Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính Ngân Hàng Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM QUỲNH ANH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM QUỲNH ANH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng


Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG VINH

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan bài luận văn với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi
ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” là cơng trình nghiên
cứu khoa học độc lập của chính tác giả. Các số liệu sử dụng trong luận văn đều có
nguồn gốc rõ ràng và đã được cơng bố theo đúng quy định. Các tài liệu tham khảo
trong luận văn đã được tác giả trích dẫn đầy đủ. Tôi xin cam đoan rằng các kết quả của
nghiên cứu này là trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Kết
quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố ở bất kỳ bài nghiên cứu nào
khác. Đồng thời, luận văn này được sự góp ý và hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Hồng
Vinh để hoàn thiện luận văn và cho ra kết quả nghiên cứu.
TP. HCM, ngày ….. tháng ….. năm 2023
Học viên

Phạm Quỳnh Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến tồn thể Q Thầy Cơ đã giảng
dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi, cũng như các Thầy Cô quản lý thuộc
Khoa Sau Đại học của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã hỗ trợ tơi trong tồn bộ

thời gian học tập và nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân đến TS Nguyễn Thị Hồng Vinh,
cô đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng nghiên cứu cũng như chỉ dạy các kiến thức và
truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện
luận văn này.
Cảm ơn các anh/chị/em học viên lớp CH23B đã giúp đỡ, chia sẻ thơng tin hữu
ích với tơi trong q trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến tồn thể gia đình, bạn bè và
những người thân đã động viên và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe tất cả mọi người!
TP. HCM, ngày ….. tháng ….. năm 2023
Học viên

Phạm Quỳnh Anh


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam.
Tóm tắt:
Luận văn này được tác giả thực hiện nhằm xác định, đánh giá tác động của các
nhân tố đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Kết quả từ
nghiên cứu là cơ sở để tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách giúp các ngân hàng
thương mại Việt Nam trong việc quản trị rủi ro thanh khoản. Mẫu nghiên cứu bao gồm
24 ngân hàng thương mại Việt Nam có niêm yết trên các sàn chứng khoán, phạm vi
nghiên cứu là trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2021. Bài luận văn này sử
dụng phương pháp khe hở tài trợ (FGAP) để đo lường rủi ro thanh khoản. Đối với các

nhân tố có tác động đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng được chia thành hai nhóm,
bao gồm: Nhóm các yếu tố nội tại của ngân hàng; Nhóm các yếu tố vĩ mơ của nền kinh
tế. Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng rủi
ro thanh khoản chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau, đó là: Quy mơ của ngân hàng, Tỷ
suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản
và Tỷ lệ lạm phát. Kết quả của luận văn này chưa tìm thấy có mối liên hệ nào giữa các
nhân tố: Tỷ lệ nợ xấu, Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng và Tốc độ tăng trưởng kinh tế
đến rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn nghiên
cứu.
Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả kết luận cho các giả
thuyết đặt ra cho mơ hình và đề ra một số kiến nghị, giải pháp giúp các ngân hàng
thương mại Việt Nam quản trị rủi ro thanh khoản.
Từ khóa: rủi ro thanh khoản, ngân hàng thương mại, khe hở tài trợ.


iv

ABSTRACT
Title: Factors affecting liquidity risk of commercial banks in Vietnam.
Abstract:
This study aims to identify and evaluate factors affecting liquidity risk of
commercial banks in Vietnam, thereby proposing some policy implications for
Vietnamese commercial banks to manage liquidity risk. The research sample includes
24 commercial banks listed on the Vietnam stock exchanges in the period 2012 - 2021.
Liquidity risk used in this research model is measured by Financing Gap (FGAP).
Factors affecting liquidity risk are divided into two groups: Internal factors và Macro
factors. Through panel data regression, research has shown that the liquidity risk is
affected by the following factors: Bank’s Size, Return Over Equity Ratio, Equity to
Total Assets Ratio, Lending to Total Assets Ratio and Inflation Rate. The result of this
study have not found a relationship between Non-performing Loans Ratio, Loan Loss

Provisions Ratio, Economic Growth Rate to liquidity risk in commercial banks in
Vietnam.
Based on the result of this research, the author has made conclusions for the
hypotheses posed for the model and proposed some recommendations to manage
liquidity risk for commercial banks in Vietnam.
Keywords: liquidity risk, commercial banks, funding gap.


