Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

đổi mới cơ chế hoạt động đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ văn hóa,thể thao và du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.65 KB, 103 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự nghiệp
phát triển các lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch, đã ban hành nhiều chủ
trương, đường lối và văn bản quy phạm pháp luật để định hướng cho ngành
văn hoá, thể thao và du lịch hoạt động và phát triển, gồm: Nghị quyết Hội
nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về xây dựng và
phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết
Hội nghị Trung ương sáu khoá X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Luật Di sản văn hoá, Luật Điện ảnh,
Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thể dục, thể thao; Luật Du lịch; Pháp lệnh Quảng
cáo; Pháp lệnh Thư viện…
Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới tạo hành lang
pháp lý để ngành văn hoá, thể thao hoạt động và phát triển như: Nghị quyết số
05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hoá; Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về
chế độ tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp; Nghị định số 43/2006/NĐ-
CP về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thủ tướng Chính phủ đã có: Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003
về Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá; Quyết định số 156/2005/QĐ-TTg ngày
23/6/2005 phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm
2020; Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 phê duyệt Quy
1
hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hoá-thông tin cơ sở đến năm 2010;
Quyết định số 167/2006/QĐ-TTg ngày 14/7/2006 phê duyệt Đề án “Phát triển
hoạt động văn hoá-thông tin vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010”;
Quyết định số 45/2008/QĐ-TTg ngày 28/3/2008 phê duyệt Quy hoạch phát
triển Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam đến năm 2010.
Các đơn vị sự nghiệp ngành văn hóa, thể thao và du lịch hoạt động chủ
yếu do ngân sách Nhà nước cấp, trên cơ sở kế hoạch công tác, kế hoạch tài


chính thường xuyên hàng năm do cơ quan chủ quản phê duyệt. Những cơ chế,
chính sách nêu trên đã tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp phát huy quyền
chủ động trong việc sử dụng các nguồn tài chính, cơ sở vật chất, sắp xếp, bố
trí nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao và tạo nguồn thu, tự chủ về
tài chính như: tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật, hoạt động thể thao ở các
địa bàn khác nhau, tổ chức các dịch vụ phục vụ cho các đối tượng khách tham
quan bảo tàng, di tích. Với các hoạt động nêu trên, đã tạo được nguồn thu để
phát triển hoạt động và cải thiện đời sống cho cán bộ, viên chức trong đơn vị,
cũng như tiết kiệm một phần cho ngân sách. Công tác xã hội hoá bước đầu ở
một số lĩnh vực: biểu diễn nghệ thuật, di sản văn hoá, thể dục, thể thao và du
lịch đã phát huy được tác dụng tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các
hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thể dục, thể thao trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, hoạt động sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch vẫn còn
một số tồn tại như:
Cơ chế hoạt động bước đầu được đổi mới nhưng chưa thực sự được
phát huy tác dụng, trong tư duy và nhận thức của nhiều đơn vị sự nghiệp công
lập của ngành vẫn còn mang nặng tính bao cấp, chủ yếu dựa vào nguồn ngân
sách Nhà nước cấp, chưa tự chủ trong hoạt động và thích ứng, hoà nhập với sự
phát triển cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
2
Cơ chế tuyển dụng còn bất cập, chính sách tiền lương và đãi ngộ đối với cán bộ,
viên chức ngành chưa phù hợp, chậm đổi mới nên chưa khuyến khích đối với các tiềm
năng nghệ thuật và thể thao, như: việc xếp lương lao động nghệ thuật theo thang, bảng
lương chung của chế độ viên chức. Chế độ phụ cấp, bồi dưỡng luyện tập, biểu diễn đối
với lao động biểu diễn nghệ thuật và vận động viên, huấn luyện viên còn thấp.
Hoạt động văn hoá, thông tin và biểu diễn nghệ thuật thường xuyên
phục vụ đột xuất nhiệm vụ chính trị theo yêu cầu của nhà nước, nhưng kinh
phí hoạt động không được bổ sung kịp thời nên gặp nhiều khó khăn trong quá
trình triển khai thực hiện.
Nhiều chính sách chưa phù hợp với thực tế như chính sách thuế, thù lao

cho diễn viên. Hoạt động gắn với chức năng, nhiệm vụ chính của các đơn vị
sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch như:
biểu diễn nghệ thuật, thư viện, bảo tàng, chiếu phim, đào tạo nghệ sĩ, diễn
viên, vận động viên, tổ chức thi đấu thể thao và phục vụ phát triển trong
phong trào thể dục, thể thao… là những hoạt động sự nghiệp mang tính đặc
thù, định hướng theo mục tiêu phục vụ chính trị, phục vụ xã hội, nâng cao
mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân theo đường lối, chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước. Những hoạt động này mang lại nguồn thu
cho các đơn vị sự nghiệp, được các đơn vị quản lý sử dụng theo cơ chế tự chủ
tài chính nhằm giảm nhẹ gánh nặng của ngân sách và phần nào cải thiện thu
nhập của văn nghệ sĩ, vận động viên, huấn luyện viên, viên chức và người lao
động tại các đơn vị; bản chất các khoản thu này không nhằm mục đích lợi
nhuận như các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của các tổ chức kinh tế
khác. Vì vậy việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp
thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần được xem xét lại.
3
Nhiều Trung tâm văn hoá của các tỉnh, thành phố đã được xây dựng có cơ
ngơi phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, phần lớn trang
thiết bị tại các Trung tâm văn hoá (kể cả cấp huyện, thị xã; phường, xã) sau một
thời gian sử dụng đã xuống cấp hoặc lạc hậu; không có kinh phí để sửa chữa,
thay thế, nhiều địa điểm hoạt động của một số Trung tâm văn hoá đang và sẽ bị
chuyển đổi mục đích sử dụng; nhiều thiết chế văn hoá không được cấp đủ diện
tích đất xây dựng trụ sở, khu hoạt động ngoài trời để đáp ứng những yêu cầu
hoạt động sự nghiệp hoặc thu hẹp diện tích đất hoạt động của các thiết chế văn
hoá, hoán đổi, chuyển vị trí các thiết chế văn hoá này ra xa khu vực trung tâm đô
thị, không thuận lợi cho hoạt động, do đó việc thực hiện xã hội hoá đối với các
thiết chế văn hoá gặp nhiều khó khăn và khó thực hiện.
Công tác đào tạo lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao là đào tạo theo
năng khiếu nên quy mô của các trường không lớn. Các trường nghệ thuật đào
tạo nghệ thuật đặc thù như: Múa, Xiếc, Sân khấu truyền thống, nhạc cụ dân

