Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

quy trình thi công cáp ngầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 96 trang )

xxx:2010/VNPT-YCKT

TCCS xxx:2010/
VNPT-YCKT
QUY TRÌNH THI CÔNG CÁP NGẦM
HÀ NỘI – 2011
T I Ê U C H U Ẩ N CƠ SỞ
1
TCCS xxx: 2010/VNPT-YCKT
2
xxx:2010/VNPT-YCKT
Mục lục
3
TCCS xxx: 2010/VNPT-YCKT
4
xxx:2010/VNPT-YCKT
Lời nói đầu
TCCS xxx:2010/VNPT-YCKT: Ống nhựa dùng cho tuyến cáp ngầm, thay thế tiêu chuẩn TC.VNPT -
06:2003 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
TCCS xxx:2010/VNPT-YCKT được xây dựng trên cơ sở soát xét, cập nhật, bổ sung tiêu chuẩn
TC.NVPT-06: 2003 và tham khảo các tiêu chuẩn Việt Nam, thế giới về ống nhựa bảo vệ cáp.
TCCS xxx:2010/VNPT-YCKT xây dựng gồm 2 phần.
- Phần I: Ống nhựa PVC-U
- Phần II: ống nhựa HDPE
TCCS xxx:2010/VNPT-YCKT do Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện biên soạn theo đề nghị của Ban
Khoa học công nghệ công nghiệp - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và được ban hành
theo Quyết định số …./QĐ-KHCN ngày … tháng …. năm 2010
5
T I Ê U C H U Ẩ N CƠ SỞ T CCS xxx: 2010/VNPT-YCKT
TCCS xxx: 2010/VNPT-YCKT
TCCS xxx : 2010/VNPT-YCKT


Ống nhựa dùng cho tuyến cáp ngầm
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và các phương pháp đo thử các loại ống nhựa dùng
cho tuyến cáp ngầm của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, bao gồm:
- Ống nhựa PVC - U (Unplasticitized Polyvinyl Chloride)
- Ống nhựa HDPE (High Density Poly-Ethylene)
Các loại ống nhựa được quy định không phân biệt theo công nghệ chế tạo.
Việc sử dụng các ống nhựa cần tuân theo các quy định hiện hành về lắp đặt tuyến ống cho cáp
thông tin ngầm.
Quy định này áp dụng đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, các đơn vị
hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ, đơn vị sự nghiệp, đơn vị hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên, các đơn vị khác và quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào doanh nghiệp
khác (sau đây gọi tắt là đơn vị) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
2. Tài liệu viện dẫn
- TCVN 6147 : 1996 Ống và phụ tùng bằng Polyvinyl clorua cứng (PVC-U) Nhiệt độ hoá mềm
Vicat - Phương pháp thử và yêu cầu
- TCVN 6145 : 1996 Ống nhựa - Phương pháp đo kích thước
- TCVN 6144: 2003 (thay thế TCVN 6144:1996) Ống nhựa nhiệt dẻo - Xác định độ bền va đập
bên ngoài - Phương pháp vòng tuần hoàn
- TCVN 7437 – 1: 2004 Ống nhựa nhiệt dẻo – Xác định độ bền kéo – Phần 1: Phương pháp thử
chung
- TC.VNPT – 06: 2003 Ống nhựa dùng cho tuyến cáp ngầm - Yêu cầu kỹ thuật.
- ISO 2505: 2005 Longitudinal reversion - Test method and parameters
- ASTM D638 – 03 Standard Test Method for Tensile Properties of Plastics
- ISO 3127 – 1994 Thermoplastics pipes – Determination of resistance to external blows –
Round-the-clock method
6
xxx:2010/VNPT-YCKT
- ASTM D 1693: Standard test method for environmental stress-cracking of ethylene plastic.
- ASTM D570 – 98 Standard test method for water absorption of plastics

- ASTM D1525 Standard test method for vicat softening temperature of plastics
- ASTM D2240 Standard test method for rubber property – Durometer hardness
- KSC 8455:2005 Tiêu chuẩn sản xuất ống nhựa xoắn chịu lực.
- TCVN 1-2 : 2008 Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 2: Quy định về trình bầy và thể hiện nội dung tiêu
chuẩn quốc gia.
3. Các định nghĩa
3.1. Mạng ngoại vi - A. Outside Plan
Mạng ngoại vi là phần của mạng lưới viễn thông chủ yếu nằm bên ngoài nhà trạm viễn thông, bao
gồm tất cả các loại hệ thống cáp thông tin sợi đồng, sợi quang được lắp đặt theo các phương thức
treo, chôn trực tiếp, đi ngầm trong cống bể, thả sông, thả biển và các hệ thống hỗ trợ bảo vệ.
3.2. Công trình cáp trong cống bể - A. Buried cable plant
Công trình cáp đi trong cống bể là tên chung chỉ các công trình cáp thông tin và dây kim loại đi
trong hệ thống cống bể
3.3. Công trình cáp chôn trực tiếp - A. Buried cable plant
Công trình cáp chôn trực tiếp là tên chung chỉ các công trình cáp cùng măng xông nối được chôn
trực tiếp ở trong đất, không dùng hệ thống cống bể.
3.4. Đường hầm - A. Tunne
Đường hầm là một kết cấu có các dạng và kích thước khác nhau dưới mặt đất dùng để lắp đặt,
sửa chữa và bảo dưỡng các trang thiết bị mạng ngoại vi.
3.5. Bể cáp - A. Jointing Chamber
Bể cáp là một tên chung chỉ một khoang ngầm dưới mặt đất dùng để lắp đặt cáp, chứa các măng
xông và dự trữ cáp.
3.6. . Hầm cáp - A. Manhole (MH)
Hầm cáp là bể cáp có kích thước đủ lớn để nhân viên có thể xuống lắp đặt, sửa chữa và bảo
dưỡng (thường có phần thu hẹp bên trên gồm có vai, cổ và nắp đậy).
3.7. Hố cáp - A. Handhole (HH)
Hố cáp là bể cáp có kích thước nhỏ không có phần thu hẹp bên trên đỉnh, thường xây dựng trên
tuyến nhánh để kết nối tới tủ cáp, hộp cáp và nhà thuê bao.
3.8. Cống cáp - A. Conduit/Duct
Cống cáp là những đoạn ống được ghép nối với nhau chôn ngầm dưới đất để bảo vệ và dẫn cáp.

