Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh các trường trung học phổ thông ở huyện bùi gia mập, tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.66 MB, 134 trang )

'VŨ NGỌC SINH

QUAN LY HOAT DONG GIAO DUC

QUOC PHONG VA AN NINH CHO HQC SINH
CAC TRUONG TRUNG HQC PHO THONG

O HUYEN BU GIA MAP, TINH BINH PHUGC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa h‹

HO VAN THONG

2022 | PDF | 133 Pages


DONG THAP, 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Hồ Văn Thống. Các vấn đề được nêu trong luận.

văn là trung thực, được lược trích từ các nguồn tài liệu chính thống.

Tác giả luận văn
(Đủ)
'Vũ Ngọc Sinh



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, quan tâm.

từ quý Thầy, Cơ giảng viên, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các em học sinh.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hồ Văn Thống -

người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy cho tơi trong suốt q trình thực hiện
luận văn.

Tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô giảng viên trong

chuyên nghành quản lý giáo dục Khoa đảo tạo sau đại học, trường Đại học Đồng.
Tháp đã tạo điều kiện thuận lợi và có những hướng dẫn cụ thể giúp tơi hồn

thành luận văn.

Tơi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô giáo và các em học sinh các

trường THPT ở huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đã giúp đỡ tôi tiến hành
khảo sát và thực nghiệm sư phạm tại trường.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn sâu sắc đến gia đình. người thân, bạn bè và đặc
biệt là các anh, chị trong lớp quản lý giáo dục- B2K9 - Bình Phước đã ln ủng.
hộ và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian qua.

Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của quý thầy cô và các anh chị.
Đông Tháp, tháng 12 năm 2022


Tác giả

'Vũ Ngọc Sinh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......

.

LOI CAM ON...

.

i

MUC LUC.

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT, Ki HIEU..

DANH MUC CAC BANG.
A. MỞ ĐÀI

1. Lý do chọn đề

'Khách thể và đối tượng nghiên cứu...

Câu hỏi nghiên cứu


“an
0 on Bo

`...

. Mục đích nghiên cứu.

ti.

. Nhiệm vụ nghiên cứu
Pham vi nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứ
Đóng góp của luận văn.

9. Cấu trúc luận văn..

B. NỘI DUNG.

Chương 1. CO SG LY LUAN VE QUAN LY HOAT DONG GIAO DUC
QUOC PHONG VA AN NINH CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HQC PHO THONG.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế

n quan

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam...

giới.........................


1.2. Các khái niệm cơ bản.

1.2.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục................

"

9

.l6
16

1.2.2. Khái niệm day hoc va quan ly day học.

18

cho học sinh trung học phổ thơng...

„19

1.2.3. Khái niệm Quốc phịng và an ninh, Giáo dục Quốc phòng và an ninh


w
1.3. Lý luận về hoạt động Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh các
trường THPT.

2

1.3.1. Các quan điểm chủ trương chính sách của Đảng về giáo dục dị
phịng và an ninh


-2

1.3.2. Luật hóa những vẫn đề cơ bản của GDQP&AN.

25

phổ thơng.

-25

1.3.3. Chương trình mơn giáo dục QP&AN trong trường Trung học

1.4. Lý luận về quản lý hoạt động GDQP&AN cho học sinh các trường THPT 30
1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý hoạt động GDQP&AN.
30
1.4.2. Yêu cẩu, nội dung, phương pháp quản lý hoạt động Giáo dục quốc.

phòng và an ninh

.-31

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản hoạt động GDQP&AN cho học sinh các

trường THPT.

1.5.1. Những yếu tố chủ quai
1.5.2. Các yếu tố khách quan

.Ậ5

.35

.37

Kết luận chương l..
Chương 2. THỰC TRẠNG QUAN LY HOAT DONG GIAO DUC QUOC
PHONG VA AN NINH CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHO THONG

41

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục trung học phổ
thông tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Binh Phước..
.41
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội................................

4l

thơng, huyện Bù Gia Mập.

.45

2.1.2. Quy mô phát triển trường lớp giáo dục ở các trường trung học phổ
2.1.3. Chất lượng giáo dục ở các trường trung học phỏ thông huyện.

-45
Bu Gia Map
2.1.4. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường trung học phổ thông.
huyện Bù Gia Mập.

.46


v

2.1.5. Cơ sở vật chất, phương tiện phục vu day va học ở các trường trung
học phổ thông huyện Bù Gia Mập...
2.2. Khái quát về quá trình khảo sát.

2.2.1. Mục đích khảo sát
2.2.2. Nội dung khảo sát
2.2.3. Khách thể khảo sát.
2.2.4. Cong cụ và cách thức tiền hành khảo sát
2.2.5. Phương pháp khảo sát
2.3. Thực trạng hoạt động GDQP&AN cho học sinh các trường THPT ở huyện
Ba Gia Map
48
2.3.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên môn GDQP&AN các trường THPT... 48
2.3.2. Thue trang thực hiện nội dung, chương trình GDQP&AN cho học

sinh các trường THPT tại huyện Bù Gia Mập.
2.3.3. Thực trang hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên day
GDQP&AN

=)
.52

2.3.4. Thực trạng học tập và rèn luyện của học sinh học môn GDQP&ANS6.

2.3.5. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học GDQP&AN cho.


