Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng việt nam trong sinh viên tại thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 63 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi một quốc gia đều có nền văn hóa mang bản sắc riêng của mình, đóng vai trị hết
sức quan trọng như là bộ mặt của quốc gia đó, được các thành viên trong quốc gia đó tạo
nên, và sự phát triển của văn hóa ln tiếp bước theo sự phát triển của xã hội. Do đó, việc
xây dựng văn hóa “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” khơng những làm phong phú
thêm văn hóa của đất nước, mà còn nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự
cường, tự tơn dân tộc; xây dựng văn hóa tiêu dùng và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có
chất lượng, sức cạnh tranh cao. Đờng thời cũng thay đổi tâm lý “sính ngoại”, khám phá
tuyên truyền các giá trị của hàng Việt Nam, phản ánh những nỗ lực, khát vọng của người
thợ Việt, của các nhà sản xuất Việt Nam đối với việc nâng cao chất lượng, giá trị của những
mặt hàng do mình làm ra; đề cao sự vươn lên của các mặt hàng, các thương hiệu Việt, xây
dựng kênh thông tin giữa người tiêu dùng Việt Nam với các mặt hàng Việt Nam, và tiếp sức
cho doanh nghiệp Việt trước những thách thức lớn của nền kinh tế thế giới qua quá trình
hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, để hàng Việt ngày càng vươn xa trên thị trường
trong và ngoài nước, chinh phục được người tiêu dùng nội địa cũng như các khách hàng
quốc tế.
Đề tài “Nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng Việt Nam trong sinh viên tại thành phô
Đà Nẵng” cũng là một cách để chủ trương này đi vào cuộc sống, học tập của sinh viên,
nhưng để đề tài có tính thiết thực cũng địi hỏi phải có sự nhất trí và quyết tâm cao của cả
hệ thống chính trị, của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân cả nước.


2

I-TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Văn hóa được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ, được lưu truyền và hấp thụ
ngay từ buổi đầu của cuộc sống con người qua gia đình, trường học, tơn giáo và các thành
viên khác trong cộng đờng xã hội. Văn hóa là yếu tố cơ bản nhất quyết định ý muốn và
hành vi của con người. Do đó, việc hình thành văn hóa sử dụng hàng Việt Nam cho sinh


viên là một việc cấp bách cho độ tuổi bắt đầu cuộc sống tự lập, bắt đầu cho những nhu cầu
căn bản của con người, mà mua sắm là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất.
Văn hóa người Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam là vấn đề đã và đang được phát
động qua các chủ trương, chính sách của đảng, được đề cập và cổ động trên nhiều các
phương tiện truyền thơng (báo chí, truyền hình,…), mang tính cấp thiết và là động lực cho
chiến lược phát triển kinh tế bằng nội lực của Doanh nghiệp nói riêng và của Quốc gia nói
chung.
Cho đến nay, các nghiên cứu, hoạt động trong lĩnh vực này vẫn chưa đưa ra được
những hướng giải quyết, hoặc đã đưa ra những giải pháp nhưng chưa mang tính khả thi, cụ
thể. Riêng đối với thành phố Đà Nẵng, nhất là trong các hoạt động tuyên truyền, giáo dục
trong giới Học sinh-Sinh viên chưa có một hoạt động nào mạnh mẽ và đáng chú ý về sự
phát triển văn hóa người Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam.
II-LƯỢC SỬ CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Hiện nay chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu về lĩnh vực này.
III-MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu văn hóa sử dụng hàng Việt Nam trong sinh viên tại
thành phô Đà Nẵng” nhằm khơi dậy giá trị quốc gia, niềm tự hào về dân tộc, về thương
hiệu Việt, lấy nội lực phát triển đất nước làm nền tảng cho chiến lược phát triển kinh tế bền
vững. Đồng thời đưa ra cái nhìn thực tiễn nhất về thực trạng thị hiếu của sinh viên tại Đà
Nẵng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam, đề ra các hướng giải quyết giúp
các Doanh nghiệp Việt Nam phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu của sinh viên, và các
giải pháp phát triển văn hóa sử dụng hàng Việt Nam trong sinh viên tại thành phố Đà Nẵng.


3

IV-ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.Đôi tượng nghiên cứu:
Văn hóa sử dụng hàng Việt Nam của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đặc biệt tập trung cho 3 ngành hàng chủ yếu là Thời trang,

Thiết bị điện tử và Thiết bị viễn thông.
2.Phạm vi nghiên cứu:
Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như:
-

Đại học Duy Tân

-

Đại học Đông Á

-

Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng

-

Đại học Kinh Tế Đà Nẵng

-

Đại học Bách Khoa Đà Nẵng

-

Đại học Sư Phạm Đà Nẵng

-

Đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng


-

Cao đẳng Y Tế II

-

Cao đẳng Công Nghệ

V-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên nền tảng những lý thuyết về văn hóa, hàng hóa và hoạt động nghiên cứu thực
tiễn thu thập số liệu thơng qua bảng câu hỏi; mã hóa và xử lý các số liệu trên bảng câu hỏi
bằng phần mềm thống kê SPSS, phân tích và diễn giải dữ liệu để rút ra những kết luận về
thực trạng nhìn nhận và thói quen sử dụng hàng Việt Nam của sinh viên tại thành phố Đà
Nẵng; từ đó làm cơ sở tiền đề hình thành các giải pháp thiết thực nhất cho đề tài.
VI-KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 3 chương:
1.Chương I-Cơ sở lý luận:
Cung cấp các kiến thức cơ bản về Văn hóa; các yếu tố ảnh hưởng cũng như định
hướng, chính sách về Văn hóa Việt Nam của Đảng và Nhà nước; các khái niệm về hàng
Việt Nam, hàng Nội địa và hàng Nhập khẩu cùng kinh nghiệm của một số nước trong việc
phát triển Văn hóa sử dụng hàng Nội địa làm cơ sở lý luận cho đề tài.


4

2.Chương II-Thực trạng sử dụng hàng Việt Nam trong sinh viên tại thành phô Đà
Nẵng:
Thông qua kế hoạch điều tra thực trạng sử dụng hàng Việt Nam trong sinh viên Đà
Nẵng tiến hành thu thập dữ liệu cho đề tài; xử lý dữ liệu, phân tích và diễn giải sẽ cho ra các

kết quả phản ánh thực tiễn về thực trạng trên; đồng thời đúc kết ưu-nhược điểm của các kết
quả đó đối với việc hình thành giải pháp cho sự phát triển Văn hóa sử dụng hàng Việt Nam
trong sinh viên tại thành phố Đà Nẵng.
3.Chương III-Một sô giải pháp phát triển văn hóa sử dụng hàng Việt Nam trong
sinh viên tại thành phô Đà Nẵng:
Từ các cơ sở tiền đề như: Sự phát triển của các ngành hàng Thời trang, Điện tử, Thiết
bị viễn thông trong thời gian qua; các yếu tố ảnh hưởng đến Văn hóa sử dụng hàng Việt
Nam; một số hoạt động phát động phong trào sử dụng hàng Việt Nam tại thành phố Đà
Nẵng kết hợp với xu hướng sử dụng hàng Việt Nam của sinh viên thành phố Đà Nẵng đề ra
các giải pháp thiết thực nhất cho đề tài.


