Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

hoạt động thần kinh cấp cao ở người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.71 KB, 18 trang )

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI:
1. Sự có mặt hệ thống tín hiệu trong hoạt động thần kinh cấp cao ở người:
Hoạt động thần kinh cấp cao ở người có sự khác biệt so với động vật. Điều này
không chỉ do sự phát triển và hoàn thiện liên tục của bộ não cũng như chức năng
của nó trong quá trình tiến hóa của thế giới động vật mà còn do ở loài người xuất
hiện một cơ chế hoạt động mới đó là tiến nói-phương tiện giao tiếp giữa người với
người được hình thành trong quá trình lao động.
Như vậy, ở người trong hoạt động thần kinh cấp cao có sự tham gia của hai hệ
thống tín hiệu: một hệ thống các tín hiệu gồm tất cả những sự vật , những hiện
tượng khách quan và những thuộc tính của chúng được gọi là hệ thống tín hiệu thứ
nhất và một hệ thống khác gồm tiếng nói và chữ viết chỉ có ở người được gọi là hệ
thống tín hiệu thứ hai.
Hệ thống tín hiệu thứ nhất
* Khái niệm
Hệ thống tín hiệu thứ nhất là những tín hiệu xuất phát từ bản thân sự vật hiện
tượng cụ thể, khách quan và tác động trực tiếp vào các giác quan đặc trưng của
người và động vật.Ví dụ: khi nhìn thấy một con bò đang cày ruộng, tức là ta đang
nhìn thấy một con bò cụ thể có kích thước, hình dạng cụ thể (cao, thấp, to, nhỏ),
màu sắc lông cụ thể (đen, đỏ, nâu, ) chứ không phải là một con bò chung chung
nào đó, thậm chí còn có thể biết được chủ sở hữu của con bò đó là ai. Tóm lại, ta
đã tiếp nhận được các thông tin cụ thể, khách quan về con bò qua cả tai nghe
(về tiếng kêu của con bò, tiếng thở khi kéo cày ), mắt nhìn thấy màu sắc của
lông con bò, được nghe kể về tính tình của con bò, thậm chỉ còn có thể sờ vào
lông bò v.v , hay nói nôm na là ta đã trực tiếp tiếp nhận các thông tin một cách
khách quan của một con bò cụ thể mà không có sự can thiệp hay tô vẽ thêm từ
ngoài vào.
* Đặc điểm của hệ thống tín hiệu thứ nhất
- Là tín hiệu của sự vật và hiện tượng: Như vậy đã là hệ thống tín hiệu thứ nhất thì
luôn phải là những kính thích thuộc sự vật hiện tượng tác động vào giác quan của
người và động vật.Ví dụ: Cây chuối, cây dừa, con bò, con chó, trời mưa, máy bay
đang bay v.v


- Phản ánh trực tiếp sự vật hiện tượng cụ thể: Đã là tín hiệu thứ nhất thì nó chỉ
phản ánh sự vật hiện tượng cụ thể. Ví dụ: cây chuối cụ thể nào đó, trận mưa cụ thể
vào ngày giờ cụ thể v.v
- Phản ánh sự vật hiện tượng đơn lẻ: do đặc điểm phản ánh trực tiếp nên nhưng sự
vật và hiện tượng mà tín hiệu thứ nhất phản ánh bao giờ cũng chỉ mang tính đơn
lẻ,cá biệt, mà không có tính chung nhất khái quát được.
- Tín hiệu thứ nhất chỉ được tiếp nhận thông qua cơ quan cảm giác đặc trưng của
người và động vật mà thôi. Khi tiếp nhận những kích thích đặc trưng trực tiếp từ
sự vật hay hiện tượng cơ thể sẽ tạo ra những phản ứng đặc trưng.Ví dụ: Khi có
thức ăn chạm vào niêm mạc đường tiêu hoá, sẽ gây ra phản xạ tiết dịch tiêu hoá.
Khi có ánh sáng mạnh tác động vào mắt sẽ gây ra sự co đồng tử mắt v.v , nếu như
thức ăn mà không chạm vào niêm mạc đường tiêu hoá hay ánh sáng mà không
chiếu vào mắt sẽ không gây ra được những phản xạ đặc trưng như trên. Như vậy
hệ thống tín hiệu thứ nhất là hệ thống tín hiệu phản ánh hiện thực khách
quan về một sự vật hay một hiện tượng cụ thể mà có thể trực tiếp nhìn, nghe ,sờ,
nếm, ngửi được. Hệ thống tín hiệu này giống nhau ở cả người và động vật.
* Vai trò của hệ thống tín hiệu thứ nhất:
Là cơ sở cho sự hình thành hệ thống tín hiệuu thứ hai, giúp cho con người có thể
tiếp nhận sự vật hiện tượng khách quan để hình thành khái niệm.
Hệ thống tín hiệu thứ 2
* Khái niệm
Khi con người xuất hiện, cùng với sự xuất hiện của con người là sự xuất hiện tiếng
nói và sau đó là chữ viết, đã đưa con người tiến xa hơn trong quá trình chinh phục
thế giới tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của mình. Hệ thống tiếng nói
và chữ viết hay còn gọi là hệ thống ngôn ngữ chính là hệ thống tín hiệu mà con
người dùng để chỉ các tín hiệu của sự vật (tín hiệu một), khi mà không cần có sự có
mặt của nó.Vậy hệ thống tín hiệu thứ hai là hệ thống ngôn ngữ dùng để chỉ một
cách chung nhất về sự vật và hiện tượng khách quan, là hệ thống tín hiệu của tín
hiệu sự vật (tín hiệu thứ nhất).
Ví dụ: Khi nghe thầy giáo kể cho học sinh một mẩu chuyện cổ tích với câu mở

