Tải bản đầy đủ (.docx) (164 trang)

Xây dựng bộ đề luyện thi tốt nghiệp và đại học, cao đẳng theo hệ thống kĩ năng làm bài nghị luận văn học tg nguyễn thị yến chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.78 KB, 164 trang )

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT YÊN THẾ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THUYẾT MINH
Mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến

1. Tên sáng kiến: Xây dựng bộ đề luyện thi Tốt nghiệp và Đại học, Cao
đẳng theo hệ thống kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 9 năm 2019.
3. Các thông tin cần được bảo mật: khơng.
4. Mơ tả các giải pháp cũ thường làm.
Ơn thi THPT QG tại trường THPT Yên Thế thường được thực hiện qua các
bước: tái hiện lại kiến thức cơ bản, nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm, dạy kĩ năng
làm bài và ôn luyện đề từng phần, ôn luyện đề tổng hợp.
Song trong q trình tiến hành ơn luyện, đặc biệt là quá trình luyện đề, nâng cao
kĩ năng làm bài cho học sinh, chúng tơi nhận thấy có một số vấn đề khó khăn đặt ra
đối với giáo viên và học sinh:
- Đối với giáo viên:
+ Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự bùng nổ của sách tham khảo,
ngân hàng đề của mỗi giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy và ôn luyện thi THPT
QG khơng ít. Song việc tổng hợp đề thành hệ thống, mang tính bao quát từ kiến thức
tới kĩ năng là chưa có, các đề được luyện thường chỉ phục vụ giải quyết được vấn đề rà
soát, kiểm tra kiến thức từng phần hoặc củng cố kĩ năng song khơng có tính hệ thống.
+ Đề được dùng để luyện tập vì thế trở nên nhỏ lẻ, vụn, thiếu tính liên kết.
-


Đối với học sinh:

+ Học sinh được học tập trong mơi trường năng động, có sự tham gia của công
nghệ thông tin nên việc tiếp cận tài liệu tham khảo và hệ thống đề luyện tập là rất dễ
dàng. Các em dễ dàng sau một cú click chuột có thể có cho mình hàng trăm đề, ở tất cả
các kĩ năng và các vùng kiến thức. Song vấn đề đặt ra là khả năng tổng hợp khái quát
kiến thức và kĩ năng ở các em chưa tốt. Việc tiếp cận nhiều tài liệu khi chưa vững
vàng kiến thức kĩ năng nhiều khi khiến các em bị choán ngợp và dẫn đến tâm lý hoang
mang.
+ Trong quá trình trực tiếp giảng dạy và rèn luyện kĩ năng cho học sinh, chúng tơi
nhận thấy phần lớn học sinh cịn thụ động trong quá trình xử lý yêu cầu của đề, thiếu
kĩ năng cơ bản để thực hiện yêu cầu của đề. Học sinh học bài học nào biết bài học đó,
học kĩ năng nào, biết kĩ năng đó, chưa có khả năng hệ thống kiến thức, hệ thống kĩ
năng, chưa vững vàng kĩ năng để bao quát xử lý được kiến thức.
1


5. Sự cần thiết áp dụng giải pháp, sáng kiến
Khát vọng là điểm bắt đầu của mọi thành tựu (Napoleon Hill), điều đó đúng với
mỗi con người chúng ta trên bước đường tạo dựng sự nghiệp và chạm tay tới thành
công, đặc biệt đúng với học sinh cuối cấp THPT. Cánh cửa tương lai đang chờ các em
phía trước. Khát vọng như ngọn lửa, thắp sáng ý chí, nghị lực, đam mê. Và xưa nay,
thi đỗ tốt nghiệp và đại học, đạt giải cao trong thi học sinh giỏi các cấp ln là niềm
mong ước lớn, là mục đích phấn đấu, là khát vọng của học sinh lớp 12. Việc học tập,
thi cử của các em đã trở thành mối quan tâm của cả gia đình và tồn xã hội. Nhưng
làm thế nào để đỗ đạt theo nguyện vọng, làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục?
Đó ln là nỗi băn khoăn, trăn trở không chỉ của học sinh mà cịn của các thầy cơ giáo,
của các nhà trường, của toàn ngành giáo dục. Muốn đạt được mục tiêu trên, cần phát
huy sức mạnh của nhiều yếu tố, song điều căn cốt nhất là học sinh cần nắm vững kiến
thức và kĩ năng của từng môn học.

