Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

hoạt động tiếp dân tại phòng tiếp dân, ủy ban nhân dân thành phố quảng ngãi – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.6 KB, 35 trang )

SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
PHẦN MỘT
NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC TẬP
Thực hiên quyết định số 1918/QĐ-HCQG ngày 30 tháng 12 năm 2005 của
Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia về việc ban hành Quy chế tổ chức thực tập
cho sinh viên Đại học Hành chính hệ chính quy, Phòng Đào tạo Học viện Hành chính
đã triển khai đợt thực tập cho sinh viên các lớp KS7 (niên khóa 2006-2010);
Theo kế hoạch thực tập của Phòng đào tạo Học viện Hành chính thành phố Hồ
Chí Minh.
1- Mục đích thực tập
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức hoạt động của Bộ máy nhà nước và thể chế hành
chính nhà nước, chức năng, nhiệm vụ cũng như quyền hạn của cán bộ, công chức tại
cơ quan thực tập;
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ
quản lý hành chính;
- Bổ sung và nâng cao kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học lý thuyết
tại Học viện nhờ sự giúp đỡ của các cán bộ, công chức đang làm việc tại các cơ quan
hành chính nhà nước.
2- Nội dung thực tập
- Nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ của cơ
quan thực tập;
- Nắm vững quy trình công vụ trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước nơi
thực tập;
- Nắm được thủ tục hành chính của cơ quan nơi thực tập, thể chế hành chính
liên quan đến cơ quan nơi thực tập;
- Thực hành các kỹ năng hành chính đúng với vai trò của một công chức trong
cơ quan Hành chính Nhà nước theo yêu cầu cụ thể mà đến cơ quan thực tập đã cho.
3- Về tình hình thực tập
3.1- Địa điểm thực tập
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1


SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi, số
48, đường Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi.
3.2- Tên đề tài thực tập
Hoạt động tiếp dân tại Phòng tiếp dân, Ủy ban nhân dân thành phố Quảng
Ngãi – Thực trạng và giải pháp
3.3- Thời gian thực tập:
Thời gian thực tập: 2 tháng, từ ngày 15 tháng 3 năm 2010 đến ngày 15 tháng 5
năm 2010.
Tiến trình thực tập:
Tuần 1 : từ ngày 15 tháng 3 năm 2010 đến 21 tháng 3 năm 2010
- Trực tiếp liên hệ với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành
phố Quảng Ngãi;
- Trình kế hoạch, đề cương thực tập cho cán bộ hướng dẫn thực tập;
Tuần thứ 2 đến tuần thứ 3: từ ngày 22 tháng 3 đến 04 tháng 4 năm 2010
Tìm hiểu về Văn phòng HĐND và UBND thành phố Quảng Ngãi:
- Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng UBND;
- Quy chế làm việc, các quy trình thủ tục của Văn phòng HĐND và UBND;
- Các mối quan hệ công tác của của Văn phòng HĐND và UBND;
- Biên chế, chế độ làm việc của Văn phòng HĐND và UBND.
Tuần 4 đến tuần 7: từ ngày 05 tháng 4 năm 2010 đến ngày 02 tháng 5 năm 2010
- Tiếp cận với công tác soạn thảo văn bản tại Văn phòng;
- Thực hành các kỹ năng hành chính tại bộ phận Tiếp nhận và giao trả kết quả;
- Tìm hiểu thực tế tại Phòng tiếp dân, UBND thành phố;
- Tham gia các buổi tiếp công dân định kì của lãnh đạo UBND thành phố;
- Tiến hành viết báo cáo thực tập.
Tuần 8 đến tuần 9: từ ngày 03 đến ngày 15 tháng 5 năm 2010
- Hoàn chỉnh báo cáo;
- Trình báo cáo thực tập lên lãnh đạo Văn phòng xét duyệt và ký xác nhận;
- Báo cáo thực tập.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
PHẦN HAI
TÌM HIỂU VỀ CƠ QUAN NƠI THỰC TẬP
CHƯƠNG I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
1- Khái quát về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1- Vị trí địa lý
- Thành phố Quảng Ngãi nằm vị trí gần trung độ của tỉnh Quảng Ngãi (cách
địa giới tỉnh về phía Bắc 28 Km, phía Nam 58 km, phía Tây 57 km, cách bờ biển 10
km); cách thành phố Đà Nẵng 123 km; cách thành phố Quy Nhơn 170 km; cách
thành phố Hồ Chí Minh 821 km và cách Thủ đô Hà Nội 889 km. Có toạ độ địa lý từ
15
0
05’ đến 15
0
08’ vĩ độ Bắc và từ 108
0
34’ đến 108
0
55’ kinh độ Đông.
1.2- Điều kiện tự nhiên
- Thành phố Quảng Ngãi nằm ven sông Trà khúc, địa hình khá bằng phẳng,
trong vùng nội thị có núi Thiên Bút, núi Ông, sông Trà Khúc, sông Bàu Giang tạo
nên môi trường sinh thái tốt, cảnh quan đẹp, có mực nước ngầm cao, địa chấn ổn
định. Nhiệt độ trung bình hàng năm 27
0
c, lượng mưa trung bình 2.000 mm, tổng giờ
nắng 2.000 – 2.200 giờ/năm, độ ẩm tương đối trung bình trong năm khoảng 85% và
thuộc chế độ gió mùa thịnh hành: mùa Hạ gió Đông Nam, mùa Đông gió Đông Bắc.

