CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
CHỊ EM THÚY KIỀU
Mở bài :
Không phải ngẫu nhiên mà Trong truyện ngắn Trăng sáng , Nam Cao đã viết: “Nghệ
thuật không cần phải là ánh trắng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật
chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.” Thật vậy, một tác phẩm nghệ
thuật chân chính phải bắt rễ trong đời sống hiện thực, phản ánh chân thực cuộc sống của con
người, đấu tranh với bất cơng xã hội. Và ngịi bút điêu luyện của cây đại thụ TÁC GIẢ đã phác
họa nên một bức tranh nghệ thuật vĩ đại : TÁC PHẨM-ĐOẠN TRÍCH, được mệnh danh là “.
…….”. Bản âm hưởng của thực tại ấy đã mang dấu ấn của ông chạm khắc trên tấm bia vô hạn
của thời gian.
Kết bài:
Ta du ngoạn đến nhân gian tươi đẹp, một cuộc đời hữu hạn được mở ra. Hạnh phúc biết
bao cho những người cả đời sung sướng song thật buồn cho những mảnh hồn phải chịu khổ đau,
oan trái gay gắt của vòng xoay vần và biến thiên của thời gian. Qua đoạn trích:...TÁC GIẢ đã
gieo vào những mảnh hồn tri âm, tri kỉ bao cảm xúc dạt dào, lưu động trong tim ta khơng chỉ
hơm nay, ngày mai… mà cịn mãi về sau. Thật đúng với lời nhận định: “Văn học nằm ngoài
mọi sự băng hoại, mình nó không chấp nhận quy luật của cái chết”.
2. Phân tích nhân vật:
MB: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những
con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những
con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hồn tồn mất hết lịng tin vào
con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người khơng có ai
để bênh vực.”(Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng nhân vật…….trong tác phẩm…….., nhà
văn/nhà thơ…………. đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy.
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
Mở bài:
Không phải ngẫu nhiên mà CharlesDuBos đã tâm niệm rằng : “Văn học, đó là tư tưởng đi
tìm cái đẹp trong ánh sáng.” Trong vũ trụ văn chương của các nhà văn, tiếp cận cái đẹp luôn là
hạt nhân quan trọng nhất, bởi bản chất của sáng tạo nghệ thuật vốn cũng là sáng tạo cái đẹp.
Cũng giống như các đại thi hào khác, Nguyễn Đình Chiểu đã ký thác vẻ đẹp của cái thiện trong
một xã hội bất công, tàn ác vào những trang giấy thấm đẫm hương vị của cuộc đời, điển hình là
Đoạn trích “LVTCKNN”.
Kết bài:
Qua ngịi bút tài năng, Người thi sĩ Nguyễn Đình Chiểu đã đem niềm khát vọng về truyền
thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc gửi gắm vào những trang thơ đậm chất hiện thực của mình
một cách tự nhiên. Đồng thời, ông cũng khắc sâu vào tâm hồn chúng ta - những người giải mã
tác phẩm một lí tưởng sống đẹp, một sự trân trọng to lớn đối với những con người chính nghĩa
và hơn hết, những điều ấy mãi mãi là những đóa hoa bất diệt trước thời gian luân hồi. Bởi vậy,
Percy Bysshe Shelley đã từng nói:.“Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở
thành bất tử”.
ĐỒNG CHÍ
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHƠNG KÍNH
Mở bài:
Khơng phải ngẫu nhiên mà CharlesDuBos đã tâm niệm rằng : “Văn học, đó là tư tưởng đi
tìm cái đẹp trong ánh sáng.” Trong vũ trụ văn chương của người nghệ sĩ, tiếp cận cái đẹp luôn
là hạt nhân quan trọng nhất, bởi bản chất của sáng tạo nghệ thuật vốn cũng là sáng tạo cái đẹp.
Cũng giống như nhiều đại thi hào khác, Chính Hữu đã phát hiện những đốm sáng của tình đồng
chí trong Thời kì của mưa bom đạn nổ và ký thác vẻ đẹp thiêng liêng ấy vào những trang giấy
thấm đẫm hương vị của cuộc đời: bài thơ Đồng chí.