tộc và thể thao đỉnh cao gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh (thiếu nguồn
tuyển) nên khó mở rộng quy mô đào tạo. Cùng với những khó khăn trong
công tác tuyển sinh, chi phí cho đào tạo lớn trong khi ngân sách chi cho đào
tạo nghệ thuật có hạn, khả năng tự chủ của nhà trường bị hạn chế nên chất
lượng đào tạo đặc biệt là đối với các chuyên ngành nghệ thuật như múa, xiếc,
sân khấu truyền thống bị ảnh hưởng nhiều.
Công tác xã hội hoá đối với các hoạt động văn hoá, thể dục,thể thao tuy
có một số tiến bộ nhưng hiệu quả chưa cao do một số chính sách chưa huy
động được các nguồn lực xã hội như chính sách về thuế, đất đai, tín dụng
chưa thực sự khuyến khích các thành phần trong xã hội tham gia.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế -xã
hội, nhu cầu hưởng thụ dịch vụ công của xã hội và người dân ngày càng cao
và đa dạng, nhất là nhu cầu về dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa và thể
dục thể thao Nhiều người có khả năng chi trả cao để được hưởng thụ dịch
vụ công chất lượng cao theo nhu cầu (nhiều người đã cho con theo học các
4
trường Quốc tế ở trong nước hoặc cho con theo học ở nước ngoài). Vì vậy, để
đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của các tầng lớp nhân dân, Nhà nước
đã thực hiện các biện pháp để tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng cung
cấp dịch vụ sự nghiệp của các đơn vị công lập, đồng thời mở rộng cho mọi
thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tham gia cung cấp; trong đó, Nhà nước
tiếp tục giữ vai trò chủ đạo cung cấp một số dịch vụ cơ bản, thiết yếu đối với
xã hội, tập trung vào những lĩnh vực cung cấp dịch vụ công mà xã hội có nhu
cầu, nhưng các đơn vị cung cấp dịch vụ công ngoài Nhà nước không cung
cấp, hoặc cung cấp không đầy đủ, cung cấp cho những khu vực, vùng miền
điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn; cung cấp cho những đối tượng chính
sách, người nghèo. Để thực hiện vai trò này, Nhà nước đã tổ chức lại, đổi mới
cơ chế hoạt động của các đơn vị cung cấp dịch vụ công do Nhà nước thành
lập theo hướng nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng
nguồn lực lao động, tài chính, tổ chức bộ máy,…đồng thời xây dựng chính

sách ưu đãi về tài chính như: thuế, đất, tín dụng,… để thu hút các đơn vị
thuộc các thành phần kinh tế khác ngoài Nhà nước tham gia cung cấp dịch vụ
công. Tuy nhiên kết quả vẫn còn hạn chế.
Vì vậy, để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của xã hội và nhân
dân về số lượng và chất lượng dịch vụ công, trong điều kiện phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, thì việc đổi mới cơ chế
hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ công nói chung
và các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao
và du lịch nói riêng là phù hợp với lộ trình cải cách hành chính nhà nước và
điều kiện thực tế của Việt Nam, vì vậy tôi chọn đề tài: “Đổi mới cơ chế hoạt
động đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch”.
2. Mục đích của luận văn
5
Luận văn nghiên cứu thực trạng cơ chế hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch, trên cơ sở đó
nhằm nghiên cứu các giải pháp, hoàn thiện, đổi mới cơ chế hoạt động để các
đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ phát triển, phát huy vai trò của mình,
ngày càng đáp ứng nhu cầu xã hội.
Tạo ra hạt nhân thí điểm về đổi mới cơ chế hoạt động trong các đơn vị sự
nghiệp công lập để nhân rộng trong cả nước, không chỉ dừng lại áp dụng đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu đổi mới cơ chế hoạt động đối với các đơn
vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch,
trong đó đi sâu vào đổi mới cơ chế hoạt động đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Hoạt động quản lý nhà nước đối với cơ chế hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập.

Phạm vi của đề tài:
Nội dung của đề tài đặt ra rất lớn, với nhiều nội dung xuyên suốt có liên
quan tác động lẫn nhau như: đổi mới cơ chế về tài chính, về cơ chế tuyển
dụng, đào tạo cán bộ, viên chức, tổ chức bộ máy, cơ chế giao nhiệm vụ,
phân công, phân cấp nhiệm vụ… và liên quan đến tất cả các đơn vị sự
nghiệp công lập trong cả nước, nhưng trong điều kiện và thời gian có hạn
nên Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm đổi
mới cơ chế hoạt động trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về chiến lược phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch và
về cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp nói chung và các đơn vị sự
nghiệp công lập nói riêng.
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến lý luận về cơ chế hoạt động.
6
Những chiến lược phát triển về đổi mới cơ chế hoạt động đối với các
đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Dựa vào những kiến thức khoa học về nhà nước và pháp luật, về quản
lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước, quản lý nhà nước về kinh tế…
đã được nghiên cứu, học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận nghiên cứu của luận văn, trước hết là phương pháp
duy vật biện chứng. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, luận văn còn sử
dụng các phương pháp khác như:
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp phân tích logic.
- Phương pháp chuyên gia tư vấn.
- Phương pháp điều tra xã hội học.

- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn sẽ đóng góp một phần trong căn cứ để xây dựng cơ chế mới
cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, để từ đó tăng cường giao quyền tự chủ đi đôi với việc
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế, tài
chính nhằm đáp ứng nhu cầu về quản lý nhà nước, đáp ứng nhu cầu xã hội
và để hoàn thành nhiệm vụ được giao của đơn vị sự nghiệp công lập trước
cơ quan quản lý nhà nước cấp trên và trước pháp luật, đồng thời là cơ sở áp
dụng cho các đơn vị hoạt động sự nghiệp trong cả nước.
Đây là lần đầu tiên một luận văn Cao học chuyên ngành Quản lý Hành
chính công đưa ra những kiến nghị sát với thực tế, phù hợp với định hướng
của Đảng và chính sách của Nhà nước về cơ chế hoạt động đối với các đơn
vị sự nghiệp công lập.
6. Kết cấu luận văn
Tên luận văn: “Đổi mới cơ chế hoạt động đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục,
nội dung luận văn gồm 03 chương:
7
Chương I: Lý luận cơ bản và kinh nghiệm quốc tế về đổi mới cơ chế
hoạt động đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Chương II: Thực trạng cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công
lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Chương III: Các giải pháp nhằm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các
đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
8
Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ
ĐỔI MỚI CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ

SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1 Lý luận chung về đổi mới cơ chế hoạt động đối với các đơn vị sự
nghiệp công lập
1.1.1 Khái niệm về cơ chế, cơ chế hoạt động
Cơ chế là cách thức tổ chức nội bộ và quy luật vận hành, biến hoá của
một hiện tượng.
Cơ chế (mechanism) là khái niệm lúc ban đầu được dùng trong kỹ thuật
để chỉ nguyên tắc vận hành của một loại máy móc nào đó. Về sau, khái niệm
cơ chế được áp dụng vào lĩnh vực xã hội, như: cơ chế dân chủ, cơ chế bầu cử,
cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động Trong lĩnh vực xã hội, cơ chế được hiểu là
phương thức liên hệ giữa các bộ phận, các yếu tố cấu thành hệ thống và nguyên
tắc vận hành của hệ thống đó trong quá trình đi tới một mục tiêu nhất định.
1.1.2 Khái niệm về đổi mới: “thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn,
tiến bộ hơn so với trước” (Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên,
NXB Văn hoá - Thông tin, H. 1998, trang 657).
1.1.3 Khái niệm về đổi mới cơ chế hoạt động: là thay đổi hoặc làm cho
cơ chế hoạt động hoặc cơ chế vận hành của một đối tượng nào đó (ví dụ như
một cỗ máy, một doanh nghiệp, một tổ chức, ) thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn
so với trước.
1.1.4 Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức được thành lập theo quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.
1.1.5 Dịch vụ sự nghiệp công
Là loại dịch vụ phục vụ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phục
vụ sự phát triển kinh tế-xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao…) do
9
Nhà nước tổ chức cung cấp cho nhân dân và cộng đồng xã hội dưới các hình
thức: Nhà nước thành lập các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công thuộc
sở hữu nhà nước, kinh phí hoạt động của các đơn vị này do nhà nước đảm
bảo, một phần kinh phí do đối tượng thụ hưởng dịch vụ sự nghiệp công đóng

góp (như học phí…) theo quy định của Nhà nước. Hình thức nữa là Nhà nước
tạo điều kiện, ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để cho các thành
viên kinh tế khác trong xã hội tham gia cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.
Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp công trong nền kinh tế
thị trường: Hoạt động công ích và dịch vụ công cộng:
Trong kinh tế học người ta phân biệt 2 loại hàng hóa: hàng hóa cá nhân
(private goods) và hàng hóa công cộng (public goods). Theo định nghĩa chung
nhất đã xác định trong một cuốn từ điển kinh tế có uy tín ở Anh thì “hàng hóa
công cộng là một hàng hóa hay dịch vụ không thể định giá một cách chính
xác được và do vậy mà tư nhân không thể cung cấp một cách có hiệu quả”.
Hàng hóa công cộng có 3 đặc tính: tính không kình địch trong tiêu dùng
(nonrivalness in consumtion); tính không ngăn cản; tính không vứt bỏ được.
Tính không kình địch trong tiêu dùng của một hàng hóa có nghĩa là hàng hóa
đó một khi đã được cung ứng cho một người này thì có thể được cung cấp cho
những người khác mà không phải chi phí thêm. Tính không ngăn cản có nghĩa
là không thể ngăn cản một người, dù họ không trả tiền, được hưởng hàng hóa
công cộng đó. Tính không vứt bỏ được có nghĩa là một người không thể từ
chối không tiêu dùng một hàng hóa công cộng ngay cả khi người đó không
mong muốn như vậy. Ví dụ như trong ngành văn hóa, thể thao và du lịch thì
đó là sách, báo, tạp chí, phim ảnh, biểu diễn văn hóa nghệ thuật,…bảo tàng
phục vụ chính trị, giáo dục của Đảng cầm quyền. Vì lý do lợi nhuận mà trong
nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp tư nhân ít quan tâm tới sản xuất các
hàng hóa công cộng. Nhưng hàng hóa công cộng lại cần thiết phải được sản
10
xuất vì sự phát triển chung của nền kinh tế. Nghĩa là, sự phát triển của nền
kinh tế-xã hội không thể phát triển được nếu thiếu những hàng hóa công cộng.
Lý luận chung về quản lý nhà nước về kinh tế đã luận chứng rằng nhà
nước có trách nhiệm tổ chức việc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công cộng
cho nền kinh tế và cho xã hội bằng những phương thức khác nhau. Nói chung,
phần lớn sản xuất các hàng hóa, dịch vụ công cộng là ít mang lợi nhuận vì