Môn Ngữ văn, là một mơn học mang tính đặc thù, giáo dục học sinh bằng con
đường từ cảm xúc tới nhận thức, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp của những hình tượng
sinh động, đầy sức thuyết phục. Học sinh đến với mơn học vừa là q trình nhận thức,
tự nhận thức, vừa tích lũy tri thức, mở rộng hiểu biết, vừa mở rộng đời sống tâm hồn,
trưởng thành hơn trong nhận thức, suy nghĩ và hành động. Hơn thế nữa Ngữ văn là
mơn học có mặt trong các kì thi tốt nghiệp THPT và thi đại học, cao đẳng của các khối
C, D, thi học sinh giỏi các cấp. Môn Ngữ văn vì thế đóng vai trị quan trọng trong nhà
trường.
Theo hướng dẫn của Bộ giáo dục đào tạo, cấu trúc đề thi tốt nghiệp, đại học, thi
học sinh giỏi gồm 2 phần với những yêu cầu khác nhau: đọc hiểu văn bản, viết đoạn
văn nghị luận xã hội và viết bài nghị luận văn học. Trong đó bài nghị luận văn học
chiếm 50% tổng số điểm toàn bài. Tuy nhiên, các kiểu, dạng bài của nghị luận văn học
lại hết sức phong phú, đa dạng; vì thế yêu cầu học sinh khơng chỉ nắm vững kiến thức
mà cịn cần biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, cần có phương pháp, kĩ năng
phù hợp với từng kiểu bài nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của đề.
Tuy nhiên, tại trường THPT Yên Thế, kết quả thi tốt nghiệp, đại học môn văn
chưa được nâng cao, một số học sinh có tâm lí thờ ơ, thậm chí coi thường mơn học.
Ngun nhân của tình trạng trên căn bản là học sinh chưa được trang bị đầy đủ về
phương pháp học văn, kĩ năng làm văn. Thực tế cho thấy: lượng kiến thức cần học và
ôn luyện về môn văn khá nặng, trong khi đó thời lượng trên lớp dành cho mơn học lại
ít ỏi, thời gian các em được luyện đề không nhiều, nên các em chủ yếu được trang bị
về kiến thức chứ chưa được chú ý rèn luyện về kĩ năng. Vì vậy, học sinh thường chỉ
biết học vẹt và tỏ ra lúng túng, bị động trong làm văn. Hầu hết học sinh khi gặp phải
các dạng bài nghị luận văn học đều bị lúng túng từ khâu xác định đề bài, xác định kiến
thức trọng tâm, phương pháp, cách làm. Tất cả những vướng mắc ấy dẫn đến kết quả
điểm thi môn Ngữ văn của nhà trường chưa được nâng cao.
Xem xét thực trạng dạy văn học văn và thi tốt nghiệp, đại học, thi học sinh giỏi
của trường THPT Yên Thế về môn Ngữ văn nói riêng, với mong muốn nâng cao chất
2



lượng dạy và học, nâng cao kết quả thi Tốt nghiệp và Đại học, Cao đẳng của nhà trường,
chúng tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bộ đề luyện thi Tốt nghiệp và
Đại học, Cao đẳng theo hệ thống kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
6. Mục đích của giải pháp sáng kiến.
Xuất phát từ thực trạng đã nêu, trên cơ sở kế thừa, phát huy thành tựu nghiên
cứu của những người đi trước, sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bộ đề luyện thi Tốt
nghiệp và Đại học, Cao đẳng theo hệ thống kĩ năng làm bài nghị luận văn học.,
hướng tới các mục đích cơ bản sau:
- Cung cấp kĩ năng làm bài nghị luận văn học cho học sinh, giúp các em nhận
biết được các kiểu, dạng bài và biết cách vận dụng kiến thức linh hoạt vào từng đề bài
cụ thể, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của đề. Người viết hệ thống hóa các đề nghị
luận theo các kiểu loại lớn; trong mỗi kiểu bài đó lại chia thành các dạng bài khác
nhau. Chúng tôi sẽ trang bị phương pháp, kĩ năng và hướng dẫn học sinh ôn tập theo
các kiểu bài, dạng bài cụ thể này. Nhờ đó, học sinh sẽ hoàn toàn tự tin, chủ động, sáng
tạo trong làm bài. Đây chính là đóng góp mới của đề tài.
- Chúng tôi hi vọng đây là một cẩm nang, một tài liệu rất cần thiết, bổ ích dành
cho giáo viên ngữ văn và học sinh THPT đáp ứng tốt nhu cầu của học sinh, của các
thầy cô giáo và yêu cầu dạy văn, học văn hiện nay trên địa bàn huyện và tỉnh. Giáo
viên ngữ văn THPT được sử dụng tài liệu sẽ tự bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng về môn
học, nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả ôn luyện thi.
- Được nghiên cứu tài liệu này sẽ giúp các em học sinh THPT không chỉ nắm
vững kiến thức mà còn biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt; có phương pháp, kĩ
năng phù hợp với từng kiểu bài nghị luận văn học nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của
đề, đạt kết quả cao trong các kì thi.
7. Nội dung.
7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến.
Nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong q trình ơn luyện và đạt
được mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao kết quả thi Tốt nghiệp và Đại
học, Cao đẳng, nâng cao thứ hạng của nhà trường, chúng tôi đề xuất hai giải pháp

chính. Thứ nhất là Hệ thống kĩ năng làm bài nghị luận văn học(Tổng hợp, khái quát
những kĩ năng cơ bản cho các dạng đề thường gặp trong các kì thi THPT Quốc gia các
năm gần đây); thứ hai là Xây dựng bộ đề luyện thi Tốt nghiệp và Đại học, Cao đẳng
theo hệ thống kĩ năng làm bài nghị luận văn học đã tổng hợp, khái quát.
* Giải pháp 1:
- Tên giải pháp: Hệ thống kĩ năng làm bài nghị luận văn học
- Nội dung: Hệ thống các kĩ năng cơ bản để làm bài nghị luận văn học theo từng dạng
bài, kiểu bài

3


- Các bước tiến hành thực hiện giải pháp: Nghiên cứu tài liệu, tổng kết kinh nghiệm
qua tài liệu, và thực tiễn giảng dạy, tổng hợp, hệ thống hóa kĩ năng làm bài nghị luận
văn học.
- Kết quả khi thực hiện giải pháp: Xây dựng được hệ thống kĩ năng cơ bản theo các
dạng bài làm văn nghị luận văn học.
+ Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp: Phân lí thuyết về kĩ năng làm bài văn nghị luận
văn học theo các dạng bài, kiểu bài.
(Chi tiết tại phụ lục số 1)
* Giải pháp 2:
- Tên giải pháp: Xây dựng bộ đề luyện thi Tốt nghiệp và Đại học, Cao đẳng theo
hệ thống kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
- Nội dung: Xây dựng bộ đề luyện thi theo hệ thống kĩ năng cơ bản cho các kiểu bài,
dạng bài nghị luận văn học
- Các bước tiến hành thực hiện giải pháp:
Trong giải pháp này tác giả đã thực hiện:
+ Bước 1: Vận dụng hệ thống kĩ năng làm văn nghị luận văn học để xây dựng
bộ đề luyện thi Tốt nghiệp, Đại học và Cao đẳng.
+ Bước 2: Giới thiệu sáng kiến đến các đồng chí giáo viên môn Ngữ văn tại

