Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Khóa luận tốt nghiệp luật kinh doanh quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.81 KB, 52 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGƠ HỒNG GIANG

QUY ĐỊNH HẠN MỨC GIAO ĐẤT
VÀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
THEO PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành: Luật Kinh Doanh
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2013-L

Giáo viên hướng dẫn: TS. LÊ KIM NGUYỆT

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu....................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
5. Tình hình nghiên cứu.............................................................................................. 3
6. Kết cấu đề tài .......................................................................................................... 3


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẠN MỨC GIAO ĐẤT
CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐÁT TRONG PHÁP LUẬT ĐẤT
ĐAI VIỆT NAM ........................................................................................... 4
1.1.

Khái quát chung về hạn mức giao đất và nhận chuyển quyền sử
dụng đất nông nghiệp .................................................................................. 4

1.1.1. Khái quát chung về quyền sử dụng đất và căn cứ xác lập quyền sử
dụng đất.......................................................................................................... 4
1.1.2. Một số khái niệm liên quan tới hạn mức giao đất và chuyển quyền sử
dụng đất nông nghiệp..................................................................................... 5
1.1.3. Đặc điểm quy định pháp luật về hạn mức giao đất và nhận chuyển
quyền sử dụng đất nơng nghiệp ..................................................................... 6
1.2.

Q trình hình thành và phát triển quy định pháp luật về hạn
mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trong lịch
sử pháp luật Việt Nam ................................................................................. 8

1.2.1. Thời kỳ phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc.................................................... 8
1.2.2. Thời kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam ...................................................................................................... 10
1.3.

Quy định về giao đất, chuyển quyền sử dụng đất theo pháp luật
một số quốc gia trên thế giới ..................................................................... 17


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH

CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HẠN MỨC GIAO ĐẤT VÀ
CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM .... 20
2.1.

Thực trạng quy định pháp luật về hạn mức giao đất và chuyển
quyền sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam .......................................... 20

2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật ..................................................................... 20
2.1.2. Đánh giá thực trạng quy định pháp luật....................................................... 28
2.2.

Thực tiễn thi hành quy định pháp luật về hạn mức giao đất và
nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp......................................... 29

2.2.1. Thực tiễn thi hành quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp .................. 29
2.2.2. Thực tiễn thi hành hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp ...... 30
2.2.3.

Đánh giá thực tiễn thi hành ......................................................................... 33

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VỀ HẠN MỨC GIAO ĐẤT VÀ CHUYỂN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ............................................................ 35
3.1.

Về chủ trƣơng mở rộng hạn điền của Chính phủ................................... 35

3.2.

Về một số giải pháp, kiến nghị cá nhân ................................................... 38


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 48


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Từ ngàn đời xưa cho tới nay, Việt Nam vẫn luôn được coi là nước nông
nghiệp với gần 70% dân số sống ở nông thôn [22] và khoảng 44,6% lực lượng lao
động làm nơng nghiệp [23]. Có thể nói nơng nghiệp, nông thôn là bộ phận quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam. Nông nghiệp đảm bảo vững chắc
an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; xuất khẩu
nông sản đem lại nguồn ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế; tạo việc làm và thu
nhập cho đa số người dân. Nông thôn là môi trường sống của đa số nhân dân, nơi
bảo tồn và phát triển các truyền thống văn hóa dân tộc.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới vấn đề phát triển nông nghiệp, nông
thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân, và coi đó là
nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định tình hình chính trị - xã hội, sự
phát triển hài hòa và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước.
Trong hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nông nghiệp, nông dân và
nơng thơn nước ta đã có bước phát triển khá tồn diện và to lớn. Nơng nghiệp phát
triển ổn định và có xu hướng tái sản xuất theo chiều sâu, đời sống vật chất, tinh
thần nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn thay đổi theo chiều hướng lành
mạnh hố các quan hệ kinh tế – xã hội, góp phần quan trọng vào sự ổn định của đất
nước, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, nông
nghiệp, nông dân, nông thôn đang đứng trước những khó khăn, thách thức rất lớn.
Sự phát triển của nơng nghiệp có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại và thiếu tính bền
vững; nơng thơn nghèo nàn tha hóa và đang có chiều hướng tụt hậu; đời sống của
nơng dân nhìn chung cịn thấp, ở nhiều vùng chậm được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo
còn cao, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.

Xét một cách tổng thể, nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng như hiện nay là
do cơng tác hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật đúng đắn về nông nghiệp,
nông dân và nơng thơn, cần có giải pháp mang tính lâu dài, thay đổi tồn diện nơng
nghiệp. Đó. Nhận thức được vấn đề đó, hiện nay, Chính phủ đang đề xuất sửa đổi
1


về quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất, bao gồm việc mở rộng
hạn mức, cho phép tích tụ ruộng đất và từ đó tạo cơ sở để sản xuất nơng nghiệp có
quy mơ lớn. Cụ thể, tại phiên họp thường kỳ tháng 2 của Chính phủ, Thủ tướng đã
nêu rõ chủ trương phải tạo thuận lợi cho tích tụ ruộng đmất, mở rộng hạn điền cho
sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Việc này đã được giao cho 3 Bộ: Bộ Tài nguyên
môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp phải nghiên cứu
chính sách, hồn thành ngay trong q III tới [05].
Ý tưởng này đã nhận được sự quan tâm lớn của các nhà hoạch định chính
sách cũng như trong dư luận nhân dân. Nhận thấy đây là vấn đề mang tính thời sự,
cấp thiết và đóng góp giá trị thực tiễn cho cơng tác hồn thiện chính sách pháp luật
đất đai, nên người viếteđã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quy định hạn mức giao đất
và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai Việt Nam” làm
đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với mong muốn đưa ra các đánh giá khách quan về quy định hạn mức giao
đất và chuyển quyền sử dụng đất nơng nghiệp, từ đó làm rõ ưu, nhược điểm của các
quy định này. Và dựa trên các cơ sở này, đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để
hoàn thiện thêm các quy định pháp luật đất đai nói chung.Khóa luận xác định
những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về quy định hạn mức giao
đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp;
- Phân tích thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật,
đồng thời đánh giá dưới góc độ pháp lý;

