Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Luận văn thạc sỹ cái nhình phương tây trong đi tây của nhất linh và pháp du hành trình nhật ký của phạm quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.48 KB, 85 trang )

LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành chương trình học tập và viết khóa luận này, tơi nhận được
nhiều sự giúp đỡ hướng dẫn và góp ý từ q thầy cơ của trường Đại học Khoa
học- Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô trong trường Đại học Khoa họcĐại học Thái Nguyên, đặc biệt là quý thầy cô trực tiếp dạy dỗ, bảo ban trong
suốt thời gian học tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Bùi Linh Huệ, người thầy đã
dành rất nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình chỉ bảo hướng dẫn tơi hồn thành
khóa luận. Và đặc biệt cảm ơn cô dã cung cấp rất nhiều tài liệu quý báu để tơi
hồn thành đề tài.
Tơi cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều
kiện tốt nhất để tơi hồn thành khóa luận.
Nhân đây cũng xin chân thành cám ơn quý thầy cô trong khoa Báo chí
truyển thơng và Văn học trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên.
Mặc dù tôi đã rất cố gắng để hồn thiện bài khóa luận một cách tốt nhất,
nhưng vẫn khơng thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý
của q thầy cơ và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05/2018
Tác giả

Đinh Thị Ngọc Mai

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Cái nhìn phương Tây trong Đi Tây
của Nhất Linh và Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh” là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi. Những kết quả, các mục trích dẫn trung thực, ghi
nguồn đầy đủ. Những kết luận khoa học của đề tài chưa từng được công bố


trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Thái Ngun, tháng 05/2018
Tác giả

Đinh Thị Ngọc Mai

ii


MỘT SỐ QUY ƯỚC CHUNG
Tên tác phẩm và sách nghiên cứu được chúng tôi in nghiêng. Tên bài báo,
luận văn được để trong dấu ngoặc kép.
Dẫn chứng được trích trong tác phẩm chúng tơi đặt trong dấu ngoặc kép.
Khi trích dẫn nguồn tham khảo chúng tôi dùng quy ước [A, B]. Trong đó A
là số thứ tự của tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo. B là vị trí trang được
trích dẫn.
Một số từ được chúng tơi viết tắt như:
NXB: Nhà xuất bản
Pháp du: Pháp du hành trình nhật kí

iii


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN..................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................ii
MỘT SỐ QUY ƯỚC CHUNG......................................................................................iii
MỤC LỤC......................................................................................................................iv
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................................2

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu............................................................................6
3.1. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................6
3.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6
6. Đóng góp mới của đề tài..........................................................................................7
7. Cấu trúc của luận văn...............................................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................8
1.1. Khái lược về tác giả, tác phẩm..............................................................................8
1.1.1. Phạm Quỳnh...................................................................................................8
1.1.2. Khái lược về Pháp du hành trình nhật kí......................................................12
1.1.3. Nhất Linh......................................................................................................14
1.1.4. Khái lược về Đi Tây.....................................................................................18
1.2. Khái lược về thể loại du kí..................................................................................21
1.2.1. Khái niệm.....................................................................................................21
1.2.2 Thể loại du kí ở Việt Nam.............................................................................24
1.3. Cái nhìn phương Tây từ góc độ phê bình hậu thực dân......................................26
1.3.1. Phê bình hậu thực dân là gì?.........................................................................26
1.3.2 Các vấn đề trung tâm của phê bình hậu thực dân..........................................28
1.3.3. Cái nhìn phương Tây....................................................................................30
Tiếu kết chương 1..........................................................................................................36

iv


CHƯƠNG 2: CÁI NHÌN PHƯƠNG TÂY TRONG PHÁP DU HÀNH TRÌNH NHẬT
KÍ CỦA PHẠM QUỲNH.............................................................................................37
2.1. Quan điểm chính trị về mối quan hệ Việt Nam với phương Tây của Phạm
Quỳnh.........................................................................................................................37
2.2. Cái nhìn lý tưởng hóa phương Tây: Nước Pháp như là mẫu mực của văn minh39

2.3. Sự tự chủ nhất định và ý thức dân tộc khi tiếp nhận văn minh phương Tây......48
Tiểu kết chương 2..........................................................................................................51
CHƯƠNG 3: CÁI NHÌN PHƯƠNG TÂY TRONG ĐI TÂY CỦA NHẤT LINH.......52
3.1. Sự vỡ mộng với huyền thoại “Pháp Việt đề huề” của các trí thức Việt Nam..............52
3.2. Thể loại giả du kí của tiểu thuyết Đi Tây............................................................54
3.3. Sự vỡ mộng về nước Pháp như là kiểu mẫu của văn minh.................................59
3.4. Sự vạch trần bản chất mối quan hệ giữa thực dân và thuộc địa..........................61
3.5. Sự phơi bày bản chất cuộc sống của những tri thức Việt Nam Tây học.................63
Tiểu kết chương 3..........................................................................................................70
KẾT LUẬN...................................................................................................................72
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................74