7
TCCS xxx: 2010/VNPT-YCKT
3.9. Cống phụ - A. Sub-duct
Cống phụ là ống nhỏ đặt trong cống cáp dùng để lắp đặt cáp quang.
3.10. Rãnh cáp - A. Trench
Rãnh cáp là đường hào phục vụ việc lắp đặt cống cáp hoặc lắp đặt cáp chôn trực tiếp.
3.11. Khoảng bể - A. Span of Manhole
Khoảng bể là khoảng cách giữa hai tâm của hai bể cáp liên tiếp liền kề nhau.
3.12. Cáp sợi quang - A. Optical fiber cable
Cáp sợi quang là cáp thông tin dùng các sợi thuỷ tinh làm môi trường truyền dẫn.
3.13. Thành phần kim loại - A. Metallic member
Thành phần kim loại (của cáp) là phần bằng kim loại của cáp không dùng để truyền dẫn, như vỏ
bảo vệ, màng ngăn ẩm hoặc thành phần gia cường.
3.14. Cáp đồng - A. Copper cable
Cáp đồng là cáp thông tin dùng các đôi dây bằng đồng làm môi trường truyền dẫn.
3.15. Măng xông cáp - A. Closure/Joint Closure
Măng xông cáp là phụ kiện dùng để bịt kín mối nối cáp.
3.16. Mắt kéo cáp - A. Pulling eye
Mắt kéo là một dụng cụ dạng ống kẹp chặt vào đầu cáp, một đầu có vòng kim loại dùng để kéo cáp
3.17. Rọ cáp - A. Cable grip
Rọ cáp là một ống dây bện dạng mắt lưới để kéo cáp.
3.18. Cáp cống - A. Duct Cable/Conduit Cable
Cáp cống là cáp thông tin được chế tạo để lắp đặt trong các hệ thống ống hoặc cống bể.
3.19. Cáp chôn trực tiếp - A. Buried Cable
Cáp chôn trực tiếp là cáp thông tin được chế tạo để chôn trực tiếp trong đất, đá.
3.20. Tủ cáp - A. Cross connection cabinet (CCC)
Tủ cáp là nơi kết nối giữa cáp chính và cáp phối hoặc cáp phối cấp 1 và cáp phối cấp 2.
3.21. Hộp cáp (hay còn gọi là tập điểm) - A. Distribution Point (DP)
Hộp cáp là điểm kết nối giữa cáp phối và cáp vào nhà thuê bao.
.

8
xxx:2010/VNPT-YCKT
PHẦN I QUY ĐỊNH CHUNG
1 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
I.1.1 Phạm vi
Quy trình này áp dụng cho việc xây dựng mới và sửa chữa lớn các tuyến cáp ngầm thuộc quản lý
của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam.
Quy trình này hướng dẫn các trường hợp xây dựng thông thường đối với các tuyến cáp ngầm chôn
trực tiếp, lắp đặt trong ống cống, trong đường hầm, rãnh kỹ thuật (bao gồm cả cáp đồng và cáp
quang) nằm giữa các ODF (cáp quang) hoặc giữa MDF và các tủ, hộp cáp.
Đối với các công trình đặc biệt như cáp qua sông lớn, các tuyến cáp đi gần các đường dây tải điện
siêu cao áp trong phạm vi ảnh hưởng nguy hiểm (nhiễu) hoặc nằm trong vùng nguy hiểm do sét
gây ra thì phải tham khảo áp dụng các quy phạm, quy trình thi công đặc biệt có liên quan của Nhà
Nước, Bộ Bưu chính viễn thông và của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
I.1.2 Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng quy trình này là các đơn vị tham gia thi công xây lắp các tuyến cáp ngầm của
Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
2 QUY ĐỊNH CHUNG KHI THI CÔNG CÁC TUYẾN CÁP NGẦM
I.1.3 Công tác chuẩn bị thi công
- Trước khi thi công, đơn vị thi công phải đảm bảo đã có đầy đủ các giấy phép xây dựng.
- Việc thi công tuyến cáp phải tuân theo đúng thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và
những tiêu chuẩn, quy phạm, quy định hiện hành của Nhà nước, Bộ Bưu chính Viễn thông và của
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Đơn vị thi công không được tự ý thay đổi thiết kế.
Trong trường hợp tình hình thực tế khó khăn không thể thi công đúng theo thiết kế, thì đơn vị thi
công phải báo cáo xin ý kiến của cấp có thẩm quyền (chủ đầu tư, đơn vị thiết kế và đơn vị thi công
để tổ chức xử lý). Ý kiến giải quyết cuối cùng phải bổ sung vào hồ sơ thiết kế, nhật ký thi công và
lập thành biên bản.
- Chủ đầu tư cần tổ chức bàn giao mặt bằng thi công giữa các bên: chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế
và đơn vị thi công và các đơn vị khác có liên quan.
- Đơn vị thi công phải tiến hành ghi nhật ký công trình. Nhật ký công trình phải ghi lại các hạng mục

