Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu sản xuất cây giống lan kim tuyến (anoectochilus roxburghii (wall ) lindl) nuôi cấy mô trong điều kiện vườn ươm tại bán đảo sơn trà, đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.64 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐÀO THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CÂY GIỐNG LAN KIM TUYẾN
(Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl) NUÔI CẤY MÔ TRONG
ĐIỀU KIỆN VƢỜN ƢƠM TẠI BÁN ĐẢO SƠN TRÀ, ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM

Đà Nẵng – 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐÀO THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CÂY GIỐNG LAN KIM TUYẾN
(Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl) NUÔI CẤY MÔ TRONG
ĐIỀU KIỆN VƢỜN ƢƠM TẠI BÁN ĐẢO SƠN TRÀ, ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 8420114

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Võ Châu Tuấn

Đà Nẵng – 2023








v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ ....................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................ix
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 3
4. Bố cục đề tài.................................................................................................. 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................... 4
1.1. Giới thiệu về cây lan kim tuyến .......................................................................... 4
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố ............................................................................. 4
1.1.2. Đặc điểm hình thái cây lan kim tuyến ..................................................... 4
1.1.3. Điều kiện sinh thái ................................................................................... 5
1.1.4. Giá trị kinh tế và dược liệu của lan kim tuyến ......................................... 5
1.2. Khái quát về nuôi cấy mô thực vật trong nhân giống in vitro............................. 8
1.2.1. Các giai đoạn trong quy trình nhân giống in vitro ở thực vật .................. 8
1.2.2. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhân giống vơ tính in vitro ở thực

vật .............................................................................................................................10
1.3. Tình hình nghiên cứu về cây lan kim tuyến ......................................................13
1.3.1. Nghiên cứu ở Thế giới ...........................................................................13
1.3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .........................................................................14
1.4. Giới thiệu sơ lược về điều kiên tự nhiên của bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng.......16
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................18
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................18
2.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................18
2.3. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................18
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................19


vi

2.4.1. Phương pháp tạo rễ từ chồi in vitro của lan kim tuyến ..........................20
2.4.2. Phương pháp tạo cây giống lan kim tuyến in vitro trong điều kiện vườn
ươm ...........................................................................................................................20
2.4.3. Phương pháp xử lí số liệu ......................................................................21
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................22
3.1. Ảnh hưởng của các thành phần trong môi trường nuôi cấy đến khả năng tạo rễ
in vitro của cây lan kim tuyến ..................................................................................22
3.1.1. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng ra rễ của lan kim tuyến .......22
3.1.2. Ảnh hưởng của than hoạt tính đến khả năng tạo rễ in vitro của lan kim
tuyến .........................................................................................................................26
3.1.3. Ảnh hưởng của hàm lượng mơi trường khống MS đến khả năng tạo rễ
in vitro lan kim tuyến ...............................................................................................28
3.2. Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện ươm trồng đến khả năng sống sót và
sinh trưởng cây lan kim tuyến in vitro trong điều kiện vườn ươm tại bán đảo Sơn
Trà - Đà Nẵng ...........................................................................................................30

3.2.1. Ảnh hưởng của thời gian thích nghi đến khả năng sống của cây lan kim
tuyến in vitro.............................................................................................................31
3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian che phủ bầu ươm đến khả năng sống của cây
lan kim tuyến in vitro ...............................................................................................32
3.2.3. Ảnh hưởng của cơ chất ươm trồng đến khả năng sống và sinh trưởng
của cây lan kim tuyến in vitro ..................................................................................34
3.2.4. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến khả năng sinh trưởng của cây lan
kim tuyến in vitro trong vườn ươm ..........................................................................37
3.2.5. Ảnh hưởng của che sáng đến khả năng sinh trưởng của cây lan kim
tuyến in vitro.............................................................................................................39
KẾT LUẬN ............................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BA

Benzyl Adenin

BAP

6-Benzyl Amino Purine

ĐHST

Điều hòa sinh trưởng

IAA


3-Indole acetic acid

IBA

3-Indole butyric acid

KIN

Kinetin

MS

Murashige – Skoog

NAA

Napthalene Acetic Acid

PBLs

Protocorm like body

TDZ

Thidiazuron

2,4-D

2,4-Dichlorophenoxyacetic acid


Cs

Cộng sự


viii

DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1.

Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng ra rễ in vitro
của lan kim tuyến.

23

Bảng 3.2.

Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng tạo rễ in vitro
của lan kim tuyến

25

Bảng 3.3.


Ảnh hưởng của than hoạt tính đến khả năng tạo rễ in vitro
của lan kim tuyến

27

Bảng 3.4.

Ảnh hưởng của mơi trường khống MS đến khả năng tạo rễ
in vitro của lan kim tuyến

29

Bảng 3.5.

Ảnh hưởng của thời gian làm thích nghi đến khả năng sống
của cây con in vitro trong vườn ươm

31

Bảng 3.6.

Ảnh hưởng của thời gian phủ túi nilon lên bầu ươm đến khả
năng sống của cây in vitro trong vườn ươm

33

Bảng 3.7.

Ảnh hưởng của cơ chất ươm trồng đến khả năng sống sót và

sinh trưởng của lan kim tuyến in vitro

35

Bảng 3.8.

Ảnh hưởng của nước tưới đến khả năng sinh trưởng của cây
lan kim tuyến in vitro trong vườn ươm

37

Bảng 3.9.

Ảnh hưởng của che sáng đến khả năng sinh trưởng của cây
lan kim tuyến in vitro trong vườn ươm

39


ix

DANH MỤC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 2.1.


Cây lan kim tuyến. (a) Cây ngồi tự nhiên, (b) Cụm chồi
lan kim tuyến ni cấy in vitro

18

Hình 2.2.

Sơ đồ thí nghiệm

19

Hình 3.1.

Rễ hình thành từ chồi in vitro cây lan kim tuyến sau 6 tuần
nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung NAA. (a) 1,0 mg/L
NAA; (b) 0,75 mg/L NAA; (c) khơng có NAA .

24

Hình 3.2.

Rễ hình thành từ chồi in vitro cây lan kim tuyến sau 6 tuần
nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung IBA. (a) không IBA;
(b) 0,25 mg/L IBA; (c) 1 mg/L IBA; (d) 0,75 mg/L IBA

26

Hình 3.3.

