Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh đô thị phát triển nhanh ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.74 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÔ THỊ
Đề tài: Quản lý tài nguyên nước trong
bối cảnh đô thị phát triển nhanh ở Việt Nam
1
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 4
PHẦN NỘI DUNG 6
I. Đô thị 6
1.1 Khái niệm 6
1.2 Phân loại 6
1.3 Phân cấp quản lý đô thị 7
II. Đô thị hóa 7
2.1 Khái niệm 7
2.2 Tác động của đô thị hóa 8
III. Tài nguyên nước 8
3.1 Tài nguyên là gì? Có các loại tài nguyên nào? 8
3.2 Tài nguyên nước là gì? 9
3.3 Thực trạng tài nguyên nước ở các đô thị 10
3.4 Thực trạng quản lý tài nguyên nước 15
IV Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, 22
bảo vệ, sử dụng nguồn tài nguyên nước ở nước ta
PHẦN KẾT LUẬN 23
Tài liệu tham khảo 24
2
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang


Bảng 1. Tình hình nuôi tôm sú huyện
Cần Giờ 2000 – 2005
12
Bảng 2. Số hộ và diện tích nuôi trồng
thủy sản trên địa bàn TPHCM qua các
năm
12
Bảng 3. Lưu lượng khai thác tại các tầng
chứa nước dưới đất
13
Bảng 4. Sử dụng công cụ SWOT xác
định một số vấn đề trong quản lý tài
nguyên nước
17
3
PHẦN MỞ ĐẦU
Đô thị hoá là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên con đường phát triển.
Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, ở những mức độ khác nhau và với
những sắc thái khác nhau, làn sóng đô thị hoá tiếp tục lan rộng như là một quá
trình kinh tế, xã hội toàn thế giới - quá trình mở rộng thành phố, tập trung dân cư,
thay đổi các mối quan hệ xã hội; quá trình đẩy mạnh và đa dạng hoá những chức
năng phi nông nghiệp, mở rộng giao dịch, phát triển lối sống và văn hoá đô thị.
Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam tuy diễn ra khá sớm, ngay từ thời trung đại
với sự hình thành một số đô thị phong kiến, song do nhiều nguyên nhân, quá trình
đó diễn ra chậm chạp, mức độ phát triển dân cư thành thị thấp.
Thập kỷ cuối thế kỷ XX mở ra bước phát triển mới của đô thị hoá ở Việt
Nam. Đặc biệt, sau khi Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Doanh nghiệp (năm
2000), Luật Đất đai (năm 2003), Luật Đầu tư (năm 2005); Chính phủ ban hành
Nghị định về Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất (năm 1997)… nguồn vốn đầu
tư trong nước và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng vọt, gắn theo đó là sự

hình thành trên diện rộng, số lượng lớn, tốc độ nhanh các khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu đô thị mới và sự cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng ở cả thành thị và
nông thôn. Làn sóng đô thị hoá đã lan toả, lôi cuốn và tác động trực tiếp đến nông
nghiệp, nông thôn, nông dân.
Tính đến giữa năm 2008, trên phạm vi cả nước đã có gần 200 khu công
nghiệp, phân bố trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố với trên 6.000 dự án đầu tư trong,
ngoài nước, thu hút hơn 1.000.000 lao động. Phần lớn diện tích các khu công
nghiệp, khu chế xuất là đất nông nghiệp và lực lượng chủ yếu bổ sung vào đội ngũ
lao động công nghiệp là nông dân.
Những năm qua, hệ thống đô thị Việt Nam đang trong quá trình phát triển.
Đến cuối năm 2007, cả nước có trên 700 điểm cư dân đô thị, tăng hơn 40% so với
năm 1995. Bên cạnh những đô thị có bề dày lịch sử tiếp tục được mở mang, nâng
cấp, đáng chú ý là sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô thị mới tập trung, trong
đó hệ thống các thị trấn, thị tứ ngày càng toả rộng, tạo thành những nét mới ở nông
thôn.
Làn sóng đô thị hóa cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn
có tính hai mặt, một mặt góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đất nước giàu mạnh,
phồn vinh, đời sống nhân dân ngày một nâng cao; song mặt khác, dẫn đến hiện
4
tượng khai thác vô tội vạ các nguồn tài nguyên, sử dụng lãng phí, gây cạn kiệt tài
nguyên, đồng thời, hủy hoại môi trường một cách trầm trọng. Trong số các nguồn
tài nguyên, thì tài nguyên nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và mọi hoạt động tồn tại của
con người. Thực trạng tài nguyên nước hiện nay bị ô nhiễm trầm trọng, suy thoái
tài nguyên nước, thất thoát nguồn nước sạch cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt
v.v thực sự đang đặt nhiều ra nhiều bài toán về công tác quản lý nhà nước về tài
nguyên nước trong bối cảnh các đô thị ngày một phát triển.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh các đô
thị phát triển ở Việt Nam” cho tiểu luận môn học Quản lý nhà nước về đô thị để
tìm hiểu một cách cơ bản về thực trạng nguồn tài nguyên nước, thực trạng quản lý

