Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường thpt thông qua việc xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.36 MB, 136 trang )

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HOC SU PHAM TP. HO CHi MINH

LAM MINH XUAN TRU‘

NANG CAO CHAT LUQNG DAY HQC VAT LY 6 TRUONG
THPT THONG QUA VIEC XAY DUNG VA SU DUNG

WEBSITE HO TRO DAY HQC PHAN “DAO DONG VA SONG
CO HQC” LOP 12

Chuyên nghành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý
Mã số: 60 14 10

2006 | PDF | 135 Pages

LUAN VAN THAC SI GIAO DUC HOC

NGƯỜI HUGNG DAN KHOA HOC:

TS. MAI VAN TRINH

Thành phô Hồ Chỉ Minh - 2006


LOL CAM DOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu vả kết quả
nghiên cửu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bổ trong bất kì một

cơng trình nào khác.



Tác giả
Lâm Minh Xuân Trường


LOL CAM ON
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban Giảm Hiệu, Phòng Quản lý Nghiên cứu
khoa học, Ban Chủ nhiệm khoa Vật lý và các thầy cô trong tổ Phương Pháp Giảng
Day khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chỉ Minh.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và các Thảy Cô trong trường THPT Võ
Trường Toản Quận 12, TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện

để tải.
Xin được bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Mai Văn Trinh - Thấy đã tận tỉnh hướng.

dẫn trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận vặn.

Cuối củng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn với gia đình và những người thân yêu, bạn

hữu đã dành tình cảm, động viên vả giúp đỡ trong những ngày học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn nay.
Thành phố Hỗ Chỉ Minh - năm 2006


MUC LUC
LOI CAM DOAN
LOL CAM ON...

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CAC CHU VIET TAT TRONG LUAN VAD

MO DAU..

1, Lido chon dé tai..

2. Mục đích nghiên cứu..

3. Nhiệm vụ nghiên cứ

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...
5, Gia thuyết khoa học.

6. Phương pháp nghiên cứu..
7. Cầu trúc luận văn

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY ĐỰNG VÀ SỬ DỤNG
WEBSITE DẠY HỌC
1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng máy vỉ tính với Website dạy học.

1.1.1. Cơ sở tâm lý học..........................-----cccccserererrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrie
L3Ì
1.1.2. Cơ sở lý luận dạy học

..................................

=

stasis


i

--l14

1.1.3. Cơ sở thực tiễn...

1.2. Sử dụng MVT và Internet trong dạy học vật lý...
1.2.1. Sử dụng MVT trong dạy
học...................--2222222222.xrrrrerreeee T7
1.2.2. Sử dụng MVT trong
dạy học vật lý...................=—1.2.3. Sử dụng Internet trong dạy học vật
1.3. Những đỉnh hướng sư phạm của việc sử dụng Website trong dạy học..
1.3.1. Sử dụng Website để làm công cụ hỗ trợ hoạt động dạy của GV......................3!
1.3.2. Sử dụng Website lâm công cụ hễ trợ học tập của HS...................................32
1.3.3. Sử dụng Website để kiếm tra, đánh giá kiến thức của HS .
-32
1.3.4. Sir dụng Website quản lý học
tập. . . . .
2222233
1.3.5. Sử dụng Website như một phương tiện hữu hiệu đê phổ biến kiển thức cho nhiều

đối tượng người dùng khác nhau.................
keeeeerrrrrerrrreereoee.33
1.3.6. Những hạn chế khi sử dụng Website dự hộc...............eseeereceeeeee.33
1.4. Website dạy học vật lý
1.4.1. Website
đạy
học............... . -eecrerrrrrreeerrre
-34

1.4.2. Cơ sở lý luận dạy học của việc xây dựng Website dạy học
35


1.4.3.
1.4.4.
1.4.5.
1.4.6.
1.4.7.

Hình thức triển khai Website trong dạy học vật lý.................
Lua chon cong cu xay dung Website..
Nguyên tắc xây dựng Website dạy học................
Cac tiêu chỉ đánh giá Website dạy học
——-—
Những vấn để cần lưuý khi sử dụng Website dạy học......

36
-37
:.....
Al

CHUONG 2: XAY DUNG WEBSITE HO TRO DẠY HỌC VAT LY PHAN
DAO DONG VA SONG CO HOC VAT LY 12.
2.1, Cơ sỡ của

2.1.1. Cấu trúc nội dung phần dao động và sóng cơ học.
2.1.2. Một số khó khăn vả thực trạng dạy học phần dao động vả sỏng cơ học..............44
2.2. Những định hướng sư phạm của việc thiết kế Website hỗ trợ dạy học vật lý phần


“Dao động và sóng cơ học”.
46
3.3. Nội dung cơ bản của Website hỗ trợ đạy học vật lý phần dao động và sóng cơ
học
47
3.3.1. Giới thiệu Website và hướng dẫn sử dụng..........................
-48
2.3.2. Cơ sở vat IV...
48
2.3.3. Sách giáo khoa và sách giáo viên...........
„40
2.3.4. Bài giảng điện tử...
2.3.5. Ôn tập theo chủ

đề..............................-~cee



ss

s

1"...
28:1. THE HÙM sa nà -282286-222 B02 0812 Dó2 G008 HH2 HE ae GIE gH 400 00-2020
2.3.8.
Thứ viện. . . . . . . . . .
+2 ttrrrrrrrrrrrrrrrroooo.ĐỔ
2.3.9. Giải trí......
2.4. Tổ chức đạy học với sự hỗ trợ của Website "Dao động và sóng cơ học
3.4.1. Các kỹ năng cơ bản sử dụng Website "Dao động và sóng cơ học"...

s
2.4.2. Xây dựng tiễn trình DH với sự hỗ trợ của Website "Dao động và sóng cơ học".59
1.5. Kết luận chương,
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm
3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư

phạm........................-2222222sseccerrrrrrrrrrserrrreeereoece.RÐ

3.2.2. Nhiêm vụ thực nghiệm sư phạm.............
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...

3.4. Kết quã thực nghiệm sư phạm ...
3.4.1. Nhận xét về tiến trình dạy
học......................-s-52seeeseerrerrrerrrrrrrreerree.Rđ


3.4.2. Đánh giá kết quá học tập của học
3.5. Kết luận chương 3.