học sinh các trường THPT ở huyện Bù Gia Mật

-59

2.3.6. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá, kết quả học tập của học
sinh hoc GDQP&AN.
61
2.4. Thực trạng quan ly hoat déng GDQP&AN cho hoe sinh céc trường THPT
tại huyện Bù Gia Mập.....
seotnnnnninnnnnnnnnnnnnnsens
OD
2.4.1. Thực trang về quản lý mục tiêu, chương trình hoạt động GDQP&AN
cho học sinh các trường THPT tại huyện Bù Gia Mập,
.62
2.4.2. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động Giáo dục quốc phòng và.

an ninh
64
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá GDQP&AN cho học
sinh các trường THPT tại huyện Bù Gia Mập

.69


vị

2.4.4. Thực trang quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị day hoc Giáo dục
quốc phòng và an ninh....


2.5. Đánh giá chung và nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động,
GDQP&AN cho học sinh các trường THPT ở huyện Bù Gia Ma
2.5.1. Mặt mạnh.

T0

7I

2.5.2. Mặt hạn chế và nguyên nhân.
2.5.3. Cơ hội

2.5.4. Thách thức.

2.5.5. Những vấn đi
Kết luận chương

.T14
giải quyc

2.

=

_

=

Chương 3. CAC BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG GIAO DUC
QUOC PHONG VA AN NINH CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG


‘TRUNG HQC PHO THONG HUYEN BU GIA MAP.

78

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp.

.T§

3.1.1.

Ngun tắc đảm bảo tính mục tiêt

.78

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiển.....
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa..

.T§
78

3.1.4. Ngun tắc đảm bảo tính tồn diện, hệ thống.

.79

3.1.5. Ngun tắc đảm bảo tính hiệu quả, kha thi.
.79
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động GDQP&AN cho học sinh các trường THPT ở
huyện Bù Gia Mập......
.
80

3.2.1. Déi mới công tác quản lý mục tiêu, nội dung chương trình

GDQP&AN cho hoe sinh các trường THPT ở huyện Bù Gia Mập.......... 80
3.2.2. Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên cả về số lượng và
chất lượng với cơ cầu hợp lý.

83

3.2.3. Tang curmg quản lí chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên..... 85

3.2.4. Tăng cường quản lí chất lượng hoạt động học tập của học sinh....... 88

3.2.5. Đổi mới thực hiện công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập
GDQP&AN cho học sinh các trường THPT..

.91


vil
3.2.6. Tăng cường quản lý đảm bảo về cơ sở vật chat, trang thiết bi day hoc
GDQP&AN....................

95

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp...

3.4. Khảo sát sự cần thiết và khả thi của
3.4.1. Khái quát về khảo s;
3.4.2. Kết quả khảo sát..
Kết luận chương 3..

(C. KET LUAN VA KHUYEN NGHI..

1. Kết luận
1.1. Về mặt thực tiễn.
1.2. Về các biện pháp đề xuất.
2. Khuyến nghị...

os

khan

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước
2.2. Đối với UBND huyện Bù Gia Mập.
2.3. Đối với Ban CHQS huyện Bù Gia Mập..

2.4. Đối với CBQL các trường Trung học phỏ thôn,
2.5. Đối với giáo viên giảng dạy mơn giáo dục quốc phịng và an ninh . 107
2.6. Đối với học sinh.

2.7. Đối với Phụ huynh học sinh

D. TAL LIEU THAM KHẢO...

E. PHỤ LUC
PHY LUC 1
PHU LUC 2

109



vill
ĐANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT, Ki HIỆU

Từ viết tắt

Viet day đủ

QP&AN

Quốc phòng và an ninh

GDQP

Giáo dục quốc phòng.

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDQP&AN _ | Giáo dục quốc phòng và an ninh

HS-SV _ | Học sinh sinh viên
QP

Quốc phòng

LGD

Quan lý giáo dục


QPTD

Quốc phịng tồn dân

ANND

An ninh nhân dân

cb
DH

Cao ding
Dai hoc

THPT

‘Trung hoc pho thong

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

LĐTB&XH _ | Lao động thương binh và xã hội
GV

Giáo viên.

HĐDH

Hoạt động dạy học.


csvc

Co sé vat chất

TTB

‘Trang thiét bi

BQP

Bộ quốc phòng


ix
DANH MUC CAC BANG

Bảng 2.1 | Kết quả khảo sát đội ngũ giáo viên dạy QP&AN.

Bảng 2.2

Kết

<

quả đánh

49

giá về thực trạng, nội dung, chương


=
°
giảng dạy của giáo viên dạy GDQP&AN

°

°

trình

52

Bảng 2.3 | Kết quả đánh giá về thực trạng hoạt động dạy của giáo viên |_ 5%
Bảng 24

Kết a quả khảo sát đánh giá giá hoạt hoạt độngđộng họchọc tập,tập, rèn luyện
lyệt của
học sinh

s

Bang 2.5 | Kết quả đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học |

60

Bang 2.6 | Kết quả khảo sát hoạt động kiểm tra, đánh giá.