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Có thể nhìn thấy, từ thế kỉ thứ XX nền văn học Việt Nam chuyển
mình từ nền văn học trung đại sang nền văn học hiện đại. Sự xuất hiện của
chữ Quốc Ngữ đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng của nền văn học nước nhà.
Nền văn học đã có tầm nhìn thốt ra khỏi tầm nhìn khu vực.
Du kí là một bộ phận của thể kí. Văn du kí xuất hiện từ thời văn học
trung đại. Nhưng đến đầu thế kỉ XX thì du kí phát triển một cách nở rộ tạo
thành một dịng chảy mạnh mẽ, góp phần làm hồn thiện hơn thể loại kí. Đặt
trên sự phát triển của du kí, có thể thấy du kí nửa đầu thế kỉ XX phong phú về
nội dung, đa dạng về tư tưởng và phong cách sáng tác. Với vai trò là chủ bút
của tờ báo Nam Phong, Phạm Quỳnh đã là người khởi xướng phong trào viết
về thể loại này. Văn du kí của Phạm Quỳnh đa dạng phong phú về nội dung,
tư tưởng mới, có cái nhìn đặc sắc về thế giới bên ngồi. Trong số những tác
phẩm du kí đặc sắc thì Pháp du hành trình nhật kí (1922) là một tác phẩm tiêu

biểu cho tư tưởng và phong cách du kí của Phạm Quỳnh.
Sau 13 năm, tiểu thuyết giả du kí Đi Tây (1935) của Nhất Linh xuất hiện.
Người đọc tinh ý có thể thấy Đi Tây khơng rõ vơ tình hay cố ý gợi nhắc tới
nội dung và cả hình thức của Pháp du hành trình nhật kí, tuy nhiên theo
hướng châm biếm, giễu nhại. Chưa có một đề tài nào nghiên cứu mối liên hệ
đặc biệt giữa hình thức thể loại và nội dung của hai tác phẩm cùng viết về
cuộc hành trình sang Pháp này.
1.2. Nền văn hóa phương Tây đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến các nước
thuộc địa. Bên cạnh một số tác động tích cực nhất định là những di hại sâu sắc
về văn hóa. Ngành nghiên cứu văn hóa (Cultural Studies) đã ra đời vào
khoảng những năm 60 của thế kỉ XX với mong muốn tìm ra mối liên hệ giữa
tác phẩm với bối cảnh văn hóa, xã hội, tư tưởng hệ, quyền lực đương thời.
Trong số các trường phái phê bình của nghiên cứu văn hóa, phê bình hậu thực
1


dân (Postcolonial Studies) chỉ ra những di hại của tư tưởng thực dân lên văn
hóa, chính trị, xã hội thuộc địa đồng thời phát hiện những khả năng kháng cự,
tự chủ tiềm tàng ở các chủ thể văn hóa thuộc địa. Ngành nghiên cứu ra đời
nhằm tìm hiểu sâu rộng hơn về những tác phẩm văn học để thấy được những
tư tưởng sáng tác của các nhà văn.
Trong số các khái niệm cơng cụ của phê bình hậu thực dân, khái niệm
cái nhìn (the gaze) là một khái niệm quan trọng để giải mã cơ chế sản sinh ra
các diễn ngôn thực dân và diễn ngôn của nhà văn thuộc địa. Chúng tôi muốn
sử dụng khái niệm này để giải mã cái nhìn phương Tây, điều cơ bản làm nên
sự khác biệt giữa hai tác phẩm Pháp du và Đi Tây. Nghiên cứu này sẽ góp
phần đưa lí thuyết phê bình hậu thực dân vào ứng dụng nghiên cứu văn học
Việt Nam rộng rãi, sâu sắc hơn.
Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định sử dụng hai tác phẩm đặc sắc
của Phạm Quỳnh và Nhất Linh làm tác phẩm chính để nghiên cứu đề tài “Cái

nhìn phương Tây trong Đi Tây của Nhất Linh và Pháp du hành trình nhật kí
của Phạm Quỳnh”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những nghiên cứu về cái nhìn phương Tây trong văn học Việt Nam:
Lí thuyết về cái nhìn, đặc biệt là cái nhìn phương Tây vẫn là một khoảng
trống cịn để ngỏ phần lớn trong lý luận, phê bình Việt Nam.
Trong các cuốn giáo trình thí dụ như Văn xi hiện đại Việt Nam giai
đoạn 1900-1932 (Nxb Đại học Quốc Gia, 2010), các nhà nghiên cứu chủ yếu
vẫn chỉ phác họa sự đổi mới văn học Việt Nam từ góc độ thể loại, nghệ thuật,
hình thức sáng tác dưới ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa phương Tây. Các
tác giả thời kì này có những cách nhìn nhận nền văn hóa đó theo cách khác
nhau hoặc là theo hẳn hoặc là kế thừa có chọn lọc những tinh hoa từ nền văn
hóa phương Tây. Cuốn Tự lực văn đồn của Dỗn Quốc Sỹ đã nêu rõ tình
hình chính trị lúc bấy giờ của xã hội Việt Nam về kinh tế, xã hội và chỉ ra sự
2


