Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Tài liệu ôn thi môn Luật hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.4 KB, 36 trang )

ÔN LHC
1. Khái niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước.
Khái niệm quản lý nhà nước được tiếp cận ở hai phạm vi: phạm vi rộng (nghĩa rộng) và
phạm vi hẹp (nghĩa hẹp).
- Khái niệm QLNN theo nghĩa rộng
+ Định nghĩa: Là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước đến cá nhân, tổ
chức nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước.
+ Chủ thể QLNN: chủ thể mang quyền lực nhà nước, chính là nhà nước, cụ thể là các cơ
quan trong bộ máy nhà nước.
+ Nội dung QLNN: được thể hiện thông qua các chức năng cơ bản của các CQNN trong
bộ máy nhà nước CHXHCNVN (Cơ quan đại diện chế định CTN, cơ quan HCNN, cơ
quan TAND, cơ quan VKSND, các thiết chế hiến định độc lập).
- Khái niệm QLNN theo nghĩa hẹp:
Cịn được gọi là quản lý hành chính nhà nước / hoạt động hành chính nhà nước/ hoạt
động chấp hành – điều hành nhà nước.
+ Định nghĩa: là một hình thức của QLNN theo nghĩa rộng, được thực hiện trước hết và
chủ yếu bởi CQHCNN nhằm triẻne khai và thực hiện trên thực tế các văn bản của CQNN
cấp trên và CQ quyền lực cùng cấp để chỉ đạo, điều hành trực tiếp, thường xuyên các lĩnh
vực đời sống xã hội.
+ Nội dung: Quản lý NN theo nghĩa hẹp có nội dung là chấp hành các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên và cơ quan quyền lực cùng cấp để điều hành các lĩnh vực đời
sống xã hội.
+ Nhiệm vụ: triển khai, tổ chức thi hành pháp luật trên thực tế, bảo đảm trật tự QLNN
trên các lĩnh vực.
+ Chủ thể: Chủ yếu là CQHCNN, ngoài ra có thể có các chủ thể khác theo quy định pháp
luật nhưng không phải chủ thể cơ bản.
Lưu ý: Các cách gọi khác nhau của QLNN theo nghĩa hẹp: hoạt đọng hành chính nhà
nước; quản lý hành chính nhà nước, chấp hành – điều hành. Dù vậy, có thể thống nhất
cách gọi chung là “quản lý nhà nước” trong ngữ cảnh không đặt cạnh quản lý nhà nước
theo nghĩa rộng.



- Đặc trưng của quản lý nhà nước (theo nghĩa hẹp):
+ Tính chấp hành – điều hành
+ Tính chủ động, sáng tạo cao
+ Tính dưới luật
+ Tính chính trị
+ Được bảo đảm về phương diện tổ chức, bộ máy
+ Được bảo đảm về phương diện cơ sở vật chất
+ Tính chun nghiệp
+ Tính liên tục
Để nhìn thấy sự khác biệt đặc trưng của QLNN, có thể phân biệt hoạt động QLNN với
các hoạt động nhà nước khác như: lập pháp, kiểm sát, xét xử thơng qua những tiêu chí
sau:
+ Chức năng, nhiệm vụ
+ Bản chất/ đặc trưng
+ Chủ thể thực hiện
+ Nội dung, kết quả
+ Thủ tục thực hiện
2. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính; cơ sở làm phát sinh
quan hệ pháp luật hành chính.
 Khái niệm: QHPLHC là các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động QLNN giữa
các chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau, được quy phạm pháp luật hành
chính điều chỉnh. (QHPLHC: QHQLNN + QPPLHC)
 Giữa 2 cơng dân có hình thành một QHPLHC hay khơng?
 Tư cách công dân – họ đại diện cho QLNN, họ trao quyền lực nn  giữa hai cơng dân
khơng có QHPLHC.
 Giữa 2 cá nhân  hình thành QHPLHC khơng?


 Đúng. Vì một trong hai cá nhân có thể có 1 cá nhân được trao quyền lực nhà nước.


