Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.07 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ

TRUONG DAI HQC SU PHAM

DANG TH] NGQC HAN

TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG HỌC TẬP

DE REN LUYỆN CH0 HỌC SINH KỸ NĂNG TỰ HOC
TRONG DAY HOC PHAN SINH HOC TẾ BAO, SINH HỌC 10
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp đạy học bộ môn Sinh học
Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO DINH HUONG UNG DUNG
NGUOI HUONG DAN KHOA HOC.

TS. DANG TH] DA THUY

Thừa Thiên Huế, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

"Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng

tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghỉ trong luận văn là

trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa.
từng được cơng bố trong bắt kì một cơng trình khoa học


nào khác.


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
người hướng dẫn khoa học TS. Đặng Thị Dạ Thủy đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo khoa Sinh , Phịng đào
tạo sau Đại học và Ban Giám Hiệu Trường ĐHSP Huế cùng trường ĐH
An Giang đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.

Cam ơn Ban Giám hiệu, cùng các thầy cô giáo tô Sinh (trường THPT
Nguyễn Khuyến,

THPT

Vĩnh Trạch, THPT

Long Xuyên

và THPT

Ischool) cùng tập thể học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Khuyến,
trường THPT Vĩnh Trạch đã tạo điều kiện thuận lợi và hợp tác cùng chúng.
tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài.

Cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn ở bên động.
viên giúp đỡ tơi để hồn thành luận văn này.
Tác giả

Đặng Thị Ngọc Hân


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan.
Lời cảm ơn

MỤC LỤC......................

Trang

2.52222222222216

DANH MUC CAC BIEU ĐÔ.

MO DAU......
1. Lý đo chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu.
3. Giả thuyết khoa học.

4. Pham vi nghiên cứ.................
§. Đối tượng nghiên cứu.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu.
7. Phương pháp nghiên cứu.
§. Cấu trúc của luận văn...

9. Những đóng góp mới của đề tài

10. Lược sử vấn đề nghiên cứu.

NỘI DỤNG.

CHUONG 1. CO SỞ LY LUAN VA THUC TIEN CUA DE TAL.......
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1. Kỹ năng
tự học
1.1.1.1. Kỹ năng
1.1.1.2. Ty hoc

1.1.1.3. Kỹ năng
tự học.....
1.1.2. Hoạt động học tập rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh.
1.1.2.1. Hoạt động học tập
1.1.2.2. Hoạt động học tập rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh

Cee
ome ea

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TÁT
DANH MUC CAC BANG...


1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

29

giáo viên ở một số trường THPT.


29

TIEU KET CHUONG 1
CHUONG 2. TO CHUC CAC HOAT DONG HQC TAP DE REN LUYEN

38

1.2.1. Thực trạng rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trong đạy học Sinh học của

1.2.2. Thực trạng học Sinh học của HS ở một số trường Trung học phổ thông......35

CHO HQC SINH KY NANG TY’ HOC TRONG DAY HQC PHAN SINH HOC
TE BAO, SINH HQC 10.
.
.
.
39

2.1. Mục tiêu, cấu trúc nội dung phần Sinh học Tế bảo.
21.1 Mỹ

BÊU...........................-......

2.1.1.1. Kiến thức
2.1.1.2. Kỹ năng
2.1.1.3. Thai độ

2.1.1.4. Năng lực cần phát triển......................-.22


39
39

39
39
40

2 seseererrrrrrererereeo.đĐI

2.1.2. Cấu trúc nội dung phần Sinh học Tế bào

40

2.2. Thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự

học trong dạy học phần Sinh học tế bảo, Sinh học 10.
4
2.2.1. Nguyên tắc thiết kế và tổ chức hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh.
kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10

4B

2.2.2. Quy trình thiết kế và tơ chức hoạt động học tập đề rèn luyện cho học sinh kỹ

năng tự học trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10.
44
2.2.3. Vận dụng quy trình thiết kế hoạt động học tập dé rèn luyện cho học sinh kỹ.
năng tự học trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10.

49


2.2.3.2. Dạng hoạt động thiết lập bảng biểu, sơ

s1

2.2.3.1. Dạng hoạt động trả lời câu hỏi, hoàn thiện bảng biểu, sơ đồ, tranh câm.....49
đồ, bản đồ tư duy..........

2.2.3.3. Dạng hoạt động giải bài tập thí nghiệm................... sec
2.2.3.4. Dạng hoạt động thực hành quan sát mơ hình, mẫu vật.........................
2.2.3.5. Dạng hoạt động giải bài tập, bài tập tình huống

88
ŠŠ
$7

năng tự học trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10.

59

2.2.4. Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động học tập dé rèn luyện cho học sinh kỹ


2.2.4.1. Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ
năng tự học trong khâu nghiên cứu tải liệu mới trong day học phần Sinh học tế bảo,
Sinh học 10
59
2.2.4.2. Vận dung quy trình tổ chức hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ
năng tự học trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức trong dạy học phần Sinh học


tế bào, Sinh học 10......................

2e

62

2.2.5. Tiêu chí đánh giá ky năng tự học thông qua thiết kế va tổ chức các hoạt động
học tập..................
seve
64
TIÊU KẾT CHƯƠNG 2.

67

CHƯƠNG3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................5-2-55-5--68)
3.1. Mục đích thực nghiệm
68
3.2. Nội dung thực nghiệm.
68
3.3. Phương pháp thực nghiệm.
68
3.4. Xử lý kết quả thực nghiệm..........................
3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Phân tích định lượng
3.5.2. Phân tích định tính
TIEU

KET CHUONG 3.....


KẾT LUẬN

1. Kết luận
2. Kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO...

PHỤ LỤC

treo.

ce
svsoconesvenenteseasspssevssssosssseseuseneneessossssnsseesressessensieesnecss

69

69
73
PF

75

75
76
wT


ĐANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TÁT

STT


Viết tắt

1

Br

2

GD & ĐT

Giáo dục và dao tao

6.