đầu “Ngày xưa có một bác nông dân và một con bò, ” với nội dung trên học sinh
bắt đầu liên tưởng đến một người mặc áo nâu vai vác cày, tay dắt một chú bò lông
mượt, màu nâu, sừng nhọn (hay cong vòng, ) đang đi đến thửa ruộng đầu làng,
Có em có thể tưởng tượng phong phú hơn là một bác nông dân lực lưỡng, mặc
quần xà lỏn, cởi trần, một chú bò sọc trắng đen, có cặp sừng to và dài, mắt đỏ trông
rất dữ tợn vv Như vậy chỉ một vài thông tin mà tùy theo mỗi em, hình ảnh được
tạo ra sẽ không hoàn toàn giống nhau, kết quả tùy thuộc vào trước đó em đã thấy
bác nông dân và con bò cụ thể như thế nào.
* Đặc điểm của hệ thống tín hiệu thứ 2
- Hệ thống tín hiệu hai mang tính khái quát và chung nhất về sự vật và hiện tượng
khách quan.Ví dụ: Khi nghe thầy giáo dạy về quy đinh đi trên đường “nếu có tín
hiệu tiếng còi xe có nghĩa là có xe xin vượt đường, cần phải tránh cho xe qua”,
tiếng còi xe là tín hiệu chung cho mọi xe cơ giới hay thô sơ sử dụng để thông tin
cho người đi đường khi xin vượt đường.
- Hệ thống tín hiệu hai có tính trừu tượng
Do mang tính khái quát, chung nhất nên hệ thông tín hiệu hai cũng mang tính trừu
tượng vì nó không phải là một sự vật hiện tượng nào cụ thể, nhưng lại là nhằm để
gọi tên, sự vật hiện tượng cụ thể, có thể dùng để phân biệt với sự vật hiện tượng
khác.Ví dụ: Khi nói “sáng nay tôi ăn bánh”có nghĩa là người đó đã ăn một loại
thực phẩm chế biến sẵn, được đóng thành bánh, có hình thù cụ thể, chứ không phải
là ăn cơm hay ăn phở v.v
- Hệ thống tín hiệu hai mang tính khách quan và bản chất, nó bao hàm được cả nội
dung và ý nghĩa của sự vật và hiện tượng mà nó biểu thị.Ví dụ: khi nói “cây xanh
có hoa” là người ta đang nói đến một loại sinh vật có những đặc điểm chính như:
có rễ, thân, lá và hoa, thân và lá (đặc biệt là lá) có màu xanh. Màu xanh đó được
tạo ra do diệp lục, là cơ quan quang hợp, có chức năng biến các chất vô cơ thành
chất hữu cơ tính lũy trong cây. Cơ quan có chức năng sinh sản là hoa v.v
- Hệ thống tín hiệu thứ hai chỉ riêng cho loài người và chỉ chung với những người
có cùng ngôn ngữ: vì là ngôn ngữ nên nó chỉ có ở loài người và ta thấy rằng nó chỉ
có thể đóng vai trò tín hiệu kích thích khi mà hiểu được bản chất của nó mà thôi.

Nên những người không cùng ngôn ngữ thì không thể có cùng hệ thống tín hiệu
hai.
Ở người ngoài các phản xạ có điều kiện được hình thành với các tác nhân thuộc hệ
thống tín hiệu thứ nhất còn có các phản xạ có điều kiện được hình thành với tiếng
nói , cho nên hoạt động phản xạ có điều kiện ở người phong phú hơn nhiều so với
động vật. Không những phong phú hơn mà nó còn phức tạp hơn nhiều so với ở
động vật do trong não bộ ngoài tác động qua lại giữa các kích thích tự nhiên còn
có sự tác động qua lại giữa tiếng nói và các kích thích tự nhiên.
Nhờ hệ thống tín hiệu thứ hai mức độ tư duy của con người khác hẳn so với ở
động vật. Con người qua hệ thống ngôn ngữ có thể hình dung được các sự kiện
hiện tượng của thế giới bên ngoài mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng. Điều
đó có nghĩa là qua ngôn ngữ con người có khả năng tư duy trừu tượng ,còn ở động
vật bậc cao cũng chỉ có khả năng tư duy cụ thể.
2. Đặc diểm tác dụng sinh lý chủ yếu của tiếng nói
- Tiếng nói cũng là một kích thích.
Các nhà sinh lý học cho rằng tiếng nói cũng là một kích thích. Tiếng nói
được vỏ não tiếp nhận bằng cách thông qua hoạt động của các cơ quan phân tích,
trong đó có cơ quan phân tích thính giác, thị giác, xúc giác. Khi nói và viết lại cần
có sự tham gia của cơ quan phân tích vận động. Như vậy, tiếng nói là một kích
thích, một tín hiệu, nhưng không đơn giản như các tín hiệu tự nhiên như ánh sáng,
âm thanh, cơ học
- Tiếng nói tác dụng bằng nội dung và ý nghĩa của nó.
Đặc điểm này có thể thấy rõ qua thí nghiệm thành lập phản xạ chớp mắt có
điều kiện với tiếng “tốt” và củng cố nó bằng cách cho luồng không khí thổi vào
mắt ở một học sinh lớp bốn, khoảng 10-11 tuổi. Sau khi phối hợp nhiều lần giữa
tiếng “tốt” với luồng không khí thổi vào mắt, ở em học sinh sẽ xuất hiện chớp mắt
có điều kiện khi ta nói “tốt”.Tiếp theo, ta dùng câu nói mang ý nghĩa tốt thay cho
tiếng “tốt”, ở em học sinh cũng xuất hiện phản xạ chớp mắt. Điều này chứng tỏ
tiếng nói không tác dụng bằng âm thanh mà bằng nội dung của nó.
- Tiếng nói có khả năng thay thế các kích thích cụ thể.

Đặc điểm này của tiếng nói rất dễ nhận thấy trong cuộc sống hàng ngày. Ví
dụ, khi ta nói về các loại quả chua trước một số trẻ em, ta sẽ quan sát thấy ở các em
nước bọt được tiết ra giống như khi đưa các loại quả chua vào miệng. Tiếng nói
gây được tác dụng này vì nó có mối liên hệ chặt chẽ với các đối tượng, hiện tượng
nhất định. Các dấu vết của tiếng nói và dấu vết của các sự vật cụ thể được biểu thị
bởi tiếng nói liên kết với nhau trong vỏ não thành một cấu trúc động hình. Do đó,
cũng như kích thích cụ thể, tiếng nói có khả năng gây hưng phấn trong cấu trúc
động hình này. Nhờ khả năng thay thế tác dụng của các kích thích cụ thể của tiếng
nói mà sự phản ảnh hiện thực khách quan trong não được thực hiện không chỉ bằng
con đường vận dụng các cảm giác trực tiếp, mà còn bằng cách vận dụng tiếng nói
nữa. Chính nhờ khả năng này mà trong não người có được khả năng tách rời các sự
vật, hiện tượng khỏi thực tiển, nghĩa là tạo ra cho con người khả năng tư duy trừu
tượng.
Quá trình tư duy trừu tượng giúp cho con người nhận thức được thực tiễn
mà không cần tiếp xúc với nó. Tuy nhiên, nhận thức đó đạt đến mức nào còn phụ
thuộc vào mức độ phản ánh chính xác và đầy đủ thực tiễn khách quan của tiếng
nói. Trong cuộc sống có lúc chúng ta có những nhận thức sai lầm về thực tiễn, vì
thực tiễn đó chỉ được phản ánh bằng tiếng nói. Vì thế để đảm bảo tính chính xác
của các khái niệm, của tiếng nói chúng ta phải lấy thực tiễn làm thước đo, phải
tăng công việc thực hành, phải thường xuyên liên hệ trực tiếp với thế giới khách
quan.
- Tiếng nói có thể tăng cường, ức chế, thay đổi tác dụng của kích thích cụ
thể.
Tiếng nói tăng cường, ức chế, thay đổi tác dụng của kích thích cụ thể
thường quan sát được trong trường hợp não bị thôi miên hay khi con người bị ám
ảnh bởi một ý tưởng nào đó. Ví dụ, ở người bị thôi miên khi ta đưa cho họ xách
một chiếc túi nhẹ, nhưng nói với họ rằng đây là một vật rất nặng. Kết quả là họ
không thể xách được lâu chiếc túi trên tay. Điều này chứng tỏ rằng tiếng nói đã
làm tăng khối lượng của chiếc túi. Ngược lại, đưa cho họ xách một chiếc túi rất
nặng và nói với họ rằng vật này rất nhẹ. Kết quả là người bị thôi miên có thể xách