biến đổi tư tưởng của thế hệ người dân và trí thức Việt Nam bấy giờ: “lý
tưởng trung quân mờ nhạt, lý tưởng dân chủ và dân tộc giải phóng đột nhập
mạnh mẽ vào tâm hồn người dân Việt vì những biến cố bên ngồi” [4, 7].
Trong suốt q trình đó nền văn học chữ quốc ngữ có nhiều biến động. Thuộc
địa Pháp chiếm lấy Việt Nam thì chữ quốc ngữ la tinh bắt đầu thông dụng,
chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của nền văn học Pháp: “các nhà văn hóa thức thời
chỉ cịn biết bấu víu vào chữ quốc ngữ để xây dựng nền văn hóa mới phát huy
cái hay cái đẹp của nền văn minh Việt, phổ biến những tư tưởng Đơng, Tây
để thích ứng với đời sống. Như vậy vừa chống chọi được với nền văn hóa
Pháp vừa giữu vẹn được bản sắc dân tộc” [4, 16]. Nhờ có phương Tây chúng
ta đã phát minh và chữ quốc ngữ la tinh, biết chắt lọc những tinh hoa của văn
học châu Âu kết hợp với văn học truyền thống tạo nên một nền văn học mới.
Đặc biệt nhóm tự lực văn đồn có nhiều đóng góp đáng kể trong tư duy đổi

mới nền văn học nước nhà theo phương Tây.
Gần đây, đã có một số cơng trình nghiên cứu văn học Việt Nam ứng
dụng phê bình hậu thực dân để khỏa lấp khoảng trống việc nghiên cứu các tác
phẩm văn học Việt Nam thời Pháp thuộc và hậu Pháp thuộc từ góc độ ảnh
hưởng của các diễn ngơn thực dân tới sáng tác. Thí dụ, bài báo “Phương Tây
trong một số tác phẩm du kí văn xi chữ Hán thế kỉ XVIII – XIX” (2014)
của Hà Thị Thanh Nga, luận án tiến sĩ Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các
nhà văn nữ Hoa Kỳ nhìn từ lý thuyết hậu thuộc địa (2012) của Trần Thị Kim
Trang.
Cụ thể hơn, trong bài báo “Văn du kí nửa đầu thế kỉ XX và tiến trình
hiện đại hóa văn học”, Nguyễn Thị Thúy Hằng đã chỉ rõ cách nhìn phương
Tây của các tác giả văn học Việt Nam. Nhiều tác giả cịn sùng bái văn hóa
Tây, coi văn hóa Tây là mẫu mực của văn minh, ỷ toàn bộ vào Pháp. Nhưng
bên cạnh đó nhiều tác giả cũng nhìn ra được những bước tiến bộ của nên văn
hóa đó. Ngơn ngữ, đời sống sinh hoạt và khả năng giao tiếp của họ hơn nước
ta rất nhiều đặc biệt là Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Kí. Các bài viết có
3


sự ảnh hưởng nhiều của nền văn học phương Tây. Các tư tưởng sáng tác theo
khuynh hướng lãng mạn gắn với phiêu lưu mạo hiểm hơn, có cái nhìn lý
tưởng hóa cuộc sống nơng thơn: “Quay lưng với cuộc sống hiện tại xô bồ,
quay về với quá khứ được lý tưởng hóa, với cuộc sống bình dị nơi sơ cùng
thủy tận xa biệt phố thị ồn ào, đó cũng là một nét lãng mạn của văn học Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XX”. Và thay đổi cái nhìn về người phụ nữ so với những
nhà tri thức thời trung đại: “Trong văn du kí phương Tây thế kỷ XVIII-XIX,
phụ nữ đã đi du lịch độc lập. Ở Việt Nam, người phụ nữ đi và viết về các
chuyến đi bằng văn xi du kí là hiện tượng mới mẻ chưa từng thấy trong văn
học trung đại”.
Hay trong “Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây thời

Pháp thuộc”, Trần Viết Nghĩa đã chỉ ra sự tiếp xúc văn minh phương Tây
trước khi bị Pháp xâm lược. Trước đó, nước ta đã được tiếp xúc với văn minh
qua nền kinh tế thương mại và qua đạo Kitô gáo. Nền văn minh đó được tiếp
nhận một cách có chọn lọc. Học hỏi những tinh hoa về chính trị, kinh tế, khoa
học kĩ thuật và giáo dục: “Nhận thấy một trong những điểm mạnh của phương
Tây là có nền khoa học kĩ thuật hiện đại, trong khi đó Việt Nam lại rất yếu
kém về khoa học kĩ thuật, nên những nhà cải cách Việt Nam đã đề xuất và
thực thi nhiều biện pháp để học kĩ thuật của phương Tây như mời người Tây
giỏi kĩ thuật đến dạy cho người Việt Nam, mở trường đào tạo kĩ thuật. Họ còn
đề cao giáo dục thực nghiệp, đề cao thực học” [58, 7]. Sự tiếp nhận đó được
phát triển khi Việt Nam xuất hiện nhiều đơ thị kiểu phương Tây, nền báo chí
nước nhà phát triển và xuất hiện nhiều nhà tri thức Tây học. Sau khi bị Pháp
xâm lược và chiếm được phần lớn lãnh thổ, đứng trước việc tiếp nhận hay từ
chối nền văn minh, thì các nhà tri thức đã chọn tiếp nhận nền văn minh đó.
Do chưa được giới thiệu rõ ràng, hệ thống trong lí luận, phê bình văn học
Việt Nam, lí thuyết về cái nhìn (the gaze) và cái nhìn phương Tây trong khóa
luận này chủ yếu sẽ dựa trên tài liệu dịch của cuốn sách Bách khoa tự điển lí