tài nguyên nước, từ đó, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý,
bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước ở nước ta. Do thời gian có hạn, tiểu luận cho
môn học này khó tránh khỏi các sai sót nhất định, kính mong thầy cô đóng góp để
tác giả cố gắng nhiều hơn và hiểu biết sâu hơn về vấn đề quan tâm.
5
PHẦN NỘI DUNG
I. Đô thị:
1.1 Khái niệm:
Có nhiều khái niệm khác nhau về đô thị theo các góc độ tiếp cận. Khái niệm
chung nhất cho rằng đô thị là các điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là
lao động phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo phong cách sống văn minh,
hiện đại hơn, khoa học và có hiệu quả kinh tế, văn hóa cao. Đó là phong cách, lối
sống thành thị, lối sống công nghiệp. Ngoài ra còn có các khái niệm chuyên biệt
khác về đô thị tùy cách tiếp cận của các lĩnh vực khoa học kinh tế, văn hóa, xã hội,
kiến trúc, môi trường…Ở Việt Nam, theo Nghị định 72/2001/NĐ-CP, quy định đô
thị nước ta là các điểm dân cư có điều kiện sau:
a. Phải là các thành phố, thị xã, thị trấn, được các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ra quyết định thành lập.
b. Về mức độ phát triển phải đạt được các tiêu chuẩn:
- Là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định.
- Quy mô dân số tối thiểu của nội thành, nội thị là 4000 người.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của nội thành, nội thị từ 65% trở lên trong
tổng số lao động nội thành, nội thị và là nơi có sản xuất công nghiệp và dịch vụ,
thương mại phát triển.
- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải
đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị (ít nhất là
bước đầu xây dựng một số công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật cơ bản).
1.2 Phân loại:
- Theo quy mô dân số: có đô thị nhỏ, đô thị trung bình, đô thị lớn và rất lớn.

- Theo chức năng hành chính – chính trị: thủ đô (quốc gia hay liên bang);
thủ đô bang (nếu có cơ cấu hành chính liên bang); tỉnh lỵ; huyện lỵ.
- Theo cấp hành chính – chính trị: đô thị không thuộc huyện ngang cấp
huyện và đô thị thuộc huyện ngang cấp xã. Ở Việt Nam, thành phố trực thuộc trung
ương ngang cấp tỉnh; thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã ngang cấp huyện và thị trấn
ngang cấp xã.
- Theo tính chất sản xuất: đô thị công nghiệp, đô thị văn hóa, đô thị du
lịch…
6
- Phân loại tổng hợp: ở Việt Nam có đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị
loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV, đô thị loại V.
1.3 Phân cấp quản lý đô thị:
- Xuất phát từ những căn cứ: kết quả phân loại đô thị đã được các cấp có
thẩm quyền duyệt; cơ cấu hành chính – chính trị đô thị; nhu cầu tổ chức quản lý
hành chính nhà nước theo lãnh thổ; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia và vùng, quy hoạch chung
xây dựng đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt; các quy định pháp luật.
- Theo Nghị định 72/2001/NĐ-CP thì thành phố trực thuộc trung ương tương
đương cấp tỉnh phải là đô thị đặc biệt hay loại I; thành phố thuộc tỉnh, thị xã tương
đương cấp huyện thuộc đô thị loại 2, 3, và loại 4 và do tỉnh quản lý; các thị trấn
thuộc đô thị loại 4, đô thị loại 5 còn lại do huyện quản lý.
II. Đô thị hóa:
2.1 Khái niệm:
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô
thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực.
Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính
theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá; còn theo cách thứ hai, nó
có tên là tốc độ đô thị hoá.
Các nước phát triển (như tại châu Âu, Mỹ hay Úc) thường có mức độ đô thị
hoá cao (trên 80%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt Nam hay

Trung Quốc) (khoảng ~30%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên
tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển.
Sự tăng trưởng của đô thị được tính trên cơ sở sự gia tăng của đô thị so với
kích thước (về dân số và diện tích) ban đầu của đô thị. Do đó, sự tăng trưởng của
đô thị khác tốc độ đô thị hóa (vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo các giai đoạn thời
gian xác định như 1 năm hay 5 năm).
Theo khái niệm của ngành địa lý, đô thị hoá đồng nghĩa với sự gia tăng
không gian hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác trong
khu vực theo thời gian. Các quá trình đô thị hóa có thể bao gồm:
+ Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Thông thường quá trình này
không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố
thường thấp hơn nông thôn.
+ Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị, hoặc như là sự nhập cư
đến đô thị.
7
+ Sự kết hợp của các yếu tố trên.
2.2 Tác động của đô thị hóa:
Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Đô
thị học sinh thái cũng quan sát thấy dưới tác động đô thị hóa, tâm lý và lối sống
của người dân thay đổi. Sự gia tăng quá mức của không gian đô thị so với thông
thường được gọi là "sự bành trướng đô thị" (urban sprawl), thông thường để chỉ
những khu đô thị rộng lớn mật độ thấp phát triển xung quanh thậm chí vượt ngoài
ranh giới đô thị. Những người chống đối xu thế đô thị hóa cho rằng nó làm gia tăng
khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật và có tác động xấu
đến sự phân hóa xã hội do cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm đến các khó khăn của
khu vực trong đô thị.
III. Tài nguyên nước:
3.1 Tài nguyên là gì? Có những loại tài nguyên nào?
"Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của
cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người".

Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng phát
triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai
thác ngày càng tăng.
Người ta phân loại tài nguyên như sau:
+ Theo quan hệ với con người: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội.
+ Theo phương thức và khả năng tái tạo: Tài nguyên tái tạo, tài nguyên
không tái tạo.
+ Theo bản chất tự nhiên: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng,
tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu
cảnh quan, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin.
Tài nguyên thiên nhiên được chia thành hai loại: tài nguyên tái tạo và tài
nguyên không tái tạo.
+ Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v ) là tài nguyên có thể tự
duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy
nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể
8
tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị
mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v
+ Tài nguyên không tái tạo: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc
biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có
thể cạn kiệt sau khi khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự
tiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm.
Tài nguyên con người (tài nguyên xã hội) là một dạng tài nguyên tái tạo đặc
biệt, thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xã
hội, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi giá trị của
nhiều loại tài nguyên. Nhiều tài nguyên cạn kiệt trở nên quý hiếm; nhiều loại tài
nguyên giá trị cao trước đây nay trở thành phổ biến, giá rẻ do tìm được phương
pháp chế biến hiệu quả hơn, hoặc được thay thế bằng loại khác. Vai trò và giá trị
của tài nguyên thông tin, văn hoá lịch sử đang tăng lên.