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
FEM
FGLS

Cụm từ tiếng Anh
Fixed Effects Model

Cụm từ tiếng Việt
Mơ hình hồi quy tác động cố định

Feasible Generalized Least Ước lượng bình phương bé nhất
Squares

tổng quát

GDP

Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm quốc nội

INF

Inflation rate

Tỷ lệ lạm phát

REM

Random Effects Model

Mơ hình hồi quy tác động ngẫu
nhiên


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................. iii
ABSTRACT .................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ...................................................................................... x
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của nghiên cứu ................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................5
1.6. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài ..........................................................5
1.7. Bố cục của bài nghiên cứu ................................................................................ 6
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 8
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI
RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG ................................................................... 9
2.1. Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản .............................................9
2.1.1. Khái niệm về thanh khoản ..................................................................... 9
2.1.2. Khái niệm về rủi ro thanh khoản ......................................................... 10
2.1.3. Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản ................................................... 10
2.2. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................11
2.2.1. Lý thuyết cho vay thương mại và thanh khoản ................................... 11
2.2.2. Lý thuyết khả năng thay đổi .................................................................12
2.2.3. Lý thuyết thu nhập dự tính ...................................................................13


vii

2.3. Các phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản .............................................. 13
2.3.1. Các hệ số thanh khoản ..........................................................................13
2.3.2. Khe hở tài trợ ........................................................................................15
2.3.3. Khung pháp lý về quản lý thanh khoản ngân hàng thương mại tại Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay ........................................................................ 16
2.4. Các nghiên cứu liên quan của đề tài ............................................................... 17
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 26

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 27
3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ...................................................................... 27
3.2. Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 28
3.3. Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................ 29
3.4. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 31
3.4.1. Nhóm các yếu tố nội tại của ngân hàng ...............................................31
3.4.2. Nhóm các yếu tố vĩ mơ ........................................................................ 34
TĨM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 36
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 37
4.1. Thống kê mô tả và sự tương quan trong mơ hình nghiên cứu ........................37
4.1.1. Kết quả thống kê mô tả ........................................................................ 37
4.1.2. Kết quả phân tích sự tương quan ......................................................... 45
4.2. Kết quả mơ hình hồi quy ................................................................................. 46
4.2.1. Kết quả mơ hình hồi quy tác động cố định (FEM) và mơ hình hồi quy
tác động ngẫu nhiên (REM) ........................................................................... 46
4.2.2. Kiểm định sự phù hợp giữa mơ hình FEM và REM ........................... 47
4.3. Kiểm định các giả thuyết hồi quy, khuyết tật mơ hình và khắc phục khuyết tật
của mơ hình ............................................................................................................ 48
4.3.1. Kiểm định phương sai thay đổi ............................................................48
4.3.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ...................................................48
4.3.3 Khắc phục khuyết tật của mô hình lựa chọn .........................................49
4.3.4. Kiểm định các giả thuyết thống kê sau khi khắc phục khuyết tật ....... 50
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................................... 51
4.4.1. Kết quả về mơ hình nghiên cứu ........................................................... 51


viii

4.4.2. Kết luận về các giả thuyết nghiên cứu .................................................51
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................. 56

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý ........................................................ 57
CHÍNH SÁCH CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG
VIỆC QUẢN TRỊ RỦI RO ............................................................................................ 57
THANH KHOẢN ...........................................................................................................57
5.1. Kết luận của nghiên cứu ..................................................................................57
5.2. Một số hàm ý chính sách và các kiến nghị cho các ngân hàng thương mại
Việt Nam trong việc quản trị rủi ro thanh khoản ...................................................59
5.3. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................. 63
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................63
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ................................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................i
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... v


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài
Bảng 3.1: Mơ tả và cách tính các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu đề xuất
Bảng 4.1: Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả hồi quy của mơ hình FEM và mơ hình REM
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Hausman
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan
Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mơ hình bằng phương pháp FGLS
Bảng 4.8: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu và kết quả nghiên cứu


x


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Hình 4.1. Khe hở tài trợ của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012 2021
Hình 4.2: Quy mơ tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn
2012 - 2021
Hình 4.3: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt
Nam giai đoạn 2012 - 2021
Hình 4.4: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt
Nam giai đoạn 2012 - 2021
Hình 4.5: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam
giai đoạn 2012 - 2021
Hình 4.6: Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012 2021
Hình 4.7: Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam
giai đoạn 2012 - 2021
Hình 4.8: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và Tỷ lệ lạm phát (INF) của Việt Nam
giai đoạn 2012 - 2021


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Thanh khoản là một trong những vấn đề cấp thiết hàng đầu quyết định đến sự
an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và của mỗi ngân hàng
nói riêng (Đặng Văn Dân, 2015). Nền kinh tế ngày nay có xu hướng phát triển và
diễn biến phức tạp hơn, vì thế vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng
thương mại sẽ càng phải đối diện nhiều hơn với những khó khăn và thách thức.
Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nhằm hướng tới mục tiêu bảo đảm an tồn
cho hoạt động khơng chỉ của từng ngân hàng nói riêng mà đó cịn là yếu tố quyết

