QLTN & MT K22
tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền. (Luật đa dạng sinh học,
2008)
Có nhiều phương pháp và cơng cụ để quản lý bảo tồn ĐDSH. Một số phương
pháp và công cụ được sử dụng để phục hồi một số lồi quan trọng, các dịng di truyền
hay các sinh cảnh. Một số khác được sử dụng để sản xuất một cách bền vững các sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ từ các tài nguyên sinh vật (Bộ tài nguyên môi trường,
2005). Có hai hình thức bảo tồn ĐDSH phổ biến được áp dụng ở Việt Nam là: Bảo tồn

nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation) và bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu
conservation) (Nguyễn Quốc Tân, 2011; Nguyễn Huy Dũng và Vũ Văn Dũng, 2007).
- Bảo tồn tại chỗ (In-situ conservation):
Bảo tồn tại chỗ là bảo tờn lồi hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của
chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật ni đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi
hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng (Luật đa dạng sinh học,
2008).
Bảo tồn nội vi bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các
lồi, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Tuỳ theo
đối tượng bảo tồn để áp dụng các hình thức quản lý thích hợp. Thơng thường bảo tồn
nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biện
pháp quản lý phù hợp. Bảo tồn nội vi là hình thức bảo tồn chủ yếu ở Việt Nam trong
thời gian vừa qua. Kết quả của phương pháp bảo tồn này thể hiện rõ rệt nhất là đã xây
dựng và đưa vào hoạt động một hệ thống rừng đặc dụng (Nguyễn Huy Dũng và Vũ
Văn Dũng, 2007).
- Bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation):
 Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tờn lồi hoang dã ngồi mơi trường sống tự nhiên
thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật ni đặc hữu, có
giá trị ngồi mơi trường sớng, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của
chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và
công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền (Luật đa dạng
sinh học, 2008).
Bảo tồn chuyển chỗ (ngoại vi) bao gồm các vườn thực vật, vườn động vật, các
bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống,
bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy... Các biện pháp gồm di dời các loài cây, con và các
vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời
này là để nhân giống, lưu giữ, nhân ni vơ tính hay cứu hộ trong trường hợp: i) nơi
sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại khơng thể lưu giữ lâu hơn các lồi nói trên, ii)
dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng
cao kiến thức cho cộng đồng. Tuy công tác bảo tồn ngoại vi còn tương đối mới ở Việt

Nam, nhưng trong những năm qua, công tác này đã đạt được một số thành tựu nhất
định (Nguyễn Huy Dũng và Vũ Văn Dũng, 2007).
Vũ Hồng Ngọc (MSHV: M2915024)

8


Ngành QLTN & MT K22
2.3.3

Tầm quan trọng của đa dạng sinh học

ĐDSH ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn trong đời sống tự nhiên và con người, thể
hiện qua chức năng và tầm quan trọng của các HST. Không chỉ là nơi cư trú, mơi
trường sống của nhiều lồi sinh vật, các HST cịn có chức năng cung cấp các loại hình
dịch vụ như sau:
Dịch vụ cung cấp: HST mang đến những lợi ích trực tiếp cho con người, thường
có giá trị kinh tế rõ ràng, đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh
vực sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản, là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực của
đất nước; duy trì nguồn gen tạo giống vật ni, cây trồng; cung cấp các vật liệu xây
dựng và các nguồn nguyên liệu, dược liệu; cung cấp khoảng 80% lượng thủy sản khai
thác từ vùng biển ven bờ và đáp ứng gần 40% lượng protein cho người dân. Nghề thủy
sản đem lại nguồn thu nhập chính cho khoảng 8 triệu người và một phần thu nhập cho
khoảng 12 triệu người (Bộ Tài ngun và Mơi trường, 2011).
Dịch vụ văn hóa: HST khơng chỉ cung cấp những lợi ích vật chất trực tiếp mà
cịn đóng góp vào những nhu cầu lớn hơn của xã hội. Các HST có tính ĐDSH cao
cung cấp giá trị vơ cùng to lớn cho các ngành giải trí ở Việt Nam với các loại hình du
lịch sinh thái đang dần dần phát triển, hứa hẹn đem lại nhiều giá trị kinh tế và góp
phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của
ĐDSH và công tác bảo tồn thiên nhiên (BTTN). Khoảng 70% tăng trưởng du lịch là từ