3.2 Tài nguyên nước là gì?
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử
dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông
nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên
đều cần nước ngọt.
97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng
gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực.
[1]
Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ
một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.
[2]
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt
và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một
vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu
cầu nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước
cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây. Trong suốt thế kỷ 20, hơn
một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất cùng với các môi
trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa
dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền.
[3]
Chương trình khung trong việc định vị các nguồn tài nguyên nước cho các đối
tượng sử dụng nước được gọi là quyền về nước (water rights).
9
Theo Luật Tài nguyên nước năm 1998 thì Nước là tài nguyên đặc biệt quan
trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại,
phát triển bền vững của đất nước, là điều kiện để khai thác, sử dụng tài nguyên
khác và là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của các ngành kinh tế. Mặt
khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường.
Theo Quyết định số 17 /2006/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2006 của
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy định quản lý tài nguyên

nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì nước được hiểu như sau:
1.Nước thô là nước khai thác trực tiếp từ nguồn nước chưa qua xử lý.
2. Nước thải là nước đã qua sử dụng và thải ra môi trường.
3.3 Thực trạng tài nguyên nước ở các đô thị:
Thực tế cho thấy Việt Nam không còn được coi là phong phú mà là nước
“nghèo” về tài nguyên nước, khi 70% nguồn nước phụ thuộc vào bên ngoài, lưu
lượng giữa các mùa chênh lệch lớn. Những dấu hiệu của tình trạng biến đổi khí hậu
đã làm nguy cơ khan hiếm, thiếu nước, căng thẳng về nước biểu hiện rõ ràng trên
nhiều vùng, lưu vực sông. Chất lượng nước trên nhiều dòng sông đã bị ô nhiễm
nghiêm trọng.
Các đô thị ngày một phát triển và tăng nhanh, kéo theo sự gia tăng dân số,
các chung cư, cao ốc văn phòng, khu chế xuất đang làm nhu cầu sử dụng nước
không ngừng tăng. Và chính các đô thị đang từng ngày thọc sâu hút cạn kiệt nguồn
nước ngầm từ lòng đất.
Thống kê sơ bộ cho thấy, lượng nước khai thác sử dụng cho các đô thị từ vài
trăm đến hàng triệu mét khối/năm, trong đó khoảng 50% nguồn nước cung cấp cho
các đô thị được khai thác từ nguồn nước ngầm.
Các nguồn nước ngầm được khai thác nằm ngay trong đô thị hoặc ven đô
thị. Chỉ tính riêng Hà Nội, hiện mỗi ngày khai thác khoảng 800.000m3 (khoảng
300 triệu mét khối /năm); TPHCM khai thác khoảng 500.000m3 (khoảng 200 triệu
mét khối /năm). Các đô thị khu vực đồng bằng Nam Bộ cũng đang khai thác
khoảng 300.000 mét khối /ngày (110 triệu mét khối /năm).
Các kết quả nghiên cứu quan trắc mới nhất cho thấy, tại một số đô thị lớn
như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Hòn Gai, Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu
10
nguồn nước ngầm đang có những dấu hiệu cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn. Mực
nước của các tầng chứa nước khai thác bị hạ thấp liên tục theo thời gian.
Điển hình như Hà Nội, mực nước tầng chứa Pleistoxen hạ thấp với tốc độ
0,4m/năm; TPHCM là 0,6m/năm; Cà Mau là 1m/năm Sự nhiễm bẩn nguồn nước
ngầm quan sát được ở các thành phố Hà Nội, Lạng Sơn, Đồng Hới, TPHCM ;

lún sụt nền đất ở Hà Nội, TPHCM, vùng Hoài Đức (HN), Cam Lộ (Quảng Trị)
Tại khu vực miền núi phía bắc, các hoạt động công nghiệp đang ảnh hưởng
nặng nề đến nguồn nước ngầm. Tại thành phố Lạng Sơn, Thái Nguyên, hệ thống
giếng khoan khu vực sông Kỳ Cùng, sông Cầu đang bị ô nhiễm nặng. Tại Quảng
Ninh, Hải Phòng, hàng loạt giếng khoan đang bị nhiễm mặn nặng nề do tốc độ khai
thác quá nhanh trên cùng một địa tầng. Ở nội thành Hải Phòng, nhiều giếng khoan
bị nhiễm mặn và mực nước tụt sâu 1-2m.
Với các đô thị miền Trung, nước ngầm được khai thác ở độ sâu nhỏ (khoảng
10 -25m), lớp phủ bề mặt mỏng nên dễ bị ô nhiễm. Qua khảo sát, phần lớn các
nguồn nước này đều bị nhiễm vi sinh và một số chỉ tiêu vi lượng vượt mức cho
phép nhiều lần
* Ví dụ điển hình về thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở thành
phố Hồ Chí Minh:
* Tài nguyên nước mặt:
Với trữ lượng tiềm năng 36,6 tỉ m
3
nước, nhiều năm qua, sông Đồng Nai đã
đem lại nguồn lợi khổng lồ về điện năng, phục vụ tưới tiêu cho hơn 1,8 triệu ha đất
nông nghiệp và đặc biệt là cung cấp nước sinh hoạt cho người dân tại các khu đô
thị lớn như TP HCM, TP Biên Hòa. Nước mặt trên địa bàn thành phố hiện nay
đang được khai thác sử dụng với các mục đích như sau:
- Cung cấp nước sinh hoạt: tập trung khai thác trên tuyến sông Đồng Nai và
sông Sài Gòn với tổng lưu lượng khai thác 1.282.000.000m
3
/năm do Công ty cấp
nước thành phố và Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi thực hiện.
- Nuôi trồng thủy sản được tập trung khai thác sử dụng tại quận 9 và huyện
Cần Giờ. Trên tuyến sông Tắc (Quận 9) đã khai thác đưa vào sử dụng 16.770m
2
diện tích nước mặt vào nuôi cá bè. Tại huyện Cần giờ, tổng diện tích nuôi tôm sú