Rễ hình thành từ chồi in vitro cây lan kim tuyến sau 6 tuần

nuôi cấy trên môi trường MS + 1 g/L NAA bổ sung than
hoạt tính. (a) 1,0 g/L than hoạt tính; (b) 1,5 g/L than hoạt
tính.

28

Hình 3.4.

Rễ hình thành từ chồi in vitro cây lan kim tuyến sau 6 tuần
nuôi cấy trên mơi trường MS. (a) MS đầy đủ; (b) ½ MS;
(c) 1/4 MS

30

Hình 3.5.

Chồi in vitro cây lan kim tuyến hình thành rễ sau 6 tuần
ni cấy

31

Hình 3.6.

Các túi nilon chứa các cây lan kim tuyến in vitro được làm
thích nghi trong điều kiện vườn ươm ở bán đảo Sơn Trà –
Đà Nẵng

32

Hình 3.7.


Che phủ ly nhựa trong suốt lên bầu ươm cây trong vườn
ươm. (a) Cây trước khi phủ ly nhựa; (b) Cây sau khi phủ ly
nhựa.

33

Hình 3.8.

Cây lan kim tuyến in vitro sinh trưởng trên cơ chất trồng
100% vụn xơ dừa.

36

Hình 3.9.

Cây giống lan kim tuyến in vitro sinh trưởng trong điều
kiện tưới nước 2 lần/ngày trong vườn ươm.

38

Hình 3.10.

Cây giống lan kim tuyến ni cấy mơ sinh trưởng trong
điều kiện vườn ươm với độ che sáng 60% (bằng lưới chắn
sáng) tại bán đảo Sơn Trà-Đà Nẵng

40

Hình 3.11.


Cây giống lan kim tuyến nuôi cấy mô sinh trưởng trong
điều kiện vườn ươm tại bán đảo Sơn Trà-Đà Nẵng sau 2
tháng ươm trồng

41


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa phương thuốc chữa bệnh từ những loại cây có các thành phần
dược liệu tốt cho sức khỏe, vừa có khả năng bồi bổ cơ thể, vừa hỗ trợ điều trị bệnh.
Các cây thuốc xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới, chẳng hạn như ở châu Âu hiện
nay có tới 1482 cây được cơng nhận là có chứa dược tính chữa bệnh. Hay vùng
Châu Á nhiệt đới có 3650 cây chữa bệnh với nhiều nhóm cơng dụng khác nhau. Và
ngay tại Việt Nam tính đến năm 2005 đã xác định được 3948 loài thực vật và nấm,
52 loài tảo biển, 408 lồi động vật và 75 loại kháng vật có công dụng làm thuốc. Đa
số các cây thuốc mọc tự nhiên, tập trung chủ yếu trong các quần xã rừng, chỉ có
gần 10% trong số đó là cây thuốc trồng [3].
Họ lan (Orchidaceae) là họ thực vật đa dạng nhất của Việt Nam, với tổng số
865 loài thuộc 154 chi. Thơng thường lan được sử dụng làm cảnh. Ngồi ra, có
nhiều lồi lan cịn được sử dụng làm thuốc. Chi lan kim tuyến Anoectochilus ở Việt
Nam hiện thống kê được 12 lồi, trong đó có lồi lan kim tuyến Anoectochilus
roxburghii (Wall.) Lindl được biết đến như một thảo dược quý có thể chữa nhiều
bệnh và cịn tăng cường sức khỏe con người [15]. Trong y học cổ truyền Trung
Hoa, lan kim tuyến được dùng để điều trị bệnh tiểu đường, làm tan khối u, phòng
ngừa các bệnh u bướu và tim mạch,...[28, 45]. Nghiên cứu về Trung y tuyên bố
năm 1924: toàn thân cây thuốc được dùng để tăng cường sức khỏe, trị bệnh phổi, di

tinh, xuất tinh sớm, yếu gan, yếu tỳ và các vết thương do rắn cắn; ngồi ra lan kim
tuyến cịn có tác dụng bổ máu, giải nhiệt.
Ngày nay, y học hiện đại đã phân tích và xác định được lan kim tuyến chứa
các thành phần hoạt chất có dược tính cực kỳ quan trọng bao gồm: Flavonoid,
steroid, trierpenoids, acid amin và các loại khoáng đa vi lượng khác có thể chữa các
bệnh như: trị lao phổi, ho do viêm phế quản, chấn thương, viêm dạ dày mãn tính,
suy nhược thần kinh, làm khí huyết lưu thông, kháng khuẩn, đau bụng, đau ngực,
viêm thận, sốt cao, đắp vết thương do bị rắn cắn...
Do bị thu hái nhiều để bán làm thuốc từ rất lâu nên loài lan kim tuyến đang
bị đe doạ nghiêm trọng, rất có thể sẽ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên nếu chúng ta
khơng có biện pháp bảo tồn hữu hiệu. Hiện nay, Lan kim tuyến được xếp trong
nhóm IA của Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nghiêm cấm khai thác từ tự nhiên vì mục
đích thương mại và nhóm thực vật đang nguy cấp EN A1a,c,d trong sách đỏ Việt


2

Nam năm 2007, phần thực vật [1,2]. Nhằm bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên
quý này, nhiều đơn vị nghiên cứu trong cả nước đã tập trung vào việc nhân giống
và nuôi trồng lan kim tuyến. Ở nước ta, loại cây này thường mọc ở các vùng núi
cao miền Tây Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Cao Bằng, Hịa Bình, Tun
Quang...Tuy nhiên hiện nay khu vực phân bố của loài bị thu hẹp và số lượng của
loài bị suy giảm nghiêm trọng. Theo phương pháp nhân giống cổ truyền, lan kim
tuyến được nhân giống bằng cách gieo hạt, tách mầm nhưng những phương pháp
này vẫn còn nhiều nhược điểm như mất thời gian, nguồn vật liệu ban đầu cần
nhiều, hệ số nhân thấp, dễ bị thối hóa qua nhiều thế hệ, khả năng lây truyền bệnh
cao, chất lượng cây khơng đảm bảo, việc nhân giống mang tính thời vụ. Hiện nay
cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật việc ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực
vật trong nhân giống đã trở nên phổ biến. Nuôi cấy mô tạo cây trồng sạch bệnh,
chất lượng tốt, độ đồng đều cao. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về sản xuất cây

giống lan kim tuyến in vitro để trồng tại Đà Nẵng. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng
cũng như bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý, việc nghiên cứu sản xuất nhanh cây
giống lan kim tuyến chất lượng cao, phục vụ sản xuất trên quy mô lớn là cần rất
thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu
sản xuất cây giống lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl) nuôi
cấy mô trong điều kiện vƣờn ƣơm tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định các điều kiện thích hợp cho sản xuất cây giống lan kim tuyến nuôi
cấy mô trong điều kiện vườn ươm tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được môi trường nuôi cấy thích hợp để tạo rễ, hình thành cây lan
kim tuyến in vitro hoàn chỉnh.
- Xác định được các điều kiện ươm trồng thích hợp cho sinh trưởng của cây
lan kim tuyến nuôi cấy mô trong vườn ươm bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.