KN

1.

KHHT

Ky nang
Kế hoạch học tập.

3
4
5.
8
9

GV

HDHT
HS
KNTH
NL

PPDH

"

SGK

SHTB
THPT

14.

TN

Giáo viên
Hoạt động học tập
Hoe sinh
Ky nang ty hoc

10.

12
13

Bai tap


Viết đầy đủ

Nang lực
Phương pháp dạy học
Sách giáo khoa.
Sinh học tế bào.

Trung học phổ thông.

Thực nghiệm.


ĐANH MỤC CÁC BANG.

Bang 1.1
Bang 1.2,

'Kết quả điều tra nhận thức của GV về rèn KNTH của HS.

29

'Kết quả điều tra về mức độ sử dụng các HĐHT được GV thiết kế để rèn
luyện KNTH cho HS

30

Bang 1.3. Két quả điều tra mức độ sử dụng các HĐHT được GV thiết kế để rèn luyện

Bang 1.4,


KNTH trong các khâu của quá trình dạy học Sinh học ở trường

THPT. . . 31

'Kết quả điều tra mức độ rèn luyện các KN thành phần của KNTH trong,

Bang 1.5.

dạy học Sinh học ở trường THPT.
Kết quả điều tra về thực trạng GV sử dụng các hình thức để rèn luyện

Bang 1.6,

'Kết quả điều tra về thuận lợi và khó khăn khi thiết kế và tổ chức các

Bang 1.7,

Kết quả điều tra về việc tự học trong học tập môn Sinh học của HS ở.

KNTH cho HS trong day học Sinh học ở trường THPT

32

33

HDHT để rèn luyện KNTH cho HS trong dạy phần SHTB nói riêng và
dạy Sinh học nói chung ở trường THPT,........................-22-ss-<3
trường THPT hiện nay

`


Bang 2.1 Phân biệt pha sáng và pha tối

36
49
SI

Bảng 2.2. Các dấu hiệu đặc trưng của tế bảo...

Bang 2.3, Thí nghiệm chứng minh sự trao đổi chất qua màng sinh chất
%
Bảng 24. Sự vận chuyển các chất qua thận
$7
Bảng 2.5, Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện KNTH (Nhóm KN thực hiện KHHT)
của HS trong dạy học phần SHTB (Sinh học 10)..........

...65

Bảng 26, Đánh giá việc rèn luyện KNTH (Nhóm KN thực hiện KHHT) cho HS
trong dạy học phần SHTB (Sinh học 10)
66
Bang 2.7, Các mức độ đạt được của KNTH trong thực nghiệm............
67
Bang 3.1 'Bảng thống kê các bài thực nghiệm......

KreeeereerrereerereereeooerB

Bang 3.2 'Bảng tổng hợp kết quả qua các lần kiểm tra KNTH của HS....................
Bang 3.3, Bảng tổng hợp đánh giá tiêu chí mức độ qua 3 lần kiểm tra


70

7I


ĐANH MỤC CÁC BIÊU ĐƠ, HÌ

BIEUDO
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được về KNTH của HS qua các lần

kiểm tra.
70
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ biểu diễn mức độ đạt được của tiêu chí 1 qua 3 lần kiểm tra.....71
Biéu dé 3.3. Biểu đồ biểu diễn mức độ đạt được của tiêu chí 2 qua 3 lần kiểm tra.......72
Biểu đồ 3.4.
Biểu đỗ biểu diễn mức độ đạt được của tiêu chí 3 qua 3 lần kiém tra
. . . 72

HÌNH

Hình 1.1. Cấu trúc của KNTH.......................
22222222
Hình 1.2. Cấu trúc của KN thực hiện KHHT.

21czreeoe.2)
2B

Hình 2.1.Tóm tắt nội dung phần Sinh học tế bào.

42


Hình 2.2. Quy trình thiết kế và tổ chức HĐHT theo định hướng phát triển KNTH..45

Hình 2.3. Các pha của quá trình quang hợp.....................-. ..222+2sszecss-e.40
'Hình 2.4. Cấu trúc màng sinh chất.
Hình 2.5. Sơ đồ mơ tả cơ chế hoạt động của enzim saccarơzơ......

50
.

50

Hình 2.6. Cấu tạo tế bào động vật và thực vật
53
Hình 2.7.Thí nghiệm tính thắm của tế bảo..........................--.2:-scssesesseeooro.S37

Hình 2.8. Mơ hình của phân tử ADN
Hình 2.9. Gà con
Hình 2.10. Thỏ
Hình 2.11. cấu trúc và chức năng của bộ máy Golgi..................
Hình 2.12. Chu ky té bao
Hình 2.13b. Cốc nước sau khi nhỏ giọt mực vài phút

56
56
56
58
58
60


Hình 2.13 a. Cốc nước mới nhỏ vào giọt mực
7
7
7
60
Hình 2.14. Ngâm tế bảo hồng cầu trong 3 loại mơi trường khác nhau...................6Ï

Hình 2.15. Các kỳ trong q trình nguyên phân của một tế bào........................

63


MO DAU
1. Ly do chon dé tai
Trong Nghị quyết trung ương § khóa XI về đổi mới căn bản tồn diện giáo.

dục và đảo tạo đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo.

hướng hiện dai; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kỹ năng của người học;

khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy

móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở đề người
học tự cập nhật và đôi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ

yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội,
ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy và học”.