những lý do đã giải thích trên. Vì vậy mà Nhà nước phải tổ chức ra các đơn vị
của mình để cung cấp những hàng hóa, dịch vụ công cộng mà các đơn vị tư
nhân không muốn hoặc không thể làm, đó là các đơn vị sự nghiệp công.
Liên quan tới hàng hoá công cộng còn có một loại hàng hoá đặc biệt
mà trong kinh tế học người ta gọi là hàng hóa khuyến dụng (merit goods).
Theo định nghĩa của kinh tế học “hàng hóa khuyến dụng là những hàng hóa
mà xã hội nghĩ rằng người dân nên tiêu dùng hoặc chấp nhận, cho dù thu nhập
của họ ở mức nào đi nữa”. Nghĩa là xã hội (mà Nhà nước là đại diện) phải
quan tâm tới những hàng hóa mà xã hội có trách nhiệm phải lo lắng, quan tâm
sao cho mọi người dân trong xã hội, bất kể giàu hay nghèo, đều phải được
tiêu dùng hay hưởng thụ nhằm tạo nên những tiềm năng, tiềm lực cho sự phát
triển kinh tế -xã hội lâu bền và nhanh chóng. Các sản phẩm về văn hóa, thể
dục thể thao, …thuộc vào loại hàng hóa đó. Trong nền kinh tế thị trường tự
do, các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Các cá nhân
người tiêu dùng thì lựa chọn hàng hóa tùy thuộc vào thu nhập của mình. Kết
quả là nhu cầu của xã hội về một sự đảm bảo tiêu dùng của mọi người dân đối
với những hàng hóa khuyến dụng có thể không được thỏa mãn đầy đủ. Vì vậy
mà Nhà nước phải có biện pháp tổ chức việc sản xuất và cung ứng cho tiêu
dùng trong xã hội những hàng hóa khuyến dụng. Có những hàng hóa khuyến
dụng vì lý do lợi nhuận mà các đơn vị tư nhân không muốn làm. Và đồng
thời, cũng có những hàng hóa khuyến dụng mà do nguồn thu nhập hạn chế
của mình người tiêu dùng chưa thể chi phí để mua chúng. Có thể thấy điều đó
qua thực trạng nghèo nàn về những sản phẩm văn hóa (như sách, phim ảnh,
11
…) và sự trống vắng người xem ở các rạp chiếu bóng, rạp hát, bảo tàng,…
thời gian qua ở nước ta.
Khi nói về hàng hóa khuyến dụng thì cũng cần nói cả về loại hàng hóa
không khuyến dụng. Nghĩa là loại hàng hóa mà xã hội cho rằng người dân
không nên tiêu dùng hoặc tiếp nhận, cho dù thu nhập của họ ở mức nào đi
nữa. Trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đó là loại sách, báo, tranh,

ảnh, video “đen” độc hại, có tác dụng tiêu cực đối với việc giáo dục đạo đức
tinh thần của mọi người dân trong xã hội, phá hoại truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, gieo rắc lối sống xa lạ, ngược với thuần phong mỹ tục dẫn đến những
tệ nạn mà xã hội phải tốn nhiều chi phí để khắc phục. Đối với loại hàng hóa
không khuyến dụng này, Nhà nước, một mặt áp dụng các biện pháp quản lý
hành chính (ngăn cấm), mặt khác, và đây là mặt quan trọng hơn, chủ yếu hơn,
là tổ chức và định hướng nhu cầu và sự tiêu dùng của mọi người trong xã hội
bằng những sản phẩm văn hóa có chất lượng cao. Có giá trị thẩm mỹ, giá trị
văn hóa cao, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là
một lý do quan trọng khác quy định sự tất yếu có mặt của đơn vị nhà nước
trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch để sản xuất và cung cấp những
hàng hóa đó, dịch vụ văn hóa mang tính chất khuyến dụng đối với xã hội.
Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập có nhiệm vụ chủ yếu là
cung cấp các dịch vụ mà lĩnh vực tư nhân ít tham gia. Mục đích của hoạt động
này không phải chủ yếu tạo ra lợi nhuận, thậm chí còn chịu lỗ; đầu tư thường
lớn, thu hồi vốn chậm. Do vậy mà các đơn vị tư nhân thường không chú ý đầu
tư hoặc ít có khả năng vốn đầu tư, mà chủ yếu là Nhà nước đầu tư thành lập
các đơn vị hoạt động sự nghiệp công để thực hiện.
1.2. Kinh nghiệm quốc tế về đổi mới cơ chế hoạt động đối với các đơn
vị sự nghiệp công lập
1.2.1. Tại Trung Quốc, việc điều chỉnh và kiểm soát ở tầm vĩ mô bằng
hệ thống thuế và chính sách giá cả theo các mức khác nhau, đồng thời việc
quản lý các sản phẩm và các dịch vụ văn hóa đều là các phương thức tích cực
12
của nhà nước trong việc quản lý các công việc có liên quan đến văn hóa.
Trung Quốc thực hiện hệ thống thuế ưu đãi và chính sách giá cả đối với các
công việc có liên quan đến văn hóa.
Mức thuế kinh doanh đối với dịch vụ văn hóa là 3%, thấp hơn 5% so
với các loại hình kinh doanh khác. Một mức thuế linh động nằm giữa khoảng
6 đến 20% được áp dụng cho các công việc kinh doanh văn hóa giải trí với