61


Bảng 2.7

Kết quả khảo sát quản lý mục tiêu, nội dung chương trình
dạy học GDQP&AN

6

Bảng 2.8 | Kết quả đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên

6

Bảng 2.9 | Kết quả đánh giá thực trạng hoạt động dạy giáo viên

66

Bảng 2.10

Kết

quả khảo sát thực trạng


học sinh

"

quản lý hoạt động
y

s


học của

Bảng 2.11 | Kết quả khảo sát thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá.

Bảng 2.12

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý cơ sở vật chat, tran;
a
sane
SỈ
thiết bi day hoc

68

69

+

Bang 3.1 | Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp

100

Bang 3.2 | Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp

101


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong xu thế hịa bình, hợp tác, hội nhập phát triển hiện nay, tình hình thế

giới và khu vực vẫn tiềm ấn những nhân tố gây mất ơn định rất khó lường.
như: chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc tôn giáo, hoạt động.

can thiệp lật đổ, khủng,

le doạ an ninh nhiều quốc gia. Kinh tế thế giới và khu

vực có dấu hiệu phục hồi phục hồi nhưng tăng trưởng.
phát triển chưa ôn định;
thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cho nhiều quốc
gia. Đối với Việt Nam, các thể lực thù địch tiếp tục cấu kết với bọn phản động.
trong và ngoài nước tăng cường chống phá bằng thực hiện chiến lược "Điển biến
hịa bình", “Tự diễn biến”,

“Tự chuyển hóa”...âm mưu bạo loạn lật đỗ với những.

thủ đoạn mới hết sức thâm độc, nguy hiểm. Kẻ thù sử dụng nhiều hình thức khác
nhau về lực lượng, các biện pháp, thủ đoạn kinh tế, chính trị. tư tưởng, văn hóa, xã

hội, đối ngoại, an ninh. ..nhằm xoá bỏ chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam, xố.
bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
Nam, chuyên hoá cách mạng nước ta
đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Nhằm xây dựng và bảo vệ vững chắc nước Việt

Nam xã hội chủ nghĩa chúngta cẳn xây dựng một thế trận quốc phịng tồn dân, an.
ninh nhân dân; trong đó, học sinh, sinh viên ở các trường trung học phơ thơng, đại

học, cao đẳng nói chung và học sinh các trường THPT ở huyện Bù Gia Mập nói

tiêng là một lực lượng hùng hậu, có sức khỏe, có trình độ học vấn, có tiềm năng.

sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại, chủ nhân.

tương lai của đất nước. Đại hội đảng lần thứ XI của Đảng xác định rõ: “Thực hiện
tốt cơng tác giáo dục quốc phịng, an ninh, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hành

động của toàn dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, củng có quốc phịng. an ninh.
Khai thác mọi ngn lực, tiềm năng, thế mạnh để xây dựng tiềm lực quốc phịng.
an ninh gắn với phát triển kinh tế, văn hố, xã hội
" là nhiệm vụ có tính chiến lược,

thường xun, lâu dài, là trách nhiệm của toàn Đăng, toàn dân và của cả hệ thống,
chính trị.


Mục tiêu Giáo dục quốc phòng và an ninh được đề cập đến trong Luật
Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 nêu rõ: “Giáo đực cho công đân vẻ
kiến thức quốc phòng và an ninh đề phát huy tỉnh thần yêu nước, truyền thống

dựng nước và giữ nước, lịng tự hào, tự tơn dân tộc, nâng cao ÿ thức, trách

nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt

"Nam xã hội chủ nghĩa ".
Giáo dục quốc phòng và an ninh được Đảng, nhà nước Việt Nam xác

định là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, là một biện pháp quan trọng để xây.
dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân. Giáo dục quốc phịng và an


ninh là mơn học chính khố trong chương trình giáo dục từ trung học phổ thông,
đến đại học, giúp cho học sinh, sinh viên có những hiểu biết và kỹ năng cơ bản

về quốc phịng, an ninh nhân dân. Có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đảo.
tạo con người mới xã hội chủ nghĩa góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vu

chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng thành công Chủ Nghĩa Xã Hội
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa. Vì vậy, việc giáo dục quốc

phòng và an ninh cho mọi người dân Việt Nam nói chung và cho thé hệ trẻ nói
rigng là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm của đội
ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, các cấp, các ngành về quan điểm đường lối quốc.
phòng và an ninh của Đảng và nhà nước. Nhận rõ đối tượng, đối tác, âm mưu,

thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Ý thức trách.

nhiệm của mỗi công dân Việt Nam về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chủ.
quyền biển đảo, phịng chống “Điển biến hỏa bình”,

“Tự diễn biế

Tự

chuyền hóa ” trong nội bộ, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng qua đó

nâng cao nâng cao nhận thức, sức chiến đấu. chủ động bảo vệ Tổ quốc trong,
tình hình mới.