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHY LUC...

sinh..........................2--+zsrreeeree-.84


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHU VIET

LUẬN VĂN
CNTT

:Công nghệ thông tin

DH

Day học

ĐMPPDH

:Đồi mới phương pháp dạy học

GDDT

Giáo đục - Đào tao

GV

:Giáoviên

HS

Học sinh

LLDH

:Lý luận đạy học

MVT


Máy

PPDH
PTDH

:Phương pháp dạy học
Phương tiện dạy học

QTDH

:Q trình dạy học

SGK

:Sách giáo khoa

THPT

:Trung học phơ thơng

TNSP

vi tỉnh

‘Thue nghiệm sư phạm

TAT TRONG



1. Lí do chọn đề tài

Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ quan trọng hiện nay của ngành Giáo duc Đào tạo nhằm đáp ứng những nhu cầu mới của xã hội về đảo tạo nguồn nhân lực. Thực hiện

Nghĩ quyết TW 4 khóa VII vả Nghị quyết TW 2 khóa VIII về đổi mới phương pháp đạy học
(ĐMPPDH), ngành Giáo dục - Đào tạo (GDĐT) đã và đang tích cực triển khai mạnh mẽ
phong trào này và thu được những kết quả đáng khích lệ. Xác định mục tiêu của ĐMPPDH,
Luật Giáo dục tại điều 28.2 có ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phủ hợp với đặc điểm của từng lớp học,
môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng.
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập

cho học sinh"

Nét nỗi bật của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là áp dụng những thành tựu
của khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ vào q trình dạy học nhằm thực hiện mục đích giáo
dục với hiệu quả cao. Ngay từ những năm 60 người ta đã dự báo rằng công nghệ thơng tin
(CNTT) nói chung, máy vỉ tính (MTV) nói riêng sẽ đóng vai trỏ rất quan trọng trong tương.

lai của đời sống xã hội nói chung, của giáo dục và đảo tao noi riêng.

Ở nước ta ngoài việc đưa tin học vào nhà trường như một môn học độc lập bên cạnh
các mơn học truyền thơng khác, thì MVT cũng được xem là một phương tiên dạy học hiện
đại mới. Nhóm nghiên cứu ở Đại học bách khoa Hà Nội đã xây dựng "Phịng thí nghiệm Vật
lí áo" và cải đặt trên các đĩa CD-ROM; một số học viên cao học, các nghiên cứu sinh đã xây
dựng những phần mềm hỗ trợ dạy học Vật lí

Từ năm 1993, Bộ Giáo dục - Đảo tạo chủ trương đưa máy vỉ tính vào nhà trường để
dạy tin học, để quản lý nhà trường và đê hỗ ượ dạy các môn học khác. Hiện nay có rất nhiều
trường học tử bậc tiểu học đến các trường chuyên nghiệp được trang bị các phòng máy tính.


Nhiều năm qua, ĐMPPDH đã được nghiên cứu, bàn luận sơi nồi với nhiều góc độ
khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS,
dưới sự tô chức hướng dẫn của GV. Tuy nhiên thực tế ĐMPPDH vẫn chưa có chiều sâu,

chưa có sự liên tục, PPDH vẫn nặng vẻ lối giảng dạy truyền thơng, thụ động, chưa kích

thích tính tự chủ tích cực của HS, chưa tận dụng ưru thể của kỹ thuật mới mang lại, chưa đáp


ứng yêu cầu của xã hội. Hiện nay, trước thực tế bùng nỗ thông tin, nhất là trong điều kiện
ngành GD-ĐT đang triển khai đổi mới chương trình giáo dục phô thông, ĐMPPDH trở
thành cấp thiết hơn bao giở hết.

Trong q trình ĐMPPDH, phương tiện dạy học đóng vai trị quan trọng, vì phương.
tiên dạy học vừa là phương tiện cho hoạt động dạy, hoạt động học, vừa là nguồn thơng tin,
trì thức. Tăng cường sử dụng phương tiện day học hiện đại cũng là đ éu kiện cơ bản để thực
hiện có hiệu quả nhiều phương pháp dạy học. Các phương tiện dạy học hiện đại với sự ứng
dụng cơng nghệ thơng tín ngảy cảng phổ biến với những ưu thể nỗi trội đã tạo ra hiệu quả
tích cực cho quá trình đạy học,

việc triển khai nối mạng Internet đến các trường phổ thông

đã tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS khai thác và sử dụng nguồn thông tin để phục vụ
cho công tác dạy và học.
Website dạy học với sự trợ giúp của MVT vả Internet tỏ ra có nhiễu thể mạnh. Chất

lượng dạy học với sự hỗ trợ của Website đã được khẳng định về mặt lý luận vả thực tiễn
nhưng cho đến nay những cơng trình nghiên cứu, tải liệu... bàn về phương pháp xây dựng
'Website DH như thể nảo để nâng cao chất lượng, đảm bảo nắm vững kiến thức và phát triển


óc sảng tạo của HS trong DH nói chung vả DHVL nói riêng cịn chưa được quan tâm đúng
mức.

Phan Dao động cơ học vả sóng cơ học là hai chương đầu tiên của phần dao động và
sóng trong sách giáo khoa (SGK) vật lý lớp 12 THPT. Hai chương này đề cập đến các kiến
thức quan trọng như dao động tuần hoàn, dao động điều hỏa, dao động tất dần, dao động

cưỡng bức, khảo sát dao động điều hòa cúa con lắc lị xo, con lắc đơn, hiện tượng sóng
trong cơ học, sóng âm và hiện tượng giao thoa sóng. Khi giảng dạy và học tập chương này.
HS gặp phải một số khó khăn chủ y như sau
~ Một số khái niệm mang tỉnh trừu tượng đối với HS như pha và tần số góc của dao

động, sự truyền pha dao đơng, bước sơng vả các đặc tính sinh lý của âm.

~ Các hiện tượng, quá trình xảy ra nhanh do vậy HS rất khó quan sát một cách rõ rằng,
trực quan.
Do đó

tiếp thu, lĩnh hội các kiến thức của phần nảy sẽ gặp những hạn chế,

HS phải chấp nhận một số tính chất,

đơi khi

kết luận một cách thụ động. Để nâng cao chất lượng tri

thức của HS, giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách có căn cứ khoa học thi việc trực quan hóa



các hiện tượng, làm chậm lại các quá trình ấy thơng qua thí nghiệm mơ phỏng hay minh họa
trên màn hình là một nhu cầu cần thiết khi giảng dạy
Đó cũng chỉnh là lý do tôi chon dé tài

"Năng cao chất lượng dạy học Vật lý ở trưởng.