mức lợi nhuận cao. Đối với việc kinh doanh sách, báo chí và tạp chí thì mức
thuế VAT được áp dụng là 13%, thấp hơn 17% so với mức thuế chính. Đối
với các bảo tàng, các nhà xuất bản, báo chí và tạp chí, các loại báo và tạp chí
thuộc các nhà biên tập có tiêu chuẩn như nhau như các công trình thuộc nhà
nước địa phương, thì mức thuế đầu tư đối với các tài sản cố định là 5%. Mức
thuế 0% được ấn định cho thuế đầu tư đối với tài sản cố định được dành cho
các phòng tập, các trung tâm văn hóa, các trung tâm nghệ thuật quần chúng,
các thư viện, các bảo tàng, các trung tâm lưu trữ, các trung tâm bảo tồn cổ vật,
các cơ quan phát hành sách, các đài truyền hình, các đài phát thanh trên cấp
tỉnh và các hệ thống truyền tải thuộc các đài truyền hình đó, các phòng thu tin
tức, các trang thiết bị dành cho thiếu nhi như khoa học, các phim giáo dục và
nghệ thuật và việc mua sắm trang thiết bị. Đối với các dự án công nghệ của
các xưởng phim truyện và các nhà máy không sản xuất, thì lại được ấn định
mức thuế đầu tư tài sản cố định là 10%.
Vào năm 1993, Trung Quốc đã chỉnh sửa hệ thống thuế và đưa ra việc
giảm thuế và miễn thuế cho các công việc có liên quan đến văn hóa. Đối với
thuế kinh doanh: thuế kinh doanh được miễn đối với việc thu nhập qua việc
bán vé từ các hoạt động văn hóa ở các khu di tích, các bảo tàng, các trung tâm
văn hóa, các phòng trưng bày nghệ thuật, các phòng triển lãm, các viện nghệ
thuật thư pháp, các thư viện và các tổ chức bảo tồn cổ vật. Đối với thuế giá trị
gia tăng: Thuế giá trị gia tăng được miễn khi các thư viện công cộng chi phí
13
cho việc mua bán các quyển sách quý hiếm. Nó cũng được miễn cho việc
kinh doanh chuyển giao bán quyền nghe và nhìn gốc.
Các chính sách cho ngành văn hóa thông qua nghiên cứu và thực tiễn:
Trong cuộc điều tra và nghiên cứu thị trường mô hình thống kê công nghiệp
đã bắt đầu được chấp nhận trong việc thu thập dữ liệu đối với công việc có
liên quan đến ngành văn hóa vào năm 1996. Hiện nay, các tổ chức quan trọng
trong việc thống kê dữ liệu là: các hoạt động về nhân sự, phân tích thống kê
đầu vào, đầu ra, giá trị thêm vào, thu nhập kinh doanh chính, lợi nhuận, mức

thuế, tỷ lệ tự tạo được quỹ tài trợ, chi phí đầu người và hiệu quả đều có sự
hướng dẫn. Bằng cách này, lần đầu tiên Bộ Văn hóa có dữ liệu thống kê
tương đối chính xác đối với các ngành nghề chẳng hạn như ngành giải trí.
Các chính sách biếu tặng và an sinh xã hội: Các việc biếu tặng cho các
cơ quan văn hóa được Trung Quốc khuyến khích, nhưng nó vẫn có các quy
định riêng như: người đóng thuế việc biếu tặng cho các cơ quan văn hóa
thông qua các phòng ban quản lý văn hóa hoặc các tổ chức phúc lợi phi kinh
doanh công cộng và đây là những tổ chức đã được thiết lập và đã được chấp
nhận. Với những quà biếu tặng thì không được thu thuế doanh thu quá 3%,
đây là điểm đánh dấu riêng cho các cơ quan văn hóa được các cơ quan thuế
của nhà nước xác định. Những người nhận các vật biếu tặng gồm: các dàn
giao hưởng chính của nhà nước, đoàn vũ kịch bale, đoàn opera, đoàn kịch Bắc
Kinh và các nhóm biểu diễn nghệ thuật dân tộc khác; các thư viện phúc lợi
công cộng, các bảo tàng, các di tích lịch sử, các tổ chức bảo tồn di vật văn hóa
chính. Các phòng ban có liên quan đều có luật định và điều chỉnh theo quà
tặng xã hội để đảm bảo việc thực hiện các chính sách biếu tặng xã hội.
Mới đây, tháng 8/2010 tại Hà Nội, hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Văn hóa
Trung Quốc và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam về tình
hình xây dựng văn hóa của Trung Quốc như sau: ngày nay Trung Quốc coi
văn hóa là trụ cột, linh hồn của dân tộc. Có thời gian dài Trung Quốc chỉ coi
trọng kinh tế mà chưa coi trọng đến lĩnh vực văn hóa. Mấy chục năm mở cửa
14
hội nhập, Trung Quốc nhận thức được rằng phải coi trọng văn hóa, phải có
chính sách để tạo cho văn hóa phát triển.
Đại hội Đảng Trung Quốc lần thứ 16 đã khẳng định được 4 lĩnh vực
chủ yếu: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.
Sự nghiệp văn hóa, thể chế văn hóa phải phủ kín thành thị và nông
thôn, không cho phép kinh tế thị trường chi phối mà chi chủ yếu từ ngân sách
nhà nước, đảm bảo quyền hưởng thụ văn hóa của nhân dân, xây dựng dịch vụ
văn hóa công cộng đồng đều từ thành thị đến nông thôn (trách nhiệm của