Việc thay đổi sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) nhằm

đơi mới tồn diện về giáo dục ở các cấp học, theo đường lối chính sách của Đảng.
với mục tiêu thay đổi vị trí và vai trị của người thầy đồng thời phát huy vai trò tự

học của học sinh (HS) nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, nhằm tạo ra.
những con người mới đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công cuộc

đổi mới này liên quan nhiều lĩnh vực như đổi mới chương trình, đôi mới sách giáo

khoa (SGK), đổi mới thiết bị đạy và học, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới
quan niệm và cách thức kiểm tra đánh giá
Hiện nay đổi mới phương pháp dạy học được triển khai theo hướng phát
triển năng lực, đổi mới từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực (NL). Theo định

hướng này, giáo dục không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng (KN) các
mơn học mà cịn chú ý tới những NL chung cần thiết cho nhiều lĩnh vực như NL

hợp tác, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn để, NL tự học... Trong đó NL tự học là
một trong những NL quan trọng và cốt lõi cần phải có ở mỗi cá nhân.

Lớp 10 là giai đoạn chuyển

tiếp giữa 2 cắp học, là giai đoạn chuyển tiếp từ

thiếu niên đến trưởng thành. Các em đã phát triển khá hồn thiện về sinh lý và có

những suy nghĩ tư duy thể hiện "cái tơi” của mình. Đây cũng là giai đoạn tác động.
đến nhận thức về thái độ học tập của mình, và định hướng nghề nghiệp cho tương.


lai. Trí nhớ của HS lứa tuổi này cũng tăng cường tính chất chủ định, có tổ chức nên


các em có nhiễu tiến bộ trong

việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, logic và ý nghĩa. Tư

duy trừu tượng và tư duy độc lập dần dần chiếm ưu thế. HS bắt đầu biết sử dụng

những phương pháp đặc biệt để ghỉ nhớ. Chẳng hạn các em đã biết tiến hành các
thao tác như so sánh, phân loại, hệ thống hóa để ghi nhớ và tái hiện tài liệu theo.
cách hiểu của mình. Ở một số HS. hoạt động học tập đạt mức phát triển cao va ham

hiểu biết nhiều lĩnh vực. Các em khơng cịn chấp nhận u cầu học thuộc lịng của.

giáo viên (GV). Chính vì vậy, đây là lứa tuổi thích hợp cho việc rèn luyện và phát
triển kỹ năng tự học (KNTH). Xây dựng được kiến thức, KNTH và thái độ là nền

tảng cấu thành NL tự học để có thể tự nghiên cứu trong một xã hội học tập suốt đời.
Mặt khác, nội dung phần Sinh học tế bào (SHTB), Sinh học 10 nghiên cứu.
đơn vị tô chức cơ bản của sự sống. Thành phần kiến thức chủ yếu là các kiến thức.

đại cương nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu trúc của tế
bào, về các quá trình sống cơ bản ở cấp độ Hệ tế bào như chuyển hóa vật chất và

năng lượng, sinh trưởng, sinh sản. Nhằm phát huy tính tích cực của HS trong học.
tập, nội dung phần này trong SGK đã biên soạn theo cách tiếp cận mới, đó là nhiều.

câu lệnh để HS hoạt động. Tuy nhiên, các hoạt động học tập (HĐHT) trong SGK còn
đơn giản, chưa phát huy được sự hứng thú học tập, chưa rèn luyện được KNTH. Do

đó, việc nghiên cứu thiết kế và tổ chức các HĐHT để rèn luyện cho HS KN học tập,
đặc biệt là KNTH la van dé thiết thực, đáp ứng được chủ trương đổi mới dạy học
theo định hướng phat trién NL của HS của Bộ GD & ĐT.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài : "Tổ chức

các hoạt động học tập đễ rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học

phân Sinh học Tế bào, Sinh học 1 ".
2. Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu thiết kế và tổ chức các HĐHT trong dạy học phần SHTB nhằm.

rén luyện KNTH cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học 10
3. Giả thuyết khoa học.

Nếu thiết kế các HĐHT theo định hướng rèn luyện cho HS KNTH có chất
lượng và tơ chức sử dụng theo một quy trình hợp lý thì sẽ phát triển cho HS KNTH
trong dạy học phần SHTB.


Thiết kế và sử dụng các HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH (tập trung rèn
luyện KN thực hiện kế hoạch học tập (KHHT)) trong khâu nghiên cứu tài liệu mới,
khâu củng cố hoàn thiện kiến thức trong dạy học phần SHTB, Sinh học 10.

§. Đối tượng nghiên cứu

Các HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH trong khâu nghiên cứu tài liệu mới,

hoàn thiện và củng cố kiến thức trong dạy học phần SHTB, Sinh học 10.


6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về đôi mới phương pháp dạy học (PPDH), về

KNTH, về các HĐHT để rèn luyện KN, đặc biệt là KNTH.

6.2. Điều tra thực trạng về việc sử dụng PPDH và các biện pháp dạy học để
rèn luyện cho HS_KN nói chung và rèn luyện KNTH nói riêng ở cấp trung học phd
thơng (THPT).

6.3. Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần SHTB, Sinh học 10 làm cơ

sở cho việc thiết kế các dạng HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH
6.4. Nghiên cứu quy trình thiết kế các HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH

trong phần SHTB, Sinh học 10. Vận dụng quy trình để thiết kế các HĐHT để rèn
luyện cho HS KNTH của phần SHTB,

6.5. Nghiên cứu quy trình tổ,

Sinh học 10.

ức các HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH

trong day học phần SHTB. Vận dụng quy trình đề tơ chức các HĐHT để rèn luyện

cho HS KNTH trong phần SHTB, Sinh học 10.

6.6. Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá mức độ rèn luyện KNTH của HS trong

dạy học SHTB, Sinh học 10.
6.7. Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả việc sử dụng các HĐHT
để rèn luyện cho HS KNTH đã xây dựng được trong phần SHTB, Sinh học 10.
T. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
~ Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối lãnh đạo của Nhà nước về

công tác giáo dục.