Khơng phải ngẫu nhiên mà CharlesDuBos đã tâm niệm rằng : “Văn học, đó là tư tưởng đi
tìm cái đẹp trong ánh sáng.” Trong vũ trụ văn chương của người nghệ sĩ, tiếp cận cái đẹp luôn
là hạt nhân quan trọng nhất, bởi bản chất của sáng tạo nghệ thuật vốn cũng là sáng tạo cái đẹp.
Cũng giống như các đại thi hào khác, Phạm Tiến Duật đã phát hiện những đốm sáng trong hiện
thực khốc liệt thời chiến tranh, những màu sắc của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm vượt lên thiếu
thốn, khó khăn và ký thác những vẻ đẹp đó qua hình ảnh nổi bật : những chiếc xe khơng kính,
đan dệt nên thi phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính.
Kết bài:
Qua ngịi bút tài năng, Người chắp bút Chính Hữu đã đem cái tình đồng chí, cao hơn nữa
là tình u sâu đậm dành cho quê hương, đất nước dồn nén vào từng câu từng chữ, gửi gắm vào
những trang thơ đậm chất hiện thực của mình một cách tự nhiên. Tuy áng thơ đã kết thúc nhưng
dư âm vẫn cịn đó, vẫn kết tinh thành một đóa hoa bất tử mà đâm sâu vào tấm chân tình của
những con người giải mã tác phẩm. Bởi vậy, Shelley đã từng nói:.“Thơ ca làm cho tất cả
những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử”.
Qua ngòi bút tài năng, Người thi sĩ Phạm Tiến Duật đã đem cái vẻ đẹp hiên ngang của
người lính, cao hơn nữa là tình u sâu đậm của họ dành cho quê hương, đất nước dồn nén vào
từng câu từng chữ, gửi gắm vào những trang thơ đậm chất hiện thực của mình một cách tự
nhiên. Tuy đoạn thơ đã kết thúc nhưng dư âm vẫn cịn đó, vẫn kết tinh thành một đóa hoa bất tử
mà đâm sâu vào tấm chân tình của những con người giải mã tác phẩm. Bởi vậy, Percy Bysshe
Shelley đã từng nói:.“Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử”.
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Mở bài:
Cách mạng Tháng Tám là một trong những trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất - một
điểm sáng của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, không chỉ mở ra một kỷ
nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, mà còn mang đến hơi
thở mới trong cảm hứng thơ ca của những người nghệ sĩ. Điển hình là nhà thơ Huy Cận, thắng
lợi của CMTT đã tiếp thêm cho thơ ơng một luồng sinh khí mới, những trang thơ dạt dào niềm
vui khi viết về cuộc sống mới, con người mới. Và Bài thơ “Đồn thuyền đánh cá” của ơng là
một áng thơ như thế, đã ‘hòa tan’ từng câu từng chữ với niềm hứng khởi của con người trước
đất nước và trước một cuộc đời mới.
Kết bài:
Hơn Nửa thế kỉ đã trôi qua, bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó, bởi ơng đã
dùng ngịi bút tài năng, tinh hoa của văn chương để mà ký thác tâm hồn đang tỏa nắng của ông
vào đứa con tinh thần ấy. Thi phẩm “ĐTĐC” của Huy Cận cũng như một bản âm hưởng hào
hùng bay nhảy khắp nơi để “gieo rắc” những niềm vui, phấn khởi, niềm tự hào đến với những
Tri âm tri kỉ trước một cuộc đời mới - một cuộc đời tươi đẹp vừa được mở ra.
BẾP LỬA
MỞ BÀI:
Không ngẫu nhiên mà Tôn-xtôi đã từng nói : “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của
tình u. Tình u là cái rễ để ni dưỡng một tác phẩm nghệ thuật.” Thật vậy, trong nền văn
học Việt Nam, có khơng ít cơng trình sáng tạo ngơn từ thấm đẫm mùi vị của tình yêu, người
nghệ sĩ đã cất cái tình cảm thiêng liêng ấy vào hộp kín văn chương để ni nấng và bất tử hóa
nó. Và thi phẩm “Bếp lửa” của Bằng Việt cũng như thế. Bài thơ chính là tập hợp của những
ngơn từ dạt dào cảm xúc và tình yêu thương mà nhà thơ đã dành cho người bà của mình, bên
cạnh đó là những ký ức tuổi thơ vô cùng cơ cực, gian khó cùng người bà trong những năm
tháng mưa bom, bão đạn còn đọng lại trong từng câu chữ.