công việc chính của công trình. Nhật ký công trình được coi là một cơ sở để nghiệm thu công trình.
- Chuẩn bị mặt bằng thi công cáp ngầm theo đúng các quy định của Nhà nước.
- Chuẩn bị có phương án thông tin liên lạc, các phương án bảo đảm an toàn cho các công trình và
đảm bảo an toàn lao động.
- Nếu xây dựng tuyến mới gần tuyến thông tin đang sử dụng phải có phương án đảm bảo liên lạc và
phải liên hệ chặt chẽ với đơn vị quản lý để có phương án bảo vệ và đảm bảo an toàn thì mới được
phép thi công.
- Việc phát sinh, thay đổi so với thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán đã được duyệt phải lập
thành biên bản có sự thống nhất với bên thiết kế và chủ đầu tư.
9
TCCS xxx: 2010/VNPT-YCKT
I.1.4 Vật liệu
Vật liệu sử dụng trong công trình cần đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nước, Bộ Bưu chính
Viễn thông và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Cụ thể:
- Cáp đồng phải đảm bảo với quy định trong Tiêu chuẩn Ngành TCN68-132:1998 “Cáp thông tin kim
loại dùng cho mạng điện thoại nội hạt – Yêu cầu kỹ thuật”.
- Cáp quang phải đảm bảo với quy định trong Tiêu chuẩn Ngành TCN68-160:1995 “Cáp sợi quang –
Yêu cầu kỹ thuật”.
- Ống nhựa dùng cho tuyến cáp ngầm phải tuân thủ với tiêu chuẩn TC.VNPT-06-2003 “Ống nhựa
dùng cho tuyến cáp ngầm – Yêu cầu kỹ thuật”.
- Ống nhựa HDPE dùng cho tuyến cáp ngầm phải tuân thủ với tiêu chuẩn TC01-04-2002-KT “Ống
nhựa HDPE – Yêu cầu kỹ thuật”.
- Các loại vật liệu khác phải tuân theo các quy định của Nhà nước
Vật liệu sử dụng trong công trình phải tuân theo quy định trong thiết kế. Trường hợp thay đổi vật
liệu, phải được sự thoả thuận bằng văn bản giữa chủ đầu tư với bên thi công và được đơn vị thiết
kế đồng ý.
Vật liệu đưa vào công trường phải được bảo quản và có người bảo quản theo đúng quy định.
I.1.5 Nhân công
Những người làm công tác thi công phải đảm bảo có đủ sức khoẻ và đã qua các lớp tập huấn về
quy trình thi công, biết vận hành các thiết bị máy móc thi công tương ứng với công việc của mình.

I.1.6 Máy móc, thiết bị thi công
Máy, thiết bị sử dụng khi thi công phải tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước, của Bộ
Bưu chính Viễn thông và phải được lựa chọn phù hợp với thực tế mạng lưới của Tổng Công ty Bưu
chính Viễn thông Việt Nam.
Máy móc, thiết bị và dụng cụ thi công đưa vào công trường phải được bảo quản và có người bảo
quản theo đúng quy định.
I.1.7 Nghiệm thu bàn giao
Việc nghiệm thu công trình phải được thực hiện theo đúng quy định trong “Quy phạm xây dựng
mạng ngoại vi” do Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành.
Các biên bản và số liệu nghiệm thu từng phần công việc, các biên bản phát sinh trong quá trình
thi công phải được tập hợp và gửi cho hội đồng nghiệm thu công trình.
Kết quả nghiệm thu công trình đạt yêu cầu mới được bàn giao để đưa vào sử dụng.
I.1.8 An toàn lao động
Trong quá trình thi công phải tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động của Nhà nước, của
Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Một số quy định cụ thể về vấn đề này được trình
bày trong chương VII
10
xxx:2010/VNPT-YCKT
PHẦN II
THI CÔNG HỆ THỐNG CỐNG, BỂ CÁP
Lưu đồ thực hiện thi công hệ thống cống, bể cáp:
11
TCCS xxx: 2010/VNPT-YCKT
3 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
II.1.1Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công các tuyến cống, bể và các tài liệu liên quan trước khi thi
công để phục vụ cho các công tác:
- Khảo sát, đo đạc lại trước khi thi công;
- Đề ra biện pháp thi công hợp lý, nhanh và an toàn;
- Lường trước được các khó khăn, các thay đổi (nếu có);

- Lập tiến độ thi công hợp lý;
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ và thiết bị thi công theo từng vị trí thi công cống, bể.
II.1.2Khảo sát, đo đạc lại và lập phương án thi công
Đơn vị thi công phải khảo sát lại tuyến dựa vào thiết kế kỹ thuật thi công công trình, để bước đầu
nắm các số liệu cần thiết làm cơ sở cho việc lập kế hoạch thi công.
Việc khảo sát đo đạc lại tuyến thực hiện như sau:
12
xxx:2010/VNPT-YCKT
- Xác định thành phần tham gia khảo sát gồm đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị thi công và đại
diện đơn vị quản lý tuyến cáp.
- Lập kế hoạch khảo sát đo đạc lại: nêu rõ thành phần, thời gian, địa điểm, phương tiện và các kết
quả yêu cầu đối với đoàn khảo sát.
- Tiến hành công tác khảo sát đo đạc lại:
+ Kiểm tra lại địa hình tuyến cống, bể;
+ Xác định những vị trí đặc biệt (vị trí có địa hình khó khăn, vị trí nằm trên đường giao
thông );
+ Nghiên cứu, xác định các biện pháp thi công đảm bảo kỹ thuật và an toàn.
- Sau khi khảo sát lại, tiến hành lập báo cáo khảo sát để làm căn cứ để lập phương án thi công. Báo
cáo bao gồm các nội dung như sau:
+ Các số liệu thu được trên tuyến;
+ Những khó khăn và biện pháp giải quyết.
+ Các đề xuất khác.
Trên cơ sở các số liệu khảo sát lại và các tài liệu liên quan, tiến hành lập phương án thi công đảm
bảo tiến độ, chất lượng.
II.2ĐÀO RÃNH LẮP ĐẶT ỐNG, CỐNG
II.2.1Đào rãnh
Việc đào rãnh để lắp đặt cáp có thể được thực hiện bằng máy móc hoặc bằng thủ công. Khi đào
rãnh nên chia ra từng đoạn để đào, đào đến đâu phải thu dọn gọn gàng ngay đến đó, tránh làm ảnh
hưởng đến giao thông hoặc gây mất an toàn.
a) Công việc thực hiện trước khi đào rãnh:

Trước khi đào rãnh, thực hiện các công tác sau đây
- Xác định lại vị trí, kích thước của rãnh dự định đào
- Xác định vị trí và độ sâu của các công trình ngầm khác thông qua các số liệu đã có hoặc tham khảo
đơn vị quản lý các công trình ngầm này.
- Dùng thiết bị định vị (máy dò đường ống) để xác định chính xác cáp hoặc ống cống bằng kim loại ở
bên dưới.
b) Đào rãnh bằng máy
Với điều kiện đất đá và địa hình không quá phức tạp, nên sử dụng máy đào để đào rãnh. Việc đào
rãnh bằng máy được thực hiện như sau:
Chuẩn bị thiết bị:
- Máy đào rãnh.
- Các trang thiết bị phụ trợ như xẻng, sọt, biển báo
Đào rãnh:
- Sau khi đảm bảo không có đường cáp điện lực ngầm bên dưới hoặc ở gần, mới được sử dụng
máy đào. Trường hợp có cáp điện lực bên dưới, phải đào thủ công.
- Chia lực lượng đào rãnh thành từng nhóm đào các rãnh nối tiếp nhau để sao cho có thể lắp đặt hết
1 cơ số ống trong ngày, tránh để đất sụt làm hỏng rãnh đào cũng như ảnh hưởng lớn đến các hoạt
động giao thông.
13
TCCS xxx: 2010/VNPT-YCKT
- Vận hành máy theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, đào rãnh theo đúng thiết kế.
- Trong khi đào:
+ Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng rãnh đào thẳng, đáy rãnh bằng phẳng để dễ dàng
lắp đặt ống. Đặc biệt, những chỗ không thể đào thẳng thì phải đảm bảo độ cong của ống
và độ cong của cáp vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
+ Thường xuyên theo dõi vị trí các cọc mốc, nếu thấy cọc mốc bị di chuyển hay bị mất thì
phải tiến hành đo đạc lại thật chính xác rồi mới được đào.
- Đem đất đào lên để cách xa rãnh đào, chú ý để không làm ảnh hưởng đến giao thông hoặc công
trình khác.
- Sau khi đào xong, kiểm tra để đảm bảo rãnh đã đạt yêu cầu kỹ thuật.

- Nếu rãnh cáp ở ven đường giao thông, khi đào xong chưa kịp lắp đặt ống và lấp đất hoàn trả mặt
bằng thì phải có báo hiệu dọc tuyến để tránh tai nạn cho người và xe cộ.
c) Đào rãnh thủ công
Việc đào rãnh bằng thủ công áp dụng trong trường hợp rãnh cáp đi gần đường điện, công trình
ngầm khác hoặc điều kiện đất đá phức tạp không thể đào bằng máy. Việc đào rãnh thủ công thực
hiện như sau:
Chuẩn bị dụng cụ: xẻng, xà beng (búa), sọt
Đào rãnh:
- Quy trình đào rãnh bằng thủ công tương tự như đào rãnh bằng máy, chỉ khác là không sử dụng
máy đào mà sử dụng xẻng đào.
- Tiến hành đào rãnh, dùng xẻng để lấy đất đá ra khỏi rãnh.
- Khi đào rãnh gần các cáp điện, chỉ được phép sử dụng dụng cụ có cán làm bằng gỗ hoặc bằng vật
liệu cách điện.
- Sau khi đào xong, kiểm tra để đảm bảo rằng rãnh đã đạt các yêu cầu kỹ thuật.
d) Đào bề mặt lát đá
Trong trường hợp phải đào rãnh trên vỉa hè lát gạch, lòng đường nên tránh làm hư hỏng để giảm
nhỏ chi phí khi hoàn trả mặt bằng. Đối với vỉa hè bằng bê tông hoặc lòng đường trải nhựa, bê tông
thì thực hiện đào rãnh theo trình tự như sau:
Dụng cụ, thiết bị: cưa bê tông, xẻng (máy đào), sọt
Đào rãnh:
- Gỡ lớp gạch lát (nếu có).
- Dùng cưa bê tông cắt mép rãnh theo đường thẳng để bê tông có thể tái tạo lại gọn gàng.
- Gỡ lớp bê tông (gạch) hoặc dùng máy đập mặt đường làm việc bằng khí nén để cắt đường hoặc
bề mặt vỉa hè.
- Sau đó, thực hiện đào như cách đào bằng máy hoặc thủ công.
- Dùng xẻng hoặc máy xúc để lấy đất đá ra khỏi rãnh đào.
- Sau khi đào xong, kiểm tra để đảm bảo rằng rãnh đã đạt các yêu cầu kỹ thuật.
II.2.2Khoan ngầm lắp đặt cống
Để hạn chế ảnh hưởng lớn đến an toàn giao thông và khu vực thi công, có thể thực hiện phương
pháp khoan ngầm để lắp đặt ống. Phương pháp khoan ngầm để lắp đặt ống được thực hiện như

sau:
14
xxx:2010/VNPT-YCKT
a) Chuẩn bị khoan
Dụng cụ, thiết bị: máy khoan, máy hút bùn, máy bơm nước
Trước khi thực hiện khoan, cần xem xét các vấn đề sau:
- Khả năng của thiết bị khoan: tùy theo đường kính và chiều dài của lỗ mà phải sử dụng máy khoan
có công suất phù hợp.
- Điều kiện đất: tùy theo điều kiện đất khoan mà lựa chọn sử dụng thiết bị khoan cho phù hợp. Đối
với đất nhẹ, cát và đất lấp thường không phù hợp để khoan lỗ vì các lỗ khoan không thể duy trì đủ
lâu để lắp đặt các ống cống, khi đó phải sử dụng máy khoan lèn chặt làm việc nhờ khí nén.
- Vị trí của các vật chướng ngại: để tránh các công trình ngầm hoặc các chướng ngại khác, có thể
phải thay đổi mức khoan.
- Số lượng ống cống: Nếu số lượng ống nhiều vượt quá khả năng của máy khoan thì phải tiến hành
đào rãnh để lắp đặt ống.
b) Lắp đặt thiết bị và thực hiện khoan
Việc khoan để lắp đặt ống cống thực hiện như sau:
- Đào một hố sâu hơn độ sâu của lỗ cần khoan và đủ lớn để đặt máy khoan.
- Lắp đặt và cố định máy khoan trong rãnh và hướng theo chiều khoan bằng các quả dọi. Nếu cần
phun nước vào lỗ khoan thì khi khoan hướng mũi khoan chếch lên để thoát nước và bùn ra khỏi lỗ
khoan.
- Sử dụng máy khoan theo đúng hướng dẫn sử dụng máy.
- Dùng máy hút bùn để lấy bùn từ hố ga trong rãnh.
- Nếu lỗ khoan lớn thì cần phải khoan một lỗ nhỏ dẫn hướng trước, sau đó mở rộng ra bằng mũi
khoan lớn hơn.
- Kiểm tra để đảm bảo rằng lỗ khoan đã có kích thước đạt yêu cầu và không bị sụt lún.
II.2.3Kiểm tra rãnh đào trước khi lắp đặt ống
Trước khi lắp đặt ống xuống rãnh cáp, cần phải thực hiện kiểm tra rãnh đào. Các công việc thực
hiện kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra kích thước, chiều dài của rãnh theo thiết kế.