trường THPT Yên Thế. Tổ chức trao đổi, thảo luận trong nhóm dạy; xây dựng kế
hoạch áp dụng sáng kiến;
+ Bước 3: Thực nghiệm sư phạm
Sử dụng bộ đề luyện thi Tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng cho các học sinh lớp
12a6, 12a7 năm học 2019-2020; 12a7 năm học 2020-2021.
+ Bước 4: Đánh giá tính khả thi của phương pháp, đánh giá hiệu quả của
phương pháp. Tổ chức rút kinh nghiệm sau khi áp dụng sáng kiến.
Đánh giá tính khả thi của phương pháp, đánh giá hiệu quả của phương pháp. Ở
phần này để đánh giá hiệu quả ôn luyện theo bộ đề đã xây dựng, tác giả sử dụng kết
quả thi Tốt nghiệp, Đại học của học sinh lớp 12a6, 12a7 năm học 2018-2019 so với
kết quả thi Tốt nghiệp, Đại học của học sinh lớp 12a6,12a7 năm học 2019-2020.
Sau khi hoàn thành nội dung 02 giải pháp đưa ra, tôi cùng các đồng nghiệp áp
dụng sáng kiến trong q trình ơn luyện thi Tốt nghiệp và Đại học, từ đó tiếp tục hồn
thiện, phát triển Sáng kiến áp dụng cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học
sinh tại trường THPT Yên Thế trong những năm học tiếp theo.
- Kết quả khi thực hiện giải pháp: Sau quá trình thực hiện và tổng kết, rút kinh
nghiệm, kết quả đạt được như sau:
Xây dựng được 32 đề thi theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia, đồng thời bao
quát được hệ thống kĩ năng làm bài nghị luận văn học
(Chi tiết tại phụ lục số 2)
4


Đã sử dụng bộ đề để ôn luyện thực tiễn tại trường THPT Yên Thế (lớp
12a6,12a7 năm học 2019-2020 và lớp 12a7 năm học 2020-2021). Nhận được phản hồi
tích cực từ đồng nghiệp và học sinh. Phương pháp dễ áp dụng, phù hợp với điều kiện
thực tiễn trường THPT Yên Thế, tăng tính tích cực chủ động hoạt động của học sinh,
hiệu quả trong việc ôn luyện. Học sinh thể hiện rõ sự tiến bộ trong việc định hướng đề,
xác định kĩ năng và yêu cầu của đề, chủ động, linh hoạt trong quá trình rèn kĩ năng
làm bài thi.

+ Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp:
Bộ đề luyện thi Tốt nghiệp và Đại học, Cao đẳng theo hệ thống kĩ năng nghị
luận văn học (Chi tiết tại phụ lục số 2).
+ Các bảng số liệu, biểu đồ so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp:
BẢNG SO SÁNH ĐIỂM THI THPT QUỐC GIA 02 LỚP 12A7
NĂM HỌC 2018-2019 VỚI NĂM HỌC 2019-2020
HS 12A7 NĂM HỌC
2018-2019
THÂN QUẾ ANH
VŨ THỊ VIỆT ANH
HOÀNG THỊ DƯƠNG
ÁNH