KẾT BÀI:
Bằng Việt đã dùng những kỉ niệm khó quên ấy đan dệt thành một tuyệt tác văn chương
vĩnh cửu: Bep lua. Lời thơ như cổ xe chuyên chở thời gian đưa trái tim tơi và nhà thơ hịa vào
làm một, đưa tơi trở về miền kí ức đã xa viễn phương trời của thuở thơ ấu “nơi ấy con tìm về”,
giúp tơi nhận ra những điều nhỏ nhặt cũng chính là những giá trị thiêng liêng và cao quý biết
bao. Để rồi mai này, một ngày nào đó, dừng lại trước cuộc đời bất tận, ta mỉm cười vì ln có
một “bếp lửa” soi sáng trong tim…
MÙA XUÂN NHO NHỎ
MỞ BÀI:
Mùa sinh sơi là món q kì diệu mà đấng tạo hóa ban tặng cho con người. Mùa xuân là
mùa mà vạn vật được tái sinh, đem lại sự mới mẻ đầy niềm tin và hy vọng, mùa xuân cũng là
mùa hạnh phúc, sum họp của mọi mái nhà. Chính vì lẽ đó mùa xuân vẫn là mùa được thi ca
nghệ thuật ưu ái hơn cả, có khơng ít người nghệ sĩ đã hịa vẻ đẹp mn màu của mùa xn và
ký thác tâm hồn đa tình của bản thân vào từng câu chữ của văn thơ. Đó là Mùa xuân chín của
Hàn Mặc Tử hay Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính,…và Thanh Hải nhà thơ xứ Huế cũng góp
vào đó một “Mùa xuân nho nhỏ”. Mượn tài năng hội họa của những con chữ, ông đã khắc
họa…vào khổ…bài thơ
Thi phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải sáng tác vào giữa mùa đông giá rét xứ
Huế ( tháng 11 năm 1980), trong hoàn cảnh đất nước đang hồi sinh sau hai cuộc kháng chiến
trường kì: kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mĩ. Nhưng cũng đồng thời là hoàn
cảnh đặc biệt của Thanh Hải. Lúc này, ông đang bị bệnh nặng phải điều trị ở bệnh viện trung
ương Huế, và một tháng sau ông qua đời. Đối lập giữa ranh giới sự sống và cái chết nhưng
không làm trái tim nhà thơ nguội lạnh, ngược lại, tâm hồn thi ca lại nảy nở, bừng sức sống để
cảm nhận về một mùa xuân mới, một cuộc sống mới của đất nước.
KẾT BÀI:
Bản âm hưởng mùa xuân ấy tuy đã trải qua bao thăng trầm của vịng xốy thời gian
nhưng vẫn còn lưu đọng cái giai điệu vui tươi, đầy sức sống ấy mà vang mãi cho đời. Chính
tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát vọng được cống hiến của người thi sĩ Thanh Hải đã
làm xao xuyến, rung động biết bao trái tim người đọc. Bây giờ, hồn xa rồi, người ta có thể sống
lại được khơng? Trái tim ngừng đập rồi, người ta có thể nào không chết? Thanh Hải chỉ đến một
lần nhưng xin đủ cho một kiếp thi nhân tài hoa.
ÁNH TRĂNG
MỞ BÀI:
Không biết tự bao giờ trăng đã trở thành nàng thơ, thành người bạn tri âm tri kỉ của biết
bao tâm hồn thi sĩ. Chúng ta từng bắt gặp ánh trăng sáng soi rọi tình yêu, nỗi nhớ quê hương
trong “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch hay ánh trăng huyền ảo, vị bằng hữu của người tù cộng sản qua
bài “Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh. Và người thi sĩ Nguyễn Duy cũng góp vào nền văn học
Việt Nam một “Ánh Trăng” như một lời tâm sự chân thành, đã neo lại trong tâm hồn người đọc
những tâm trạng riêng, những suy ngẫm riêng giàu trăn trở.