2- Khái quát về kinh tế - xã hội
- Thành phố Quảng Ngãi được thành lập theo Quyết định số 112/2005/NĐ-CP
của Chính phủ vào ngày 26 tháng 8 năm 2005. Theo thống kê đến đầu năm 2005 thì
thành phố Quảng Ngãi có diện tích là 37,1233 km
2
, dân số là 133.843 người, mật độ
dân số là 3.605 người/km
2
;
- Là một thành phố trẻ nhưng từ khi thành lập đến nay Thành phố Quảng
Ngãi đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch một cách hợp lý
theo hướng tăng tỉ trọng và giá trị công nghiệp, dịch vụ. Từ năm 2005 đến nay kinh
tế thành phố luôn đạt được mức tăng trưởng khá, bình quân đạt 17,83% (năm 2006
là 16,5% năm 2007 đạt 18,3%; năm 2008 đạt 17,31% và năm 2009 đạt 19,23%). Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ,
giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2009 công nghiệp chiếm 49,06%, dịch vụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
chiếm 47,395% và nông nghiệp chiếm 3,55%. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây
dựng bình quân từ năm 2005 đến 2009 tăng 22,17%, dịch vụ tăng 24,13% và nông
nghiệp tăng 4,69%;
- Thành phố đang đẩy nhanh công tác xã hội hoá trên các lĩnh vực như văn
hoá, giáo dục, y tế, thể thao, du lịch, đảm bảo thu hút các nguồn đầu tư cho thành
phố. Đời sống của người dân không ngừng được nâng cao, quốc phòng an ninh được
giữ vững, công tác đền ơn đáp nghĩa, xoá đói giảm nghèo và an sinh xã hội được
quan tâm thực hiện có hiệu quả;
- Thành phố Quảng Ngãi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học
kỹ thuật của tỉnh; đồng thời, gắn với Khu kinh tế Dung Quất và Nhà máu lọc dầu số 1
thành một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng –
an ninh của chuỗi đô thị miền Trung và Tây Nguyên: Nha Trang, Tuy Hoà, Quy
Nhơn, Huế, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Buôn Mê Thuột, Pleiku và KomTum.
CHƯƠNG II- TÌM HIỂU VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA PHÒNG TIẾP DÂN - UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
QUẢNG NGÃI
I- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG TIẾP DÂN
1- Vị trí, chức năng của phòng Tiếp dân
- Phòng Tiếp dân là bộ phận thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân thành phố, do Chánh Văn phòng trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về toàn bộ hoạt động tiếp công dân; thực
hiện nhiệm vụ tiếp dân thường xuyên, phục vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất trong trường hợp khẩn thiết (nếu có);
tổ chức tiếp nhận, nghiên cứu, đề xuất xử lý đơn do Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố chuyển đến, đảm bảo kịp thời, đúng pháp luật;
- Phòng tiếp dân thành phố Quảng Ngãi là cơ quan tham mưu giúp Thường
trực Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố tổ chức tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
4
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
- Là cơ quan tiếp nhận các yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của công dân; đầu mối
tiếp nhận, phân loại và đề xuất xử lý ban đầu đơn thư khiếu nại, tố cáo chuyển đơn
đến Lãnh đạo thành phố và các cơ quan có trách nhiệm giải quyết. Chịu trách nhiệm
theo dõi, đôn đốc tiến độ giải quyết công việc của các cơ quan, báo cáo kết quả giải
quyết công việc đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố;
2- Nhiệm vụ và quyền hạn
2.1- Quyền hạn
- Yêu cầu công dân đến khiếu nại, tố cáo xuất trình giấy tờ tùy thân, trình bày
đầy đủ, rõ ràng, trung thực sự việc, cung cấp những tài liệu liên quan đến khiếu nại,

tố cáo;
- Từ chối tiếp nhận những trường hợp khiếu nại đã có quyết định giải quyết
khiếu nại có hiệu lực pháp luật theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo;
- Không tiếp những người không có năng lực hành vi, trong tình trạng say
rượu, say chất kích thích khác và những người vi phạm Nội quy tiếp công dân.
2.2- Nhiệm vụ
- Tiếp nhận các thông tin kiến nghị, phản ánh góp ý những vấn đề liên quan
đến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; công tác
quản lý, điều hành của các cấp, các ngành trong thành phố;
- Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố và các cơ quan đơn vị chuyên môn; đảm bảo việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo tuân theo quy định của pháp luật;
- Tuyên truyền pháp luật cho công dân, giúp công dân hiểu pháp luật; hướng
dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng quy định của pháp luật về khiếu
nại, tố cáo và Quy chế tiếp dân;
- Trực tiếp tổ chức, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân
của thành phố; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố về hiệu quả công tác và việc tuân theo pháp luật của cán bộ tiếp
công dân;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
5
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
- Tổ chức chuẩn bị nội dung, hồ sơ, tài liệu, phối hợp với các cơ quan, cá nhân
có trách nhiệm liên quan để phục vụ lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố tiếp công
dân định kỳ;
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cán bộ tiếp dân tiếp nhận, nghiên cứu và tham
mưu xử lý đơn khiếu nại, tố cáo theo quy trình, có trách nhiệm, thẩm quyền giải
quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo theo quy định; đảm bảo kỷ cương, kỷ luật hành chính
đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chấp hành chỉ đạo của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,

tố cáo;
- Thực hiện việc mở sổ, ghi chép, cập nhật thông tin về tiếp công dân, xử lý
đơn theo quy định;
- Thực hiện tổng hợp báo cáo định kỳ tháng, quý, tổng kết, rút kinh nghiệm
trong hoạt động tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.
3- Cơ cấu tổ chức và biên chế
3.1- Cơ cấu tổ chức của Văn phòng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
6
Văn phòng
HĐND&UBND
Bộ phận kế
toán tài vụ
Bộ phận hành
chính
Bộ phận tham
mưu, tổng hợp
Kế
toán
Thủ
quỹ
Phòng hành
chính,
tổ chức
Phòng
tiếp dân
Bộ phận tiếp
nhận và giao
trả kết quả
Văn

