ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
DỰ ÁN
DỰ ÁN
QUY HOẠCH CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
QUY HOẠCH CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TỈNH KHÁNH HÒA
TỈNH KHÁNH HÒA
TÀI LIỆU
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ
MÔ HÌNH TỔNG THỂ CƠ SỞ DỮ LIỆU
TỈNH KHÁNH HÒA
(Mã số: KHCN-RD - 2004 – 006)
Đơn vị thực hiện : Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam
Địa chỉ : 99 Triệu Việt Vương – Hà Nội
Điện thoại : 84.4.9782235
HÀ NỘI – 2005
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
MỤC LỤC
CHƯƠNG I TỔNG QUAN 3
CHƯƠNG II CƠ SỞ VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ
SỞ DỮ LIỆU 5
CHƯƠNG III NGHIÊN CỨU MỘT SỐ MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU . 6
CHƯƠNG IV MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU TỔNG THỂ 12
CHƯƠNG V CÁC ĐỐI TƯỢNG DỮ LIỆU SỞ BAN NGÀNH 20
CHƯƠNG VI KẾT LUẬN 54
CHƯƠNG VII PHỤ LỤC TÀI LIỆU 56
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 2
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
Chương I TỔNG QUAN
Thông tin khảo sát và phân tích luồng thông tin nghiệp vụ cho ta thấy khối
lượng thông tin cần quản lý rất lớn, nằm rải rác nhiều nơi và có tính liên kết
chặt chẽ. Việc liên kết các cơ sở dữ liệu này trong một thể thống nhất có ý
nghĩa rất quan trọng, nó không chỉ đảm bảo tính nhất quán của thông tin lưu
hành trên mạng, mà còn tăng cường đảm bảo độ chính xác của thông tin.
I.1 MỤC ĐÍCH
Mô hình hóa cơ sở dữ liệu của tỉnh, phục vụ công tác qui hoạch lâu dài.
I.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chức năng nhiệm vụ, luồng thông tin giữa Sở Ban Ngành, các
thực thể cần quản lý, tài liệu tập trung khai thác các yếu tố cần lưu trữ và phân
tích sự phân tán của các đối tượng dữ liệu trong mô hình.
I.3 NỘI DUNG
Tài liệu được chia thành 5 chương. Chương 3 phân tích một sô mô hình chính
phủ điện tử, các vấn đề bất cập trong việc mô hình hóa dữ liệu. Mô hình dữ
liệu tổng thể, phân tán dữ liệu Sở Ban Ngành và một số yếu tố bảo đảm sự
toàn vẹn của dữ liệu là nội dung của chương 4. Chương 5 phân tích các đối
tượng dữ liệu Sở Ban Ngành làm cơ sở xây dựng mô hình dữ liệu tổng thể.
Tài liệu phụ lục cung cấp thêm thông tin cho người đọc tổ chức mô hình cơ sở
dữ liệu của IBM, một trong những công ty lớn đã và đang tham gia vào nhiều
dự án qui hoạch công nghệ thông tin.
I.4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Tài liệu cung cấp cho người đọc mô hình toàn diện, tổng quan về hệ thống cơ
sở dữ liệu cần quản lý. Mặt khác giúp cho các cơ quan Sở Ban Ngành nhìn
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 3
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
nhận một cách cụ thể hơn các vấn đề liên quan trong việc triển khai các hệ
thống công nghệ thông tin.
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 4
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
Chương II CƠ SỞ VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG
MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU
II.1 CƠ SỞ
• Luật tổ chức bộ máy nhà nước
• Chức năng nhiệm vụ cơ quan ban ngành
II.2 NGUYÊN TẮC
• Phù hợp với mô hình chung của chính phủ điển tử
• Mô hình mở, tổng quát không ràng buộc công nghệ
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 5
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
Chương III NGHIÊN CỨU MỘT SỐ MÔ HÌNH CƠ
SỞ DỮ LIỆU
III.1 MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
Các thành phần chính của Chính phủ điện tử bao gồm 4 dạng: G2C, G2E,
G2B và G2G. Cho đến nay chúng ta thường chỉ chú ý và nhấn mạnh đến
thành phần G2G mà chưa nói nhiều về các thành phần khác của nó và đây chỉ
là một thành phần của mô hình e-Government.Về tổng thể có thể phân loại e-
Government ra thành 4 loại:
(1) - G2C (Government To Citizen) - được hiểu như khả năng giao dịch và
cung cấp các dịch vụ của chính phủ trực tiếp cho cộng đồng, thí dụ tổ chức
bầu cử của công dân, thăm dò dư luận, quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, tư
vấn, khiếu nại, giám sát và thanh toán thuế, hoá đơn của các ngành với người
thuê bao, dịch vụ thông tin trực tiếp 24x7, phục vụ công cộng, môi trường,
giáo dục.