- Trên cơ sở đó,đưa ra các giải pháp Chính phủ đề xuất và kiến nghị cá
nhânđối với các quy định pháp luật về hạn mức giao đất, chuyển quyền sử dụng đất
nông nghiệp.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các quy định của pháp luật về hạn
mức sử dụng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định
2


của pháp luật hiện hành (Luật Đất đai 2013), đồng thời tìm hiểu thực tiễn áp dụng,
ý nghĩa thực tiễn của các quy định này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản vận dụng để thực hiện Luận văn là:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng.
- Phương pháp luận duy vật lịch sử.
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
5. Tình hình nghiên cứu
Hạn mức giao đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp đã
được đề cập khơng phải lần đầu tiên. Đã có nhiều quan điểm, đề xuất hoặc các bài
viết, cơng trình nghiên cứu về duy trì hạn điền hay bãi bỏ/mở rộng hạn điền trong
suốt quá trình lập pháp, chỉnh sửa Luật Đất đai qua các thời kỳ từ 1993, 2003 cho
tới năm 2013. Bản khóa luận này có sử dụng, trích dẫn những quan điểm hợp lý
của các nhà nghiên cứu pháp luật, các nhà báo, lãnh đạo các bộ - ngành có liên
quan tới lĩnh vực đất đai.
6. Kết cấu đề tài
Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được kết cấu bởi 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quy định hạn mức giao đất và chuyển

nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định pháp
luật về hạn mức giao đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Chương 3: Chủ trương hồn thiện quy định pháp luật do Chính phủ đề
xuất và một số kiến nghị cá nhân về hạn mức giao đất và chuyển nhượng quyền sử
dụng đất nông nghiệp.

3


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẠN MỨC GIAO ĐẤT
CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐÁT TRONG PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI
VIỆT NAM
1.1. Khái quát chung về hạn mức giao đất và nhận chuyển quyền sử
dụng đất nông nghiệp
1.1.1. Khái quát chung về quyền sử dụng đất và căn cứ xác lập quyền sử
dụng đất
Quyền sử dụng đất còn được xem như một quyền năng pháp lý được pháp
luật ghi nhận và bảo vệ. Theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2005:
“Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”.
Chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí
của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà
nước, lợi ích cơng cơng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 193) [18]
. Như vậy có thể thấy một trong những biểu hiện đầu tiên về mặt pháp lý của quyền
sử dụng đất là người sử dụng đất có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi
tức từ đất.
Tiếp tục, vấn đề này đã được khẳng định tại Điều 4 Luật Đất đai năm 2013:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của

Luật này”. Vì vậy nội hàm của khái niệm quyền sử dụng đối với đất đai rộng hơn
khái niệm quyền sử dụng đối với các tài sản khác.
Tóm lại, quyền sử dụng đất là quyền khai thác, hưởng dụng những thuộc tính
có lợi từ đất một cách hợp pháp thông qua các hành vi sử dụng đất hoặc chuyển
quyền sử dụng đất đó cho người khác hay tạo vốn từ đất.
Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác được
xác lập do được người khác chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của
Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành khác. Việc xác lập
quyền sử dụng đất được thực hiện dựa trên bốn căn cứ cơ bản sau:
4


Thử nhất, quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất;
Thứ hai, quyền sử dụng đất do Nhà nước cho thuê đất;
Thứ ba, quyền sử dụng đất do được người khác chuyển quyền sử dụng đất;
Thứ tư, quyền sử dụng đất do Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
1.1.2. Một số khái niệm liên quan tới hạn mức giao đất và chuyển quyền
sử dụng đất nông nghiệp
Như đã đề cập ở trên, giao đất và chuyển quyền sử dụng là một trong những
căn cứ xác lập quyền sử dụng đất của các chủ thể đối với đất đai. Vì vậy, cần phải
hiểu thế nào là giao đất, thế nào là chuyển quyền sử dụng đất và hạn mức đó là gì?
Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc
Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có
nhu cầu sử dụng đất.
Giao đất với ý nghĩa là một nội dung của quản lý nhà nước đối với đất đai, là
hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chuyển giao trên thực tế đất và
quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư.
Giao đất bao gồm hai loại: Giao đất có thu tiền sử dụng đất và giao đất
không thu tiền sử dụng đất. Giao đất có thu tiền sử dụng đất là việc Nhà nước trao
quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng

đất và người sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước một khoản tiền sử dụng đất theo
quy định của pháp luật. Giao đất không thu tiền sử dụng đất là việc Nhà nước trao
quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng
đất và người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước. Theo Luật
Đất đai năm 2013, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp thuộc trường hợp giao
đất không thu tiền sử dụng đất.
Chuyển quyền sử dụng đất là sự chuyển dịch quyền sử dụng đất từ người có
quyền sử dụng đất hợp pháp sang người khác theo một trình tự, điều kiện do pháp
luật quy định, thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng
cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất được xác định là tư liệu sản xuất
5


chủ yếu phục vụ cho việc trồng trọt chăn nuôi, nghiên cứu thí nghiệm về trồng trọt
và chăn ni, bảo vệ môi trường sinh thái, cung ứng sản phẩm cho các ngành cơng
nghiệp và dịch vụ. Nhóm đất nơng nghiệp bao gồm các loại đất: đất trồng cây hàng
năm gồm đất trồng lúa, đất trông cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất
rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất
làm muối; đất nông nghiệp khác [17].
Hạn mức giao đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp là giới
hạn quy mơ diện tích đất nơng nghiệp mà một chủ thể được giao quyền sử dụng
hoặc nhận chuyển quyền sử dụng.
1.1.3. Đặc điểm quy định pháp luật về hạn mức giao đất và nhận chuyển
quyền sử dụng đất nông nghiệp
Về chủ thể, theo quy định pháp luật đất đai, chủ thể được giao đất và nhận
chuyển quyền sử dụng đất nơng nghiệp là các hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản
xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.Đây là những chủ thể chính thực hiện trực tiếp
việc sản xuất nơng nghiệp ở nước ta hiện nay, nhất là chủ thể hộ gia đình bởi lẽ mơ