năm 2005 là 5.264,01 ha đất với diện tích mạt nước hu hoạch 9.015,6ha; nuôi trồng
các loạithủy sản khác như cá mú, cá chẽm bè với tổng diện tích nước mặt là
22,6ha.
11
Bảng 1: Tình hình nuôi tôm sú của huyện Cần giờ 2000 – 2005
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2204 2005
Diện tích (ha) 2.773 3.779 4.076 4.648 4.954 5.315
Sản lượng (tấn) 579 2.700 3.200 5.421 6.200 6.670
Giá trị (ngàn
đồng)
43.425 202.500 240.000 406.575 465.000 500.250
(Nguồn: Phòng kinh tế huyện Cần Giờ)

Bảng 2: Số hộ và diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố hồ Chí
Minh qua các năm:
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số hộ nuôi thủy sản (hộ) 4.800 6.910 9.351 7.622
Diện tích mặt nước nuôi
(ha)
2.596 3.068 4.585 5.742
Diện tích mặt biển nuôi
(ha)
2.853 2.842 3.101 2.600
(Nguồn: số liệu thống kê kinh tế xã hội Tp.HCM)

- Khai thác nước mặn sản xuất diêm nghiệp tập trung tại huyện Cần Giờ.
Năm 2005 sử dụng diện tích 1.220 ha thu được sản lượng 60.000 – 70.000 tấn
muối và sản phẩm sau muối.
- Khai thác sử dụng giao thông thủy: Với tuyến sông Lòng tàu, sông Đồng
Nai, sông Soài Rạp đã được đưa vào khai thác phục vụ giao thông hàng hải với tải

trọng lớn với sản lượng hàgn hóa vận chuyển trong năm 2005 đạt 6.047.000 tấn và
hàng vạn khách du lịch bằng đường biển đến thành phố Hồ Chí Minh qua cảng Sài
Gòn. Các tuyến sông kên rạch nhỏ được đưa vòa khai thác sử dụng giao thông thủy
nội địa với tổng chiều dài 1.200km/294 tuyến vận chuyển được 9.900.000 tấn hàng
hóa trogn năm 2005.
- Ngoài ra còn có 423 tuyến kệnh rạch nhỏ trên địa bàn được đưa vào sử
dụng với chức năng tiêu thoát nước của thành phố.
- Khai thác sử dụng tưới tiêu:
+ Khai thác nước Kênh Đông – Củ Chi phụcvụ tưới tiều cho 7.000 ha. Trong
đó: lúa: 3.500ha, đậu phộng, bắp, rau màu các loại: 2.500ha; vườn cây (ăn trái,
rừng bạch đàn) 700ha; ao cá (tôm, cá sấu, baba, cá kiểng): 300ha
+ Khai thác nước sông Sài Gòn (huyện Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12): sử
dụng trực tiếp bằng biện pháp lợi dụng thủy triều, với tổng diện tích tưới tiêu
5.720ha, gồm có: huyện Củ Chi (xã Phú Hòa Đông, Trung An, Hòa Phú, Tân
12
Thạch Đông, Bình Mỹ): diện tích sản xuất khoảng 3.000 ha, chủ yếu là lúa và cây
ăn trái; huyện Hóc Môn (xã Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Nhị Bình, Đông Thạnh)
1.520ha (lúa: 900ha, cây ẳntái: 500ha), cây lài: 70ha, thủy sản: 50ha); Quận 12
(phường Thanh Xuân, Thanh Lộc, An Phú Đông): 600ha, chủ yếu cây lài, cây ăn
trái.
+ Khai thác nước công trình thủy lợi Hóc Môn – Bắc Bình Chánh: Nguồn
nước ngoạt từ hồ Dầu tiếng thông qua rạch Thầy Cai, rạch Tra và sông Vàm Cỏ
Đông cấp nước tưới tiêu cho 5.750 ha huyện Hóc Môn (xã Tân Thới Nhì, Xuân
Thới Sơn, Xuân Thới Thượng) và huyện Bình Chánh (xã Phạm Văn Hai, Lê Minh
Xuân, Tân Nhựt, Tân Kiện, Tân Tạo) với các loại cây lúa 350ha, mía 1.800ha, cây
ăn trái 600ha, rừng Bạch Đàn 1.700ha, dứa Cayen 250ha, ao cá 50ha, các loại cây
trồng khác 1.000ha.
* Tài nguyên nước dưới đất:
Nước dưới đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã được khai thác để
phục vụ cho đời sống và sản xuất của người dân từ những năm đầu thế kỷ 20. Hiện

có trên 100.000 giếng khoan với tổng lưu lượng khai thác 615.242,1 m
3
/ngày;
trong đó 347.980m
3
(chiếm 56,61%) được dùng cho mục đích sản xuất, số còn lại
được dùng cho sinh hoạt. Tổng số giếng và lưu lượng khai thác tập trung ở tầng
chứa nước Pleistocen và tầng pliocen muộn. Có thể thấy lưu lượng khai thác tại
các tầng nước qua bảng sau:
Bảng 3: Lưu lượng khai thác tại các tầng chứa nước dưới đất
Tầng chứa nước Lưu lượng khai thác (m
3
/ngày)
Tầng chứa nước Holocen 116
Tầng chứa nước Pleistocen 284.654,4
Tầng chứa nước Pliocen muộn 323.309,6
Tầng chứa nước Pliocen sớm 2.960
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường TpHCM.
Số giếng khai thác nước dưới đất tập trung chủ yếu vào hai tầng chứa nước
chính: tầng pleistocen và tầng liocen muộn. Mật độ giếng khai thác ở tầng
pleistocen tập trung vào các quận: quận 3,10,11, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận,
Bình Thạnh. Mật độ cao nhất là quận Phú Nhuận (869,6 giếng/km
2)
, nhỏ

nhất là
quận 7 (0,4 giếng/km
2
) và các huyện không khai thác huyện Cần Giờ và Nhà Bè.
Mật độ giếng khai thác ở tầng liocen muộn tập trung vào các quận, huyện: quận