 Vì sao QHPLHC cần có 1 chủ thể mang QLNN?
 QHPLHC cơ bản là QHQLNN (hình thức quản lý nhà nước) chủ thể quản lý mang
QLNN quản lý các chủ thể thường khác. (chủ thể thường: chủ thể không mang qlnn)
 Đặc điểm:
- Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia QHPLHC luôn gắn liền với hoạt
động quản lý Nhà nước.  Hoạt động chấp hành – điều hành NN.
- Thứ hai, trong QHPLHC bao giờ cũng có chủ thể có quyền sử dụng quyền lực nhà
nước, nhân danh nhà nước để ban hành các quyết định quản lý nhà nước mang hiệu lực
bắt buộc thi hành đối với phái bên kia. Chủ thể này trong Khoa học luật hành chính gọi là
“chủ thể bắt buộc”.  giữa 2 chủ thể phải có 1 chủ thể mang QLNN.
- Thứ ba, quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hay đề nghị của bất
kỳ bên nào. Tuy nhiên, khơng nhất thiết phải có sự đồng ý của phía bên kia mới có thể
hình thành QHPLHC.
- Thứ tư, tranh chấp giữa các bên tham gia QHPLHC (tức giữa chủ thể quản lý và đối
tượng quản lý) được giải quyết chủ yếu theo thủ tục hành chính (khiếu nại  chủ yếu)
hoặc tố tụng hành chính (thơng qua tịa án).
- Thứ năm, bên vi phạm những yêu cầu của QHPLHC chủ yếu phải chịu trách nhiệm
trước nn, mà đại diện là CQNN, cán bộ, công chức NN có thẩm quyền.
 Cơ sở làm phát sinh: QHPLHC phát sinh, thay đổi hay chấm dứt dựa trên ba cơ
sở (điều kiện) nhất định:
- Thứ nhất, phải có QPPLHC
tương ứng điều chỉnh.
- Thứ hai, năng lực chủ thể pháp
luật hành chính.
- Thứ ba, sự kiện pháp lý hành
chính. Là cơ sở thực tế làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt
QHPLHC.



Căn cứ vào tính ý chí của sự kiện pháp lý hành chính, chúng được chia thành hai loại là
sự kiện pháp lý hành chính ý chí (hành vi) và sự kiện pháp lý hành chính phi ý chí (sự
biến).

3. Cán bộ, công chức, viên chức (khái niệm; đặc trưng; tuyển dụng, sử dụng,quản
lý; trách nhiệm kỷ luật).
3.1.

Khái niệm:

3.1.1. Cán bộ
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019),
cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh
theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trịxã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước.
Lưu ý: Cán bộ: chức vụ, chức danh: mang quyền lực trong tay  sử dụng quyền lực để
thực thi nhiệm vụ  thực hiện nhiệm vụ công, cho xã hội và nhân dân. Cán bộ cấp xã
không phải là cán bộ  Là khái niệm độc lập.
3.1.2. Công chức
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sđ, bs 2019), công chức là công
dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với
vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân
mà không phải là sĩ quan, quân nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo
chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước.
3.1.3. Cán bộ, công chức cấp xã
3.1.3.1. Cán bộ cấp xã (tổ chức Đảng, chính trị xã hội, UBND cấp xã. Hoạt động chuyên
trách)

Là công dân VN, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính
trị - xã hội. (khoản 2 Đ61 LCB,CC 2008)


Cán bộ cấp xã có các chức vụ, chức danh sau đây:
+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND
+ Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động
nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nơng dân Việt Nam)
+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam
3.1.3.2. Công chức cấp xã (K3 Đ61 LCB,CC)
Là công dân VN, được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc
UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Không phải tất cả
trưởng công an xã là cơng chức cấp xã)
Cơng chức cấp xã có các chức danh sau dây: (sĩ quan CAND là chức cao I)
+ Trưởng Công an (áp dụng đối với xã, thị trấn chưa tổ chức cơng an chính quy theo quy
định của Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH14)
(Trưởng CA phường + __ thị trấn: sỹ quan CAND, có cấp bậc hàm cao I là Trung tá
(Đ25LCAND2018).
Trưởng CA xã: Sỹ quan CAND- tổ chức CA 9 quy, là CC cấp xã – ko tổ chức CA 9 quy
(k2 Đ46LCAND2018))
+ Chỉ huy trưởng Quân sự
+ Văn phòng – thống kê
+ Địa chính – xây dựng – đơ thị và mơi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính nong nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã)
+ Tài chính – kế tốn
+ Tư pháp – hộ tịch