thư
Nội
chín
h
Quản
lý đô
thị
Khối
kinh
tế
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
3.2- Biên chế của phòng Tiếp dân
4- Quan hệ công tác
- Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân chủ động phối hợp với
Thanh tra thành phố tổ chức cho lãnh đạo Uỷ ban nhân dân thực hiện tốt công tác tiếp
dân định kỳ;
- Chủ trì, phối hợp với Thanh tra thành phố thường xuyên việc rà soát, tổng
hợp theo dõi tình hình giải quyết và thực hiện quyết định giải quyết, xử lý các vụ
việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố;
kịp thời kiến nghị, đề xuất cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xử lý và chỉ đạo
thực hiện;
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Uỷ
ban nhân dân thành phố, Uỷ ban nhân dân các xã, phường triển khai thực hiện công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cho công dân.
- Thực hiện kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, đơn vị,
Ủy ban nhân dân các xã, phường trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện
quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp trên;
- Đôn đốc các cơ quan chuyên môn, đơn vị, Uỷ ban nhân dân các xã, phường
báo cáo chuyên đề về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tổng hợp, đánh
giá, xây dựng báo cáo về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng chỉ

đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
7
Chánh Văn phòng
Trưởng phòng
Tiếp dân
Cán bộ
tiếp dân
Cán bộ
tiếp dân
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
II- QUY TRÌNH TIẾP DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO
1- Quy trình tiếp công dân thường xuyên tại Uỷ ban nhân dân thành phố
Quảng Ngãi
1.1- Trường hợp công dân khiếu nại
- Cán bộ được phân công tiếp dân yêu cầu người đến phòng tiếp công dân xuất
trình giấy tờ tùy thân và hướng dẫn cho công dân về nội quy, quy trình tiếp công dân
theo nội dung đã công khai;
- Công dân trình bày đầy đủ, trung thực, rõ ràng lý do đến nơi tiếp dân và nội
dung, yêu cầu, đề nghị cụ thể của họ. Cán bộ tiếp dân lắng nghe và ghi chép trung
thực, đầy đủ, đảm bảo thông tin cụ thể, chính xác theo các tiêu chí đã quy định.
Trường hợp nhiều người đến khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung thì cán bộ tiếp
dân yêu cầu cử đại diện trực tiếp trình bày nội dung sự việc;
- Trường hợp công dân đến khiếu nại bằng đơn thì công chức tiếp công dân
phải kiểm tra đơn và các tài liệu kèm theo đơn; đơn phải ghi rõ ngày, tháng, năm; tên,
địa chỉ, của người khiếu nại, người bị khiếu nại và phải có chữ ký trực tiếp của người
khiếu nại. Sau khi kiểm tra hình thức và nghiên cứu nội dung, công chức tiếp công
dân phải xử lý như sau:
+ Trường hợp khiếu nại không đúng thẩm quyền giải quyết thì trả lại đơn và
hướng dẫn họ đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Việc hướng dẫn có thể

thực hiện bằng lời nói; trường hợp công dân yêu cầu hướng dẫn bằng văn bản thì công
chức tiếp công dân phải thực hiện bằng Phiếu hướng dẫn; Phiếu hướng dẫn phải có
chữ ký trực tiếp, họ, tên, chức danh của công chức tiếp công dân;
+ Trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 32 Luật
Khiếu nại, tố cáo quy định về các trường hợp không được thụ lý để giải quyết thì trả
lại đơn cho công dân và giải thích cho họ. Nếu đã giải thích trực tiếp mà họ vẫn
không chấp hành thì tiếp nhận đơn và trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đơn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
8
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
phải có văn bản giải thích gửi cho họ. Việc giải thích bằng văn bản chỉ thực hiện một
lần đối với một vụ việc;
+ Trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới trực tiếp
nhưng do người có thẩm quyền để quá thời hạn mà không giải quyết, người khiếu nại
gửi đơn đến Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định của Điều 39 Luật Khiếu nại, tố
cáo quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo thì tiếp nhận đơn, soạn thảo văn
bản tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố có văn bản yêu cầu cấp dưới
giải quyết;
+ Trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố nhưng đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì cán bộ tiếp
dân có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc
khiếu nại;
+ Trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố nhưng đơn khiếu nại không đảm bảo nội dung theo Điều 33 Luật
Khiếu nại, tố cáo thì hướng dẫn họ viết lại đơn cho đúng quy định. Trường hợp họ là
người không có khả năng viết lại đơn thì công chức tiếp dân phải hỏi họ và viết đúng
các nội dung theo Điều 33 của Luật Khiếu nại, tố cáo và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc
điểm chỉ để người phụ trách Phòng tiếp công dân trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố thụ lý giải quyết;

+ Trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố nhưng khiếu nại thông qua người đại diện, người được ủy quyền
thì phải kiểm tra tính hợp pháp của giấy tờ chứng minh đại diện và giấy tờ chứng
minh được ủy quyền và yêu cầu người đại diện, người được ủy quyền thực hiện đúng
các quy định trên;
+ Trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết lần hai của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố nhưng người khiếu nại chưa cung cấp được bản sao quyết
định giải quyết lần đầu thì giải thích cho họ hiểu và yêu cầu họ phải bổ túc hồ sơ kịp
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
9
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
thời thì mới được nhận đơn và tham mưu người phụ trách Phòng tiếp công dân trình
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thụ lý giải quyết.
- Trường hợp công dân đến trình bày khiếu nại trực tiếp mà không có đơn thì
xử lý như sau:
+ Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân thành phố thì giải thích, hướng dẫn họ theo quy định của pháp luật;
+ Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố thì hướng dẫn họ viết đơn để thực hiện quyền khiếu nại; trường hợp họ là
người không có khả năng viết đơn thì công chức tiếp công dân phải ghi lại đầy đủ nội
dung theo quy định tại Điều 33 Luật Khiếu nại, tố cáo vào biên bản tiếp dân hoặc sổ
tiếp dân, yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ và căn cứ vào đó xử lý, tham mưu
người phụ trách Phòng tiếp công dân trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thụ lý
giải quyết.
1.2- Trường hợp công dân tố cáo
- Cán bộ tiếp dân giải thích cho họ nắm rõ quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo;
- Trường hợp người tố cáo trình bày trực tiếp thì công chức tiếp công dân phải
ghi rõ nội dung tố cáo, họ tên, địa chỉ người tố cáo, khi cần thiết có thể ghi âm lời tố
cáo. Bản ghi nội dung tố cáo phải cho người tố cáo đọc lại, nghe lại và ký xác nhận.