5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một sô vấn đề cơ bản về Văn hóa:
1.1.1 Khái niệm về Văn hóa:
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với nhiều cách hiểu khác nhau liên quan đến
mọi mặt vật chất, tinh thần do con người sáng tạo và phát triển trong quá trình lịch sử.
Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng
nhất: Văn hóa bao gờm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người , khơng
chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất. Con người có khả năng
hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa,
bảo tờn nó đờng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một
văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên. Vậy khái niệm
văn hóa được đưa ra như sau:
Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật
chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng,
ngồi văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền
thống và đức tin. (Unesco)

Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức hoạt động cùng với những biểu hiện của nó
mà loại người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi sinh tờn.
(Hồ Chí Minh-Tuyển tập, NXB CTQG, Hà Nội năm 1995)
Văn hóa kinh tế là phương thức hoạt động kinh tế truyền thống ổn định và đặc thù của
mỗi quốc gia. Thông qua một hệ thống giá trị văn hóa, nó có vai trị định hướng, đánh giá
khuyến khích hoặc kìm hãm đối với các hoạt động kinh tế quốc gia. Trong không gian kinh
tế tri thức, yếu tố con người đóng vai trị quyết định, và văn hóa làm cho yếu tố đó trở thành
chất lượng, liên kết và nhân lên siêu cấp các giá trị riêng lẻ của mỗi người và trở thành
nguồn lực vô tận của mỗi quốc gia.
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến Văn hóa Việt Nam:
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra trong quá trình tác động vào môi
trường: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của mình. Nó là cái tự nhiên thứ hai, cái
Tự nhiên (Môi trường) đã bị biến đổi bởi con người. Do đó, nói đến những yếu tố ảnh
hưởng đến Văn hố bao giờ cũng phải nói đến cơ sở về Điều kiện tự nhiên (Không gian địa
lý khách thể của Văn hố) nhưng vì nó là sản phẩm của con người, thuộc về con người và


6

gắn liền với con người, nói cách khác, con người là chủ thể của Văn hố, nhưng đó khơng
phải là con người nhân loại nói chung, mà là của từng cộng đờng người cụ thể do đó Văn
hố mang đậm dấu ấn dân tộc sâu sắc (Điều kiện về chủ thể). Ngồi ra, vì là một sản phẩm
mang tính giá trị, Văn hố khơng thể được tạo ra một cách tức thời, mà phải chịu dấu ấn của
bối cảnh thời gian và hồn cảnh xã hội nhất định: Đó là ảnh hưởng của điều kiện lịch sử-xã
hội của Văn hoá. Do đó, Văn hố Việt Nam chịu ảnh hưởng của các yếu tố trên trục ba
chiều:
1.1.2.1 Yếu tố tự nhiên:
*Vị trí địa lý:
Việt Nam là một đất nước có diện tích đất liền khơng rộng lớn, nhưng ở vào vị trí địa
lý quan trọng trên bán đảo Đơng Dương và Đơng Nam Á, chiếm trọn phần phía đơng của

bán đảo ấy. Đối với Đông Nam Á, Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm, giáp với Mianma, Thái
Lan, Lào và Campuchia ở phía Tây, giáp Malaixia, Inđơnêxia và Philippin ở phía Nam và
phía Đơng. Việt Nam trở thành chiếc cầu nối liền giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam
Á hải đảo. Ở vị trí đó, vào những thời kỳ biển thoái, Việt Nam trở thành chiếc cầu di cư của
các luồng động vật và thực vật cổ xưa, hoặc từ phía Nam lên, hoặc từ phía Bắc xuống, điều
đó khiến cho ở Việt Nam có mặt nhiều giống lồi động-thực vật thuộc ng̀n gốc lục địa và
đại dương. Cũng do vị trí địa lý đầu cầu tiếp xúc, Việt Nam sớm là nơi hội tụ giao thoa văn
hóa giữa các tộc người ở Đông Nam Á, giữa hai nên văn minh Ấn Độ và Trung Hoa ngay
từ thời cổ đại và với văn minh phương Tây ngay từ thời trung đại. Việt Nam trở thành “Ngã
tư đường cuả các nền văn minh” (O.Jansé)
*Đặc điểm địa hình:
Về mặt địa hình, núi rừng chiếm hết ¾ diện tích đất nước, ở phía Bắc và phía Tây, từ
Đơng Bắc, Việt Bắc, Tây Bắc kéo dài vào Nam trên đất Tây Thanh-Nghệ-Tĩnh-Bình-TrịNam-Ngãi-Định, bao phủ cả Tây Nguyên và lan đến tận miền Đông Nam Bộ, cuối cùng đột
khởi bằng một vài ngọn núi thấp ở miền Tây Nam Bộ. Núi rừng là kho của cải phong phú
về động-thực vật, là địa bàn cư trú của người nguyên thủy, đồng thời là cơ sở của văn hóa
vùng phong phú ở Việt Nam. Núi rừng cịn là nơi phát ngun của hệ thống sơng ngịi dày
đặc ở Việt Nam. Trong đó, sơng Hờng và sông Cửu Long là hai hệ thống sông lớn nhất, kéo
theo hình thành hai hệ đờng bằng sơng Hờng và sông Cửu Long, và chuỗi đồng bằng hẹp ở


7

ven biển miển Trung. Đồng bằng là “Tặng vật” của sơng ngịi, đờng thời là cái nơi của nền
văn minh Việt Nam: Văn minh sông Hồng và văn minh châu thổ…
Tuy nhiên, hệ lụy là khí hậu khá khắc nghiệt: bão, lũ, hạn hán…Hồn cảnh tự nhiên
đó đã chi phối đến cách cảm, cách nghĩ, cách làm ăn, cách ứng xử và cách hợp quần của
con người Việt Nam, để lại dấu ấn sâu sắc trong văn hóa Việt Nam.
1.1.2.2 Yếu tố chủ thể:
*Nguồn gốc dân tộc Việt Nam:
Trong việc xác định nguồn gốc dân tộc Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã từng đưa ra

nhiều gỉả thuyết khác nhau. Có thuyết cho rằng người Việt Nam có ng̀n gốc từ bản địa
(H.Maspéro, O.Jansé, Lê Văn Siêu…), hay có thuyết cho rằng con người Việt Nam có
ng̀n gốc Trung Hoa (Cổ thư Trung Quốc, L.Aurousseau, Đào Duy Anh…), có ng̀n gốc
từ vùng Tây Tạng (G.Coedès, H.Kahlke, Bình Nguyên Lộc…), và có ng̀n gốc từ cư dân
hải đảo ở Thái Bình Dương (L.Finot…). Thực ra, các gả thuyết trên đều có mặt khả thủ
trong việc nhận thức vấn đề hình thành chủng tộc khá phức tạp ở Đông Nam Á, trong đó có
Việt Nam.
Theo kết quả của các nhà nhân chủng học, con người buổi đầu thuộc hai khối quần cư
lớn: Khối Úc-Á và khối Phi-Âu. Đó cũng là hai trung tâm hình thành chủng tộc cổ xưa nhất
của lồi người. Việt Nam nằm trong phạm vi của hai cái nôi hình thành lồi người, đó là
khối Úc-Á. Rời đến thời kỳ đá mới, nhóm loại hình Nam-Á (Austro-Asiatique) xuất hiện,
đánh dấu một bước phát triển và phân hóa mới của ngành Mongolid phương Nam. Người
Nam-Á là tổ tiên của nhóm Lạc Việt, Âu Việt và hàng loạt dân tộc anh em khác trên đất
nước chúng ta, cũng như của đại gia đình Bách Việt ở Nam Trung Quốc. Cùng tờn tại bên
người Nam-Á là người Indonésien ở phía Bắc chịu tác động của quá trình Mongoloid, tạo
nên khối Bách Việt rộng lớn (Điền Việt, Dương Việt, Mân Việt, Nam Việt… ), còn những
người ở dải Trường Sơn sống biệt lập nên giữ được nét gần gũi với các cư dân ở các q̀n
đảo, thuộc loại hình Nam-Đảo, đó là tổ tiên của người Chàm, người Êđê, người Giarai,
người Raglai, người Churu…ở nước ta hiện nay.
Qua quá trình hình thành tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á như trên cho phép
khẳng định tính chất bản địa của văn hóa Việt Nam, tính chất thống nhất trong sự đa dạng
của văn hóa Việt Nam, đờng thời cịn khẳng định cơ tầng Đơng Nam Á của văn hóa Việt
Nam.