(2) - G2E (Government To Employee) - chỉ các dịch vụ, giao dịch trong mối
quan hệ giữa chính phủ đối với người làm công lao động như bảo hiểm, dịch
vụ việc làm, trợ cấp thất nghiệp, y tế, nhà ở, ;
(3) - G2B (Government To Business) - dịch vụ và quan hệ của chính phủ đối
với các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, nhà sản xuất như dịch vụ
mua sắm, thanh tra, giám sát doanh nghiệp (về đóng thuế, tuân thủ luật
pháp, ); thông tin về phát triển đất đai, đấu thầu, xây dựng; cung cấp thông
tin dạng văn bản, hướng dẫn sử dụng, quy định, thi hành chính sách cho các
doanh nghiệp. Đây là thành phần quan hệ cơ bản trong mô hình nhà nước là
chủ thể quản lý vĩ mô nền kinh tế, xã hội thông qua chính sách, cơ chế và luật
pháp và doanh nghiệp như là khách thể đại diện cho lực lượng sản xuất trực
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 6
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
tiếp ra của cải vật chất của nền kinh tế
(4) - G2G (Government To Government) - được hiểu như khả năng phối hợp,
chuyển giao và cung cấp các dịch vụ một cách có hiệu quả giữa các cấp,
ngành, tổ chức, bộ máy của nhà nước trong việc điều hành và quản lý nhà
nước, trong đó chính bản thân bộ máy của chính phủ vừa đóng vai trò là chủ
thể và khách thể trong mối quan hệ này.
Toàn bộ hệ thống quan hệ, giao dịch của chính phủ như G2C, G2E, G2B và
G2G được đặt trên một hạ tầng vững chắc của hệ thống: độ tin cậy, khả năng
đảm bảo tính cá nhân hóa và bảo mật, an toàn và cuối cùng tất cả đều dựa trên
hạ tầng công nghệ và truyền thông với các quy mô khác nhau: mạng máy tính,
mạng Intranet, Extranet và Internet.
III.2 MÔ HÌNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ
Trên cơ sở luồng thông tin trao đổi giữa các Sở Ban Ngành trên địa bàn tỉnh,
mức độ phân cấp quản lý có thể phác họa theo mô hình dưới đây.
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 7
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
Mô hình trên cho ta thấy, mọi thông tin đều có khởi điểm xuất phát, hoặc có
nguồn gốc từ các cơ quan chuyên môn cấp dưới hoặc chuyển thông tin chỉ đạo
cấp trên. Điều này phản ánh sự tồn tại một cách phân tán của thông tin dưới
nhiều hình thức khác nhau và có tính liên kết chặt chẽ. Đây là một trong
những yếu tố quyết định sự lựa chọn và phương pháp tổ chức của mô hình dữ
liệu.
III.3 MỘT SÔ VẤN ĐỀ KHI XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ SỞ
DỮ LIỆU
Từ thực tiễn triển khai các dự án CNTT trong Chương trình mục tiêu ứng
dụng và phát triển CNTT, giai đoạn 2002-2005, và Đề án Tin học hóa QLHC
nhà nước (Đề án 112) tại các tỉnh, chúng ta đã và đang phải giải quyết một số
vấn đề sau:
1. Đối tượng phục vụ chính của Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước
(THH QLHCNN) và Chính phủ điện tử (CPĐT) là một hay nhiều: công
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 8
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Sở Ban Ngành
Doanh nghiệp Người dân
Chính phủ
Cơ quan bộ
Ngang Bộ
CP
Tỉnh ủy
Huyện Ủy
Đảng bộ
Chỉ đạo giám sát
Chỉ đạo giám sát
Chỉ đạo
Chỉ đạo điều hành
Trung
ương
Đảng
Chỉ đạo giám sát
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
chức, doanh nghiệp, người dân ?
2. Nên lựa chọn công nghệ triển khai các phần mềm ứng dụng cho THH
QLHCNN và CPĐT theo hai hay là nhiều phân tầng (two-tier/multi-tier)?
3. Nên xây dựng các cơ sở dữ liệu thông tin cho TTH QLHCNN và CPTĐ
theo mô hình tập trung hay là phân tán?
4. Đầu tư kết nối hạ tầng viễn thông - Internet phục vụ TTH QLHCNN và
CPĐT bằng băng thông hẹp hay rộng ?
Cho đến thời điểm hiện nay, do các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương
(Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Điều hành 112
Chính phủ) chưa có các văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể phù hợp với từng
địa phương, sát với thực tế nên nhiều địa phương khi lên kế hoạch triển khai
Đề án 112 và ứng dụng CNTT phải tự tìm câu trả lời phù hợp.