được túi xách nặng đó trong thời gian khá lâu. Như vậy, trong trường hợp này
tiếng nói đã làm giảm khối lượng của túi xách

3. Sự hình thành tiếng nói ở người:
Hiện nay các nhà nghiên cứu cho rằng sự hình thành tiếng nói ở người trong
quá trình phát triển cá thể giống như sụ hình thành các phản xạ có điều kiện. Tiếng
nói không phải là bẩm sinh ,tiếng nói có được là do trẻ tiếp xúc và học được ở
người lớn .
Bước 1: Hình thành
Các phản xạ hình thành tiếng nói bắt đàu xuất hiện ở trẻ em vào những tháng
cuối của năm thứ nhất sau khi sinh. Trong thời gian này nhờ có tiếp xúc với người
lớn mà trẻ em nhận được phức hợp tiếng nói với một kích thích cụ thể nào đó hay
với một phức hợp nhiều kích thích cụ thể. Ví dụ người lớn bảo em bé vỗ tay thì
đồng thời cầm hay tay em bé vỗ vào nhau hoặc là bảo em bé “ mẹ kia’’ , “bố kia”
thì đồng thời chỉ vào người cha người mẹ của em bé. Lúc đầu vai trò của tiếng nói
chưa có tác dụng như một kích thích độc lập,mà chỉ có tác dụng khi đi với một tác
nhân cụ thể nào đó. Tiếng nói chỉ tác dụng phối hợp với các kích thích cản giác-
vận động (vị trí của cơ thể trong không gian), với kích thích thị giác (hoàn cảnh,
hình dạng), với kích thích thính giác (âm thanh và giọng nói). Do đó nếu thay đổi
một trong các yếu tố của phức hợp kích thích , ví dụ thay cho người quen thành
người lạ, phòng quen thuộc thành phòng lạ thì tiếng nói sẽ không gây ra phản ứng
ở em bé như trước nữa.
Bước 2: Lặp lại
Nhờ sự lặp đi lặp lại giữa tiếng nói với các kích thích cụ thể và các hoàn cảnh
khác nhau, tiếng nóidần dần sẽ chiếm ưu thế , còn các kích thích cụ thể sẽ giảm
dần ý nghĩa của chúng. Lúc này ta hỏi “ mẹ đâu” dù không có người mẹ ở đó và
hỏi bất cứ chỗ nào em bé cũng hiểu được câu hỏi và trả lời.
Bước 3: Củng cố
Như vậy,từ lúc chỉ là một thành phần chưa có ý nghĩa quan trọng trong phức hợp
kích thích ( tiếng nói và các kích thích cụ thể), tiếng nói đã trở thành tín hiệu thay

thế được cho toàn bộ phức hợp kích thích. Tiếng nói đã trở thành tín hiệu có điều
kiện độc lập,có khả năng thay thế cho cả hệ thống tín hiệu cụ thể. Quá trình chuyển
tiếng nói thành kích thích độc lập và giải phóng nó khỏi các yếu tố đồng hành diễn
ra khoảng cuối năm thứ nhất khi trẻ sắp tròn một tuổi .
Bước 4: Ổn định
Cơ chế chuyển tiếng nói thành kích thích độc lập liên quan với sự phối hợp
tiếng nói vói các kích thích cụ thể. Trong quá trình phối hợp tiếng nói thường được
cố định còn các thành phần khác thì biến động ,cho nên hưng phấn do tiếng nói gây
ra dần dần trở nên mạnh hơn , tập trung hơn so với hưng phấn do các kích thích cụ
thể gây ra. Nhờ thế mà tiếng nói bắt đầu gây ảnh hưởng theo kiểu cảm ứng âm tính
đối với các thành phần khác trong phức hợp kích thích. ảnh hưởng của tiếng nói sẽ
tăng dần và cuối cùng làm mất tác dụng của các thành phần khác trong phức hợp
kích thích.
Trong quá trình chuyển tiếng nói thành tín hiệu độc lập, thành tín hiệu của các
tín hiệu cụ thể các cơ quan phân tích cảm giác ( thính giác, thị giác và xúc giác) và
cơ quan phân tích vận động đều đóng vai trò rất quan trọng. Do vậy các trẻ bị
khiếm khuyết chức năng của các cơ quan phân tích, trước hết là chức năng của cơ
quan phân tích thính giác sẽ rất khó khăn trong việc hình thành tiếng nói. Sự hình
thành tiếng nói ở người còn liên quan với sự hoàn thiện chức năng của các vùng võ
não (vùng Wernicke, vùng Broca và vùng đọc ở các bán cầu ưu thế). Các vùng
liên quan với tiếng nói phát triển chức năng rất nhanh trong thời gian từ 1-5 tuổi ,
có lẽ do quá trình in vết của tiếng nói trong các cấu trúc nói trên. Nhờ vậy mà trẻ
em đến 5 tuổi đã thành thạo tiếng mẹ đẽ.
4. Các loại thần kinh:
4.1.Các tiêu chuẩn phân loại:
Loại hình thần kinh được phân biệt dựa trên tính chất các quá trình thần kinh (hưng
phấn và ức chế), cường độ, tương quan và tính linh hoạt của chúng.
- Cường độ các quá trình thần kinh phụ thuộc vào sự hoạt động mạnh hay yếu của
trung ương thần kinh, thể hiện ra bằng 2 quá trình là hưng phấn và ức chế. Có thể
cả hai đều mạnh, có thể chỉ có một trong hai quá trình mạnh và quá trình còn lại