định sống cịn đối với hệ thống ngân hàng nói chung. Thị trường tài chính ngày
càng lớn mạnh là ngun nhân có thể dẫn tới việc hệ thống ngân hàng xuất hiện tình
trạng “căng thẳng thanh khoản” khi mà tín dụng tăng nhanh trong khi huy động lại
tăng chậm. Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 29/11/2022, tín
dụng tồn nền kinh tế tăng 12,2% so với cuối năm 2021, trong khi đó số liệu về tốc
độ tăng trưởng huy động vốn của ngân hàng đến cuối tháng 9/2022 chỉ tăng 4,6%.
Tổng nguồn vốn ngắn hạn của ngành ngân hàng chiếm khoảng 80% nhưng 50%
tổng dư nợ nền kinh tế lại là cho vay trung dài hạn, cho thấy sự chênh lệch lớn giữa
kỳ hạn huy động và kỳ hạn cho vay. Điều này dẫn đến hai rủi ro cho ngành ngân
hàng là rủi ro thanh khoản và rủi ro chi trả cho người gửi tiền. Rủi ro luôn là thách
thức mà các ngân hàng phải đối mặt trong hoạt động kinh doanh thường ngày của
ngân hàng, một trong số đó là rủi ro thanh khoản. Việc quản trị rủi ro thanh khoản
sẽ càng khó khăn hơn khi nền kinh tế phải đối mặt với nhiều thách thức về thiên tai,
dịch bệnh kéo dài như ngày nay. Do vậy, việc đánh giá và phân tích các nhân tố có
ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng cần được đặc biệt quan tâm để
từ đó có các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và duy trì hệ thống
ngân hàng Việt Nam ln vững mạnh.
Trong lịch sử tài chính thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính ở năm 2007 2008 kéo theo sự sụp đổ của một loạt các định chế tài chính đã cho thấy sự lỏng lẻo
trong công tác quản lý thanh khoản của hệ thống tài chính. Theo nhận định của Ủy


2

ban giám sát ngân hàng Basel (2008) thì chính việc quan tâm chưa đúng mức đến
thanh khoản ngân hàng là nguyên nhân cơ bản dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính
thế giới ở năm 2008. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong giai đoạn năm
2007 - 2008 đã khiến cả hệ thống ngân hàng thế giới phải đối mặt với nhiều rủi ro
lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh khoản của cả hệ thống ngân
hàng cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia
trên thế giới mà Việt Nam cũng nằm trong số đó. Thanh khoản là một trong những

yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến sự tồn tại của một ngân hàng bởi thanh khoản cho biết
năng lực trong việc đáp ứng nhu cầu tức thời về tiền của một ngân hàng. Đặc thù
của hệ thống ngân hàng là có tính dây chuyền và mức độ lan truyền của rủi ro thanh
khoản là rất lớn, vì thế nếu một ngân hàng trong hệ thống có vấn đề về thanh khoản
thì sẽ tác động khơng nhỏ đến cả hệ thống ngân hàng. Khi một ngân hàng không
đáp ứng được nhu cầu về tiền của thị trường thì sẽ dẫn đến vỡ nợ hay hiện tượng
mất khả năng thanh tốn, từ đó có khả năng gây ra sự sụp đổ dây chuyền của các
ngân hàng và thậm chí là sự suy yếu của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Theo Eichberger và cộng sự (2005), rủi ro thanh khoản là loại rủi ro nguy
hiểm nhất trong các loại rủi ro mà ngân hàng phải đối diện. Lý do là bởi rủi ro thanh
khoản có khả năng đe dọa đến sự an tồn khơng những của từng ngân hàng riêng lẻ
mà thậm chí là tồn bộ hệ thống ngân hàng. Một trong những mục tiêu cần được ưu
tiên trong hoạt động quản lý và điều hành ngân hàng đó là phải đảm bảo thanh
khoản cho toàn bộ hệ thống ngân hàng, khi đó rủi ro thanh khoản của ngân hàng
mới được giảm xuống. Theo Niresh (2012), các ngân hàng luôn cố gắng đạt được sự
hài hòa giữa vấn đề sinh lời và vấn đề thanh khoản. Việc duy trì thanh khoản quá
cao có thể làm giảm cơ hội đầu tư sinh lời cho ngân hàng, tuy nhiên khi khả năng
thanh khoản ở mức quá thấp sẽ là nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản, ảnh hưởng đến
sự tăng trưởng và ổn định của ngân hàng. Do đó, cung - cầu thanh khoản phải luôn
được điều tiết cân bằng nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt
động của ngân hàng. Theo Đặng Văn Dân (2015), quản trị rủi ro thanh khoản là
công việc cần thiết nhằm duy trì sự an tồn cho hoạt động trong từng ngân hàng


3

thương mại nói riêng và cho tồn hệ thống ngân hàng nói chung. Tại Việt Nam, hệ
thống ngân hàng đã trải qua nhiều cuộc cải cách và có nhiều bước tiến mới, tuy
nhiên vấn đề về thanh khoản của ngân hàng vẫn là vấn đề cốt lõi cần được chú trọng
hàng đầu.

Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đã nêu trên và căn cứ
vào thực tế về thực trạng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tại Việt Nam, tác
giả nhận thấy rủi ro thanh khoản luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu khơng
chỉ trong ngành ngân hàng nói riêng mà cịn đối với nền kinh tế nói chung. Để đảm
bảo hoạt động của ngân hàng hiệu quả thì vấn đề về thanh khoản rất cần được quan
tâm và tiếp tục nghiên cứu xuyên suốt theo từng giai đoạn của nền kinh tế. Vì vậy,
tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn. Điểm mới
trong phạm vi nghiên cứu lần này đó là tác giả sẽ đánh giá các nhân tố và mức độ
tác động của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt
Nam trong giai đoạn 2012 - 2021. Từ đó, kết quả của bài luận văn nhằm đưa ra một
số hàm ý chính sách trong việc quản trị rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng.

1.2. Mục tiêu của nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài nghiên cứu là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Qua đó, bài
nghiên cứu nhằm đề xuất một số hàm ý chính sách cho các ngân hàng thương mại
Việt Nam trong việc quản trị rủi ro thanh khoản.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tổng quan các tài liệu và các nghiên cứu
trước đây có liên quan đến đề tài, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế nghiên cứu
dữ liệu tại Việt Nam, mục tiêu cụ thể của bài nghiên cứu này gồm hai mục tiêu
chính như sau:
Thứ nhất là, mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm đánh giá các nhân tố nội tại
của ngân hàng và các nhân tố vĩ mơ của nền kinh tế có ảnh hưởng đến rủi ro thanh


4


khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu nhằm
làm rõ chiều hướng và mức độ tác động của các nhân tố đó đến rủi ro thanh khoản
của các ngân hàng.
Thứ hai là, dựa trên kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả đề xuất một số
hàm ý chính sách liên quan đến cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản cho các ngân
hàng thương mại Việt Nam.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ những mục tiêu đã đề ra như trên, bài nghiên cứu nhằm giải quyết và làm
rõ các câu hỏi nghiên cứu sau:
Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam?
Các nhân tố được đánh giá có mức độ tác động như thế nào đến rủi ro thanh
khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam?
Dựa trên kết quả của bài nghiên cứu, tác giả đề xuất các hàm ý chính sách
nào cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc quản trị rủi ro thanh khoản?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro thanh khoản của các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam (trong đó rủi ro thanh khoản được đo lường bằng chỉ số
khe hở tài trợ - FGAP) và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả tiến hành thu thập và nghiên cứu số liệu trong giai đoạn từ năm 2012
đến năm 2021 của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tác giả lựa chọn giai
đoạn nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2021 nhằm phân tích thực trạng hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là phân tích vấn đề
thanh khoản của các ngân hàng và ảnh hưởng của các yếu tố nội tại ngân hàng cũng
như ảnh hưởng của chính sách vĩ mơ đến vấn đề thanh khoản của các ngân hàng



5

thương mại. Giai đoạn nghiên cứu bắt đầu từ năm 2012 vì đây là thời gian các ngân
hàng đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính và là thời điểm có thể thu thập
được đầy đủ số liệu từ báo cáo của các ngân hàng. Phạm vi thời gian nghiên cứu kết
thúc tại năm 2021 vì đây là thời điểm có các số liệu cập nhật gần nhất và mới nhất
của các ngân hàng tại thời điểm tác giả tiến hành nghiên cứu.

1.5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu, tác giả dựa vào kết quả của các nghiên
cứu trước đây có liên quan đến đề tài này để đề xuất mơ hình nghiên cứu phù hợp.
Vì dữ liệu trong bài nghiên cứu là dữ liệu theo cả thời gian và không gian nên tác
giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng. Bài nghiên cứu này sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng phân tích hồi quy dữ liệu dạng bảng cân xứng
(balanced panel data) nhằm mục đích đánh giá về mức độ tác động của các nhân tố
trong mơ hình nghiên cứu đề xuất đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương
mại Việt Nam.
Các phương pháp ước lượng được sử dụng trong đề tài này gồm: Mơ hình
hồi quy tác động cố định (FEM - Fixed Effects Model) và Mô hình hồi quy tác động
ngẫu nhiên (REM - Random Effects Model). Kiểm định Hausman được sử dụng để
kiểm định sự phù hợp và lựa chọn giữa hai mơ hình FEM và mơ hình REM.
Nghiên cứu đồng thời cũng tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan và
hiện tượng phương sai thay đổi đối với mơ hình được lựa chọn. Kết quả kiểm định
nếu tồn tại một trong hai hiện tượng trên hoặc có cả hai thì nghiên cứu sẽ tiến hành
khắc phục các hiện tượng, cuối cùng cho ra kết quả hồi quy đáng tin cậy.