3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp những dẫn liệu khoa học mới về sản xuất cây giống lan kim
tuyến nuôi cấy mô trong điều kiện vườn ươm tại Bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng, góp
phần làm phong phú hơn cơ sở dữ liệu về kỹ thuật nhân giống cây dược liệu quý
này tại Việt Nam.
- Là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho cơng tác giảng dạy, học tập và
nghiên cứu khoa học trong sinh học, công nghệ sinh học thực vật, nông nghiệp
công nghệ cao, sản xuất nguyên liệu dược liệu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Làm cơ sở thực tiễn để chủ động sản xuất nhanh, liên tục, trên quy mô lớn
nguồn cây giống lan kim tuyến có chất lượng tốt tại Đà Nẵng.
- Làm cơ sở cho việc mở rộng trồng và sản xuất nguyên liệu dược liệu lan
kim tuyến trong tự nhiên tại khu vực miền Trung, đáp ứng kịp thời nhu cầu nguyên
liệu làm thuốc để phát triển bền vững ngành công nghiệp dược ở Việt Nam.
4. Bố cục đề tài
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu về cây lan kim tuyến

1.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Chi lan kim tuyến (Anoectochilus) thuộc họ lan (Orchidoideae) được
Carlvon Blume mô tả đầu tiên năm 1810, trong đó lồi lan kim tuyến (A.
roxburghii (Wall.) Lindl) được biết đến chủ yếu với công dụng làm thuốc (Sách đỏ
Việt Nam, 2007) [1]. Các loài lan kim tuyến sinh sống trên các triền núi đá vôi, dọc
theo khe suối, dưới các tán cây to trong rừng ẩm ở độ cao 500 - 1600 m. Cây ưa ẩm
và bóng râm, thích hợp với đất nhiều mùn, tơi xốp và thống khí [23]. Trên thế
giới, lan kim tuyến khoảng 30 - 40 loài, phân bố ở Trung Quốc (vùng Vân Nam,
Quảng Đông), Đài Loan, Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Nepal,
Butan, Myama, Malaysia) [1]. Nhìn chung, chúng phân bố rộng khắp các vùng
nhiệt đới từ Ấn Độ thông qua dãy Hymalaya tới các dãy núi ở Đông Nam Á, Nhật

Bản, In-đô-nê-xi-a và một số đảo ở Thái Bình Dương [33, 45]. Ở Việt Nam, lan
kim tuyến được xác định khoảng 12 lồi, nó phân bố khá rộng ở các vùng miền núi
như: Lào Cai (Sa Pa: Phăng Xi păng, Văn Bàn: Liêm Phá), Hà Tĩnh (Hương Sơn:
Rào Àn), Quảng Trị, Kom Tum (Đắk Glie: núi Ngọc Linh, Sa Thầy: núi Chư Mom
Ray), Đắk Lắk (Knông Bông: núi Chư Yang Sinh), Lâm Đồng (Lạc Dương, núi Bì
Đúp) [1, 23].
1.1.2. Đặc điểm hình thái cây lan kim tuyến
Cây lan kim tuyến hay còn gọi là cây kim cương, lan gấm, mộc sơn thạch
tùng, là cây thân thảo, mọc ở đất, có thân rễ mọc dài, thân trên đất mọng nước,
mang các lá mọc xòe sát đất. Thân rễ nằm ngang sát mặt đất, đơi khi hơi nghiêng,
bị dài. Thân rễ dài từ 5 - 12 cm, đường kính từ 3 - 4 mm, có khoảng 3 - 7 lóng
(chiều dài của lóng từ 1 - 3 cm); thường có màu xanh trắng, đơi khi có màu nâu
đỏ, thường nhẵn, không phủ lông [23]. Rễ được mọc ra từ các mấu (nơi mắt lá)
trên thân rễ. Đôi khi rễ cũng được hình thành từ thân khí sinh. Rễ thường đâm
thẳng xuống đất. Thơng thường mỗi mấu chỉ có một rễ, đơi khi có vài rễ.mấu. Số
lượng và kích thước rễ cũng thay đổi tuỳ theo cá thể. Số rễ trên một cây thường từ
3 - 10. Chiều dài của rễ thay đổi từ 0,5 - 8 cm, rễ dài nhất trung bình là 6,07 cm


5

và ngắn nhất trung bình là 1,22 cm, chiều dài trung bình của các rễ trên một cây là
3,82 cm [23].
Thân khí sinh thường mọc thẳng đứng trên mặt đất, ít khi mọc nghiêng.
Chiều dài thân khí sinh từ 4 - 8cm. Đường kính thân khí sinh từ 3 - 5 mm. Thân
khí sinh mang nhiều lóng, các lóng có chiều dài khác nhau. Số lóng trên thân khí
sinh thay đổi từ 2 - 4 lóng. Chiều dài mỗi lóng từ 1 - 4 cm. Thân khí sinh thường
mọng nước, nhẵn, khơng có lơng, thường có màu xanh trắng, đơi khi có màu hồng
nhạt [23].
Lá mọc cách xoắn quanh thân, x trên mặt đất. Lá hình trứng, gần trịn ở