KẾT BÀI:
Trăng trong thơ vốn là một vẻ đẹp trong trẻo, trịn đầy, đó là cái gì lãng mạng nhất trong
cuộc đời. Và thơng qua ánh trăng lãng mạn ấy, Nguyễn Duy đã gửi gắm những lời nhắn nhủ
đầy tâm tình: dù con người ta có cuộc sống đầy đủ, sung sướng cũng khơng được bỏ quên cái
quá khứ gian lao của dân tộc ở phía sau, hãy mang những thứ tươi đẹp ấy theo, khắc sâu vào
trong tâm trí. Tuy áng thơ “Ánh Trăng” đã kết thúc nhưng dư âm vẫn cịn đó, vẫn kết tinh
thành một đóa hoa bất tử mà đâm sâu vào cõi lòng của những con người giải mã tác phẩm.
LÀNG
MỞ BÀI NGHỊ LUẬN:
Không ngẫu nhiên mà Nguyên Hồng đã nhận định: “Kim Lân là nhà văn một lòng đi về
với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nơng thơn”. Thật vậy, Cả đời
gắn bó với nông thôn Việt Nam, Kim Lân là người hiểu hơn ai hết về con người, linh hồn của
chốn làng quê; chính vì thế đề tài trong sáng tác của ơng thường là những cảnh sinh hoạt mộc
mạc và cảnh ngộ người nơng dân sau lũy tre làng. Nhưng có lẽ tác phẩm thành công hơn cả là
truyện ngắn Làng: câu chuyện về một lão nơng nghèo ln nặng lịng với q hương, tình q
ấy gắn bó hịa nhập trong tình yêu đát nước.
KẾT BÀI NGHỊ LUẬN:
Nhà văn Ê-ren-bua đã từng viết: "Lịng u làng q trở thành tình u đất nước”. Và
Kim Lân đã thành công gửi gắm thông điệp ấy vào những con chữ dạt dào cảm xúc, đan dệt nên
một cốt cách thanh cao của người nông dân, thông qua tuyệt tác văn chương “Làng”. Tuy áng
văn đã kết thúc nhưng dư âm vẫn cịn đó, vẫn kết tinh thành một đóa hoa bất tử mà đâm sâu vào
cõi lòng của những con người giải mã tác phẩm.
MỞ BÀI NHÂN VẬT:
Trong trái tim mỗi con người ln có một khoảng dành riêng cho q hương, tình cảm ấy
dạt dào cháy bỏng & có sức sống mãnh liệt, bền bỉ. Đặc biệt trong hồn cảnh khó khăn, nguy
hiểm, tình cảm ấy càng tỏa sáng rạng ngời. Với ngòi bút sắc sảo chân thực cùng tâm hồn đồng
cảm sâu sắc, nhiều nhà văn VN hiện đại đã khắc họa thành cơng hình ảnh con ng VN có tình
u làng q tha thiết. Nhưng có lẽ thành cơng hơn cả là nhà văn Kim Lân Với nhân vật ông
Hai trong truyện ngắn “Làng”.
KẾT BÀI:
Có người đã từng nói: Quê hương là nơi chân ta có thể rời đi nhưng tim ta vẫn mãi ở đó. Thật
đúng với nhân vật ông Hai, một người nông dân xa làng đi tản cư nhưng luôn đau đáu một nỗi
nhớ làng, yêu nước. Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấy được tài năng khắc họa hình tượng
nhân vật của nhà văn Kim Lân, thật độc đáo, thật sống động, mang đậm yếu tố thời đại kháng
chiến cách mạng: lòng yêu làng, yêu nước, trung thành với kháng chiến, với dân tộc. Ông Hai
trở thành bức tượng bài bất tử, biểu tượng cho người nơng dân Việt Nam trong cuộc trường kì
của cách mạng dân tộc.
MỞ BÀI:
LẶNG LẼ SA PA
Không phải ngẫu nhiên mà Châu Hồng Thủy đã từng nhận đinh: “Văn Nguyễn
Thành Long như một bài thơ buồn êm dịu, một bông cúc nhỏ xinh run rẩy nở trong sương sớm.