các vùng duyên hải có các hệ sinh thái tự nhiên giàu đa dạng sinh học. Theo báo cáo
của 14/30 VQG và các khu BTTN, năm 2011 đã đón tiếp 728.000 lượt khách, với tổng
doanh thu trên 30 tỷ đồng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).
Dịch vụ điều tiết: Dịch vụ điều tiết bao gồm: sự điều hịa khí hậu thơng qua lưu
trữ cacbon và kiểm sốt lượng mưa, lọc khơng khí và nước, phân hủy các chất thải
trong môi trường, giảm nhẹ những tác hại của thiên tai như lở đất hay bão lũ. Giá trị
lưu giữ và hấp thụ cacbon của rừng Việt Nam là rất đáng kể, đặc biệt là rừng tự
nhiên.Giá trị này tỷ lệ thuận với trữ lượng và sinh khối rừng. Kết quả nghiên cứu đã
xác định: Giá trị lưu giữ cacbon của rừng tự nhiên là 35-85 triệu đồng/ha/năm và giá
trị hấp thụ cacbon hàng năm khoảng 0,4-1,3 triệu đồng/ha/năm với Miền Bắc. Ở Miền
Trung giá trị lưu giữ cacbon từ 37- 91 triệu đồng/ha/năm và giá trị hấp thụ cacbon là
0,5- 1,5 triệu đồng/ha/năm. Ở Miền Nam giá trị lưu giữ cacbon là 46-91 triệu
đồng/ha/năm và giá trị hấp thụ cacbon là 0,6-1,5 triệu đồng/ha/năm (Tổng cục Môi
trường, và Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học, 2013).
Dịch vụ hỗ trợ: Đây là yếu tố thiết yếu trong các chức năng của HST và gián
tiếp ảnh hưởng đến tất cả các loại dịch vụ khác. Có thể ví dụ về dịch vụ hỡ trợ như sự
hình thành đất hay quá trình sinh trưởng của thực vật. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt
đới gió mùa, hàng năm phải chịu từ 5 đến 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới kèm theo
mưa lớn. Các nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái rừng ngập mặn
(MERC) cho thấy, hệ thống rễ dày đặc của các lồi cây rừng ngập mặn có tác dụng rất
lớn trong việc bảo vệ đất ven biển và vùng cửa sông. Chúng vừa ngăn chặn hiệu quả
Vũ Hồng Ngọc (MSHV: M2915024)

9


Ngành QLTN & MT K22
sự công phá bờ biển của sơng, vừa làm vật cản cho trầm tích lắng đọng như giữ hoa lá,
cành rụng trên mặt bùn và phân hủy tại chỗ nên bảo vệ được đất. Một số loài cây tiên
phong như Mắm biển, Mắm trắng, Bần trắng sinh trưởng trên đất bồi non có khả năng