hình sản xuất nơng nghiệp phổ biến nhất hiện nay là mơ hình nơng hộ phù hợp với
đặc điểm tự nhiên, truyền thống lịch sử sản xuất nơng nghiệp của dân tộc.Như đã
trình bày trước đó, Việt Nam hiện vẫn là quốc gia có nền nơng nghiệp giữ một vị trí
quan trọng trong tiến trình phát triển nền kinh kế quốc dân. Theo thống kê năm
2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nước ta có tổng diện tích tự nhiên là
33.093.857 ha bao gồm đất nông nghiệp 26.100.106 chiếm 79%, đất phi nông
nghiệp 3.670.186 ha chiếm 11%, còn lại là đất chưa sử dụng. Trong khi quỹ đất đai
thì có hạn mà các nhu cầu sử dụng đất cho sinh hoạt, đời sống, sản xuất ngày một
gia tăng. Để thực hiện được vai trò đại diện sở hữu toàn dân về đất đai, điều tiết
được hợp lý việc sử dụng đất đai của mọi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức trong điều
kiện vốn đất đai có hạn, Nhà nước thực hiện phân phối (giao đất), phân phối lại đất
đai một cách hợp lý và cơng bằng. Vì vậy, với tỷ trọng đất nơng nghiệp cao như
trên, Nhà nước cần có những quy định về hạn mức nói riêng đối với những cá nhân,
hộ gia đình trực tiếp hoạt động sản xuất trong nơng nghiệp.
Về đối tượng, quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông
6


nghiệp hướng tới đối tượng là các loại nhóm đất nông nghiệp, bao gồm đất trồng
cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất trồng cây lâu năm, đất
rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất và các loại nhóm đất chưa sử dụng. Cách thức
quy định hạn mức khác nhau đối với từng loại nhóm đất nơng nghiệp bằng phương
pháp phân loại cho thấy Nhà nước ta đã rất chú ý tới sự khác biệt giữa giá trị của
từng loại đất. Thậm chí, đối với đất trồng cây hàng năm (chủ yếu là đất trông lúa),
hạn mức được quy định tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực
Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long so với các khu vực khác cũng
có sự khác nhau. Có thể thấy mặc dù về tổng thể, đối tượng của các quy định hạn
mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp chỉ là nhóm đất nơng
nghiệp nhưng đối với từng loại trong nhóm lại khơng giống nhau. Cụ thể quy định
của từng loại sẽ được phân tích ở những phần sau của bản khóa luận này.

Về mục đích,quy định đặt ra mức tối đa về diện tích giao đất cũng như
chuyển quyền sử dụng đất nhằm mục đích hạn chế sự tích tụ ruộng đất, tập trung
vào quyền sử dụng của một số chủ thể nhất định, dẫn tới việc tư hữu ruộng đất hình
thành giai cấp địa chủ mới sau cải cách ruộng đất. Từ sau Cách mạng Tháng Tám
năm 1945, Chủ nghĩa Mác-Lênin được xem là kim chỉ nam trong mọi hành động
của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam để đưa Việt Nam tiến
lên chủ nghĩa xã hội. Cho tới nay, mặc dù đã tiến hành cơng cuộc đổi mới nhưng
thể chế chính trị, hệ tư tưởng của Việt Nam vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của Chủ
nghĩa Mác-Lenin, đặc biệt là quan điểm về công hữu ruộng đất.
Trong tác phẩm Cương lĩnh ruộng đất của Đảng dân chủ - xã hội trong cuộc
cách mạng Nga lần thứ nhất năm 1905 – 1907, Lênin đã đưa ra cơ sở lý luận của
việc quốc hữu hóa ruộng đất, làm sáng tỏ bản chất của chính bản thân khái niệm
này. Lênin viết: “Thủ tiêu chế độ tư hữu ruộng đất tức là xóa bỏ đến mức tối đa có
thể có được, trong xã hội tư sản, tất cả những trở ngại ngăn cản việc tự do dùng tư
bản vào nông nghiệp và tự do chuyển tư bản từ ngành sản xuất này sang ngành sản
xuất khác. Sự phát triển tự do, rộng rãi và nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản, sự tự
do hoàn toàn của cuộc đấu tranh giai cấp, tự xóa bỏ tất cả những khâu trung gian
khơng cần thiết, khiến cho nền nơng nghiệp có những “nhịp độ kinh khủng” – quốc
7


hữu hóa ruộng đất dưới chế độ tư bản là như thế đấy”. Quốc hữu hóa ruộng đất là
sự xóa bỏ chế độ tư nhân đối với tư liệu sản xuất, có ý nghĩa là một địn tấn cơng
mạnh vào giai cấp tư sản [10, tr.88-98].
1.2. Quá trình hình thành và phát triển quy định pháp luật về hạn mức
giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trong lịch sử pháp luật
Việt Nam
1.2.1. Thời kỳ phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc
Sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc, khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán
trên sông Bạch Đằng (năm 938), Việt Nam (lúc bấy giờ là Đại Việt) mới chính thức