yếu, hay có thể cả 2 đều yếu,
- Sự tương quan về cường độ của các quá trình thần kinh: là tương quan giữa 2 quá
trình hưng phấn và ức chế, yếu tố nào sẽ có ảnh hưởng quyết định đến trạng thái
thần kinh.
- Tính linh hoạt giữa các quá trình trên: giữa 2 quá trình sự chuyển đổi xẩy ra dễ
dàng hay không dễ dàng (khó khăn).Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên người ta đã
chia loại hình thần kinh ra thành 4 loại cơ bản.
4.2.Các loại thần kinh và đặc điểm của chúng:
Pavlov căn cứ vào tiêu chuẩn trên và chia ra các loại hình thần kinh chung cho cả
người và động vật như sau:
- Loại mạnh, không cân bằng (loại hăng - choleric):Là loại mà quá trình hưng phấn
mạnh hơn nhiều so với quá trình ức chế. Biểu hiện của loại này là rất dễ thành lập
phản xạ có điều kiện, nhưng ức chế có điều kiện lại khó thành lập hơn.Những động
vật có loại hình thần kinh này thường là những con vật dễ bị kích động, hăng hái
khi tấn công kẻ thù, không chịu sự gò bó. Người có loại hình này thường
là loại khó tự kiềm chế bản thân, dễ bị kích động, hay tự ái, nhưng lại là những
người hăng hái, dám làm việc lớn, nhưng lại dễ nản chí khi không thành công. Đây
là tuýp người có thể trở thành vĩ nhân.
- Loại mạnh, cân bằng, linh hoạt (nhanh nhẹn-sanguinic):Loại này có các quá trình
thần kinh đều mạnh, nhưng cân bằng, sự chuyển đổi giữa các quá trình dễ dàng.
Biểu hiện của loại hình thần kinh này là dễ thành lập phản xạ có điều kiện cũng
như ức chế có điều kiện, khả năng động hình tốt.Động vật thuộc loại này là những
con vật nhanh nhẹn,dễ thích nghi, dễ dạy bảo. Người có loại hình này là người có
khả năng tự chủ cao, chịu đựng gian khổ, khó khăn tốt, nhiệt tình, sáng tạo, xử lý
mọi việc nhanh chóng, dễ dàng vượt qua khó khăn, có khả năng thích nghi cao với
hoàn cảnh.
- Loại mạnh, thăng bằng lì (bình thản - phlegmatic)
Là loại hình có cả 2 quá trình thần kinh đều mạnh như nhau, nhưng tính linh hoạt
thấp. Biểu hiện của loại hình này là dễ thành lập phản xạ có điều kiện cũng như ức
chế có điều kiện, nhưng khó chuyển đổi các phản xạ, khó thay đổi định hình.Động

vật thuộc loại này thường có bề ngoài chậm chạp nhưng trông chắc chắn. Những
người thuộc tuýp này có đặc điểm khác với loại mạnh cân bằng linh hoạt là xử lý
tình huống tương đối chậm nhưng chắc chắn, tỷ mỉ và hoàn hảo. Tuy
nhiên họ thường là người bảo thủ, khó thích nghi với thay đổi của môi trường hơn.
- Loại yếu (melancholic):
Là loại hình thần kinh có cả 2 quá trình đều yếu, khó thành lập các phản xạ có điều
kiện. Những người thuộc tuýp này là những người không có khả năng tự
lập, thường phụ thuộc người khác, dễ bị khuất phục khi khó khăn.
4.3.Các loại thần kinh riêng ở người :
Từ thời thượng cổ, Hypocrat bằng kinh nghiệm của mình đã chia loại hình thần
kinh người ra làm 4 loại như sau:
-Loại nhiều máu:Gồm những người dễ tiếp thu kiến thức, hoạt bát, nhanh nhẹn, dễ
thích ứng với hoàn cảnh. Loại này tương tự với loại nhanh nhẹn của Pavlov.
- Loại thản nhiên:Là những người kém linh động, ít thể hiện tình cảm, khi đã hưng
phấn thì khó ức chế và ngược lại. Loại này tương ứng với loại bình thản của
Pavlov.
- Loại nhiều mật: Là những người tương đương với loại hăng của Pavlov:
can đảm, nóng nảy, dám làm mọi việc, nhưng lại dễ chán nản, không kiên trì.
- Loại âu sầu:Là loại tương ứng với loại yếu của Pavlov.Hiện nay người ta thấy
rằng, mặc dù các loại hình thần kinh ở người và động vật có thể tương đương nhau
và chia ra 4 loại cơ bản như trên, nhưng do đặc thù ở người là sự có mặt của 2 hệ
thống tín hiệu, trong đó vai trò của tín hiệu ngôn ngữ hết sức quan trọng, nó tác
động làm thay đổi loại hình theo hướng tồn tại riêng của xã hội loài người, trong
đó theo Pavlov có thể chia loại hình thần kinh người ra làm 3 loại là : loại hình
nghệ sĩ, loại hình tư tưởng và loại hình trung gian.
- Loại hình nghệ sĩ: Biểu hiện rõ nhất là sự hoạt động mạnh của hệ thống tín hiệu
thứ nhất, sự tư duy cụ thể chiếm ưu thế. Loại hình này khả năng tiếp nhận các hành
động, các thao tác cụ thể rất tinh vi và sâu sắc, nhưng khả năng tư duy trừu tượng
có hạn chế hơn. Đây là tuýp của các nhạc sĩ, hoạ sĩ, thi sĩ, diễn viên v.v
- Loại hình tư tưởng: Biểu hiện là khả năng tư duy trừu tượng ở loại hình này phát