ĐIỂM
2018-2019
7
6.75
7

HS LỚP 12A7 NĂM HỌC
2019-2020

ĐIỂM THI
2019-2020

NGUYỄN TRẦN HUYỀN
ANH

8.5


ĐẶNG CÔNG CHỨC

7.25

NGUYỄN THỊ CÚC

8.25
8.25

NGUYỄN THẢO
BĂNG

5.75

ĐỖ THỊ BẠCH DƯƠNG

NGUYỄN KHÁNH CHI

5.25

QUÁCH THÀNH ĐẠT

NGUYỄN QUỐC
CHUNG

6.75

NGUYỄN HỒNG HẠNH

6.75


VŨ ĐOÀN HƯƠNG
GIANG

8

NGUYỄN XUÂN HIẾU

6

NGUYỄN THỊ YẾN
HOA

6.75

DƯƠNG THỊ LINH HUỆ

8

VI XUÂN HOÀNG

8.5

BỒ THU HUYỀN

NGUYỄN THANH
HUYỀN

7.5


NGUYỄN MINH HUYỀN

8

NGUYỄN THỊ MAI
LAN

7

NGUYỄN THU HUYỀN

8

VŨ NGỌC LAN

6.5

HOÀNG VIỆT HƯNG

8

7.25

8.75
5


NGUYỄN HOÀNG
KHÁNH LINH


7.75

HOÀNG NGỌC LAN

8

NGUYỄN THÙY LINH

7

LƯU HOÀNG PHƯƠNG
LAN

8.25

BÙI HƯƠNG LY

8

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
LINH

7.25

NGUYỄN THỊ THIÊN


8

NGUYỄN VŨ THẢO

LINH

8.25

NGUYỄN NGỌC MAI

8.5

TRẦN DIỆU LINH

VI THỊ MẾN

7.5

HỒNG HỒNG LỰU

TRẦN THỊ MINH
PHẠM HÀ MY

8
8.25

8

NGƠ NGỌC MAI

8

7.25


TRẦN HẢI MINH

6.25

TRIỆU LƯU THẢO
NGUYÊN

8

MẠC TRÀ MY

8.25

HOÀNG THỊ NHÀN

8

ĐỖ HOÀNG NAM

8.25

HOÀNG THỊ HỒNG
NHUNG

7.5

ĐẶNG HOÀNG NGÂN

8.75


HOÀNG VĂN QUANG

6.75

TRẦN THU NGÂN

8.5

NGUYỄN TIẾN SANG

7.25

NGUYỄN THỊ BÍCH
NGỌC

7.75

NGUYỄN THẾ SƠN

6.5

NGUYỄN BÁ PHONG

8.5

HỒNG THỊ TÂM

8

LONG THỊ THẢO

PHƯƠNG

8.5

NGUYỄN THỊ
PHƯƠNG THẢO

8

NGUYỄN QUANG
PHƯƠNG

7.75

TRẦN THỊ THẢO

7

PHÙNG THANH
PHƯƠNG

NGUYỄN THỊ THẮM

8

7.5

ĐÀM MINH QUÂN

7.25


NGUYỄN ĐỨC
THẮNG

7

HOÀNG MINH QUÝ

5.75

NGỌC THỊ THU

6.25

BÙI THỊ HƯƠNG SEN

8.25

HOÀNG THỊ THỦY

7.25

NGUYỄN ĐỨC TÂM

7.5
8.25

PHẠM THỊ TĨNH

8


TRẦN THỊ THANH
THANH

LÊ THỊ NGỌC TRANG

7

ĐÀO THỊ THU THẢO

NGUYỄN HÀ TRANG

6.75

LƯ THỊ THẢO

8
8.25
6


NGUYỄN THỊ HUYỀN
TRANG

7.25

NGÔ THỊ THẮM

7.75


NGUYỄN THU TRANG

7.5

ĐỖ MẠNH THÊM

7

NÔNG THỊ HUYỀN
TRANG

8

HỒNG ĐỨC THỊNH

7.25

TRẦN THU TRANG

7.25

NGƠ THANH THÚY

8

PHẠM QUỲNH TRÂM

7

NGUYỄN THỊ THÚY


8.5

NGUYỄN BÁ TRỌNG

6.73

TRẦN THU TRANG

8.25

NGUYỄN LÊ TRUNG

6.25

TRIỆU HƯƠNG TRẦM

8

DỖN HỒNG TUẤN

7.25

TRẦN DUY TRƯỜNG

8.25

Qua bảng so sánh có thể thấy được kết quả thi Tốt nghiệp và Đại học của học sinh đã
được nâng cao rõ rệt, khẳng định tính hiệu quả của sáng kiến.
7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến:

Sáng kiến đã được áp dụng để ôn luyện thực tiễn tại trường THPT Yên Thế (lớp
12a6,12a7 năm học 2019-2020 và lớp 12a7 năm học 2020-2021). Đã được giới thiệu
cho đồng nghiệp trong trường, trong cụm chuyên môn và áp dụng một số lớp khác
trong trường THPT Yên Thế, trong cụm chun mơn.
7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến:
Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên ở tại trường THPT Yên Thế, hiệu quả của
sáng kiến đạt được như sau:
Về lợi ích kinh tế
Những ưu điểm khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy môn Ngữ văn ở trường
phổ thông:
- Sáng kiến cịn là giải pháp mang tính căn bản giúp cho học sinh nắm chắc hệ
thống kiến thức văn nghị luận văn học, kĩ năng làm bài nghị luận văn học đạt hiệu quả cao;
- Tiết kiệm thời gian, công sức của giáo viên khi tổ chức dạy học, rèn kĩ năng
cho học sinh.
- Những giải pháp được nêu trong sáng kiến có thể trở thành tư liệu tham khảo
cho giáo viên, tự nghiên cứu, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đặc điểm thực tế
của mình. Qua đó tiết kiệm được các chi phí khác, như: chi phí đi lại, mua tài liệu
tham khảo,… .
Về lợi ích xã hội
Sáng kiến kinh nghiệm này là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp giáo viên nâng
cao năng lực chuyên mơn, đóng góp hiệu quả cho cơng tác giảng dạy mơn Ngữ văn ở
trường phổ thơng, đồng thời góp phần định hướng giáo dục phát triển phẩm chất và
7


năng lực cho học sinh, qua đó nâng cao chất lượng điểm thi Tốt nghiệp THPT, Đại học
năm 2021 môn Ngữ văn của trường THPT Yên Thế.

8



* Cam kết: Tôi xin cam đoan những nững điều khai trên là trung thực, đúng sự thật và
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
XÁC NHẬN CỦA

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

TRƯỜNG THPT YÊN THẾ

Nguyễn Thị Yến Chi

9


PHỤ LỤC 1
HỆ THỐNG KĨ NĂNG CƠ BẢN LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Các dạng bài nghị luận văn học xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia rất đa
dạng, đồng thời đảm bảo độ phân hóa rõ ràng nhằm thực hiện nhiệm vụ kép, vừa tốt
nghiệp THPT, vừa tuyển sinh đại học. Ở mỗi kiểu dạng bài lại có những yêu cầu về kĩ
năng khác nhau. Vì vậy việc xác định các dạng bài nghị luận văn học trong đề thi, nắm
chắc kĩ năng làm bài chính là “chìa khóa” giúp cho các em mở được “cánh cửa” của đề
thi, chinh phục yêu cầu của đề để có thể đạt được điểm thi cao nhất.
1. Nghị luận về một bài thơ/đoạn thơ
1.1. Nghị luận về một bài thơ/đoạn thơ khơng có định hướng
Ở dạng đề này học sinh được tự do phát biểu cảm nhận của mình về tác phẩm,
tự do lựa chọn các yếu tố, các bình diện của văn bản để phân tích theo suy nghĩ chủ
quan của người viết. Tuy nhiên, học sinh cần làm nổi bật được những giá trị cơ bản về
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, lí giải được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài
thơ. Về cơ bản, phương pháp chung làm kiểu bài này cần tuân thủ theo trình tự sau:
Mở bài:

Học sinh có thể mở bài theo nhiều cách khác nhau, có thể chọn cách mở bài trực
tiếp hoặc gián tiếp. Yêu cầu về kĩ năng ở dạng này là học sinh dẫn dắt, giới thiệu được
tác phẩm/đoạn trích thơ.
Thân bài: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau song cần đảm
bảo các yêu cầu:
- Khái quát được tác giả, tác phẩm/vị trí và nội dung đoạn trích
- Cảm nhận được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm/đoạn trích
(Học sinh cần chú ý tới mạch cảm xúc, nội dung tư tưởng, những đặc sắc về ngôn ngữ,
cấu tứ, nhịp điệu)
- Nhận xét, đánh giá được những đặc sắc nghệ thuật, giá trị tư tưởng chủ đề của
tác phẩm.
Kết bài:
Tổng kết, đánh giá về giá trị, đóng góp của đoạn thơ đối với chỉnh thể tác phẩm,
của bài thơ đối với sự nghiệp sáng tác của tác giả và với nền văn học; khái quát về
phong cách nghệ thuật của nhà thơ qua tác phẩm.
1.2. Nghị luận về một bài thơ/đoạn thơ có định hướng
Đối với dạng đề này, người viết khơng chỉ phân tích thuần t văn bản tác phẩm
mà cịn biết gắn việc phân tích ấy vào định hướng của đề bài, qua phân tích mà làm rõ
vấn đề được nêu. Định hướng này đã được nêu rõ, gợi dẫn trong đề bài. Về cơ bản, có
thể triển khai bài viết theo trình tự sau:

10


Mở bài:
Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp, yêu cầu cần đảm bảo là giới thiệu được
tác phẩm/đoạn trích cùng luận đề mà đề bài đã định hướng.
Thân bài:
Học sinh dựa vào những gợi ý của đề bài và kiến thức đã học, chia tách vấn đề
cần giải quyết thành các luận điểm và lần lượt triển khai từng luận điểm đó bằng

những luận cứ phù hợp. Ở mỗi luận điểm, luận cứ cần lựa chọn những câu thơ, những
dẫn chứng tiêu biểu, phân tích để làm sáng tỏ vấn đề.
Kết bài:
Tổng kết, đánh giá về vấn đề đã triển khai trong bài viết, nêu ảnh hưởng, tác
dụng, ý nghĩa của tác phẩm.
2. Nghị luận tác phẩm văn xi
Qua q trình nghiên cứu, tìm tịi, học hỏi, chúng tôi đề xuất hai dạng bài cơ
bản trong phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận tác phẩm văn xuôi:
Thứ nhất: Nghị luận về một đoạn trích văn xi.
Trong dạng thứ nhất có:
+ Nghị luận về một đoạn trích văn xi khơng định hướng
+ Nghị luận về một đoạn trích văn xi có định hướng
Thứ hai: Nghị luận về nhân vật (hình tượng) trong tác phẩm văn xi
Trong dạng thứ hai có:
Nghị luận về nhân vật (hình tượng) trong tác phẩm văn xuôi không định hướng
Nghị luận về nhân vật (hình tượng) trong tác phẩm văn xi có định hướng
2.1.Nghị luận về một đoạn trích văn xi.
2.1.1. Nghị luận về một đoạn trích văn xi khơng có định hướng
Dạng bài cảm thụ, phân tích một đoạn trích văn xi là bàn luận về giá trị nội
dung, giá trị nghệ thuật của đoạn trích văn xi. Đối tượng nghị luận là một đoạn trích
văn xi. Để đáp ứng dạng đề này, học sinh cần có những hiểu biết nhất định về thể
loại (truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút, bút kí,…). Trong đó mỗi thể loại có cách thức
thể hiện riêng khơng giống các thể loại khác. Phát hiện, xác định những hình thức
ngơn ngữ khác nhau; những hình tượng nhân vật khác nhau, mỗi nhân vật lại có vai trị
riêng trong việc thể hiện giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
Mở bài
Học sinh có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp, cần chú ý kĩ năng giới thiệu
đoạn trích cần nghị luận.
Thân bài
Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo yêu cầu:

+ Khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí và nội dung đoạn trích
11


+ Những nét đặc sắc nổi bật về nội dung tư tưởng (Học sinh cần đọc kĩ văn bản,
xác lập hệ thống luận điểm từ văn bản, tránh cảm nhận, phân tích tràn lan bao gồm cả
những luận điểm khơng xuất hiện trong đoạn văn bản; học sinh cần có khả năng hệ
thống kiến thức để thấy được mối liên hệ giữa đoạn văn và cả văn bản)
+ Những nét đặc sắc nổi bật về hình thức nghệ thuật.
+ Tổng hợp đánh giá chung về đoạn trích (giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá
trị nghệ thuật).
Kết bài
- Nêu đánh giá chung về thành công của tác phẩm hoặc đoạn trích.
- Ý nghĩa của tác phẩm hoặc đoạn trích đối với văn học và đời sống.
2.1.2. Nghị luận về một đoạn trích văn xi có định hướng
Mở bài
Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp song cần chú ý giới thiệu được vấn đề
cần nghị luận đã được nêu trong đề bài.
Thân bài: Nếu phần định hướng nêu rõ thành các vấn đề thì học sinh căn cứ vào
nội dung định hướng để chia tách thành các luận điểm trong phần thân bài (mỗi một
vấn đề được hỏi sẽ là một luận điểm).
- Nếu phần định hướng không rõ ràng thì cần căn cứ vào kiến thức văn học và
năng lực văn học để chia tách thành các luận điểm cho phù hợp.
Nhưng dù phần định hướng như thế nào thì bài viết vẫn phải đảm bảo hệ thống
các ý cơ bản sau:
- Trình bày sáng rõ các phương diện, khía cạnh để làm sáng tỏ định hướng của
đề (dù là phương diện nào thì vẫn phải đảm bảo được những giá trị cơ bản: nội dung,
hình thức của văn học; tùy vấn đề bàn bạc mà giá trị nào là chính).
- Nhận định, đánh giá về vấn đề được bàn bạc.
Kết bài