8

*Thành phần các dân tộc Việt Nam:
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, thuộc 3 ngữ hệ lớn:
- Ngữ hệ Nam-Á: Nhóm Việt-Mường: có các dân tộc Việt, Mường, Thổ và Chứt. Nhóm

Mơn-Khmer: Khmer, Bana, Xơđăng, Cơho, Hrê, Mạ, Xtiêng, Giẻ-Triêng, Co, Chơro,
Brâu, Bru-Vân Kiều, Cờ Tu, Tà Ôi, Ơ đu, Khơ Mú, Kháng, Mảng, Xinh Mun Rơ
măm. Nhóm Tày-Thái: Gồm tày, Nùng, Thái, Sán Chay, Lào, lự, Giáy, và Bố Y.
Nhóm Kađai: Gờm Cờ Lao, Pu Péo, La Chí và La Ha.
- Ngữ hệ Nam-Đảo: Nhóm Malayo-Polynésien (Mã Lai-Đa Đảo) Gồm Chăm, Giarai,
Êđê, Raglai, Churu.
- Ngữ hệ Hán-Tạng: Nhóm Hán: Hoa (Hán), Ngái và Sán Dìu. Nhóm Tạng-Miến
(Tibéto-Birman): Gờm Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lơ Lơ, Cống và Si La.
Trong 54 dân tộc an hem, người Việt (hay Kinh) là dân tộc đa số, có số lượng cư dân
đơng nhất, cư trú suốt từ Bắc chí Nam, chủ yếu ở vùng đờng bằng. Cịn đờng bào các dân
tộc ít người chủ yếu sống ở miền núi, dọc biên giới, từ Móng Cái đến Cà Mau, trên một địa
bàn rộng lớn, chiếm 2/3 diện tích của cả nước: Miền Bắc có trên 30 dân tộc, miền Nam có
20 dân tộc. Ngồi ra, đờng bào cịn sống ở các hải đảo, ven biển Nam Trung Bộ và đồng
bằng Tây Nam Bộ. Dù đơng người hay ít người, ở miền núi hay miền xi, trình độ kinh tế,
văn hóa, xã hội có khác nhau (chủ yếu do điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử quy định),
54 tộc người anh em đều là chủ nhân của đất nước Việt Nam, chủ thể của văn hóa Việt
Nam, đã và đang chung sức xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.
*Đặc điểm con người Việt Nam:
-Đặc điểm thể chất:
Theo tổng kết của Giáo sư Đào Duy Anh trong tác phẩm Việt Nam văn hóa sư
cương, người Việt Nam thuộc loại sọ ngắn (Chỉ suất là 82,8), thân hình thấp (Trung bình là
1,58m), tay chân nhỏ, mặt xương, lưỡng quyền cao, mắt đen và hơi xếch, mũi hơi tẹt, mơi
hơi dầy, tóc đen và hơi cứng, râu cứng và thưa, dáng đi nhẹ nhàng và chắc chắn. Xét về mặt
địa phương ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ con người có dáng mạnh mẽ và cao hơn (Trung
bình cao 1,59m), cịn ở khu vực Trung Trung Bộ trở vào thì có phần thấp hơn (Trung bình
là 1,57m). Sự khác biệt đó do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên mà ra, tuy nhiên nguờiViệt
Nam vẫn là chủng tộc thuần nhất.



9

Theo báo cáo tổng kết về chỉ số con người (HDI) ở Việt Nam trong thời gian gần đây
cho thấy: Từ mức dưới trung bình (0,498 năm 1991) tăng lên mức trung bình (0,688 năm
2002) và loại khá (0,691 năm 2004) và tăng lên 0,725 năm 2007, đến năm 2009 thì xếp thứ
116/180 do Liên Hiệp Quốc cơng bố.
-Đặc điểm về khí chất:
Theo Giáo sư Đào Duy Anh, người Việt Nam nhìn chung thơng minh, trí nhớ khá phát
triển, giàu về óc tưởng tượng và óc trực giác nhưng ít thấy người có trí tuệ lỗi lạc phi
thường (Theo brơca-Nhà thần kinh học người Pháp, người Việt Nam có não nặng trung
bình là 1,233g). Phần đơng là có tinh thần học hỏi, thích văn chương, khả năng tiếp thu
nhanh, giỏi thích ứng và dung hịa với những điều kiện học tập được, có đầu óc thực tiễn,
nhưng đơi khi cũng hư danh, thành sáo và trọng hình thức. Phần đơng người Việt Nam có
tinh thần nhẫn nại, chịu khó, chịu khổ, rụt rè, chậm chạp, song u chuộng hịa bình, và khi
gặp hồn cảnh thì biết sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa. Nhưng cũng có trường hợp tính khí hơi
nơng nổi, thiếu bền chí, hay thất vọng. Trong ứng xử, người Việt Nam rất tôn trọng lễ
nghĩa, sự tế nhị, song cũng mạnh dạn phê phán, chế diễu những thói hư tất xấu, những điều
khơng phải.
Đờng thời, kết quả nghiên cứu về trình độ trí tuệ (IQ) được tiến hành trên 3000 học
sinh tiểu học cho thấy IQ trung bình của các học sinh tiểu học Việt Nam là rất đáng khích
lệ, trình độ trí nhớ ở mức độ trung bình và tương đối kém (So với học sinh Liên Xô cũ), và
sự tập trung chú ý của các em được ưu tiên cho tính chính xác hơn là tốc độ, sức tập trung
chú ý khá cao.
Đó là một số những đặc điểm chung về con người Việt Nam vốn được hình thành từ
lâu đời, đờng thời cũng có những đặc điểm được hình thành về sau.
1.1.2.3 ́u tớ lịch sử -xã hội:
*Đặc điểm về lịch sư:
Việt Nam nằm trong “cái nơi” của lồi người, nơi có con người xuất hiện sớm nhất
nên có bề dày về văn hóa, với một lịch sử văn hóa khá lâu đời, phong phú và đặc sắc. Trong
tiến trình phát triển văn hóa đó, dân tộc Việt Nam đã sáng tạo nên những kỷ nguyên văn

minh rực rỡ: Kỷ nguyên văn minh Văn Lang-Âu Lạc, kỷ nguyên văn minh Đại Việt và hiện
đang xây dựng kỷ nguyên văn minh Việt Nam. Tuy nhiên, nằm ở vị trí “Đầu cầu tiếp xúc”
nên thường bị dịm ngó, xâm lược. Giặc ngoại xâm khơng những dùng kinh tế và quân sự


10

mà cịn dùng cả đến “Bạo lực văn hóa”, thực hiện chủ trương xâm lăng-đờng hóa văn hóa
đối với nước ta.
*Đặc điểm xã hội:
Trong tiến trình phát triển của mình, lịch sử Việt Nam cũng đã trải qua các hình thái
kinh tế-xã hội chung của loài người, và những đặc thù của các nước phương Đông. Chế độ
công xã nguyên thủy là hình thái kinh tế đầu tiên, có tất yếu và phổ biến trong lịch sử lồi
người tờn tại hàng chục vạn năm trên đất nước Việt Nam. Sau chế độ công xã nguyên thủy,
Việt Nam chuyển sang chế độ có giai cấp và có nhà nước sơ kỳ với những đặc điểm “Hình
thái Á Châu” (Các-Mác), cịn gọi là “Phương thức sản xuất Châu Á”. Đến thế kỷ X, Việt
Nam bước vào q trình phong kiến hóa và xác lập chế độ này vào thế kỷ XV. Cuộc đấu
trang giữa tư hữu và công hữu ở Việt Nam diễn ra chậm chạp, yếu ớt nên chế độ công hữu
luôn thắng thế. Thế kỷ XV chứng kiến chế độ phong kiến Việt Nam hình thành và phát
triển trên cơ sở bảo tờn và phong kiến hóa dần kết cấu kinh tế-xã hội của phương thức sản
xuất Châu Á.
Bước sang thời cận đại, thực dân Pháp đô hộ nước ta đã cho du nhập vào xã hội Việt
Nam quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới hình thái thực dân, đồng thời tiếp tục bảo lưu
một phần quan hệ sản xuất phong kiến cũ. Công cuộc xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã
hội chủ nghĩa hiện nay chưa cho phép một sự thuần nhất trong quan hệ sản xuất. Do đó,
nhìn chung ở Việt Nam thường có hiện tượng chồng xếp giữa các quan hệ sản xuất. Trong
mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, bên cạnh quan hệ sản xuất tiên tiến vẫn còn hiện diện tàn
dư của các quan hệ sản xuất cũ, đó chính là cơ sở tờn tại của những yếu tố văn hóa cũ trong
lịng xã hội hiện đại.