bước sang thời kỳ phong kiến. Dân tộc Việt Nam phải xây dựng, củng cố quốc gia
của mình và Nho giáo thời kỳ này có nhiều quan điểm mang giá trị tiến bộ đáp ứng
nhu cầu thực tiễn quốc gia. Học tập cách quản lý xã hội tổ chức bộ máy Nhà nước
theo tư tưởng của Nho giáo là một điều hồn tồn có thể chấp nhận, phù hợp với
tiến trình vận động và phát triển của xã hội Việt Nam đương thời. Ngay từ thời
Đinh – Tiền Lê cho đến Lý – Trần, tất cả những di thảo thành văn ít nhiều đều cho
biết sự chủ động tiếp thu của giai cấp phong kiến Việt Nam đối với những kinh
nghiệm và nguyên tắc tổ chức nhà nước phong kiến tập quyền Trung Quốc cùng
với Nho giáo là cơ sở lý luận của nhà nước ấy. Thậm chí, tư tưởng này cịn ảnh
hưởng tới hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam sau này.
Đặc điểm của nhà nước phong kiến là luôn đề cao vấn đề độc lập dân tộc,
chống ngoại xâm. Nhưng khi đã giành được độc lập, ngoài vấn đề khẳng định chủ
quyền, lợi ích dân tộc, cịn có vấn đề quyền lợi tơng tộc của triều đại trị vì. Cùng
với sự phát triển của chế độ phong kiến thời Lý – Trần thì ý thức tôn quân cũng
được khẳng định rõ dần. Trong quan niệm của Nho giáo, vị quân vương là đại diện
cho một nước, nói đến “nước” là nói đến “vua”, “nước” là của “vua”. Chủ nghĩa bá
quyền mang đậm nét Nho giáo được viết trong lời thơ trong bài “Bắc Sơn” sách
“Kinh Thi” như sau: “Phổ thiên chi hạ mạc, phi vương thổ. Suất thổ chi tân, mạc
phi vương thần”(Cả gầm trời không đâu không phải đất của nhà vua, khắp bốn biển
không ai không phải bề tôi của vua). Hay nói một cách vắn tắt nhất, vương, đế hoặc
vua – những người đứng đầu nhà nước phong kiến thời bấy giờ - sở hữu toàn bộ đất
đai, thần dân trong thiên hạ.
8


Tới thời kỳ nhà Hồ, lần đầu tiên trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt
Nam xuất hiện quy định về hạn mức giao đất, hay còn gọi là “hạn điền”. Hồ Quý
Ly được ghi nhận là một nhà cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam. Dưới bàn tay của
ơng, Đại Việt chuyển mình mạnh mẽ từ mơ hình nhà nước q tộc sang mơ hình
nhà nước quan liêu, với mức độ tập trung quyền lực vào triều đình trung ương được

tăng cường lên một mức độ mới. Công cuộc cải cách đất đai thời kỳ này vừa có
những nét tiến bộ vừa tồn tại khơng ít những sai sót.
Hồ Q Ly ban hành chính sách “hạn điền”: “Đại vương và trưởng cơng
chúa thì số ruộng khơng hạn chế; đến thứ dân thì số ruộng là 10 mẫu. Người nào
có nhiều nếu có tội, thì cho tùy ý được lấy ruộng để chuộc tội, bị biếm chức hay
mất chức cũng được làm như vậy. Số ruộng thừa phải hiến cho nhà nước”. Những
ruộng quá hạn làm sổ mà chưa kê khai, cắm tên chủ trên mảnh ruộng thì bị sung
cơng. Chính sách hạn điền trên thực tế là một cuộc cải cách ruộng đất nhằm thâu
tóm thêm ruộng công cho nhà nước, giảm số ruộng tư, hạn chế thế lực của các địa
chủ lớn tích tụ ruộng đất, đánh vào nền tảng kinh tế của quyền uy chính trị của
phong kiến quý tộc nhà Trần [19]. Tuy vậy cải cách này cũng chỉ là nửa vời bởi vì,
trong khi xã hội đang có yêu cầu tư hữu hóa ruộng đất để phát triển kinh tế hàng
hóa tiền tệ và giải quyết nạn đói, thì số lượng đất ngồi 10 mẫu được lấy ra lại bị
sung công “hiến cho nhà nước” biến thành quan điền [24].
Các triều đại phong kiến sau đó như nhà Lê, nhà Nguyễn căn bản khơng cịn
hạn điền nữa, nhìn chung vẫn theo quy tắc điền thổ truyền thống ở Việt Nam: đất
ruộng trong nước là của nhà vua, người nông dân nhận ruộng cày cấy và nộp tơ
thuế cho triều đình. Mặc dù triều đình có áp dụng qn điền, phân chia ruộng đất
cơng bằng cho người dân cứ ba năm một lần, cố định theo thứ bậc xã hội từ quý tộc
– quan lại – dân chúng, nhưng vẫn có chính sách khuyến khích khẩn hoang, lập đồn
để phát triển nơng nghiệp, cơng nhận quyền sở hữu ruộng tư. Ai mộ được nhiều
dân, khẩn hoang nhiều thì càng được nhiều ruộng, thậm chí cịn được phong thưởng
ưu đãi của triều đình, khơng giới hạn diện tích đất. Bên cạnh mục đích chính là để
ngăn chặn địa chủ kiêm tính đất đai, tăng thêm nguồn lợi từ tơ thuế, nhà nước đã
khuyến khích được sức sản xuất nông nghiệp tăng đáng kể, mở rộng đất đai sản
xuất, giảm bớt mâu thuẫn trong xã hội về ruộng đất.
9