~ Nghiên cứu các tài liệu về đôi mới giáo dục như: dạy học theo tiép cin NL,

HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH.
~ Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến rèn luyện cho HS KN nói chung và
KNTH nói riêng
~ Nghiên cứu các tài liệu về SHTB chương trình Sinh học 10 ở THPT.

2.2. Phương pháp chuyên gia

Gap gỡ, trao đổi với những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm vẻ lĩnh vực

mình đang nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn của các chuyên gia đề định hướng cho.
việc triển khai đề tài
7.3. Phương pháp điều tra
~ Đối với GV: Phỏng vấn, sử dụng phiếu điều tra, dự giờ nhằm tìm hiểu thực.
trạng về nhận thức và thực trạng tổ chức hoạt động đề rèn luyện cho HS KNTH

trong các khâu của quá trình day hoc

~_ Đối với HS: Phỏng vấn, sử dụng phiếu điều tra nhằm tìm hiểu về nhận


thức và thực trạng sử dụng các hình thức KNTH của HS,
2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Để đánh giá KNTH ở HS, chúng tôi tiến hành xây dựng bộ tiêu chí. Căn cứ
vào các tiêu chí được đặt ra để tiền hành đo mức độ đạt được của KN theo thời gian.
Tiến hành thực nghiệm theo mục tiêu (khơng có lớp đối chứng) trên HS lớp 10 ở
một số trường THPT trên địa bàn tỉnh An Giang.

7.5. Phương pháp thơng kê tốn học
~ Sử dụng một số cơng cụ tốn học để xử lý các kết quả điều tra và kết quả
thực nghiệm sư phạm. Tham số sử dụng để xử lý: phần trăm (%).
~ Thu thập và thống kê số liệu từ kết quả của tất cả các lần tổ chức thực

nghiệm (TN)

Tỉ lệ phần trăm sé HS TN

=

ố HS đạt được ở các mức độ TN

Tong số HS được TN
“rong đó số HS đạt được ở các mức độ TN có thể là

+ Số HS chưa đạt.
+ Số HS đạt ở mức thấp.


+ Số HS đạt ở mức cao.


+ Số HS đạt ở các tiêu chí (mức A, mức B hoặc mức C)

8. Cấu trúc của

luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương l: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học
sinh kỹ năng tự học trong phần Sinh học Tế bao, Sinh học 10
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
9. Những đóng góp mới của đề tài
~ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rèn luyện KNTH và HĐHT để rèn luyện cho.

1S KNTH trong dạy học phần SHTB, Sinh học 10

~ Đề xuất quy trình thiết kế các HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH trong dạy
học phần SHTB, Sinh học 10.

~ Xây dựng các dạng HĐHT để rên luyện cho HS KNTH trong dạy học phần
SHTB, Sinh học 10
it quy trình tổ chức các HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH trong day
học phần SHTB, Sinh học 10.
~ Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá mức độ rèn luyện cho HS KNTH trong.
dạy học phần SHTB, Sinh học 10.
10. Lược sử vấn đề nghiên cứu

Trong suốt chiều dài lich sử phát triển giáo dục, việc hướng dẫn, rèn luyện.

'KNTH là vấn đề được nhiều quốc gia, nhiều người quan tâm, nhưng trong từng giai
đoạn lịch sử nhất định, vấn đề tự học được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau.

10.1. Tình hình nghiên cứu trên thể giới

‘Theo Không Tử (người thầy vĩ đại của Nho giáo) thì việc phát huy tính tích
cực, nhận thức của người học là vơ cùng quan trọng. Ơng xác định “Học nhỉ thời
tập chí”, việc học tập là phải gắn liền với thực hành đê thông suốt những điều đã
học. Giữa học tập và tư duy trong học tập là 2 yếu tố có mối liên hệ mật thiết, khơng.

thể tách rời.
“Đề phát triển trí tuệ bắt buộc người học phải phát huy tính tích cực, độc lập,


sáng tạo để tự mình giảnh lấy tri thức” đó chính là quan niệm của nhiều nhà giáo.
dục lớn ở thế kỷ XVII dén XIX (A. Dixtecvec,J.A Conmesky, Jacques Rousseau...
Vì vậy, để học đạt kết quả thì người học phải chủ đơng chiếm lĩnh tri thức và phải

có KNTH thật tốt.
' Châu Á, vấn đề tự học cũng rất được quan tâm vào những năm 30 của thế kỷ
XX, điển hình là sự kết luận của T.Makiguchi (nhà sư phạm Nhật Bản), ơng cho rằng:

“Giáo dục có thể coi là quá trình hướng dẫn tự học mà động lực của nó là kích thích
người học sáng tạo ra giá tị để đạt ến hạnh phúc của bản thân và của cộng đồng”.

'Qua đó, ta thấy mặc dù quan điềm về tự học đã được hình thành rất sớm, tuy.

nhiên khi xét về phương hướng giáo dục của các nước trên thế giới về rèn luyện
'KNTH cho HS thì PPDH tích cực có mằm mồng từ thế kỉ XIX và được phát triển từ


những năm 20 ở Anh, Liên Xô (củ), Pháp, Ba Lan, Tiệp Khắc, Cộng hòa dân chủ
Đức và phát triển mạnh từ những năm 70 của thế ki XX như Pháp, Mỹ, Nhật Bản,
Thái Lan, Hàn Quốc

Một quốc gia lân cận khác như Thái Lan cũng đang tiến hành cải cách giáo.
dục, giảm bớt số tiết học lý thuyết, tăng cường các tiết tự học, tiến hành dạy học.