Đặc biệt, đó là sự ngự trị lâu dài của phương thức sản xuất Châu Á cùng với những
tàn dư của nó, biểu hiện của sự duy trì lâu dài nền kinh tế tự nhiên, chế độ cơng hữu về
ruộng đất và tính nhị ngun của cơng xã; ở sự tang trữ lâu dài các tàn dư cổ đại; ở sự duy
trì và củng cố các quan hệ thị tộc, than tộc; ở sự thống trị của truyền thống, tập quán; ở sự
hạn chế tư duy lý tính, hạ thấp cá tính; ở sự chậm ra đờivà phát triển của kinh tế hàng hóa
cũng như đơ thị…
Tính chất trì trệ và bảo thủ của lịch sử-xã hội Việt Nam được thể hiện qua kết cấu kinh
tế ba thành phần không chia tách (Nông nghiệp-Thủ công nghiệp-Thương nghiệp) và kết


11

cấu xã hội “Tứ dân’ phân chia theo nghề nghiệp (Sĩ-Nơng-Cơng-Thương). Từ kết cấu kinh
tế-xã hội đó đã dẫn đến ba hằng số cơ bản của văn hóa Việt Nam, đó là: Nơng nghiệp-Nơng
thơn-Nơng dân, và nó vẫn cịn ảnh hưởng cho đến ngày nay.
1.1.3 Xây dựng và phát triển Văn hóa Việt Nam:
1.1.3.1 Định hướng đới với nền Văn hóa:
Nền văn hóa xác định phải xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
với đặc trưng dân tộc, hiện đại và nhân văn. Một hệ thống lý luận văn hóa được hợp thành
với lý luận chung trong quá trình đổi mới tư duy của toàn xã hội.
Các cấp lãnh đạo thực hiện chức năng quản lý về văn hóa thơng qua việc thể chế hóa
các chủ trương, chính sách cụ thể bằng ḷt pháp, pháp lệnh, nghị định, quy định, các chính
sách văn hóa... Thơng qua các chương trình hành động, phong trào thi đua yêu nước, qua hệ
thống các thiết chế văn hóa để vận động quần chúng nhân dân thực hiện; biến chủ trương,
chính sách, nghị quyết của cấp trên thành lực lượng vật chất, thành phong trào cách mạng;
tạo ra những kết quả cụ thể nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội, trực tiếp xây dựng nền tảng tinh thần cho xã hội. Bời dưỡng các
giá trị văn hóa trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống,
năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa dân tộc.
Để thực hiện được yêu cầu trên, trong xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện cần phải

phát huy tính năng động, chủ động của các cơ lãnh đạo, đoàn thể nhân dân, các hội văn học
nghệ thuật, khoa học, trí thức, báo chí, của các cá nhân; Xây dựng và phát triển chương
trình giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, nếp sống văn hóa hiện đại trong cộng đồng người. Đồng
thời tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa; Xây dựng cơ chế chính sách, chế tài ổn định;
Tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa; Chống sự xâm nhập văn hóa độc
hại, lai căng, phản động; Xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa; Tạo điều
kiện cho các lĩnh vực xuất bản, thơng tin đại chúng phát triển; Nâng cao chất lượng tư
tưởng văn hóa, hiện đại về mơ hình, cơ cấu, cơ sở vật chất kỹ thuật; Xây dựng cơ chế quản
lý khoa học, phù hợp.
Các chính sách văn hóa phải phản ánh những giá trị nhân văn của văn hóa dân tộc
cộng đồng người. Muốn vậy phải xác định được những giá trị nhân văn của dân tộc đó dưới
sự lãnh đạo của cấp lãnh đạo. Tập trung làm nổi bật hệ thống giá trị nhân văn đó ở tinh thần
Yêu thương con người; tôn trọng con người; bảo vệ con người; coi trọng người tài, người


12

có cơng, giúp đỡ người tàn tật, người khó khăn; Đờng thời phải kết hợp hài hịa 3 lợi ích:
lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích toàn xã hội. Đây cũng chính là một trong những động
lực thúc đẩy sự phát triển lại vừa là mục đích của sự phát triển, văn hoá là một yếu tố then
chốt tác động tới mọi giai đoạn trong quá trình phát triển. Để đảm bảo sự phát triển có ý
nghĩa và có khả năng đáp ứng tốt, cần chú ý tới cả khía cạnh vật thể và phi vật thể trong văn
hố. Mục đích là để đảm bảo các nỗ lực phát triển nhạy cảm về văn hoá, khai thác triệt để
mọi tiềm năng tích cực của văn hố trong việc thúc đẩy và tăng tốc độ phát triển, đồng thời
tránh các yếu tố văn hoá tiêu cực… cũng như định hướng có kế hoạch cụ thể để phát triển
các l̀ng văn hóa mới, khơng để ảnh hưởng tiêu cực hoặc lảm giảm đi các giá trị văn hóa
truyền thống.
Các định hướng chiến lược chủ chốt là kết hợp dần dần các mục tiêu văn hoá với các
mục tiêu kinh tế xã hội; nhận biết các đặc điểm văn hoá cụ thể của dân cư liên quan tới vấn
đề xã hội, sử dụng ng̀n lực văn hố bản địa vì sự phát triển kinh tế xã hội thúc đẩy chia sẻ

trao đổi kiến thức, cũng như dùng văn hoá để củng cố bản sắc và đa dạng văn hố, đóng
góp vào sự phát triển kinh tế xã hội bền vững.
1.1.3.2 Định hướng đới với các chính sách văn hóa:
Q trình tiến hành sự nghiệp đổi mới, vấn đề định hướng phát triển đất nước là cực
kỳ quan trọng. Định hướng đúng để đạt tới mục tiêu mà cương lĩnh năm 1991 về xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã đề ra, được Đại hội VII của Đảng
thơng qua. Theo đó, phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa để phấn đấu đến
năm 2020 cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp. Nhưng điều cốt lõi là chất lượng phát
triển, phát triển muốn đạt chất lượng nhất thiết phải có nội dung văn hóa- xã hội. Phát triển
văn hóa- xã hội và xây dựng con người ln ln gắn bó với định hướng chính trị, định
hướng phát triển kinh tế đất nước. Và cũng như phát triển kinh tế, phát triển văn hóa cũng
phải coi trọng chất lượng, phải đúng hướng. Bác Hờ từng nói “ḿn xây dựng Chủ nghĩa
xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Những con người đó phải được chăm lo cả về
bản lĩnh chính trị tư tưởng, học vấn, sức khỏe, trí tuệ, tình cảm và đạo đức, đó chính là văn
hóa.
Nền văn hóa định hướng xã hội chủ nghĩa thơng qua các chính sách văn hóa mang
tính nhân văn, vì con người; phát huy tiềm năng, trí tuệ con người để đáp ứng yêu cầu, đòi
hỏi của sự nghiệp đổi mới, của nền kinh tế tri thức trong xu thế hội nhập quốc tế. Nhận thức