- Kiểm tra để đảm bảo rằng đáy rãnh bằng phẳng, không có gạch đá hoặc những vật sắc nhọn rơi
xuống có thể làm hỏng ống khi lắp đặt.
- Lập biên bản kiểm tra rãnh cáp, trong đó ghi lại các số liệu sau đây:
- Quy cách rãnh cáp (sâu x độ rộng miệng x độ rộng đáy).
+ Chiều dài rãnh.
+ Cấp đất đá đào đắp.
+ Các nội dung khác.
II.3LẮP ĐẶT ỐNG CỐNG
Sau khi đã có rãnh thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật, tiến hành lắp đặt ống cống theo trình tự sau
đây:
II.3.1Rải vật liệu
- Trước khi chuyển vật liệu ra công trường, tiến hành kiểm tra quy cách, số lượng và chất lượng của
ống cống và các vật liệu, thiết bị phụ trợ khác như ống nối, keo
- Trong khi vận chuyển vật liệu, lưu ý:
15
TCCS xxx: 2010/VNPT-YCKT
+ Không được làm hư hỏng, mất mát vật liệu;
+ Các vật liệu nhỏ, dễ rơi phải để trong hòm kín. Các vật liệu để chung 1 hòm phải có cùng
hình dáng hoặc kích thước. Bên ngoài hòm phải ghi rõ nhãn hiệu, ký hiệu, quy cách và số
lượng vật liệu để dễ dàng khi sử dụng.
+ Khi vận chuyển vật liệu bằng xe, chú ý chằng buộc chặt, tránh làm hỏng, vỡ
- Khi đến công trường, tiến hành kiểm tra lại vật liệu trước khi tập kết và bàn giao để bảo quản theo
quy định.
- Khi thi công, tiến hành rải vật liệu đến từng vị trí thi công đảm bảo đúng chủng loại, quy cách, số
lượng tránh để bừa bãi dẫn đến hư hỏng vật liệu hoặc ảnh hưởng đến hiện trường thi công.
II.3.2Lắp đặt ống cống trong rãnh đào
a) Chuẩn bị thi công
- Máy móc thiết bị: Xe chở ống, thiết bị nâng (hạ)
- Vật liệu:
+ ống nhựa PVC

+ Đệm ống.
+ Bê tông: Bê tông trộn sẵn theo chỉ tiêu kỹ thuật hoặc bê tông trộn tại hiện trường (theo quy
định).
b) Chuẩn bị rãnh
- Kiểm tra để đảm bảo rằng rãnh lắp đặt cáp đã thỏa mãn các yêu cầu trong thiết kế.
- Kiểm tra toàn bộ rãnh để đảm bảo không có gạch đá hoặc những vật sắc nhọn, nếu có phải tiến
hành dọn dẹp ngay.
c) Lắp đặt các ống cống
Việc lắp đặt ống cống được thực hiện như sau:
- Trước khi lắp đặt, kiểm tra khuyết tật do sản xuất hoặc hư hỏng của các ống cống và đảm bảo
không có đất đá trong ống.
- Thực hiện lắp đặt ống:
+ Đặt các miếng đệm ngang qua đáy rãnh ở các khoảng cách đều nhau sao cho các chỗ nối
ghép không trùng vào các miếng đệm (việc đặt các miếng đệm tuân thủ quy định trong
“Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi”);
+ Sử dụng các cọc xuyên thẳng qua các lỗ ở giữa miếng đệm sâu khoảng 30 cm và qua các
lỗ khác khoảng 10 cm. Cứ cách 1 khoảng rộng bằng 2 ống cống thì sử dụng một cọc xuyên
sâu (xem hình 2.1);
+ Lắp đặt các ống cống trên miếng đệm ở đáy rãnh và ghép nối lại với nhau. Chi tiết cách nối
ống xem trong mục 6.2.2. Nếu uốn cong ống hoặc sử dụng ống uốn cong để tránh vật
chướng ngại hoặc ở các góc đường thì phải đảm bảo bán kính uốn cong theo quy định.
+ Đặt lớp ống cống liên tiếp ngay lên trên (sử dụng thiết bị nâng);
+ Lắp các miếng đệm lên trên;
+ Bắt chặt bằng kẹp trên cọc chôn sâu để cố định ống không bị xê dịch khi đổ cát, lèn chặt
xung quanh. Nếu lắp đặt ống cống ngang qua đường ống nước, cống thoát nước cần
phải sử dụng thêm các thanh và đệm để đỡ các ống cống;
+ Thực hiện lắp đặt dây mồi phục vụ cho việc kéo cáp (nếu cần, theo quy trình trong 6.4).
16
xxx:2010/VNPT-YCKT
d) Đổ cát, lèn chặt xung quanh ống cống