Giáo dục quốc phịng và an ninh cho học sinh, sinh viên đã có một hệ thống.
văn bản quy phạm tương đối hồn chỉnh, có chương trình, sách giáo khoa và thiết

bị dạy học bước đầu đáp ứng được với yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên để đảm.


bảo chất lượng và hiệu quả. lo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh sinh
viên trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đảo tạo đã chú tới việc đảo tạo,
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng vả an ninh đạt

chuẩn về năng lực chun mơn, song bên cạnh đó việc quản lý hoạt động giáo dục

quốc phòng và an ninh ở mỗi cơ sở giáo dục chưa thực sự được quan tâm đúng,

mức và chưa đáp ứng được những đỏi hỏi ngày một cao của thực tiễn.
Thue tiễn công cuộc đổi mới cho thấy, những thành tựu mà nhân dân ta

giành được trong sự nghiệp xây dựng đất nước luôn gắn liền với những thành
tựu đạt được trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, cơng tác giáo dục quốc

phịng và an ninh được Đảng, Nhà nước chú trọng thực hiện và đạt hiệu quả

thiết thực. Đây là một hoạt động cẩn thiết trong hệ thống giáo dục đảo tạo đề thé
hệ trẻ không chỉ nhận thức được trách nhiệm cơng dân của mình mà cịn rén

luyện, nâng cao phẩm chất con người của mỗi cá nhân. Vì vậy, quán triệt Chỉ thị

số 12-CT/TW (ngày 03 thing 5 năm 2007), *Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
đối với công tác giáo dục quốc phịng và an ninh trong tình hình mới"



Nghị


định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về giáo dục

quốc phịng và an ninh được triển khai sâu rộng, duy trì có nền nếp và chất

lượng từng bước được nâng lên ở hằu hết các cơ sở giáo dục trong cả nước. Và
đặc biệt, nhằm đáp ứng cho việc triển khai thi hành Luật giáo dục quốc phịng và.

an ninh.

Tuy nhiên, cơng tác dạy học giáo

dục quốc phòng và an ninh ở các trường.

THPT trên cả nước nói chung và các trường THPT trên địa bàn huyện Bù Gia
mập có những đặc thủ riêng, vừa phải theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, vừa phải theo quy định của Bộ Quốc phòng. Giáo viên giảng dạy thường là
các giáo viên chuyên môn giáo dục thể chất, còn học sinh thường chưa nhận.

thức được hết tầm quan trọng của mơn học nảy. Chính vì vậy, công tác quản lý

hoạt động dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trường THPT khá

phức tạp và còn nhiều hạn chế, bắt cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu, nhiệm vụ xây:


dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, mặc dù lãnh đạo các Nhà
trường, đã quan tâm và đầu tư cho mơn này. Điều này địi hỏi sớm được khắc

phục trong thời gian tới.


Với lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động Giáo dục quốc

phòng và an ninh cho học sinh các trường THPT ở huyện Bù Gia Mập, tỉnh
Binh Phước ” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn góp phần đổi mới cơng tác

quản lý hoạt động Giáo dục quốc phịng và an ninh cho học sinh các trường
'THPT ở huyện Bù gia Mập hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu

“Trên cơ sở lý luận nghiên cứu về phát triển Giáo dục quốc phòng và an

ninh cho học sinh THPT ở huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Từ đó đề xuất

các biện pháp phát triển đôi ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ trực tiếp giảng dạy

nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh THPT về kiến thức quốc phòng và

an ninh. Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của quốc phịng và an ninh cho thế
hệ trẻ từ đó tuổi trẻ tự hào truyền thống cách mạng của cha ng đi trước, chủ
động lao động, học tập cống hiển cho tổ quốc.

Làm rõ cơ sở lý luận quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh

cho học sinh các trường THPT ở Huyện Bu Gia Map.

Phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm

quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh các trường

THPT 6 Huyén Ba ia Map
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục quốc phỏng và an ninh.
cho học sinh các trường THPT ở Huyện Bù Gia Mập nhằm đáp ứng yêu cầu
đào tạo nguồn lực chất lượng cho địa phương xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập và

cho hoe sinh tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:

Hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh trường THPT


3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh cho học

sinh các trường THPT ở huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi I: Cơ sở lý luận nào để thực hiện công tác quản lý hoạt động
giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh trường THPT ở huyện Bù Gia
Mập, tỉnh Bình Phước.

Câu hỏi : Thực trạng việc quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng và an

ninh tại các trường THPT ở huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Câu hị
ìm giải pháp nào để khắc phục những hạn chế trong công tác.


quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh các trường
THPT 6 huyén Bi Gia Map, tinh Bình Phước.

Câu hỏi 4: Đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý hoạt động giáo

dục quốc phòng và an ninh cho học sinh các trường THPT ở huyện Bù Gia Mập,
tỉnh Bình Phước.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
$1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động Giáo dục quốc phòng và

an ninh cho học sinh các trường THPT ở huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

~ Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và nhận thức

luận Mác-xít, đề tài nghiên cứu, luận giải các vấn để quản lý hoạt động giáo

dục quốc phòng và an ninh cho học sinh các trường THPT ở huyện Bù Gia Mập,
tỉnh Bình Phước.

~ Ste dung phương pháp tiếp cận hệ thông - cấu trúc, tiếp cận hoạt

động nhân cách trong quá trình nghiên cứu. Xác định quản lý hoạt động giáo

dục quốc phỏng và an ninh là một nhiệm vụ quan trọng, cắp thiết không thể coi
nhẹ trong quá trình tổ chức giáo dục kiến thưc quốc phòng và an ninh cho học.
sinh các trường THPT ở huyện Bù Gia Mập. Việc đề xuất các biện pháp quản

lý hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh các trường THPT ở



huyện Bù Gia Mập cần phải xuất phát từ nguyên lý giáo dục, các quan điểm,

cách thức quản lý giáo dục, từ bối cảnh xã hội, thực trạng công tác quản lý

hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh các trường THPT ở huyện
Ba Gia Map.