4


thuyết phê bình văn học và văn hóa (The Encyclopedia of Literary and
Cultural Theory, 2011) do Michael Ryan biên soạn.
Những nghiên cứu về cái nhìn phương Tây trong du kí Pháp du
hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh và tiểu thuyết giả kí Đi Tây của Nhất
Linh
Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh và đặc biệt là Đi Tây của
Nhất Linh chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đặc biệt, mới chỉ có
một vài nghiên cứu đề cập đến cái nhìn nước Pháp và người Pháp trong Pháp
du.

Trong luận văn thạc sĩ “ Du kí, một bộ phận độc đáo trong sự nghiệp của
nhà văn Phạm Quỳnh” (2013), Nguyễn Thị Kim Nhạn đã nêu rõ cái nhìn cảnh
quan thực dân và thuộc địa trong du kí Phạm Quỳnh: “nước Pháp, đại diện
cho Tây phương hiện lên với một trình độ vượt bậc về mọi mặt so với các
thuộc địa. Hai không gian cách biệt nhưng thực ra lại liên hệ mật thiết với
nhau bởi những dấu hiệu đại diện cho văn minh, tiến bộ được thực dân nhân
rộng, cấy ghét sang các nước thuộc địa” [24,57].
Bài viết “Mơ hình tiểu thuyết Nhất Linh và sự thể hiện ý thức cá nhân”,
báo Văn nghệ Quân đội đã chỉ rõ sự giao lưu văn hóa phương Tây và các
quan điểm của Nhất Linh trong sáng tác. Với Nhất Linh xây dựng nhân vật và
nội tâm nhân vật rất quan trọng “Tâm lý là một biểu hiện quan trọng trong đời
sống tinh thần con người, vì vậy, yếu tố tâm lý khơng thể thiếu trong nghệ
thuật xây dựng tính cách nhân vật ở mọi tác phẩm văn học”.
Luận án tiến sĩ Văn du kí nửa đầu thế kỉ XX và tiến trình hiện đại hóa
văn học (2015) của Nguyễn Thị Thúy Hằng đã nghiên cứu cái nhìn “người
khác” (bao gồm người Pháp, người Chăm, người Hoa) trong du kí Phạm
Quỳnh, tuy nhiên, khái niệm “người khác” của tác giả có điểm khác so với
khái niệm này trong lý luận phê bình hậu thực dân.

5


Nhìn chung, các bài viết trên đã giúp các nhà nghiên cứu rất nhiều về
nền tảng cơ bản về các khái niệm, đặc điểm của phê bình hậu thực dân nói
chung và cái nhìn phương Tây từ góc độ phê bình hậu thực dân trong hai tác
phẩm Pháp du của Phạm Quỳnh và Đi Tây của Nhất Linh.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện khóa luận này, chúng tơi xác định phạm vi nghiên cứu chính
là hai cuốn sách Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh và Đi Tây của

Nhất Linh. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng so sánh các tác phẩm này với một số
tác phẩm đương thời khác cùng đề tài.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài là cái nhìn phương Tây trong
Đi Tây của Nhất Linh và Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Ứng dụng ngành nghiên cứu văn hóa và phê bình hậu thực dân để tìm hiểu
tư tưởng, nhãn quan chính trị, văn hóa của cá nhân và thời đại đã ảnh hưởng
tới cách nhìn phương Tây trong hai tác phẩm trên.
- So sánh hai tác phẩm với nhau cũng như một số tác phẩm văn chương cùng
thời khác để thấy được sáng tác văn học là các diễn ngôn biến đổi dưới điều
kiện tư tưởng, bối cảnh văn hóa, chính trị khác nhau. Bên cạnh đó từ cái nhìn
phương Tây có thể thấy lòng yêu nước của hai tác giả được thể hiện theo
những cách khác nhau.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thiện đề tài này, chúng tơi đã kết hợp sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề:

6


- Phương pháp nghiên cứu văn hóa, cụ thể là lý luận phê bình hậu thực dân:
dùng lí thuyết hậu thực dân là công cụ đắc lực để khám phá tác phẩm văn học
về nội dung cũng như nghệ thuật.
- Phương pháp liên ngành: Không chỉ xem đối tượng trong phạm vi văn học
mà cịn khám phá dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Phương pháp của thi pháp học: nghiên cứu phong cách ngơn ngữ, nhân vật
người kể chuyện
6. Đóng góp mới của đề tài
Thứ nhất, chúng tơi đặt hai tác phẩm chưa từng được so sánh, nghiên

cứu trong mối quan hệ với nhau là Pháp du và Đi Tây để tìm hiểu mối liên hệ
giữa hai tác phẩm với bối cảnh, tư tưởng hệ thời đại.
Thứ hai, chúng tôi muốn chỉ ra nguy cơ đồng hóa văn hóa của diễn ngôn
thực dân lên ý thức con người thuộc địa đồng thời chỉ ra khả năng kháng cự,
tự chủ của các chủ thể văn hóa thuộc địa, trong đó có nhà văn.
Đề tài chúng tơi góp phần đưa lí thuyết phê bình hậu thực dân vào ứng
dụng nghiên cứu văn học Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và và Phụ lục, luận
văn của chúng tôi được chia làm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Cái nhìn phương Tây trong Pháp du hành trình nhật kí của Phạm
Quỳnh.
Chương 3: Cái nhìn phương Tây trong Đi Tây của Nhất Linh.