+ Văn hóa – xã hội
3.1.4. Viên chức
-Theo Điều 2 LVC năm 2010 (sđ, bs năm 2019), viên chức là cơng dân Việt Nam được
tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp
đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định
của pháp luật.
3.2. Đặc trưng:
 Cán bộ
- Là công dân (quốc tịch) Việt Nam. [Trung thành với NNVN. Yếu tố chính trị (khoản1
Đ8 LCB,CC)]
- Hình thành theo con đường (mang tính chính trị  3 con đường trở thành cán bộ) bầu
cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ (bị giới hạn 5 năm).
(Ví dụ: Bí thư tỉnh ủy  BCH của tỉnh  bầu ra;
Bầu cử: Những chức danh trong cơ quan Đảng (Tổng bí thư) những chưucs danh trong
cơ quan dân cử, những chức danh trong Quốc hội và HĐND, Thủ tướng, Viện trưởng
VKDSND
Bầu cử, phê chuẩn: HĐND bầu ra UBND và Chủ tịch UBND cấp trên phê chuẩn
Phê chuẩn, bổ nhiệm: Cơ quan hành chính nhà nước: Phó thủ tướng, Bộ trưởng được
Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm.)
- Làm việc trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ cấp huyện trở
lên. (Có mặt trong cả hệ thống chính trị. Đều là cán bộ cùng chức, không bao gồm những
người giữ chức vụ làm việc trong doanh nghiệp nhà nước)
- Trong biên chế (nằm trong VCNN)
- Ba cấp: TW, cấp tỉnh, cấp huyện
- Hưởng lương từ ngân sách nhà nước (có được mức lương ổn định – làm việc cho nn)
- Nhân danh quyền lực nhà nước hoặc quyền lực chính trị (mang tính chính trị rõ)
 Cơng chức
- Là cơng dân Việt Nam



- Hình thành theo con đường tuyển dụng (3 hình thức: thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận vào
công chức), bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm; (Đ38
LCBCC)
(Ví dụ: Ngạch cơng chức: Chun viên  Chuyên viên chính  Chuyên viên cao cấp
Chức vụ: Trưởng phòng
Chức danh: Thẩm phán, Kiểm sát viên.)
- Làm việc thường xuyên theo chuyên môn nghiệp vụ
- Làm việc trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ cấp huyện trở
lên; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phịng, trong cơ quan, đơn vị thuộc Cơng an nhân dân mà
không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.
- Trong biên chế
- Hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- Nhân danh quyền lực nhà nước để thực thi công vụ (Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ)

 Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cơng lập có phải là cơng chức khơng?
 Khơng. Vì LCB,CC hiện hành là viên chức quản lý (người đứng đầu đơn vị sự nghiệp
công lập), là đơn vị thay mặt nhà nước để cung ứng quản lý dịch vụ công, không quản lý
nhà nước  chỉ quản trị nội bộ đơn vị công lập.
Phân loại công chức:
- Căn cứ vào thứ bậc và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của công chức, công chức được
phân loại theo 5 ngạch, bao gồm:
+ Công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.
+ .................................................chính và tương đương.
+.................................................. và tương đương.
+ Công chức ngạch cán sự và tương đương
+ Công chức ngạch nhân viên
- Căn cứu vào ngạch bổ nhiệm