5.2, Khao sit, đánh giá thực trạng về Quản lý hoạt động Giáo dục quốc phỏng.

và an ninh cho học sinh các trường THPT ở huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

$.3. Đề xuất các giải pháp Quản lý hoạt động Giáo dục quốc phòng va an

ninh cho học sinh các trường THPT ở huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Chủ thể nghiên cứu của đề tài

Quản lý hoạt động Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh các

trường THPT ở huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước là viên chức quản lý.

6.2. Nội dung nghiên cứu:

Luận văn tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện
pháp quản lý hoạt động Giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trường THPT ở.

huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước


6.3. Khách thể khảo sát
Là cán bộ quản lý gồm Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên trực tiếp

giảng đạy giáo dục quốc phịng, giáo viên giảng dạy các bộ mơn khác và học
sinh các trường THPT ở huyện Bù Gia Mập.
6.4. Thời gian khảo sát, lấy số liệu.

Số liệu khảo sát được thực hiện thu thập số liệu năm học 2020-2021,
2021-2022.

Thời gian thực hiện từ 01/7/2022 đến hết tháng 9/2022 trên các trường.

THPT, THCS&THPT 6 huyén Bu Gia Map.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu các nghị quyết của Đảng các cắp, các văn


bản pháp lý của Quốc hội, Chính phủ: Văn bản quy phạm liên quan đến Luật
giáo dục, luật giáo dục quốc phòng và an ninh, văn bản của bộ Giáo dục và Đào.

tạo quy định về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trường THPT.
Thu thập số liệu, thông tin tư liệu, các bài báo khoa học, các nghiên cứu

đã cơng bó liên quan đến nội dung luận văn: Sử dụng các phương pháp quy nạp,

dign dich, phân tích, tổng hợp, so sánh để nghiên cứu


Tìm hiểu, nghiên cứu các bài viết, các để tài nghiên cứu khoa học trong.

nước và ngồi nước về cơng tác giáo dục quốc phòng và an ninh. Tầm quan.

trọng của cơng tác giáo dục quốc phịng và an ninh trong tinh hình mới. Tìm

hiểu luật quốc phịng và an ninh của một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản,

Trung Quốc, Mỹ, Đức, Singapo đề củng cố lý luận cho luận văn.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tỉ
Trên cơ sở thực tiễn việc quản lý, cơ chế tổ chức bộ máy, quản lý hoạt
động giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trường THPT. Từ đó nghiên cứu,
đánh giá đúng thực trạng về hoạt động quản lý

Tổ chức làm phiếu khảo sát, phỏng vấn đến đối tượng cán bộ quản lý, đội
ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy và học sinh về hoạt động giáo dục quốc phòng

và an ninh.

7.3. Phương pháp thắng kê

Thực hiện phương pháp tổng hợp, thu nhập và xử lý các số liệu sau khi
thu thập.
8. Đồng góp của luận văn.
8.1. Về mặt lý luận

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế luận văn sẽ rút ra những luận điểm, lý luận


khoa học về công tác quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh.

#2. Về mặt thực tiễn

Đề xuất giái pháp, mô hình nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục

quốc phòng và an ninh cho học sinh THPT ở huyện Bù Gia Mập, Bình Phước.


'9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu nghiên cứu, phụ lục.
Luận văn có 3 chương gồm:

Chương 1:
ninh cho học sinh
Chương 2:
các trường THPT

Cơ sở lí luận quản lý hoạt động Giáo dục quốc phòng và an
các trường THPT
Thực trạng quản lý hoạt động Giáo dục quốc phòng và an ninh
ở huyện Bù Gia Mập. tỉnh Bình Phước là viên chức quản lý

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động Giáo dục quốc phòng và an

ninh cho học sinh các trường THPT ở huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước


'B. NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO HỌC SINH
'Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THONG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

1.1.1. Những nghiên cứu trên thể giới

Giáo dục QP&AN là vấn đề có ý nghĩa trọng yếu cho sự tồn vong của các
quốc gia. Trên thế giới, nhiều nước đã tổ chức giáo dục QP&AN cho thế hệ trẻ.
mà đặc biệt là học sinh,

nhiên, các vấn đi

a

sinh viên và tổ chức nghiên cứu về vấn đề này. Tuy
phòng, an ninh, quân sự, quân đội là những vấn đề

luôn được các quốc gia bảo mật. Do vậy, các tài liệu

các kết quả nghiên cứu.

về quốc phòng, an ninh, quân sự, quân đội trên thế giới cơng khai rất hiểm hoi

và đó là khó khăn trong q trình nghiên cứu của tác giả luận văn.

Một số cơng trình nghiên cứu như “Cúc vấn đẻ giáo dục quân sự” của.

E.G.Vapilin và Mulinva, người Nga (2001) và “Những quan điểm phương pháp
luận về xây dựng học thuyết giáo dục quân sự ở Nga” đã cho thấy việc nghiên


cứu, quản lý công tác giáo dục ý thức quốc phòng cho cán bộ, viên chức, học
sinh, sinh viên được Tổng thống và Chính phủ Nga đặc biệt quan tâm. Ngoại trừ
lực lượng chiến lược trong quân đội Nga là Hải quân, Không quân chiến lược và
tên lửa chiến lược, còn lại các sĩ quan ở tất cả đơn vị lục quân đều được luân

phiên tham gia GDQP cho thế hệ trẻ. Công tác quản lý và GDQP cho thế hệ trẻ
được xác định là nhu cầu bức thiết trong bối cảnh nước Nga và tình hình quốc tế

hiện nay.