Ta ngơ ngẩn trước vẻ đẹp của bông hoa mà quên mất bông hoa ấy đã từng được bàn tay của
người làm vườn chăm tưới. Nhiều khi, hồn văn Nguyễn Thành Long làm dịu mát lòng ta như
mạch nguồn trong trẻo, dịu dàng.” Trong quá trình sáng tác, Nguyễn Thành Long đã sử dụng
bút pháp tài hoa và sống hết mình trên những trang giấy, đúc kết nên những tuyệt tác văn
chương về con người bình dị thấm đượm chất trữ tình. Và có lẽ trong số ấy, “Lặng lẽ sa pa” là
đứa con được ông yêu thương và ưu ái hơn cả.
Nghệ thuật hướng tới cái đẹp. Nếu cái đẹp là một cái gì gắn liền với cuộc sống, bắt nguồn
từ lao động, tiêu biểu cho cái đẹp của cuộc sống phải được coi là đối tượng miêu tả chủ yếu của
nghệ thuật. Có lẽ xuất phát từ quan điểm ấy, Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa
Pa đã tập trung xây dựng các hình tượng nhân vật đẹp cả trong tâm hồn và tính cách. Trong số
các nhân vật ấy, anh thanh niên làm cơng tác khí tượng ở Sa Pa gây một cảm xúc mạnh mẽ
trong lòng người đọc.
KẾT BÀI:
Nếu như khơng có chuyến ơ tơ khách, cũng sẽ chẳng có mấy ai được đặt chân đến Sa Pachốn phố núi trong sương , để cảm nhận được vẻ đẹp đầy mới mẻ, thanh tú,trong trẻo và hơn
hết cái "lặng lẽ" của một vùng núi non trùng điệp mù sương mộng mơ cao nhất Việt Nam. Nếu
không có những con chữ biết “điêu khắc” của Nguyễn Thành Long, dù thiên nhiên tuyệt mĩ đến
nhường nào thì có lẽ chúng ta sẽ không thể cảm nhận được cái vẻ đẹp thiêng liêng của những
con người lao động thầm lặng, hy sinh và cống hiến hết mình cho Tổ Quốc. Bởi vậy, Pautopxki
đã từng nói rằng: “Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ
sở cái đẹp.”
Tóm lại, qua nhân vật anh thanh niên ta thấy được vẻ đẹp trong cách sống trong tâm hồn
suy nghĩ của anh. Hình tượng anh thanh niên chỉ thống qua như một bức chân dung nhưng
cũng đủ khiến cho người đọc trân trọng ngưỡng mộ và quý mến anh. Anh là con người tiêu biểu
cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam những năm đầu miền Bắc nước ta vừa sản xuất vừa chống
chiến tranh phá hoại của Mỹ. Đó là một thế hệ một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học tập và
noi theo phát huy vẻ đẹp ấy.
CHIẾC LƯỢC NGÀ
MỞ BÀI:
Chiến tranh đã qua đi hơn nửa thập kỉ, nhưng những vết thương đau đớn vẫn còn vẹn
nguyên trong tiềm thức con người. Trong những năm tháng đó, đã có khơng biết bao gia đình
phải tan tác chia lìa, đã có khơng biết bao thế hệ phải ngã xuống. Nhưng giữa bản nhạc buồn
của chiến tranh ấy, sức mạnh của tình yêu, cao hơn là tình cha tình mẹ khơng chết đi như vạn
vật trên khắp thế gian mà lại trỗi dậy mãnh liệt đưa con người lại gần, sưởi ấm trái tim cho nhau
và rồi hóa thân vào những nốt nhạc xao xuyến “nhảy nhót” trên những trang giấy, vang lên cho
đời một âm thanh da diết tuyệt đẹp. Và tác phẩm “Chiếc Lược Ngà” của Nguyễn Quang Sáng
cũng mang những gia điệu rung động ấy.