- Khẳng định vấn đề được bàn là một thành công (hay hạn chế) của tác phẩm.
- Ý nghĩa đối với văn học và đời sống.
2.2. Nghị luận về nhân vật (hình tượng) trong tác phẩm văn xuôi
Trong tác phẩm văn học, nhân vật luôn là một yếu tố hết sức quan trọng góp
phần thể hiện giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nghị luận về một nhân vật,
một nhóm nhân vật trong tác phẩm văn học cũng là một dạng cơ bản của nghị luận văn
học. Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm văn học là dạng đề quen thuộc thường gặp
trong các đề thi THPT quốc gia. Đối với dạng đề này, người viết cần đưa ra những
nhận xét, nhận định, đánh giá thơng qua việc bám sát phân tích những đặc điểm của
nhân vật được thể hiện trong tác phẩm. Dạng đề này yêu cầu người đọc cần hiểu rõ và
hiểu đúng về nhân vật dựa trên các phương diện:
12


– Tất cả những thông tin về nhân vật được tác giả miêu tả trong tác phẩm (bao
gồm nguồn gốc xuất thân, đặc điểm ngoại hình, đặc điểm tính cách,….) qua hành
động, ngơn ngữ.
– Nắm được vai trị của nhân vật trong tác phẩm. (nhân vật trung tâm, nhân vật
chính,…)
– Mối quan hệ giữa nhân vật cần nghị luận với các nhân vật khác trong tác phẩm.
– Nêu được ý nghĩa của nhân vật đối với tác phẩm (nhân vật có vai trị gì trong
việc thể hiện nội dung, nghệ thuật và tư tưởng, quan điểm của tác giả,…)
2.2.1. Nghị luận về nhân vật (hình tượng) trong tác phẩm văn xi khơng
có định hướng
Dàn ý của bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm văn học
Mở bài
Học sinh có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp, cần đảm bảo kĩ năng giới thiệu
nhân vật cần nghị luận và ấn tượng sâu sắc về nhân vật.
Thân bài
- Khái quát tác giả tác phẩm và giới thiệu khái quát về nhân vật (đây là nhân vật

thuộc loại nào; đây là nhân vật quen thuộc trong văn học hay có nguồn gốc từ chính
sử, hoặc là ngun mẫu của cuộc sống,…). Lời giới thiệu khái quát dựa trên những
hiểu biết rõ ràng của người viết về nhân vật trong tác phẩm.
- Phân tích nhân vật với các đặc điểm về:Lai lịch, ngoại hình, ngơn ngữ, nội
tâm, cử chỉ, hành động (Khi phân tích, cảm nhận nhân vật theo tiến trình tác phẩm,
bám sát các chi tiết cần chú ý phân loại thành các khía cạnh sau:
+ Hình dáng bên ngồi (gương mặt, dáng dấp,…).
+ Lời nói, cách nói, cử chỉ của nhân vật (lời nói, cách nói của mỗi người đều
mang nét riêng, liên quan đến cuộc đời, tính cách và dụng ý trong từng trường hợp).
+ Thế giới nội tâm (cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng bên trong).
+ Hình tượng nhân vật nổi rõ hơn lên trong mối quan hệ với các nhân vật khác,
khi đối sánh với các nhân vật khác (đối với nhiều tác phẩm tự sự, việc phân tích tìm
hiểu những chuyển biến trong tâm hồn, tình cảm của nhân vật là cơ sở để lí giải cử chỉ,
hành động của họ trong mối quan hệ với các nhân vật khác. Từ đó thấy được sự phát
triển tính cách của mỗi nhân vật).
- Tổng kết, nhận định, đánh giá được về nhân vật.
Sau khi đã tìm hiểu các khía cạnh, các chi tiết cụ thể của hình tượng nhân vật phải đi
đến những tổng kết, nhận định, đánh giá về nhân vật:
+ Chiều sâu tư tưởng thể hiện qua nhân vật (thành công của tác giả về nội dung
tư tưởng).
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật (thành cơng của tác giả về nghệ thuật).
+ Đóng góp của nhân vật về nhận thức, về giáo dục, về thẩm mĩ cho người đọc.
13


Tất cả những nhận định, đánh giá đưa ra phải có căn cứ và lập luận chặt chẽ. Có
căn cứ là nói điều gì phải có dẫn chứng phù hợp rút ra từ văn bản tác phẩm. Lập luận
chặt chẽ nghĩa là phải nêu ra lí lẽ vì sao mình lại nói như thế. Tuy khơng cần phải giải
thích dài dòng, nhưng phải làm cho người đọc thấy rõ những nhận định đưa ra đều
theo một hệ thống lí luận, dựa trên những quan điểm nhất định.