13

sâu sắc về tầm quan trọng, ý nghĩa, vai trò, vị trí của văn hóa trong đời sống dân tộc và
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng đã đề
cập đến chính sách văn hóa trong nhiệm vụ thứ 10 đó là “Củng cớ, xây dựng và hồn thiện
các thiết chế văn hóa”. Nhiệm vụ chỉ rõ việc phải hoàn chỉnh các văn bản ḷt pháp về văn
hóa, nghệ tḥt, thơng tin trong điều kiện của cơ chế thị trường; ban hành các chính sách
khuyến khích sáng tạo văn hóa và nâng mức đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân
dân. Do tầm quan trọng, tính cấp thiết của nhiệm vụ này nến Nghị quyết đã ghi nội dung đó
vào giải pháp thứ II trong cụm các giải pháp xây dựng và ban hành luật pháp và các chính

sách văn hóa.
Đến Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX), Trung ương Đảng khẳng định cần tiếp tục
thực hiện đầy đủ 5 quan điểm chỉ đạo đã được Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đề ra.
Trong kết luận của Hội nghị Trung ương 10, mục tiêu đầu tiên xây dựng và phát triển văn
hóa trong những năm tiếp theo nêu “Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là
trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn đảng là then chốt với khơng ngừng nâng cao văn hóa- nền
tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ cả ba lĩnh vực trên chính là điều
kiện quyết định để bảo đảm cho sự phát triển toàn diện bền vững của đất nước”.
Như vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đánh đuổi giặc ngoại
xâm, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng ta ln quan tâm đến văn hóa
và càng coi trọng hơn trong thời kỳ đổi mới, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Đại hội Đảng các kỳ VIII, IX, X; các kết
luận, chỉ thị của Hội nghị Trung ương các khóa trên đều thể hiện quan điểm nhất quán của
Đảng trong nhìn nhận, đánh giá, chỉ đạo xây dựng và phát triển văn hóa, gắn chặt với chiến
lược xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo hướng đó, văn hóa
phải thực sự trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển, đờng thời địi hỏi một cơ chế
chính sách đảm bảo cho văn hóa và kinh tế cùng phát triển.
1.1.3.3 u cầu chính trị tư tưởng đới với chính sách văn hóa:
Các chính sách văn hóa phải phản ánh những giá trị nhân văn của văn hóa Việt Nam.
Muốn vậy phải xác định được những giá trị nhân văn của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản. Tập trung làm nổi bật hệ thống giá trị nhân văn đó ở tinh thần u thương
con người; tơn trọng con người; bảo vệ con người; coi trọng người tài, người có cơng, giúp
đỡ người tàn tật, người khó khăn; Đờng thời phải kết hợp hài hịa 3 lợi ích: lợi ích cá nhân,


14

lợi ích tập thể, lợi ích tồn xã hội. Đây cũng chính là một trong những động lực của sự
nghiệp đổi mới.
Các chính sách văn hóa đều theo tinh thần xã hội hóa. Hiện nay cịn khơng ít người

hiểu vấn đề xã hội hóa chưa đầy đủ. Điều đó trở thành lực cản cho sự nghiệp xây dựng và
phát triển văn hóa. Cơng tác giáo dục, tun truyền cần phải làm cho mọi người nhận thức
được xã hội hóa là vấn đề hết sức cần thiết, nhất là đối với hồn cảnh kinh tế của nước ta
cịn nhiều khó khăn, Nhà nước khơng thể “bao” tồn bộ. Xã hội hóa là nhằm tạo sự quan
tâm của toàn xã hội; thu hút trí tuệ, nhân lực, vật lực của tồn xã hội; gây nhân tố thúc đẩy
các hoạt động văn hóa phát triển theo hướng biến đổi về chất, đổi mới về hình thức và nội
dung. Xã hội hóa cũng là một nội dung quan trọng của giải pháp xây dựng, ban hành các
chính sách văn hóa trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII). Trong q trình đất nước
thực hiện chủ trương đổi mới, nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa thì xã hội hóa hoạt động văn hóa được coi như một động lực thúc đẩy các
hoạt động văn hóa phát triển.
Chính sách văn hóa đúng định hướng của Đảng, bám sát u cầu về tư tưởng chính trị
cịn góp phần tạo nên sự ổn định và lành mạnh hóa xã hội. Ở đâu khơng ổn định thì ở đó
khơng thể phát triển. Một gia đình, tập thể, cộng đờng và lớn hơn là tồn xã hội nếu có đời
sống văn hóa phong phú, chất lượng cao, bình đẳng… tức là có chính sách văn hóa nhân
văn.
Xây dựng đời sống văn hóa được coi như bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng và
phát triển văn hóa, là nhiệm vụ quan trọng của việc xây dựng mơi trường văn hóa lành
mạnh. Đờng thời xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh cũng chính là góp phần tạo ra
mơi trường chính trị- xã hội ổn định, an toàn và bền vững trên cơ sở đời sống kinh tế được
đảm bảo.
1.2 Một sô vấn đề cơ bản về hàng Việt Nam:
Kể từ khi phát động chiến dịch “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thì
khái niệm thế nào là hàng Việt Nam luôn là câu hỏi lớn không chỉ đối với người dân mà cả
với những nhà phân phối.
Trên thực tế, có nhiều sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày, nhưng bây giờ nói đó có
phải là hàng Việt Nam hay không lại không phải dễ dàng. Ai cũng đồng ý rằng lon Pepsi
của nhà máy Pepsi Việt Nam sản xuất ra khơng phải là hàng nhập. Vậy nó có phải là hàng



15

Việt Nam hay không? Câu trả lời chắc chắn không phải ai cũng giống nhau. Tương tự, vào
siêu thị mua một xấp vải do một nhà máy Việt Nam sản xuất và có nhãn bằng tiếng Việt thì
liệu hành động đó có phải là ủng hộ hàng Việt Nam hay khơng nếu biết rằng nhà máy này
nhập tồn bộ từ sợi, thuốc nhuộm, hóa chất, thiết bị, thậm chí th ln chun gia kỹ tḥt
và cơng nhân từ nước ngồi?
Vì vậy, để định nghĩa được “thế nào là hàng Việt Nam” thì cần phân biệt rõ ba khái
niệm “Hàng nhập khẩu”, “Hàng nội địa hóa” và “Hàng Việt Nam”.
1.2.1 Khái niệm hàng Nhập khẩu:
Hàng nhập khẩu là hàng hóa được sản xuất từ một nước khác và nhập qua cửa khẩu
Việt Nam, có xuất xứ từ nước ngồi. Như vậy, dù nhà máy này do người Việt Nam làm
chủ, sử dụng nhân cơng Việt Nam, thậm chí có dùng một phần nguyên liệu từ Việt Nam
cũng đều phải xem là hàng nhập khẩu. Điều này phù hợp với quy tắc xuất xứ của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO).
1.2.2 Khái niệm hàng Nội địa hóa:
Hàng nội địa hóa là hàng hóa được sản xuất từ nhà máy ở trong nước nhưng mang
nhãn hiệu nước ngoài, chủ sở hữu nhãn hiệu đó là cơng dân nước ngồi hoặc đó là hàng sản
xuất bởi nhà máy trong nước và sở hữu nhãn hiện là công dân Việt Nam, nhưng tỷ lệ giá trị
gia tăng không đạt mức quy định của hàng Việt Nam. Như vậy, với ô tô lắp ráp tại Việt
Nam mang nhãn hiệu Ford, Toyota hoặc xe gắn máy hiệu Honda, Yamaha... dù sử dụng
nhân công Việt Nam và một số phụ tùng trong nước đều được xem là hàng nội địa hóa chứ
chưa phải là hàng Việt Nam.
1.2.3 Khái niệm Hàng Việt Nam:
Hàng Việt Nam để được gọi là hàng Việt Nam, cần phải đạt ba tiêu chí sau:
- Phải được sản xuất trong nước, nghĩa là có nhà máy trong nước.
- Có phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước đạt tỷ lệ nhất định do cơ quan thẩm quyền
của Việt Nam quy định tùy theo từng chủng loại và điều kiện cụ thể. Thí dụ đối với
các ngành hàng mà vật tư trong nước không đáp ứng đủ, sẽ chấp nhận mức giá trị gia
tăng thấp hơn, như hàng điện tử, máy móc. Ngược lại, các sản phẩm như thực phẩm,

hàng tiêu dùng thông thường, phải có giá trị gia tăng cao hơn; chủ sở hữu nhãn hiệu
hàng hóa phải là cơng dân Việt Nam.