THPT thông qua việc xay dung va sit dung Website hd tro day hoc phan dao động và sóng
cơ học lớp 12”
2. Mục đích nghiên cứu

-_ Xây dựng Website hỗ trợ dạy học Vật lý phần "Dao động và sóng cơ học" góp.
phan đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học Vật lý ở trường PTTH

~_ Nghiên cứu quy trình sử dụng Website dạy học phần "Dao động và sỏng cơ học"
Vat ly 12 THPT
- Bude dau hinh thanh cho HS k¥ nang khai thée va sir dung thơng tin để học tập và
nhằm nâng cao chất lượng dạy - học môn vật lý ở trường THPT

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
~ _ Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc sử dụng MVT với Website trong dạy học Vật
lý ở trường THPT.
~ _ Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế Website đạy học.

~_ Nghiên cứu nội dung, cấu trúc hai chương đao động cơ học và sóng cơ học trong.
chương trình Vật lý 12 THPT
~_ Thiết kế Website hỗ trợ dạy học vật lý phần "Dao động và sóng co hoc" Vat ly 12

THPT vả tơ chức DH với Website "Dao động và sóng cơ học"

~ _ Áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài vào DH một số bài trong phân Dao động.

và sóng cơ học, tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giá thuyết khoa học đã đặt
ra.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
~_ Thực hiện thiết kế Website hỗ trợ dạy học phần "Dao động vả sóng cơ học" trong.

chương trình Vật lý 12 THPT với sự hỗ trợ của Internet.

- Ung dung dé tai vào việc giáng dạy vật lý trường THPT Võ Trường Toản Quận I2
TP Hỗ Chí Minh.


5. Gia thuyét khoa hoc
Nếu thiết kế được Website hỗ trợ DH bảo đảm tính chính xác khoa học và được sử

dụng phủ hợp với yêu cầu ĐMPPDH sẽ phát huy tính tích cực, năng lực tự học của HS
trong hoạt động học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT.

6. Phương pháp nghiên cứu
a/ Nghiên cứu lý thuy
- Nghién cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước và các nghị định, thông tư, chỉ thị
của Bộ Giáo dục và đảo tạo.
- Nghiên cửu lý luận của việc sử dụng MVT và những ứng dụng của nó trong việc
đổi mới PPDH vả nâng cao chất lượng DH vật lý ở THPT.
~ _ Nghiên cứu tải liệu giáo dục học, tâm lý học, lý luận dạy học và PPDH vật lý.
~ _ Nghiên cứu tải liệu về PTDH vat lý, các phần mềm hỗ trợ thiết kế Website.

~ _ Nghiên cứu chương trình, nội dung SGK, SGV và các tài liệu tham khảo đến
nội dung phần Dao động và sóng cơ học.
Nghiên cứu những kết quả của các đề tải đã có liên quan đến vấn để nghiên cứu, các


bài báo khoa học đăng trong tap chi Giáo dục, tạp chí khoa học.
b/ Nghiên cứu thực nghiệm:

Thiết kế và sử dụng Website hỗ trợ DH phẩn Dao động và sóng cơ học; cải đặt

Website đã thiết kế vào hệ thống MVT nơi tổ chức thực nghiệm sư phạm (TNSP)
c/ Điều tra tìm hiểu tỉnh hình đạy học:

~_ Tìm hiểu cơ sở vật chất ở nhà trường, cụ thể là trang thiết bị phịng nghe nhìn,

phịng vi tính, phịng thí nghiệm bộ mơn vật lý

~_ Thơng qua đảm thoại với GV, các nhà quản lý giáo dục để tìm hiểu vấn đề trang bị

và ứng dụng MVT với Website dạy học ở trường THPT và tìm hiểu các phương pháp chủ
yéu ma GV sit dung dé day vat ly.

- Tim hiéu tình hình học tập của HS trong quá trình học tập ở trường. ở nhà, cách tổ
chức học và đặc điểm tâm lý


d/ Thực nghiệm sư phạm:
Tổ chức TNSP, tiến hành thực nghiệm có đổi chứng để đánh giá

MVT với Website trong DH phần dao động và sóng cơ học lớp 12 THPT

gu quả sử dụng

Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm: dùng phương pháp kiểm định sự khác nhau

của hai trung bình cộng đề kiểm định về sự khác nhau giữa hai điểm trung bình của HS ở
hai nhóm thực nghiệm và đối chứng

7. Cầu trúc luận văn
Phân mở đầu
Phan nội dung

Chương 1: Cơ sỡ khoa học của xây dựng và sử dụng Website dạy hoc.
Chương 2: Xây dựng Website DH và khai thác khả năng hỗ trợ ạy học của nó trong
phẫn Dao động và sóng cơ học lớp 12 THPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận


CHUONG 1: CO SO KHOA HQC CUA VIEC XÂY DỰNG VÀ SỬ

DUNG WEBSITE DAY HQC
1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng máy vi tính với Website dạy học
1.1.1. Cơ sở tâm lý học
Các cơng trình nghiên cứu về tâm lý học nhận thức thông qua hoạt động giáo dục - đảo
tạo trên phạm vi toàn thể giới đã khẳng định vai trò to lớn của các phương tiện đạy học
(PTDH) trong việc nâng cao hiệu qua day hoc. Để lĩnh hội tri thức phải có sự tương quan
hợp lý giữa lời nói của GV với các phương tiện trực quan, phương tiện trực quan hình thành
những biểu tượng cụ thể trong ký ức của HS. Các khái niệm hình thành trên cơ sở các biểu
tượng. Do vậy việc hướng dẫn trí giác của HS một cách có mục đích là vơ cùng quan trọng.
Theo R.R Singh thì "việc khu ên khích, phát huy tác phong thăm dị, phát vấn và phê phán
là kết quả chủ

ếu của quá trình giáo dục thông qua lĩnh vực học tập vả nhất là qua giáo dục


về khoa học - công nghệ". Một trong những biện pháp để nâng cao tính tích cực nhận thức
của HS là

"bô sung vào nội dung bài học những

lên thức mới có tỉnh thực tiễn, gần gũi với

sinh hoạt, với thực tiễn để tạo hứng thú, kích thích tính tự lập, tính kiên trì và sáng tạo của
trẻ. Tăng cường sử dụng các PTDH, đặc biệt các PTDH hiện đại". MVT là một PTDH hiện
đại được sử dụng trong dạy học dựa trên các cơ sở tâm lý học dạy học. Khi sử dụng MVT
với Website day học, những hình anh sinh động được phối hợp nhuần nhuyễn với âm thanh,
màu sắc, văn bản, đồ họa...