6,11, Tân Bình, Thủ Đức, Bình Chánh. Mật độ cao nhất là quận Thủ Đức (55,3
giếng/km
2
), nhỏ nhất là quận 1 (0,1 giếng/km
2
) và các quận huyện không khai thác
là quận 3 và huyện Cần Giờ.
Nếu tính số giếng khai thác trên 1000 ngừoi tại tầng pleistocen và tầng
pliocen muộn cho thấy: có 19,9 giếng/1000 người nếu tính chung cho toàn thành
13
phố. Số giếng trên 1000 người từ cao đến thấp như sau: huyện Bình Chánh: 80,19
giếng/1000 người, quận Tân Bình: 56 giếng/1000 người, Gò Vấp: 53,66
giếng/1000 người, quận 12: 33,76 giếng/1000 người, huyện Hóc Môn: 32,47
giếng/1000 người, quận Phú Nhuận: 22,79 giếng/1000 người, quận Thủ Đức:
20,92 giếng/1000 người, huyện Củ Chi: 19,63 giếng/1000 người; các quận huyện
còn lại có mật độgiếng khai thác thay đổi từ 0,08 đến 9,55 giếng/1000 người.
Trong số giếng bị hư hỏng (không khai thác được do giếng hư, do chất
lượng quá xấu) là 2359 giếng chiếm 2,48 tổng số giếng đã điều tra.
Tổng lưu lượng khai thác nước dưới đất theo khu vực quận, huyện từ hưi
tầng chứa nước chính là: 522.900,1m
3
/ ngày chiếm 99,7% tổng lưu lượng khai thác
nước trên toàn thành phố. Trong đó cụ thể từng quận huyện như sau:
Quận Tân Bình + Tân Phú: 172.789,0m
3
/ngày
Huyện Bình Chánh: 79.012,3m
3
/ngày
Quận Gò Vấp: 63.081,0m

3
/ngày
Quận Thủ Đức: 36.076,2m
3
/ngày
Huyện Hóc Môn: 33.676,0m
3
/ngày
Quận 11: 25.934,0m
3
/ngày
Quận huyện còn lại: Từ 570,0m
3
/ngày đến 20.036,0m
3
/ngày
Quận có lưu lượng khai thác nhiều nhất là Quận Tân Bình, quận có lưu
lượng khai thác nhỏ nhất là Quận 4 (570m
3
/ngày).
Nhu cầu khai thác nước dưới đất bùng nổ vào sau năm 1991, đây chính là
thời kỳ đổi mới rất mạnh mẽ của thành phố, tốc độ đô thị hóa rất nhanh, nhiều cơ
sở sản xuất được thành lập nhất là các khu vực quận ven và các huyện ngoại thành.
Theo số liệu thống kê, số cơ sở sản xuất công nghiệp năm 1976 là 18.164 cơ sở đã
tăng lên 35.096 cơ sở sản xuất (năm 2005). Sự gia tăng dân số cũng là một nguyện
nhân làm tăng nhu cầu sử dụng nước, vào năm 1976 dân số thành phố chỉ có
3.391.000 người hiện đã tăng lên 6 triệu người (chưa kể người nhập cư có khoảng
trên 5 triệu). Ngoài ra, sự phát triển ngành nông nghiệp - chăn nuôi cũng đòi hỏi
một lượng nước khá lớn. Bên cạnh đó, các công trình cấp nước phục vụ cho các
nhu cầu tăng trên không kịp thời nhiều khu vực, nhiều nơi kể cả trong khu vực nội

thành đã thiêu nước sạch trầm trọng. Do đó việc khai thác nguồn nước dưới đất
nhằm đáp ứng các nhu cầu đó là điều tất yếu xảy ra, chính lý do đó mà số lượng
giếng khoan khai thác nước tăng rất mạnh, và sự tăng về số lượng giếng khai thác
nước đến hiện nay vẫn tiếp tục.
14
Như vậy, sự gia tăng dân số và các hoạt động của con người đã, đang và sẽ
ngày càng tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường
nước nói riêng. Những hoạt động tự phát, không có quy hoạch của con người như
chặt phá rừng bừa, canh tác nông lâm nghiệp không hợp lý và thải chất bừa bãi vào
các thủy vưc đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, làm cho nguồn
nước bị cạn kiệt, bị ô nhiễm, hạn hán có khả năng càng khốc liệt. Nguy cơ thiếu
nước sạch càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn ở các vùng mưa ít. Dó đó, công tác
quản lý nhà nước về tài nguyên nước cần đề ra những biện pháp cụ thể, có chiến
lược, chính sách để phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia nói chung và cho
các lưu vực nói riêng.
3.4 Thực trạng quản lý tài nguyên nước:
Tình trạng khai thác mà không có quy hoạch, khai thác mà không được cấp
phép, khai thác lớn quá giới hạn cho phép, khai thác không hợp lý hoặc không có
những giải pháp hữu hiệu bảo vệ tầng chứa nước đã dẫn đến sự suy thoái tài
nguyên nước. Cụ thể theo kết quả quan trắc nước dưới đất trên 20 năm qua đã ghi
nhận sự suy giảm liên tục mực nước dưới đất ở các vùng khai thác với tốc độ bình
quân 0,4-0,6cm ở các vùng Hà Nội, Vĩnh Yên, Nam Định thuộc đồng bằng Bắc Bộ
và 0,6-1,0cm ở các vùng TP Hồ Chí Minh, Cà Mau, Cần Thơ, Sóc Trăng thuộc
đồng bằng Nam Bộ và các biểu hiện nhiễm bẩn nước dưới đất quan sát thấy ở vùng
Lạng Sơn, Thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nhiễm mặn nước dưới đất ở vùng
TP Hải Phòng, TP Vinh, TP Đồng Hới, TP Hồ Chí Minh.
Việc khai thác không có giấy phép tức là không thực hiện công tác thăm dò
hoặc thăm dò qua loa đại khái, không làm rõ được trữ lượng trong các tầng chứa
nước đã dẫn đến thường việc khai thác quá mức, khai thác không hợp lý làm cạn
kiệt nguồn nước.