gốc, đầu lá hơi nhọn và có mũi ngắn, thường dài từ 3 - 5cm và rộng từ 2 - 4cm. Lá
có màu nâu đỏ ở mặt trên và phủ lơng mịn như nhung. Hệ gân lá mạng lưới lông
chim, thường có 5 gân gốc. Các gân này thường có màu hồng ở mặt trên và nổi rất
rõ. Đôi khi gân ở giữa có màu vàng nhạt. Mặt dưới lá có màu nâu đỏ nhạt, nhẵn
với 5 gân gốc nổi rõ. Các gân bên ở phía rìa lá nổi rõ, gân ở giữa lá ở mặt dưới
không rõ.
Cuống lá dài 0,6 - 1,2 cm, thường nhẵn và có màu trắng xanh, đơi khi hơi đỏ
tía ở bẹ lá. Bẹ lá nổi rõ và nhẵn. Số lá trên một cây từ 2 - 6 lá, thơng thường có 4 lá.
Kích thước của lá trên một cây khác nhau rõ rệt [23].
Cụm hoa dài 10 - 20 cm ở ngọn thân, mang 4 - 10 hoa mọc thưa. Lá bắc hình
trứng, hoa thường màu trắng, dài 2,5 - 3 cm, các mảnh bao hoa dài khoảng 6mm,
môi dài 1,5 cm, ở mỗi bên gốc mang 6 - 8 dải hẹp, chóp phiến rộng, chẻ hai sâu,
hốc chứa mật dài 7 mm, bầu dài 1,3 cm màu lục có nhiều lơng mềm. Cây ra hoa
một lần vào tháng 10 - 12. Mùa quả chín từ tháng 12 tới tháng 3 năm sau [1; 23].
1.1.3. Điều kiện sinh thái
Lan kim tuyến thường mọc rải rác hoặc các đám nhỏ lẫn trong lớp thảm
mục hoặc ở hốc đá, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm. Cây sinh trưởng mạnh
trong mùa mưa ẩm, chịu được thời tiết có sương mù dài ngày. Phân bố ở những
nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm. Lượng mưa trung bình năm là 1,826 mm. Độ ẩm
khơng khí trung bình 85%. Nhiệt độ trung bình năm từ dưới 20˚C - 23˚C.
1.1.4. Giá trị kinh tế và dược liệu của lan kim tuyến
1.1.4.1. Giá trị dược liệu
Lan kim tuyến không chỉ đơn thuần là loài hoa đẹp làm cảnh mà người ta


6

còn sử dụng lan kim tuyến để chế tạo các loại thảo dược, làm thuốc chữa bệnh có
giá trị cao.
Trước đây, loài lan kim tuyến là một trong những dược thảo quý, được sử

dụng để bổ máu, dưỡng âm, chữa trị nóng phổi và nóng gan (Tạ A Mộc và Trần
Kiến Đào, 1958). Hiện nay, lan kim tuyến được xác định có chứa nhiều loại dược
chất giá trị cao như acid 4-hydroxycinnamic, β-sitosterol, β-D-glucopyranoside, 3glucosides butanoic acid, kinsenoside. Chúng được sử dụng để điều trị huyết áp,
kháng viêm, xơ vữa động mạch, tiểu đường; bảo vệ gan rối, lá lách, tim, phối, thận;
chống khối u, ung thư và kháng virus; ngồi chúng cịn có tác dụng điều trị hen phế
quản, chống loãng xương, chống mệt mỏi [36,33, 35, 37, 50, 38, 34, 49]. Lan kim
tuyến còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng như Fe, Co, Cu, Mn, Zn, Cr đóng vai trò
quan trọng trong nâng cao hiệu quả chống lão hóa; các polysaccharide nâng cao
khả năng miễn dịch ở người [37]. Lan kim tuyến là loài cây thuốc rất đặc biệt có
tác dụng tăng cường sức khỏe, lưu thơng khí huyết, có tính kháng khuẩn, chữa các
bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính, chữa suy nhược thần kinh. Lồi lan này
được dùng để chữa bệnh trị lao phổi, phong thấp, đau nhức khớp xương, viêm dạ
dày mãn tính [4].
Theo các tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc công bố gần đây, sử dụng các
kỹ thuật quang phổ đã xác định được 8 hợp chất hóa học. Các hợp chất này đều có
hoạt tính sinh học mạnh, có khả năng làm giảm các gốc tự do trong cơ thể nên có
khả năng phịng bệnh rất tốt. Đặc biệt có hai acid hữu cơ được phân lập là olenolic
acid và ursolic acid có khả năng chống ung thư, giảm cholesterol máu, chống tăng
huyết áp, kháng khuẩn (Tạp chí Sinh học thực vật tổng hợp Trung Quốc tập 48 số 3
tháng 3 (2006), trang 359-363).
Theo Zeng và cs (2020), xác định polysaccharide là một thành phần quan
trọng của lan kim tuyến, có tác dụng bảo vệ gan và góp phần điều trị trực tiếp.
Mười một chất chuyển hóa phosphocholine, phenylalanin, hippuric acid, αketoisovaleric acid, metyrosine, leucinic acid, ketoleucine, Cer (d18: 1/19: 0), αkamlolenic acid và 4-formyl indole được tìm thấy ở các mẫu huyết thanh. Tám chất
chuyển hóa: valine, phosphohydroxypyruvic acid, phosphocholine, ornithine,
indole, xanthine, uridine và glucose 6-phosphate được tìm thấy trong các mẫu mơ
gan. Các chất chuyển hóa nội sinh có tác dụng bảo vệ gan của polysaccharide và
tham gia vào chuyển hóa acid amin, chuyển hóa lipid, hỗ trợ vi khuẩn tiêu hóa,
chuyển hóa năng lượng và methyl hóa [54].