III.3.1ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHỆ TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN CNTT
Xuất phát từ thực tiễn cần phải xây dựng đồng thời các ứng dụng G2G, G2B
và G2C, có thể thấy việc định hướng công nghệ thích hợp cho từng dự án
phần mềm tương đối phức tạp. Một mặt, tỉnh cần phải tiếp tục duy trì và phát
triển các phần mềm dựa trên kiến trúc hai lớp (client/server) còn đang thích
hợp cho các ứng dụng tin học hóa trong một số cơ quan quản lý hành chính
nhà nước, do các ứng dụng này đáp ứng được các nhu cầu trước mắt và có
một số điểm mạnh như:
+ Thời gian triển khai ứng dụng nhanh, chi phí phát triển không lớn, có thể sử
dụng các sản phẩm và công nghệ sẵn có, nhất là trên nền tảng HĐH Windows
của Microsoft.
+ Không đòi hỏi phải có hạ tầng viễn thông mạnh, băng thông rộng (hệ thống
chủ yếu hoạt động trong mạng nội bộ).
+ Có thể đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng của một đơn vị quy mô vài trăm
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 9
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
người, vận hành trong mạng nội bộ với yêu cầu bảo mật không cao.
Tuy nhiên, kiến trúc ứng dụng hai lớp và việc sử dụng các sản phẩm thương
mại của công ty độc quyền sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu xây dựng các
hệ thống ứng dụng lớn, các hệ thống thông tin phải đưa lên mạng Internet.
Cần có các hệ thống trao đổi thông tin trên mạng diện rộng, các phần mềm có
khả năng tích hợp thông tin và bảo mật cao tại Trung tâm tin học và tích hợp
cơ sở dữ liệu, cho hệ thống thông tin địa lý GIS, hệ thống liên thông thư viện
điện tử và các ứng dụng cung cấp dịch vụ công G2B và G2C khác của chính
phủ điện tử. Lý do thì có nhiều, nhưng vấn đề bảo mật và chi phí bản quyền
sở hữu trí tuệ về phần mềm vẫn là nguyên nhân chủ yếu.
III.3.2MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ - TẬP
TRUNG HAY PHÂN TÁN.
Nhiều cơ sở dữ liệu đang được triển khai trong các dự án tin học hóa hiện nay
tại các bộ ngành, địa phương vẫn mang tính phân tán, rời rạc. Ngay cả khi các
phiên bản cơ sở dữ liệu này được tập trung sao lưu, cập nhật và lưu trữ trong
các trung tâm tích hợp dữ liệu, vấn đề cát cứ thông tin không thể giải quyết
trọn vẹn. Đây rõ ràng là vấn đề bất cập nhất cho các nhà quản lý CNTT. Bên
cạnh đó là vấn đề bảo mật thông tin, khả năng truy nhập dữ liệu dùng chung
còn khá khó khăn, đòi hỏi chi phí kết nối từ xa, qua điện thoại đường dài.
Có thể thấy việc xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu tập trung từng phần sẽ mang
tính hiệu quả cao, tuy nhiên với hạ tầng viễn thông và các phần mềm (ứng
dụng hai tầng) đơn giản hiện nay, giải pháp này là chưa khả thi. Do đó tình
trạng phân tán và chia cắt thông tin - dữ liệu sẽ còn diễn ra trong một thời
gian nữa, do đó mô hình cơ sở dữ liệu toàn tỉnh cần đảm bảo đưa ra giải pháp
tích hợp cơ sở dữ liệu trên diện rộng, để phục vụ các ứng dụng dịch vụ công
có thể truy nhập qua Internet (như một số dịch vụ phổ biến trên các website
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 10
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
hiện nay). Con đường xây dựng các cơ sở dữ liệu quy mô lớn, có khả năng
tích hợp cao còn khá gian nan, và cũng sẽ phải trải qua các bước đi ban đầu,
xuất phát từ việc hình thành các cơ sở dữ liệu phân tán nhỏ như hiện nay để
tiến đến giải pháp liên thông, trao đổi dữ liệu trên diện rộng. Tỉnh hiện đang
triển khai một số dự án nhằm mục tiêu giải quyết vấn đề liên thông cho cơ sở
dữ liệu không đồng nhất và phân tán, dựa trên việc thống nhất các chuẩn trao
đổi dữ liệu. Đây cũng là một vấn đề khá quan trọng mà các cơ quan quản lý
nhà nước về CNTT cần sớm khẳng định và đưa ra định hướng về chuẩn cũng
như giải pháp công nghệ để các đơn vị bộ ngành, địa phương thực hiện.