Thời điểm tiếp nhận tố cáo được tính từ ngày người tố cáo ký xác nhận vào nội dung
bản tố cáo;
- Trường hợp người tố cáo gửi kèm theo đơn những thông tin, tài liệu làm bằng
chứng để tố cáo thì phải viết giấy biên nhận, có chữ ký của người tiếp nhận và người
cung cấp. Giấy biên nhận viết thành hai bản, mỗi bên giữ một bản;
- Trường hợp tố cáo qua điện thoại, qua mail thì công chức tiếp nhận ghi chép
và báo cáo người phụ trách Phòng tiếp công dân chỉ đạo, tổ chức biện pháp xác minh
tên, địa chỉ người tố cáo theo thông tin người tố cáo cung cấp;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
10
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
- Trường hợp người tố cáo yêu cầu bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của họ thì
công chức tiếp công dân báo cáo người phụ trách Phòng tiếp dân thực hiện và chuyển
yêu cầu này cho người có trách nhiệm chỉ đạo, giải quyết tiếp theo.
- Trường hợp công dân phản ánh, kiến nghị, hỏi về chính sách, pháp luật, thủ
tục hành chính: Công chức tiếp công dân có trách nhiệm lắng nghe và hướng dẫn, giải
thích rõ ràng cho công dân với khả năng, điều kiện cho phép; tiếp nhận các ý kiến
phản ánh, kiến nghị bằng đơn hoặc trực tiếp.
2- Quy trình tiếp công dân của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố
- Cán bộ được phân công tiếp công dân có trách nhiệm làm thư ký cuộc tiếp
công dân của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố. Thư ký cuộc tiếp dân chịu trách
nhiệm kiểm tra thành phần tham dự, nội dung chuẩn bị cho người chủ trì trước khi
cuộc tiếp công dân bắt đầu;
- Phân công công chức của cơ quan mời công dân theo thứ tự đã đăng ký; kiểm
tra giấy tờ tùy thân và báo cáo lãnh đạo về họ tên, địa chỉ, tóm tắt nội dung chủ yếu
và yêu cầu của công dân;
- Công dân đến trình bày trực tiếp, cung cấp các tài liệu để làm rõ thêm nội dung
yêu cầu của mình;
- Người chủ trì tiếp công dân điều hành việc hỏi và yêu cầu các cơ quan, tổ
chức, cá nhân tham dự trả lời công khai để nắm chắc nội dung, yêu cầu của công dân

và những thông tin có liên quan; sau đó đưa ra ý kiến trả lời chính thức cho công dân.
Đối với những khiếu nại thuộc thẩm quyền mà vụ việc rõ ràng, cụ thể, có đủ cơ sở
giải quyết thì khi tiếp công dân, người chủ trì trả lời ngay cho công dân biết; nếu vụ
việc phức tạp cần nghiên cứu, xem xét thì phải nói rõ thời hạn giải quyết, người cần
liên hệ tiếp để biết kết quả giải quyết;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc tiếp công dân định kỳ của
lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố, thư ký cuộc tiếp công dân có trách nhiệm dự
thảo văn bản thông báo kết quả tiếp công dân để tham mưu người phụ trách tiếp công
dân đề nghị Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố ban hành
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
11
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
văn bản thông báo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về ý kiến kết luận
của người chủ trì tiếp công dân định kỳ của Ủy ban nhân dân thành phố để làm cơ sở
thực hiện nhiệm vụ công tác và cơ sở để kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ,
chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3- Những trường hợp tiếp công dân theo yêu cầu khẩn thiết
- Các khiếu nại, tố cáo nếu không áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn kịp
thời các hành vi vi phạm pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an
toàn cho người tố cáo thì có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến hủy hoại tài sản
của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng của công dân, mất an ninh chính
trị, trật tự an toàn công cộng;
- Các khiếu nại có nhiều người tham gia, có tính chất bức xúc, phức tạp;
- Các trường hợp phải tiếp theo yêu cầu của cấp trên;
- Các trường hợp theo đề xuất của Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam thành phố;
- Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, nếu Chủ tịch đi vắng thì báo cáo Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phố những trường hợp khẩn thiết phát sinh tại Phòng Tiếp
công dân để sắp xếp tiếp công dân;

- Ý kiến kết luận của người thay mặt Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì tiếp
công dân được Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố
thông báo hoặc trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ký văn bản
chỉ đạo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời gian sớm nhất; chậm
nhất không quá 05 ngày làm việc tính từ khi kết thúc buổi tiếp dân.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
12
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
PHẦN BA - BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TIẾP DÂN TẠI PHÒNG TIẾP DÂN – UỶ BAN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
LỜI GIỚI THIỆU
Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác tiếp dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo; phát huy quyền làm chủ của người dân, gắn với bộ máy
Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã
có nhiều bài viết, bài nói chỉ rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tiếp dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo cho người dân, yêu cầu trách nhiệm của các ngành, các cấp
trong tiếp nhận và giải quyết đơn thư của người dân. Thể chế hoá đường lối, tư
tưởng, quan điểm của Bác, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật
để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tiếp dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo;
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân, là một hình thức biểu hiện
của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là một trong những phương thức giám sát của nhân
dân đối với nhà nước và đối với cán bộ, công chức. Tại điều 74- Hiến pháp năm 1992
quy định “Công dân có quyền khiếu nại với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại phải được các cơ quan nhà nước
xem xét và giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định”. Tiếp công dân, thực chất
là người cán bộ tiếp công dân đang thay mặt cơ quan Nhà nước xem xét công việc
của dân, giải quyết tâm tư, nguyện vọng, khiếu nại, tố cáo của dân liên quan đến hoạt