Chính việc khai thác không giấy phép còn dẫn đến tình trạng khai thác tràn
lan, nhất là ở vùng nông thôn (mỗi nhà có một giếng). Điều đó sẽ phá hỏng tầng
chứa nước, làm cho nước bị suy thoái về chất như nhiễm bẩn, nhiễm mặn nguồn
nước.
Việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước hiện nay chưa phát huy hiệu
quả, hợp lý do thiếu các giải pháp đồng bộ.
Bên cạnh đó, việc quản lý, sử dụng nước không theo chương trình cụ thể,
hiệu quả nên dẫn đến tình trạng tại các đô thị, mực nước ngầm bắt đầu có nhiều
dấu hiệu sụt lún.
15
16
BẢNG 4. SỬ DỤNG CÔNG CỤ SWOT
XÁC ĐỊNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Các tiêu chí S W O T
Tài chính
- Có nguồn kinh phí thực
hiện. Chẳng hạn, Chương
trình chống thất thoát, thất
thu nước sạch năm 2010
của Bộ Xây dựng khoảng
9400 tỷ đồng gồm vốn
ngân sách, vay vốn ODA
và vay thương mại.
Chương trình mục tiêu
quốc gia nâng cao hiệu
quả quản lý, bảo vệ, sử
dụng tài nguyên nước từ
2010 – 2020 của Chính
phủ kinh phí 6000 tỷ đồng
gồm 60% vốn hỗ trợ và

40% vốn trong nước.(3
điểm)
- Nguồn tài chính đa
dạng gồm vốn ngân sách,
vay vốn ODA và vay
thương mại.(2 điểm)
- Việc tổ chức thực hiện
triển khai kinh phí để đầu
tư các thiết bị kỹ thuật,
khoa học công nghệ trong
việc quản lý nước sạch nói
riêng, và quản lý tài
nguyên nước nói chung
còn chậm, chỉ giải quyết
mang tính đối phó theo
kiểu “nước đến chân mới
nhảy”, chưa có lộ trình rõ
ràng. Chẳng hạn, hệ thống
đường ống cấp thoát nước
ở TPHCM nhiều tuyến đã
tồn tại hơn 30 năm, rò rỉ
nghiêm trọng nhưng vẫn
chưa có kế hoạch đầu tư
thay mới.(3 điểm)
- Kinh phí đầu tư cho dự
báo phục vụ quản lý tài
nguyên nước còn thấp. (3
điểm)
- Mở rộng, thu hút
các nguồn tài trợ,

viện trợ đa dạng từ
quốc tế tại sự phong
phú về nguồn tài
chính. (3 điểm)
Nguồn kinh phí là
khá lớn thật sự là
một thách thức
không chỉ đối với
Nhà nước, mà cả
cộng đồng, cá nhân,
tổ chức, doanh
nghiệp, không chỉ ở
hiện tại mà cả tương
lai liên quan việc bảo
vệ, khai thác, sử
dụng tài nguyên
nước cũng như giải
quyết các vấn đề về ô
nhiễm môi trường,
các hậu quả phát
sinh. (3 điểm)
17
Quyền lực - Có sự quan tâm, chỉ đạo
sâu sát của Chính phủ, Bộ
ngành trung ương, chính
quyền ở các đô thị lớn. (3
điểm)
- Có sự quyết tâm xử lý
các vụ gây ô nhiễm. Vụ
VEDAN gây ô nhiễm

sông Thị Vải là một vụ
điển hình. (2 điểm)
- Còn lỏng lẻo trong quản
lý của các cơ quan chức
năng, chưa phát hiện kịp
thời để xử lý các hành vi
liên quan việc khai thác tài
nguyên nước như: khai
thác không xin phép, khai
thác không theo quy
hoạch, các hành vi gian
lận như gắn đồng hồ giả,
tự động đào đường ống
nước gây thất thoát, ô
nhiễm nước. (3 điểm)
- Việc xử lý các hành vi
vi phạm còn nhẹ, chưa
đủ sức răn đe. Vụ Huỳnh
Ngọc Sỹ - nguyên phó
giám đốc Sở Giao thông
công chính, nguyên giám
đốc Ban quản lý dự án Đại
lộ Đông - Tây và Môi
trường nước TP HCM là
một điển hình đã hối lộ
hàng trăn ngàn USD, chỉ
bị xử 6 năm tù. (3 điểm)
- Tạo điều kiện cho
sự tham gia giám sát
của cộng đồng đối