Các tác giả Trung quốc như: Lý Xương Giang, Tiểu Kính Dân, Vương

Bảo Tơn...đã đi sâu nghiên cứu chiến lược phát triển GDQP của Trung Quốc
trước sự vận động, biến đồi phức tạp của tình hình hình thế giới, khu vực và

trong nước. Trung Quốc thường xuyên quan tâm, chú trọng quản lý giáo dục ý

thức quốc phòng, bảo vệ đất nước cho các tằng lớp nhân dân, đặc biệt là thé hé


10

học sinh, sinh viên ~ những trỉ thức tương lai, chủ thể xây dựng chế độ. Giáo
dục quốc phòng do Bộ Quốc phòng đảm nhiệm. Theo kế hoạch hàng năm của

“Chính phủ, từng trường đại học đưa sinh viên tới các đơn vị quân đội để
trong thời gian hai tháng. Khoảng thời gian này các đơn vị quân đội tổ chức
bộ đội học dã ngoại ngoài doanh trại. Doanh trại quân đ lúc này trở thành
trung tâm GDQP. Một s tác giả đã đi sâu nghiên cứu đổi mới GDQP cho


học
cho

các

cán

bộ, học sinh, sinh viên trước yêu cẩu chống “Tây hóa”, ảnh hưởng nơ dịch của

chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, đề xuất giải pháp đổi mới nội dung.

chương trình, phương pháp GDQP cho cán bộ, học sinh, sinh viên đáp ứng yêu
cầu bảo vệ đất nước Trung Quốc và thành quả cách mạng, xây dựng nền quốc

phịng tồn dân.

'Với quan niệm quốc phịng là: *Răn đe, tự lực, tự cường, thương lượng bao.

giờ cũng mạnh hơn chiến tranh”, muốn quốc phỏng tốt thì kinh tế phải mạnh...Vì

vậy Malaixia nghiên cứu về quốc phịng và tổ chức GDQP cho người học được
tiến hành thường xuyên và rộng khắp, đạt chất lượng tốt. Với dân số 23 triệu

người, nhà nước đầu tư xây dựng 41 trung tâm GDỌP cho học sỉnh, sinh viên, tư

nhân đứng ra quản lý. Theo kế hoạch năm của nhà nước, thanh niên từ 18 đến 25

tuổi được tập trung tại các trung tâm GDQP để học kiến thức về quốc phòng với.
thời gian 3 tháng. Các học phần lý thuyết do giảng viên các trường đại học giảng.


dạy, các học phần thực hành do sĩ quan quân đội giảng day.

_Một số nghiên cứu của Inđơnéxia, quan niệm quốc phịng gồm những vấn

đề rộng lớn trong nước và quốc tế, được nghiên cứu một cách tổng hợp, bao quát

nhỉ
kinh

nh vực của đời sống xã hội như con người, dân tộc, văn hóa, tơn giáo,
qn sự, chính tri, ngoai giao... trong đó tập trung làm rõ ba nội dung co

bản: tiềm lực quốc gia; đặc điểm địa lý, tự lực, tự cường dân tộc.

Một số nghiên cứu của Vương quốc Thái Lan, quan niệm quốc phòng như.
sau: “Quốc gia bền vững, nhân dân phổn thịnh”. Sự hợp tác giữa các thành phần.
nhà nước và tư nhân. Là nhân tổ cốt lõi trong chiến lược quốc phòng. Quốc


1
phòng gắn chặt với an ninh quốc gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Nội dung.
gin QP&AN được thể

hiện rất sâu sắc.

Một số nghiên cứu của Cộng hòa Pháp, quan niệm quốc phịng theo nghĩa.

rơng nhất, khơng chỉ là lĩnh vực của quân đội và chính quyền nhà nước mà liên
quan đến mọi công dân và mọi lĩnh vực hoạt động của nhà nước. Các nghiên.


cứu đã chỉ ra hệ thống GDQP có một số trường trực thuộc chính phủ, có một số.

trường thuộc Bộ GD&ĐT. Nội dung nghiên cứu rộng, bao quát nhiễu lĩnh vực,

từ chiến lược quốc phòng, chính sách quốc phịng, kinh tế qn sự đến phát triển
cơng nghiệp quốc phịng.