triển rất mạnh, các thông tin được tiếp thu và xử lý một cách sâu sắc và thiên về
tính bản chất. Những người thuộc loại hình này có thể dự đoán trước được sự phát
triển của sự vật và hiện tượng, có thể đưa ra những kết luận có tính quy luật sâu
sắc. Đây là tuýp của các nhà khoa học, nhà tư tưởng, chiêm tinh học v.v…
- Loại trung gian:Là loại có cả hai quá trình tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng kết
hợp hài hoà, cân bằng nhau, trong đó thường có sự hoạt động hệ thống tín hiệu 2
trội hơn chút ít so với tín hiệu một. Đây là tuýp của đa số người hiện tại.Lối sống
và sự giáo dục của gia đình và xã hội cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến
sự hình thành loại hình thần kinh ở người, ngoài sự hoạt động của 2 hệ thống tín
hiệu đã nói ở trên.
5. Cảm xúc:
5.1. Khái niệm về cảm xúc :
Tâm lý học xem cảm xúc cũng nhưcác hiện tượng tâm lý khác là một trong những
hình thức phản ánh về thế giới hiện thực. Tuy nhiên khác với các quá trình nhận
thức, cảm xúc phản ánh hiện thực khách quan qua các rung động, chứ không phản
ánh qua các dạng cảm giác, hình tượng, biểu tượng, khái niệm, ý nghĩ. Cảm xúc là
thái độchủ quan của con người (hay động vật) đối với sựvật và hiện tượng của thế
giới xung quanh. Có những sự kiện, hiện tượng làm cho người ta phấn khởi, vui
mừng; ngược lại, có những sự kiện, hiện tượng làm cho người ta bực tức, buồn
chán, lại có sự kiện, hiện tượng làm cho người ta thờ ơ, lãnh đạm. Nói cách khác,
cảm xúc là sự phản ánh trong não bộ những rung động hiện thực, tức là thái độ của
con người hay động vật đối với các kích thích có ý nghĩa nhất định đối với cơ thể.
Khi cảm xúc thường có các biến đổi tâm - sinh lý, nhưthay đổi nét mặt, sắc mặt
(đỏ, tái), biến đổi nhịp tim, nhịp hô hấp, nổi da gà, chân tay bủn rủn v.v Ở mức
cao hơn, cơ thể có thể bị cứng đờ, líu lưỡi, trợn mắt, cứng miệng. Trong những
trường hợp đặc biệt có thể chết ngất (do quá xúc động vì thương cảm hoặc sợ hãi).
5.2. Phân loại cảm xúc:
Căn cứ vào những biến đổi sinh lý do cảm xúc gây ra, có thể chia cảm xúc
thành cảm xúc cường và cảm xúc nhược. Cảm xúc cường là những cảm xúc có tác
dụng tăng cường hoạt động của cơ thể. Cảm xúc nhược là những cảm xúc có tác

dụng kìm hãm hoạt động của cơ thể. Dựa theo mức phức tạp và nội dung người ta
còn chia cảm xúc thành cảm xúc thấp (thô sơ) và cảm xúc cao (phức tạp). Cảm xúc
thấp là những cảm xúc phát sinh trên cơ sở các phản xạ không điều kiện liên quan
với hoạt động của tín hiệu thứ nhất và có tính chất sinh học nhiều hơn so với cảm
xúc cao. Cảm xúc cao xuất hiện trên cơ sở các phản xạ có điều kiện và xây dựng
trên thượng tầng các cảm xúc cấp thấp cùng với sự tích luỹ kinh nghiệm của cá thể
trong cuộc sống. Cảm xúc cao chỉ có ở người, ví dụ ta rung động khi nhìn một bức
tranh, khi nghe một bản nhạc. Do đó, nhiều khi người ta dùng chung một thuật ngữ
để chỉ cả cảm xúc cao lẫn tình cảm, tuy nội dung của chúng có khác nhau.
5.3. Cơ sở sinh lý của cảm xúc
Cảm xúc được gây ra do các kích thích từ môi trường sống tác dụng lên các
thụ cảm thể và do đó, trên các tận cùng của các cơ quan phân tích nằm trong
não bộ. Các quá trình sinh lý đặc trưng phát sinh khi cảm xúc là các phản xạ.
Trung khu của các phản xạ này là vỏ não vùng trán, thông qua các trung khu
thần kinh thực vật, hệ limbic và thể lưới. Hưng phấn từ các trung khu này
truyền theo các dây thần kinh thực vật có tác dụng làm thay đổi chức năng
của các cơ quan bên trong cơ thể, gây ảnh hưởng dinh dưỡng lên hệ cơ xương
và có tác dụng chuyển vào máu các hormon, các chất trung gian hoá học và
các chất được tạo ra trong quá trình chuyển hoá vật chất. Các chất này, đến
lượt lại tác động lên các cơ quan do hệthần kinh thực vật chi phối.Nhiều thí
nghiệm trên động vật và các quan sát trong lâm sàng đã xác nhận vai trò của
não trung gian (đặc biệt là các nhân không đặc hiệu trong đồi thị, thểlưới và
các nhân thuộc vùng dưới đồi), của não giữa, não khứu giác và các nhân
thuộc phức hợp hạnh nhân trong hệ limbic trong việc điều hoà các phản ứng
cảm xúc.Kích thích hay phá huỷcác trung khu trong các cấu trúc nói trên gây
ra các phản ứng như giận dữ, lo lắng, sợ hãi, hài lòng, không hài lòng v.v
Ví dụ, phá huỷphần nằm trước vùng dưới đồi hay kích thích vỏ não thuỳ quả
lê, phức hợp hạnh nhân, hồi cá ngựa quan sát được ở con vật thí nghiệm phản
ứng tấn công, giận dữ. Con vật trở nên hung hăng, mở rộng đồng tử, dựng
lông, dương vuốt, nhe răng, đập đuôi, gầm gừ Kích thích dòng điện vào