Năm 1897, thực dân Pháp ép triều Nguyễn ký điều ước “nhượng” quyền

“khai khẩn đất hoang” cho chúng và ngay sau đó tăng cường cướp đoạt đất đai, lập
khu đồn điền trồng cao su. Tuy Việt Nam bị chia cắt làm 3 kì: Bắc Kì, Trung Kì và
Nam Kì với ba chế độ cai trị khác nhau nhưng tựu chung, thực dân Pháp vẫn duy trì
khuyến khích khẩn hoang, cho phép tích tụ ruộng đất mà khơng đặt ra mức giới
hạn, du nhập và phát triển mạnh mẽ quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai nói riêng,
miễn sao nộp đầy đủ thuế, làm giàu cho tư bản thực dân Pháp, tăng cường hoạt
động bóc lột. Quy mơ sở hữu có sự khác nhau bởi lẽ thuộc địa thực trị ở Nam Kỳ
được tự do phát triển, còn xứ bảo hộ ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ vẫn còn chịu sự quản
lý ruộng đất của làng xã.
Tựu chung lại, trong suốt thời kỳ phong kiến và Pháp thuộc, chỉ có nhà Hồ
đặt ra được quy định về hạn mức ruộng đất một cách rõ ràng. Các triều đại khác và
thực dân Pháp khơng có quy định này. Chính sách quân điền được áp dụng có thể
được xem như một hình thức phân chia ruộng đất đảm bảo người dân mọi tầng lớp
đều có ruộng cày theo một chuẩn nhất định nhưng lại không đặt ra hạn mức và
công nhận quyền sở hữu ruộng đất tư bên cạnh ruộng công. Vì vậy, sau một thời
gian áp dụng thì chính sách qn điền khơng cịn hiệu quả,khi mà địa chủ, cường
hào, q tộc phong kiến vẫn có thể tích tụ ruộng đất và nhà vua có quyền lực tuyệt
đối với đất đai.
1.2.2. Thời kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam
Sau thời gian bị thực dân Pháp bóc lột và đế quốc Mỹ xâm lược, nước ta đã
giành được độc lập dân tộc, có chính quyền của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao
động, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Như đã đề cập trước đó, Chủ nghĩa
Mác-Lênin cho rằng mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản là xóa bỏ chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất, trong đó có chế độ tư hữu về đất đai. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa
xã hội dựa trên nền tảng học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin, vì vậy việc xác lập
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là phù hợp
về phương diện lý luận. Đồng thời, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với vai trò chủ đạo của kinh tế
10



nhà nước, tất yếu đòi hỏi phải dựa trên nền tảng của chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất và chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, chủ yếu là phương tiện để thực hiện mục
tiêu chủ nghĩa xã hội. Quan niệm này dần dần phủ nhận tư hữu đất đai, khơng cho
phép tích tụ ruộng đất như chế độ phong kiến thực dân phong kiến áp dụng trước
đó, mà thay vào đó là từng bước các quy định về hạn mức đất nông nghiệp cho mỗi
cá nhân, hộ gia đình sản xuất thơng qua các Văn kiện Đảng, các văn bản quy phạm
pháp luật qua từng thời kỳ.
Giai đoạn trước năm 1993
Bắt đầu ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành
công, Nhà nước Việt Nam đã ban hành Hiến pháp 1946 để quy định, bảo hộ các
quyền công dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mà quan trọng hơn cả là
quyền sở hữu tài sản, trong đó có ruộng đất. Tuy nhiên sau đó, do bối cảnh Chiến
tranh Đơng Dương, bản Hiến pháp này chưa có hiệu lực pháp lý.
Để thực hiện khẩu hiệu “Độc lập dân tộc và người cày có ruộng”, “ruộng đất
cho dân cày”, tạo nên động lực cách mạng kêu gọi nông dân làm cách mạng,cũng
trong giai đoạn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng Bí thư Trường Chinh đã
phát động và chỉ đạo thực hiện thi hành cải cách ruộng đất sâu rộng trên tồn lãnh
thổ, hay cịn được biết đến là cuộc cải cách ruộng đất 1953 – 1956, thực sự đưa
ruộng đất từ tay địa chủ về cho nông dân. Nhà nước thực hiện chính sách giảm tơ,
tịch thu ruộng đất của Thực dân Pháp, Việt gian phản động chia cho nông dân
nghèo, chia lại điền công thổ [13].
Sau năm 1954, ở miền Bắc, Quốc hội ban hành Hiến pháp 1959, trong đó có
thiết lập thêm hình thức sở hữu tập thể về đất đai. Điều 11 Hiến pháp 1959 quy
định: “Ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở
hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện nay là: hình thức sở hữu của Nhà nước tức là
của tồn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của
nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ, và hình thức sở
hữu của nhà tư sản dân tộc” [14]. Chính sách pháp luật đất đai quy định sản xuất

nông nghiệp cho hợp tác xã tổ chức sản xuất. Người nông dân tiếp tục thực hiện
hợp tác hóa nơng nghiệp từ năm 1959, coi như cuộc cải cách ruộng đất thứ hai,
11


hướng tới một sức mạnh tập thể tạo nên sản xuất lớn trên thửa đất lớn, cánh động
rộng. Mơ hình hợp tác xã nông nghiệp đã đưa năng suất và sản lượng nơng nghiệp
nước ta lên vị trí hàng đầu trong các nước khu vực Đông Nam Á vào những năm
đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ trước.
Ngày 18 tháng 12 năm 1980, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam thông qua Hiến pháp 1980. Theo đó, 4 hình thức thức sở hữu đất đai (sở
hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu của người lao động riêng lẻ, sở hữu của nhà
tư sản dân tộc) ở Hiến pháp 1959 được gộp làm một, đó là sở hữu toàn dân (Điều
19) do Nhà nước thống nhất quản lý.
Để tựu chung lại, có thể thấy sự thay đổi từng bước trong các quy định về
đất đai, ruộng đất: Ban đầu Hiến pháp 1946 khẳng định quyền tư hữu về tài sản
của công dân Việt Nam (Điều 12), tiến hành cải cách ruộng đất tước đoạt đất đai
của tầng lớp trên và chia cho nông dân. Sau đó lại tập trung đất đai vào hợp tác
xã để tổ chức sản xuất. Trong thời kỳ hợp tác xã nông nghiệp đẩy tới đỉnh cao
theo chủ trương của Đảng, pháp luật đất đai coi như đã có sự thay đổi cơ bản là
từ tư hữu hóa chuyển dần sang cơng hữu hóa. Nền kinh tế Việt Nam phát triển
theo hướng tập trung, bao cấp dẫn đến tư hữu về đất đai ngày càng ít hơn và
phát triển theo hướng sở hữu tập thể. Tới Hiến pháp 1980, khơng cịn tồn tại tư
hữu về đất đai nữa và hình thành khái niệm sở hữu toàn dân. Từ việc thừa nhận
sự tồn tại của kinh tế nhiều thành phần, pháp luật đất đai quy định tập trung
quản lý đất đai trong các hợp tác xã nơng nghiệp, giao diện tích ruộng đất cho
đội sản xuất, cho nhóm và người lao động sử dụng để thực hiện sản lượng
khốn, có cho phép xã viên mượn đất để sản xuất.
Như vậy, tuy giai đoạn này khơng có quy định nào về hạn mức giao đất cụ
thể đối với mỗi hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp, nhưng cơ bản thông qua

các chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu trên, đã có sự phân
chia ruộng đất đều nhau bởi hoạt động của hợp tác xã, ai cũng có một lượng nhất
định để cày cấy, đảm bảo được mục đích quản lý đất đai của Nhà nước, ngăn cản
sự hình thành của giai cấp địa chủ bóc lột. Cịn việc chuyển quyền sử dụng đất, hay
nói cách khác là mua bán đất khơng có hạn mức bởi đã bị cấm tuyệt đối.
12