7

Theo Li và cs (2016), lan kim tuyến được sử dụng để điều trị bệnh tiểu
đường trong một thời gian dài giúp chống tăng lipid máu, chống tăng đường huyết
(Du và cs, 2001), tác dụng kích thích miễn dịch (Tseng và cs, 2006).
Polysaccharose của lan kim tuyến thúc đẩy sự chuyển hóa glucose và lipid và giảm
stress oxy hóa ở chuột mắc bệnh tiểu đường (Zhang và cs, 2015). Ngoài ra
polysaccharose có tác dụng cải thiện rối loạn chức năng thận trong điều kiện giàu
chất béo và bệnh tiểu đường do Streptozotocin [42].
Trung y sư Thái Cát Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Hội nghiên cứu
cây thuốc thực vật thành phố Gia Nghĩa cho rằng, lan kim tuyến là một vị thuốc hết
sức quý giá trong tiệm thuốc bắc Đài Loan, là cây thuốc mang tính mát và có vị
ngọt, thanh nhiệt, thanh huyết, giải trừ u uất, tiêu đờm, giải độc, hạ huyết áp, trợ
tim, lợi tiểu, trị bệnh đái tháo đường, chữa viêm gan, trị mụn dùng cây tươi sắc
uống. Nghiên cứu của Đại học Y Tapei (Đài Loan) chứng minh dịch chiết từ lan
kim tuyến có khả năng làm ngưng sự phát triển của tế bào ung thư. Chính vì lan
kim tuyến có nhiều cơng dụng chữa các loại bệnh khác nhau như vậy nên trở thành
thảo dược quý hiếm cần được bảo tồn.
1.1.4.2. Giá trị kinh tế
Nhờ q hiếm, có tính dược liệu cao và làm cây cảnh nên giá cây lan kim
tuyến tươi được bán trên thị trường Thế giới từ 200 - 300 USD/kg (thân, rễ, lá,
hoa), cây khơ có giá từ 3.200 USD/kg, nếu thu hái tự nhiên giá cao gấp 3 lần hoặc
nhiều hơn nữa [35, 50, 49]. Tại Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đã trồng và xuất
khẩu lan kim tuyến mang lại nguồn thu lớn, tiềm năng sản xuất và xuất khẩu cây
lan này rất lớn nếu được đầu tư đúng mức. Ở Việt Nam, lan kim tuyến cũng được
biết đến những năm gần đây là cây có giá trị kinh tế cao với khoảng 2 - 2,5 triệu
đồng/kg tươi, 40 - 50 triệu đồng/kg khô, nhưng chủ yếu khai thác trong rừng tự
nhiên. Việc tổ chức trồng sản xuất lan kim tuyến cũng đã thành công ở một số nơi
như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Thanh Hóa, Quảng Trị, Gia Lai, Komtum…
nhưng chỉ dừng lại ở mơ hình, trồng sản xuất nhỏ lẻ, trên quy mơ hẹp do nguồn cây

giống lan kim tuyến cung cấp chưa có số lượng lớn, liên tục với chất lượng tốt và
ổn định.


8
1.2. Khái quát về nuôi cấy mô thực vật trong nhân giống in vitro

1.2.1. Các giai đoạn trong quy trình nhân giống in vitro ở thực vật
Nhìn chung, khi tiến hành nhân giống một lồi thực vật nào đó trong điều
kiện in vitro, cần phải trải qua 5 giai đoạn cơ bản sau.
+ Giai đoạn 1: Chuẩn bị cây làm vật liệu gốc
Trong giai đoạn này, việc chọn cây mẹ để lấy làm mẫu ni cấy thường là
cây khỏe, có giá trị kinh tế cao. Chọn cơ quan để lấy mẫu thường là chồi non, đoạn
thân có chồi ngủ, hoa non, lá non…Mô chọn để nuôi cấy thường là các mơ có khả
năng tái sinh cao, sạch bệnh, giữ được các đặc điểm sinh học quý của cây mẹ và ổn
định. Tùy điều kiện giai đoạn này có thể kéo dài 2 – 6 tháng.
+ Giai đoạn 2: Thiết lập hệ thống nuôi cấy vô trùng, tạo nguyên liệu
khởi đầu.
Khử trùng bề mặt mẫu vật và chuẩn bị môi trường nuôi cấy. Cấy mẫu vô
trùng vào môi trường nhân tạo trong ống nghiệm hoặc bình ni. Giai đoạn ni
cấy này gọi là cấy gây mẫu in vitro. Các mẫu nuôi nếu không bị nhiễm khuẩn,
nấm hoặc virus sẽ được đặt trong phịng ni với điều kiện nhiệt độ, ánh sáng phù
hợp. Sau một thời gian nhất định, từ mẫu nuôi cấy ban đầu xuất hiện các cụm tế
bào hoặc cơ quan (chồi, cụm chồi, rễ) hoặc phơi vơ tính có đặc tính gần như phơi
hữu tính. Trong giai đoạn này, việc đưa mẫu vật từ bên ngồi và ni cấy vô trùng
phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tỷ lệ nhiễm thấp, tỷ lệ sống cao, tốc độ sinh
trưởng nhanh.
Kết quả bước cấy này phụ thuộc rất nhiều vào cách lấy mẫu. Quan trọng
nhất vẫn là đỉnh sinh trưởng, chồi nách, sau đó là đoạn hoa tự, hoa, đoạn thân,
mảnh lá, rễ… Chọn đúng phương pháp khử trùng sẽ đưa lại tỷ lệ sống cao và mơi

trường dinh dưỡng thích hợp sẽ đạt được tốc độ sinh trưởng nhanh. Giai đoạn này
thường yêu cầu khoảng 2 - 12 tháng hoặc ít nhất 4 lần cấy chuyền.
+ Giai đoạn 3: Nhân nhanh chồi in vitro
Thành phần và điều kiện môi trường phải tối ưu hóa nhằm mục đích nhân
nhanh. Quy trình cấy chuyền để nhân nhanh chồi khoảng 1 - 2 tháng tùy loại cây.
Hệ số nhân nhanh là 2 - 8 lần/1 lần cấy chuyền. Nhìn chung giai đoạn 3 thường yêu
cầu 10 - 36 tháng và cũng không nên kéo dài quá lâu. Những khả năng tạo chồi đó
là: phát triển chồi nách, tạo phôi vô sinh, tạo đỉnh sinh trưởng mới.


9

Trong giai đoạn này cần nghiên cứu các tác nhân kích thích phân hóa cơ
quan, đặc biệt là chồi như: Bổ sung tổ hợp phytohormone mới (tăng cytokinin giảm
auxin). Tăng tỷ lệ auxin/cytokinin sẽ kích thích mơ ni cấy tạo rễ và ngược lại sẽ
kích thích phát sinh chồi; tăng cường thời gian chiếu sáng 16 giờ/ngày, tối thiểu
1000 lux. Trong thực tế nghiên cứu, người ta nhận thấy khó tách biệt ảnh hưởng
của chu kỳ chiếu sáng khỏi ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng. Ánh sáng tím là
thành phần quan trọng kích thích phân hóa mạnh. Ánh sáng đỏ có ảnh hưởng giống
cytokinon, nó tạo nên sự tích luỹ cytokinin trong mơ của một số lồi, lượng
xytokinin này đã góp phần kích thích q trình phát sinh cơ quan và tạo chồi từ mô
nuôi cấy invitro. Đảm bảo chế độ nhiệt độ trong phòng khoảng 20 - 30oC.
Mục đích quan trọng nhất của giai đoạn này là xác định được phương thức
nhân nhanh nhất bằng môi trường dinh dưỡng và điều kiện ni cấy tối thích.
+ Giai đoạn 4: Tạo rễ từ chồi in vitro, hình thành cây con
Các chồi hình thành trong q trình ni cấy có thể phát sinh rễ tự nhiên,
nhưng thông thường các chồi này cần phải cấy chuyền sang một môi trường khác
để kích thích tạo rễ. Giai đoạn 4 thơng thường cần 2 - 8 tuần.
+ Giai đoạn 5: Làm thích nghi cây in vitro và chuyển cây in vitro ra đất
trồng (nhà lưới, nhà kính)