Kết bài:
- Đánh giá vị trí vai trị của nhân vật trong tác phẩm, đóng góp của nhà văn về
tư tưởng, về nghệ thuật cho quá trình phát triển của văn học.
2.2.2. Nghị luận về nhân vật (hình tượng) trong tác
phẩm văn xi có định hướng
Kiểu đề này thường yêu cầu làm rõ những điểm đặc sắc nổi bật của nhân vật
hoặc thành công của tác giả thể hiện trong tác phẩm thông qua nhân vật. Vì vậy, khi
khai triển vấn đề trong bài làm cần chú ý tập trung vào những yêu cầu đó để tiến hành
phân tích nhân vật.
Trên thực tế, khi phân tích nhân vật thuần túy hay theo định hướng thì cơ bản
vẫn phải đi theo chi tiết trong tác phẩm, tiến trình diễn biến các sự kiện trong truyện để
dựng lên bức chân dung của nhân vật, đưa ra những đánh giá kết luận về nhân vật đó.
Học sinh có thể triển khai nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo:
Mở bài:
- Giới thiệu xuất xứ nhân vật (tác phẩm nào, của tác giả nào?)
- Nêu nhận định được đặt ra trong đề bài, xác định đó là căn cứ trọng tâm để
triển khai thân bài.
Thân bài:
- Luận điểm 1: Giải thích ý kiến, nhân định trong đề bài (nếu có)
- Luận điểm 2: Tìm hiểu nhân vật trên cơ sở định hướng (chia thành các biểu
hiện hoặc các phương diện, các chặng,...)
- Luận điểm 3: Đánh giá, nhận xét về nhân vật trên những nội dung đã bàn luận.
Ln có ý thức dùng nhận định trong đề bài làm kim chỉ nam để hướng nhân vật đi
theo, bám sát vào định hướng để khai triển ý, hành văn và diễn đạt cảm xúc.
Kết bài:
Ngoài những đánh giá chung thì cần nhấn mạnh vào khía cạnh mà định hướng
đặt ra để kết thúc vấn đề.
3. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
Nghị luận về một ý kiến bàn về tác phẩm văn học là việc thể hiện quan điểm,
chính kiến của mình bằng việc sử dụng kết hợp và linh hoạt các thao tác nghị luận: giải

thích, bình luận, chứng minh, so sánh, bình luận, bác bỏ. Đề bài văn nghị luận về một
ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học là những quan điểm, nhận xét của một nhà
14


văn, một nhà nghiên cứu hay chính bạn đọc về tác phẩm văn học hoặc một khía cạnh
nội dung, một khía cạnh nghệ thuật.
Học sinh khi làm bài văn nghị luận về một ý kiến, quan điểm bàn về tác phẩm
văn học cần lưu ý:
– Cần xác định rõ ý kiến bàn về phương diện nào của tác phẩm văn học: nội
dung hay nghệ thuật, tình huống truyện hay chi tiết truyện, nhân vật hay nghệ thuật
xây dựng nhân vật,…
– Ý kiến được đưa ra bàn luận là đúng hay sai? Quan điểm cá nhân đối với ý kiến đó.
– Bám sát vào tác phẩm để tìm những chi tiết nổi bật và làm rõ ý kiến nhận
định. Tránh việc xa rời tác phẩm, dẫn đến việc nghị luận lan man và khơng chính xác.
– Vận dụng thành thạo và linh hoạt các thao tác lập luận.
Dàn ý của bài văn nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học
Mở bài
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm xuất hiện trong ý kiến nghị luận.
+ Dẫn dắt nội dung cần nghị luận vào bài.
+ Trích dẫn nguyên văn ý kiến, quan điểm.
Thân bài
+ Giải thích và làm rõ ý kiến, quan điểm.
+ Bàn luận các khía cạnh của vấn đề cần nghị luận qua việc:
Đưa ra ý kiến của bản thân: Đồng tình hay bác bỏ.
Phân tích, chứng minh ý kiến, nhận định bằng những lí lẽ và dẫn chứng để làm
sáng rõ ý kiến, quan điểm bàn về vấn đề gì trong tác phẩm.
4. Nghị luận so sánh văn học.
Từ trước đến nay, khái niệm “so sánh” trong văn học thường được học sinh hiểu
nhiều cách. Có bạn hiểu so sánh văn học như là biện pháp tu từ từ vựng trong tiếng

Việt. Cũng có bạn hiểu so sánh như một thao tác lập luận trong số thao tác cần thiết
của một bài làm văn. Còn trong bài viết này, chúng ta bàn về khái niệm so sánh dưới
góc độ một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận, tức là như
một kiểu bài nghị luận.
Mục đích của kiểu bài này trước hết và quan trọng là để chỉ ra được chỗ giống
và khác nhau giữa các đối tượng so sánh, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những
điểm cách tân của từng khuynh hướng văn học, giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm;
thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng mn màu của phong cách nhà
văn, góp phần hình thành kỹ năng lý giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện
tượng văn học.
Đối tượng của bài nghị luận văn học dạng so sánh rất đa dạng. Đó có thể là một
khuynh hướng văn học, một giai đoạn văn học hay các tác phẩm cụ thể. Đề có thể yêu
cầu so sánh 2-3 tác phẩm với nhau hoặc những yếu tố khác nhau trong cùng một tác
phẩm. Bình diện các vấn đề so sánh cũng rất rộng, bao gồm: đề tài, nhân vật, tình
15


huống, cốt truyện, cái tơi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật, phong cách
nghệ thuật…
Cũng giống như bất kì một dạng văn nghị luận nào khác, kiểu bài nghị luận văn
học so sánh cũng cần đảm bảo đúng và đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
Mở bài
– Dẫn dắt (mở bài gián tiếp)
Học sinh nên tìm một điểm chung nào đó của hai đối tượng để dẫn dắt. Cách mở bài
này không chỉ tạo nên sự gắn kết của đối tượng ngay từ đầu mà còn tạo được hứng thú
cho người đọc.
– Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh
Chỉ cần giới thiệu ngắn gọn, đủ thơng tin chính và nêu được đối tượng. Tránh tình
trạng mở bài quá dài hoạc lan man.
Thân bài