động trực tiếp của bộ máy công quyền, qua đó bổ sung, sửa đổi các chính sách, pháp
luật từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý của nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước;
Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là góp phần củng cố
mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, củng cố niềm tin vào Đảng và
Nhà nước. Hoạt động tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm của thủ
trưởng các cấp, các ngành, của các cơ quan, đơn vị. Các cơ quan, cán bộ, công chức
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
13
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
phải có trách nhiệm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các khiếu nại của nhân dân, đây
là yêu cầu quan trọng đối với các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị;
Trong những năm qua, hoạt động tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại
Uỷ ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi đã đạt được những thành tích đáng kể, các
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã tập trung sức lực, trí tuệ để đảm bảo thực hiện tốt
việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thông qua đó mà nhiều đơn thư phản
ánh, khiếu nại, tố cáo của người dân đã được giải quyết theo đúng pháp luật, phù hợp
với tình hình thực tế và phần nào đáp ứng được mong đợi của người dân;
Do quy định của pháp luật còn bất cập, công việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
nhiều và đội ngũ cán bộ tiếp dân còn mỏng dẫn đến hoạt động tiếp dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo của người dân còn một số tồn tại, vẫn chưa hoàn thành so với kế
hoạch đã đề ra.
CHƯƠNG I- CƠ SỞ CHO HOẠT ĐỘNG TIẾP DÂN
1- Cơ sở lý luận
1.1- Các khái niệm cơ bản
- Tiếp dân: là hoạt động thuộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và người
có thẩm quyền được tiến hành trên cở sở của pháp luật, trong đó người tiếp dân đại
diện cho cơ quan nhà nước sẽ tiếp xúc, chia sẻ, trao đổi trực tiếp với dân để giải quyết
các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo cho công dân.
- Khiếu nại:

+ Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận tại
điều 74 của Hiến pháp năm 1992. Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào;
+ Tại khoản 1, điều 2- Luật khiếu nại tố cáo năm 1998 quy định: Khiếu nại là
việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục đề nghị cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành
chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định
hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
14
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
- Tố cáo: tại khoản 2, điều 2- Luật khiếu nại tố cáo năm 1998 quy định: Tố
cáo là việc công dân theo thủ tục báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt
hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, cơ quan, tổ chức.
1.2- Hoạt động tiếp dân từ góc độ văn hoá
Văn hoá đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiếp dân, văn hoá ở đây
được xét dưới góc độ tập quán, phong tục sinh hoạt, lối tư duy. Bên cạnh các quy
định về pháp luật, cán bộ tiếp dân còn phải hiểu biết về văn hoá, về các quy phạm
văn hoá tại địa phương mình. Đặc điểm chung của người Việt Nam là chịu sự chi
phối của tình nghĩa cá nhân, tình cảm con người. Do đó trong hoạt động tiếp dân,
cán bộ tiếp dân cần phải hiểu biết sâu sắc được môi trường văn hoá để biến văn hoá
trở thành động lực thúc đẩy hoạt động tiếp dân đạt được hiệu quả tốt nhất.
1.3- Yếu tố tâm lý trong hoạt động tiếp dân
1.3.1- Tâm lý của người dân khi đến khiếu nại, tố cáo
Tâm lý của người dân đến khiếu nại, tố cáo thường bức xúc do oan ức, do hiểu
biết pháp luật hạn chế, do bị kích động. Có nhiều trường hợp đã xúc phạm chính
quyền, cán bộ tiếp dân. Trong tình hình đó, nếu cán bộ, chuyên viên tiếp dân không

giữ được bình tĩnh dẫn đến thái độ nóng nảy, hách dịch sẽ làm cho tình hình càng
thêm phức tạp. Do đó cán bộ tiếp dân phải nắm bắt được tâm lý người dân khi khiếu
nại, tố cáo để giải quyết công việc một cách tốt nhất.
1.3.2- Tâm lý của cán bộ tiếp dân
Cán bộ tiếp dân thường có tâm lý bề trên, vẻ mặt khá lạnh lùng, thái độ thờ ơ,
lãnh cảm. Hình ảnh các công chức mang bộ mặt “ đâm lê”, hách dịch, mất lịch sự khi
tiếp xúc với dân không phải là ít, nhất là ở cấp phường, xã. Mô-típ chung là người
dân hỏi gì thì nói nấy, rất kiệm lời, thậm chí có cán bộ thay vì giải thích tường tận về
chính sách cho dân hiểu khi có thắc mắc hoặc giấy tờ chưa đầy đủ theo quy định thì
ngược lại tỏ ra khá gay gắt bằng lời lẽ thiếu tôn trọng, nhũng nhiễu, hạch sách, nạt nộ
dân, dẫn đến làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng, với Nhà nước.
1.4- Kỹ năng giao tiếp trong hoạt động tiếp dân
1.4.1- Tầm quan trọng của giao tiếp trong hoạt động tiếp dân
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
15
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong hoạt động tiếp dân có vai trò quan trọng
trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Đặc biệt trong giải quyết các khiếu nại, tố
cáo cho người dân của cán bộ tiếp dân, của người có trách nhiệm thì vai trò của
giao tiếp lại càng quan trọng;
Hoạt động tiếp dân không đơn thuần là tiếp nhận đơn thư, kiến nghị mà
thông qua đó cán bộ tiếp dân có thể tư vấn, hướng dẫn cho công dân thực hiện đúng
thẩm quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Trong hoạt động tiếp dân,
sự rắc rối, phức tạp, khó khăn không phải ở quy trình, thủ tục mà chính là ở hoạt
động giao tiếp, ứng xử giữa cán bộ tiếp dân với công dân.
Do đó để hoạt động tiếp dân có hiệu quả, đạt mục đích yêu cầu đòi hỏi cán
bộ tiếp dân ngoài kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn thuần tuý còn phải trang bị khả
năng giao tiếp, thương thuyết trong giải quyết vấn đề.
1.4.2- Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp trong hoạt động tiếp dân
- Các quy định của pháp luật về tổ chức và thực hiện tiếp dân;

- Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nơi nhà
nước, cán bộ tiếp dân;
- Quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân tại nơi tiếp dân;
- Tâm thế, uy tín cá nhân của các chủ thể giao tiếp.
2- Cơ sở pháp lý cho công tác tiếp dân
2.1- Những quy định chung về công tác tiếp dân
- Luật khiếu nại tố cáo năm 1998, sửa đổi, bổ sung năm 2005;
- Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của chính phủ
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và
các Luật sửa đổi;
- Nghị định số 89/CP ngày 07 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ ban hành
Quy chế tổ chức tiếp công dân;
- Thông tư số 1178/TT-TTNN ngày 25 tháng 9 năm 1997 của Thanh tra nhà
nước hướng dẫn thực hiện Nghị định 89 CP ngày 07 tháng 8 năm 1997 của Chính
phủ Ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân;
- Chỉ thị số 36/2004/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2004 về việc chấn chỉnh
và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong
công tác giải quyết khiếu nại tố cáo;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
16
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
- Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 về Quy tắc ứng
xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy hành chính địa phương;
- Thông báo số 130-TB/T.Ư ngày 10-1-2008 của Bộ Chính trị về tình hình,
nhiệm vụ giải pháp công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
- Thông báo số 307 -TB/T.Ư ngày 10-2-2010 của Ban Bí thư về đề án đổi mới
công tác tiếp dân và các Quy chế tổ chức tiếp công dân, xử lý đơn thư, các văn bản chỉ đạo
của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
2.2- Một số quy định tại địa phương về công tác tiếp dân
2.2.1- Các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi

- Quyết định số 108/2001/QĐ-UB ngày 24/9/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ngãi về việc thành lập Phòng Tiếp công dân Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Quyết định số 14/2007/QĐ-UBND, ngày 12 tháng 6 năm 2007 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về quy chế tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn và giải
quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Chỉ thị số 03/2005/CT-UB ngày 17 tháng 01 năm 2005 về việc thi hành một
số biện pháp chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm về công tác tiếp dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong các cơ quan hành chính Nhà nước của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Quảng Ngãi.
2.2.2- Các quy định của Uỷ ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi
- Quyết định số 2295/2006/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2006 của Uỷ ban
nhân dân thành phố Quảng Ngãi về quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân thành phố
Quảng Ngãi;
- Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2008 ban hành quy
định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn
phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi của Uỷ ban
nhân dân thành phố Quảng Ngãi;
- Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 02 năm 2008 ban hành
quy chế tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc
thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi;
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
17
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
- Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 6 tháng 3 năm 2008 của Uỷ ban nhân
dân thành phố Quảng Ngãi về nội quy tiếp công dân tại phòng tiếp dân;
- Chỉ thị số 06/2008/CT-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2008 về việc tăng
cường trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Uỷ
ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi.
CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG TIẾP DÂN TẠI PHÒNG TIẾP DÂN -
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

1- Lịch tiếp tại Phòng tiếp dân - Uỷ ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi
1.1- Tiếp dân hàng ngày
- Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố có trách nhiệm cử từ 01 đến 02 công
chức thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Phòng tiếp dân theo ngày, giờ
làm việc hành chính và trong các giờ nghỉ, ngày nghỉ theo yêu cầu của Chủ tịch, các
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
- Công chức được phân công tiếp công dân thường xuyên có trách nhiệm tiếp
công dân, tiếp nhận đơn và báo cáo kết quả định kỳ, đột xuất cho Văn phòng Uỷ ban
nhân dân thành phố.
1.2- Lịch tiếp dân định kì của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực tiếp hoặc ủy quyền cho Phó Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố tiếp công dân vào ngày 05 và 20 hàng tháng, trường
hợp ngày đó trùng vào ngày lễ, ngày thứ bảy, chủ nhật thì sẽ tiếp vào ngày hành chính
làm việc liền kề sau đó. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố được ủy quyền tiếp
thay phải báo cáo tình hình, kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố;
- Thành phần tham gia tiếp công dân định kỳ gồm có: lãnh đạo Ủy ban nhân
dân thành phố; đại diện lãnh đạo các phòng, ban thành phố: Văn phòng Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân; Thanh tra; Tài nguyên và Môi trường; Quản lý đô thị;
Tư pháp. Mời: Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố; Thường trực Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam thành phố; Văn phòng Thành ủy; Hội Nông dân thành phố.
Tuỳ theo nội dung tiếp công dân, người phụ trách Phòng tiếp công dân có thể mời đại
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
18
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
diện lãnh đạo phòng, ban, đơn vị, Chủ tịch UBND xã, phường có liên quan tham gia
tiếp công dân;
- Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm
sắp xếp, bố trí lịch tiếp công dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, các Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cho năm sau và được công bố công khai trước
ngày 31 tháng 12 của năm trước; được niêm yết tại Phòng tiếp công dân của thành