Đây là giai đoạn đầu tiên, trong đó cây được chuyển từ điều kiện vơ trùng
của phịng thí nghiệm ra ngồi tự nhiên. Đối với một số lồi có thể chuyển chồi
chưa có rễ ra đất, nhưng đa số chỉ sau khi chồi đã ra rễ và tạo cây hoàn chỉnh mới
được chuyển ra vườn ươm. Quá trình thích nghi với điều kiện bên ngồi của cây
cần được chăm sóc đặc biệt. Vì cây chuyển từ mơi trường bão hòa hơi nước sang
vườn ươm với những điều kiện khó khăn hơn, nên vườn ươm cần phải đáp ứng các
yêu cầu sau: cây được che phủ bằng nilon, tưới phun sương đảm bảo cung cấp độ
ẩm và làm mát; các cơ chất trồng cây có thể là đất mùn hoặc các hỗn hợp nhân tạo
không chứa đất, mùn cưa và bọt biển. Giai đoạn 5 thường đòi hỏi 4 - 16 tuần.
Thời gian tối thiểu cho sự thích nghi là 2 - 3 tuần, trong thời gian này cây
phải được chăm sóc và bảo vệ trước những bất lợi sau: Mất nước nhanh làm cho
cây bị héo khô, nhiễm vi khuẩn và nấm gây nên hiện tượng thối nhũn, cháy lá do
nắng [25].


10

1.2.2. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhân giống vơ tính in vitro ở
thực vật
1.2.2.1. Mơi trường ni cấy
Môi trường nuôi cấy là điều kiện cần thiết, là yếu tố quyết định cho sự phân
hóa tế bào và cơ quan ni cấy. Mơi trường dinh dưỡng có đầy đủ các chất dinh
dưỡng, các chất cần thiết cho sự phân chia, phân hóa tế bào cũng như sự sinh
trưởng bình thường của cây.
Thành phần hóa học của mơi trường đóng vai trị quyết định đến sự thành
cơng hay thất bại của nuôi cấy tế bào và mô thực vật. Mỗi một vật liệu khác nhau
đòi hỏi khác nhau về thành phần môi trường, khi bắt đầu nghiên cứu một số loài
mới hoặc giống mới cần phải chọn lựa cho đối tượng nghiên cứu một loại môi
trường cơ bản phù hợp. Chất dinh dưỡng được cung cấp cho tế bào thực vật trong
nuôi cấy in vitro lấy từ môi trường nuôi cấy. Thành phần cấu tạo nên môi trường

nuôi cấy được chia thành 4 nhóm: nước cất (95%), mơi trường cơ bản bao gồm
nguồn cacbon và chất khoáng, chất điều hồ sinh trưởng và các chất khác như agar,
agarose. Vì vậy, vấn đề việc lựa chọn mơi trường thích hợp cho sinh trưởng, phát
triển tối ưu cho từng giai đoạn của hệ mô trong nuôi cấy mô rất quan trọng. Sự sinh
trưởng và phân chia của tế bào thực vật bị tác động mạnh mẽ bởi sự điều chỉnh của
nguồn carbon, photpho, nitơ và các chất ĐHST (Eibl và cs, 2009).
Môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962) được sử dụng phổ biến nhất
trong nuôi cấy in vitro. Đây là môi trường giàu dinh dưỡng, gồm các khoáng đa
lượng, vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cây. Các nguyên tố đa lượng: bao
gồm sáu nguyên tố: nitơ (N), phốt pho (P), kali (K), canxi (Ca), magie (Mg) và lưu
huỳnh (S), tồn tại dưới dạng muối khoáng, là thành phần của các môi trường dinh
dưỡng khác nhau, được sử dụng ở nồng độ trên 30 ppm (tỷ lệ phần nghìn). Mơi
trường ni cấy phải chứa ít nhất 25 mmol/l nitrate và kali. Các nguyên tố chính
khác, như: Ca, P, S và Mg, nồng độ thường dùng trong khoảng 1 - 3 mmol/l [7].
Nhóm nguyên tố vi lượng: Fe, Cu, Bo, Zn, Mn, Co, I…là các nguyên tố rất quan
trọng cho sự phát triển của mô và tế bào do chúng đóng vai trị quan trọng trong các
hoạt động của enzym. Chúng được dùng ở nồng độ thấp hơn nhiều so với các
nguyên tố đa lượng để đảm bảo sinh trưởng và phát triển bình thường của cây Nói
chung, nồng độ thường được sử dụng đối với Cu và Co là 0,1 µmol/L, Fe và Mo là
1 µmol/L, I là 5 µmol/L, Zn là 5 - 30 µmol/L, Mn là 20 - 90 µmol/L được bổ sung


11

vào môi trường nuôi cấy tùy thuộc vào yêu cầu của từng thí nghiệm (Lê Văn
Hồng, 2008) [7].
1.2.2.2. Nguồn carbon
Các tế bào in vitro chưa có khả năng quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ
do vậy người ta phải đưa vào môi trường một lượng hợp chất cacbon nhất định để
cung cấp năng lượng cho tế bào và mô [7]. Thông thường, saccharose (2 –5%)