1.6. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài
Bài nghiên cứu này được tác giả thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh

hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam với thời
gian nghiên cứu là trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2021. Kết quả của nghiên
cứu này có tính cập nhật vì dữ liệu thực hiện nghiên cứu đã được thu thập đến năm
2021 là thời gian gần nhất tại thời điểm tác giả thực hiện đề tài này mà các ngân
hàng thương mại công bố báo cáo thường niên, báo cáo tài chính kiểm tốn. Kết quả


6

nghiên cứu của bài luận văn này sẽ đóng góp vào tài liệu khoa học trên các khía
cạnh khác nhau như: Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản
của ngân hàng Việt Nam; Trên cơ sở kế thừa mơ hình nghiên cứu của các nghiên
cứu trước liên quan đến đề tài, tác giả bổ sung thêm một số biến vĩ mơ nhằm mục
đích đánh giá sự ảnh hưởng của các biến vĩ mơ đó đến rủi ro thanh khoản của các
ngân hàng thương mại Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn này giúp các nhà lãnh đạo,
các nhà quản lý ngân hàng tham khảo phương pháp tiếp cận và đo lường các nhân
tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng trên cơ sở kết quả nghiên cứu
tại Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để các nhà quản lý ngân
hàng có thể bổ sung, hồn thiện khung chính sách và hồn thiện các quy định trong
việc điều hành từng ngân hàng riêng lẻ cũng như điều hành hệ thống ngân hàng, từ
đó nhằm kiểm soát tốt rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ở
giai đoạn hiện nay.

1.7. Bố cục của bài nghiên cứu
Bố cục của bài nghiên cứu được chia thành 5 chương với các nội dung như
sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Nội dung chính trong chương 1 bao gồm: Lý do chọn đề tài nghiên cứu, Mục
tiêu nghiên cứu, Câu hỏi nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu

và Đóng góp của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản
của ngân hàng.
Nội dung chính của chương 2 bao gồm trình bày các các lý thuyết, khái niệm
về rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Đồng thời chương này cũng trình bày sơ lược
các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân
hàng làm cơ sở để xây dựng mơ hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.


7

Ở chương 3, tác giả trình bày về các giả thuyết nghiên cứu, mơ hình nghiên
cứu, mơ tả chi tiết về phương pháp nghiên cứu và giải thích cụ thể về số liệu, dữ
liệu được sử dụng trong nghiên cứu.
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu.
Nội dung của chương này là mơ tả và trình bày kết quả có được sau khi thực
hiện nghiên cứu, phân tích sự tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu
và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam.
Chương 5: Kết luận và đề xuất một số hàm ý chính sách cho các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam trong việc quản trị rủi ro thanh khoản.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, trong chương này tác giả trình bày tóm tắt các
kết quả nghiên cứu đạt được và đưa ra một số hàm ý chính sách cho các ngân hàng
thương mại Việt Nam trong việc quản trị rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó chương 5
cũng nêu ra một số điểm hạn chế của nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp
theo của đề tài.


8


TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Nội dung chính của chương 1 đã nêu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, đó là
rủi ro thanh khoản và nêu ra được tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc
thực hiện đề tài nghiên cứu. Theo đó, rủi ro thanh khoản là vấn đề thường trực
mang tính sống cịn đối với ngành ngân hàng. Việc đảm bảo được khả năng thanh
khoản tốt sẽ giúp các ngân hàng ứng phó kịp thời cho hoạt động chi trả tiền gửi và
khoản vay.
Xuất phát từ mục tiêu tổng quát, trong chương 1 cũng đã nêu ra những mục
tiêu nghiên cứu cụ thể sẽ được giải quyết thơng qua các câu hỏi nghiên cứu. Thêm
vào đó, chương 1 đã xác định được đối tượng của nghiên cứu và chỉ ra giới hạn
phạm vi nghiên cứu về thời gian và không gian. Cuối cùng, nội dung của chương 1
đã đề cập tổng quan về phương pháp nghiên cứu sẽ thực hiện trong luận văn này
cũng như ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài nghiên cứu. Chương 1 đồng thời
đã cung cấp khái quát về bố cục của luận văn.