tác động tích cực vào các giác quan của HS làm nâng cao tính

trực quan trong giở học, tạo cơ sở cho việc phát triển các năng lực tư duy của HS như phân
tích, tng hop, so sinh, khái qt hóa, trửu tượng hóa...và góp phần rèn luyện kỹ nãi
xáo cho HS. Hiệu ứng vẻ cơng cụ mới đối với HS giúp kích thich hứng thú học tập, gây sự
chú ý cao độ vào đổi tượng cần nghiên cứu, hình thành ở họ sự tò mò khám phá tri thức, do

vậy tạo được tình huồng học tập tích cực. Việc hình thành được ở HS một động cơ học tập
tích cực sẽ giúp định hướng HS vào mục đích giảng dạy, vì vậy HS sẽ được điều khiển phủ
hợp với thiết kế bài giảng của GV. Sự hứng thú học tập sẽ tạo ra những tình huống didactic

sinh động, làm cho HS tham gia một cách tích cực vào tiến trình dạy học. Khi học tập với
MVT không chỉ gây sự hứng thú học tập đối với HS mà còn tạo cho HS sự chủ ý học tập ở
mức độ cao, hình thảnh cho HS sự sẵn sảng nỗ lực để khắc phục khó khăn trong hoạt động


học tập.Các yếu tổ này giúp hình thành cho HS một thái độ học tập tích etre, ma thai độ học

tập tích cực là điều kiện cân thiết cho sự lĩnh hội có kết quá tải liệu học tập..

Day hoe phai đi trước sự phát triển, dẫn dắt sự phát triển tri tuệ của HS. Việc dạy học
với MVT sẽ kích thích những phán đốn logic của HS, chương trình học tập sẽ gợi mở, dẫn
đất HS trong quá trình tìm tịi tri thức, vì vậy kết hợp với những nỗ lực cá nhân của mình thì

HS có thể lĩnh hội được tri thức ở mức độ cao hơn. Nghĩa là nhờ MVT dạy học sẽ có điều
kiên di trước sự phát triển trí tuệ của HS. Vậy dạy học với MVT là hoạt động dạy học tích
cực.

Khi sử dụng MVT và các PTDH hiện đại dé giải quyết các nhiệm vụ học tập được
giao, HS sẽ có niễm tin vào bản thân, tạo được cơ sở cho việc hình thành những nét nhân
cách quan trọng của người lao động mới trong thời kỳ phát triển của xã hội với trình độ tự
động hóa cao.
Khả năng điều

tiết, chọn lọc thơng tin một cách linh hoạt, khả năng điều khiển vòng

lặp tùy ý của MVT sẽ tạo điều kiện cho HS tự điều tiết nhịp độ học tập của bán thân trong

khi tiếp thu bài học mới hoặc ôn tập những van dé da hoc. MVT không thiên vị, công bằng

trong đánh giá kết quả học tập của HS sẽ tạo điều kiện để hinh thảnh cho các em thói quen
tốt: trung thành với bản thân mình, đánh giá khách quan đối với người khác - đây l những.
nết nhân cách quan trọng cần được hình thành cho thể hệ trẻ.
1.1.2. Cơ sở lý luận dạy học
Trong quá ừỉnh dạy học, mục đích - nội dung và phương pháp có mối quan hệ biện
chứng. Căn cứ vào mục đích dạy học để để ra nội dung dạy học tương ứng và để thực hiện
tốt nội dung dạy học với hiệu quả cao nhất thì GV phải vận dụng phối hợp nhiều phương


pháp dạy học khác nhau sao cho có thể tích cực hóa hoạt động học tập của HS.

Ngày nay, mục đích của q trình dạy học là đào tạo nên những con người lao động
năng động, sảng tạo, phủ họp với sự phát triển của khoa học - công nghệ. Chính vì vậy mả
nội dung dạy học cũng được điều chỉnh và PTDH cũng được cải tiền, hiện đại hóa.

Việc sử dụng MVT trong dạy học cũng làm thay đổi nội dung và phương pháp giảng.
dạy, Hình thức tơ chức day học cũng từ đó được cải tién, hồn thiện theo hướng linh hoạt và
phong phú hơn. Các phương pháp dạy học tích cực cũng có thê được hồn thiện, bỗ sung và

sử dụng rộng rãi hơn khi có MVT. Sử dụng MVT trong dạy học cũng tạo điều kiện thuận lợi


để sử dụng phương pháp mơ hình hóa - MVT có thể xây dựng nên các mơ hình tĩnh hoặc
động với chất lượng cao thể hiện ớ độ trung thực của màu sắc, các vận động tuân theo

những quy luật khách quan của hiện tượng mà người lập trình đã dưa vào trong chương
trình.

Lý luận dạy học quan niệm rằng một q trình dạy học nói chung và một q trình dạy.
học cơ sở nói riêng bao gồm các chức năng: củng cố trình độ tri thức xuất phát của HS, xây
dựng trí thức mới, ơn luyện và vận dụng tri thức, tổng kết hệ thống hóa kiến thức vả kiểm

tra đánh giá trình độ tri thức, kỹ năng của HS. Đó là 5 chức năng lý luận dạy học của quá
trình dạy học. Những nghiên cứu của các nhà khoa học sư phạm trên thế giới đã đi đến kết

luận rằng: với tư cách là một PTDH, MVT có thê được sử dụng ở cả mọi chức năng lý luận
dạy học ấy.