“môn học tổng hợp” nhằm giảm bớt áp lực, tạo khơng khí thoải mái vừa học vừa
chơi nhưng vẫn đạt kết quả cao [30]

Va 6 thé ky XI này, Unesco nghién cứu và chỉ rõ “Để đáp ứng thành công

nhiệm vụ của mình, giáo dục phải được tơ chức xoay quanh bốn loại hình học tập.

cơ bản, mà trong suốt cuộc đời của mỗi con người, chúng sẽ là những trụ cột về
kiến thức: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người”.
Như vậy, vấn đề đơi mới PPDH phát huy tính tích cực của HS, trong đó nhắn
mạnh đến rèn luyện cho HS KNTH là xu hướng phát triển giáo dục của nhiều nước.

trên thế giới. Với những PPDH mới này đã góp phần nâng cao khả năng lĩnh hội
kiến thức của HS, đồng thời góp phần đào tạo con người có đủ trình độ năng lực

tham gia vào các hoạt động xã hội và lao động sản xuất
10.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

'Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia luôn nêu cao gương tự học.

Ngay từ thời kỳ phong kiến, giáo dục chưa phát triển nhưng đất nước vẫn có nhiều.



nhân tài kiệt xuất (Mạc Đĩnh Chỉ, Nguyễn Binh Khiêm, Tú Kiệt,...). Những nhân

tài đó, bên cạnh yếu tố được những ơng đồ tài giỏi dạy dỗ, thì yếu tố quyết định đều

là tự học của bản thân. Cũng chính vì vậy mà người ta coi trọng việc tự học, nêu cao.
những tắm gương tự học thành tài.

Từ những năm 60 của thế kỷ XX, tu tưởng về tự học đã được nhiễu tác giả
trình bày trực tiếp và gián tiếp trong các cơng trình tâm lý học, giáo dục học, PPDH.
bộ mơn. Một số cơng trình tiêu biểu là của các tác giả: Nguyễn Cảnh Toàn, Trần

Kiều, Nguyễn Bá Kim, Thái Duy Tuyên, Bùi Văn Nghị,...

Những năm gần đây vấn đề rèn luyện KNTH trong day hoc S
nghiên cứu sâu hơn, được chú trọng nhiều hơn và có nhiều tác gi
hình có các đề tài liên quan như:
Võ Ngọc Bình (2013) với đề tài nghiên cứu “7hiết kể và sử dụng phiếu học tập

để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phân Di truyên học ~ Sinh học.
12, trung học phổ thông” đã đề xuất quy trình rèn luyện cho HS KNTH thơng qua
phiếu học tập trong dạy học phần Di truyền học — Sinh học 12 [2]
‘Tran Thị Thúy Hoanh (2014) với các nghiên cứu “Sứ dụng phiếu học tập đề
tổ chức học sinh tự học phân Sinh thải học, Sinh học 12" đã đề xuất quy trình thiết

kế và sử dụng phiếu học tập để rèn luyện cho HS KNTH trong dạy học phần Sinh

thái học [18]
Nguyễn Thị Thanh Thảo (2015) với nghiên cứu "Sử dụng phiếu học tập để
rèn luyện kỹ năng tự học cho học viên giáo dục thường xuyên trong phan sinh học
vi sinh vật, sinh học 10” đã xác định cắu trúc của KNTH và đề xuất các dạng phiếu


học tập để rèn luyện KNTH cho học viên giáo dục thường xuyên trong phần sinh
học vi sinh vật [30]
Đăng Thị Dạ Thủy, Hà Thị Thanh Nhàn (2017) với nghỉ cứu
:hức các.
hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết van đề trong day hoc
phân sinh học tế bào, sinh học 10” đã đưa ra các dạng HĐHT, quy trình thiết kế các
'HĐHT nhằm phát triển NL giải quyết vấn đề trong dạy học phần SHTB [36, tr 32-47].

Đặng Thị Dạ Thủy, Nguyễn Quỳnh Trang (2016) với nghiên cứu “7hiết kể các
hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong day hoc

l3


phân sinh vật và môi trưởng, sinh học 9” đã xây dựng các dạng HĐHT và tổ chức dạy.
học các dạng HĐHT nhằm phát triển NL giải quyết vấn đề của HS [37, tr 48-51]
Đặng Thị Dạ Thủy, Phan Thị Hồng Liên (2018), với nghiên cứu “ 7hiết kế

các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự học trong dạy học
Sinh học 6” đã đề xuất các dạng HĐHT và tổ chức dạy học các dạng HĐHT nhằm

phát triển NL tự học của HS [35, tr 48-51]

'Qua các nghiên cứu trên cho thấy việc sử dụng các biện pháp dạy học đẻ tổ

chức các HĐHT nhằm rèn luyện KNTH, NL tự học đã được nhiều tác giả nghiên
cứu, nhưng vấn đề tổ chức các HĐHT để rèn luyện KNTH cho HS trong dạy học.
phan SHTB, Sinh học 10 vẫn chưa được nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài của
mình, chúng tơi sẽ kế thừa những kết quả của các cơng trình nghiên cứu trước đây,


đồng thời sẽ tập trung tổ chức các HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH khi dạy hoc
phan SHTB nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS lớp 10 ở các trường THPT

hiện nay.

14


NỘI DUNG

CHUONG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA ĐÊ TÀI
1,1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Kỹ năng tự học

1.1.1.1. Kỹ năng
. Khi iệm

Có nhiều quan điểm khác nhau về

kỹ năng:

“Theo từ điển Tiếng Việt “ KN là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào.
thực tiễn” [28],

“Theo Phạm Viết Vượng (2000), KN là khả năng hành động, khả năng thực hiện
thành công các loại cơng việc đã được học tập. Trình độ chất lượng của KN được đánh
giá bằng chính sản phẩm mà HS làm ra [42].