16

- Hàng Việt Nam là hàng được sản xuất bởi nguồn vốn và nguồn nguyên liệu đầu vào
chủ yếu tại Việt Nam, có ít nhất 20-50% giá trị của món hàng được sản xuất trong
nước để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam. Đây là các mặt hàng được
sản xuất bởi nguồn vốn trong nước, từ nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là tại Việt
Nam, và trước hết là để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Việt.
1.3 Kinh nghiệm của một sô nước trong việc phát triển Văn hóa sử dụng hàng trong
nước:
1.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc:
Khi bắt đầu hoạt động tại thị trường Hàn Quốc, các nhà phân phối ngoại quốc đã làm
dấy lên làn sóng lo ngại trong các nhà phân phối hàng hóa nội địa. Họ cho rằng với kinh
nghiệm quản lý của một tập đoàn đa quốc gia và có vốn lớn, chẳng mấy chốc các đại gia
này sẽ “thơn tính” và thao túng thị trường bán lẻ Hàn Quốc như đã từng làm ở nhiều quốc
gia khác trên thế giới. Thế nhưng, thực tế xảy ra hoàn toàn ngược lại.
Mới đầu, người dân Hàn Quốc đổ xô tới các cửa hàng phân phối nước ngồi vì tị mị
muốn thử mua sắm theo phong cách phương Tây với những núi hàng ngờn ngộn. Tuy
nhiên, hàng hóa ở các chuỗi cửa hàng này thường được đóng gói rất kỹ và kiểu cách, nên
nhiều khách hàng tỏ ra e ngại khi muốn xem xét cẩn thận món hàng mà họ muốn mua. Và ở
các cửa hàng này, hiếm khi thấy nhân viên hướng dẫn, giải đáp những thông tin liên quan
đến sản phẩm mà khách hàng cần biết trước khi quyết định có nên mua hay khơng.
Trong khi đó, các cửa hàng của Hàn Quốc thường sắp xếp hàng hóa theo hướng thuận
tiện nhất cho khách hàng quan sát, so sánh các mặt hàng cùng loại với nhau. Nhân viên bán
hàng trong các cửa hàng của Hàn Quốc cũng thường xuyên có mặt để kịp thời trả lời hoặc
hướng dẫn khi khách hàng cần đến.
Về chủng loại hàng hóa thì trong khi các chuỗi cửa hàng nước ngoài tỏ ra vượt trội với

những mặt hàng như đồ điện, điện tử, quần áo, túi xách, giày dép... nhập từ khắp nơi trên
thế giới, thì các cửa hàng nội địa lại có ưu thế trong nhóm hàng thực phẩm tươi sống và
thức uống. Trên thực tế, chính các chuỗi cửa hàng của doanh nghiệp Hàn Quốc với ưu thế
về sự thông hiểu tập quán, sở thích tiêu dùng của người dân đã đáp ứng rất tốt nhu cầu của
khách hàng. “Khách hàng khó có thể tìm thấy những bó rau xanh hay những chú tơm tươi
rói trong các cửa hàng của nước ngồi, nhưng có thể dễ dàng mua chúng tại bất cứ cửa
hàng nào trong hệ thống phân phối nội địa”- một chuyên gia nhận định. Các chuỗi cửa


17

hàng nội địa cịn giữ chân khách hàng bằng chính sự đón tiếp thân mật, các nhân viên ln
nở nụ cười trên môi, và sẵn sàng cúi gập người chào khách hay giúp khách chuyển hàng
hóa lên xe.
Cách thiết kế hệ thống cửa hàng cũng có chuyện đáng nói. Từ trước khi các tập đồn
nước ngồi chính thức thâm nhập thị trường nội địa, các tập đoàn phân phối của Hàn Quốc
đã nhanh chóng “xí phần” những vị trí tốt nhất để mở cửa hàng, điều này góp phần tạo ra
khó khăn cho các đại gia khi muốn bành trướng hoạt động. Mặt khác, trong khi các cửa
hàng của nước ngồi được thiết kế theo dạng nhà kho, hàng hóa chất đống nên thiếu tính
hấp dẫn thì người tiêu dùng lại tỏ ra thích thú khi bước vào những cửa hàng thống đãng,
trang trí đẹp và sắp xếp hàng hóa hợp lý của doanh nghiệp trong nước.
Một điều nữa giúp các chuỗi cửa hàng nội địa của Hàn Quốc thành cơng trong cuộc
đua với các đại gia nước ngồi là sự liên kết giữa nhà phân phối với nhà sản xuất. Hàng hóa
của các nhà sản xuất cung cấp cho các hệ thống cửa hàng bán lẻ luôn đảm bảo đúng tiêu
chuẩn đã quy định sẵn. Ngược lại, các nhà phân phối cũng cố gắng giữ giá cả ổn định, kể cả
những lúc thị trường có những biến động bất thường. Điều này tạo sự dễ dàng cho cả hai
bên tính tốn chiến lược sản xuất kinh doanh của mình, và làm tăng thêm niềm tin trong
quá trình hợp tác.
Điểm mạnh nhất của các hệ thống bán lẻ khổng lồ nước ngồi là hàng hóa đa dạng và
giá rẻ. Nhưng để có được mức giá cạnh tranh như thế, các cơng ty nước ngồi đã bị kết tội

là thường xun o ép các nhà cung cấp để mua hàng với giá rẻ mạt. Tuy nhiên, các nhà sản
xuất vẫn phải bán hàng cho họ vì trên thực tế, các đại gia này chính là người ln mua hàng
với số lượng lớn và ổn định nhất. Một khi họ không mua hàng nữa thì nhà sản xuất chỉ có
nước đóng cửa. Nắm được điều đó, các nhà phân phối nước ngồi ln tìm cách buộc các
nhà sản xuất cạnh tranh với nhau để hạ giá, và mua hàng của người bán mức giá thấp nhất.
Các hệ thống bán lẻ của Hàn Quốc đã cố gắng làm tốt vấn đề này song song với việc
quảng bá hình ảnh trên các phương tiện truyền thơng. Điều này góp phần tạo thiện cảm cho
người tiêu dùng Hàn Quốc, vốn ngày càng xem trọng vấn đề điều kiện và môi trường làm
việc trong xã hội. Ngoài ra, các nhà bán lẻ Hàn Quốc cũng biết lợi dụng điểm yếu của các
tập đoàn bán lẻ đa quốc gia là thường xuyên bị dư luận chỉ trích là bóc lột, và đối xử khơng
tốt đối với nhân viên cũng như chèn ép các nhà cung cấp hàng hóa.