Sử dụng MVT trong các giai đoạn của quá trình dạy học chứng tỏ MVT với tư cách là

một PTDH hiện đại có thể góp phân thực hiện một cách có hiệu quả các nhiệm vụ của q
trình dạy học. Vật lý là môn khoa học thực nghiệm do đó có nhiều thế mạnh đối với việc

giáo dục kỳ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho HS. Việc sử dụng MVT làm PTDH hiện
đại trong dạy học vật lý tạo điểu kiện thuận lợi để giúp cho các em lảm quen, tìm hiểu
nguyễn lý của các ứng dụng trong các hệ thông thiết bị điều khiến tự động có trong thực tế

sản xuất. Việc sử dụng MVT và các ứng dụng khác của CNTT cũng giúp cho các em định
hưởng lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mình. Học tập với MVT sẽ giáo dục cho các em
lòng say mê khoa học, hiểu được khả năng sáng tạo vơ tân của con người, hình thành ở các

em niềm tin vào khả năng lao động, ÿ nghĩa tốt đẹp của lao động sáng tạo. Đây là những nét
nhân cách đẹp đẽ mà nền giáo dục chân chính ln phần đấu để đạt được. Tuy nhiên học tập

với MVT cũng có những hạn chế cần khắc phục:
Cần làm cho HS tin tưởng vào những kết quả đưa ra trên màn hình máy tỉnh, rằng đỏ

là những kết quả xử lý khách quan, các số liệu phản ảnh đúng các quy luật tự nhiên, quy luật
vật lý chứ không phái lä kết quá do các nhà áo thuật dựng lên trên MVT. Vi vay trong qua
trình dạy học GV cần tơn trọng và thực hiện tốt các yêu cầu sư phạm của việc sử dụng các
PTDH, trảnh đưa ra các kết luận một cách võ đoán, thiểu các cơ sở khoa học.

Học tập với MVT có thể làm hạn chế năng lực giao tiếp xã hội của HS. Điều này có
thể khắc phục bằng cách tổ chức cho các em học tập theo nhóm, thơng qua nhóm học tập để

các em trao đổi, thảo luận.


Để sử dụng MVT một cách có hiệu quả thì địi hỏi GV phải có kiến thức nhất định vẻ
tin học. Để giải quyết vấn đề này thì phải tổ chức các lớp bồi dưỡng định kỳ cho các GV,

trong các trường sư phạm phải đưa vảo nội dung chương trình đảo tạo những học phan về
tin học đại cương vả tin học ứng dụng, nhất là các học phần về phương pháp giảng dạy bộ

môn.

MVT là một PTDH hiện đại có thể sử dụng ở mọi giai đoạn của q trình dạy học.
Tuy nhiên MVT khơng phải là một PTDH vạn năng thay thế toàn bộ các PTDH truyền
thống khác, nhưng MVT là một PTDH tỏ ra có nhiều thế mạnh, phù hợp đòi hỏi cúa thực tế
phát triển khoa học kỹ thuật. MVT dủ có mạnh đến đâu cũng không thẻ thay thể toản bộ

người GV được, người GV ln đóng vai trị tổ chức, thiết kế q trình dạy học, là người
quyết định lựa chọn phương tiện, lựa chọn thời điểm sứ dụng, hình thức sử dụng, phạm vi
sử dụng của MVT nhằm đạt hiệu quả cao nhất của hoạt động dạy học.

1.1.3, Cơ sở thực tiễn
Những cơ sở ly luận của việc sử dụng MVT với Website DH làm PTDH chỉ ra ở trên
phải được thực tiễn của hoạt động dạy học kiểm nghiệm, nó chỉ trở thành hiện thực trong
những điều kiện cụ thê của nhả trường và nên kinh tế của mỗi quốc gia. Những kết quả của
thực tẾ ứng dụng sẽ lä sự chứng minh tốt nhất, đáng tin cậy nhất đối với việc quyết định, lựa

chọn MVT với Website DH làm PTDH

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, MVT thâm nhập vào nhà trường theo.
ba hướng độc lập với nhau. Hướng thứ nhất, MVT củng các phần mềm giúp cho các nhả

quan lí giáo dục tơ chức tốt mọi hoạt động của nhả trường: tử cơng tắc quản lí nhân sự, quản
li hoạt động dạy và học như lịch cơng tác, điểm HS, thời khóa biểu... Hướng thứ hai, MVT là
đối tượng dạy học. Tìn học trở thành một môn học mới bên cạnh các môn học truyền thống

cung cấp cho HS những hiểu biết ban đầu về công nghệ thông tin. Các em được rèn luyện

một số kỹ năng cơ ban dé van hanh MVT, sir dung một số phần mềm. Hướng thử ba, MVT

được sử dụng như là một PTĐH hiện đại, hỗ trợ cho thay va trỏ trong quá trình dạy học.


1.2. Sử dụng MVT và Internet trong dạy học vật lý
1.2.1. Sử dụng MVT trong dạy học
Do có những tỉnh năng mới và tru việt nên trong mấy thập niên gần đây, MVT đã được

sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như: kinh tế, quốc phòng, nghiên cứu khoa học... Trong
lĩnh vực giáo dục, người ta cũng đã và đang nghiên cứu sử dụng MVT trong dạy học.
Nhờ chức năng có thê tạo nên, lưu trữ và hiển thị lại một khối lượng thông tin vô củng.
lớn dưới dạng văn bán, hình ảnh vả âm thanh nên MVT được sử dụng đề hỗ trợ GV trong
việc minh họa các hiện tượng, quả trinh tự nhiên cần nghiên cứu. Tất cả các văn bản, hình

ảnh hay âm thanh cần minh họa cho bải học đều có thể được chọn lọc, sắp xếp trong MVT

và được trình bày nhanh chóng với chất lượng cao theo một trình tự tùy ÿ trong giở học
(không mất thời gian ghi chép, vẽ lại). MVT thể hiện tính ưu việt của nó hơn hẳn các
phương tiện dạy học khác còn ở chỗ: ngay tức khắc, theo ý muốn của GV, nó có thể phóng.
to, thu nhỏ, lam chim, lam nhanh, dừng lại quả trình đang xảy ra hay chuyển sang nghiên
cứu quá trình khác.
Nhiều chương trình (phần mềm) đã xây dựng nhằm hỗ trợ cho việc tự học, tự ơn tập

của HS, trong đó các yếu tố kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực, tự lực cũng như
phát huy trí tuệ của HS được hết sức chú trọng. Việc kiểm tra, đánh giá với sự hỗ trợ của

MVT cũng đã và đang được thứ nghiệm trong lĩnh vực dạy học, để đảm bảo được tính
khách quan, chính xác cao của cơng việc kiểm tra, đánh giá. Nhiều chương trình tự kiểm tra,


đảnh giá đã đảm bảo thực hiện các mối liên hệ ngược trong q trình dạy học.