7


8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái lược về tác giả, tác phẩm
1.1.1. Phạm Quỳnh
Phạm Quỳnh (1893) có bút hiệu là Thượng Chi, bút danh là Hồng Nhân,
Hoa Đường. Sinh ra tại số nhà 17, hàng Trống, Hà Nội. Quê gốc ở làng
Lương Ngọc (nay thuộc xã Phúc Kháng), phảu Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Xuất thân trong gia đình có truyền thống hiếu học. Phạm Quỳnh từ nhỏ đã
thừa hưởng nền Nho học của gia đình. Mồ côi mẹ từ tháng thứ 9 và mồ côi
cha khi mới 9 tuổi, Phạm Quỳnh đã chịu rất nhiều thiệt thời so với bạn cùng

chăng lứa. Nhưng may mắn khi Phạm Quỳnh có một người bà vơ cùng u
thương mình đã chăm sóc mình từ bé. Phạm Quỳnh ngay từ bé đã bộc lộ sự
thơng minh của mình khi ơng đỗ đầu bằng Thành chung trung học Bảo hộ
(tức trường Bưởi, cịn gọi là trường Thơng Ngơn) khi mới 15 tuổi.
Năm 16 tuổi, ông được nhận vào làm việc tại trường Viễn Đông Bác cổ
tại Hà Nội. Bắt đầu tham gia viết báo năm 1916. Và nhanh chóng trở thành
chủ biên tờ nguyệt san Nam Phong tạp chí năm 1917. Tờ nguyệt san ra đời
nhằm chống lại ảnh hưởng từ các tư tưởng chống Pháp. Tờ báo chuyên viết
bài truyền bá cho tư tưởng “Pháp Việt đề huề”, luôn khen ngợi, ủng hộ sự cai
trị của Pháp ở Đông Dương. Là cây bút chủ lực cho tờ báo Nam phong là
bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của mình
Song song với chủ bút của một tờ báo lớn, ông cũng là Tổng thư kí Hội
Khai trí Tiến Đức. 1919 Phạm Quỳnh tham gia hội trí tri Bắc Kì. Năm 1922,
đại diện cho hội Khai trí Tiến Đức ơng đã sang Pháp dự triển lãm Marseille
rồi dễn thuyết cả ở ban Chính trị và Ban Luận lý Viện Hàn Lâm Pháp về dân
tộc giáo dục. Đã soạn thảo Việt Nam tự điển, một cơng trình mang nhiều giá
trị lớn cho ngành ngôn ngữ.
Đến năm 1924 ông được mời làm giảng viên Khoa Bác ngữ học, Văn
hóa, Ngữ ngơn Hoa Việt của trường Cao đẳng Hà Nội, trợ bút báo France,
9


Indochine. Ơng cũng từng làm Hội trưởng Hội trí tri Bắc Kì, làm ở hội đồng
tư vấn Bắc Kì, được cử vào Hội đồng Kinh tế và Tài chính Đơng Dương, làm
Tổng Thư kí Uỷ ban Cứu trợ xã hội Bắc Kỳ.
11/11/1932: Bảo Đại lên ngôi vua và mời ông tham gia bộ máy chính
quyền. Ơng đã giữ nhiều chức vụ then chốt của triều đình và giữ chức
Thượng thư Bộ học và Thượng thư Bộ lại (1944-1945). Sau khi triều vua Bảo
Đại dần sụp đổ, Phạm Quỳnh đã bắt tay với Pháp (1945) và bị Việt Minh phát
hiện bắt ngày 23/08/1945 và giam cầm ở lao Thừa phủ Huế. Ông bị xử bắn và

