Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

chương 5 tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 46 trang )



a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành
công của cách mạng.
- Từ thực tiễn khảo sát cách mạng Việt Nam và
thế giới Hồ Chí Minh rút ra kết luận: Cách
mạng muốn thành công phải đoàn kết rộng rãi,
quy tụ được mọi lực lượng cách mạng. Vì vậy
đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược của cách
mạng
1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách
mạng.

- Hình thức tổ chức lực lượng từng thời gian từng thời kỳ của
cách mạng phải có sự điều chỉnh về sách lược và phương pháp
cho phù hợp với mục tiêu và đối tượng tập hợp. Đại đoàn kết
dân tộc là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của cách
mạng.
Hồ Chí Minh: Đoàn kết trong MTVM, nhân dân ta đã làm Cách
mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa.
Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến
thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng
miền Bắc.
Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã
giành được thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo
xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng CNXH.

- Muốn đoàn kết phải đặt lợi ích chung của tổ quốc và quyền lợi cơ
bản của nhân dân, đó là mẩu số chung của đoàn kết.
Người đánh giá cao vai trò của đoàn kết: “Đoàn kết là sức mạnh, là


then chốt của thành công; Đoàn kết là điểm mẹ, điểm này mà tốt thì
đẻ ra con cháu đều tốt”
Trong bài:Mười chính sách của Việt Minh, 1941
Khuyên ai xin nhớ chữ đồng
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.

Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta dù giặc Mỹ
có hung ác đến đâu, sức mạnh đoàn kết vĩ đại của
chúng ta nhất định sẽ đánh thắng chúng
Người tổng kết; Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.

b. Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng
đầu của Đảng, của dân tộc.
- ĐĐK là mục tiêu của cách mạng nó phải được thể hiện trong đường lối
chủ trương và chính sách của Đảng.
-Trong lời kết thúc buổi ra mắt Đảng lao động Việt Nam 3-1951, Người
thay mặt Đảng tuyên bố: mục đích của Đảng lao động Việt Nam bao
gồm trong 8 chữ: Đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”
Nói chuyện với cán bộ tuyên huấn miền núi về cách mạng xã hội chủ
nghĩa, Người nói:

“Trước cách mạng tháng Tám và trong
kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là
làm sao cho dân hiểu được mấy việc.
Một là đoàn kết, hai là làm cách mạng
hay kháng chiến để đòi độc lập. Chỉ đơn
giản thế thôi. Bây giờ mục đích tuyên
truyền huấn luyện là: Một là đoàn kết.
Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là

đấu tranh thống nhất nước nhà”.
Hồ Chí Minh xem dân là gốc là lực
lượng tự giải phóng nên đđk toàn dân
không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ của
Đảng mà còn là mục tiêu nhiệm vụ của
cả dân tộc. Sức mạnh của đđk cũng là
sức mạnh của nhân dân và Đảng chỉ là
người lãnh đạo


2. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc.
a. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
- Quan niệm về dân của Hồ Chí Minh:Dân
tộc VN, tổ quốc VN là cái chung và trong
dân tộc trong tổ quốc bao gồm các tộc
người, các giai cấp, các tầng lớp, các
thành phần xã hội.Bác nói “Mọi con dân
nước Việt”, “con rồng cháu tiên”, không
phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa
số, người tín ngưỡng với người không tín
ngưỡng, không phân biệt già, trẻ, gái,,
giàu nghèo, quý tiện


-
Người nêu rõ: “ta đoàn kết để đấu tranh
cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc, ta
còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà.
Ai có tài, có đức, có lòng phụng sự Tổ
quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết

với họ”.
- Để thực hiện được đoàn kết toàn dân
phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân
nghĩa- đoàn kết của dân tộc, phải có lòng
khoan dung độ lượng với con người.
Người nhắc nhở: “bất kỳ ai mà thật thà
tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập,
dân chủ thì dù những người đó trước đây
chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng
thật thà đoàn kết với họ”.

-
Để thực hiện đoàn kết, Người căn dặn: “Cần xóa
bỏ hết mọi thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết
với nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ để phục vụ
nhân dân”
Đđk là phải tập hợp được mọi người vào một khối vì
mục tiêu chung của dân tộc
Trong tác phẩm “dân vận” tháng 10 năm 1949 Bác:
“nước ta là nước dân vận”. Dân vận là gì? Là vận
động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không
bỏ sót một người dân nào, để thực hiện những công
việc do chính phủ và đoàn thể giao.

Đđk của Hồ Chí Minh là đđk toàn dân mà nòng cốt là liên
minh công-nông- lao động trí óc dưới sự lãnh đạo của
Đảng

b. Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền
thống yêu nước- nhân nghĩa-đoàn kết của dân tộc, đồng

thời phải có tấm lòng khoan dung độ lượng, tin vào
nhân dân, tin vào con người.

Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người. Người viết: “Sông to,
biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và
sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước đầy tràn, vì độ lượng nó
hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn”
“Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây
chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn
kết với họ”.

Cần phải có niềm tin vào nhân dân
Hồ Chí Minh là người luôn yêu dân , tin dân, dựa vào dân, sống, đấu
tranh vì hạnh phúc của nhân dân. Kế thừa truyền thống “nước lấy
dân làm gốc”, “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”, và quán
triệt nguyên lý mácxít “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
nhân dân”. Dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng.
Trong bài nói chuyện tại Hội nghị đại biểu Mặt trận Liên – Việt toàn
quốc (1955), Người chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn
kết đại đa số nhân dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó
là
Nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền
của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững,
gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân
dân khác”.

4. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc.
a. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận
dân tộc thống nhất.

Khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã chú
trọng đưa quần chúng vào các tổ chức yêu nước phù hợp
với từng giai cấp, tầng lớp, từng giới, nghành nghề, lứa
tuổi, tôn giáo.
Đó là các hội ái hữu hay tương trợ, công hội hay nông hội,
đoàn thanh niên hay hội phụ nữ, đội thiếu niên nhi đồng
hay hội phụ lão, hội phật giáo cứu quốc, công giáo yêu
nước hay những nghiệp đoàn…
- Tổ chức quần chúng phải phù hợp với với từng bước
phát triển của cách mạng, đi từ thấp đến cao


b.Một số nguyên tắc cơ bản xây dựngvà hoạt động của MTDTTN:
Đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở
yêu nước thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu
-
Xây dựng trên nền tảng liên minh công – nông- trí dưới sự lãnh
đạo của Đảng.
Người chỉ rõ: “đđk trước hết phải đk đại đa số nhân dân, mà
đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng
lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đđk. Nó
cũng như nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững
gốc tốt, còn phải đk các tầng lớp nhân dân khác”.

Hồ Chí Minh viết: “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết
dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền
tảng của MTDTTN”.
Tại sao phải lấy liên minh công nông làm nền tảng?
“Vì họ trực tiếp sản xuất tất cả mọi tài phú làm cho xã hội sống.
Vì họ đông hơn hết, mà cũng bị áp bức bóc lột nặng nề hơn

hết. Vì chí khí cách mạng của họ chắc chắn, bền bỉ hơn của
mọi tầng lớp khác”.
Tuy nhiên, trong khi nhấn mạnh vai trò của công nông thì
cũng phải mở rộng đoàn kết các tầng lớp khác, đặc biệt là
tầng lớp trí thức. Làm cách mạng phải có trí thức.

Hồ Chí Minh viết: “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân
tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng
của MTDTTN”.
Tại sao phải lấy liên minh công nông làm nền tảng?
“Vì họ trực tiếp sản xuất tất cả mọi tài phú làm cho xã hội sống.
Vì họ đông hơn hết, mà cũng bị áp bức bóc lột nặng nề hơn
hết. Vì chí khí cách mạng của họ chắc chắn, bền bỉ hơn của
mọi tầng lớp khác”.
Tuy nhiên, trong khi nhấn mạnh vai trò của công nông thì cũng
phải mở rộng đoàn kết các tầng lớp khác, đặc biệt là tầng lớp
trí thức. Làm cách mạng phải có trí thức.

“để làm tròn trách nhiệm lãnh đạo cách mạng. Đảng phải dựa vào giai
cấp công nhân, lấy liên minh-công nông làm nền tảng vững chắc để đk
các tầng lớp khác trong nhân dân. Có như thế mới củng cố được lực
lượng cách mạng và đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng”.
Để lãnh đạo Đảng phải có chính
sách Mặt trận đúng đắn, phù
hơp với từng giai đoạn, thời kỳ,
quyền lợi và nguyện vọng của
đại đa số nhân dân.
Người viết: “Chính sách Mặt
trận là một chính sách rất quan
trọng. Công tác mặt trận là một

công tác rất quan trọng trong
toàn bộ công tác cách mạng”

Trong quá trình lãnh đạo Mặt trận, phải đi đúng đường lối, không
quan liêu, mệnh lệnh, gò ép các thành viên trong Mặt trận. Phải
dùng phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương,
lấy lòng chân thành để đối xử, cảm hóa, khơi gợi tinh thần tự
giác, tự nguyện.
Nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác Mặt trận. Hồ
Chí Minh căn dặn: “Phải thành thật lắng nghe ý kiến của người
ngoài Đảng. Cán bộ và Đảng viên không được tự cao, tự đại,
cho mình là tài giỏi hơn mọi người, trái lại phải học hỏi điều
hay, điều tốt ở mọi người…phài tích cực và phải chủ động…
làm việc phải kiên nhẫn, phải thiết tha với công tác Mặt trận.
Cán bộ và Đảng viên có quyết tâm làm như thế thì công tác Mặt
trận nhất định sẽ tiến bộ nhiều”.

- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo
đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các
tầng lớp nhân dân.
Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ,
lấy việc thống nhất giữa lợi ích tối cao của dân tộc và lợi
ích riêng của giai cấp, các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để
củng cố, mở rộng lực lượng.

-
Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương
dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và
bền vững.
Hiệp thương dân chủ là gì?

Đảng lãnh đạo Mặt trận nhưng cũng là một thành
viên của mặt trận. Cho nên tất cả chủ trương,
chính sách Đảng đều phải trình bày trước Mặt trận
và các thành viên khác của Mặt trận để bàn bạc,
tìm kiếm giải pháp và thống nhất hành động.

-Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đòan
kết thật sự, chân thành, thân ái
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Tại đại hội thống nhất MTVM và
Liên Việt (1951).
Người nêu rõ: “trong đại hội
này, chúng ta có đại biểu đủ các
tầng lớp, các tôn giáo, các dân
tộc, già có, trẻ có, nữ có, thật là
một gia đình tương thân, tương ái.
Chắc rằng sau cuộc Đại hội, mối
đoàn kết thân ái sẽ phát triển và
củng cố khắp toàn dân”.

-
Phương pháp để thực hiện đoàn kết lâu dài, chặt chẽ là
đấu tranh phê bình và tự phê bình
-
Tránh những biểu hiện lệch lạc thường xảy ra công tác
phê bình:e ngại, không dám phê bình, lợi dụng phê bình
để bôi nhọ, hãm hại nhau
“Đk thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập
trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thật sự nghĩa là
vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của

nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình
trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”.

×