- Dùng máng đổ cát trực tiếp vào rãnh.
- Di chuyển xe để đổ dọc theo tuyến ống cống.
- Lèn cát xung quanh và trên các ống cống với lực đều để tránh hư hỏng hoặc lệch ống.
- Phủ cát trên các ống cống lớp trên cùng với độ dày ít nhất là 5 cm.
- Trong đất không ổn định có thể trộn cát với xi măng (1 phần xi măng với 12-20 phần cát).
e) Rút cọc
Sau khi đổ cát và lèn chặt xung quanh, thực hiện:
- Làm lỏng cọc bằng cách xoay trước khi rút ra.
- Rửa sạch các cọc và kẹp ngay sau khi rút ra.
f) Trang bị nút bịt ống cống
- Sau khi lắp đặt các ống cống, trang bị các nút bịt để bịt các đầu ống nhằm ngăn không để nước,
bùn, đất cát có thể xâm nhập vào bên trong ống.
g) Kiểm tra để đảm bảo rằng ống đã được lắp đặt đúng kỹ thuật và không có hư hỏng nào.
II.3.3Lắp đặt các ống trong lỗ khoan
a) Chuẩn bị thi công
- Máy móc thiết bị: Xe chở ống, thiết bị nâng (hạ)
- Vật liệu:
+ Ống nhựa PVC.
+ Bê tông: Bê tông trộn sẵn theo chỉ tiêu kỹ thuật hoặc bê tông trộn tại hiện trường (theo quy
định).
b) Kiểm tra lỗ khoan
- Kiểm tra để đảm bảo rằng lỗ khoan để lắp đặt cáp đã thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật và không bị
sụt lún.
- Kiểm tra để đảm bảo rằng trong lỗ khoan không có gạch đá hoặc những vật sắc nhọn, nếu có phải
tiến hành dọn dẹp ngay.
c) Lắp đặt ống cống
Để lắp đặt các ống trong lỗ khoan, thực hiện như sau:
17
TCCS xxx: 2010/VNPT-YCKT
- Sử dụng các ống nhựa PVC cứng đặt vào lỗ khoan và dùng nắp bịt ống để bịt đầu ống lại để tránh

đất đá chui vào ống.
- Ghép nối các ống (theo quy trình trong 6.2.2).
- Đẩy qua lỗ khoan.
- Bơm vữa bê tông vào để lấp đầy khoảng trống xung quanh các ống cống để các ống cống không bị
sụt lún.
- Thực hiện lắp đặt dây mồi phục vụ cho việc kéo cáp (nếu cần, theo quy trình trong 6.4).
d) Kiểm tra để đảm bảo rằng ống đã được lắp đặt đúng kỹ thuật và không có hư hỏng nào.
II.3.4Lấp đất
Việc lấp đất, hoàn trả mặt bằng sau khi thi công cống cáp được thực hiện như sau:
- Sau khi đã hoàn thành công việc đổ cát tiến hành lấp đất cho rãnh (nếu đổ bê tông thì sau 4 giờ kể
từ khi đã hoàn thành đổ bê tông mới lèn đất).
- San đều đất (không được đổ thành đống lớn vào rãnh).
- Nếu đất đào lên là đất rời thì dùng luôn để lấp lại rãnh cáp, trường hợp đất đào là đất cấp III, IV thì
phía trên và dưới ống cần phải chèn bằng đất tơi hoặc cát đen (như trong quy phạm TCN68-
178:1999).
- Lấp đất, đầm chặt đến miệng rãnh. Khi lấp đất ở các khu vực không đảm bảo được độ sâu yêu cầu
thì khi lấp đất phải thực hiện các biện pháp bảo vệ đặc biệt (theo thiết kế).
- Những chỗ đất khô khó đầm phải dùng nước tưới trước khi đầm.
- Trước khi thi công mặt bằng là loại nào thì phải hoàn trả thi công về đúng loại mặt bằng ban đầu.
- Ở những đoạn qua đường giao thông, khi chưa thể hoàn trả như ban đầu được ngay thì cũng phải
đầm hoàn trả mặt bằng sao cho các phương tiện giao thông có thể đi lại bình thường. Khi đầm phải
tưới nước để cho đất lún đều và chặt. Nếu cần thiết, phải dùng ván gỗ bắc qua rãnh đào để đảm
bảo an toàn cho người và xe cộ.
II.3.5Nhiệm thu ống cống
Việc nghiệm thu ống cống phải tuân thủ các quy định trong Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi của
Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Các công việc khi nghiệm thu bao gồm:
- Kiểm tra hiện trạng bên ngoài của hệ thống cống, bể cáp.
- Kiểm tra tất cả các ống cống theo thiết kế về chủng loại, số lượng, vị trí.
- Kiểm tra độ kín và độ thông suốt của tất cả các ống cống.

- Ghi lại các số liệu như chiều dài ống, số mối nối
- Lập biên bản nghiệm thu, tập hợp lại tất cả các thông tin nói trên để làm cơ sở cho công tác nghiệm
thu.
II.3.6Thu dọn mặt bằng, kiểm tra, lau rửa thiết bị
- Sau khi thi công, mặt bằng cần được hoàn trả về hiện trạng ban đầu.
- Kiểm tra, vệ sinh các loại thiết bị máy móc và đưa ra khỏi công trường.
II.4XÂY DỰNG BỂ CÁP (HẦM, HỐ CÁP)
Việc xây dựng bể cáp tuân theo Quy trình thi công hầm, hố cáp bằng phương pháp trực tiếp, đúc
sẵn và lắp ghép (sắp được Tổng Công ty ban hành).
18
xxx:2010/VNPT-YCKT
PHẦN III
THI CÔNG CÁP TRONG CỐNG BỂ
4 THI CÔNG TUYẾN CÁP ĐỒNG
Lưu đồ thi công cáp đồng trong cống bể:
19
TCCS xxx: 2010/VNPT-YCKT
III.1.1 Ngiên cứu hồ sơ
Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công các tuyến cống, bể và các tài liệu liên quan trước khi thi
công để phục vụ cho các công tác:
- Khảo sát, đo đạc lại trước khi thi công;
- Đề ra biện pháp thi công hợp lý, nhanh và an toàn;
- Lường trước được các khó khăn, các thay đổi (nếu có);
- Lập tiến độ thi công hợp lý;
- Chuẩn bị vật liệu và thiết bị thi công theo từng vị trí thi công tuyến cáp.
20
xxx:2010/VNPT-YCKT
III.1.2 Khảo sát, đo đạc lại tuyến và lập phương án thi công
Đơn vị thi công phải khảo sát lại tuyến dựa vào thiết kế kỹ thuật thi công công trình, để bước đầu
nắm các số liệu cần thiết làm cơ sở cho việc lập kế hoạch thi công.