với các hành vi vi
phạm. (2 điểm)
- Mức độ trao quyền
cho các doanh
nghiệp, cá nhân, tổ
chức phi Nhà nước
trong quản lý, khai
thác, sử dụng tài
nguyên nước. (2
điểm)
18
Thể chế, cơ chế - Có Luật Tài nguyên
nước 1998, các Nghị định
Chính phủ, các chương
trình, kế hoạch của Bộ
ngành trung ương, của
chính quyền địa phương ở
các đô thị lớn. TPHCM có
Quyết định số
17/2006/QĐ-UBND ngày
19/02/2006 về ban hành
Quy định quản lý tài
nguyên nước trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh (3
điểm)
- Cơ chế, thủ tục thanh,
quyết toán kinh phí đầu
tư, thực hiện các dự án
liên quan việc khai thác,
sử dụng, bảo vệ tài nguyên

nước còn rườm rà, nhiêu
khê, và phức tạp, ảnh
hưởng nhiều đến tiến độ
thực hiện trong tình hình
giá cả thị trường như hiện
nay. (3 điểm)
- Việc thực hiện các quy
định từ phía cơ quan quản
lý cũng như từ công dân,
tổ chức còn chưa nghiêm.
(2 điểm)
- Cơ chế phối kết hợp giữa
các cơ quan nhà nước,
cộng đồng giám sát việc
thực hiện các dự án còn
chưa đồng bộ, thống nhất.
(2 điểm)
- Các phản ánh thực
tiễn quá trình thực
thi các quy định pháp
luật giúp Chính phủ,
Bộ ngành trung
ương, chính quyền
địa phương nhìn
nhận và hoàn thiện
thể chế, quy định
pháp luật. (2 điểm)
- Các cơ chế miễn,
giảm thuế, ưu đãi
đầu tư để khuyến

khích các nguồn lực
xã hội đầu tư cho
các hoạt động bảo
vệ, khai thác, sử
dụng nước tiết
kiệm, hiệu quả và
ứng phó với các
biến đổi của tài
nguyên nước. (3
điểm)
- Sự phù hợp giữa cơ
chế với đòi hỏi của
tình hình là thách
thức lớn. (3 điểm)
19
Bộ máy, con
người
- Có hệ thống các cơ quan
từ trung ương đến địa
phương, đội ngũ cán bộ,
chuyên gia đầu ngành để
thực thi.(2 điểm)
- Đội ngũ cán bộ chưa
xứng tầm đòi hỏi của
tình hình.(2 điểm)
- Khả năng dự đoán, dự
báo định ra các chương
trình, kế hoạch còn yếu.
(3 điểm)
- Tạo điều kiện thu

hút, kêu gọi các
chuyên gia nước
ngoài hỗ trợ, tư vấn,
tham gia trong hoạch
định chính sách, và
ban hành quyết định.
(2 điểm)
- Việc tham ô, hối
lộ, tham nhũng
trong các dự án liên
quan. Vụ Huỳnh
Ngọc Sỹ đã nêu là
một minh chứng.(3
điểm)
Tổng điểm 15 điểm 24 điểm 12 điểm 11 điểm
Từ công cụ SWOT, rút ra một số vấn đề quan tâm trong công tác quản lý tài nguyên nước, căn cứ vào một số
vấn đề này để đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên nước ở nước ta:
- Có khá nhiều điểm yếu (trong khi đó điểm mạnh chỉ là 15 điểm so với 24 điểm yếu) cần quan tâm, chú ý
trong công tác quản lý tài nguyên nước như: việc xử lý các hành vi tham nhũng cần thực hiện nghiêm và răn đe
cao, tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài; cơ chế, thủ tục hành chính về thanh, quyết toán thực hiện các
dự án còn rườm rà, phức tạp (đây là cũng chính là điều mà nhà đầu tư lo ngại), đội ngũ cán bộ chưa xứng tầm, khả
năng dự đoán, dự báo, định ra chương trình, kế hoạch còn yếu, cơ chế phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nước
chưa đồng bộ, thống nhất cũng là vấn đề đáng quan tâm.
- Tận dụng các cơ hội có được như: nhìn nhận, hoàn thiện thể chế quy định pháp luật liên quan, thu hút các
nguồn tài chính đa dạng (tài trợ, viện trợ, hợp tác quốc tế), đảm bảo cơ chế miễn, giảm thuế, ưu đãi đầu tư để
khuyến khích các nguồn lực xã hội đầu tư cho các hoạt động bảo vệ, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và
ứng phó với các biến đổi của tài nguyên nước…. để vượt qua một số thách thức như: về tài chính, về nguồn kinh
phí đáp ứng khá lớn ở hiện tại và tương lai.
20
21