III.3.3YÊU CẦU HẠ TẦNG VIỄN THÔNG
Các ứng dụng tin học hóa QLHCNN trong giai đoạn hiện nay (G2G) đang
được triển khai tại các cơ quan sở ngành, quận huyện, có nhu cầu kết nối và
liên thông chưa phải là cao. Tuy nhiên để phục vụ cho các ứng dụng dịch vụ
công (G2B, G2C), hình thành các hệ thống thông tin dữ liệu tập trung, hệ
thống thông tin địa lý GIS và các cổng thông tin có thể truy nhập trên mạng
diện rộng, không thể không có một hạ tầng viễn thông và Internet đủ mạnh và
năng lực truyền tải thông tin.
Xuất phát từ thực tế trên, hiện nay tại Tỉnh đang triển khai đồng thời cả hai
giải pháp kết nối hạ tầng viễn thông phục vụ.cho CPĐT: Hệ thống thông tin
điều hành của UBND Tỉnh kết nối đến các Sở Ban Ngành - Huyện bằng công
nghệ cáp quang, tiến tới kết nối các đơn vị chuyên ngành (thuế, hải quan, giao
thông, điện lực, bưu điện, cấp thoát nước), một số Sở Ban Ngành, Huyện, các
trường đại học và trung tâm đào tạo trong Tỉnh. Đây sẽ là nền tảng để Tỉnh
triển khai các dự án phát triển các dịch vụ công (G2B, G2C) của CPĐT,
thương mại điện tử, đào tạo điện tử.
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 11
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
Chương IV MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU TỔNG THỂ
IV.1 SƠ ĐỒ KHỐI DỮ LIỆU SỞ BAN NGÀNH
{ Xem sơ đồ khối dữ liệu đi kèm }
IV.2 PHÂN TÁN KHỐI DỮ LIỆU SỞ BAN NGÀNH
Phân tích một số vấn đề cần thiết trong việc xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu
cho tỉnh, ta có thể khái quát hóa mô hình như sau :
- Dữ liệu chuyên ngành của từng Sở Ban Ngành do Sở Ban Ngành đó tự chịu
trách nhiệm và quản lý về mặt nội dung.
- Thông tin Sở Ban Ngành được phân tán trên hai vùng khác nhau, giữa hai
vùng có sự liên kết hai chiều. Mỗi vùng có mức độ bảo mật khác nhau. Tùy
theo yêu cầu bảo mật của từng loại cơ sở dữ liệu các nhà công nghệ sẽ quyết
định hình thức tổ chức dữ liệu và hình thức liên kết. Hình thức kết nối giũa
hai cơ sở dữ liệu này có thể trực tuyến (online) hoặc thụ động (offline)
VÙNG 1 : Chứa toàn bộ dữ liệu gốc của Sở Ban Ngành, đối tượng phục vụ
của các dữ liệu này là toàn bộ cán bộ nhân viên trong nội bộ sở, cơ sở dữ liệu
nội bộ này nằm trong mạng LAN của sở. Thông thường dữ liệu được tổ chức
tập trung.
VÙNG 2 : Cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin tích hợp của các Sở phục vụ cho
nhu cầu khai thác và quảng bá thông tin diện rộng ra cộng đồng trên mạng
WAN của tỉnh. Cơ sở dữ liệu này đóng vai trò trung gian giữa Sở và các cơ
quan liên quan, cộng đồng và nó là cổng giao tiếp ra bên ngoài của Sở, vì vậy
thông tin trong vùng 2 đòi hỏi chính xác, cập nhật thường xuyên. Thông tin
trong vùng này có thể được tổ chức theo chủ đề, phân loại trên cơ sở tổng hợp
các nguồn thông tin từ các Sở Ban Ngành với nhau.
Luồng thông tin trao đổi giữa vùng 1 và 2 :
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 12
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
Hai cơ sở dữ liệu này không hoàn toàn giống nhau về nội dung. Trong khi cơ
sở dữ liệu vùng 1 hướng tới việc lưu trữ thông tin nội bộ của Sở Ban Ngành
thì cơ sở dữ liệu vùng 2 hướng tới việc tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài
vào Sở Ban Ngành. Giữa hai cơ sở dữ liệu luôn tồn tại hai luồng thông tin.
1. Luồng thông tin từ Sở Ban Ngành ra ngoài : Luồng thông tin chuyển
tải dữ liệu nội bộ được phép công bố rộng rãi.
2. Luồng thông tin từ ngoài đến Sở Ban Ngành : Luồng thông tin chuyển
tải dữ liệu nhận được từ các cơ quan ban ngành vào cơ sở dữ liệu nội bộ
của Sở.