9

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA
NGÂN HÀNG
2.1. Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản
2.1.1. Khái niệm về thanh khoản
Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng (2000) định nghĩa về một ngân
hàng có khả năng thanh khoản là ngân hàng đó có khả năng đáp ứng được tất cả các
yêu cầu về sử dụng vốn có sẵn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại bất kỳ thời
điểm nào như: hoạt động chi trả tiền gửi cho khách hàng, hoạt động cho vay, hoạt
động thanh toán hay các giao dịch vốn,... Basel (2008) đồng thời cũng đưa ra thêm
nhận định rằng thanh khoản là khả năng của ngân hàng trong việc tài trợ cho việc gia

tăng tài sản và khả năng trong việc ngân hàng có thể đáp ứng được các nghĩa vụ nợ
đến hạn mà không gây ra tổn thất ở mức không chấp nhận được.
Theo Nguyễn Văn Tiến (2009), xét về khía cạnh tài sản, thanh khoản là khả
năng tài sản chuyển hóa thành tiền hay tiền chuyển hóa thành tài sản; cịn xét về khía
cạnh ngân hàng thì thanh khoản được định nghĩa là khả năng đáp ứng kịp thời, đầy đủ
các nghĩa vụ tài chính phát sinh của ngân hàng.
Theo Duttweiler (2009), thanh khoản có hai khía cạnh cần chú ý đó là thanh
khoản tự nhiên và thanh khoản nhân tạo. Các dòng lưu chuyển từ tài sản hoặc từ nợ và
có thời gian đáo hạn cụ thể được gọi là “thanh khoản tự nhiên”. Còn “thanh khoản
nhân tạo” được hiểu là khả năng chuyển đổi thành tiền từ tài sản vào trước ngày đáo
hạn của tài sản đó.
Trương Quang Thông (2010) cho rằng thanh khoản được định nghĩa là khả
năng của ngân hàng tiếp cận với tài sản và nguồn vốn ở mức chi phí hợp lý nhằm phục
vụ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo Alshatti (2015), thanh khoản
của ngân hàng là khả năng ngân hàng đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ tài chính khi đến
hạn. Nguyên nhân chính của rủi ro thanh khoản là do ngân hàng xảy ra tình trạng thiếu
thanh khoản tiếp diễn trong thời gian dài.
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu thanh khoản của ngân hàng là nói về khả
năng của ngân hàng trong việc có thể thanh tốn ngay cho các nghĩa vụ tài chính phát


10

sinh ở một chi phí thấp nhất. Thanh khoản thể hiện cho khả năng của ngân hàng có thể
thực hiện được đến mức tối đa tất cả các nghĩa vụ thanh tốn đến hạn (Duttweiler,
2009). Khi ngân hàng khơng thực hiện được các nghĩa vụ thanh tốn thì hậu quả là dẫn
tới tình trạng ngân hàng thiếu thanh khoản. Theo Duttweiler (2009), tình trạng thiếu
thanh khoản của ngân hàng kéo dài sẽ gây ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng đó.
2.1.2. Khái niệm về rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản xảy ra khi đến một thời điểm nào đó mà ngân hàng bị mất

khả năng thanh tốn hoặc khi mà ngân hàng phải huy động thêm nguồn vốn từ các
nguồn có chi phí cao để thanh tốn (Đặng Văn Dân, 2015). Theo Duttweiler (2009) thì
rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân hàng không thể thực hiện được nghĩa vụ thanh tốn
hoặc phải trả mức chi phí cao để huy động vốn nhằm đáp ứng cho nhu cầu thanh toán
của ngân hàng. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động và tình hình tài chính
của tổ chức tín dụng.
Theo Decker (2000), rủi ro thanh khoản có hai hình thức gồm: rủi ro tài trợ, rủi
ro thị trường. Theo đó, rủi ro thanh khoản tài trợ là rủi ro xảy ra khi ngân hàng không
thể bán được tài sản hoặc không nhận được nguồn nào tài trợ cho việc thực hiện các
nghĩa vụ nợ đến hạn. Rủi ro thanh khoản thị trường là rủi ro xảy ra khi thị trường gián
đoạn, nghĩa là thị trường khơng có thông tin đầy đủ và buộc ngân hàng phải giảm giá
thị trường để bù đắp rủi ro.
Các ngân hàng sẽ phải đối mặt với vấn đề thanh khoản khi đầu tư vào tài sản
kém thanh khoản có kỳ hạn dài hoặc nắm giữ các khoản nợ có tính thanh khoản có thể
mua trong thời gian ngắn (Distinguin và cộng sự, 2013). Nếu các ngân hàng khơng có
chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản kịp thời thì sẽ phải đối mặt với cú sốc thanh
khoản, bán tháo tài sản thanh khoản và giảm cho vay (Brunnermeier, 2009). Do đó,
việc đo lường, nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản và đưa ra
các cảnh báo về khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản là vô cùng cần thiết đối với hệ
thống ngân hàng.
2.1.3. Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản
Nguyên nhân dẫn tới rủi ro thanh khoản có thể xuất phát từ nhiều phương diện,
tuy nhiên có hai ngun nhân chính cần đặc biệt chú trọng đó là nguyên nhân chủ quan
và nguyên nhân khách quan (Nguyễn Hải Long, 2017).