Việc khảo sát đo đạc lại tuyến thực hiện như sau:
- Xác định thành phần tham gia khảo sát gồm đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị thi công và đại
diện đơn vị quản lý tuyến cáp.
- Lập kế hoạch khảo sát đo đạc lại: nêu rõ thành phần, thời gian, địa điểm, phương tiện và các kết
quả yêu cầu đối với đoàn khảo sát.
- Tiến hành công tác khảo sát đo đạc lại bao gồm các công tác:
+ Kiểm tra lại địa hình xây dựng tuyến cáp.
+ Kiểm tra tình trạng hệ thống cống, bể (nếu đã có sẵn).
+ Xác định những vị trí đặc biệt (vị trí có địa hình khó khăn, vị trí nằm trên đường giao
thông…).
+ Nghiên cứu, xác định các biện pháp thi công đảm bảo kỹ thuật và an toàn.
- Sau khi khảo sát lại, tiến hành lập báo cáo khảo sát để làm căn cứ để lập phương án thi công. Báo
cáo bao gồm các nội dung như sau:
+ Các số liệu thu được trên tuyến.
+ Những khó khăn và biện pháp giải quyết.
+ Các đề xuất khác.
Trên cơ sở các số liệu khảo sát lại và các tài liệu liên quan, tiến hành lập phương án thi công đảm
bảo tiến độ, chất lượng.
III.1.3 Kiểm tra, xác định cống, bể và vệ sinh cống, bể chuẩn bị lắp đặt cáp
Việc kiểm tra, xác định cống và các bể được thực hiện như sau:
- Kiểm tra tình trạng cống, bể cáp theo báo cáo khảo sát, đo đạc hiện có;
- Kiểm tra tình trạng cống, bể cáp (nồng độ khí độc, độ ẩm, sự thông gió) tại hiện trường thi công;
- Tiến hành vệ sinh bể cáp (ví dụ vét bùn đất, rác có thể làm ảnh hưởng đến việc thi công trong cống
bể);
- Xác định cống cáp cần lắp đặt theo thiết kế;
+ Thực hiện các công việc chuẩn bị ống cống để lắp đặt cáp:
+ Làm sạch ống cống: Luồn dây kéo để kéo lõi thử và chổi qua ống cống. Chi tiết thực hiện
như trong mục 6.3.
+ Thử ống cống bằng lõi thử để kiểm tra ống cống xem ống có bị bẹp, có vật cản bên trong.
Nếu trong ống cống có đất, cát cần phải làm sạch ống bằng chổi lông cứng kéo qua ống.

+ Đặt các vật dẫn hướng để bảo vệ cáp trong khi kéo.
+ Lắp đặt dây kéo cáp để kéo cáp vào cống (thực hiện như mục 6.4).
III.1.4 Rải vật liệu
Trước khi chuyển vật liệu ra công trường, tiến hành kiểm tra quy cách, số lượng và chất lượng của
ống cống và các vật liệu, thiết bị phụ trợ khác như ống nối, keo
- Trong khi vận chuyển vật liệu, lưu ý:
+ Không được làm hư hỏng, mất mát vật liệu;
21
TCCS xxx: 2010/VNPT-YCKT
+ Các vật liệu nhỏ, dễ rơi phải để trong hòm kín. Các vật liệu để chung 1 hòm phải có cùng
hình dáng hoặc kích thước. Bên ngoài hòm phải ghi rõ nhãn hiệu, ký hiệu, quy cách và số
lượng vật liệu để dễ dàng khi sử dụng.
+ Khi vận chuyển vật liệu bằng xe, chú ý chằng buộc chặt, tránh làm hỏng, vỡ.
- Khi đến công trường, tiến hành kiểm tra lại vật liệu trước khi tập kết và bàn giao để bảo quản theo
quy định.
- Khi thi công, tiến hành rải vật liệu đến từng vị trí thi công đảm bảo đúng chủng loại, quy cách, số
lượng tránh để bừa bãi dẫn đến hư hỏng vật liệu hoặc ảnh hưởng đến hiện trường thi công.
III.1.5 Lắp đặt cáp
a) Chuẩn bị
- Máy móc thiết bị: xe tải, thiết bị nâng hạ, ròng rọc, tời, đồng hồ đo lực
- Vật liệu: bô bin cáp, măng xông, chất bôi trơn
b) Kiểm tra, đo thử cáp trước khi lắp đặt
Việc kiểm tra, đo thử cáp được thực hiện như sau:
- Kiểm tra cáp bằng mắt thường, nếu cáp bị rạn nứt hay hư hỏng, đầu mút cáp không được bảo vệ
tốt thì không sử dụng cáp.
- Đánh số, ký hiệu từng cuộn cáp sau khi đo để thuận lợi cho việc phân rải cáp khi thi công, lựa chọn
đúng điểm măng xông theo thiết kế.
- Đo thử cáp để đảm bảo rằng cáp không bị đứt và có các thông số kỹ thuật đạt tiêu chuẩn. Nếu có
thông số nào không đạt tiêu chuẩn thì tuyệt đối không được sử dụng cáp và báo cho giám sát kỹ
thuật lập biên bản.