IV. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng nguồn tài
nguyên nước ở nước ta.
2.1 Thực hiện thể chế hóa các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, công tác
phối kết hợp của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước để cùng bàn về chiến
lược quản lý tài nguyên nước.
2.2 Tăng cường quản lý tài nguyên nước do dân số tăng lên, gắn liền quá
trình đô thị ngày một phát triển, do các áp lực bên ngoài và do biến đổi khí hậu;
thúc đẩy sự phát triển của các thể chế liên quan, phát triển các kỹ năng nhằm đối
phó với các thách thức đặt ra. Chính phủ cần hành động nhanh hơn. Các tổ chức
cần phát triển hơn, hành động nhiều hơn, nhờ đó các quy định sẽ trở nên hiệu quả
hơn, hợp tác cũng trở nên tốt hơn. Các cơ quan quản lý tài nguyên nước cần kết nối
tốt hơn, đó là tài nguyên nước sạch, sông và biển.
2.3 Các ngành cần có trách nhiệm tham gia vào một kế hoạch chung về quản
lý tài nguyên nước; cần có nhiều nghiên cứu chi tiết, ví dụ chi tiết về cơ sở hạ tầng,
kỹ thuật Thực hiện đầu tư không chỉ cho hôm nay, mà cả tương lai. Ví dụ, để
chống lụt ở Hà Nội và TP HCM, cần đầu tư kinh phí lớn Chiến lược quản lý quốc
gia cần phản ánh đầy đủ các bước trong kế hoạch đối phó với biến đổi khí hậu: nó
ảnh hưởng như thế nào đối với sự quản lý tài nguyên nước vì còn diễn ra đến thế
hệ mai sau. Đây là điều không thể tránh được.
2.4 Tạo sự đồng thuận của cộng đồng theo hướng mọi người có quyền sử
dụng nước cho nhu cầu cá nhân, cho nông nghiệp
Trong tương lai, tạo sự đồng thuận, nhất quán về sử dụng nước cho cá nhân
và các nguồn nước bề mặt; xây khung pháp lý để quản lý nước, phân loại nước
được sử dụng, sử dụng như thế nào và quản lý như thế nào. Ai là người có trách
nhiệm quản lý. Với việc quản lý bằng luật, chính quyền địa phương phải tuân theo
và quản lý theo khu vực.
2.5 Thực hiện kiểm soát các thay đổi nhất là về biến đổi khí hậu ở các khu
vực địa phương khác nhau, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, về vấn đề
dân số gia tăng, việc phân bố sử dụng nước, ngập úng … Nghiên cứu, ghi nhận các
thông tin từ người dân trong việc sử dụng nguồn nước, đánh giá về hiệu quả. Thực

hiện các giải pháp mang tính kỹ thuật, cần có các giải pháp để kiểm soát ngập lụt.
2.6 Các công trình thủy điện sản xuất ra điện nhưng cũng tác động đến sự ổn
định của dân cư và có cả nguy cơ về ngập lụt; đồng thời, ảnh hưởng đến nguồn
thủy sản và nông nghiệp dọc theo bờ sông của địa phương.
Vỉ vậy, cần quan tâm đến tác động của các đập thủy điện đến môi trường
trong phát triển thủy điện, phải xem xét và dự báo về môi trường ở khu vực thượng
22
nguồn và hạ nguồn. Có thể lấy ví dụ điển hình Ở Mỹ có đến 75.000 đập thủy điện
và hiện nay, Chính phủ đang tìm cách giảm số lượng này, do tác động đến môi
trường quá lớn.
Ngập lụt xảy ra khi sông bị áp lực từ chính nó, vì thế phải chú ý phát triển
thủy điện vừa phải có biện pháp kiểm soát ngập lụt, xử lý các vấn đề môi trường ở
khu vực hạ nguồn.
2.7 Bảo đảm các nguồn lực thực hiện, đặc biệt là các cơ chế miễn, giảm
thuế, ưu đãi đầu tư để khuyến khích các nguồn lực xã hội đầu tư cho các hoạt động
bảo vệ, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và ứng phó với các biến đổi của
tài nguyên nước.
2.8 Xây dựng một cơ chế hợp tác cụ thể với cộng đồng các nhà tài trợ quốc
tế về hỗ trợ tài chính, chuyển giao công nghệ, đào tạo và nâng cao năng lực trong
quá trình quản lý, bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước.
2.9 Thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm, mang tính răn đe các hành vi vi phạm
trên lĩnh vực tài nguyên nước, nhất là các vụ việc tham ô, hối lộ, tham nhũng.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân số tăng nhanh, các đô thị
ngày một phát triển, thực trạng môi trường nước ngày càng ô nhiễm trầm trọng,
hiện tượng suy thoái tài nguyên nước diễn ra ở nhiều nơi, tình trạng thất thoát nước
sạch là khá lớn tại các đô thị đang thật sự đặt ra nhiều bài toán cho các cơ quan nhà
nước từ trung ương đến địa phương. Vấn đề này đã, đang và sẽ là bài toán cho các
nhà quản lý đô thị. Giải quyết bài toán này, đòi hỏi phải có sự thực hiện một cách
quyết tâm, đồng bộ, thống nhất các biện pháp như đã nêu một cách liên tục không

chỉ ở hiện tại mà cả tương lai. Các cơ quan nhà nước, nhà chức trách, nhà chuyên
môn, nhà khoa học, nhà đầu tư, các cá nhân, doanh nghiệp, và cả cộng đồng phải
chung tay, đồng thuận vì sự tồn tại của chính bản thân mình và thế hệ mai sau. Đó
là một yêu cầu, đòi hỏi tất yếu và không thể né tránh.
23
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ xây dựng, Chiến lược Quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đên
năm 2020.
2. Chi cục bảo vệ môi trường, Báo cáo ô nhiễm môi trường năm 2005.
3. Cục Quản lý tài nguyên nước, Báo cáo diễn biến chất lượng nước vùng hạ
lưu hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, 2002.
4. Đặng Duy Tình (2001) - Quy hoạch và sử dụng nước ngầm thành phố Hồ
Chí Minh.
5. Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh, báo cáo thực trạng môi trường thành
phố Hồ Chí Minh, 2005.
6. Viện Khoa học thủy lợi Mền Nam, Đề án quy hoạch tổng thể quản lý tài
nguyên nước thành phố Hồ Chí Minh, 2006
7. Luật Tài nguyên nước năm 1998,
8. Quyết định số 17/2006/QĐ-UBND ngày 19/02/2006 về ban hành Quy định
quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Chương trình
mục tiêu quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên
nước của Chính phủ giai đoạn 2010 – 2020; Chương trình chống thất thoát,
thất thu nước sạch năm 2010 của Bộ Xây dựng,
9. Tạp chí Tài nguyên – Môi trường số 29 tháng 09/2009,
10.Giáo trình Quản lý nhà nước về đô thị - Học viện Hành chính quốc gia, Nhà
xuất bản giáo dục 2005,
11. www. ashui.com.
24
25

×