giữ đất phù sa, mở rộng đất liền ra phía biển như ở vùng Tây Nam mũi Cà Mau, dọc
sông Đồng Tranh, Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh, các bãi bồi ở cửa sông Hồng (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2014).
Các nghiên cứu cho thấy, các dải rừng ngập mặn ven biển Việt Nam góp phần
giảm ít nhất 20 – 50% thiệt hại do bão, nước biển dâng và sóng thần gây ra. Đặc biệt,
hệ thống rừng ngập mặn trồng ven đê cịn đóng vai trị là tấm là chắn xanh, giảm 20 –
70% năng lượng của sóng biển, đảm bảo an tồn cho các con đê biển, giúp tiết kiệm
hàng nghìn tỷ đồng cho việc duy tu, sửa chữa đê biển (Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2011).
2.4 NGHIÊN CỨU ĐA ĐẠNG SINH HỌC THỰC VẬT Ở VIỆT NAM
Theo đánh giá của Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới (WCMC) (1992, 2003),
Việt Nam được xếp thứ 16 trong số các nước có ĐDSH cao nhất thế giới. Sự đa dạng
về địa hình, kiểu đất, cảnh quan và khí hậu là cơ sở rất thuận lợi tạo nên tính đa dạng
sinh học phong phú và đặc sắc của Việt Nam, thể hiện ở đa dạng các hệ sinh thái, loài
và nguồn gen (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2011). Việt Nam được cơng nhận là một
trung tâm đặc hữu về lồi và có 6 trung tâm đa dạng về thực vật được IUCN xác định
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005; Davis et al,. 1995). Toàn bộ đất nước Việt Nam
nằm trong điểm nóng Inđơ-Bơ Ma do tổ chức Bảo tồn Quốc tế xác định, là một trong
những vùng sinh học bị đe doạ nhất và giàu có nhất trên trái đất (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2005).
Theo tài liệu Nguyên Tiến Bân (2003-2005) đã thống kê thì thực vật hạt kín
trong hệ thực vật ở Việt Nam hiện có khoảng 8.500 lồi, 2.050 chi, trong đó lớp hai lá
mầm có 1.590 chi với trên 6.300 loài và lớp một lá mầm có 460 chi với 2.200 lồi.
Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2011) hệ thực vật Viêt Nam có 19.357 lồi trong đó
2200 loài Nấm, 368 loài Vi khuẩn lam (Cyanophyta), 2176 loài Tảo (Algae), 793 lồi
Rêu (Bryophyta), 2 lồi Khuyết lá thơng (Psilotophyta), 57 lồi Thơng đất
(Lycopodiophyta), 2 lồi Thân đốt (Cỏ tháp bút - Equisetophyta), 691 loài Dương xỉ
(Polypodiophyta), 69 loài Hạt trần (Pinophyta) và 13.000 lồi Hạt kín
(Magnoliophyta).
Trong cơng trình Danh lục các loài thực vật Việt Nam, chưa kể các nhóm vi tảo

ở nước, các nhà thực vật đã thống kê có tới 16.428 lồi thực vật (Bộ Tài ngun và
Mơi trường, 2011).
Bảng 2.1: Thống kê các lồi thực vật đã biết ở Việt Nam (khơng kể
các lồi vi tảo ở nước)

Các nhóm thực vật
Vũ Hồng Ngọc (MSHV: M2915024)

Số lượng loài
10


Ngành QLTN & MT K22
Nấm (Fungi)

2.200

Rêu (Bryophyta)

481

Quyết lá thông (Psilotophyta)

1

Thông đất (Lycopodiophyta)

53

Cỏ tháp bút (Equisetophyta)


2

Dương xỉ (Polypodiophyta)

691

Thực vật hạt kín (Angiospermae)
Tổng cộng

13.000
16.428
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011)

Theo báo cáo quốc gia về ĐDSH Việt Nam năm 2011 thì hệ thực vật Việt Nam
đã ghi nhận 13.766 loài thực vật, trong đó có 11.373 lồi thực vật bậc cao có mạch, có
2256 chi, 305 họ chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 5% tổng số họ thực vật
trên thế giới, 2.393 loài thực vật bậc thấp (Bộ tài ngun mơi trường, 2011; Phạm Bình
Quyền, 2012).
Theo Đặng Văn Sơn và Trần Hợp (2013) đã ghi nhận được nguồn tài nguyên
thực vật ở vùng ven biển Nam Bộ có 130 lồi, thuộc 96 chi, 49 họ, 29 bộ của 2 ngành
thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan
(Magnoliophyta). Tài nguyên thực vật có ích được chia thành 5 nhóm dạng sống chính
là: Cây thân thảo, cây bụi (cây bụi/tiểu mộc), cây gỗ nhỏ, cây gỗ lớn, dây leo và bán
ký sinh. Giá trị sử dụng của thực vật được chia làm 5 nhóm chính là: Nhóm cây làm
thuốc, nhóm cây cho gỗ, nhóm cây làm thực phẩm, nhóm cây gia dụng, nhóm cây
cảnh và bóng mát. Đã xác định được 4 lồi thực vật có giá trị bảo tồn theo thang đánh
giá của Sách Đỏ Việt Nam (2007) là Cóc đỏ (Lumnitzera littorea), Xương cá
(Canthium dicoccum), Bí kì nam (Hydnophytum formicarum) và Chùm lé (Azima
sarmentosa).