di hài được tìm thấy vào năm 1956 ở ven khu rừng Hắc Thú.
Phạm Quỳnh, được xem là nhà văn vơ cùng tài năng. Ơng đã để lại một
kho tàng các tác phẩm vô cùng giá trị cho nền văn học giao thời. Ơng cũng
chính là người có tư tưởng ủng hộ sự tự trị của Việt Nam. Tuy nhiên, ông
cũng bị nhiều nhà yêu nước chỉ trích vì có thái độ thân Pháp và coi Pháp là
mẫu mực của mọi lĩnh vực, phụng tùng, cung phụng đắc lực cho Pháp.
Phạm Quỳnh được coi là một trong nhiều nhà tiên phong cho nền văn
học giao thời của Việt Nam. Trong suốt cuộc đời sự nghiệp của mình, Phạm
Quỳnh đã để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm văn học.
Về mặt dịch thuật, ông đã dịch và xuất bản nhiều tác phẩm luận thuyết,
phương pháp luận, sách ngôn ngữ“với mong muốn thâu nạp văn minh Á- Âu”
và coi dịch thuật là cách để bỏ khuyết những thiếu hụt về tư tưởng cho người
An Nam, cũng là cánh cửa để tiếp cận văn minh thế giới” [ Du kí, một bộ
phận độc đáo trong sự nghiệp sáng tác của Phạm Quỳnh, Nguyễn Thị Kim
Nhạn, [tr 17]]. Có nhiều tác phẩm tiêu biểu của nước ngồi được Phạm
Quỳnh dịch thuật sang chữ quốc ngữ như: Tuồng Lôi Xích (tức Le Cid của P.
Corneille), Ơi thiếu niên (G. Courteline). Đối với Phạm Quỳnh dịch thuật là
một mảng đề tài văn học vô cùng hấp dẫn và đáng được quan tâm. Chinh
chiến cả cuộc đời trên mọi mặt trận, đến khi về quy ẩn ông đã dịch thuật thơ
của Đỗ Phủ, phần nào để tìm sự đồng cảm và nỗi lịng thầm kín của mình
trong thơ.
10


Về khảo luận, vốn thông minh và ham học hỏi từ nhỏ, Phạm Quỳnh đã
nghiên cứu rất nhiều về sách chữ Nho, sách chữ Pháp và viết lại bằng tiếng
Việt. Ơng đã có một loạt cơng trình biên khảo, nghiên cứu về văn học Pháp
như Văn học Pháp (Nam phong tùng thư, 1929), “Pháp văn thi thoại:
Baudelaure tiên sinh” (Nam phong số 6, tháng 12/1917), “Một nhà danh sĩ
nước Pháp: ông Pierre Loti” (Nam phong số 72, tháng 6/1929), “Một nhà văn

hào nước Pháp: ông Anatole France” (Nam phong số 161, tháng
4/1931)”.Phạm Quỳnh là người có niềm đam mê bất tận với nền văn học nước
nhà, ơng ln tìm tịi, học hỏi những quan điểm, thể loại, phương thức sáng
tác độc đáo truyền bá sâu rộng đến với công chúng. Với khảo luận cũng vậy,
ông đã dồn nhiều công sức vào để văn học chữ quôc ngữ ngày càng phát triển
và phổ biến hơn. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ơng thường chú trọng
đến các học thuyết châu Âu, vì ơng đã nhìn nhận ra những điểm chúng ta cần
học tập theo phương Tây. Với mong muốn phát triển nền văn học nước nhà
và vươn ra thế giới. Vì vậy, trong các sáng tác của mình ơng đặc biệt chú ý
đến thể loại và phương thức sáng tác. Ông đặt nền móng cho lí thuyết kịch
nghệ với các cơng trình như “Lịch sử nghề diễn kịch nước Pháp: bàn về hí
kịch của ơng Moliére” (Nam phong, số 35, tháng 5/1920), “Khảo về diễn
kịch: lối diễn kịch châu Âu” (Nam phong, số 51, tháng 9/1921), “Một bài kịch
mới bằng chữ Pháp” (Nam phong, số 67, tháng 1/1923), “Nghề diễn kịch ở
nước Mĩ” (Nam phong, số 77, tháng 11/1923”. Có thể nhận thấy, khi sáng tác,
dịch thuật hay khảo luận Phạm Quỳnh thường suy xét vấn đề rất kĩ và thường
hướng mọi vấn về theo phương Tây. Các quan điểm sáng tác của Phạm
Quỳnh rất quan trọng, trong khi nền văn học giao thời của nước ta đang tìm
hướng đi mới, thể loại, phong cách sáng tác mới thì Phạm Quỳn đã định hình
sẵn cho bản thân bằng cách học hỏi phương Tây. Điều đó đã tác động mạnh
mẽ đến đời sống văn học giao thời rất lớn.
Phạm Quỳnh đặc biệt quan tâm đến văn xi du kí, hễ đi du lịch ơng lại
viết bài du kí. Tiếp xúc với khoa học phương Tây và chủ trương dựa vào
11


phương Tây từ sớm nên Phạm Quỳnh hình thành trong lối tư duy phân tích
logic, tư tưởng sáng tác rõ ràng. Trong khi đó thì nhiều nhà văn của Việt Nam
vẫn lanh quanh với lối viết cũ, chưa tìm được con đi sáng tác phù hợp với bản
thân. Nền văn học Việt Nam lúc giao thời đòi hỏi các nhà văn phải thật nhạy