+ Công chức loại A
+ ……………….B
+………………...C
+………………...D
- Căn cứ vào vị trí cơng tác
+ Cơng chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
+ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
 Viên chức
- Là công dân Việt Nam
- Được tuyển dụng theoo vị trí việc làm, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp
và được xếp hạng chức danh nghề nghiệp trong từng ngành, lĩnh vực ( được chun
mơn hóa  yếu tố nghề nghiệp  dựa trên năng lực, trình độ)
(Ví dụ: Lương bác sĩ BV Chợ Rẫy thuộc Bộ Y tế sẽ được trả từ Ngân sách + nguồn thu)
- Làm việc trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội.
- Hoạt động của viên chức là hoạt động nghiề nghiệp (Từ tích lũy kiến thức chuyên môn
thuần túy  hoạt động sinh ra tiền)
- Sau khi được tuyển dụng, viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ
hợp đồng làm việc (mang tính hành chính  hoạt động hành chính. Theo sự điều chỉnh
của pháp luật hành chính nhưng liên quan vấn đề hợp đồng lao động)
- Viên chức được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (ngân sách và
thu thập thêm)
Phân loại viên chức
- Theo vị trí việc làm: Viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý
- Theo chức danh nghề nghiệp: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I; Viên chức
giữ chức danh nghề nghiệp hạng II; Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III; Viên
chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV



- Theo chế độ làm việc sau tuyển dụng: Viên chức làm việc theo hợp đồng xác định thời
hạn và viên chức làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn. Viên chức được tuyển
dụng kể từ ngày 01/7/2020 chủ yếu làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn.
3.3. Tuyển dụng:
 Cán bộ
Việc bầu cử, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện theo quy định của điều lệ, pháp luật có
liên quan. Việc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ theo nhiệm kỳ
trong cơ quan Nhà nước từ trung ương đến cấp huyện được thực hiện theo quy định của
Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền
địa phương, Luật TC TAND, Luật TC VKDSND, Luật Kiểm tốn NN, Luật BC ĐBQH
và ĐB HĐND.
Ví dụ: Tổng bí thư do Điều lệ Đảng quy định
 Cơng chức
Tuyển dụng cơng chức là việc cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nn và tổ chức chính trị
- xã hội lựa chọn người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và
vị trí việc làm vào làm việc trong cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã
hội. Tuyển dụng là quá trình từ thi tuyển (hoặc xét tuyển) cho đến khi hết tập sự và được
bổ nhiệm vào ngạch cơng chức tương ứng và trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.
Căn cứ tuyển dụng công chức: căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí làm và chỉ tiêu biên
chế của cơ quan, tổ chức. Người muốn dự tuyển phải có đủ điều kiện đăng ký dự tuyển.
Điều kiện đăng ký tuyển dụng công chức
Điều kiện chung: Công chức áp dụng Điều 36 của Luật CBCC.
Phương thức tuyển dụng công chức chủ yếu là thông qua thi tuyển, hoặc xét tuyển.
Hình thức, nội dung thi tuyển cơng chức phải phù hợp với ngành, nghề để đảm bảo lựa
chọn được đúng người có phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng được vị trí việc làm
và sự phát triển bản thân của người dự tuyển. Điều 37 Luật CBCC
+ Tuyển dụng thông qua thi tuyển
+ Tuyển dụng thông qua xét tuyển

+ Tiếp nhận vào làm công chức


Nguyên tắc tuyển dụng: Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật;
Bảo đảm tính cạnh tranh; Tuyển chọn đúng người đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ và vị trí
việc làm; Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có cơng với nước, người dân tộc
thiểu số. Điều 38 Luật CBCC
Cơ quan tiến hành tuyển dụng công chức Điều 39 Luật CBCC
Tập sự đối với công chức Điều 40 Luật CBCC
Tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát
nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức Tòa án nhân dân và
pháp luật về tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.

 Viên chức
Tuyển dụng viên chức: là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào
làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Việc tuyển dụng viên chức phải dựa trên
các căn cứ sau đây: căn cứ vào nhu cầu cơng việc; căn cứ vào vị trí việc làm; căn cứ vào
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; căn cứ vào quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công
lập.
Căn cứ tuyển dụng viên chức: Theo điều 20 Luật VC năm 2010 (sd, bs 2019), việc
tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu cơng việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Nguyên tắc tuyển dụng: Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng
pháp luật; Bảo đảm tính cạnh tranh; Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí
việc làm; Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cơng lập; Ưu tiên
người có tài năng, người có cơng với cách mạng, người dân tộc thiểu số. Điều 21 LVC
Điều kiện đăng ký tuyển dụng (K1 Đ22 LVC): Không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành
phần xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo, người có đủ các điều kiện sau được đăng ký dự tuyển
viên chức: Có quốc tịch ViệtNam và cư trú tại Việt Nam; từ đủ 18 tuổi trở lên (đối với
một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể

thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời phải có sự đồng ý bằng văn bản của
người đại diện theo pháp luật); có đơn đăng ký dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có văn bằng,
chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí
việc làm; đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ; đáp ứng các điều kiện khác
theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không trái
với quy định của pháp luật và phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp
công lập phê duyệt trước khi thực hiện.