- Ghi lại các số liệu đo, kiểm tra vào biên bản và lưu giữ để so sánh với số liệu đo kiểm tra khi
nghiệm thu công trình.
c) Ra, kéo cáp
- Thực hiện tính toán lực căng và chiều dài lắp đặt của cáp đồng. Việc tính toán lực căng khi kéo cáp
xem cách tính trong phụ lục B.
- Căn cứ vào kết quả tính toán, lựa chọn dụng cụ kéo cáp: thông thường, đối với các tuyến ống
cống dài hơn 150 m hoặc có nhiều đoạn uốn cong thì nên sử dụng mắt kéo, các trường hợp khác
có thể dùng rọ cáp.
- Xác định tốc độ kéo: tốc độ kéo nên đảm bảo đều, tránh kéo và dừng đột ngột. Tốc độ kéo nên duy
trì xấp xỉ 30m/phút để tránh trật cáp và giảm lực căng.
- Việc kéo cáp có thể thực hiện bằng nhân công hay bằng tời kéo cáp theo trình tự sau:
+ Bố trí thiết bị, dụng cụ thi công cáp.
+ Nếu thuận tiện, bố trí thiết bị và dụng cụ thi công cáp như hình 3.1 để có thể tiếp dẫn cáp
trực tiếp theo đường thẳng. Nếu không thể bố trí thiết bị và dụng cụ thi công trực tiếp theo
đường thẳng thì có thể bố trí bô bin cáp để có thể tiếp dẫn cáp theo đường vòng (hình 3.2).
+ Lắp đặt thiết bị và ống tiếp dẫn cáp để có thể dẫn cáp vào ống theo 1 đường cong trơn.
+ Kéo cáp vào ống cống với tốc độ cho phép.
+ Bôi trơn cáp khi cáp được đưa vào ống tiếp dẫn cáp (đồng thời kiểm tra hư hỏng cáp tại vị
trí này).
+ Cáp có thể được kéo ra khỏi trống bằng tời. Nếu lực kéo lớn, có thể giảm lực căng khi kéo
cáp bằng cách dùng tay quay bô bin theo hướng kéo.
+ Đặt các con lăn ở gần miệng bể cáp để bảo vệ vỏ cáp khi đưa cáp từ bô bin vào ống cống.
Cũng có thể sử dụng con lăn để tiếp dẫn cáp dài hoặc dẫn hướng cáp trong các đường
hầm hoặc các hầm cáp tổng đài.
+ Sử dụng miếng đệm ở miệng ống cống để chống hư hỏng lớp vỏ bọc ngoài của cáp.
22
xxx:2010/VNPT-YCKT
- Lưu ý sử dụng thiết bị thông tin liên lạc trong khi ra, kéo cáp (và cả trong quá trình thi công lắp
đặt).
23

TCCS xxx: 2010/VNPT-YCKT
- Kéo cáp theo đường dốc: kéo cáp theo đường dốc sẽ giảm lực căng của cáp. Nếu đường dốc có
độ dốc lớn cần bố trí hãm bô bin cáp kịp thời để kiểm soát được tốc độ kéo cáp. Cố định cáp để
cáp không bị xê dịch sau khi lắp đặt.
- Kéo cáp qua các đoạn uốn cong: Đặt ống hoặc vật dẫn hướng tại các vị trí thay đổi hướng trong bể
cáp để đảm bảo uốn cong đều và bán kính uốn cong cho phép. Tránh có các đoạn uốn gần tời vì
sẽ làm tăng lực căng khi kéo cáp.
- Kéo cáp trong ống cống đã có cáp: Kéo qua ống cống một lõi thử có cùng kích thước với cáp được
lắp đặt. Cần phải cẩn thận khi kéo trên các tuyến cáp dài qua nhiều bể cáp trung gian vì có thể bị
hư hỏng do khớp xoay hoặc mắt kéo.
24
xxx:2010/VNPT-YCKT
d) Kiểm tra cáp sau khi lắp đặt
Sau khi đã có biên bản nghiệm thu phần đào rãnh cáp, tuyến cống bể, các biên bản phát sinh, các
biên bản kiểm tra đo thử tiến hành kiểm tra nghiệm thu cáp sau khi lắp đặt.
Việc kiểm tra cáp sau khi lắp đặt bao gồm các công việc sau đây:
- Kiểm tra để đảm bảo rằng cáp đã được lắp đặt đúng kỹ thuật.
- Đảm bảo rằng nút đầu cáp đã được gắn chắc chắn.
- Kiểm tra chiều dài cáp đã lắp đặt, chiều dài cáp dự trữ (dự trữ hàn nối và lắp đặt tại các bể cáp).
- Các số liệu về tình trạng cáp (nếu cần phải thực hiện đo thử).
Sau đó tiến hành lập biên bản kiểm tra cáp ghi lại đầy đủ các số liệu nói trên.
III.1.6 Hàn nối cáp, gắn thẻ và đánh số cáp
Việc hàn nối cáp được thực hiện theo quy trình trong mục 6.1.
Việc gắn thẻ cáp và đánh số thực hiện theo đúng quy định trong “Quy phạm xây dựng mạng ngoại
vi” của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
III.1.7 Lắp đặt tủ, hộp và kết cuối cáp
Việc lắp đặt tủ, hộp và kết cuối cáp được thực hiện theo quy trình trong mục 6.5 và 6.6.
Việc đánh số tủ, hộp cáp tuân theo đúng quy định trong “Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi” của
Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
Thực hiện bảo vệ cáp theo trình tự như trong mục 6.7

III.1.8 Kiểm tra, nghiệm thu tuyến cáp
Việc nghiệm thu cần đảm bảo tuân theo các quy định trong Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi của
Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
a) Kiểm tra, đo nghiệm thu toàn tuyến
- Việc kiểm tra, đo thử tuyến cáp sau khi thi công được thực hiện như sau:
- Kiểm tra các biên bản và số liệu nghiệm thu từng phần.
- Đo kiểm tra thông mạch toàn bộ các đôi dây: có thể dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra ở phía giá
đấu dây MDF bằng cách ngắn mạch từng đôi một ở phía đầu thuê bao hoặc ngược lại.
- Thực hiện các phép đo theo đúng quy định trong “Quy trình đo thử chất lượng mạng cáp sợi quang
và mạng cáp sợi đồng” của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Việc kiểm tra tủ, hộp cáp và các trang bị phụ trợ khác thực hiện như sau:
- Kiểm tra để đảm bảo rằng các trang bị đã được lắp đặt đúng vị trí, đúng kỹ thuật, đã được trang bị
tiếp đất, bảo vệ đầy đủ.
- Kiểm tra để đảm bảo rằng các mối nối đã được thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng.
Các kết quả đo thử, kiểm tra phải được ghi vào biên bản (theo mẫu trong Phụ lục A) để làm cơ sở
khi nghiệm thu công trình.
b) Lập sơ đồ hoàn công chuẩn bị công tác nghiệm thu tổng thể công trình và bàn giao
Lập hồ sơ hoàn công công trình để gửi lên hội đồng nghiệm thu và bàn giao công trình bao gồm:
- Các biên bản và số liệu nghiệm thu từng phần (rãnh, cống, bể, cáp ).
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×