Dữ liệu của mỗi sở là dữ liệu cả vùng 1 và vùng 2, không phải bất kỳ thông
tin nào trên vùng 1 cũng được đồng bộ lên vùng 2 và ngược lại, điều này phụ
thuộc vào nghiệp vụ của từng đối tượng dữ liệu.
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 13
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
Phương pháp tổ chức như trên đảm bảo các yếu tố sau đây :
+ Kiểm soát chặt chẽ dữ liệu và các luồng thông tin vào ra liên quan đến từng
loại dữ liệu.
+ Bảo vệ dữ liệu gốc, sẵn sàng phục hồi trong trường hợp cần thiết.
+ Dễ dàng thay đổi mô hình phù hợp với điều kiện hạ tầng mạng, nhu cầu
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 14
Khối dữ liệu nội bộ
và chuyên ngành
Khối dữ liệu tập trung
Khối dữ liệu tác nghiệp
Trung tâm tin học và tích hợp cơ sở dữ liệu
Khối dữ liệu dịch vụ công
Khối dữ liệu cộng đồng
Khối dữ liệu doanh nghiệp
Khối dữ liệu tỉnh ủy, huyện
Khối dữ liệu chuyên ngành
CSDL
Chuyên ngành
CSDL
Chuyên ngành
CSDL
Chuyên ngành
Dial up
Cáp quang, lease line, xDSL
Phân bố cơ sở dữ liệu mạng WAN tỉnh
Đồng bộ dữ liệu
VÙNG 1
VÙNG 1
VÙNG 2
VÙNG 2
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
quản lý của các Sở Ban Ngành cũng như nhu phát triển theo tùng giai đoạn
khác nhau của Tỉnh.
Các yêu tố trên chính là các yếu tố đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Mặt
khác dữ liệu được luân chuyển trên hai vùng, do đó đáp ứng nhu cầu khai thác
của mọi đối tượng sử dụng.
IV.3 MÔ HÌNH KHỐI DỮ LIỆU TRUNG TÂM
Nhằm khai thác và tổ chức có hiệu quả các đối tượng dữ liệu trên toàn tỉnh
hướng tới mục tiêu cung cấp thông tin nhiều nhất cho người dùng, bao gồm
cán bộ Sở Ban Ngành, cộng đồng và doanh nghiệp. Chúng tôi xây dựng mô
hình liên kết dữ liệu tổng quát trên cơ sở sự phân bố về trách nhiệm cung cấp
thông tin của mỗi Sở Ban Ngành và vai trò quản lý thông tin chung của các
cơ quan liên quan.
Con g
v an, giao
ban, bao
cao
Tac nghiep
Kinh te - xa hoi - noi
chinh - Van hoa - doanh
nghiep - cong dong
Chuyen nganh
Van hoa
xa hoi
To chuc
noi chinh
Data
Dieu
hanh tac
ng hiep
Quan
huy en
Co so du lieu tich
hop
Kinh te
doan h
ngh iep
Tai chi nh
Ke hoach
dau tu Thong ke
Cong
nghiep
Thuong
mai du
li ch
Nong
nghiep Xay dung
Giao
thong
van tai
Khu cong
nghiep
Thuy san
Noi vu
Tu phap
Cong an
Doanh
nghiep
Nguoi
dan
Tong hop
Kinh te
van hoa - xa hoi
Noi chi nh
Cong dong
Van hoa
The duc
the thao
Giao duc
dao tao
Thuong
binh xa
hoi
Y te
Khoa hoc
cong
nghe
UBND-HDND
Ke hoac h tai chinh
Doan h nghiep dau
tu
Quan ly du an
Con g thuong
Non g ngh iep moi
truon g
Qua n ly du a n, x ay
dun g, giao thong
Van hoa thong tin,
dan s o the thao
Y te
Giao duc
Tu phap
To chuc
Khieu nai to c ao
Dic h vu cong
Co ng
nong
ng hiep
Thong
tin tac
nghiep
So ban
nganh
Co ng
dong,
dic h vu
Tai
nguyen ,
xay d ung
Data Data
Khoi d u
lieu noi
bo
Khoi du
lieu noi
bo
Khoi
thong tin
Tac
ngh iep
Tac nghiep - tong hop
Thong tin chuyen nganh
Co ng
thuong
Van hoa,
Giao duc
Noi
ch inh
Moi
tr uong
Khoi
thong tin
Tong
hop
Y te
DON G BO
Dong bo
Dong bo
UBND-HDND
HUYEN
Co so du lieu phan loai
DO NG BO
HUYEN UY
TINH UY
Khoi d u
lieu noi
bo
Khoi
thon g tin
Tac
nghiep
Tac nghiep - tong hop
Thong t in noi bo
Co so d u
lieu dang
vie n
Khieu nai
to c ao
Khen
thuong ky
luat
Khoi Van
kien
Khen
thuong ky
luat
Khieu nai
to c ao
Dong bo
Khoi
thong tin
Tac
ng hiep
Khoi Van
k ien
Khoi d u
lieu noi
bo
Co so d u
lieu dang
vie n
Khieu nai
to c ao
Khen
thuong ky
luat
CO SO DU LIEU TICH HOP
KHOI D ANG
Hu ong dan chuy en mo n
Bao cao chuy en mon
Hu ong dan chuy en mo n
Bao cao chuy en mon
Huong dan c huy en mon
Bao cao chuy en mon
Hu ong dan chuy en mo n
Bao cao chuy en mon
Hu ong dan chuy en mo n
Bao cao chuy en mon
Cong
nghiep
Nong
nghiep
Thuong
mai du
lich
Xay
dung
thuy
san
Khu
cong
nghiep
?