Những người không được đăng ký dự tuyển viên chức (K2 Đ22 LVC): mất năng lực
hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; đang bị truy cứu trách nhiệm
hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tịa án; đang bị áp dụng biện
pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường
giáo dưỡng.
Phương thức tuyển dụng viên chức thông qua hai hình thức: thi tuyển hoặc xét
tuyển,trong đó chủ yếu áp dụng thi tuyển (tương tự công chức).
* Đối với hình thức thi tuyển: Người dự thi tuyển viên chức phải thực hiện các bài thi về
kiến thức chung và thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành. Việc thi tin học văn phòng
và ngoại ngữ đối với người dự thi tuyển viên chức thực hiện theo tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp và yêu cầu của vị trí việc làm.
* Đối với hình thức xét tuyển: Việc xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập và tài năng,kinh
nghiệm của người dự tuyển. Có hai cách xét tuyển: xét tuyển theo thủ tục, trình tự quy
định(xét kết quả học tập, kiểm tra và sát hạch thông qua phỏng vấn hoặc thực hành về
năng lực, trình độ chun mơn của người dự tuyển) và xét tuyển đặc cách (đối với người
có kinh nghiệm, có tài năng hoặc tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ ở
nước ngoài…). Căn cứ vào kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công
lập ký kết hợp đồng làm việc với người trúng tuyển vào viên chức.
3.4.





Sử dụng:
Cán bộ
Công chức
Viên chức

Hình thức sử dụng Điều 25 LVC
- Đối với viên chức nhà nước thì việc sử dụng viên chức được thực hiện theo hợp đồng
làm việc cụ thể. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người được
tuyển dụnglàm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cơng lập về vị trí việc
làm, tiền lương, chếđ ộ đãi ngộ, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
- Có hai loại hợp đồng làm việc:
(i) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời
hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng
đến 36 tháng;


(ii) Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên khơng
xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt của hợp đồng. Người trúng tuyển viên chức phải
thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện
chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng. Thời
gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc.
Nguyên tắc sử dụng
- Việc bổ nhiệm thực hiện theo nguyên tắc sau: (1) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ
nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó; (2) Người được bổ
nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp
đó.
- Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thơng qua thi
hoặc xét theo ngun tắc bình đẳng, cơng khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

- Khi đơn vị sự nghiệp cơng lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc
làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chun mơn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.
- Viên chức cũng có thể được sử dụng theo chế độ biệt phái. Biệt phái viên chức là việc
viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức,
đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định.
- Viên chức có năng lực, phẩm chất điều hành, lãnh đạo và đáp ứng được các điều kiện
của chức vụ quản lý thì có thể được bổ nhiệm vào các vị trí quản lý và trở thành viên
chức quản lý.
Đánh giá viên chức
- Mục đích của đánh giá viên chức để làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với
viên chức. Nội dung đánh giá viên chức bao gồm:
(1) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
(2) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
(3) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và
việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
(4) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.


Việc đánh giá viên chức quản lý bên cạnh việc xem xét theo các nội dung trên, còn được
xem xét về năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ và kết quả
hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
Chấm dứt hoạt động nghề nghiệp của viên chức
Thôi việc hay nghỉ hưu thực chất là việc chấm dứt hoạt động nghề nghiệp của viên chức.
Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp
mấtviệc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định pháp luật về lao động và pháp luật về
bảo hiểm xã hội. Đơn vị sự nghiệp công lập có thể ký hợp đồng vụ, việc với người hưởng
chế độ hưu trí nếu đơn vị có nhu cầu và người hưởng chế độ hưu trí có nguyện vọng.
3.5. Quản lý:

 Cán bộ, công chức
a) Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
Quản lý cán bộ, công chức được tiến hành trên cơ sở các nguyên tắc sau: Bảo đảm sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước; Kết hợp giữa tiêu
chuẩn chứ cdanh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế;Thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng; Việc sử dụng, đánh giá,
phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi
hành cơng vụ;Thực hiện bìnhđẳng giới.
b) Nội dung quản lý cán bộ, công chức
Việc quản lý cán bộ, công chức được phân công, phân cấp cụ thể cho các cơ quan
nhànước ở trung ương và địa phương, nội dung quản lý cán bộ, công chức chung bao
gồm:
(i) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy
phạmpháp luật về cán bộ, công chức;
(ii) Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức;
(iii) Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ;
(iv) Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm vàcơ
cấu cơng chức để xác định số lượng biên chế;


(v) Các công tác khác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức quy định tại Luật cánbộ,
công chức.
c) Thực hiện quản lý cán bộ, công chức
Việc thực hiện quản lý cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định của Luật Cánbộ,
công chức năm 2008, các quy định khác của pháp luật có liên quan, Điều lệ của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền. Cụ thể:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chức và hàng năm chịu trách nhiệmbáo
cáo trước Quốc hội về công tác quản lý cán bộ, công chức.
- Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về côngchức.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạncủa mình thực hiện việc quản lý nhà nước về cơng chức theo sự phân cơng, phân cấp
của Chínhphủ.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiệnviệc
quản lý nhà nước về công chức theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hộitrong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện việc quản lý cơng chức theo phân
cấpcủa cơ quan có thẩm quyền và theo quy định của Chính phủ.
d) Quyết định biên chế cán bộ, công chức
Trong quản lý Nn về cán bộ, công chức, vấn đề xác định biên chế cán bộ, công chức rất
quan trọng. Thẩm quyền quyết định biên chế cán bộ, công chức hàng năm được quy định
tại Điều 66 LCBCC 2008 (sd,bs 2019). Hiện nay theo Nghị định 62/2020/NĐ-CP ngày
01/6/2020 về vị trí việc làm và biên chế cơng chức có hiệu lực từ ngày 20/07/2020, căn
cứ xác định biên chế cơng chức gồm:
+ Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm
+ Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ
thông tin
+ Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao


+ Đối với cơ quan, tổ chưucs ở địa phương, ngồi các căn cứ nêu trên cịn phải căn cứ
vào quy mơ dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và
đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội.
đ) Chế độ báo cáo về công tác quản lý cán bộ, công chức Luật CBCC quy định vấn đề
báo cáo về công tác quản lý cán bộ, công chức và vấn đề quản lý hồ sơ, cán bộ, công
chức.
e) Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức Điều 67 LCBCC 2008 (sd,bs2019) quy định thẩm
quyền của Chính phủ, Bộ Nội vụ, các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh. UBND
cấp huyện và các cơ quan có thẩm quyền của ĐCS VN, tổ chức chính trị - xã hội.


 Viên chức
a) Các nguyên tắc cơ bản quản lý viên chức
(1) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý củaNhà
nước.
Nhà nước - với vai trị là chủ thể có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ công chất lượng
cao cho nhân dân phải thực hiện sự quản lý thống nhất viên chức trong phạm vi toàn
quốc, trên cơ sở sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
(2) Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp
công lập
(3) Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc
(4) Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên chức là
người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có cơng với cách mạng, viên chức làm
việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, cùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác nhau của Nhà
nước đối với viên chức.
b) Nội dung quản lý viên chức bao gồm:
(1) Xây dựng vị trí việc làm;
(2) Tuyển dụng viên chức;
(3) Ký kết hợp đồng làm việc;


(4) Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp;
(5) Thay đổi vị trí việc làm, biệt phái, chấm dứt hợp đồng làm việc, giải quyết chế độ thôi
việc;
(6) Bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức quản lý; sắp xếp, bố trí và sử dụng viên chứctheo
nhu cầu công việc;
(7) Thực hiện việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật viên chức;
(8) Thực hiện chế độ tiền lương, các chính sách đãi ngộ, chế độ đào tạo, bồi dưỡngviên
chức;