Giai đoạn sau năm 1993
Trên cơ sở của Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993 thay thế Luật đất đai
1987 với nhiều đổi mới quan trọng, đặc biệt có ý nghĩa khi đã đổi mới chế độ sử
dụng đất, giải phóng lực lượng sản xuất (chia ruộng cho xã viên sản xuất). Điều 1
Luật Đất đai 1993 quy định về giao đất:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.
Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ
quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội (gọi chung là tổ chức), hộ gia đình và cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài. Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê
đất. Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trong
Luật này gọi chung là người sử dụng đất.
Nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất.”
Điều 3 Luật Đất đai 1993 quy định về chuyển quyền sử dụng đất:
“2- Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất.
Các quyền nói trên chỉ được thực hiện trong thời hạn giao đất và đúng mục
đích sử dụng của đất được giao theo quy định của Luật này và các quy định khác
của pháp luật.”[15]
Và cho tới, Nhà nước vẫn thực hiện giao đất và cho phép chuyển quyền sử
dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài nói chung và
với lực lượng sản xuất trên đất nơng nghiệp nói riêng.
Quy định về hạn mức, do vậy, cũng đã bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên từ Luật

Đất đai 1993 (cụ thể được hướng dẫn bởi Nghị đinh 64/CP do Chính phủ ban hành
năm 1993), duy trì qua nhiều lần sửa đổi, tới Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013.
Nghị định 64/CPdo Chính phủ ban hành năm 1993 quy định về việc giao
đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản
xuất nơng nghiệp, tại Điều 5 có quy định:
“Hạn mức đất nơng nghiệp của mỗi hộ gia đình ở từng địa phương được quy
định như sau:
1. Đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm:
13


a) Các tỉnh Minh Hải, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh
Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Tây Ninh, Sông Bé,
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, không quá 3 hécta;
b) Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương khác, không quá 2 hécta.
2. Đối với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm:
a) Các xã đồng bằng không quá 10 hécta.
b) Các xã trung du, miền núi không quá 30 hécta.
3. Đối với đất trống, đồi núi trọc, đất khai hoang, lấn biển thì hạn mức của
hộ, cá nhân sử dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
quyết định, căn cứ vào quỹ đất của địa phương và khả năng sản xuất của họ, đảm
bảo thực hiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng các loại
đất này vào mục đích sản xuất nơng nghiệp.”[04]
Quy định này đã được kế thừa tại Điều 70 Luật Đất đai 2003 quy định về
hạn mức giao đất nông nghiệp như sau
“1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm
muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân khơng q ba héc ta đối với mỗi loại đất.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân khơng
q mười héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá ba mươi
héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

3. Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình,
cá nhân khơng q ba mươi héc ta đối với mỗi loại đất.
4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất
trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao
đất khơng quá năm héc ta.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì
hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá năm héc ta đối với các xã, phường,
thị trấn ở đồng bằng; không quá hai mươi lăm héc ta đối với các xã, phường, thị
trấn ở trung du, miền núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng
hạn mức giao đất rừng sản xuất là không quá hai mươi lăm héc ta.
14


5. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất
chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối không quá hạn mức giao
đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và khơng tính vào hạn mức giao đất
nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Chính phủ quy định cụ thể hạn mức giao đất đối với từng loại đất của
từng vùng.”[16]
Điều 129 Luật Đất đai 2013 tiếp tục quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp:
“1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm
muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương khác.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không
quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối

với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối
với mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất.
4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất
trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao
đất khơng quá 05 héc ta.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì
hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở
đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn
mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.
5. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất
15


chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao
đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và khơng tính vào hạn mức giao đất
nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất
có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử
dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.
6. Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm,
trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho
mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5
Điều này.
7. Đối với diện tích đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng

ngồi xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân
được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao khơng thu tiền sử dụng đất thì được
tính vào hạn mức giao đất nơng nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.
Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng
đất cho hộ gia đình, cá nhân gửi thơng báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ gia
đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nơng nghiệp.
8. Diện tích đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển
nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp
vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho th
đất khơng tính vào hạn mức giao đất nơng nghiệp quy định tại Điều này”[17]
Đồng thời, thêm Điều 130 Luật Đất đai 2013 quy định về hạn mức nhận
chuyển quyền sử dụng đất:
”1. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nơng nghiệp của hộ gia đình,
cá nhân khơng q 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật này.
2. Chính phủ quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nơng nghiệp của
hộ gia đình,cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể theo từng vùng và từng thời kỳ” [05].
16