TBXH KHCN
GDDT YTE
VH-TT ?
Noi vu Tu Phap
Cong an
Tai
chinh
Dau tu
Thong
k e
Dich vu
cong
Doanh
nghiep
Cong
dong
DONG BO
CAC SO BAN NGANH
PHONG CHUC NANG
DU LIEU KHOI HUYEN XA
DU LIEU KHOI DANG
CAP HUYEN
Từ mô hình trên chúng ta thấy có một số khối dữ liệu cơ bản :
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 15
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
+ Khối dữ liệu Sở Ban Ngành
+ Khối dữ liệu huyện
+ Khối dữ liệu cơ quan đảng
+ Khối dữ liệu trung tâm tin học và tích hợp cơ sở dữ liệu
Các khối dữ liệu nằm trong một thể thống nhất, có mối ràng buộc chặt chẽ và
liên thông với nhau. Khối dữ liệu cấp huyện, thị xã là nguồn thông tin cho các
Sở Ban Ngành và nó được tổng hợp trước khi là thông tin của tỉnh. Thông qua
các cấp, cơ quan Đảng như Tỉnh ủy, Huyện ủy có thể khai thác thông tin từ
các khối chính quyền.
Mô hình kết nối, tích hợp với hệ thống của các đơn vị như Sở Ban Ngành,
huyện do đặc thù chuyên môn và vai trò của từng đơn vị mà các hệ thống
thông tin ở các đơn vị thường không thống nhất. Mỗi đơn vị có những ứng
dụng riêng của mình vì thế việc kết nối đến các hệ thống thông tin, ứng dụng
của các đơn vị là một vấn đề lơn. Mỗi ứng dụng của các cơ quan Sở Ban
Ngành coi là một dịch vụ (service) cần tích hợp trung tâm tin học và tích hợp
cơ sở dữ liệu tỉnh. Sơ đồ dưới minh họa mô hình kết nối, tích hợp:
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 16
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
Trong đó :
• Các Integ. module. Các module tích hợp được xây dựng tương ứng cho
mỗi loại ứng dụng để tiếp nhận giao dịch với ứng dụng trong hệ thống của các
đơn vị.
• Các ứng dụng khai thác, xử lý thông tin, dữ liệu tích hợp. Đây có thể là
các ứng dụng được phát triển thông qua các module tích hợp để trao đổi, khai
thác hay xử lý các thông tin, dữ liệu với phía ứng dụng của các đơn vị. Các
ứng dụng này có thể được xuất bản thành các kênh cho người dùng đầu cuối
sử dụng.
• Các thành phần phía Các đơn vị của tỉnh, thành. Là các ứng dụng hay
thông tin, dữ liệu của các đơn vị muốn trao đổi, cung cấp với hệ thống tích
hợp trung tâm.
IV.4 TỔ CHỨC DỮ LIỆU
Trên cơ sở phân tích mô hình thông tin dữ liệu của tỉnh, luồng thông tin trao
đổi giữa các cơ quan Sở Ban Ngành, cộng đồng và doanh nghiệp. Chúng ta có
thể phân ra một số nhóm dữ liệu sau :
Nhóm dữ liệu tác nghiệp
• Cơ sở dữ liệu thông tin điều hành tác nghiệp Ủy ban tỉnh và các Sở
Ban Ngành, Quận, Huyện.
• Cơ sở dữ liệu thư điện tử
• Cơ sở dữ liệu đơn thư tố cáo
• Cơ sở dữ liệu công chức
• Cơ sở dữ liệu công văn
• Cơ sở dữ liệu tài sản công
• Cơ sở dữ liệu báo cáo
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 17
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
Nhóm dữ liệu cộng đồng
• Cơ sở dữ liệu thông tin thương mại dịch vụ.
• Cơ sở dữ liệu thông kinh tế văn hóa xã hội.
• Cơ sở dữ liệu thông tin doanh nghiệp.