Một số nghiên cứu ở Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ (Mỹ). Ngày nay trước tình

hình mới, đối mặt với tình hình đa cực hóa thé giới, tồn cầu hóa kinh tế, mạng,

hóa thơng tin, Mỹ càng coi trọng phổ cập tư tưởng GDQP mang màu sắc riêng.
của Mỹ. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước là nội dung cốt lõi của GDQP. Ở đây cần

phải chỉ rõ, sự khác biệt của nước Mỹ trong việc bồi dưỡng tư tưởng yêu nước

cho công dân, không tập trung sức chú ý vào khu vực cư trú và quốc tịch mà
nặng về hệ

thống tư tưởng có liên quan mật thiết với đời sống xã hội. Nền khái

niệm mà họ sử dụng khơng phải là “Tổ quốc ",

“có hương",

“mà là nước Mỹ",

“Idi sing My”. Cha yếu là vì con đường phát triển mà nước Mỹ đã trải qua

tương đối ngắn, hình thành một quốc gia nhiều dân tộc, những dân tộc đó đều


cọ nước Mỹ là q hương mình.
“Một số nghiên cứu ở Nhật Bản, nhà nước thành lập các trung tâm GDQP.
ở các quân khu để GDQP cho sinh viên và lực lượng bán vũ trang, mọi nam

công đân Nhật Bản phải trải qua chương trình GDQP cho thể hệ trẻ và tham gia
lực lượng bán vũ trang như là một nghĩa vụ công dân.

Một số nghiên cứu ở Hàn Quốc, chính phủ quy định nam giới trong độ.

tuổi từ 18 đến 25 buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự tại các đơn vị bộ đội, tại

đây sinh viên sẽ được trang bị kiến thức phần thực hành và luyện tập về quân sự.

thời gian ba tháng. Trong chương trình của các trường đại học, quân sự là là các
môn lựa chọn và trường chỉ dạy phần lý thuyết.


12
Ở Singapo, Nhà nước đầu tư xây dựng các Trung tâm GDQP va giao cho
Bộ Quốc phịng quản lí. Theo kế hoạch hằng năm, thanh niên từ 18 đến 25 tuổi

được tập trung tại các Trung tâm GDQP để học GDQP với thời gian 3 tháng.

Nhìn chung, những nghiên cứu về quản lý giáo dục và giáo dục QP&AN.

ở nước ngồi cho thấy:

Các nước trên thể giới, khơng phân biệt chế độ chính trị


xã hội, tiềm lực kinh tế giàu hay nghèo, diện tích lớn hay nhỏ, dân số nhiều hay

it, dân tộc, tôn giáo...đơn dang hay đa dạng, đều quan tâm đến nền giáo dục, có.
triết lý của riêng họ, có tư tưởng coi trọng QP&AN cho học sinh, sinh viên theo
hai hình thức quản lý tập trung tại các trung tâm giáo dục QP&AN hay phân tán
tại các cơ sở GD&ĐT theo chiến lược quốc phòng, phù hợp với điều kiện thực
tế, văn hóa, chính trị, xã hội của mỗi nước.

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân

tộc ta đã luôn quan tâm tới việc giáo dục quân sự, quốc phỏng cho nhân dân và
học sinh, sinh viên nhằm tăng cường sức mạnh tỉnh thần, biến thành sức mãnh
quân sự để chiến thắng kẻ thù xâm lược và đã xuất hiện những tác phẩm có ý

nghĩa GDQP to lớn. Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà (zhời Lê Hoàn chống quân Tổng

năm 981). Đây là bài thơ nỗi tiếng trong lịch sử Việt Nam, được coi là bản tuyên
ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam. Là một trong hai áng văn kiệt tác có tư.
tưởng GDQP. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước.
là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có.
điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới

có điều kiện để xây dựng đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển,
truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và các thành quả tỉnh
thần và vật chất của nhân dân ta. Nhiều bậc hiễn tài đã nghiên cứu hiến kế sách

hay cho việc trị nước và giữ nước. Việc chiêu tập binh mã, việc rèn quân, luyện

quân, việc “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bên gốc”... là những kế sách có.

giá trị như những tài liệu khoa học về quốc phòng của dân tộc.


18

Nhận thức được quy luật dựng nước phải đi đôi với giữ nước, đồng thời

tiếp tục phát huy giá trị truyền thống của dân tộc trong các cuộc kháng chiến

chống ngoại xâm, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm có những.

chủ trương, giải pháp mang tính chiến lược về vấn để GDQP&AN. Những chủ
trương, chính sách đó cùng với những văn bản quy phạm pháp luật của Chính

phủ về GDQP khơng chỉ là cơ sở pháp lý mà còn là một cơ sở khoa học, cơ sở
phương pháp luận định hướng cho các hoạt động nghiên cứu về QP&AN trong
thời đại mới.

Mục tiêu của GDQP&AN cho học sinh, sinh viên (HS ~SV) là chuẩn bị

cho HS ~ SV hoàn thiện về tỉnh thần và thể chất, tự giác tham gia và thực hiện

tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắ

chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh, đất

nước ồn định phát triển kinh tế,

xã hội. Là quá trình truyền thụ lịch sử đấu tranh


chống ngoại xâm của dân tộc và lĩnh hội đường lối, củ trương, chính sách của

Đảng và Nhà nước về quốc phịng và an ninh; những hiểu biết, kiến thức, kỹ
năng về quân sự, an ninh cho học sinh, sinh viên đáp ứng u cầu xây dựng và
bảo vệ Tơ quốc trong tình hình mới.

Năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)

ban hành Chỉ thị 420/CT về GDQP và đảo tạo sĩ quan dự bị trong HSSV; tiếp
tục khẳng định:
GDOP la yêu cầu không thể thiểu được trong chương trình ở các

trường THPT, DN, TCCN, CĐ, ĐH, kẻ cá quốc lập dân lập và các
loại hình đào tạo khác; tiếp tục đào tạo có chọn lọc các sinh viên đại
học có ngành nghề phù hợp với quốc phòng thành sĩ quan dự bị của

các ngành kỹ thuật, chun mơn nghiệp vụ, đễ khi cần thì động viên

phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Dé đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong sự nghiệp đổi mới
của đất nước, Bộ QP đã phối hợp với Bộ GD&ĐT biên soạn, ban hành Chương.

trình GDQP thay thế Chương trình Huấn luyện qn sự phổ thơng. Như vậy, kế


14

từ năm 1991 Chương trình Huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh, sinh
viên được đổi tên thành Chương trình GDQP.


Sau khi nước nhà được thống nhất, nhất là trong công cuộc đôi mới, nhận

thức, tư duy lý luận của Đảng về vai trò của giáo dục quốc phòng càng thể hiện
rõ hơn, đầy đủ hơn. Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII), nêu rõ:

“Tăng cưởng.

cơng tác giáo dục về quốc phịng cho tồn dân, trước hết là đối với cán bộ các
ngành, các cấp của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, đề đáp ứng yêu cầu bảo vệ

Tổ quốc trong thời kỳ CNH ~ HĐH, Bộ Chính trị (khóa IX) đã ra Chỉ thị số 62 -

CT/TW, ngiy 12 tháng 02 năm 2001 về *Tăng cưởng công tác giáo dục q

phịng tồn dân trong tình hình mới". Chỉ thị nhắn mạnh: “Giáo dục quốc

phòng, an ninh là một bộ phận của

nề giáo dục quốc dân, việc phổ cập và tăng.

cường giáo dục quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước và
toàn xã hội, phải được chỉ đạo, tổ chức thực hiện thông nhất từ Trung ương đến

địa phương bằng các hình thức phù hợp với từng đối tượng”. Như vậy có thê
thấy, tư duy lý luận của Đảng về giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho cán bộ,

nhân dân, học sinh, sinh viên ln có sự phát triển phù hợp với từng giai đoạn

của cách mạng, từ huấn luyện quân sự phổ thơng cho học sinh, sinh viên, giáo


dục quốc phịng đến giáo dục quốc phịng, an ninh cho tồn dân.

Ngày 24/11/2020, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 46/2020/TT-

BGD&DT, Ban hành Chương trình mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh cấp.

trung học phổ thông.
Trên phương điện nghiên cứu, đã có một số cơng trình nghiên cứu, bài
viết về vai trò của giáo dục QP&AN trong hệ thống giáo dục quốc dân nói

chung, giáo dục ý thức quốc phịng. an ninh cho cán bộ, học sinh, sinh viên các
trường Đảng, trường đại học, cao đẳng và trung học.

Tác giả Lê Minh Vụ (2006), Đổi mới GDOP trong hệ thống giáo dục
quốc gia. Đề tài khoa học cấp Nhà nước. Đề tài đã tập trung phân tích làm rõ
những vấn đẻ cơ bản về GDQP, đánh giá những thành tựu, hạn chế, yếu kém của


15
công tác GDQP cho các đối tượng và trên cơ sở phân tích sâu sắc sự phát triển
của tình hình thế giới, khu vực, trong nước, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo.
vệ tô quốc đã đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao chất lượng GDQP cho.

cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân đáp ứng mục
tiêu, yêu cầu đã xác định.
Tác giả Phạm Xuân Hảo (chủ nhiệm đề

). Nguyễn Văn Cần, Hồng


‘Van Thanh; Hoc vign Chính trị qn sự (2007). Đề tài khoa học cấp cơ sở Đổi
mới GDỌP trong hệ thông giáo dục quốc gia - Thực trạng và kinh nghiệm
GDOP trong hệ thống giáo dục quốc gia. Các tác giả đã mô tả thực trạng từ
quản lý nhà nước, quản lý nhà trường về GDQP trong hệ thống giáo dục quốc.
gia, phân tích các ưu, khuyết điểm. Đồng thời nêu hệ thống các kinh nghiệm
quản lý hiệu quả giai đoạn, nhằm nhân rộng mơ hình GDQP trong hệ thống giáo

dục quốc gia.

Tác giá Nguyễn Thành Công: Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng
môn GDQP&AN cho học sinh, sinh viên tai Trung tâm GDQP&.AN Đà Nẵng.
Tap chi Dan quan tự vệ Giáo dục quốc phòng, quý II, năm 2012.
Tác giả Nguyễn Thiện Minh: Những vấn đề cơ bản cân tập trung chỉ đạo.
nâng cao chất lượng dạy, học giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh,

sinh viên năm học 2012 ~ 2013 và những năm tiếp theo. Tạp chí Dân qn tự vệ
Giáo dục quốc phịng, tháng 8, năm 2012, số 59.

“Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu về GDQP&AN của các tác giả đã thể

hiện các hướng và nội dung nghiên cứu chính sau:

Một số tác giả tập trung nghiên cứu lĩnh vực nâng cao chất lượng GDQP.
&AN về nội dung, chương trình, phương pháp:
Một số tác giả nghiên cứu vấn đề quản lý mà chủ yếu là đồng bộ hóa phục.

vu cho việc nâng cao chất lượng GDQP&AN. Đây cũng là một trong những gợi
ý để luận văn này nghiên cứu tập trung vào công tác quản lý GDQP&AN;



×