một số cấu trúc trong vùng dưới đồi cũng gây các phản ứng tương tự. Phá
huỷ các cấu trúc này của vùng dưới đồi các phản ứng trên không xuất hiện
nữa. Ngược lại, kích thích phần sau vùng dưới đồi hay phức hợp hạnh nhân
con vật sẽ sợ hãi, tìm cách chạy trốn, hoặc trở nên “dễ bảo”. Ở người, kích
thích một số cấu trúc thuộc hệ limbic cũng gây được cảm giác dễ chịu hoặc
cảm giác khó chịu, tuỳ cấu trúc được kích thích. Kích thích vào phức hợp
hạnh nhân ở người gây ra cảm giác sợ hãi, lo lắng hoặc tức giận, còn cắt bỏ
hồi đai lại làm giảm sợ hãi, giảm tức giận, đồng thời còn gây được cảm giác
phấn chấn. Các thí nghiệm tựkích thích của Olds cho thấy trong trường hợp
các điện cực cắm đúng vào bó não trước bên hay đúng vào các phần đáy và
giữa của não, con vật (chuột) có thể tự kích thích mình bằng cách đạp lên
công tắc để nối dòng điện với tần số 5000 lần trong một giờ. Chuột không hề
đểý đến việc ăn uống (dù đói) và các sựvật xung quanh, mà tập trung vào đạp
công tắc cho đến khi kiệt sức. Các vùng có tác dụng như vậy được gọi là
vùng củng cố dương tính. Vùng có tác dụng ngược lại, đó là vòm não được
gọi là vùng củng cố âm tính. Khi dẫm phải công tắc nối điện kích thích vùng
này, con chuột chỉ dẫm phải một lần, sau đó tìm cách tránh xa công tắc điện.
Như vậy, cơ sở sinh lý của cảm xúc là các phản xạ được thực hiện có sự tham
gia của các cấu trúc của não bộ, trong đó có vỏ não vùng trán và các cấu trúc
dưới vỏ(hệlimbic, vùng dưới đồi và thểlưới).
6. Trí nhớ:
6.1. Khái niệm về trí nhớ:
Trí nhớ là khả năng lưu giữ thông tin về môi trường ngoài tác dụng lên cơ thể.
Nơi lưu giữ thông tin , chủ yếu là những cấu trúc của não , có tác giả cho rằng ở cả
phần dưới của hệ thần kinh. Có thể so sánh một cách đơn giản, nơi lưu giữ thông
tin đó như bộ nhớ của máy tính hay ngăn kéo hồ sơ lưu dữ tư liệu một cơ quan, đó
là “kí ức của ta”. Sự nhớ lại hồi tưởng lại là sự tái diễn lại quá trình đạt xung động
thần kinh qua xinap theo phương hướng và trình tự trước đây đã diễn ra do môi
trường ngoài đã tác động lên giác quan, nay không còn tác động môi trường ngoài
nữa nhưng quá trình thần kinh đó vẫn tự tái diễn lại trong não.

6.2. Phân loại trí nhớ :
• Theo sự hình thành trí nhớ :
Dựa vào quá trính hình thành người ta chia trí nhớ thành các loại sau: trí nhớ
hình tượng, trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ ngôn ngữ- logic, trí nhớ phản
xạ có điều kiện.
- Trí nhớ hình tượng: Là trí nhớ được hình thành trên cơ sở tiếp nhận các
kích thích thông qua các giác quan, hình thành trên cơ sở những biểu tượng
về sự vật và các đối tượng cụ thể như một con người, một bức tranh, một
âm thanh,mùi, vị nào đó. Tùy theo đối tượng tiếp nhận và cơ quan phân
tích nào tiếp nhận mà người ta phân trí nhớ thành trí nhớ hình tượng thị
giác, trí nhớ hình tượng thích giác, trí nhớ hình tượng xúc giác, trí nhớ
hình tượng vị giác.
Trong việc ghi nhớ đối tượng, sự kiện nào đó có sự tham gia không phải
một mà nhiều cơ quan phân tích. Trí nhớ hình tượng được chóng hình
thành và bền vững khi có sự tham gia của nhiều cơ quan phân tích. Ví dụ
như trong việc học ngoại ngữ vừa nghe vừa đọc bằng mắt vừa viết bằng
tay và phát âm thành tiếng, thường có kết quả nhanh hơn và nhớ lâu hơn so
với trường hợp chỉ đọc bằng mắt.
- Trí nhớ vận động: Được hình thành trên cơ sở thực hiện những động tác cụ
thể. Ví dụ như đánh đàn ,điều khiển máy móc,tập thể dục dụng cụ, cuốc
đất, lái xe Trong quá trình học tập nhờ có trí nhớ vận động mà ta có thể
hình thành được kỹ năng,kỹ xão trong nhiều nghề nghiệp khác nhau.
- Trí nhớ cảm xúc: Được biểu hiện bằng các phản ứng cảm xúc và được hình
thành trong những điều kiện cơ thể bị tác động bởi các kích thích có khả
năng gây ra các cảm xúc như vui, buồn, bực tức , thõa mãn Các tác nhân
gây ra trí nhớ cảm xúc có thể là các kích thích , các sự kiện cụ thể,có thể là
tiếng nói.
- Trí nhớ ngôn ngữ -logic:Được hình thành khi tiếp nhận ngôn ngữ (tiếng
nói, chữ viết,kí hiệu). Đây là loại trí nhớ chủ đạo của con người và cũng
chỉ có ở con người, nó giúp cho con người có thể tiếp nhận được các tri

thức, hiểu biết về những sự vật hiện tượng cụ thể mà không cần phải trực
tiếp tiếp xúc với sự vật hay hiện tượng đó.Ví dụ: Ta có thể biết rất cặn kẽ
về mọi thứ của con hổ hay con sư tử mà không cần phải tiếp xúc với nó,
chỉ cần thông qua sách vở và nghe qua bài giảng của thầy hay qua tivi.
- Trí nhớ phản xạ có điều kiện:Là kết quả của sự thành lập phản xạ có điều
kiện trong đời sống cá thể. Được hình thành khi phối hợp kích thích có
điều kiện với kích thích không điều kiện
• Theo thời gian tồn tại:
Nếu căn cứ theo thời gian tồn tại của trí nhớ trong não, người ta chia trí nhớ
thành 3 loại: nhớ tức thời, nhớ ngắn hạn và nhớ dài hạn.
- Trí nhớ ngắn hạn: Là trí nhớ chỉ duy trì được trong một thời gian ngắn
khoảng mấy giây đến mấy phút, như trường hợp nhớ số gọi điện thoại
- Trí nhớ trung hạn: Là trí nhớ được duy trì trong khoảng vài ngày đến vài
tuần, như trường hợp nhớ các công thức toán, lý, hóa.
- Trí nhớ dài hạn: Là trí nhớ được duy trì trong nhiều năm hoặc suốt đời. Trí
nhớ dài hạn bền vững đối với các tác nhân của các yếu tố làm mất trí nhớ
ngắn hạn
• Theo quá trình hình thành: trí nhớ chủng loại phát sinh và trí nhớ cá thể phát
sinh
- Trí nhớ chủng loại phát sinh: Là trí nhớ được duy trì từ thế hệ này đến thế
hệ khác, như trường hợp các động vật mới sinh ra đã biết tìm đến vú mẹ đẻ
bú sữa
- Trí nhớ cá thể phát sinh: Được hình thành trong quá trình phát triển cá thể
6.3. Các cấu trúc não liên quan với trí nhớ
Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy các cấu trúc có liên quan với trí
nhớ là vỏ não và hệlimbic. Đáng chú ý trong hệ limbic là các vùng sau: hồi đai, hồi
cá ngựa, phức hợp hạnh nhân và thểvú. Các vùng vỏ não liên quan với trí nhớ là
các vùng vỏ não liên hợp, trong đó có vùng trán. Mỗi vùng nói trên có vai trò khác
nhau đối với việc duy trì trí nhớ. Ví dụ, hồi đai bị tổn thương sẽ gây rối loạn quá
trình phục hồi trí nhớ; thể vú bị tổn thương làm chậm quá trình hình thành trí nhớ