phố và đăng tải trên trang tin điện tử của thành phố.
Lịch tiếp công dân định kỳ của
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi năm 2010
NGÀY LÃNH ĐẠO TIẾP CHỨC VỤ
05/01/2010 Lê Mỹ Liên CT UBND TP
20/01/2010 Nguyễn Mạnh Hùng PCT UBND TP
05/02/2010 Nguyễn Hải PCT UBND TP
22/02/2010 Huỳnh Chánh PCT UBND TP
05/03/2010 Lê Mỹ Liên CT UBND TP
22/03/2010 Nguyễn Hải PCT UBND TP
05/04/2010 Huỳnh Chánh PCT UBND TP
20/04/2010 Nguyễn Mạnh Hùng PCT UBND TP
05/05/2010 Lê Mỹ Liên CT UBND TP
20/05/2010 Huỳnh Chánh PCT UBND TP
07/06/2010 Nguyễn Mạnh Hùng PCT UBND TP
21/06/2010 Nguyễn Hải PCT UBND TP
05/07/2010 Lê Mỹ Liên CT UBND TP
20/07/2010 Huỳnh Chánh PCT UBND TP
05/08/2010 Nguyễn Hải PCT UBND TP
20/08/2010 Nguyễn Mạnh Hùng PCT UBND TP
06/09/2010 Lê Mỹ Liên CT UBND TP
20/09/2010 Nguyễn Hải PCT UBND TP
05/10/2010 Huỳnh Chánh PCT UBND TP
20/10/2010 Nguyễn Mạnh Hùng PCT UBND TP
05/11/2010 Lê Mỹ Liên CT UBND TP
22/11/2010 Huỳnh Chánh PCT UBND TP
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
19
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
06/12/2010 Nguyễn Mạnh Hùng PCT UBND TP

20/12/2010 Nguyễn Hải PCT UBND TP
2. Kết quả tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
2.1- Kết quả tiếp dân hằng ngày
2.1.1- Kết quả tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của nhân
dân trong năm 2009
- Về công tác tiếp dân
Năm
Đơn vị
Năm 2008 Năm 2009
Quý I năm
2010
Tổng số
lượt tiếp
công dân
UBND
thành phố
787 789 99
UBND 10 xã,
phường
445 458 155
- Công tác tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, tranh chấp
+ Nội dung đơn
Số đơn/vụ
Lĩnh vực
Số đơn/số vụ Chiếm %
Đơn đòi lại đất có
nguồn gốc cũ
13/08 2,1
Tranh chấp đất đai 97/63 16,6
Khiếu nại về tư pháp 08/04 1,1

Khiếu nại về đền bù 185/124 32,8
Khiếu nại về quyết định
hành chính, văn bản
47/27 7,1
Khiếu nại trong lĩnh vực
đất đai
44/30 7,9
Khiếu nại về hành vi
hành chính
15/09 2,2
Yêu cầu thi hành án 35/11 2,9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
20
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
Yêu cầu thực hiện
quyết định
37/11 2,9
Yêu cầu cấp GCN- QSDĐ 19/8 2,1
Yêu cầu giải quyết
chế độ chính sách
14/14 3,7
Phản ánh, kiến nghị về
VSMT, TTĐT
99/69 26,1
Tổng cộng 613/378 100%
+ Về xử lý và giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp
Xử lý đơn
CQ giải quyết
Số đơn/
số vụ

Số vụ đã
giải quyết
Chiếm
%
- Chuyển cơ quan cấp tỉnh 37/29 - -
- Chuyển UBND các
xã, phường
210/125 - -
- Chuyển cơ quan chuyên
môn của UBND thành phố:
+ Phòng TNMT thành phố
+ Ban quản lý cụm Công
nghiệp
+ Đội Quản lý trật tự đô thị
+ Ban quản lý dự án
+ Ban đền bù, GPMB
+ Phòng quản lý đô thị
+ Phòng y tế
+ Phòng Nội vụ
+ Phòng Lao động thương
binh & Xã hội
+ Phòng VHTT
158/106
36/15
01/01
08/04
58/45
33/22
06/04
02/01

03/03
09/09
02/02
89/106
13/15
01/01
04/04
34/45
18/22
04/04
01/01
03/03
09/09
02/02
83,96
86,6
100
100
75,5
81,8
100
100
100
100
100
- Thẩm quyền của chủ tịch
UBND thành phố:
+ Thanh tra thành phố
63/29
30/12

22/29
11/12
75,86
91,6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
21
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
+ Phòng TNMT
+ Phòng Nội vụ
29/14
04/03
08/14
03/03
57,1
100
- Lưu đơn không có cơ sở 113/61 Lưu đơn -
- Chuyển trả hướng dẫn
công dân
32/28 - -
Tổng cộng 613/387 - -
- Công tác tiếp nhận, xử lý và giải quyết tố cáo
+ Nội dung tố cáo
Số đơn/vụ
Lĩnh vực TC
Số đơn
tố cáo
Số
vụ
Công dân lấn chiếm đất,
xây dựng nhà ở trái phép

11 04
Cán bộ lợi dụng chức vụ
làm trái pháp luật
18 10
Tố cáo nặc danh, không rõ
nội dung
04 02
Tố cáo cán bộ cấp Tỉnh
chiếm đất công
05 01
Tổng cộng 38 17
+ Công tác xử lý, giải quyết đơn tố cáo năm 2009
Xử lý đơn
Thẩm quyền
Số đơn/
số vụ
Số vụ đã
giải quyết
Chiếm
%
Tồn đọng
- Chủ tịch UBND thành phố 18/8 5/8 62,5 3
- Phòng ban chuyên môn:
+ Phòng TNMT
+

Đội QLTTĐT
04/03
02/01
02/02

03/03
01/01
02/02
100
100
100
0
0
0
UBND các xã, phường 12/04 - - -
Tố cáo nặc danh 04/04 Lưu đơn - -
Tổng cộng 38/17 - - -
2.1.2- Trong quý I năm 2010 ( từ 01/11/2009 đến 05/3/2010)
- Công tác tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tranh chấp
+ Nội dung khiếu nại, tranh chấp
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
22
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
Số đơn/vụ
Lĩnh vực
Số đơn/số vụ Chiếm
%
Đơn đòi lại đất nguồn gốc cũ 09/06 06
Tranh chấp đất đai 37/27 27
Kiếu nại về đền bù 34/19 19
Khiếu nại QĐHC 18/09 09
Khiếu nại thi hành án 05/03 03
Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai 11/05 05
Yêu cầu cấp GCN-QSDĐ 25/15 15
Yêu cầu thi hành án 05/04 04