Bên cạnh đó, MVT cịn sử dụng ương việc mơ phỏng, mơ hình hóa các hiện tượng,
quá trình cần nghiên cứu. Nhờ các phần mềm về đỗ họa hay phan mém thiết kế...

ta có thể

mơ phóng các hiện tượng, q trình nghiên cứu thơng qua các dấu hiệu, mỗi quan hệ có tính

bản chất của đối tượng đó đề tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhận thức của HS. Tương

tự như thể, nhờ MVT, ta có thê xây dựng mơ hình về các đối tượng nghiên cứu, giúp cho.

việc nhận thức đối tượng đó thuận lợi hơn. Đặc biệt là nhờ MVT và các phần mềm, ta có thể

xây dựng và quan sát mơ hình tĩnh hay mơ hình động ở các góc độ khác nhau, trong khong
gian một, hai hay ba chiều, với đủ loại màu sắc khác nhau có trong tự nhiên.

Do có khả năng tạo nên, lưu trữ, hiển thị, truy nhập cũng như trao đổi các nội dung bất
kỳ với khối lượng thông tin không lồ dưới dạng văn bản, hình ảnh và âm thanh nên MVT


ngày nay được kết nỗi với mạng Internet và được sử dụng như một trong các phương tiện

dạy học trên mạng Internet [15, tr.254-256]

1.2.2. Sử dụng MVT trong dạy học vật lý
Bên cạnh các lĩnh vực sử dụng thường thấy trong các môn học khác như: học, ôn tập.
bằng máy, kiểm tra, đánh giá bằng máy, xử lý và tính tốn các


kết q

bằng máy...MVT cịn

được sử dụng chủ yếu trong đạy học vật lý ở các lĩnh vực quan trọng sau:

Mô phỏng các đối tượng vật lý cần nghiên cứu.

Hỗ trợ trong việc xây dựng các mõ hình.
Hỗ trợ các thí nghiệm vật lý.

Hỗ trợ cho việc phân tích băng video ghỉ các quá trình vật lý thực.
Do MVT là thiết bị đa phương tiện có thê ghép nỗi với các thiết bị hiện đại khác trong

nghiên cứu vặt lý vả có tính năng hết sức ưu việt trong việc thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu
cũng như trình bảy các kết quả xử lý một cách tự động và cực kỷ nhanh chóng, chính xác,
đẹp đề nên nó đã được sử dụng rất thành công trong các lĩnh vực nêu trên, góp phần giải
quyết những khó khăn mà các phương tiện đạy học trước nó chưa giải quyết được trọn vẹn

[5]

1.2.2.1. Sứ dụng MT trong việc mô phỏng các đối tượng nghiên cứu cúa vật lý.
Mơ phóng các đối tượng nghiên cứu của vật lý nhờ MVT theo quan điểm cúa ly luận
dạy học hiện đại là một phương pháp day học. Nó xuất phát từ các tiền đẻ hay các kết luận

lý thuyết (các phương trình hoặc các nguyên lý vật lý) được viết dưới dạng toán học, thơng.
qua vận dụng các phương pháp tính toản trên mơ hình nhờ MVT để giải quyết các nhiệm vụ
sau:
~_Mơ phỏng, minh họa một cách trực quan và chính xác các hiện tượng, q trình vật
lý cần nghiên cửu.

~_Mơ phỏng các hiện tượng, q trình vật lý, đê qua đó tìm ra các kiến thức mới (mối

quan hệ, quy luật mới...) bằng con đường nhận thức lý thuyết.

Không phải mọi quá trình xảy ra trong tự nhiên đều đễ quan sát. Đối với chun động
của chiếc thun, đồn tàu thì việc quan sát để xác định vị trí của chúng ứng với từng thời

điểm hay quãng đường đi ứng với từng khoảng thời gian trơi qua là khơng khó khăn. Nhưng


cũng có những q trình xảy ra trong tự nhiên không thể quan sát bằng mắt thường để xác
định được các đại lượng cần thiết vi diễn biến của quá trình nảy xảy ra q nhanh hay q

châm. Điều đó gây khó khăn trong việc nghiên cứu tìm ra quy luật của chúng. Các quá trình
như vậy được nghiên cứu trong chương trình vật lý phổ thơng có thể kể ra ở đây như:
chuyển động rơi, chuyển động ném ngang của một vật, dao động điều hòa, dao động điện,
quá trình phân rã hạt nhân, phóng xạ...Một trong các giải pháp có thê hỗ trợ cho việc nghiên
cứu các quá trình đó có hiệu quả hơn là sử dụng MVT đẻ mơ phóng các q trình đỏ, nghĩa
là hiển thị hiện tượng, quá trình nghiên cứu trên màn hình, làm cho q trình đó nhanh lên
hay châm đi, dừng lại từng giai đoạn đề giúp ta nghiên cứu dễ dàng.
Tuy nhiên, việc mơ phỏng chính xác đến đâu cịn phụ thuộc vào hai yếu tổ:

~ Trước hết, nó phụ thuộc vào mức độ nhận thức của người nghiên cứu về quy luật
phản ảnh hiện tượng, quả trình vat ly. Các quy luật nảy thường được mỏ tả bằng các phương
trình, hệ phương trình tốn lý:
~_ Sau đó, nó phụ thuộc vào khả năng của người lập trình, sử dụng ngơn ngữ máy tính
để phản ánh lại các quy luật đỏ chính xác đến chừng nảo trong phần mềm của MVT. Những
phần mềm này nhiễu khi các giáo viên vật lý không tự làm được mả phải do các cán bộ có

kỹ thuật lập trình làm.


Vi dụ mơ phỏng "Hiện tượng sóng dừng" (Vật lý lớp 12)
Tiện tượng sóng dừng là hiện tượng rất khó hình dung vì tằn số đao động của các phần

tử mơi trưởng tạo được trong thí nghiệm (ví dụ sóng dừng trên dây) hết sức nhanh. Sử dụng.
MVT và các chương tình mơ phỏng hiện tượng này sẽ giúp HS có biểu tượng trực quan, rõ
rảng về hiện tượng và qua đó mà nhận thức được những dấu hiệu bản chất của hiện tượng.
Dưới đây là hình ảnh mơ phỏng về sóng dừng trên dây được tạo bởi hai đầu dây cổ định.


play
atop
step

at UNSW
music acoustics

Hình 1.1: Mơ phỏng hiện tượng sóng dừng

(nguồn http://www,phys.unsw.cdu.au/~jw/strings.htrm])

Hình ảnh mơ phỏng sóng dừng tạo bởi hai đầu dây có định, pha của sóng tới và sóng.

phan xạ ln ln ngược nhau. Trái lại, tại sóng đừng được tạo bởi một đầu dây cổ định và
một đầu dây tự do thì tại đầu dây tự do, pha của sóng tới và sóng phản xạ ln ln trủng
nhau.