và làm giảm trí nhớ logic. Phức hợp hạnh nhân bị tổn thương sẽ làm cho thời gian
duy trì trí nhớ ngắn hạn ngắn lại. Trường hợp hồi cá ngựa bị tổn thương ở cả hai
phía các rối loạn vềtrí nhớ sẽ rất trầm trọng: mất trí nhớ ngắn hạn, không nhớ được
những sự kiện vừa xảy ra (giống hội chứng Korsakov), giảm trí nhớ logic. Đối với
vỏ não liên hợp, thì Penfield và Jasper cho thấy khi kích thích vào vùng “đỉnh -
thái dương - chẩm” bệnh nhân cho biết là trước mắt họ đang hiện ra những hình
ảnh xa xưa hoặc nghe lại được các bản nhạc mà họ đã được nghe từ lâu. Tuy nhiên
các tác giả này nhận định rằng các vùng nói trên chỉlà phần ngoài của hệ thống
giữtrí nhớ. Riêng vềvùng trán thì đa số tác giả cho rằng nó có chức năng duy trì
dấu vết trong trường hợp các kích thích của môi trường sống tác dụng một lần
(không tham gia vào quá trình giữtrí nhớphản xạcó điều kiện).
Như vậy, trí nhớ có liên quan với nhiều vùng của não bộ, và có lẽ thế, nên khi cắt
bỏ nhiều vùng não rộng lớn (ở động vật) cũng không làm mất hoàn toàn trí
nhớ(Isaak).
6.4. Cơ chế hình thành trí nhớ
Cơ chế hình thành trí nhớ ngắn hạn
Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng trí nhớ ngắn hạn liên quan với sự tuần hoàn các
xung động thần kinh trong các vòng hay các chuỗi neuron và do quá trình khử cực
kéo dài tại các synap thuộc các vòng hay các chuỗi neuron đó. Các luồng xung
động trong các vòng neuron dễ bị ức chế dưới ảnh hưởng của các yếu tố khác
nhau. Do đó, trí nhớ ngắn hạn bị mất khi bịshock điện, não bị tổn thương, bị làm
lạnh, bị tác dụng của các thuốc gây mê hoặc các hỗn hợp khí (CO2, N, Cl) Tuần
hoàn các xung động thần kinh trong các vòng neuron không bị ảnh hưởng của các
chất có tác dụng ức chế sự tổng hợp ARN, protein và các chất trung gian hoá học.
Đó là cơ sở để phân biệt cơ chế hình thành trí nhớ ngắn hạn với cơ chế hình thành
trí nhớ trung hạn và dài hạn.
6.5 Cơ chế hình thành trí nhớ trung hạn
Trí nhớ trung hạn được hình thành do có sự thay đổi tạm thời các quá trình lý - hoá
ởcác tận cùng thần kinh trước synap cũng như ởmàng sau synap, tạo điều kiện cho
sự dẫn truyền các xung động thần kinh trong thời gian dài (vài ba tháng). Điều này

có thể quan sát trong thí nghiệm của Kandel và cộng sự tiến hành trên ốc sên
Aplysia (hình 6.11).
Hình 6.11
Sơ đồthí nghiệm nghiên cứu dẫn truyền hưng phấn qua synap ởAplysia
(theo Kandel)
Thí nghiệm cho thấy, nếu chỉ kích thích sợi thần kinh cảm giác, thì sau vài ba lần
kích thích hưng phấn sẽ không tiếp tục truyền qua synap nữa. Đây là hiện tượng
quen với kích thích. Song, nếu ta cho tác dụng phối hợp kích thích dây thần kinh
cảm giác với kích thích vào tận cùng sợi thần kinh truyền cảm giác đau (tận cùng
trên màng trước synap cảm giác) hưng phấn sẽ được liên tục dẫn truyền qua synap
cảm giác trong 2-3 tuần. Điều này chứng tỏ dấu vết của kích thích (trí nhớ) được
duy trì lâu dài. Những biến đổi các quá trình lý - hoá ởsynap thuộc sợi thần kinh
truyền cảm giác diễn ra nhưsau: Serotonin - chất dẫn truyền xung động thần kinh
qua synap truyền cảm giác đau có tác dụng hoạt hoá adenylatcyclase trên màng
trước synap cảm giác. Adenylatcyclase tác động lên ATP hay GTP và tạo ra AMPc
hay GMPc. Các chất này sẽhoạt hoá các protein - kinase và gây ra quá trình
phosphoryl hoá một protein là thành phần của kênh calci trên màng của tận cùng
sợi thần kinh cảm giác. Kênh calci mở, các ion Ca++ tiếp tục từ ngoài xuyên qua
màng vào trong, ngăn chặn dòng ion K+ qua màng, do đó quá trình phục hồi trạng
thái phân cực của màng bị chậm lại. Nói cách khác, quá trình khửcực màng kéo
dài, nên hưng phấn có thểtiếp tục truyền qua synap. Các ion Ca++ ngoài tác dụng
nói trên, còn có tác dụng hoạt hoá các proteinkinase không phụ thuộc calci. Các
proteinkinase này đến lượt sẽgiải phóng các receptor glutamat khỏi sự ức chếcủa
một protein của màng là phodrin. Được giải phóng khỏi ức chế, các receptor
glutamat sẽ kết hợp với chất dẫn truyền qua synap, góp phần kéo dài quá trình dẫn
truyền qua synap. Các xung động thần kinh truyền đến còn tác động lên các
neuropeptid có sẵn ở tận cùng trước synap. Phụ thuộc vào chất dẫn truyền ở màng
trước synap, mà các neuropeptid ở đây có khác nhau. Ví dụ, chất dẫn truyền
ởsynap là acetylcholin, thì các neuropeptid ở đây là enkephalin, luliberin và
vasointertinal peptid, còn chất dẫn truyền ởsynap là serotonin, thì các neuropeptid