11

Nguyên nhân chủ quan là do: sự bất cân xứng trong kỳ hạn của tài sản có và nợ
phải trả; mất cân xứng về cơ cấu tài sản; xác định khách hàng mục tiêu khơng hợp lý;

chính sách cho vay ưu đãi mà chưa lường hết rủi ro; năng lực tài chính của mỗi ngân
hàng; hệ quả của những rủi ro khác (Nguyễn Văn Tiến, 2010; Trần Huy Hoàng, 2011).
Theo Bonfim và cộng sự (2012), để đạt mục tiêu về lợi nhuận, ngân hàng thường dùng
nguồn vốn từ tiền gửi có kỳ hạn ngắn để cấp tín dụng trung dài hạn. Điều đó đã tạo ra
sự bất cân xứng về kỳ hạn và là nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản cho các ngân
hàng. Ngoài ra, việc gia tăng đầu tư vào danh mục có mức độ rủi ro cao để có tỷ suất
sinh lời cao cũng là nguyên nhân dẫn tới rủi ro thanh khoản xảy ra.
Nguyên nhân khách quan là do: tài sản tài chính thường nhạy cảm với những
thay đổi của lãi suất, từ đó làm tác động đến tâm lý khách hàng; chính sách tiền tệ và
các biến động bất thường của nền kinh tế; chu kỳ kinh doanh của khách hàng; tin đồn
thất thiệt (Trần Huy Hoàng, 2011; Nguyễn Hải Long, 2017). Khi xuất hiện bất cứ
thơng tin gì liên quan đến vấn đề thanh khoản của ngân hàng thì sẽ ngay lập tức tác
động đến tâm lý của người dân, hậu quả là người dân ồ ạt đi rút tiền gửi đe dọa đến
trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Ngoài ra, theo chu kỳ kinh doanh thì vào thời
điểm cuối năm nhu cầu vốn của các doanh nghiệp sẽ tăng cao để đẩy mạnh sản xuất và
quyết tốn, thanh tốn cơng nợ cuối năm. Tuy nhiên, thời điểm này các ngân hàng
thương mại lại thường hạn chế cấp tín dụng bởi các ràng buộc về tỷ lệ tăng trưởng tín
dụng do ngân hàng nhà nước đề ra. Chính vì lý do đó mà các doanh nghiệp phải sử
dụng vốn tự có của mình để trang trải cho các khoản cơng nợ, vì thế mà khả năng trả
nợ ngân hàng có xu hướng bị kéo dài.
Theo Brunnermeier (2009), nếu rủi ro thanh khoản không được các nhà quản lý
ngân hàng lưu tâm kiểm sốt thì ngân hàng sẽ có nguy cơ đối diện với cú sốc thanh
khoản, phải bán tháo tài sản thanh khoản và thực hiện giảm cho vay.

2.2. Cơ sở lý thuyết
2.2.1. Lý thuyết cho vay thương mại và thanh khoản
Lý thuyết cho vay thương mại và thanh khoản (Commercial Loan Theory and
Liquidity) là lý thuyết về việc quản lý tài sản, trong đó có nêu lên vấn đề về thanh
khoản do Smith (1776) khởi xướng. Lý thuyết cho vay thương mại là lý thuyết về quản