1.2.2.2. Mơ phỏng các hiện tượng, quá trình vật lý đễ qua đó tìm ra các kiến thức
mới


Ngồi khả năng mơ phỏng một cách trực quan và chỉnh xác các hiện tượng, q trình
vật lý, MVT cịn có thể tạo điều kiện để di sâu vào và tìm ra các mỗi quan hệ có tính quy
luật của các hiện tượng, quả trình vật lý. Sở dĩ thực hiện được điễu đó là do các chức năng
uu việt trong việc tỉnh toán và xử lý số liệu của MVT. Vai trỏ của MVT ở đây là tạo ra các
khả năng mới trong tỉnh tốn: khả năng rút ngắn thời gian tính tốn và đặc biệt lả khả năng.
có thể tìm ra lời giải các bài tốn (nêu khơng có MVT thì trong điều kiện ở trường phơ

thơng, với cơng cụ tốn học cịn thiếu và khơng được bỗ sung thì HS khơng có khả năng

giải được). Nhờ các phần mém được cải đất sẵn trong máy, giúp GV và HS thực hiện nhanh

chóng và tương đối mỹ mãn các tính tốn lý thuyết. Thêm vào đó, MVT có khả năng hiển
thị các kết quả tính tốn, xử lý số liệu dưới nhiều dạng trực quan khác nhau, tạo điều kiện

cho HS dễ phát hiện ra các mỗi quan hệ chứa đựng trong đó..

Ta có thê hình dung khả năng này như sau: để giải quyết một vấn đề nào đó đặt ra

trong bài học vật lý, GV vả HS sử dụng một số tiền đề hay kết luận lý thuyết (có thể được

mơ tả bằng các phương trình vật lý), tiền hảnh các suy luận lý thuyết trên đó, nhưng do cơng
cụ tốn học cịn thiếu nên khơng thê đạt được tới đích. Do

vậy, ở đây cần có sự hỗ trợ của


MVT va phần mềm để có thể giải ra kết quả. Kết quá mà máy tỉnh đưa ra không phải dưới
dạng văn bản mà biểu thị dưới dạng số, biêu bảng, đỗ thị hay các hình ảnh động. Các dạng

đó cho ta biết tằn tại các mỗi quan hệ mới, có tỉnh quy luật trong hiện tượng, q trình vật lý


đang nghiên cứu.

Nhu vay, việc tìm ra các mỗi quan hệ mới nảy được thực hiện trên phương diện tính
tốn lý thuyết. Kết quả này phải được kiểm tra bằng thí nghiệm, cũng giổng như mọi kết
luận được suy ra theo con đường lý thuyết khác.

Vi dụ về việc sử dụng MVT trong việc mô phỏng dao động của con lắc lị xo, để qua
đó tìm ra các kiến thức mới bằng con đường nhận thức lý thuyết.
Dao động của con lắc lị xo là một điển hình về dao động dưới tác dụng của lực đàn
hồi của một vật có khối lượng m được gắn vào lị xo khối lượng không đáng kế. Khi nghiên
cứu về dao động của con lắc lị xo, các mơi liên hệ quan trọng sau đây cần được rút ra:
Dao động của con lắc là một dao động điều hỏa.

Li độ x được mô tả theo định luật hình sin.
- Tân số góc ø

Độ lệch pha giữa x,v và a
“Trường hợp đao động theo phương nằm ngang của con lắc lị xo có khối lượng m chỉ

chịu tác dụng của lực đàn hồi (bỏ qua lực ma sát). Trình tự việc nghiên cứu đó trong SGK
vật lý 12 như sau:

Xuất phát từ biểu thức F=-kx (biểu thị mối quan hệ giữa độ dịch chuyên x của con lắc
và lực đàn hỗi F) và định luật li Newton: F=ma, có thể suy ra a =-Êš vì 8=V' và v=x' nên

m

a=x". Do đó ta viết được x”= - ®m x
Đây là phương trình vi phân bậc hai. Khó khăn ở đây mà HS lớp 12 gặp phải là chưa

thể giải tìm nghiệm x được, mà phải thơng báo dạng nghiệm cho HS x=Asin( øttø) trong
đó A, ọ là hằng số, còn œ

fE

m

Chỉ sau khi chấp nhận dạng nghiệm đó, ta mới rút ra được

các mỗi liên hệ quan trọng như đã nêu ở trên.


Cé thé nhé MVT và các phần mềm mô phỏng dao động của con lắc lò xo để rút ra các

mối liên hệ này mà không phải buộc HS chấp nhận dạng nghiệm của phương trình vi phân
bậc 2. Trình tự con đường đó như sau:

Khi quan sát dao động của con lắc lị xo, có thê đặt ra vấn dễ: dao động cúa nó tuân
theo quy luật như thế nảo? Chu kỳ dao động phụ thuộc vào các yếu tố nào (cụ thê phụ thuộc
vào m và k như thể nào)? Độ lệch pha giữa x,v và a như thể nào? Đề giải quyết vẫn đề đó
theo con đường lý thuyết, trước hết ta cũng dựa vào các định luật vật lý: định luật Hooke

F=-kx, định luật II Newton F=ma và các biểu thức động học: v,=vu+a.At; x=xu#V. At; t=tu+
At

Để có thê tiếp tục nghiên cứu đao động của con lắc lị xo và tử đó rút ra các mối liên
hệ có tỉnh quy luật, người ta đã viết chương trình (phần mềm) để mơ phỏng dao động theo
phương nằm ngang của con lắc dựa trên các định luật vật lý và các biểu thức động học nêu

trên. Khi cho chương trình hoạt động, sẽ cho phép hiển thị trên màn hình


~_ Hình ảnh về quá trình đao động của con lắc trên trục tọa độ Ox, img với mỗi giá trị
cho trước k, m, Xp, Vo

~_ Đồ thị về li đỏ x, vận tốc v vả gia tốc a theo thời gian của con lắc...