ở đây là chất P, thyreoliberin, cholecystokinin. Khi được hoạt hoá bởi các xung
động truyền đến, các neuropeptid sẽ làm tăng khả năng dẫn truyền qua synap, cũng
có nghĩa là làm tăng thời gian mở đường qua synap.
Như vậy, cơ chế hình thành trí nhớ trung hạn là khử cực màng kéo dài, tạo điều
kiện cho các xung động thần kinh truyền qua synap trong thời gian dài.
6.6. Cơchế hình thành trí nhớdài hạn
Cơ chế hình thành trí nhớ dài hạn cũng gồm các quá trình biến đổi lý - hoá ở màng
trước và màng sau synap giống như cơ chế hình thành trí nhớ trung hạn, ngoài ra
còn có quá trình tạo ra các protein mới - chất giữtrí nhớ. Nhiều công trình nghiên
cứu cho thấy ở chuột sự tuần hoàn các xung động thần kinh trong các vòng neuron
kéo dài khoảng 30-50 phút đã có thểlàm thay đổi các protein và ARN trong thân
các neuron và các synap và trí nhớ ngắn hạn được chuyển thành trí nhớ dài hạn.
Quá trình chuyển trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn được gọi là quá trình củng
cố (consolidation). Quá trình này được hình thành trong một thời gian nhất định và
phụ thuộc vào đặc điểm của phản ứng phản xạ, vào thời gian và cường độ của kích
thích, vào trạng thái chức năng của các cấu trúc liên quan với trí nhớ trong não bộ,
vào đặc điểm di truyền, vào từng loài động vật và phụ thuộc vào phản ứng cảm
xúc. Thí nghiệm đầu tiên phát hiện chất liên quan với trí nhớ à thí nghiệm của Mc
Connel. Tác giả tiến hành thành lập phản xạ có điều kiện trên giun dẹp (Planarium
turbil). Kích thích có điều kiện là ánh sáng, kích thích củng cố là dòng điện chạy
qua 2 điện cực đặt trong bể nước, trong đó có con giun dẹp (hình 6.12). Sau khi
phản xạ có điều kiện được hình thành, tác giảcắt đôi con giun và chờ cho hai nửa
của con giun tái sinh thành hai con giun mới. Đem hai con giun mới này kiểm tra
xem ở chúng có phản xạ có điều kiện hay không. Kết quả cho thấy ở cả hai con
giun này đều xuất hiện phản xạ đối với kích thích ánh sáng (con giun co lại như bị
điện giật). Như vậy, có chất gì đó có khả năng nhớ phản xạcó điều kiện ở trong cơ
thể con giun? Câu hỏi này được trả lời khi cắt những con giun được thành lập phản
xạcó điều kiện thành từng mảnh và cho những con giun khác ăn. Kết quả cho thấy
ở những con giun được ăn những mảnh của con giun có phản xạ có điều kiện đều
xuất hiện phản xạvới ánh sáng ngay từ lần tác dụng thứ nhất, nghĩa là không cần

phải tập luyện. Thí nghiệm thành lập phản xạ tìm thức ăn trong mê lộ của chuột do
Hyden tiến hành cũng xác nhận có sự tổng hợp protein mới trong não chuột sau khi
thành lập phản xạ. Nói cách khác, chuột nhớ được đường chạy trong mê lộ là do có
chất giữ trí nhớ được hình thành trong não.
Hình 6.12
Sơ đồ thí nghiệm của Mc Connel. A-Con giun dẹp đầu tiên được sử dụng để thành
lập phản xạ tự vệ có điều kiện đối với ánh sáng, tác nhân củng cố là dòng điện.0
A1, A2: Hai con giun được tái sinh sau khi cắt đôi con giun đầu tiên theo đường H.
B-Con giun dẹp trong bình nước có gắn các điện cực và bóng điện
Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác như Krebs, Smirnov, Morrell,
Rosa v.v cũng xác nhận rằng trong quá trình thành lập phản xạcó điều kiện ở
động vật có sự tăng hàm lượng ARN và protein trong các neuron và trong các
neuroglia thuộc các cấu trúc của não bộ(vỏnão và hippocamp). Dùng các chất có
tác dụng ức chếtổng hợp protein cho thấy không thể hình thành được các phản
xạcó điều kiện. Đây cũng là thí nghiệm cho phép đi đến kết luận rằng quá trình
hình thành phản xạcó điều kiện (một dạng trí nhớ) rõ ràng là có liên quan với sự
hình thành chất giữ trí nhớ, còn được gọi là engra0m nhớ. Các nghiên cứu vềhoá -
tế bào thần kinh của nhiều tác giả(Nelb, Konorski, Eccles, Ratligge, Bengelsgorf
v.v ) còn cho thấy trong quá trình hình thành các phản xạcó điều kiện trong não
động vật có sự tăng sốlượng các synap hoạt động, tăng tiết chất dẫn truyền qua
synap, tăng sốlượng các gai trên các dendrit, tăng các nhánh ởtận cùng sợi thần
kinh (để tạo thêm các synap mới) và tăng sốlượng các tế bào glia. Tất cả những
biến đổi về cấu trúc này đều dẫn đến một cơ chế chung là mở đường qua synap, tạo
điều kiện cho các xung động thần kinh truyền từ neuron này đến neuron khác. Sự
dẫn truyền liên tục các xung động thần kinh qua synap làm thay đổi vịtrí các
nucleotid trong ARN thông tin - chất tham gia vào quá trình tổng hợp protein. Mã
tổng hợp protein này được duy trì trong thân neuron và synap, để tái tổng hợp
protein “trí nhớ” mới thay cho các protein “trí nhớ” bịmất đi trong hoạt động sống
của cá thể. Có thể như vậy, mà hàng ngày có đến hàng chục ngàn neuron bị thoái
hoá, nhưng trí nhớ không bị suy giảm. Tuy nhiên, khi ở tuổi trên 60 trí nhớ giảm

dần. Điều này chắc chắn có liên quan với các quá trình tổng hợp và phân giải các
ARN và các protein vì hoạt tính của ribonuclease - chất phân giải ARN tăng lên
theo tuổi. Đến tuổi 60 hoạt tính của enzym này tăng lên khoảng 45% so với người
ở tuổi 20. Sự giảm trí nhớ hay là sự quên, ngoài cơ chế giảm tổng hợp các ARN và
protein “nhớ”, còn do một nguyên nhân nữa là quá trình ức chế. Chính vì vậy mà
trí nhớ của con người có trong não nhiều hơn kiến thức mà họcó thể tái hiện được.

×