• Cơ sở dữ liệu văn bản qui phạm pháp luật.
• Cơ sở dữ liệu GIS.
• Cơ sở dữ liệu sức khỏe cộng đồng
• Cơ sở dữ liệu dịch vụ công các Sở Ban Ngành, quận huyện
• Cơ sở dữ liệu thương mại du lịch.
• Cơ sở dữ liệu đầu tư.
và nhóm dữ liệu chuyên ngành
Thông tin mỗi nhóm có thể phân thành một số loại sau:
• Công khai : Các thông tin phục vụ mục đích tuyên truyền đến đông
đảo cộng đồng được gọi là công khai. Nhóm thông tin này cần tổ chức
theo các tiêu chí bố cục đơn giản, dễ khai thác, khả năng khai thác đáp
ứng nhu cầu của cộng đồng, khả năng lưu trữ lớn và phục vụ 24/24.
• Hạn chế : Thông tin phục vụ một nhóm người được phép khai thác.
Thông thường thông tin này được bảo vệ bởi hệ thống bảo mật và có
sở dụng mật khẩu truy cập. Khá vớI thong tin nộI bộ, nhóm thong tin
này thường được khai thác qua Internet. Các Sở Ban Ngành nào cũng
có nhóm thông tin hạn chế này, ví dụ đơn giản nhất đó là hệ thống thư
điện tử.
• Nội bộ : Thông tin chỉ phục vụ cho một nhóm người dùng trong một tổ
chức nhất định. Thông tin nhóm này thường được triển khai trên mạng
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 18
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
cục bộ, truy cập rất hạn chế, cấm truy cập đối với các đối tượng bên
ngoài. Các thông tin nội bộ thường không khai thác được qua mạng
Internet.
Ba nhóm thông tin trên tách bạch về mặt tổ chức và lưu trữ nhưng về mặt
thông tin có quan hệ mật thiết với nhau. Thông tin nội bộ khi xuất bản ra
ngoài thì có thể coi là thông tin công khai hoặc truy cập hạn chế và ngược lại.
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 19
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
Chương V CÁC ĐỐI TƯỢNG DỮ LIỆU SỞ BAN
NGÀNH
Từ thông tin đầu vào đầu ra của các Sở Ban Ngành, huyện, ta có thể tổng hợp
và phân loại các cơ sở dữ liệu từng đơn vị. Một đặc điểm chung dễ nhận thấy
là tất cả các Sở Ban Ngành, huyện tương tác trao đổi thông tin qua các hệ
thống điều hành tác nghiệp công văn, công việc và báo cáo điều hành, trong
khi chịu sự quản lý thông nhất và nhân sự của sở nội vụ và về tài sản thông
qua cục công sản thuộc bộ tài chính và dưới sự giám sát điều hành chung của
ủy ban nhân dân bằng các văn bản luật và dưới luật đã được thông qua bởi cơ
quan bộ, ngang bộ và Ủy Ban Nhân Dân.
V.1 TỈNH ỦY
Tỉnh ủy là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ tỉnh, có nhiệm vụ lãnh đạo
toàn diện về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh
giữa 2 kỳ đại hội. Tỉnh ủy quản lý thông tin về đảng viên như hồ sơ lý lịch,
quá trình hoạt động của mỗi đảng viên trên địa bàn. Tỉnh ủy cung cấp thông
tin về các văn kiện Đảng bộ từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh phục vụ công tác lãnh
đạo, quản lý thông qua các văn kiện đảng bộ. Ngoài thông tin tác nghiệp như
công văn, báo cáo nhân dự, Tỉnh ủy quản lý cơ sở dữ liệu tài sản đảng và cơ
sở dữ liệu mục lục hồ sơ lưu trữ.
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 20
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
V.2 CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH
V.2.1 Sở Nội vụ
Sở Nội vụ quản lý tổ chức bộ máy, biên chế các cơ
quan hành chính, sự nghiệp; cải cách hành chính; tổ
chức chính quyền địa phương, quản lý địa giới hành
chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ,
công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội và tổ chức
phi chính phủ. Sở quản lý nhà nước về bộ máy tổ chức
và nhân sự thuộc biên chế nhà nước trên địa bàn tỉnh
cùng với các chế độ và qui định đi kèm như chế độ
công chức, tiền lương, ngạch bậc và hoạt động của các
hội đoàn thể trên địa bàn. Sở phối hợp các cơ quan
quản lý hồ sơ công chức, thông tin tổ chức bộ máy
chính quyền, các địa biểu nhân dân và quá trình đào tạo cán bộ trên địa bàn
tỉnh.