Việc quan sát các hình ảnh và đỗ thị đó cho phép ta suy ra các mối liên hệ có tính quy.
luật trong dao động của con lắc [ 15, tr.261-263]


Hinh 1.2: Mé phong dao động điều hôa của con lắc lỏ xo

GV sử dụng các chương trình mơ phỏng và minh họa để hình thành trí thức mới hoặc
để mính họa cho các kiến thức đã được trình bảy theo các con đường khác nhau. Khi sử
dụng để trình bày trì thức mới, nếu khơng thể tiến hành được các thí nghiệm thực thì GV có
thé dùng các chương trình mơ phóng đề tái tạo lại các hiện tượng vật lý. Thơng qua các kết

quả của chương trình va kết hợp với đàm thoại để hình thành cho HS tri thức khoa học. GV
không nên lạm dụng việc sử dụng các chương trình mơ phỏng, khơng được thay thể hoản
tồn các thí nghiệm thực bằng mơ phóng trên máy vi tính. Nếu GV biết kết hợp nhuần

nhuyễn giữa việc tiễn hành các thí nghiệm thực với mơ phỏng trên MVT thì sẽ có tác dụng
rất tốt đối với HS. Thơng qua các thí nghiệm thực tế để rèn luyện cho HS kỹ năng thực hảnh
cần thiết. Thông qua chương trình mơ phỏng để bổ sung, khắc sâu các nội dung khoa học
mà các thí nghiệm thực có thê khơng làm nôi bật lên được.


1.2.3. Sử dụng Internet trong dạy học vật lý
1.2.3.1. Khái niệm về mạng máy tính:


Sự kết hợp của máy tính với các hệ thống truyền thông (Communication), viễn thông.

(Telecommunication) đã tạo ra sự chuyển biển có tính cách mạng trong việc tổ chức khai
thác và sử dụng các hệ
\g máy tính. Mơ hình tập trung dựa trên các máy tỉnh lớn có
phương thức khai thác theo "lơ" (Batch Processing) đã được thay thế bởi ột mơ hình tổ
chức sử dụng mới trong đó các máy tính đơn lẻ được kết đi lại với nhau đề thực hiện công.

việc. Một môi trưởng lâm việc chung của nhiễu người sử dụng cho phép nâng cao hiệu quả
khai thác tài nguyên chung từ những vị tri địa li khác nhau. Các hệ thống như thế gọi là
mạng máy tinh (Computer Networks)
Từ đầu những năm 70 của thể kỉ XX, các máy tính đã được nỗi với nhau trực tiếp để

tạo thành một mạng máy tinh. Tuy nhiên, mãi sang những năm 80 thi việc kết mạng mới
được thực hiện rộng rãi nhờ tỉ lệ giữa giá thành máy tính và chỉ phi truyền tin giảm đi rõ rệt
do sự ra đời của các thể hệ máy tính cá nhân. Khi các máy tính được nối mạng với nhau,

nhiêu người có thê dùng chung các phần mềm, dùng chung các thiết bi đắt tiền được cài đặt

tại một máy tính nào đó hoặc truyền dữ liệu cho nhau từ máy tính nay sang máy tỉnh khác.

Các mạng máy tính thường được phân loại theo phạm vi địa li. Dựa vào tiêu chí mang
tính tương đối đó mà có các mạng GAN, WAN, MAN và mang LAN.
= Mang GAN (Global Area Network) kết nói các máy tính từ các châu lục khác nhau,
thường được kết nồi thông qua mạng viễn thông và vệ tỉnh.
m Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network) két néi các máy tỉnh trong một quốc.
gia, trong một khu vực. Các mạng nảy thường được kết nối qua mạng viễn thông. Các mang
WAN kết nỗi với nhau thành mang GAN.
= Mang MAN (Metropolitan Area Network) kết nối các máy tỉnh trong phạm vi một


thành phổ, thị xã thông qua các mỗi trường truyền thông tốc độ cao.

m Mang cục bộ LAN (Local Area Netvvork) kết nối các máy tính trong một khu vực
tương đối nhỏ có bán kính khoảng vải trăm mét. Việc kết nối được thông qua môi trường
truyền thông tốc độ cao như là cáp đồng trục, cáp quang. Một mạng WAN thường là sự kết
nỗi từ một số mạng LAN lại với nhau.


Các thành phần chủ yếu cia mét mang LAN Ia Network adapter, Network adapter

cable, Server, Workstation va thiết bi diing chung nhu may in, modem...
~_Network adapter lả thiết bị nỗi máy tính với đường truy

tính.

~ Network adapter cable là đường truyền nối với các Netvvork adapter từ các máy.
~ Server là máy chủ. Trên một mạng LAN có thể có một hoặc một số máy chú. Hệ

điều hành mạng được cài đặt trên các máy chủ này và do người quản trị mạng trực tiếp vận

hành.

- Workstation là máy tỉnh trạm. Đây

các máy tinh mả người sử dụng có thể dùng đẻ

truy cập các tài nguyên trên mạng. Một máy tính khi đã được kết nỗi vào mạng thì có thẻ

truy cập được bắt kỳ tải nguyên nào trên Server hay trên một Workstation khác, khi mà tài
nguyên đỏ được chia sẻ và cho phép được truy xuất.

1.2.3.2. Khai niệm Internet

Internet là một hệ thống các mạng máy tính được liên kết với nhau trên phạm vi toàn
thể giới. Với hai mạng máy tính bắt kì kết nói với nhau theo kiêu Internet có th tiếp xúc và

trao đổi dữ liệu với nhau nhờ giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet
Protocol) thông qua các hệ thống kênh truyền thông

TCP/IP (Transmission Control Prolocol) là một giao thức chuẩn trên Internet, cho.
phép truyền dữ liệu từ máy tính này đến máy tính khác trên mạng. Nhờ giao thức này mà

các máy chủ (Server) trên Internet được kết nối với nhau một cách dễ dàng.

Để các máy tinh có thể liên lạc với nhau thì mỗi máy phải có một dia chỉ riêng biệt,
gọi là dia chi IP. Cau trac địa chỉ nảy gồm 32 bít và được chia thành 4 nhóm (IP4). Các
nhóm cách nhau bởi dấu chấm (.) Mỗi nhóm gồm 3 kí tự số có giá trị từ 0 đến 255 và có

dạng XXX XXX XXX.XĂK.

Website lä một tập hợp các trang Web cỏ một địa chỉ duy nhất trên Internet dùng dé

định rõ vị trí của nó. Một trang Web (Web page) là một hỗ sơ Web. Trang chủ của Website
thường gọi là Home Page tức là trang chính đóng vai trò giới thiệu vẻ Website. Trang này sẽ
liên kết với tắt cả các trang khác trong cùng Website. Hầu hết các Website chứa hàng chục,

hang trăm hay hảng ngần trang Web [19, tr.98]


×