Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Xây dựng cộng đồng học tập trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.41 KB, 10 trang )

XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP TRONG TRƯỜNG MN
Nội dung chính.
1. Cộng đồng học tập trong trường mầm non.
2. Hướng dẫn xây dựng cộng đồng học tập trong trường mầm non dựa trên sinh hoạt chuyên môn theo
hướng nghiên cứu bài học.
3. Các yếu tố thúc đẩy việc xây dựng cộng đồng học tập trong trường mầm non dựa trên sinh hoạt
chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

ND1. CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP TRONG TRƯỜNG MN
* Khái niệm và sự cần thiết phải xây dựng cộng đồng học tập trong
trường mầm non.
Cộng đồng học tập được hiểu theo nhiều cách khác nhau, Tuy nhiên, đều
dựa trên cơ sở “cộng đồng” là một nhóm/cộng đồng người cùng tham gia thực
hiện hoạt động nào đó, và học tập – là sự chia sẻ kiến thức, cảm xúc, học hỏi lẫn
nhau và tác động qua lại với nhau giữa họ để cùng phát triển trên cơ sở chấp
nhận và tôn trọng sự khác biệt. Bản chất của cộng đồng học tập chính là mục
đích học tập trung, phương thức học tập lẫn nhau và kết quả học tập - chính là
sự phát triển hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ của các cá nhân và của cộng
đồng phù hợp với nhu cầu học tập.
Có thể hiểu: “Cộng đồng học tập là một nhóm cá nhân có chung mối quan
tâm hoặc mục tiêu học tập, họ cùng tham gia hoạt động để làm giàu và chia
sẻ/chuyển giao tri thức liên quan đến chủ đề/mối quan tâm chung”
Có thể hiểu: Cộng đồng học tập trong trường mầm non là cộng đồng
trong đó trẻ em mầm non học tập lẫn nhau và phát triển cùng nhau, giáo viên
mầm non, quản lý học tập lẫn nhau và phát triển cùng nhau, cha mẹ trẻ em và
cộng đồng địa phương hỗ trợ và tham gia vào các hoạt động ở nhà trường, học
tập lẫn nhau và phát triển cùng nhau.
Để trở thành một cộng đồng học tập thì mỗi người trong đó phải là một cá
nhân học tập, đồng thời, điều kiện cho mỗi cá nhân học tập được học tập tốt nhất
thì nhà trường nói chung, trường mầm non nói riêng phải trở thành một cộng
đồng học tập đúng nghĩa.


* Sự cần thiết phải xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường
mầm non
- Việc xây dựng cộng đồng học tập là xu thế đổi mới của xã hội hiện đạicá nhân học tập làm trung tâm của sự phát triển tổ chức; đơn vị học tập là trung
tâm của sự phát triển địa phương, quốc gia.


- Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường mầm non là góp phần tích
cực vào việc đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của trẻ em, giáo viên là Cha,
Mẹ trong xã hội phát triển và hội nhập.
- Việc xây dựng trường mầm non thành cộng đồng học tập chính là góp
phần tích cực vào xây dựng mơi trường dân chủ, kỷ cương, tình thương ngay từ
bên trong nhà trường.
* Yêu cầu và các thành tố đặc trưng của cộng đồng học tập trong
trường mầm non
- Yêu cầu cơ bản đối với cộng đồng học tập trong trường mầm non: Các
nghiên cứu có liên quan cho thấy để trường mầm non trở thành một cộng đồng
học tập đúng nghĩa, cần đảm bảo yêu cầu sau:
+ Nhà trường đã thực hiện thành công đổi mới chất lượng sinh hoạt của tổ
chuyên môn
+ Tiếp tục thực hiện đổi mới nhà trường theo hướng triển khai "nghiên
cứu bài học vì cộng đồng học tập"
- Các thành tố đặc trưng của cộng đồng học tập trong trường mầm non:
+ Con người/ cá nhân học tập: Trẻ em học tập, giáo viên học tập, cha mẹ
và cộng đồng địa phương tham gia vào việc học tập của trẻ em
+ Môi trường học tập: cởi mở, chia sẻ, học hỏi; tôn trọng và cơng bằng;
lần cầu tiến và vươn tới mức thành tích tốt nhất có thể.
+ Sự đáp ứng nhu cầu học tập
ND2: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP TRONG
TRƯỜNG MẦM NON DỰA TRÊN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO
HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

1. Thiết kế bài học nghiên cứu vì cộng đồng học tập
* Xác định mục tiêu của buổi sinh hoạt chun mơn theo hướng
nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập
Ở giai đoạn đầu, tiêu của buổi sinh hoạt chun mơn thường tập trung vào
hình thành cách quan sát, suy ngẫm, chia sẻ, tập cách thực hiện sinh hoạt chun
mơn, hình thành quan hệ lắng nghe và học hỏi giữa giáo viên. Sang giai đoạn
sau, mục tiêu của buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
cộng đồng học tập sẽ được xác định căn cứ vào:
- Nhu cầu thực tế của giáo viên, trẻ em trong trường và yêu cầu nhiệm vụ
đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục của ngành