12

lý tài sản nhấn mạnh vào tính thanh khoản. Theo đó, các ngân hàng cần duy trì tính
thanh khoản cần thiết để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng (Smith, 1776).
Theo Wilson và cộng sự (2010), khi ngân hàng muốn duy trì thanh khoản thì cần
nắm giữ ngân quỹ và nắm giữ các khoản cho vay thương mại. Ở điều kiện thị trường
tài chính chưa phát triển thì nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng.
Như vậy, cho vay thương mại là khoản tài trợ ngắn hạn nên đảm bảo được sự phù hợp
về mặt kỳ hạn, giúp tạo thanh khoản cho ngân hàng. Mặc dù vậy, lý thuyết này chưa
quan tâm tới tính thanh khoản của ngân hàng từ các khoản cho vay phi thương mại.
Theo Trương Thị Thanh Nga (2018), lý thuyết cho vay thương mại phân tích về tính
thanh khoản của những khoản cho vay thương mại nhưng lại không đề cập đến tính
thanh khoản của nguồn vốn cho vay phi thương mại, do đó khơng bảo đảm được tính
thanh khoản cho ngân hàng. Thực tế, nhiều khoản tiền gửi được tiếp tục tái tục nên
nguồn này có thể được ngân hàng tận dụng vào việc cho khách hàng vay trung dài hạn.
Vì vậy, lý thuyết này hàm ý rằng các ngân hàng ln có nguy cơ gặp rủi ro cao, đặc
biệt là rủi ro thanh khoản. Việc gia tăng các khoản cho vay sẽ làm rủi ro thanh khoản
càng gia tăng.
2.2.2. Lý thuyết khả năng thay đổi
Một trong những người đầu tiên khởi xướng nền tảng của Lý thuyết khả năng
thay đổi (The Shiftability Theory) là Moulton (1918). Moulton đã khẳng định rằng
“thanh khoản là khả năng thay đổi”. Nội dung chính của lý thuyết này cho rằng các
ngân hàng có thể phịng ngừa rủi ro thanh khoản bằng việc nắm giữ tỷ trọng lớn tài sản
có tính thanh khoản cao trong cơ cấu tài sản. Lý thuyết khả năng thay đổi chỉ ra rằng
các khoản cho vay và đầu tư là nguồn gốc của vấn đề thanh khoản. Vì vậy, để đảm bảo
khả năng thanh khoản cho ngân hàng thương mại thì các yếu tố quan trọng là khả năng
tạo ra lợi nhuận, khả năng tích lũy vốn và khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng
chứ không phải là cho vay thương mại. Khi nghiên cứu về nguồn gốc của rủi ro thanh
khoản dựa trên lý thuyết khả năng thay đổi, Toby (2006) cho rằng tính thanh khoản

của ngân hàng được dựa vào khả năng chuyển đổi các tài sản ngắn hạn ở mức giá dự
đoán trước. Các tài sản mà ngân hàng nắm giữ có thể dễ dàng chuyển nhượng trên thị
trường và vì thế mà ngân hàng sẽ đáp ứng được cầu thanh khoản của thị trường nếu
ngân hàng có sẵn tài sản để bán.


13

Lý thuyết này chứng minh vấn đề chính giúp đảm bảo khả năng thanh khoản
của ngân hàng đó là khả năng tạo ra thu nhập của chính ngân hàng và khả năng chuyển
đổi tài sản (Trần Thị Thanh Nga, 2018). Để đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu thanh
khoản khi cần thiết thì các ngân hàng cần chủ động và tăng cường dự trữ nhiều hơn
các tài sản có tính thanh khoản cao.
2.2.3. Lý thuyết thu nhập dự tính
Lý thuyết thu nhập dự tính (Anticipated Income Theory) do Prochnow (1949)
phát triển thể hiện quan điểm rằng tài sản không chỉ mang lại khoản thu nhập khi
chúng đến hạn mà tài sản cịn có thể mang đến thu nhập ở nhiều thời điểm khác nhau
trong suốt thời hạn của tài sản. Khi ngân hàng cho vay trung dài hạn và thu nợ gốc, lãi
theo nhiều kỳ trả nợ thì khoản thu nhập dự tính này sẽ làm tăng tính thanh khoản của
tài sản. Lý thuyết thu nhập dự tính đặt nền móng quan trọng trong việc nghiên cứu kỳ
hạn của tài sản và nguồn vốn để quản lý kỳ hạn tài sản (Trương Thị Thanh Nga, 2018).
Việc lập kế hoạch thu nợ gốc, lãi dựa vào thu nhập dự tính của tài sản giúp đảm bảo
tính thanh khoản của tài sản. Các ngân hàng thương mại có thể ưu tiên duy trì danh
mục tài sản nghiêng về nhóm tài sản có khả năng sinh lời nhiều hơn so với nhóm tài
sản có tính thanh khoản và sử dụng nguồn vốn huy động mới để đáp ứng nhu cầu
thanh khoản của ngân hàng.

2.3. Các phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản
Để đo lường rủi ro thanh khoản, các nghiên cứu trước đây đã sử dụng nhiều chỉ
tiêu đo lường khác nhau, trong đó hệ số thanh khoản và khe hở tài trợ là hai phương

pháp tương đối phổ biến và được sử dụng nhiều hơn trong các nghiên cứu trong nước
và thế giới, cụ thể như sau:
2.3.1. Các hệ số thanh khoản
Phương pháp hệ số thanh khoản bao gồm nhóm các hệ số khác nhau được tính
tốn từ số liệu của bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Hệ số thanh khoản thường
được dùng để dự đoán xu hướng thanh khoản (Vodava, 2013). Các nghiên cứu của
Bunda và Desquilbet (2008), Vodova (2011), Delecha và cộng sự (2012) sử dụng các
hệ số thanh khoản để đánh giá chất lượng dự trữ thanh khoản của ngân hàng. Qua đó,
các ngân hàng có thể nhận diện được nguồn tài trợ nào phù hợp với chi phí có sẵn


×