18

Ở đây cũng cần nói thêm là trung bình mỗi năm các tập đoàn đa quốc gia phải đối mặt
với hàng ngàn vụ kiện cáo từ chính các nhân viên của mình. Nguyên nhân chủ yếu là do các
nhân viên này cho rằng mức lương của họ quá thấp trong khi bị vắt kiệt sức lao động, điều
kiện làm việc tời tệ và phải đóng bảo hiểm cao hơn so với các đồng nghiệp ở các công ty
khác và không có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp....
Các nhà bán lẻ Hàn Quốc đã rút kinh nghiệm điều này và tỏ ra khéo léo trong cách đối
xử với nhân viên, khiến họ hết mình vì cơng việc chung và góp phần kêu gọi cơng chúng
ủng hộ hàng hóa và dịch vụ của mình.
Ở các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc..., họ đều có chủ trương khơi dậy lịng
tự hào tự tôn dân tộc thông qua việc kêu gọi ý thức sử dụng hàng nội địa. Họ làm khá bài
bản, kiên trì xây dựng ý thức tiêu dùng từ trường học. Vấn đề đặt ra là sản phẩm nội địa
phải có chất lượng như thế nào so với hàng nhập khẩu. Kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn
Quốc cho thấy, trong thời kỳ đầu của phát triển kinh tế, Nhật Bản và Hàn Quốc sản xuất ra
hàng hóa dùng trong nước có yêu cầu chất lượng cao hơn so với hàng dành cho xuất khẩu,
có như vậy mới thu hút được khách hàng nội địa.

1.3.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản:
Năm 1985, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt các doanh nghiệp Nhật Bản đã theo
nguyên lí “Chỉ Kẻ mạnh mới tờn tại”, do đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản đã
phải cố gắng sử dụng nghiệp vụ sáp nhập và hợp nhất (M&A) để trụ lại trong nền kinh tế
thị trường. Các doanh nghiệp lớn sau khi tham gia quá trình sáp nhập và hợp nhất đã tạo ra
“Cụm doanh nghiệp” lớn hơn. Các “Cụm doanh nghiệp” này là điểm tựa cho các doanh
nghiệp nhỏ hơn trong một mơ hình hình tháp, tất cả cùng nhau thống nhất trong một tiêu
chuẩn Sản xuất tại Nhật Bản (Made in Japan) nổi tiếng thế giới cạnh tranh với các hàng hóa
nước ngồi.
Người Nhật quan niệm rằng: Chỉ có những hàng hóa tốt mới đủ khả năng cạnh tranh
với hàng hóa của các nước khác. Do đó, mọi sản phẩm của Nhật Bản đều lấy chất lượng,
khả năng ứng dụng thực tiễn làm hàng đầu. Người dân cũng rất ý thức trong việc dùng hàng
hóa nội địa, vì họ biết rằng sản phẩm của nước họ ln có chất lượng cao, do đó họ khơng
cần phải tìm đến hàng hàng hóa của các nước khác.
Ngày nay, khi nền kinh tế đã ổn định, đứng ở vị thế cao trên thế giới nhưng người
Nhât Bản vẫn không quên thị trường nội địa, họ khơng chỉ thực hiện các biện pháp có tính


19

vĩ mô như giảm lãi suất ngân hàng xuống mức 1% hay miễn thuế thu nhập tương đương 2
nghìn tỷ Yên, để kích thích tiêu dùng nội địa, người tiêu dùng đã nhận được sự hỗ trợ tiền
trợ cấp xã hội dành cho các cặp vợ chờng có con nhỏ, miễn phí sử dụng đường cao tốc và
bình ổn giá nhiêu liệu. Sản xuất ra các mặt hàng tốt nhưng những hàng hóa tốt nhất thì lại
để tiêu thụ trong thị trường nội địa, kế tiếp mới mang đi xuất khẩu, chiến lược này ngược
với người Việt Nam-luôn dành cái tốt nhất để xuất khẩu vì thiết nghĩ thu được nhiều lợi
nḥn hơn, cịn thị trường trong nước thì bỏ ngõ.


20


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÀNG VIỆT NAM
TRONG SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 Kế hoạch điều tra thực trạng sử dụng hàng Việt Nam trong sinh viên Đà Nẵng:
2.1.1 Mục tiêu điều tra:
Phản ánh thị hiếu và thói quen sử dụng các sản phẩm hàng Thời trang, Điện tử và
Thiết bị viễn thơng Việt Nam nói riêng, và sự phát triển của văn hóa sử dụng hàng Việt
Nam nói chung trong sinh viên tại thành phố Đà Nẵng.
2.1.2 Đối tượng điều tra:
Sinh viên của một số trường đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2.1.3 Quy mô mẫu:
Quy mô gồm 900 mẫu thu thập từ 9 trường đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng:
1.Đại học Duy Tân

:

167 mẫu (1-167)

2.Đại học Đông Á

:

82

3.Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng

:

130 mẫu (315-385, 400-458)


4.Đại học Kinh Tế Đà Nẵng

:

87

5.Đại học Bách Khoa Đà Nẵng

:

119 mẫu (550-640, 734-761)

6.Đại học Sư Phạm Đà Nẵng

:

86

7.Đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng

:

81 mẫu (467, 821-900)

8.Cao đẳng Y Tế II

:

58 mẫu (762-819)


9.Cao đẳng Công Nghệ

:

90 mẫu (168-246, 459-462, 727-733)

mẫu (247-314, 386-399)
mẫu (463-549, 820)
mẫu (641-726)

2.1.4 Nội dung điều tra: (Xem mẫu bảng câu hỏi ở Phụ lục 1)
Bảng câu hỏi được thiết kế với lời dẫn khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc; đốc thúc
gia nhập vào quá trình phát triển Văn hóa sử dụng hàng Việt Nam đờng thời giới thiệu cá
nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động nghiên cứu này. Phần thông tin cá nhân giúp xác
định mẫu được nghiên cứu tại các đơn vị, ngành học cụ thể; tổng hợp giới tính tham gia vào
quá trình đánh giá sự liên quan đến các dữ kiện sau, và cũng là cơ sở khiến bảng câu hỏi
được trả lời một cách nghiêm túc.
Từ câu 1 đến câu 2 là những câu hỏi mang tính gợi mở trí nhớ của khách hàng về q
trình mua sắm các mặt hàng nghiên cứu: Đã từng mua chưa?, thời gian mua mặt hàng đó


21

gần nhất là khi nào?, kênh phân phối nào là quan trọng?, tần suất sử dụng ra sao?. Các câu
hỏi còn lại giúp xác định những nhận định đầu tiên khi tìm hiểu thơng tin về một sản phẩm:
Các phương tiện tham khảo hoặc được giới thiệu về sản phẩm; sự ưu tiên các tiêu chí chung
của một sản phẩm; các ưu-nhược điểm của từng ngành hàng cụ thể; sức hấp dẫn về các
chương trình khuyến mãi, mức độ phân phối của hàng Việt Nam; và mức độ bảo quản sản
phẩm sau khi mua của người tiêu dùng; cuối cùng, thu thập các nhận xét, nhận định của

sinh viên về việc phát triển Văn hóa sử dụng hàng Việt Nam trong nước và đặc biệt là trong
sinh viên qua câu 10, 11; và qua câu hỏi mở (Câu 12) tìm kiếm các ý kiến đóng góp để hàng
Việt gia tăng hiệu quả cạnh tranh với hàng ngoại .
2.2 Kết quả điều tra thực trạng sử dụng hàng Việt Nam trong sinh viên Đà Nẵng:
(Xem Kết quả điều tra ở Phụ lục 2)
2.2.1 Kết quả điều tra:
Số mẫu phát ra và số mẫu thu lại là 900 mẫu; tuy có mẫu không đúng theo yêu cầu
nhưng bằng các nghiệp vụ sửa sai theo quy ước ban đầu (Những mẫu nào không chọn
“mua” ở mặt hàng trong câu 1 sẽ không tham gia đánh giá các tiêu chí của mặt hàng đó ở
câu 5), do đó khơng có mẫu nào bị loại trong q trình thu thập.
2.2.2 Kết quả tởng hợp Giới tính:
Chúng ta thu thập thơng tin từ tổng thể
900 mẫu, trong đó Nam có 327 mẫu chiếm
36%, Nữ 573 mẫu chiếm 64%. Như vậy,
trong tổng thể 900 mẫu điều tra thì giới tính
Nữ nhiều hơn giới tính Nam và nhiều hơn
246 mẫu ( gần 28%).
2.2.3 Kết quả tổng hợp số lượng người mua:

Hình 2.1: Biểu đồ tổng hợp Giới tính

Hầu hết số người được hỏi đều đã từng mua các mặt hàng thời trang, điện tử và thiết
bị viễn thông.
Qua kết quả điều tra (Xem phụ lục 2), chúng ta có thể thấy trong ba mặt hàng thì mặt
hàng Thời trang là mặt hàng thiết yếu nhất và sinh viên hay phải mua sắm nhất. Có đến 886
người đã từng mua, chiếm tỉ lệ là 98,4% trên tổng 900 mẫu điều tra, hầu như tuyệt đại đa số
đều đã từng mua hàng Thời trang Việt Nam, đây là dấu hiệu đáng mừng và khích lệ cho
ngành Thời trang nước ta.



22

Tiếp đến là mặt hàng Thiết bị viễn thơng: Có 771 người đã từng mua, chiếm tỉ lệ là
85,7% trên tổng thể mẫu. Sở dĩ mặt hàng này chiếm tỷ lệ cao như vậy vì hầu như các mạng
di động đều do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ, ngành này trước đây chưa có chính sách
mở cửa cho doanh nghiệp nước ngồi.

Hình 2.2: Biểu đồ Sơ lượng người mua

Và cuối cùng là mặt hàng Điện tử: Chỉ có 531 người đã từng mua, do đó chỉ chiếm tỉ
lệ là 59% trên tổng mẫu, ngành hàng Điện tử còn non trẻ nhưng đã chiếm được tỉ lệ như
vậy là một tín hiệu rất đáng khích lệ, địi hỏi ngành phải phấn đấu hơn nữa để tăng mức tiêu
thụ trong thị trường nội địa.
2.2.4 Kết quả tổng hợp Số lượng người đã từng mua kết hợp với giới tính:
Bảng 2.1: Tổng hợp sô lượng người đã từng mua kết hợp với giới tính
Đã từng mua mặt hàng
Thời trang Việt Nam
mua
khơng
Giới
tính

Nam
Nữ

318(97.3%)
568(99.1%)

9
5


Đã từng mua mặt hàng
Điện tử Việt Nam
mua
không
201(61.5%)
330(57.6%)

126
243

Đã từng mua Thiết vị viễn
thông Việt Nam
mua
Khơng
277(84.7%)
494(86.2%)

50
79

Từ bảng tổng hợp trên ta có thể thấy hầu hết các mặt hàng nào giới tính Nữ và giới
tính Nam cũng xấp xỉ nhau. Do đó, chúng ta cũng chưa có kết ḷn gì về việc giới tính có
ảnh hưởng đến sức mua của các ngành hàng trên.


23

2.2.5 Kết quả tởng hợp Thời gian mua:


Hình 2.3: Biểu đồ Thời gian mua các mặt hàng
Dựa vào các biểu đồ tổng hợp số liệu trên chúng ta thấy được: Mặt hàng Thời trang do
tính chất thời trang thay đổi liên tục, và không bền nên được mua sắm trong thời gian rất
gần (Tỉ lệ mua trong 3 tháng gần đây là 62%, trong vòng từ 4-6 tháng gần đây là 18,7%).
Các mặt hàng Điện tử và Thiết bị viễn thơng có tính lâu bền nên tỉ lệ mua hơn 1 năm
cao hơn các khoảng thời gian khác (chiếm 50,5% đối với Điện tử, 43,9% đối với thiết bị
viễn thông). Tuy nhiên, do sự phát triển của ngành Viễn thông nhanh hơn Điện tử nên
khoảng thời gian mua từ 6 tháng trước cao hơn 10% ( Viễn thông chiếm 40,6% và Điện tử
chiếm 30,6% trong khoảng thời gian này), vì thực tế ngành Viễn thông nước ta đã được
Liên minh viễn thông thế giới (ITU) xếp thứ 2 thế giới về tốc độ phát triển. Năm qua, nước
ta đã phát triển mới được trên 1 triệu máy điện thoại, tăng 29,76% so với năm 2000. Tổng
số máy điện thoại trong nước đã đạt 4,3 triệu máy, đạt mật độ 5,44 máy/100 dân. Hiện nay,
cả nước đã có 39 tỉnh, thành phố đạt 100% xã có điện thoại, tăng 13% so với năm 2000;
mạng di động đã mở rộng dung lượng lên gần 1 triệu số và thực hiện khai thác chuyển vùng
quốc tế với 40 nước. (Theo báo Người lao động)


24

2.2.6 Kết quả tởng hợp Nơi mua:

Hình 2.4: Biểu đồ Địa điểm mua của các mặt hàng
Theo kết quả điều tra thì shop, cửa hàng là địa điểm được giới sinh viên ưa chuộng
nhất và được chọn là địa điểm mua đối với hầu hết các mặt hàng khi có nhu cầu, và cũng là
nơi sinh viên tin tưởng để ra quyết định mua thiết bị viễn thông, hàng thời trang và sau đó
là hàng điện tử. Địa điểm cũng được sinh viên quan tâm và có tầm quan trọng như nhau
trong việc mua các mặt hàng điều tra là siêu thị và cuối cùng là qua mạng. Riêng đối với
chợ và vỉa hè là 2 địa điểm quen thuộc nhưng lại chủ yếu là nơi chọn mua hàng thời trang là
chính cịn các mặt hàng cịn lại thì hầu như rất ít được quan tâm.
Xét về từng mặt hàng điều tra, thứ tự ưu tiên trong việc lựa chọn địa điểm mua hàng

cũng có sự khác biệt cụ thể như sau:
2.2.6.1 Hàng thời trang:
Nơi mua hàng Thời trang được sinh viên chọn cao nhất là ở Chợ 62.5%, tiếp đến là ở
Shop, cửa hàng 57.1%, Siêu thị 31,8%, Vỉa hè 13,3% và thấp nhất là qua mạng 4,5%. Chợ
là nơi bn bán được hình thành sớm nhất vẫn gắn liền với cuộc sống người dân Việt Nam,
và đối với sinh viên cuộc sống khó khăn thì các bạn vẫn chọn Chợ để mua sắm các mặt
hàng tiêu dùng thông thường như các mặt hàng Thời trang. Dường như các khu mua sắm
lớn và chất lượng như Shop, cửa hàng và Siêu thị vẫn còn là xa xỉ với sinh viên hay hệ
thống phân phối chưa đủ rộng, mạnh để sinh viên chọn mua. Đối với Vỉa hè, Qua mạng
được chọn lựa thấp nhất, điều này cũng đáng mừng vì cuộc sống của sinh viên cũng đã


25

được nâng cao, và vì tính chất mua hàng qua mạng chịu rủi ro cao nên chưa tạo được niềm
tin cho các bạn sinh viên chọn mua.

Hình 2.5: Biểu đồ Địa điểm mua mặt hàng Thời trang
2.2.6.2 Hàng điện tử:

Hình 2.6: Biểu đồ Địa điểm mua mặt hàng Điện tử
Mặt hàng Điện tử là mặt hàng lâu bền, có giá trị nên đòi hỏi phải được chọn lựa kĩ và
nơi mua phải có uy tín cao. Do đó, nơi mua ở Shop, cửa hàng và Siêu thị được chọn nhiều
nhất, tương ứng 71,2% và 24,3%. Tiếp đến là Qua mạng 4%, Vỉa hè 4% và cuối cùng là ở
Chợ 3,4%.


×