Có thể thấy qua các giai doạn của Luật Đất đai 1993 – 2003 – 2013, hạn mức
giao đất nông nghiệp, đặc biệt với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản,
đất làm muối vẫn giữ ở mức tối đa là 3 ha và có sự khác biệt giữa vùng đồng bằng
Nam Bộ và các vùng miền khác. Hạn mức của các nhóm đất khác cũng khơng thay
đổi (đất trồng cây lâu năm tối đa 10-30 ha; đất rừng phịng hộ, đất rừng sản xuất
khơng q 30 ha) sau 20 năm kể từ Luật Đất đai 1993. Ngoài ra, từ Luật Đất đai
2013 mới có quy định về hạn mức chuyển quyền sử dụng đất, còn các văn bản cũ
trước đó thì đều cơng nhận quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế,
thế chấp quyền sử dụng đất nhưng lại không đề ra hạn mức.
Trong quá khứ, việc sửa Lu0ật Đất đai liên quan đến các quy định hạn mức

giao đất và chuyển quyền sử dụng đất cũng có rất nhiều tranh cãi. Có những ý kiến
đề xuất nới lỏng hoặc xóa bỏ hạn mức nhưng khơng được chấp thuận. Đảng và Nhà
nước trong quá trình quy định hạn mức cũng đã nhận thấy một số yếu điểm của quy
định này nên cũng có một số chính sách, quy định nhằm hạn chế những bất lợi này.
Có thể kể đến như chính sách “dồn điền đổi thửa” vào những năm 1990, sắp xếp lại
ruộng đất, dồn đổi ruộng đất từ nhiều thửa nhỏ thành những thửa lớn nhằm khắc
phục tình trạng ruộng đất phân tán, manh mún, tổ chức lại đồng ruộng. Hay như
chính sách khuyến khích kinh tế trang trại năm 1998; mơ hình cánh đồng lớn ở An
Giang, Lâm Đồng đảm bảo hợp tác doanh nghiệp và nơng dân đơi bên cùng có lợi,
đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa, củng cố thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà khơng xảy
ra tình trạng tích tụ đất đai trở thành địa chủ mới. Nhưng thực trạng theo số liệu
báo cáo từ các tỉnh nhiều năm gần đây, các chính sách này tiến triển khá chậm, tác
dụng chưa được cao và tới hiện tại thì người dân khơng cịn nhắc nhiều tới những
chính sách này.
1.3. Quy định về giao đất, chuyển quyền sử dụng đất theo pháp luật một
số quốc gia trên thế giới [09, tr21-26]
Nhóm các nước phát triển (G7)
Nhóm G7 bao gồm các nước: Anh, Đức, Canada, Ý, Mỹ, Nhật Bản, Cộng
17


hịa Pháp. Xét về chế độ sở hữu nói chung, tại tất cả các quốc gia G7 đều thừa nhận
quyền tư hữu là quyền cơ bản nhất. Xét về chế độ sở hữu đất đai, các nước thuộc
nhóm G7 đều thực hiện mơ hình sở hữu đất đai đa sở hữu. Đó là vừa thừa nhận sở
hữu đất đai của tư nhân và vừa thừa nhận đất đai sở hữu của nhà nước.
Theo đó, bên cạnh các phần đất thuộc sở hữu Nhà nước thì đất đai thuộc sở
hữu tư nhân được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, các
giao dịch mua bán đất đai được tiến thành thông qua thị trường và khi Nhà nước
lấy đất thì phải trả cho chủ đất tiền theo giá quy định. Đất nông nghiệp cũng không

nằm ngồi phạm vi đó. Các hộ gia đình, cá nhân muốn kinh doanh, sản xuất nông
nghiệp với quy mô bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào túi tiền của chính mình mà khơng có
hạn mức, khơng cần đợi xin được giao đất từ Nhà nước.
Một số nước Đông Âu và Liên bang Nga
Đối với các nước Đông Âu, đặc điểm chung trong giai đoạn trước chuyển
đổi 1989 là đều có chế độ công hữu về đất đai, khu vực nông trang tập thể quy mơ
lớn. Tập thể hóa được áp đặt dựa trên một niềm tin về sự vượt trội của các nơng
trang quy mơ lớn và tính hiệu quả theo quy mô hiển nhiên của chúng. Sau khi Liên
Xô tan rã, pohần lớn các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đều chuyển sang chế độ
đa sở hữu với việc thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai và đã tư nhân hóa ruộng đất
bằng cách hồn trả chúng cho chủ cũ bằng các mảnh đất thực sự. Liên bang Nga
cũng theo xu hướng đó, quy định đất đai có thể là đối tượng thuộc sở hữu tư nhân,
sở hữu nhà nước và các hình thức sở hữu khác. Do đó, các nước khu vực này cũng
khơng có dịnh chế nào về hạn mức giao đất hay chuyển quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ, chẳng hạn như ở Ucraina, Hiến pháp năm 1996 của
Ucraina vẫn tiếp tục quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Quyền sở hữu thay
mặt/đại diện nhân dân Ucraina được thực hiện bởi các cơ quan quyền lực nhà nước và
các cơ quan của chính quyền tự quản địa phương trong khn khổ do Hiến pháp quy
định. Bên cạnh đó, Nhà nước có những quy định nhằm kiểm sốt chặt chẽ vấn đề
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhất là đất nơng nghiệp sang mục đích khác; quy
định về những giới hạn về diện tích trong việc chuyển nhượng đất nông nghiệp…
18


Một số nước Châu Á
Tại Trung Quốc, từ năm 1954 tới nay, Trung Quốc có chế độ đa sở hữu gồm
sở hữu Nhà nước và sở hữu của tập thể. Nhà nước cấp đất cho các cơ quan, đơn vị
trong bộ máy Đảng, chính quyền, đồn thể, các doanh nghiệp làm nhiệm vụ cơng
ích, các nơng, lâm trường quốc doanh và các đối tượng này chỉ có quyền sử dụng
hợp lý, tiết kiệm đất, khơng có quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thế

chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Nhà nước xuất nhượng đất có thu tiền
cho một số đối tượng thì đối tượng này có quyền bán, chuyển đổi, tặng cho trong
thời hạn được thụ nhượng, cho thuê lại đất, thế chấp, góp vốn, được bồi thường giá
trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ lợi ích
cơng cộng. Đất thuộc sở hữu tập thể được quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp
theo nghị quyết của tập thể, nhưng không được xuất nhượng, chuyển nhượng hoặc
cho th để xây dựng phi nơng nghiệp, giao khốn cho nông dân để sản xuất.
Ở các nước khu vực Đông Nam Á, đa số các nước áp dụng chế độ đa sở hữu
đất đai như: Đông Timo, Campuchia, Brunây, Indonesia, Malaysia, Sịngapore, Thái
Lan. Đặc biệt trong đó có Brunay và Campuchia tồn tại sở hữu Quốc vương. Một
số nước chỉ chấp nhận một hình thức sở hữu đất đai duy nhất là Lào, Việt Nam,
Myanmar. Trong đó Lào và Việt Nam thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
trong khi Myanmar thực hiện chế độ sở hữu nhà nước về đất đai
Thực trạng các quy định pháp luật về quy định hạn mức đất nông nghiệp
và thực tiễn thi hành các quy định này sẽ được trình bày trong chương tiếp theo
của khóa luận.