Chính phủ, chính quyền các cấp phải tăng nhanh ngân sách chi cho văn hóa).
Cả nước có 6 cấp từ trung ương, tỉnh, huyện, thị xã, thôn, bản. Đồng thời
khuyến khích người dân tham gia hoạt động văn hóa, phấn đấu đến năm 2013
có: 98% nông dân được xem truyền hình. Tăng sách cho thư viện, mỗi xã đều
có Trung tâm văn hóa, phòng văn hóa tại thôn. Các bảo tàng địa phương đều
miễn phí cho du khách. Đọc sách điện tử tại các phường, xã, thôn. Xây dựng
chương trình văn hóa phục vụ nông thôn (sự nghiệp văn hóa cũng chính là
cung cấp dịch vụ văn hóa công cộng). Các hãng phim, trò chơi điện tử…đều
có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực văn hóa như
chính sách tín dụng ưu đãi, thuế ưu đãi, hỗ trợ cho văn hóa được tính vào chi
phí của doanh nghiệp (hiện nay ở Việt Nam chưa có chính sách này).
Sau cải cách thể chế văn hóa, nhiều đơn vị chuyển sang hoạt động như
doanh nghiệp. Những loại hình văn hóa nghệ thuật mang đậm tính dân tộc thì
Nhà nước phải lo, còn lại chuyển sang loại hình doanh nghiệp.
Trung Quốc cho rằng, xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội sẽ trở
thành trụ cột để phát triển văn hóa (sản nghiệp văn hóa Trung Quốc đã vượt
5%/GDP ở một số tỉnh ).
1.2.2. Ai-Len:
Không có một khung pháp lý chung đối với việc phát triển các ngành
kinh doanh văn hóa. Tuy nhiên, trong phạm vi những lĩnh vực nghệ thuật
cũng có các quy định riêng. Thông thường mức thuế VAT 21% sẽ được giảm
xuống 12.5% đối với việc bán các tác phẩm nghệ thuật, hoặc giá vé vào cửa
15
xem triển lãm nghệ thuật và văn hóa. Sách và giá vé xem biểu diễn nghệ thuật
được miễn thuế VAT; một số triển lãm xuất bản có thể được hưởng mức thuế
VAT 0% theo một số điều kiện nhất định.
Điều 481 Luật thuế 1997 cho phép nhà đầu tư được miễn giảm thuế đối
với các khoản đóng góp vào những công ty sản xuất phim. Số tiền được miễn
giảm tùy thuộc vào mức giới hạn được đưa ra hang năm. Cho đến nay gần
300 dự án được hưởng lợi từ Điều luật này.

1.2.3 Malaysia:
Ở Malaysia, các cấp chính quyền (liên bang, bang, các đô thị tự trị và
các tổ chức) đều quan tâm đến việc phát triển văn hóa, nên phân phối một
cách cân đối các ngân sách cho phát triển văn hóa. Chính phủ tiếp tục khuyến
khích các công dân Malaysia sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật, thấm nhuần
các giá trị thẩm mỹ to lớn đặc biệt hiểu rõ giá trị và biết giữ gìn nghệ thuật,
văn hóa và di sản. Để làm giàu thêm văn hóa Malaysia, năm 1996 Chính phủ
đã chi một khoản tiền là 73.71 triệu RM cho việc làm phong phú và thúc đẩy
nghệ thuật và phát triển văn hóa ở Malaysia.
Chính phủ Malaysia tiếp tục đẩy mạnh các chương trình văn hóa, góp
phần tăng ngân sách nhà nước theo các kế hoạch 5 năm đã đề ra: kế hoạch 5
năm lần 1 (1966-1970), kế hoạch 5 năm lần 2 (1971-1975), kế hoạch 5 năm
lần 3 (1976-1980), kế hoạch 5 năm lần 4 (1981-1985), kế hoạch 5 năm lần 5
(1986-1990), kế hoạch 5 năm lần 6 (1991-1995), kế hoạch 5 năm lần 7 (1996-
2000). Bốn công viên văn hóa, với chi phí 6.7 triệu RM đã được xây dựng ở
Ipoh, Alor Setar, Kuantan và Penang.
Vào năm 1992, thư viện quốc gia Malaysia cũng được khánh thành với
trị giá 35 triệu RM. Nhà hát quốc gia với chi phí xây dựng 195 triệu RM và
phòng triển lãm nghệ thuật quốc gia với chi phí 40 triệu RM cùng được khánh
thành vào năm 1998. Cả 3 công trình này đều nằm cạnh một đại lộ với kiến
trúc đặc trưng kiểu Malaysia và đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của thủ đô
Kuala Lumpur.
16
Thông qua Bộ Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch, chính phủ Malaysia đã
hỗ trợ về mặt tài chính cho tổ chức văn hóa, nghệ thuật ở cấp liên bang, cấp
bang và cấp hạt, các viện nghiên cứu chuyên sâu, các công ty tư nhân và các
hội thảo do chính phủ hoặc các cá nhân thành lập, tổ chức.
Những hỗ trợ về tài chính này được cung cấp để khuyến khích việc tổ
chức và thực hiện các chương trình liên quan đến văn hóa, nghệ thuật. Qua đó
tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa các tổ chức này để thực hiện các dự án