Theo Trần Bá Hoành (1996), KN là khả năng vận dụng những trỉ thức thu


nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. KN đạt tới mức hết sức thành

thạo, khéo léo trở thành kỹ xảo [19]

Nguyễn Quang ấn (2007) cho rằng: “KN là hệ thông những hành động đảm.
bảo cho con người sẵn sàng và có năng lực hồn thành cơng việc có kết quả” [41]

'Từ các định nghĩa trên có thể hiểu KN như một hoạt động trí tuệ, là khả năng
vận dụng những trỉ thức thu nhận được vào thực tiễn. Trong KN có cả những KN tư
duy và những KN hoạt động chân tay, giác quan.
~ KN nhận thức: là những hoạt động địi hỏi cơng việc biến đổi một thơng tin
được cung cắp hoặc không được cung cấp.
~ KN hoạt động chân tay: là hoạt động chủ yếu bằng động tác và đòi hỏi sự.

làm chủ cảm giác vận động (KN viết, vẽ, làm đồ dùng dạy học...)
b. Vai trò của kỹ năng trong q trình đạy học
KN của HS có vai trị trong q trình dạy học, KN là một trong ba tiêu chí để
đo thành quả của q trình giáo dục và chất lượng đào tạo. Nhiệm vụ dạy học không.

chỉ trang bị cho HS vốn kiến thức mà còn phải rèn luyện cho các em KN cơ bản tức.

là rèn luyện KN được xem như một nhiệm vụ được ưu tiên song hành với việc trang,


bị kiến thức. Kiến thức là cơ sở để thực hiện hai nhiệm vụ cịn lại. Ngược lại sự
hình thành KN, kỹ xảo là cơ sở của việc nắm tri thức và cũng là điều kiện để nắm trí

thức sâu hơn, tiếp tục lĩnh hội những trì thức, KN mới.


Xét về khía cạnh tâm lý học tri thức, KN, kỹ xảo chính là chất liệu để tạo ra

các NL tương ứng. Nên KN là yếu tố không thể tách rời trong mục tiêu đảo tạo. Vì
vậy, rèn luyện KN có vai trò quyết định rất lớn đến chất lượng dạy học.

“rong quá trinh day học, đối với bộ môn Sinh học nói riêng và các mơn học

khác nói chung việc rèn luyện KN có tầm quan trong rat lớn. Nó vừa đáp ứng tính

đặc thù của mơn học vừa là công cụ để người học đi sâu khám phá bản chất của.
hiện tượng, quá trình, quy luật sinh học.

1.1.1.2. Tự học
. Khái niệm

Tùy theo cách nhìn nhận và quan điểm của mỗi người mà tự học có nhiều

khái niệm khác nhau.
“Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử
dụng các NL trí tuệ và có cả cơ bắp cùng các phẩm chất của mình, cả động cơ tình.

cảm, nhân sinh quan, thế giới quan đề chiếm một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân.
loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. Việc tự học sẽ được tiến hành khi
người học muốn hiểu biết một kiến thức nào đó và bằng nỗ lực của bản thân cố.
gắng chiếm lĩnh được kiến thức nào đó [38].

'Từ điển giáo dục học đã định nghĩa:*Tự học là quá trình tự mình lĩnh hội tri
thức khoa học và rên luyện KN thực hành khơng có sự hướng dẫn của GV và sự
quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đảo tạo”[16)]
Từ những quan điểm trên cho thấy khái niệm tự học luôn đi kèm với sự.


tự giác, chủ động luyện tập các thao tác, hành động đề hình thành kiến thức KN, kỹ
xảo trong học tập để tiếp thu tri thức. Tự học không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến

thức từ thầy cô mà là cịn học hỏi ở bạn bè, tìm tịi nghiên cứu sách vở hay học hỏi,
quan sát từ thực tế. Tự học đóng một vai trị rất quan trọng trên con đường học van

của mỗi người. Như vậy, để tự học thật sự có hiệu quả người học cần sự tự giác,

tích cực và độc lập để rèn luyện KNTH ở mọi lúc mọi nơi.


b. Các hình thức tự học

Tự học có nhiều hình thức khác nhau khi xét về bản chất của HĐHT, ta có

thể chia tự học thành 2 hình thức
~ Tự học đưới sự hướng dẫn của GV:

là hình thức mà người học được sự

hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp của GV, đồng thời cũng được cung cấp nguồn tài

Tiệu để nghiên cứu. Hình thức này có thể chia thành 2 dang như sau:
+ Tự học ở nhà: Khơng có GV hướng dẫn trự tiếp nhưng GV sẽ định hướng
về phương pháp tự học và nội dung kiến thức nghiên cứu. HS chủ động lên
hoạch học tập, nghiên cứu và đóng vai trị là chủ thể của q trình nhận thức.

+ Tự học trên lớp: GV hỗ trợ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho nghiên cứu HS


tự chiếm lĩnh trỉ thức mới. HS là chủ thể của quá trình nhận thức, tự giác, tích cực
sáng tạo tham gia vào q trình học tập
~ Tự học hồn tồn (khơng có GV): là hình thức mà người học tự mày mị,
tự học qua tải liệu, thực tiễn, tự rút kinh nghiệm một cách độc lập khơng có sự
hướng dẫn của người dạy. Đây là hình thức học tập địi hỏi người học phải có sự
say mê khám phá trì thức mới, phải có một ìn kiến thức nhất định. Trong tự hoc
hồn tồn người học gặp phải khó khăn do có nhiều kiến thức mới, dễ chán nản.
hoặc khơng có kế hoạch học phù hợp, nhiều vấn để vướng mắc của bản thân mà
khơng có ai giúp giải quyết.
Tuy có rất nhiều hình thức tự học khác nhau nhưng trong phạm vi nghiên

cứu của đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến hoạt động tự học có sự hướng dẫn của.
GV. Để hoạt động này mang lại hiệu quả cao và thiết thực thì GV phải hướng dẫn
'HS cách tìm ra và làm chủ kiến thức bằng những yêu cầu dứt khoát, rõ ràng và phù
hợp với NL của từng đối tượng HS.

c. Vai trị tự học

“Trong q trình dạy học, dạy cho HS có khả năng tự học là

nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
* Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học.