(9) Lập, quản lý hồ sơ viên chức; thực hiện chế độ báo cáo về quản lý viên chức
thuộcphạm vi quản lý.
c) Kiểm tra, thanh tra
Việc kiểm soát đối với hoạt động quản lý viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập vàhoạt
động nghề nghiệp của viên chức được thực hiện qua hai hình thức:
(i) Kiểm tra: Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm kiểm tra thườngxuyên
hoạt động của viên chức trong đơn vị mình, đảm bảo tuân thủ pháp luật và đạo đức,
quytrình nghề nghiệp.
(ii) Thanh tra: Bộ Nội vụ thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức theo
quy định của Luật viên chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thanh tra việc
thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc ngành lĩnh vực được giao quản lý.
3.6. Trách nhiệm kỷ luật
 Cán bộ, công chức
a) Khái niệm
Trách nhiệm kỷ luật của cán bộ, công chức là các hậu quả pháp lý bất lợi (thể hiện bằng
các hình thức kỷ luật) mà cán bộ, cơng chức phải gánh chịu nếu có lỗi khi thực hiện hành
vi vi phạm kỷ luật. Trách nhiệm kỷ luật là một loại trách nhiệm pháp lý nên có các dấu
hiệu của trách nhiệm pháp lý nói chung.
b) Đặc điểm
- Cơ sở thực tế


- Cơ sở pháp lý
- Đối tượng áp dụng: Điều 1 NĐ 112
- Thủ tục xử lý: Điều 25 NĐ 112
- Mối quan hệ giữa người có thẩm quyền xử lý và CBCC vi phạm
- Có thể áp dụng độc lập hoặc đi kèm với trách nhiệm pháp lý khác
Cán bộ, công chức vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác
của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một

trongnhững hình thức kỷ luật sau:
(1) Đối với cán bộ có các hình thức kỷ luật: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức (chỉ áp
dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ); Bãi nhiệm.
Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì
đương nhiên thơi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm. Trường hợp bị phạt tù mà
khơng được hưởng án treo thì đương nhiên bị thơi việc.
Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ
được thực hiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ
chứcchính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
(2) Đối với cơng chức các hình thức kỷ luật: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng
chức (chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý); Cách chức (chỉ áp
dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý); Buộc thôi việc.
Cơng chức bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương thì khơng
thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời
hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; Trường hợp bị kỷ luật bằng hình
thứcgiáng chức hoặc cách chức thì khơng thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo,
bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
Cơng chức bị Tịa án kết án phạt tù mà khơng được hưởng án treo thì đương nhiên bị
buộc thôi việc, đối với công chức lãnh đạo, quản lý thì đương nhiên thơi giữ chức vụ do
bổ nhiệm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật
bằng hình thức khiển trách là 2 năm, cịn đối với các hình thức kỷ luật khác là 05 năm
(cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Đối với cán bộ, công


chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ; Có
hành vi vi phạm quyđịnh về cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ; Có hành vi xâm hại đến lợi
ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; Sử dụng văn bằng, chứng chỉ,
giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc khơng hợp pháp thì khơng áp dụng thời hiệu xử lý kỷ
luật nói trên.

Việc kỷ luật cán bộ, công chức được lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức.
Đối với người đã nghỉ hưu hay chuyển công tác vẫn bị kỷ luật với hình thức khiển trách,
cảnh cáo, tước danh hiệu chức danh, chức vụ.
 Viên chức
a) Khái niệm
Trách nhiệm kỷ luật của viên chức là những hậu quả pháp lý bất lợi (thể hiện bằng các
hình thức kỷ luật được pháp luật quy định) mà viên chức phải gánh chịu nếu có lỗi khi
thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật. Trách nhiệm kỷ luật của viên chức cũng là trách nhiệm
pháp lý nên có các dấu hiệu của trách nhiệm pháp lý nói chung.
b) Đặc điểm
Miễn trách nhiệm kỷ luật đối với viên chức
Theo Điều 4 Nghị định 112 quy định về xử lý kỷ luật được miễn trừ trong các trường hợp
sau: Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận có hành vi phạm pháp luật trong tình thế cấp
thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của BLDS khi
thực hiện công việc, nhiệm vụ; viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật
nhưng đã qua đời.
Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong q trình thực hiện cơng việc hoặc
nhiệm vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ
luật sau: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Cách chức; d) Buộc thơi việc. Ngồi ra, viên
chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức nói trên cịn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt
động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan. Hình thức kỷ luật cách chức
chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý (Điều 52 LVC)
Thời hiệu xử lý kỷ luật viên chức


Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn được pháp luật quy định mà khi hết thười hạn đó thì
viên chức có hành vi vi phạm khơng bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật là
02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức
khiển trách, 05 năm đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt

nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
Tuy nhiên, theo khoản 2 Đ53 LVC, thời hiệu xử lý kỷ luật không được áp dụng trong các
trường hợp sau: 1/ Viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng
hình thức khai trừ. 2/ Có hành vi vi phạm về cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ. 3/ Có hành
vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng , an ninh, đối ngoại. 4/ Sử
dụng văn bằng chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
Thời hạn xử lý kỷ luật viên chức
Thời hạn xử lý kỷ luật là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức
đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền. Thời hạn xử lý kỷ luật khơng
q 90 ngày; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra,
kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng khơng
q 150 ngày.
Thẩm quyền xử lý kỷ luật Điều 31 NĐ 112
Các quy định khác liên quan đến việc kỷ luật viên chức Điều 56 LVC
Viên chức vi phạm các quy đinh của pháp luật trong q trình thực hiện cơng việc hoặc
nhiệm vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ
luật sau: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức (chỉ áp dụng với viên chức quản lý); Buộc
thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định trên cịn có thể bị hạn chế
thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan. Quyết định kỷ
luật được lưu vào hồ sơ viên chức.
4. Cưỡng chế hành chính (4 biện pháp: phịng ngừa hành chính, ngăn chặn; trách
nhiệm hành chính; xử lý hành chính).
4.1.

Phịng ngừa hành chính

Các biện pháp phịng ngừa hành chính: được áp dụng nhằm phòng ngừa những vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động hành chính nhà nước, cũng như nhằm bảo đảm
trật tự an toàn xã hội trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh,...



Mục đích: là phịng ngừa vi phạm pháp luật hoặc phịng ngừa những hiểm họa có thể xảy
ra đối với sinh mạng và tài sản của công dân trong các hồn cảnh khẩn cấp. Do đó, nó có
đặc điểm là có thể áp dụng một trong hai trường hợp: 1) khi chưa xảy ra vi phạm pháp
luật hay không liên quan đến vi phạm pháp luật; 2) khi đã xảy ra vi phạm pháp luật
nhưng nhằm mục đích phịng ngừa tiếp theo, phịng ngừa chung.
Thời điểm áp dụng
Trước khi có vi phạm hành chính xảy ra
Trước khi có rủi ro, hiểm họa xảy ra
Thời điểm xét thấy cần thiết
Thẩm quyền áp dụng
Nhiều chủ thể áp dụng
Được quy định trong nhiều văn bản khác nhau
Hình thức thực hiện
Biện pháp phịng ngừa hành chính được thực hiện theo thủ tục hành chính. Đây là đặc
điểm quan trọng phân biệt phòng ngừa hành chính với phịng ngừa hình sự (tức là phịng
ngừa tội phạm)
Phân loại: dựa trên cơ sở các mục đích cụ thể của biện pháp phịng ngừa hành chính,
khoa học Luật Hành chính phân nó thành hai loại: các biện pháp bắt buộc trực tiếp và các
biện pháp hạn chế quyền.
a) Những biện pháp bắt buộc trực tiếp
Các biện pháp cụ thể loại này thường áp dụng là:
1) Kiểm tra giấy tờ nhằm ngăn ngừa những vi phạm pháp luật (ví dụ: kiểm tra bằng lái
xe, nhãn hiệu hàng hoá, chứng minh thư nhân dân, bằng tốt nghiệp phổ thông, đại
học…);
(2) Kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu của công dân khi có nghi ngờ về vi phạm chế độ đăng ký
tạm trú;
(3) Kiểm tra hàng hoá, hành lý và người do các cơ quan hải quan và công an cửa khẩu
thực hiện nhằm ngăn chặn các vụ buôn lậu qua biên giới, trốn thuế hàng hoá nhập, xuất,




×