- Cảm nhận, phân tích các đối tượng
Phân tích đối tượng so sánh thứ nhất
Phân tích đối tượng so sánh thứ hai
Lần lượt phân tích nội dung và nghệ thuật của hai đối tượng. Mức độ đầy đủ nhưng
không quá chi tiết, dàn trải giống như bài nghị luận về một tác phẩm, để tránh tình
trạng khơng đáp ứng đủ thời gian. Bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận
nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích..
- So sánh các đối tượng
Nét tương đồng
Nét khác biệt
Sau khi phân tích làm rõ từng đối tượng, chúng ta tiến hành so sánh để chỉ ra nét tương
đồng và khác biệt trên cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật. Bước này đòi hỏi
phải có sự cân nhắc chọn lọc, tránh tình trạng so sánh tràn lan hoạc khơng tương ứng ở
các bình diện.
Để làm tốt bước này cần kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập
luận phân tích và thao tác lập luận so sánh.
- Lý giải sự tương đồng, khác biệt giữa hai đối tượng
Để lí giải được sự tương đồng và khác biệt của các đối tượng, chúng ta cần dựa vào
bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi
pháp của thời kì văn học…
Bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích.
Kết bài
– Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
– Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
16


PHỤ LỤC 2
XÂY DỰNG BỘ ĐỀ LUYỆN THI TỐT NGHIỆP VÀ ĐẠI HỌC, CAO
ĐẲNG THEO HỆ THỐNG KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

PHẦN 1. HỆ THỐNG ĐỀ LUYỆN THI THEO KĨ NĂNG LÀM BÀI
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Đề luyện kĩ năng làm bài nghị luận về bài thơ/đoạn
thơ
1.1. Đề luyện kĩ năng làm bài nghị luận về bài thơ/đoạn
thơ khơng có định hướng
Đề 1.
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Mỗi khi có dịp tới xem một cuộc chạy marathon, tơi thường không quan tâm
lắm tới người vô địch và liệu anh ta có phá được kỉ lục này nọ hay khơng. Tơi thấy
những người về chót thú vị hơn nhiều. Lần nào cũng vậy, khi những người thắng cuộc
đã lên bục nhận giải, chụp ảnh, trả lời truyền hình, rồi đã về nhà tắm rửa xong, thì
nhóm người này vẫn hì hục, nhẫn nại ở những cây số cuối cùng. Tơi đứng ở ven đường
để ngắm lịng quyết tâm của họ. Thường khi họ rẽ vào khúc ngoặt cuối cùng dẫn tới
đích thì các băng rơn đã tháo xuống từ lâu, cũng khơng cịn ai đứng ở vạch đích bấm
giờ cho họ, và người xem cũng đã ra về gần hết. Bám sát những gót chân của người
đang lê lết này là các nhân viên vệ sinh đang khua chổi quét đường.
Tôi không để ý tới những người về đầu vì họ là dân chuyên nghiệp, họ sinh ra
để dẫn đầu, họ có tố chất để làm điều siêu phàm. Những người về cuối thì hiểu rằng
họ khơng có vai trị gì trong cái cuộc thi thố này. Họ chẳng đem lại vinh quang cho ai
mà thất bại của họ cũng không làm ai mảy may quan tâm. Động cơ để họ cắn răng lê
bước tiếp không phải là những gửi gắm của một tập thể, chẳng phải là danh dự của
một quốc gia, hay danh tiếng của bản thân mà họ cần phải bảo vệ. Họ đơn thuần
bướng bỉnh và có thể hơi điên rồ. Họ tiếp tục chỉ vì bỏ cuộc khơng phải lựa chọn cho
họ.[…]
Điểm chung trong cuộc vật lộn của những con người vô danh này là họ hành
động vì họ cho rằng họ cần làm như vậy, khơng phải vì có người khác nhìn vào họ,
trông chờ vào họ, hay trao nhiệm vụ cho họ. Họ khơng đại diện cho ai cả, và có lẽ sự
kiên cường của họ đến từ điểm này. […]

17


Nhưng tơi tin rằng khơng có họ thì cũng khơng có thay đổi trong xã hội.
(Trích Bức xúc khơng làm ta vơ can, Đặng Hồng Giang,
NXB Hội Nhà văn, 2015, tr 15 - 19)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích, động cơ để những người về chót“cắn răng lê bước tiếp” là gì?
Câu 3. Theo tác giả, sự kiên cường của những người về chót đến từ đâu?
Câu 4. Tác giả đã đánh giá như thế nào về vai trị của những người về chót? Anh/chị
có đồng tình với cách đánh giá đó khơng? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ riêng của anh/chị
về vai trị của sự kiên trì, nhẫn nại trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 
Kìa em xiêm áo tự bao giờ 
Khèn lên man điệu nàng e ấp 
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ 
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy 
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ 
Có nhớ dáng người trên độc mộc 
Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa 
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ
văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.38 và tr.88-89
--------------------------- Hết ----------------------Đề 2.
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các u cầu:

“Thành cơng và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong
cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người
đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành cơng đạt
được thêm phần ý nghĩa.
Khơng có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất
cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như
18


chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói: “Người bi quan nhìn thấy
khó khăn trong mỗi cơ hội, cịn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”.
Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn
tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên
và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn khơng thể tránh khỏi, nếu
khơng muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại
một cách tích cực”.
(Trích từ cuốn Học vấp ngã để từng bước thành công – John C.Maxwell)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích ? (0,5 điểm)
Câu 2. Nêu chủ đề chính của đoạn trích ? (0,5 điểm)
Câu 3. Tác giả khuyên chúng ta cần có thái độ ra sao trước thất bại ? (1,0 điểm)
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: “Thất bại giúp con người đúc kết được
kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý
nghĩa” khơng? Vì sao? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
kiến sau: “Người thành cơng ln tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại
ln thấy khó khăn trong mọi cơ hội”.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngịi Thia, sơng Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.”
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.110, 111).
Từ đó liên hệ đến đoạn thơ sau để nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà thơ
Tố Hữu.
“Tơi buộc lịng tơi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
19


Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…”
(Từ ấy - Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr 44)
--------------------------- Hết ----------------------

20




×