Đại văn hào Anderen từng nói rằng “Khơng có câu chuyện cổ tích nào đẹp do chính cuộc
sống viết ra”. Hiện thực cuộc đời được xem là nguồn cảm hứng bất tận giúp nghệ thuật chắp
cánh và đâm chồi.Cuộc chiến tranh đã đi qua và để lại biết bao nhiêu câu chuyện huyền thoại
được nhiều nhà thơ, nhà văn ghi chép lại qua câu chữ/ ngơn từ. Trong đó thật thiếu sót nếu
khơng nhắc tới “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Thi phẩm xoay quanh câu chuyện
cảm động về tình phụ tử cha con ơng Sáu trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Và điều này
được làm rõ qua nhân vật bé Thu.
KẾT BÀI:
Áng văn “Chiếc lược ngà” như một đóa hoa vỉnh cửu, cứ khoe sắc mãi cho đời, chẳng thể
nào bị xóa nhịa bởi Sự băng hoại khốc liệt của thời gian. Nguyễn Quang Sáng đã khéo tay đan
dệt tình phụ tử sâu nặng và thiêng liêng vào từng con chữ của bài ca đẹp như một lời khẳng
định: Bom đạn của kẻ thù chỉ có thể hủy diệt được sự sống của con người, cịn tình u của con
người – tình phụ tử thiêng liêng thì khơng bom đạn nào có thể giết chết được. Tình yêu ở đâu
dưới bầu trời bom đạn, khi chiến tranh đã rút cạn sức người? Tình yêu vẫn ở đó, trong trái tim
nhuốm đỏ; chẳng thể chết bởi đó là tình u.
Trang sách khép lại mà sao hình ảnh hai cha con ơng Sáu và những tình cảm của họ vẫn
còn để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Truyện không chỉ dừng lại ở việc khắc họa tình cảm
phụ tử mà cịn có ý nghĩa tố cáo hiện thực, tố cáo chiến tranh đã đập nát bao nhiêu cảnh yên
vui, đã phá tan đi biết bao nhiêu là hạnh phúc của các gia đình, khiến vợ chồng xa cách, cha con
xa nhau. Từ câu chuyện, chúng ta càng cảm thấy trân trọng hơn nền hịa bình dân tộc và càng
quý trọng hơn tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình yêu quê hương đất nước.
VIẾNG LĂNG BÁC
MỞ BÀI:
Trải qua hơn 20 năm đất nước bị chia cắt, từ sau khi hiệp định Geneve được kí kết. Việt
Nam ta lại hịa cùng một mối, Nam - Bắc sum họp một nhà sau sự kiện 30/4 năm 1975. Đứng
trước lá cờ rực màu của Tổ Quốc, giọt máu Việt nào không cảm thấy tự hào, thiêng liêng?
Đứng trước Bác hết mình cho hịa bình đất nước, người “cháu” nào kiềm được lòng biết ơn, xúc
động? Và người thi sĩ Viễn Phương cũng thế, khi đứng trước lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, những
tâm tư, tình cảm của ơng dành cho người cha già đáng kính ấy nảy nở mãnh liệt và rồi ông đã
dồn nén tất cả cảm xúc chân thật ấy vào từng câu, từng chữ, đan dệt nên một bài ca ân tình
“Viếng lăng Bác”.
KẾT BÀI:
Bài thơ như một nén hương mà Viễn Phương thành kính dâng lên cho người với trái tim
của một đứa con miền Nam đong đầy nỗi thổn thức, nhớ mong dạt dào. Đó cũng là viên pha lê
vĩnh cửu được kết tinh hồn hảo nhất từ Tình cảm của người nghệ sĩ hay cũng chính là của hàng
triệu người dân Việt Nam dành cho chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ đã dành cả đời để cống
hiến cho đất nước. Có thể nói, Viễn Phương đã thành cơng thả hồn vào những con chữ, gửi gắm
tình cảm ấy vào bài thơ, chạm đến trái tim của những người giải mã tác phẩm, để lại trong họ
những cảm xúc sâu xa, trong một nỗi buồn man mác:
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
SANG THU
MỞ BÀI:
Mùa thu - mùa của tình yêu, mùa của lá vàng rơi rụng là món q kì diệu mà thượng đế
ban tặng cho con người. Thu đến mang theo sự dịu dàng của đất trời và niềm thổn thức lãng
mạn gieo rắc vào từng tán lá trên hè phố, vào từng ngóc ngách của thơn ngõ, vào hơi thở của
con người. Chính vì lẽ đó, mùa thu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Những ca
từ, tiếng hát cất lên từ trái tim người nghệ sĩ lại khiến người nghe hoang hoải đến lạ thường. Có
chút gì đó dấm dứt, khơng q nóng bỏng như hè nhưng cũng chả băng giá như đơng, chút gì đó
khó diễn tả…Khi chúng ta chưa hết ngỡ ngàng bởi một “Thu Điếu” của Nguyễn Khuyến, thì đã
gặp ngay một Hữu Thịnh tinh tế, sâu sắc đến vô cùng qua một thoáng “Sang thu”(1977).