bén, sáng tạo. Hiểu được điều đó, Phạm Quỳnh ln trau dồi bản thân, tìm tịi
những điều mới lạ của nền văn hóa phương Tây để phổ biến cho người dân.
Thể loại du kí lúc bấy giờ là một trong những thể loại vô cùng lạ và mới đối
với độc giả cũng như đối với nhiều nhà văn. Du kí địi hỏi tác giả phải trung
thực kể lại câu chuyện, khơng được thêm bớt điều gì. Chính vì vậy mà Phạm
Quỳnh vơ cùng thích thú với thể loại này. Mỗi chuyến đi của ông đều được
ông sâu chuỗi kể lại vơ cùng tỉ mỉ. Dù đó là Đi Tây, đi Tàu hay chỉ là một
chuyến đi tham quan Sài Gòn, Huế... Mở đầu cho thể loại du kí là cuốn Mười
ngày ở Huế sáng tác năm 1918 đã trở thành một hiện tượng truyền cảm hứng
cho văn học Việt Nam, khuyến khíchcác văn thân sĩ phu hãy đi học hỏi và
chia sẻ những kinh nghiệm. Tiếp sau đó, ơng tiếp tục ra mắt các du kí khác
như Một tháng ở Nam Kì (1919), Trảy chùa Hương (1919), Pháp du hành
trình nhật kí (Nam phong, từ số 58, tháng 4/1922 đến số 100, tháng 1011/1925), Thuật chuyện du lịch ở Paris (1922), Chơi Lạng Sơn, Cao Bằng
(1926), Du lịch xứ Lào (1931)”. Từ những tác phẩm du kí, thấy Phạm Quỳnh
là người ham học hỏi, thích du lịch tìm kiếm những điều mới lạ và cùng chia
sẻ để mọi người cùng biết.
Qua cuộc đời và sự nghiệp của mình, thấy được Phạm Quỳnh là
người vơ cùng tài năng, thông minh. Sự thông minh của ông đã được thể
hiện từ khi rất nhỏ. Ơng khơng chỉ sáng tác hay, độc đáo mà cịn là người
am hiểucả chính trị, triết học... Với lối tư duy thân Pháp, coi mọi tư tưởng
triết lí của Pháp là mẫu mực nên ơng đã gặp nhiều khó khăn và bị nhiều
người chì trích, lên án. Nhưng khơng vì lẽ đó, chúng ta có thể phủ nhận
được những thành quả to lớn mà ông đã để lại cho nền văn học giao thời
của nước nhà lúc bấy giờ.
12


1.1.2. Khái lược về Pháp du hành trình nhật kí
Pháp du hành trình nhật kí là cuốn du kí được Phạm Quỳnh viết trong
chuyến thăm Pháp năm 1922. Trong chuyến đi, khi viết đến một vùng đất mới

ông đều gửi về quê nhà để đăng trên mục du kí của tờ nguyệt san Nam phong:
“Tôi đi Tây chuyến này, định quan sát được điều gì hay, khi trở về sẽ biên tập
thành sách để cống hiến các đồng bào. Song đợi đến kh về nhà thời lâu lắm;
vậy trong khi đi, tơi có giữ cuốn nhật kí, ngày ngày ghi chép, được tờ nào gửi
về đăng báo trước, toàn là những lời kỷ thực, khơng có văn chương nghị luận
gì; chẳng qua là những tài liệu để đến khi về nhà làm sách vậy”.
Cuốn nhật kí kể lại cuộc hành trình sang thăm Pháp của nhân vật tơi
trong truyện. Ơng được đại diện cho Hội Khai trí tiến đức tham dự triển lãm
Marseille. Ngày 9 tháng 3 năm 1992 ông xuống Hải Phòng để chuẩn bị xuất
cảng. Trước khi đi, các phái viên gặp gỡ giao lưu và dự tiệc cùng nhau. Trong
chuyến đi lần này có bốn người đi cùng ông. Tàu chạy mất ba ngày hai đêm
mới tới Sài Gòn mà “phải mất hai đêm một ngày say sóng, nằm dí trong
phịng, khơng cất đầu lên nổi và ba bữa khơng ăn uống một tí gì”. Thời gian
vẫn cịn, ơng cùng bạn bè xuống thăm Chợ Lớn, xem phố phường và cùng
vào ăn cơm trong một quán Cao lầu. Cùng gặp mặt những người Bắ kỳ sống
tại đây và dự tiệc xem kịch. Chuyến hành trình đi qua Singapore: “Singapore
chia ra làm hai phần: một phần là phố Khách, một phần là phố Tây; phố Tây
cũng sầm uất bằng phố Khách mà lại có cái vẻ nguy nga hơn. Phố Tây ở
Singapore này có khác phố Tây ở các nơi khác, nhất là khác các phố Tây của
người Pháp ở, như trong các thành phố ta; người Pháp ở đâu thì những nhà
lầu to lớn phần nhiều là các dinh thự công sở của Nhà nước; người Anh ở đâu
thì những nhà lầu to lớ là các cửa hàng, các hội buôn, các công ty, các ngân
hàng. Những hàng buôn của người Anh ở Singapore thật là những lâu đài vĩ
đại, có khi chiếm từng dãy phố dài” [35, 6]. Tàu chạy qua Penang rồi qua
Colombo, dừng chân tại đây để nghỉ ngơi sau và ngày ngồi tàu: “thành phố
Colombo lơn hơn Penang, hơn Singapore nhiều, và có một điều khác lạ khác
13