Tại Cần Thơ, Võ Văn Bé (1998) đã tiến hành điều tra và xác định được 80 họ,
trong đó có 63 họ song tử diệp và 17 họ đơn tử diệp, 325 chi, 351 loài, 4 loài phụ, 20
thứ và 1 dạng về cây cỏ sống hoang dại. Ở Cồn Ấu (thành phố Cần Thơ) đã ghi nhận
được 152 lồi, 116 chi thuộc 62 họ, trong đó có 57 lồi có tác dụng làm thuốc, làm
cảnh và ăn trái (Đặng Văn Sơn, 2009).
Hệ thực vật tự nhiên ở VQG U Minh Thượng có 226 lồi, trong đó có 70 loài là
hiếm và 8 loài rất hiếm là mốp (Alstonia spathulata), nắp bình (Nepenthes mirabilis),
lá U Minh (Asplenium confusum), mật cật (Licuala spinosa), luân lan (Eulophia
graminea), năng chồi (Eleocharis retroflexa), bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum),
bèo tản nhọn (Lemna tenera) (Chu Văn Cường et al,. 2011).
Vũ Hồng Ngọc (MSHV: M2915024)

11


Ngành QLTN & MT K22
Ở VQG Phú Quốc đã ghi nhận được thực vật ngồi gỗ có 835 lồi, 449 chi, 119
họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành
Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hạt trần (Pinophyta) và ngành Hạt kín
(Magnoliophyta). Bổ sung cho Danh lục thực vật VQG Phú Quốc 97 loài và 3 họ là họ
Ráng chu quần (Thelypteridaceae), họ Trường lệ (Droseraceae) và họ Rau mương
(Onagraceae) (Đặng Văn Sơn et al., 2014). Nghiên cứu về đa dạng thực vật ở núi Hàm
Rồng của Vườn quốc gia Phú Quốc đã được khảo sát gồm 353 loài thuộc 215 chi của
85 họ trong 4 ngành, phân bố trong 6 sinh cảnh. Trong đó có 271 lồi cây có giá trị sử
dụng, 11 lồi cây có tên trong “Sách đỏ Việt Nam” (2007). Bổ sung 49 loài mới vào
danh lục thực vật vườn quốc gia Phú Quốc (Đặng Minh Quân et al., 2012).
2.5 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA THỰC VẬT
Các yếu tố sinh thái có những yếu tố có lợi và những yếu tố có hại đối với đời
sống của thực vật. Tập hợp các yếu tố tác động cần thiết cho sinh vật mà thiếu nó sinh

vật không tồn lại được, gọi là điều kiện sinh tồn của sinh vật. Sự sinh trưởng và phát
triển của thực vật bị chi phối bởi các yếu tố sau:
2.5.1

Yếu tố vơ sinh

Mơi trường, những điều kiện khí hậu khác nhau có thể gây hư hại và gây stress
cho cây, và vì vậy có hại cho sức khỏe của cây. Những điều kiện này, bao gồm nhiệt
độ quá thấp hoặc quá cao, ẩm ướt và mưa, cùng với mưa đá, lũ lụt, hạn hán và bão tố
dẫn đến việc tăng tỷ lệ và mức độ gây hại của bệnh. Nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và hạn
hán có thể làm cây héo trầm trọng và chết. Điều kiện gió kết hợp với mưa tạo cơ hội
cho sự xâm nhiễm và lan truyền của nhiều loại nấm và vi khuẩn gây bệnh trên lá. Đất
ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho các bệnh thối rễ do Phytophthora và Pythium. Cây bị
stress do hạn hán có thể là điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các bệnh trên rễ,
và thối thân. Sự có mặt của bệnh thối rễ trong điều kiện đất khơ có thể gây chết cây.
Bão tố hoặc gió lớn làm lắc lư cây có thể làm hư hại đến hệ thống rễ của cây. Hư hại
như vậy có thể tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các tác nhân gây thối rễ dẫn đến
hiện tượng cây suy thoái dần và chết.
2.5.1.1