Sang thu được Hữu Thỉnh sáng tác vào gần cuối năm 1977 (sau ngày giải phóng đất nước
2 năm) trong một cuộc thi sáng tác thơ ca tại trại hè, được in lần đầu ở báo Văn nghệ, sau đó in
trong tập thơ Từ chiến hào đến thành phố (xuất bản năm 1991). Tác phẩm ghi lại khoảng khắc
giao mùa, những vẻ đẹp từ Hạ sang Thu và cả những chiêm nghiệm của nhà thơ về mùa thu của
cuộc đời, mùa thu của đất nước và mùa thu của thiên nhiên.
KẾT BÀI:
Nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ, cách chọn lọc từ ngữ khá tinh tế là những thành công của
Hữu Thỉnh để lại dấu ấn đẹp và sâu sắc trong thống "Sang thu". Thơ ngũ ngơn trong thi phẩm
đã gợi lên một cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt mới mẻ, lắng đọng mà hồn nhiên. "Sang thu"
còn là một tiếng lòng trang trải, gửi gắm, báo hiệu mùa thu của quê hương đất nước - một tiếng
thu nồng hậu, thiết tha.
Hạ đi, thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để rồi gieo lại trong lòng ai những bồi
hồi về một nàng thu nồng nàn êm ái. Hữu Thỉnh đã khéo léo khắc họa nên bức tranh giao mùa
ấy bằng ngòi bút sắc nét mang đầy hơi thở trữ tình cùng những triết lý sâu xa. Tuy áng văn đã
kết thúc nhưng dư âm của thời khắc giao mùa vẫn cịn đó, vẫn kết tinh thành một đóa hoa bất tử
mà đâm sâu vào cõi lòng của những con người giải mã tác phẩm. Bởi vậy, Xantưkhơp Sêđrin đã
từng nói: “Nghệ thuật nằm ngồi quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó khơng thừa nhận cái
chết”.
NĨI VỚI CON
MỞ BÀI:
Khơng phải ngẫu nhiên mà Ngơ Hưu Đoàn đã từng nhận định: Y Phương là cây bút của
những tâm tình miền núi. Thơ ơng mộc mạc mà sâu lắng, thâm trầm mà sâu sắc. Đằng sau
những cái giản dị ấy, ta bao giờ cũng nhìn thấy một tâm hồn nóng rẫy cảm xúc.” Thật vậy,
Trong quá trình sáng tác, Y Phương đã sử dụng bút pháp tài hoa, và sống hết mình trên những
trang giấy, đúc kết nên những tuyệt tác văn chương thấm đượm chất trữ tình. Thơ Y Phương là
tiếng hát ngợi ca con người và cuộc sống miền núi (Tiếng hát tháng Giêng), là sự thức tỉnh ý
thức và tinh thần dân tộc (Lời chúc), là sự khẳng định sức sống mạnh mẽ của dân tộc mình (Đàn
hen). Và có lẽ, Đặc biệt trong số ấy, thi phẩm “Nói với con” là đứa con tinh thần được ông yêu
thương và ưu ái hơn cả.
KẾT BÀI:
“Nói với con” được Y Phương viết theo thể thơ tự do, với lời thơ chân thực, mạnh mẽ,
hình ảnh thơ giản dị, giàu sắc thái vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa biểu tượng, cùng nhiều phép so
sánh, ẩn dụ, hốn dụ đầy sáng tạo. Đó là lời nói giàu bản sắc của người miền núi tạo nên một
giọng điệu riêng cho lời tâm tình mộc mạc mà sâu sắc của người cha đối với con, chứa trong lời
nói tâm tình ấy là tình cha con thiêng liêng, ngọt ngào được khái quát lên thành tình yêu quê
hương, đất nước.