Kiến nghị khác:ANTT, VSMT 13/13 12
Tổng cộng 157/100 100
+ Công tác xử lý đơn
Xử lý đơn
CQ giải quyết
Số đơn/số
vụ
Số vụ đã
giải quyết
Chiếm % Tồn đọng
Chuyển cơ quan cấp tỉnh 19/16 - - -
Chuyển cơ quan chuyên
môn UBND
33/21 15/21 71.4 06
Thẩm quyền của Chủ tịch
UBND thành phố
18/12 04/12 33 08
UBND các xã, phường 61/39 - - -
Đơn không có cơ sở 06/06 Lưu đơn - -
Chuyển trả hướng dẫn
công dân
20/06 - - -
- Công tác tiếp nhận và xử lý đơn tố cáo
+ Nội dung đơn tố cáo
Số đơn/vụ
Nội dung
Số đơn/
số vụ
Chiếm
%

Công dân lấn chiếm đất
xây nhà ở trái phép
06/06 60
Cán bộ lợi dụng chức
vụ làm trái pháp luật
05/03 30
Hành vi hành chính của
cán bộ
01/01 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
23
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
Tổng cộng 12/10 100
+ Kết quả giải quyết
2.2- Kết quả tiếp dân định kỳ của lãnh đạo Uỷ ban nhân dân thành phố
trong năm 2009
Tháng Ngày tiếp Lãnh đạo tiếp Chức vụ
Lượt
tiếp
Tháng
11/2008
05/11/2008 Nguyễn Hải PCT.UBND TP 12
20/11/2008
Huỳnh Chánh PCT.UBND TP
14
Tháng 05/12/2008 Huỳnh Chánh PCT.UBND TP
09
22/12/2008 Nguyễn Hải PCT.UBND TP 13
Tháng
01/2009

05/01/2009 Huỳnh Chánh PCT.UBND TP 11
- - - -
Tháng
2/2009
05/02/2009 Nguyễn Mạnh Hùng PCT.UBND TP 12
- - - -
Tháng
3/2009
20/3/2009 Nguyễn Mạnh Hùng PCT.UBND TP 15
- - - -
Tháng 07/4/2009 Nguyễn Hải PCT.UBND TP 20
20/4/2009 Lê Mỹ Liên CT.UBND TP 13
Tháng 05/5/2009 Huỳnh Chánh PCT.UBND TP 07
20/5/2009 Nguyễn Mạnh Hùng PCT.UBND TP 13
Tháng
6/2009
05/6/2009 Huỳnh Chánh PCT.UBND TP 15
- - - -
Tháng 06/7/2009 Nguyễn Hải PCT.UBND TP 11
20/7/2009 Nguyễn Mạnh Hùng PCT.UBND TP 08
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Xử lý
Cơ quan
Số đơn/
số vụ
Số vụ giải
quyết
Chiếm %
Tồn
đọng

- Chuyển cơ quan cấp tỉnh
- Chuyển UBKT thành uỷ
01/01
01/01
- - -
- UBND thành phố
+ Thanh tra thành phố
+ Phòng TNMT
+ Phòng GD thành phố
06/04
04/02
01/01
01/01
02/02
01/02
01/01
100
100
100
0
0
0
Tổng cộng 12/06 04 - -
24
SVTT: Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Nguyễn Thanh Bình
Tháng
8/2009
05/8/2009
Nguyễn Mạnh Hùng PCT.UBND TP 11
20/8/2009 Huỳnh Chánh PCT.UBND TP 14

Tháng 07/9/2009 Nguyễn Hải PCT.UBND TP 10
21/9/2009 Huỳnh Chánh PCT.UBND TP 10
Tháng 05/10/2009 Nguyễn Hải PCT.UBND TP 10
20/10/2009 Huỳnh Chánh PCT.UBND TP 20
TỔNG SỐ LƯỢT TIẾP: 242
3- Đánh giá hoạt động tiếp dân
3.1- Những kết quả đạt được
- Phòng tiếp dân được bố trí nơi phù hợp, xây dựng khang trang, có một phòng
tiếp dân và một phòng chờ, cùng với đẩy đủ các phương tiện vật chất như bàn ghế,
ánh sáng, máy vi tính, máy điều hoà
- Công tác tiếp dân (định kì và thường xuyên) được thực hiện đúng quy định.
Trong năm 2009 giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện 82,35/85% vụ việc được giao,
đạt 96,88% kế hoạch. Những kiến nghị; phản ảnh; khiếu nại tố cáo của công dân
được lãnh đạo quan tâm và sau tiếp dân đều có thông báo giao nhiệm vụ cụ thể cho
các ngành xem xét, đề xuất biện pháp giải quyết;
- Đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố giải quyết các vụ việc tồn
đọng năm trước và khiếu nại trong bồi thường, giải phóng mặt bằng thuộc các dự án
đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn, khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai và xây dựng;
- Chất lượng công tác tiếp dân từng bước được nâng lên, thông qua việc tiếp
dân, cán bộ lãnh đạo có cơ hội nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, những băn khoăn
trăn trở của nhân dân, từ đó có giải pháp hợp tình hợp lý. Qua công tác tiếp dân cho
thấy nhiều nơi có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao trách nhiệm của chính
quyền các cấp;
- Công tác tiếp dân phát huy được hiệu quả khi lãnh đạo sâu sát, có tâm, có
tầm, có trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước cấp trên. Tình
trạng đùn đẩy trách nhiệm từ việc của cấp xã, phường mà đùn đẩy lên thành phố, việc
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
25

×