được sử dụng phổ biến nhất trong nuôi cấy mô thực vật. Saccharose sẽ được
enzyme ngoại bào thuỷ phần tạo ra các đường đơn là glucose và fructose trong q
trình ni cấy (Eibl và cs, 2009).
1.2.2.3. Các chất ĐHST
Bên cạnh các chất cung cấp dinh dưỡng cho mô nuôi cấy, việc bổ sung một
hoặc nhiều chất ĐHST như auxin, cytokinin và giberellin là rất cần thiết để kích
thích sự sinh trưởng, phát triển và phân hoá cơ quan, cung cấp sức sống tốt cho mơ
và các tổ chức. Tùy theo từng lồi thực vật, loại mơ mà u cầu hàm lượng chất
điều hịa sinh trưởng khác nhau. Auxin là nhóm chất kích thích ra rễ được sử dụng
phổ biến nhất hiện nay. Các hormon là những chất có tác dụng ĐHST ở thực vật.
Sự phối hợp hay lựa chọn nồng độ các chất kích thích sinh trưởng sẽ là yếu tố
quyết định đến sự thành cơng của q trình ni cấy.
Auxin có vai trị kích thích sự tăng trưởng và kéo dài tế bào. Auxin có khả
năng khởi đầu sự phân chia tế bào… Đặc điểm chung của các auxin là tính chất
phân chia tế bào. Các hormone thuộc nhóm này có các hoạt tính như tăng trưởng
chiều dài thân, lóng (gióng), tính hướng (sáng, đất), tính ưu thế ngọn, tạo rễ và
phân hóa mạch dẫn. Cytokinin liên quan tới sự phân chia tế bào, phân hóa
chồi…Trong mơi trường ni cấy mơ, cytokinin cần cho sự phân chia tế bào và
phân hóa chồi từ mô sẹo hoặc từ các cơ quan, gây tạo phôi vơ tính, tăng cường phát
sinh chồi phụ. Gibberellin đóng vai trị quan trọng đối với nhiều q trình sinh lý
như: sinh lý ngủ nghỉ của hạt và chồi, sinh lý phát triển của hoa, làm tăng sinh
trưởng chiều dài của thực vật. ABA thuộc nhóm các chất ức chế sinh trưởng tự
nhiên gây ra sự ngủ nghỉ của chồi, làm chậm sự nảy mầm của hạt và sự ra hoa,
đóng khí khổng. ABA cịn có tác dụng tăng cường khả năng chống chịu của tế bào
thực vật đối với điều kiện ngoại cảnh bất lợi.


12

1.2.2.4. Các yếu tố trong giai đoạn vườn ươm cây in vitro

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất một cây giống. Mục đích
của giai đoạn này nhằm đưa cây giống in vitro trong phịng ni cấy ra ngồi tự
nhiên; huấn luyện cây thích nghi với các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng tự
nhiên và chuyển từ chế độ dị dưỡng sang chế độ tự dưỡng. Mỗi lồi cây có đặc
điểm khác nhau, do đó để đạt tỷ lệ cây sống cao cần nghiên cứu để tìm giá thể phù
hợp cho cây. Giá thể trồng cây có thể là cát, đất mùn hoặc các hỗn hợp nhân tạo
không chứa đất, mùn cưa và bọt biển…Cây ni cấy in vitro có đặc điểm là các khí
khổng ln mở. Do đó, khi chuyển cây ra vườn ươm, cây thường bị mất nước rất
nhanh, do đó cần phải che phủ cẩn thận và cung cấp đủ độ ẩm cho cây. Cần cung
cấp lượng nước vừa đủ, lượng nước q ít hoặc q nhiều đều có ảnh hưởng khơng
tốt cho cây. Ngoài ra, ở giai đoạn đầu đưa ra ngồi vườn ươm, bộ rễ của cây ni
cấy in vitro thường chưa có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ giá thể. Để
tăng chất lượng của cây giống cần có.
Nhiệt độ thích hợp cũng tùy thuộc vào từng lồi, tùy thuộc vào địa điểm phát
sinh của chúng. Nói chung, nhiệt độ lý tưởng cho lan kim tuyến 13° - 16°C vào ban
đêm, 24° - 30°C vào ban ngày. Cây sẽ chịu được nhiệt độ 10°C và lên tới 38°C
trong một thời gian ngắn, ở nhiệt độ cao hơn cần tạo sự thơng gió tốt trong vườn.
Độ ẩm khơng khí trong vườn, độ ẩm của cơ chất ni cây đều phải thích hợp, cây
mới sinh trưởng phát triển tốt. Lan kim tuyến yêu cầu độ ẩm cao, độ ẩm khơng khí
thích hợp cho lan kim tuyến 70 - 80%. Nếu độ ẩm thấp cây sẽ sinh trưởng kém, độ
ẩm quá cao cây dễ bị nhiễm bệnh.
Dùng bất cứ nguồn nước tưới nào cho lan kim tuyến cũng được, miễn là
nước sạch, khơng mặn, khơng vơi, khơng có clo và có độ pH 5,5 - 7,0. Đối với
những cây lan con trồng trong chậu yêu cầu tưới phun sương nhẹ. Lan kim tuyến
cần độ ẩm cao, nhưng cũng cần sự thơng thống tạo ra khơng gian thích hợp làm
cho cây sinh trưởng phát triển. Lan kim tuyến không yêu cầu lượng phân bón
nhiều. Vào mùa xuân và mùa thu bón phân 10 - 15 ngày/lần. Vào mùa đông và mùa
mưa chỉ bón phân 30 ngày/lần. Bón với lượng phân bón có tỷ lệ N:P:K (15-15-15)
với ¼ thìa cà phê/4,5 lít nước. Phân bón được sử dụng bằng cách phun phân hịa tan
trong nước, phun bằng bình có tia mịn, phun đều toàn cây lá và rễ. Tưới cây sáng

sớm và chiều muộn. Trong thí nghiệm nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng cây lan
(A. lylei) của Phan Xuân Huyên cho thấy, sử dụng phân bón lá hữu cơ sinh học
JIA6 2 ml/L là tốt nhất cho sinh trưởng của cây [21].


