Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

chương 9 pháp luật về phòng chống tham nhũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.51 KB, 39 trang )

CHƯƠNG IX
PHÁP LUẬT VỀ
PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
TÀI LIỆU HỌC TẬP
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Bộ luật hình sự năm 1999, phần các tội phạm về chức vụ.

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005.

Luật Công chức 2008.

Luật Viên chức 2010.
GIÁO TRÌNH

Giáo trình Luật Hình sự - Đại học Luật Hà Nội, phần các
tội phạm.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THAM NHŨNG
1. Định nghĩa
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống tham
nhũng năm 2005, khái niệm “tham nhũng” được hiểu: “là hành
vi của người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền
hạn đó vì vụ lợi”.
Trên cơ sở quy định của pháp luật về tham nhũng, chúng ta có
thể định nghĩa khái quát về tham nhũng như sau: Tham nhũng là
hành vi của người có chức vụ, quyền hạn sử dụng chức vụ
quyền hạn của mình làm trái pháp luật để mưu cầu lợi ích
riêng.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THAM NHŨNG
2. Đặc điểm của hành vi tham nhũng
- Tham nhũng phải là hành vi của người có chức


vụ, quyền hạn.
- Khi thực hiện hành vi tham nhũng, người có
chức vụ, quyền hạn sử dụng chức vụ, quyền hạn
của mình làm trái pháp luật để mưu lợi cá nhân.
- Động cơ của người có hành vi tham nhũng là vì
vụ lợi.
II. CÁC HÀNH VI THAM NHŨNG VÀ CÁC
TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
A/ 12 hành vi tham nhũng (Điều 6 Luật PCTN 2005)
1. Tham ô tài sản.
2. Nhận hối lộ.
3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm
vụ, công vụ vì vụ lợi.
5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ
lợi.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người
khác để trục lợi.
II. CÁC HÀNH VI THAM NHŨNG VÀ CÁC
TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
A/ 12 hành vi tham nhũng (Điều 6 Luật PCTN 2005)
7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức
vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị
hoặc địa phương vì vụ lợi.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của
Nhà nước vì vụ lợi.
10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành

vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật
vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án vì vụ lợi.
II. CÁC HÀNH VI THAM NHŨNG VÀ CÁC
TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
B/ 7 tội phạm tham nhũng (BLHS 1999, sửa đổi bổ
sung 2009)
1. Tội tham ô tài sản (Đ278).
2. Tội nhận hối lộ (Đ279).
3. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
(Đ280).
4. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ (Đ281).
5. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Đ282).
6. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối
với người khác để trục lợi (Đ283).
7. Tội giả mạo trong công tác (Đ284).
B/ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
Các tội phạm về tham nhũng nói riêng cũng như các tội
phạm nói chung của nằm trong BLHS 1999 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009) đều gồm 4 bộ phận cấu thành gồm có:
CHỦ THỂ
KHÁCH THỂ
MẶT KHÁCH QUAN
MẶT CHỦ QUAN
TỘI
PHẠM
B/ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
B.1. Mặt chủ thể của các tội phạm về tham nhũng
- Chủ thể của các tội phạm về tham nhũng là những

người có chức vụ, quyền hạn.

Người có chức vụ quyền hạn bao gồm: cán bộ, công
chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp….
(Xem thêm khoản 3, Điều 1, Luật phòng chống tham
nhũng 2005).
B/ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
B.2. Mặt khách thể của các tội phạm về tham nhũng
- Xâm hại tới sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà
nước, tổ chức xã hội. Xâm hại đến quan hệ sở hữu Nhà
nước và xâm hại đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp của
công dân.
B/ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
B.3. Mặt chủ quan của các tội phạm về tham nhũng
-
Lỗi của hành vi tham nhũng thông thường là lỗi cố ý.
-
Động cơ tham nhũng: phần lớn các trường hợp tham nhũng đều có
động cơ xuất phát từ ham muốn cá nhân để thoả mãn nhu cầu về vật
chất, tinh thần của họ.
-
Mục đích tham nhũng là kết quả mà chủ thể mong muốn đạt được
trên thực tế bằng hành vi tham nhũng. Mục đích của tham nhũng
thường thể hiện ở việc chủ thể mong muốn chiếm đoạt những lợi ích
vật chất hoặc phi vật chất.
B/ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
B.4. Mặt khách quan của các tội phạm về tham nhũng
Mặt khách quan của tham nhũng là những biểu hiện ra bên
ngoài thế giới khách quan của chủ thể tham nhũng còn được
gọi là hành vi tham nhũng, hậu quả tham nhũng và mối quan hệ

giữa hành vi và hậu quả tham nhũng.
- Hành vi tham nhũng là hành vi trái pháp luật của người có
chức vụ, quyền hạn, là những hành vi không được thực hiện
nhưng người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện để vụ lợi.
Hành vi tham nhũng được thể hiện bằng hành động hay không
hành động.
- Đa số các tội phạm về tham nhũng thì chỉ có dấu hiệu hành vi
khách quan mà không có dấu hiệu hậu quả.
B/ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
1. Tội tham ô tài sản
1.1. Định nghĩa
Có thể khái quát Tội tham ô tài sản là hành vi lợi
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
mà mình có trách nhiệm quản lý (Xem thêm
Điều 278 BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung 2009)
B/ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
1. Tội tham ô tài sản
1.2. Cấu thành tội tham ô tài sản
* Chủ thể của tội tham ô tài sản
-
Chủ thể của tội tham ô phải là những người có
trách nhiệm quản lý tài sản.
-
Trách nhiệm quản lý tài sản của các chủ thể có
được là do chức năng công tác được cơ quan
giao phó như:
B/ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
1. Tội tham ô tài sản
1.2. Cấu thành tội tham ô tài sản
* Chủ thể của tội tham ô tài sản (tiếp)