ột trong những

Trong quá trình tơ chức HĐHT, GV khơng chỉ dừng lại ở việc truyền thụ

những tri thức có sẵn mà quan trọng hơn là phải định hướng, tổ chức cho HS tự



mình khám phá ra những qui luật, thuộc tính mới của các vấn đề khoa học. Vì chỉ

khi chủ động học tập thì kiến thức mới khắc sâu, mới dam mé, tim tơi và khám phá.
ra tri thức mới. Hình thức tự học là cầu nối giữa học tập và thực tiễn. Muốn đạt kết

quả cao trong quá trình học tập và thi cir thi người học phải có khả năng phát hiện

và tự giải quyết những vấn đẻ mà tri thức và thực tiễn đặt ra.
* Phát huy tính tự học là nhân tổ tốt nhất tạo ra động lực mạnh mẽ cho q.

trình học tập, góp phần hình thành nhân cách cho người học.
Qua quá trình tự học, người học sẽ chủ động, độc lập hơn trong cách suy

nghĩ và hành động của mình. Khơng chỉ thế, tự học còn giúp cho người học năng.

động hơn, sáng tạo hơn, thích ứng với mọi hồn cảnh. Có thể nói tự học giúp người
học tăng thêm tính hứng thú trong học tập từ đó hình thành sự tự giác say mê tìm tồi
nghiên cứu khám phá. Nó bảo đảm cho sự định hình tính độc lập trong học tập.
* Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời

Tự học giúp người học đễ dàng thích ứng với những thay đổi của sự phát
triển kinh tế - xã hội. Nếu tự học tốt thì sẽ tận dụng được nguồn thông tin phong
phú, đa dạng để làm giàu kiến thức cho mỗi cá nhân, giúp người học có thể vượt

qua những thách thức lớn trong thi cử và giải quyết các tình huống thực tiễn. Nếu.
rèn luyện cho người học có được phương pháp, KNTH, biết linh hoạt vận dụng.
những điều đã học vào thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lịng ham học, nhờ đó kết quả học.

tập sẽ ngày cảng được nâng cao.


Qua những nghiên cứu về vị trí và vai trị của q trình tự học, chúng tôi
nhận thấy rằng, việc rèn luyện cho HS KNTH là vô cùng quan trọng và cần thiết,
nếu thành công sẽ mang lại hiệu quả học tập rất cao.

1.1.1.3. Kỹ năng tự học
a. Khái niệm

Có các khái niệm khác nhau về KNTH. Theo Nguyễn Cảnh Toàn (2001),

KNTH là khả năng thực hiện một cách có kết quả các hành động tự học, các thao
tác tự học bằng cách lựa chọn và thực hiện các phương thức hành động phù hợp với
hoàn cảnh nhất định nhằm đạt được mục đích nhiệm vụ học tập đặt ra [39]

‘Theo Nguyễn Thị Hà (2008), KNTH cũng có thể được hiểu là khả năng nhận.


thức, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập cũng như.
trong cuộc sống [15, tr. 35 - 37],
Từ nghiên cứu về tự học, về KN, chúng tôi xác định: KNTH là khả nang
thực hiện một hệ thống các thao tác tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động tự học trên

cơ sở vận dụng các kinh nghiệm có liên quan đến hoạt động đó nhằm đạt được mục.

đích nhiệm vụ học tập đặt ra

b. Các kỹ năng tự học cần rèn luyện cho học sinh
Có nhiều cách để phân chia các KNTH, dựa trên bản chất của quá trình tự

học, tác giả Nguyễn Cảnh Tồn đã xác định KNTH gồm có 4 nhóm KN đó là nhóm.
KN định hướng, nhóm


KN

lập. kế hoạch,

KN tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.
+ Nhém KN dinh hướng

nhóm KN

thực hiện. kế hoạch và nhóm

Để q trình tự học diễn ra thành công, đầu tiên người học cần thiết lập cơ sở.

định hướng của hành động. Đó là hệ thống định hướng và chỉ dẫn mà chủ thể có thể

sử dụng nó để thực hiện một hành động xác định nào đó. Nó có chức năng nhận

thức đối tượng, vạch kế hoạch, kiểm tra và điều chỉnh hành động theo kế hoạch. Để

có được cơ sở định hướng, người học phải trả lời được các câu hỏi:

~ Học nhằm mục đích gì? Học vì u thích mơn học, vì trách nhiệm với gia

đình và xã hội, hay vì để được khen, được đánh giá cao.
~ Thái độ học tập ra sao? Học với tỉnh thần, thái độ nghiêm túc hay hoi hot
qua loa

~ Học như thế nào? Người học nên chọn phương pháp nào là phù hợp với


bản thân.

® Nhóm KN lập kế hoạch học tập (KHHT)

Nếu người học xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp học thì quá
trình tự học sẽ đạt hiệu quả hơn.

Muốn vậy, người học phải xây dựng được.

KHHT. Trên cơ sở bộ khung đã được thiết lập đó, người học có thể tiếp cận và
chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng. Trong quá trình lập kế hoạch người học.

phải chú ý một số điểm sau:
~ Người học phải xác định tính hướng đích của kế hoạch, có thể là kế hoạch.


ngắn hạn, dài hạn, thậm chí kế hoạch cho từng môn, từng phần. Kế hoạch phải được.
tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm, từng giai đoạn cụ thể sao cho phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.
~ Khi lập kế hoạch, người học phải chọn đúng trọng tâm, cần xác định được.

cái gì là quan trọng để ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian cơng sức cho nó.