13

1.3. Tình hình nghiên cứu về cây lan kim tuyến
1.3.1. Nghiên cứu ở Thế giới
Chi lan kim tuyến đã nghiên cứu chủ yếu ở Trung Quốc một cách toàn diện
cả về đặc điểm hình thái, kỹ thuật nhân giống, khả năng trồng, thành phần hóa học
và cơng dụng phịng, chữa bệnh [53].
Shiau và cs (2001) đã nghiên cứu nhân giống in vitro thành cơng lồi lan
kim tuyến A. formosanus từ hạt với công thức môi trường vào mẫu là: 1/2 MS +
0,2% than hoạt tính + 8% dịch chiết chuối. Môi trường được sử dụng để nhân
nhanh chồi là: 1/2 MS + 0,2% than hoạt tính + 8% dịch chiết chuối + 2 mg/L BAP
+ 0,5 mg/L NAA [49]. Sukamto và cs (2011), đã so sánh sự khác nhau giữa A.
setaceus và A. formosanus khi sử dụng TDZ trong nuôi cấy in vitro, họ đã tìm ra
mơi trường ni cấy A. setaceus tốt nhất với TDZ là 0,1 mg/L, A. formosanus với
TDZ là 0,5 mg/L. Số lá cao nhất của A setaceus với TDZ 0,001 mg/L, còn A.
formosanus với hàm lượng TDZ là 0,005 mg/L. Số chồi được tạo ra trên mơi
trường TDZ đối với lồi A. setaceus là 0,01 mg/L còn với A. formosanus là 0,05
mg/L. Số rễ cao nhất của A. setaceus trên TDZ là 0,001 mg/L trong khi của A.
formosanus là 0,005 mg/L [50].
Sherif và cs (2012) đã nghiên cứu thành công với số chồi tốt nhất của loài A.
elatus Lindley quan sát ở nồng độ TDZ 3,0 mg/L và chiều dài chồi đạt cao nhất ở
nồng độ KIN 3,5mg/L (với mắt đốt thân), ở 0,01 mg/L đối với chồi đỉnh. A. elatus
Lindley ra rễ 100% ở mơi trường có bổ sung than hoạt tính 0,3g/L [48]. Năm 2015,
Zhang và cs đã nghiên cứu về nhân giống in vitro A. roxburghii quy mô lớn để ứng
dụng thương mại sản xuất cây dược liệu và cây cảnh. Môi trường thích hợp tối ưu

nhân chồi là MS + 1,5 mg/L BA với tỷ lệ hình thành chồi đạt 91,67%. Chồi được
đưa vào mơi trường tạo rễ có chứa MS + 0,6 mg/L NAA + 0,3 mg/L IBA+ 100
mg/L chuối nghiền cho tỷ lệ thích ứng đạt 93,33%. Các cây con đã ra rễ được
chuyển vào giá thể cát và than bùn (1:2) và bề mặt phủ rêu cho tỷ lệ sống sót cao
nhất (90,2%) [55].
Luo và cs (2018) đã nghiên cứu thành công tăng hàm lượng 2 hợp chất
kinsenoside và polysaccharide trong loài lan kim tuyến A. roxburghii. Khi thân rễ
được xử lý với 500 M axit salicylic sau 12 ngày nuôi cấy huyền phù hàm lượng
kinsenoside và polysaccharide đạt cao nhất. Đối với metyl jasmonate hàm lượng


14

kinsenoside và polysaccharide đạt tối đa khi thân rễ được xử lý với hàm lượng đạt
550 M sau 14 -16 ngày nuôi cấy huyền phù [41].
1.3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Những năm gần đây, nước ta đã có một số đề tài nghiên cứu về đặc điểm
hình thái, phân bố và kỹ thuật nhân giống in vitro loài lan kim tuyến. Năm 2004,
Nguyễn Văn Kiệt cũng đưa ra quy trình nhân giống in vitro thành cơng cho lồi
lan kim tuyến A. formosanus với vật liệu ban đầu là từ chồi đỉnh tại đại học
Chungbuk, Hàn Quốc. Môi trường tạo vật liệu khởi đầu là H3 (Hyponex: 6,5N4,5P - 19K 1g/L + 20N - 20P - 20K 1g/L) + 2 g/L peptone. Môi trường nhân
nhanh là: H3 + 1 mg/L BAP (hoặc 1 - 2 mg/L TDZ) + 1% than hoạt tính [44].
Phùng Văn Phê và cs (2010) đã đạt những kết quả bước đầu trong nhân nhanh
chồi in vitro loài lan kim tuyến - A. roxburghii. Kết quả cho thấy thể chồi sau 8
tuần tuổi từ phơi hạt chín và chồi từ thể chồi cao từ 2 - 3cm là phù hợp nhất để
nhân nhanh trong mơi trường thích hợp Knud bổ sung BAP 0,5mg/L + Kinetin
0,3 mg/L + NAA 0,3 mg/L +ND 100 ml/L+ dịch chiết khoai tây 100 g/L+ sucrose
20 g/L + agar 7 g/L+AC 0,5 g/L [22].
Nguyễn Quang Thạch và cs (2012), đã nghiên cứu thành công quy trình nhân
nhanh in vitro lồi lan kim tuyến A. setaceus. Mơi trường thích hợp nhất để nhân

nhanh thể chồi và mắt đốt ngang thân là Knud + BAP 0,5mg/L + kinetin 0,3 mg/L
+ NAA 0,3 mg/L + sucrose 20 g/L + than hoạt tính 0,5 g/L+ agar 7 g/L cho hệ số
nhân chồi là 6,55 chồi/mẫu. Các chồi có chiều cao từ 3 - 4 cm được sử dụng để ra
rễ in vitro. Tỷ lệ ra rễ là 100% và số rễ/chồi (4,21 rễ/chồi) đạt cao nhất trên môi
trường có bổ sung 1mg/LNAA [20]. Phan Ngọc Khoa (2013) đã nghiên cứu ảnh
hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến nhân giống in vitro lan kim tuyến cho
thấy môi trường MS bổ sung 1,0 mg/L Kinetin thích hợp cho đỉnh sinh trưởng và
đoạn thân mang chồi nách tái sinh chồi. Cụm protocrom sau khi hình thành từ hạt
chuyển vào mơi trường MS bổ sung 1,0 mg/L cho 5,62 chồi/cụm. Môi trường ra rễ
tối ưu nhất là môi trường MS + 0,3 mg/L NAA đạt 3,1 rễ/chồi. Cây hoàn chỉnh sau
khi huấn luyện được trồng trên giá thể với tỷ lệ sống sót 70% [26].
Nghiên cứu ảnh hưởng của Kinetin và sự kết hợp giữa Kinetin và 2,4 - D đến
quá trình hình thành protocom-like bodies ở cây lan kim tuyến A. setaceus, tác giả
Trần Thị Hồng Thúy và cs (2014). Trong nghiên cứu này, chồi của cây lan kim
tuyến được sử dụng làm nguyên liệu ban đầu để cảm ứng hình thành protocorn


×