+ Đảm nhiệm những chức vụ nhất định như thủ trưởng cơ
quan, chánh văn phòng, trưởng phòng tài vụ;
+ Đảm nhiệm những công tác nghiệp vụ về quản lý kinh tế, tài
chính như thủ kho, thủ quỹ, kế toán;
+ Đảm nhiệm những công việc có tính độc lập. Đó là những
công việc tạo ra cho người được giao mối quan hệ cũng
như trách nhiệm với khối tài sản nhất định trong một
khoảng thời gian nhất định.
VD: Lái xe chở hàng ko có người áp tải.
B/ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
1. Tội tham ô tài sản
1.2. Cấu thành tội tham ô tài sản
* Khách thể của tội tham ô tài sản
Khách thể của tội tham ô là:
+ Quyền sở hữu của chủ thể này đối với các tài sản mà
mình được giao trách nhiệm quản lý.
+ Hoạt động đúng đắn của CQ, TC trong quản lý kinh tế,
quản lý tài sản.
B/ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
1. Tội tham ô tài sản
1.2. Cấu thành tội tham ô tài sản

Mặt khách quan của tội tham ô tài sản
- CTTP đòi hỏi người phạm tội tham ô có hành vi chiếm đoạt tài
sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng
chức vụ, quyền hạn. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt là
những tài sản mà người phạm tội được giao quản lý.
- Người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn được giao như
điều kiện, phương tiện để dễ dàng biến tài sản được giao
thành tài sản của mình.

- Nhưng thủ đoạn thường gặp ở tội tham ô là: Lập chứng từ giả,
tẩy xóa, sửa chữa sổ sách, tài liệu, giấy tờ…
B/ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
1. Tội tham ô tài sản
1.2. Cấu thành tội tham ô tài sản
* Mặt khách quan của tội tham ô tài sản (tiếp)
- Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà
mình có trách nhiệm quản lý cấu thành tội tham ô khi có
một trong các dấu hiệu sau:
+ Giá trị tài sản chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về một trong các tội được quy định từ điều 278
đến điều 284 (BLHS) chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm.

B/ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
1. Tội tham ô tài sản
1.2. Cấu thành tội tham ô tài sản
* Mặt khách quan của tội tham ô tài sản (tiếp)
Có ba trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2
triệu đồng vẫn cấu thành tội tham ô đó là:
+ Gây hậu quả nghiêm trọng
+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm
+ Người phạm một trong các tội đã phạm tội được quy
định từ Điều 278 đến Điều 284 đã bị tòa án kết án
nhưng chưa được xóa án tích.
B/ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
1. Tội tham ô tài sản
1.2. Cấu thành tội tham ô tài sản

* Mặt chủ quan của tội phạm
- Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.
- Mục đích phạm tội là nhằm tư lợi.
B/ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
2. Tội nhận hối lộ
2.1. Định nghĩa
Nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ
nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới
bất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một
việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa
tiền của. (Xem thêm Điều 279 BLHS 1999, sửa đổi,
bổ sung năm 2009).
B/ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
2. Tội nhận hối lộ
2.2. Cấu thành tội nhận hối lộ
* Chủ thể của tội nhận hối lộ
- Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt đó là
người có chức vụ, quyền hạn.
B/ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
2. Tội nhận hối lộ
2.2. Cấu thành tội nhận hối lộ
* Khách thể của tội nhận hối lộ
Đó là quyền sở hữu đối của hối lộ bao gồm:
- Tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác khi
làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo
yêu cầu của người đưa hối lộ.
- Hoạt động đúng đắn của CQNN, TC.
- Uy tín của CQNN, TC.
B/ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG

2. Tội nhận hối lộ
2.2. Cấu thành tội nhận hối lộ
* Mặt khách quan của tội nhận hối lộ
- Hành vi khách quan cấu thành tội nhận hối lộ là hành vi lợi
dụng chức vụ quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận
hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất
kỳ hình thức nào theo quy định tại Điều 279 BLHS
- Thủ đoạn nhận hối lộ cũng đã dạng: Người phạm tội nhận
trực tiếp hoặc thông qua một hoặc nhiều trung gian khác.
- Người có chức cụ quyền hạn sau khi nhận hối lộ thường làm
hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của
người đưa hối lộ.
B/ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
2. Tội nhận hối lộ
2.2. Cấu thành tội nhận hối lộ
* Mặt khách quan của tội nhận hối lộ (tiếp)
- Trường hợp người có chức cụ quyền hạn chủ động đòi hối
lộ, tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người
phạm tội tỏ rõ thái độ đòi hỏi để làm hoặc không làm một
việc mà người đưa hối lộ đã chấp nhận đòi hỏi đó.
- Trường hợp người có chức vụ quyền hạn chỉ nhận những
lợi ích tinh thần mà không nhận lợi ích vật chất để làm hoặc
không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người
đưa hối lộ thì không cấu thành tội nhận hối lộ.

×