có chất lượng cao, tạo ra một mạng lưới hợp tác, liên kết giữa chính phủ và
các tổ chức văn hóa, nghệ thuật.
Chi tiêu chính phủ Malaysia cho văn hóa tính theo % tổng chi được thể hiện
trong bảng sau:
Năm Tổng chi của
chính phủ tính
bằng RM
Chi phí cho văn
hóa tính bằng RM
Chiếm (%)
1980 20,724,348,256 47,732,806 0,23
1985 29,191,096,194 58,860,149 0,20
1990 33,405,637,300 197,284,450 0,41
1995 48,797,932,300 554,721,130 1,14
1996 55,467,290,400 316,329,000 0,57
(Nguồn cung cấp: Malaysia, Belanjawan Persekutuan. Anggaran hasil dan
perbelanjaan bagi tahun 1980, 1985, 1990, 1995. Kuala Lumpur: Percetakan Nasional
Malaysia Bha, 1980)
Để khuyến khích khu vực tư nhân đóng góp làm giàu cho nghệ thuật và
khôi phục các di sản quốc gia, chính phủ Malaysia đã quy định những khoản
đóng góp được khấu trừ thuế như sau:
a. Đóng góp tiền mặt tới tài khoản ủy thác của Bộ Văn hóa, Nghệ thuật và
Du lịch để tài trợ cho các buổi biểu diễn kịch hòa nhạc và các hoạt động văn
hóa khác mang tầm quốc gia.
b. Đóng góp vào việc thành lập các nhóm biểu diễn văn hóa mà hoạt động
của các nhóm này được coi là ở cấp quốc gia.
17
c. Đóng góp tiền mặt cho tài khoản ủy thác của Cục Bảo tàng và di tích cổ
và Cơ quan lưu trữ quốc gia để phục vụ cho mục đích nghiên cứu và thực
hiện các hoạt động đặc biệt để bảo tồn di sản quốc gia.

Ngoài ra, các cá nhân và tổ chức đóng góp các bản thảo hoặc đồ tạo tác
cũng sẽ có một tỉ lệ khấu trừ thuế nhất định. Khu vực tư nhân có đóng góp
vào việc phát triển dịch vụ thư viện cũng sẽ được miễn thuế.
Để tăng cường chất lượng các hoạt động văn hóa: các nhà văn, diễn viên,
vũ công, ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công, tác giả, nhà thơ trữ tình tham gia vào các
hoạt động văn hóa ở cấp quốc gia sẽ được miễn thuế đánh trên phần thu nhập
mà họ được nhận. Chính sách miễn thuế cũng dành cho sân khấu của các
nhóm nghệ thuật địa phương.
Bên cạnh các dịch vụ hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn, chính phủ cũng cung cấp
tài chính cho các cơ quan, tổ chức văn hóa, Năm 1996, các tổ chức văn hóa
phi chính phủ đã chi tổng cộng 480.000 RM để tổ chức các hoạt động văn hóa
cho công chúng.
1.2.4. Bài học cho Việt Nam
Qua kinh nghiệm của Trung Quốc, Malaysia, Ailen, rút ra bài học cho
Việt Nam.
Thứ nhất, bài học về đánh giá tầm quan trọng hơn nữa của văn hóa
trong sự phát triển của đất nước, phải coi văn hóa là linh hồn của một dân tộc,
là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế-xã hội.
Thứ hai, bài học về ban hành các văn bản luật nhằm điều chỉnh và tạo
hành lang pháp lý cho các họat động văn hóa phù hợp với tình hình mới; về
quá trình xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho sự ưu tiên phát triển sự
nghiệp văn hóa. Các chính sách không chỉ dựa trên các giá trị văn hóa, lịch sử
của xã hội mà các chính sách này hướng tới mà còn có sự kết hợp, nỗ lực của
các nhóm lợi ích liên quan, chính sách phải phù hợp giữa chính sách của
ngành với chính sách tổng thể của phát triển kinh tế; nghiên cứu toàn diện và
có hệ thống lý luận và thực tiễn việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
18
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa và hội nhập quốc tế.
Thứ ba, bài học cho điều chỉnh chính sách, cơ chế hoạt động cho phù
hợp với sự phát triển và nhu cầu ngày càng cao của xã hội; có chính sách để
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực văn hóa như chính sách tín
dụng ưu đãi, thuế ưu đãi, hỗ trợ cho văn hóa được tính vào chi phí của doanh
nghiệp; thực hiện hệ thống thuế ưu đãi và chính sách giá cả đối với các công
việc có liên quan đến văn hóa. Những loại hình văn hóa nghệ thuật mang đậm
tính dân tộc thì Nhà nước phải lo, còn lại có thể chuyển sang loại hình hoạt
động doanh nghiệp.
Thứ tư, đi đôi với việc tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh xã
hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực cho phát triển văn
hóa, coi đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền
vững, gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, làm cho
văn hóa tham gia tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chung của đất nước.
Thứ năm, tạo mọi điều kiện nâng cao mức hưởng thụ và tham gia hoạt
động, sáng tạo văn hóa của nhân dân; phấn đấu từng bước thu hẹp sự chênh
lệch về hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng
bằng và miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo.
19
Chương 2
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC ĐƠN
VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ VĂN HOÁ,
THỂ THAO VÀ DU LỊCH
2.1 Giới thiệu về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội khóa XII ra Nghị quyết số
01/2007/QH12 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và số Phó Thủ tướng Chính
phủ nhiệm kỳ Khoá XII, quyết định Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch được
thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Văn hoá - Thông tin với Uỷ ban Thể dục thể
thao, Tổng cục Du lịch và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về

gia đình từ Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; đồng thời chuyển giao chức
năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về thông tin báo chí, xuất bản sang Bộ
Thông tin và Truyền thông.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch
trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn
hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo
quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của
Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội; các dự thảo nghị quyết, nghị định của
Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật của Bộ đã được
phê duyệt và các đề án khác theo sự phân công của Chính phủ.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát
triển dài hạn, năm năm, hàng năm; chương trình mục tiêu quốc gia, chương
20
trình hành động và các dự án, công trình quan trọng quốc gia; các dự thảo
quyết định chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể
dục, thể thao và du lịch.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ các giải thưởng, danh hiệu vinh dự Nhà
nước thuộc lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và đu lịch; quyết định
thành lập các Hội đồng quốc gia về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể
thao và du lịch.
4. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch đã
được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tuyên truyền, phổ

biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
6. Về di sản văn hoá:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định:
- Quy hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tổ chức và
hướng dẫn thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành;
- Xếp hạng và điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với đi tích quốc gia đặc biệt;
- Đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc
(UNESCO) công nhận Di sản văn hoá và thiên nhiên tiêu biểu của Việt Nam
là Di sản thế giới;
- Phương án xử lý đối với tài sản là di sản văn hóa vật thể, bao gồm: di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,
trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác;
- Cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
b) Quyết định theo thẩm quyền:
21
- Xếp hạng di tích quốc gia, bảo tàng hạng I; điều chỉnh khu vực bảo vệ
đối với di tích quốc gia; giao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho bảo tàng nhà
nước có chức năng theo quy định của pháp luật;
- Phê duyệt quy hoạch dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc
gia và di tích quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật; phê duyệt hoặc
thoả thuận việc xây .dựng các công trình ở khu vực bảo vệ II đối với di tích
quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt;
- Thẩm định quy hoạch dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi đi tích quốc
gia, di tích quốc gia đặc biệt; dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm
ngoài các khu bảo vệ di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt xét thấy có
khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích theo quy định của pháp luật;
- Cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ; đưa di vật, cổ vật ra nước
ngoài, tam bản sao di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia thuộc các bảo tàng quốc
gia, bảo tàng chuyên ngành; quản lý việc cấp phép cho người Việt Nam định

cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu, sưu tầm di sản văn
hoá phi vật thể ở Việt Nam.
c) Hướng dẫn hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, lễ
hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với các di tích và nhân vật lịch sử.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan huy động, quản
lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
đ) Công nhận, trao tặng danh hiệu vinh dự đối với các nghệ nhân có
công gìn giữ, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể.
7. Về nghệ thuật biểu diễn:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch các đơn vị sự nghiệp của
Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt;
22
b) Ban hành Quy chế hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp;
Quy chế tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn về nghệ thuật biểu diễn chuyên
nghiệp;
c) Ban hành Quy chế tổ chức hoạt động thi hoa hậu, người mẫu thời
trang, karaoke và vũ trường;
d) Hướng dẫn việc cấp thẻ hành nghề và cấp phép biểu diễn nghệ thuật
chuyên nghiệp;
đ) Quy định việc thẩm định, cấp phép, chương trình, tiết mục, vở diễn
của các tổ chức, cá nhân Việt Nam đi biểu diễn ở nước ngoài và của các tổ
chức, cá nhân nước ngoài biểu diễn tại Việt Nam;
e) Ban hành Quy chế quản lý việc sản xuất, phát hành băng đĩa ca nhạc
và vở diễn.
8. Về điện ảnh:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch các đơn vị sự nghiệp của
Nhà nước về điện ánh sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b)Quy định việc tổ chức liên hoan phim quốc gia và quốc tế, những
ngày phim nước ngoài tại Việt Nam và những ngày phim Việt Nam ở nước

ngoài;
c) Quản lý phim lưu chiểu và lưu trữ các tư liệu, hình ảnh động sản
xuất ở trong nước và nước ngoài;
d) Quy định việc cấp phép phổ biến phim.
9. Về mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch tượng đài, tranh hoành
tráng quốc gia sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Ban hành Quy chế hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, nghệ
thuật sắp đặt, trình diễn video-art, tổ chức trại sáng tác điêu khắc quốc tế tại
Việt Nam;
23
c) Quy định việc tổ chức và trực tiếp tổ chức trưng bày, triển lãm tác
phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh quy mô quốc gia, quốc tế;
d) Thành lập Hội đồng chuyên ngành thẩm định nghệ thuật và dự toán
công trình mỹ thuật theo quy định.
10. Về quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật:
a) Hướng dẫn thực hiện quy định chế độ nhuận bút về quyền tác giả,
quyền liên quan của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật;
b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quyền
tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật;
c) Bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân
trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm văn học, nghệ
thuật;
d) Quy định việc cung cấp, hợp tác, đặt hàng, sử dụng và đảm bảo
quyền tác giả đối với tác phẩm, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản
ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;
đ) Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn
học, nghệ thuật và quyền liên quan cho các ngành, địa phương, doanh nghiệp,
các tổ chức xã hội và công dân.
11. Về thư viện:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới thư viện sau
khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Quy định việc hợp tác, trao đổi sách, báo, tài liệu với nước ngoài và
việc liên thông sách, báo, tài liệu giữa các thư viện;
c) Quy định điều kiện thành lập và hướng dẫn hoạt động thư viện.
12. Về quảng cáo :
Thống nhất quản lý nhà nước về quảng cáo, có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép đặt Chi nhánh của tổ chức,
cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo nước ngoài;
24
b) Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo trên các phương tiện (trừ báo
chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm) và thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn khác theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành thông
tư liên tịch quy định về thủ tục cấp phép quảng cáo, về thanh tra, kiểm tra và
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo trên báo chí,
mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm.
13. Về văn hóa quần chúng, văn hóa dân tộc và tuyên truyền cổ động:
a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định nghi thức chính thức nhà
nước về đón tiếp khách quốc tế, lễ kỷ niệm, tang lễ và các nghi thức khác theo
phân công của Chính phủ;
b) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy hoạch về thiết chế văn hoá cơ sở
sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Xây dựng và ban hành các chính sách về bảo tồn, phát huy, phát
triển các giá trị văn hoa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
d) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra; giám sát việc thực hiện chính
sách văn hóa dân tộc;
đ) Ban hành Quy chế tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần
chúng, tổ chức hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng;

e) Ban hành Quy chế, hướng dẫn và chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa, hoạt động tuyên truyền phổ biến văn hóa ở cơ
sở và tổ chức lễ hội.
14. Về gia đình:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện
các quy định của pháp luật về đảm bảo quyền bình đẳng và chống bạo lực
trong gia đình;
25

×