Đã có người từng nhận định rằng: Y Phương trước sau nhất quán một xác tín nghề
nghiệp”.Thật vây, Y Phương đã trăn trở trên từng trang viết, “ln địi hỏi cao với bản thân”
trau chuốt lại những vần thơ đã ra đời, đó cũng là điều hay gặp ở nhiều người sáng tác có ý
thức. Cũng giống như bao tác phẩm khác, Người thi sĩ Y Phương đã tỉ mỉ đan đi đệt lại tình phụ
tử thiêng liêng và cao hơn là tình yêu dân tộc, yêu quê hương vào từng con chữ của bài ca đẹp
“Nói với con”. Bởi thế, áng thơ thấm đượm thứ tình yêu vĩnh cửu, đằm thắm, rồi hóa thành “thứ
rượu ngon” và chính cái “ngon” của “món rượu” tinh khiết ấy đã chuốc say đời, khiến biết bao
người phải mê mệt những vần thơ tuyệt diệu ấy.
NHỮNG NGƠI SAO XA XƠI
MỞ BÀI:
Khơng phải ngẫu nhiên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhiều lần khẳng định: Đường
Trường Sơn là "Kỳ cơng, kỳ tích, kỳ quan của ý chí nghị lực và tinh thần sáng tạo phi thường
của dân tộc Việt Nam". Thật vậy, Trường Sơn - biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng
Việt Nam, là cầu nối hai miền Nam-Bắc, là con đường đoàn kết của 3 dân tộc Đơng Dương và
cịn là con đường đã thấm đượm biết bao mồ hôi, nước mắt và máu thịt của bao thế hệ chiến sĩ
anh hùng. Có khơng ít người nghệ sĩ đã tinh tế phát hiện ra những vẻ đẹp chân chất, mộc mạc
trên tuyến đường khốc liệt ấy mà kí thác vào những con chữ đồ sộ của văn chương. Và Lê Minh
Khuê - nhà văn phương Bắc cũng bởi vì “từng trải” mà bà khơng những phát hiện mà cịn biết
rất rõ những đốm sáng xinh đẹp ấy, rồi đúc kết nên tuyệt tác văn chương “Những ngôi sao xa
xôi” - áng văn tiêu biểu về Vẻ đẹp và cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường
KẾT BÀI:
Qua áng văn “Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê đã rất thành công tái hiện lại một
thời kỳ gian khổ nhưng cũng rất đỗi hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, làm sống lại chủ nghĩa anh hùng bất diệt trong dòng chảy yêu nước của người Việt
Nam. (Những Thanh niên xung phong chiến đấu anh dũng trên tuyến đường Trường Sơn :
Phương Định, Thao, Nho là những hình ảnh đẹp, đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam u nước sục
sơi khí thế chiến đấu trong thời kháng chiến chống Mĩ với những phẩm chất vô cùng đáng
quý).Tuy những giai điệu nhiệt huyết, khí phách của tuổi trẻ ấy đã kết thúc nhưng dư âm vẫn
còn đó, vẫn đọng mãi trong cõi lịng của người Việt Nam.
MỞ BÀI NHÂN VẬT:
KẾT BÀI NHÂN VẬT:
Thơng qua lăng kính đậm chất chất hiện thực của nhà văn Lê Minh Khuê - tác phẩm
“Những ngôi sao xa xôi”, Cô gái Hà thành Phương Định được khắc họa như bức tượng đài của
những con người nhận ra sứ mệnh của mình sinh ra là để chiến đấu, là để báo thù, đó là những
con người sẵn sàng gác lại tuổi trẻ, việc học hành, tình cảm cá nhân vị kỷ để đi theo tiếng gọi
của Tổ Quốc... Từ đó, ta càng khâm phục tự hào về những thế hệ thế hệ trẻ không tiếc tuổi
xuân, xương máu của mình để bảo vệ đất nước - những ngôi sao lấp lánh của bầu trời Việt
Nam.