Đất

Sự ngập nước (thoát nước kém), cấu trúc đất nghèo nàn, đất có tầng sét cứng và
'tầng đế cày' (lớp đất cứng trong cấu trúc đất) có thể cản trở sự phát triển của rễ. Rễ bị
còi cọc sẽ làm giảm lượng nước và dinh dưỡng lên cây, gây stress cho cây. Rễ cịi cọc
cũng có thể gây héo và vàng lá, tương tự như các triệu chứng của nhiều loại bệnh cây.
Tầng đế cày có thể làm cho rễ mọc ngang, làm giảm chức năng và sự phát triển của rễ;
gây stress cho cây, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một số bệnh hại.

Vũ Hồng Ngọc (MSHV: M2915024)


12


Ngành QLTN & MT K22
2.5.1.2

Ánh sáng

Ánh sáng giúp cây thực hiện chức năng quan hợp. Mỗi lồi thực vật có cường
độ quang hợp cực đại ở cường độ ánh sáng khác nhau. Người ta phân ra hai nhóm thực
vật ưa sáng và ưa bóng.
Ánh sáng tác động ró rệt đến sự sinh sản của thực vật. Thời gian chiếu sáng
càng dài thì các cây ở vùng ơn đới (cây dài ngày) phát triển nhanh, ra hoa sớm; ngược
lại phần lớn các cây nhiệt đới (cây ngắn ngày) ra hoa muộn.
Ánh sáng đã tạo nên các đặc điểm thích nghi về hình thái, giải phẩu và sinh lý ở
các sinh vật.
2.5.1.3

Nước và độ ẩm

Thực vật được chia thành 4 nhóm căn cứ vào nhu cầu thường xuyên về nước
Thực vật thủy sinh: sống hoàn toàn trong nước như rong, tảo với thân dài,
mảnh, lá mảnh và dài, mơ khí phát triển, lỗ khí nhiều.
Thực vật ưa ẩm mọc ở các vùng đầm lầy, bờ ao, ruộng lúa,...
Thực vật cần độ ẩm trung bình. Nhóm thực vật này cần nhiệt độ, ánh sáng, dinh
dưỡng vừa phải và phổ biến khá rộng
Thực vật chịu hạn là những cây chịu nóng, ưa sáng và có khả năng tự tích lũy
nước hoặc điều tiết nước, ít thoát hơi nước như xương rồng, họ thầu dầu,...
Nước có vai trị quan trọng đối với đời sống của sinh vật. Trong cơ thể sinh vật

có khoảng 60% - 90% khối lượng là nước. Nước cần cho các phản ứng sinh hóa diễn
ra trong các cơ quan, mơ và các tế bào của các sinh vật, nước là nguyên liệu cho cây
quang hợp, là phương tiện vận chuyển các chất vô cơ, hữu cơ.
Độ ẩm tương đối là yếu tố quyết định tố độ mất nước do bay hơi, là một yếu tố
sinh thái quan trọng đối với thực vật trên cạn. Tren thực tế, ảnh hưởng của độ ẩm
tương đối thường khó tách rời ảnh hưởng của nhiệt độ.
2.5.1.4

Khơng khí và gió

Gió ảnh hưởng rõ rệt đến nhiệt độ, độ ẩm của môi trường dẫn đến sự thay đổi
thời tiết, ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của thực vật. Gió có vai trị rất quan trọng
trong phát tán vi sinh vật, bào tử, phấn hoa, hạt ... đi xa.
Khơng khí cung cấp oxi cho sinh vật hơ hấp sinh ra năng lượng cho cơ thể.
Thực vật lấy khí cacbonic từ khơng khí dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời tạo ra chất
hữu cơ.
2.5.2
2.5.2.1

Yếu tố hữu sinh
Cá hoạt động của con người

Các hoạt động của con người gây biến đổi môi trương sống tự nhiên của thực
vật. Ở một góc độ nhất định, con người và động vật đều có những tác động tương tự
Vũ Hồng Ngọc (MSHV: M2915024)

13




×