hai nơi đó là suốt trong phố phường khơng có một hiệu Khách nào, bao nhiêu

nghề nghiệp buôn bán ở trong tay người bản xứ là người Chà hết thảy” [35,
10]. Tàu đi qua các hải cảng đều dừng chân lại đó vài tiếng, có khi vài ngày.
Sau một tháng thì cũng tới được nước Pháp.
Ở Marseille, ơng hay đi nghe những buổi diễn thuyết như diễn thuyết về
Nhân quyền đối với việc chiến tranh và việc nghị hòa, diễn thuyết về cách trí
văn chương, lịch sử chính trị, diễn thuyết về Nữ quyền... “Ở Marseille này,
người diễn thuyết hay thì ít, nhưng cái phong trào diễn thuyết coi ra thịnh”.
Rồi thi thoảng đi thăm thú vài cảnh đẹp của vùng đất này như: nhà thơ “Đức
bà Bảo hộ”, xem nhà “Thương nghiệp công quán”, thành Aix, xem các cuộc
thi ngựa.
Ông đã đến Lyon, thành phố thứ ba của nước Pháp, nơi tổ nghề tơ lụa
của nước Pháp. Ông đã đi chơi khắp thành phố và dừng chân ăn cơm tại một
quán cơm Tàu. Khi tới Paris “nơi đô thành đệ nhất trong thế giới” [35, 36],
ông đã đi thăm quan những thứ mới lạ ở vùng đất này, mở ra một tầm nhìn
mới cho bản thân mình. Ơng vơ cùng thích thú khi thấy xe điện ngầm, con
đường dưới hầm... Sau khi ở Paris hai tháng, thăm quan cũng nhiều nơi, học
hỏi cũng được nhiều điều, ông trở về với thành phố Marseille để chuẩn bị trở
về nước. Trước khi về ông không quên mua chút quà phương Tây về làm quà
cho anh em bạn bè.
Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh đã thuật lại chuyến tham
quan đất nước Pháp. Trong cuốn nhật kí của mình ơng đã thuật lại rất kĩ
lưỡng, cụ thể cả về địa điểm và thời gian các sự kiện trong hành trìnhcủa
mình. giúp cho người đọc có thể tự tưởng tượng ra nước Pháp từ nhãn quan
của một trí thức Nho – Tây học Việt Nam.
Pháp du hành trình nhật kí đã kể về sự phồn thịnh của nước Pháp từ cái
nhìn ái mộ của Phạm Quỳnh: đó là các cơng trình đồ sộ, những thành phố phát
triển và những người dân có trình độ giáo dục, thẩm mỹ cao cũng như một thể
chế chính trị quy củ. Với Phạm Quỳnh nước Pháp ln có một nền văn hóa vơ
14



cùng phát triển, có tư tưởng, tư duy tiến bộ rất nhiều so với các nước Đông
Dương.
1.1.3. Nhất Linh
Cuộc đời
Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam, sinh năm 1906 và mất vào 7
tháng 7 năm 1963, ông sinh ra ở phố Cẩm Giang tỉnh Hải Dương. Nguyên
quán ở làng Cẩm Phơ, huyện Biện Đàn, tình Quảng Nam. Cha ơng mất sớm
nên gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Ơng sống cùng với ông nội là Nguyễn
Tường Tiếp- là chi huyện Cẩm Giang. Sinh ra trong một gia đình hiếu học
nhà Nho và được tiếp xúc với cuộc sống khó khăn của người nông dân, phần
nào đã ảnh hưởng đến tư tưởng của ông sau này.
Năm 1920 Nguyễn Tường Tam theo học trưởng Bưởi và đậu trung học
năm 1923. Vừa học vừa làm thơ đăng báo Trung Bắc Tân Văn. Năm 18 tuổi
ơng có một bài “Bình luận văn chương về Truyện Kiều” được đăng trên tờ
Nguyệt san Nam phong. Cuối năm 1923, ông đậu bằng Cao tiểu, nhưng chưa
đủ tuổi đi học nên làm thư kí ở Sở Tài chính Hà Nội. Tại đây ơng đã quen
thân với Tú Mỡ và bắt đầu viết cho tờ Nho Phong. Trong thời gian đó, ơng đã
lập gia đình với bà Phạm Thị Nguyên và có bảy người con. Với đam mê học
hỏi, khám phá của mình, ơng đã theo học ngành Mĩ thuật và Y học nhưng sau
đó khơng thành. Ấp ủ ý định làm báo, năm 1926 Nguyễn Tường Tam vào
Nam và gặp được bạn cùng chí hướng là Trần Huy Liệu, Vũ Đình Di. Nhưng
ngay sau đó hai người này bị bắt ở đám tang của Phan Chu Trinh, Nguyễn
Tường Tam phải trốn sang Cao Miên sinh sống và tìm cách để đi du học.
Năm 1927, ơng sang Pháp du học. Tại đây ơng đã học hỏi và tìm hiểu về cách
viết báo và làm sản xuất. 1930, Nguyễn Tường Tam đậu cử nhân Khoa học
Giáo khoa và trở về nước.
Cuộc đời của ơng gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. Khi trở về nước
ông đã hoạt động văn chương và hoạt động chính trị vơ cùng tích cực. Sau khi
15




×