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 21
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
V.2.2 Sở Kế hoạch và Đầu tư
Về kế hoạch và đầu tư quản lý có trách nhiệm quản lý tổng hợp về quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất về
cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội ; đầu tư trong nước, đầu tư ngoài
nước; quản lý nguồn vốn ODA, đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi
địa phương. Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý toàn bộ các số liệu chỉ tiêu liên
quan đến toàn bộ các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giúp đơn vị có cơ sở đánh giá
và lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh. Kế
hoạch hàng năm của các Sở Ban Ngành. Kế hoạch này gồm một bộ các chỉ số
chỉ tiêu mà các đơn vị dự kiến thực hiện trong năm. Thông qua báo cáo về
tình hình thực hiện kế hoạch của các Sở Ban Ngành, Sở có thể điều chỉnh lại
kế hoạch hoặc làm cơ sở lập kế hoạch cho các năm tiếp theo. Trên cơ sở số
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 22
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
liệu chỉ tiêu liên quan đến toàn bộ các lĩnh vực kinh tế - xã hội, Sở có cơ sở
đánh giá và lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh.
Ngoài việc quản lý thông tin và quá trình cung cấp dịch vụ công thẩm định và
giải quyết đấu thầu, ví dụ như hồ sơ kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ
kết quả đấu thầu và cung cấp thông tin liên quan như quyết định phê duyệt
kế hoạch đấu thầu, quyết định phê duyệt hồ sơ mời thấu, quyết định phê duyệt
kết quả đấu thầu. Ngoài yêu cầu quản lý thông tin và cung cấp dịch vụ thẩm
định dự án đầu tư trong nước, Sở quản lý toàn bộ việc đăng ký kinh doanh,
đăng ký ưu đãi đầu tư và cấp giấy phép dự án đầu tư nước ngoài. Cung cấp
thông tin cho hoạt động của sở gồm các cơ sở dữ liệu tác nghiệp, công văn,
báo cáo, nhân sự, tài sản công, doanh nghiệp, kinh tế xã hội, đăng ký kinh
doanh, thẩm định đầu tư và đấu thầu.
V.2.3 Sở Tài chính
Sở Tài chính quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu
khác của ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài
chính doanh nghiệp, kế tóan, kiểm toán, giá cả và hoạt động dịch vụ tài chính
tại địa phương theo quy định của pháp luật. Sở quản lý về mặt nhà nước hoạt
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 23
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
động tài chính toàn tỉnh. Trên cơ sở số liệu thống kê các chỉ tiêu liên quan đến
thu/chi ngân sách và kế hoạch ngân sách hàng năm, báo cáo thu/chi ngân sách
của các đơn vị, Sở tổng hợp các thông tin về dự toán ngân sách, báo cáo cân
đối quyết toán ngân sách địa phương, báo cáo thu ngân sách nhà nước, địa
phương, các báo cáo chi chương trình mục tiêu, chi các tổ chức hành chính,
chi từ nguồn ngân sách và báo cáo quyết toán năm của các đơn vị. Sở quản lý
các cơ sở dữ liệu liên quan ngân sách (số liệu thuế và kho bạc, doanh nghiệp),
nhân sự, tác nghiệp, tài sản công, công văn báo cáo .
V.2.4 Sở Tư pháp
Sở Tư pháp quản lý công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra
và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành
án dân sự, công chứng, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, luật sư, tư vấn pháp
luật, trợ giúp pháp lý, giám định tư pháp, hoà giải ở cơ sở, bán đấu giá tài sản,
trọng tài thương mại, công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật . Sở
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 24
Phân tích thiết kế mô hình tổng thể cơ sở dữ liệu
Quản lý tổ chức và hoạt động của đoàn luật sự, các tổ chức tư vấn pháp luật
theo quy định của Bộ Tư pháp và quản lý các hoạt động công chứng, giám
định tư pháp theo quy định của Bộ Tư pháp; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và
kiểm tra thực hiện công tác hộ tịch, lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp theo
hướng dẫn của Bộ Tư pháp; Giúp UBND tỉnh thực hiện một số công tác hộ
tịch thuộc thẩm quyền. Sở phối hợp các đơn vị xây dựng và tổ chức thực hiện
chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật. Bồi dưỡng kiến thức pháp lý và
hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp địa phương. Chỉ đạo và tổng kết hoạt
động hòa giải trong phạm vi tỉnh. Sở cấp phép các hoạt động chứng nhân kết
hôn, công chứng, khai sinh, lý lịch tư pháp quản lý cơ sở dữ liệu luật, tuyền
truyền luật, thi hành án, và tổ chức đấu giá và các hoạt động hỗ trợ pháp lý.
V.2.5 Sở Xây dựng
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC - Trung tâm phát triển Hệ thống thông tin Trang 25