$# Nhóm KN thực hiện kế hoạch

Muốn thực hiện thành cơng kế hoạch mình đã lập ra, người học cần có một
số KN thành phần sau:

~ Tiếp cận thông tin: lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau và từ những hoạt động đã được xác định như đọc sách, nghe.


giảng, xem truyền hình, tra cứu từ intemet, làm thí nghiệm...

Trong hoạt động này

rất cần có sự tỉnh táo để chọn lọc thông tin một cách thông minh và linh hoạt.

~ Xử lí thơng tin: việc xử lí thơng tin trong q trình tự học khơng bao giờ

diễn ra trong vơ thức mà cần có sự gia cơng, xử lí mới có thể sử dụng được. Q
trình này có thể tiến hành thơng qua các KN ghi chép, phân tích, đánh giá, tóm

lược, tổng hợp, so sánh.
~ Vận dụng trì thức, thông tin: thể hiện qua việc vin dung théng tin tri thức

khoa học để giải quyết các vấn đề liên quan như thực hành bài tập, thảo luận, xử lí
các tình huống, viết bài thu hoạch.

~ Trao đổi, phổ biến thông tin: việc trao đổi kinh nghiệm, chia sé thơng tin

qua các hình thức: thảo luận, thuyết trình, tranh luận...
q trình tiếp nhận tri thức.

là cơng việc cuối cùng của

*® Nhóm KN tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
Khi người học tự đánh giá được kết quả học tập của mình, người học sẽ tự
đánh giá được NL học tập của bản thân, hiểu được cái gì mình làm được, cái gì
mình chưa làm được để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục. Để có KN này,
người học cân:

~ Tự trả lời câu hỏi trong SGK bằng cách xác định yêu cầu của câu hỏi, dự

kiến câu trả lời, tái hiện các kiến thức liên quan, tập trình bày câu trả lời trước nhóm.
hoặc trước lớp dé tìm ra chỗ sai từ đó khắc phục.

20


~ Tự đặt câu hỏi để tự mình giải quyết hoặc thảo luận cùng bạn bè.
~ Làm các bài tập của thay c6 giao cho, hoặc các bài tập tự bản thân tìm kiếm.
sau đó tự mình kiểm tra đáp án đề rút kinh nghiệm [38],
Hoạt động tự học rất đa dạng, dạng phổ biến nhất là hoạt động làm việc độc.

lập với SGK. Có nhiều quan niệm khác nhau vẻ cách phân loại KN làm việc với

SGK. Theo Đình Quang Báo và Nguyễn Đức Thành, trong tải liệu phương pháp giảng,
day Sinh học đã nêu ra một số KN cơ bản của HS khi làm việc với SGK:
~KN tách nội dung bản chất từ tài liệu đọc được.

~KN phân loại
iêu đọc được
~KN trả lời câu hỏi dựa trên tài liệu đọc được
~KN lập dân bài khi đọc SGK
~KN soạn để cương.

KN lam tom tắt tài liệu đọc được.

~KN lập dân bài khi đọc SGK.
~KN soạn đề cương.


~ KN đọc và phân tích bảng số liệu, biểu

đồ, đồ thị, hình vẽ trong SGK [1].

“Theo Nguyễn Duân đã xác định các KN làm việc với SGK bao gồm
~ Nhóm

KN làm việc với kênh chữ:

KN tìm ý chính, KN tóm tắt, KN lap dan

ý, KN lập bảng, KN lập sơ đồ.

~ Nhóm KN làm việc với kênh hình trong SGK: KN khai thác thông tin tranh

ảnh trong SGK, KN khai thác thông tin sơ đồ trong SGK, KN khai thác thông tin đồ.

thi trong SGK, KN khai thác thông tin từ bảng trong SGK, KN vận dụng thông tin
từ SGK [6]
~ Các KN này là KN thành phần nằm trong nhóm KN thực hiện KHHT, KN tự

kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.
“Từ các nghiên cứu trên, cấu trúc của KNTH bao gồm các nhóm KN thành
phần sau (hình I.1.):

2I


Kỹ năngtự học
——————k'L—¬

KN lậpkế hoạch | [ KN đánhgiá và
|KN xác định mục

thực hiện cách, _ | điều chỉnh việc
tiêu học tap
học
học

Tớ“

Tự đánh giá

Xác định nhiệm

|| (chahủđộng!
dong tim
Thực hiệnxákế ||
hoạchhọctập || tế at khậc

|

Hình 1.1. Cấu trúc của KNTH

Qua thực tiễn dạy học hiện nay, trong đề tài của mình, chúng tôi xác định
việc tập trung rèn luyện cho HS KN thực hiện KHHT, nhóm KN này gồm 3 KN
thành phần, đó là:
~ KN tiếp cận thơng tin: Lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiều.

nguồn khác nhau (SGK, tài liệu hướng dẫn học, tra cứu từ internet, làm thí
nghiệm...

~ KN xử lý thơng tin: Q trình này có thể tiến hành thơng qua việc HS
nghiên cứu tài liệu học tập (kênh hình, kênh chữ) thực hiện các KN tư duy phân
tích, tơng hợp, đối chiếu, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa...

từ

đó rèn luyện các KN làm việc với tài liệu học tập như KN trả lời câu hỏi; KN đọc.

và phân tích bảng biểu, đồ thị, sơ đồ; KN tóm tit; KN lap bang; KN lap so đồ; KN.

lập bản đồ tư duy; KN phân tích lý giải kết quả TN; KN thực hành thí nghiệm.
~ KN vận dụng tri thức thông tin vào thực tiễn: thể hiện qua việc vận dụng

thơng tin trí thức khoa học để giải quyết các vấn đẻ liên quan như KN thực hành thí
nghiệm, thảo luận, KN xử lí các tình huống trong thực tiễn cuộc sống, viết bài thu.

hoạch, thực hiện dự án.

Cấu trúc của nhóm KN thực hiện KHHT được thể hiện ở hình 1.2.

2


×