19


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HẠN MỨC GIAO ĐẤT VÀ
CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về hạn mức giao đất và chuyển quyền
sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam
2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật
Dựa trên sự ảnh hưởng của quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về công
hữu tư liệu sản xuất và mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, quy định đặt ra mức
tối đa về diện tích giao đất cũng như chuyển quyền sử dụng đất nhằm mục đích hạn

chế sự tích tụ ruộng đất, tập trung vào quyền sử dụng của một số chủ thể nhất định,
dẫn tới việc tư hữu ruộng đất hình thành giai cấp địa chủ mới sau cải cách ruộng
đất. Trải qua quá trình sửa đổi Luật Đất đai 1993, Nghị định 64/CP năm 1993, Luật
Đất đai 2003 tới Luật Đất đai 2013, chúng ta đã có nới ra một chút rồi sau đó lại
quay trở lại với hạn mức ban đầu. Và hạn mức hiện nay được quy định trong Luật
Đất đai 2013, tại Điều 129 với hạn mức giao đất nông nghiệp và tại Điều 130 với
hạn mức chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp. Người viết đã trích dẫn các quy
định này tại phần trước đó và sẽ tóm tắt bằng bảng sau đây: (xem trang bên)

20


Hạn mức giao đất nông nghiệp (Điều 129 Luật Đất đai 2013)
Bảng tóm tắt hạn mức giao đất nơng nghiệp quy định tại khoản 1,2,3,4 Điều 129
Luật Đất đai 2013

Đất
hàng

trồng

cây

năm,

đất

nuôi trồng thủy

Đơng Nam Bộ


Các khu vực

và đồng bằng

ngồi khu vực

Sơng Cửu Long

khác

Đồng bằng

Không phân
03 ha

02 ha

sản, đất làm muối

loại theo
vùng này

( nhóm 1)
Đất trồng cây lâu Khơng phân loại Khơng phân loại
năm ( nhóm 2)

Trung du,
miền núi


Khơng
phân loại
theo vùng
này

10 ha

30 ha

10 ha

10 ha

10 ha

05 ha

05 ha

05 ha

05 ha

25 ha

25 ha

25 ha

theo vùng này


theo vùng này

10 ha

05 ha

Đất rừng phòng
hộ, đất rừng sản
xuất (nhóm 3)
Tổng hạn mức
khi

được

giao

nhiều đất nhóm 1
Hạn mức đất giao
thêm khi được
giao thêm nhóm 2

Khơng phân loại Khơng phân loại
theo vùng này

theo vùng này

25 ha

25 ha


Hạn mức đất giao
thêm khi được
giao thêm nhóm 3

21


Người viết rút ra một số nhận định như sau:
Thứ nhất, với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm
muối, đây là loại đất nông nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam. Theo báo cáo thống
kê diện tích đất đai năm 2015 của các địa phương, tổng diện tích đất sản xuất nơng
nghiệp là 11.530.160 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa là 4.143.096 ha, diện tích
đất ni trồng thủy sản là 797.759 ha và diện tích đất làm muối là 17.505 ha [03].
Nhóm đất này đã chiếm đến gần 50% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp. Khơng
những chiếm diện tích lớn, đây cũng là nhóm đất tập trung nhiều lực lượng lao
động sản xuất, bởi lẽ Việt Nam xuất phát từ nền văn minh lúa nước, lúa gạo là nơng
sản có giá trị cao, vừa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, vừa là mặt hàng
xuất khẩu lớn có thứ hạng cao trên thế giới. Chính vì vậy, đất trồng cây hàng năm,
đất ni trồng thủy sản, đất làm muối có hạn mức thấp nhất so với các loại đất nông
nghiệp khác, chỉ 2-3 ha đối với mỗi hộ gia đình, cá nhân sản xuất.
Đối với khu vực Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, hạn mức được giao
đất là 3 ha, cịn các khu vực khác khơng được q 2 ha. Sự khác biệt này do có sự
chênh lệch giữa diện tích đất và mật độ dân số. Theo số liệu của Tổng cục Thống
kê Việt Nam năm 2011, tổng diện tích các tỉnh, thành thuộc đồng bằng sơng Cửu
Long là 40.548,2 km² và tổng dân số của các tỉnh trong vùng là 17.330.900 người.
Nó chiếm 13% diện tích cả nước vàchỉ hơn 19% dân số cả nước, tốc độ tăng trưởng
cao hơn cả nước (năm 2015 tăng 7,8% trong khi cả nước tăng 6,8%):chỉ riêng cây
lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa, xuất khẩu gạo từ toàn vùng
chiếm tới 90% sản lượng cả nước. Trong khi các khu vực khác, điển hình như vùng

đồng bằng sơng Hồng, có diện tích: 15.000 km², chiếm 4,6% diện tích của cả nước
trong khi dân số là 19.577.944 người (thời điểm 1/4/2009), chiếm 22,82% dân số cả
nước hay như vùng đồng bằng duyên hải miền Trung còn nhỏ hẹp hơn nhiều, song
có số dân khơng hề nhỏ. Như vậy, đồng bằng sơng Cửu Long vừa có diện tích lớn
hơn, mật độ dân số thấp hơn lại là vựa lúa lớn của quốc gia, nên việc đặt ra hạn
mức cao hơn các vùng khác là hoàn toàn đúng đắn, vừa hợp lý vừa là hình thức
khuyến khích sản xuất ở vùng này.
Thứ hai, trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp, bên đất trồng cây hàng
22


×