- Năng lực thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học của
giáo viên nhà trường
* Tiến hành, tổ chức các bước thiết kế bài học nghiên cứu về cộng
đồng học tập
Trong giai đoạn đầu cần tuân thủ các yêu cầu:
- Lựa chọn người dạy minh họa dựa trên sự tự nguyện. Giáo viên tự
nguyện sẽ dạy một hoạt động theo kế hoạch giáo dục tại lớp mình
- Để thiết kế bài minh họa, giáo viên dạy có thể tự làm hoặc yêu cầu được
làm theo nhóm tổ bộ mơn, có thể u cầu sự hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà
trường, của các giáo viên khác.
Khi có thể phát triển sinh hoạt chuyên môn sang giai đoạn tiếp theo thì
tiến trình, tổ chức thiết kế bài học nghiên cứu nên theo những bước sau:
B1: Lựa chọn và thông báo tên bài học nghiên cứu
B2: Thảo luận về ý tưởng thiết kế bài học nghiên cứu
B3: Thiết kế bài học nghiên cứu
tập

* Một số yêu cầu cần đạt đối với bài học nghiên cứu vì cộng đồng học


- Bài học nghiên cứu gắn với việc giải quyết khó khăn trong học tập của
trẻ và giảng dạy của giáo viên trong nhà trường.
- Bài học nghiên cứu phải đảm bảo các hoạt động học của trẻ có tính
thách thức, thúc đẩy học tập cộng tác.
- Những việc nên làm và không nên làm khi thiết kế bài học nghiên cứu
+ Nên làm: nên tuân thủ tiến trình và cách thức tổ chức chuẩn bị thiết kế
bài học nghiên cứu, nên đưa yêu cầu đổi mới với mức độ cao hơn hiện tại vào
thiết kế bài học nghiên cứu, em lưu giữ thiết kế bài học nghiên cứu làm tài liệu
chuyên môn
+ Không nên làm: không nên thiết kế bài học nghiên cứu phức tạp hoặc
chuẩn bị cầu kỳ quá mức như dạy trước, hay sử dụng nhiều đồ dùng dạy học
khơng phù hợp thực tế, ít có khả năng vận dụng trong điều kiện bình thường ở
các trường.
2. Dự giờ và quan sát hoạt động học của trẻ trong sinh hoạt chun
mơn theo hướng nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập
* Người dự bài học nghiên cứu cần thực hiện những nhiệm vụ gì?


- Trước khi dự giờ: Giao vào chuẩn bị bài học nghiên cứu giáo viên trực
tiếp hoặc gián tiếp (tìm hiểu nội dung bài học, các yêu cầu cần đạt,...) Tham gia
cùng giáo viên dạy minh họa nghiên cứu, chuẩn bị, xem trước thiết kế bài học.
- Trong khi dự giờ: đứng(di chuyển), quan sát suy ngẫm và ghi chép.
Chụp ảnh hoặc quay phim lại hình ảnh tình huống trẻ thấy quan tâm. Suy ngẫm
nhanh về những gì đã quan sát và ghi chép những gì mình quan sát và suy ngẫm.
- Sau khi dự giờ: rà soát lại kết quả, hồn tất việc dự giờ. Chuẩn bị hình
ảnh và ý kiến để phát biểu khi thảo luận. Lắng nghe chia sẻ của giáo viên dạy
minh họa và ghi chép các ý kiến của đồng nghiệp.
* Khi dự giờ, quan sát và suy ngẫm những gì?
- Câu hỏi khi dự giờ quan sát và suy ngẫm

- Định hướng quan sát việc học của trẻ
viên

- Quan sát kỹ năng tổ chức, tiến hành bài học, tương tác, ứng xử của giáo
- Định hướng suy ngẫm bằng tự đặt câu hỏi và trả lời về việc học của trẻ

- Định hướng suy ngẫm về mối liên quan giữa từng khía cạnh với yêu cầu,
mong muốn, tiến trình và kết quả học tập của trẻ ở một hoạt động hoặc cả bài
học
* Việc quan sát và suy ngẫm khi dự giờ cần đảm bảo yêu cầu nào?
- Quan sát, suy ngẫm dựa trên quan điểm và tâm thế học hỏi
- Quan sát phải gắn liền với suy ngẫm, với thái độ tích cực
- Quan sát cần tập trung, kết hợp sử dụng nhiều giác quan
- Quan sát luôn kết hợp ghi chép, và có thể kết hợp quay phim, chụp ảnh
- Suy ngẫm cần liên hệ đến những yêu cầu, giá trị mới, thực tế và cụ thể
ND3: CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY VIỆC XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG HỌC
TẬP TRONG TRƯỜNG MẦM NON DỰA TRÊN SINH HOẠT CHUYÊN
MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
* Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo
Xây dựng thành công đồng học tập dựa trên nghiên cứu bài học ở trường
mầm non đòi hỏi cần có sự kết hợp "từ trên xuống"(sự chỉ đạo, sự ủng hộ của
các cấp quản lý ngành học của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào
tạo) và " từ dưới lên" (đổi mới từ bên trong của nhà trường). Trong đó sự đổi
mới từ bên trong nhà trường thông qua nghiên cứu bài học về cộng đồng học tập
là quan trọng nhất.


* Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non
Trong xây dựng cộng đồng học tập dựa trên sinh hoạt chuyên mơn theo
nghiên cứu bài học ở trường mầm non thì hiệu trưởng đóng vai trị quyết định.

Để thực hiện tốt vai trị quản lý, lãnh đạo của mình, hiệu trưởng cần thực hiện
những biện pháp cụ thể:
- Trước hết, hiệu trưởng phải là người thống nhất tầm nhìn của nhà trường
- Thứ hai, hiệu trưởng phải là người chỉ đạo xây dựng các quy định giảm
tải cơng việc hành chính của giáo viên để họ tập trung vào nâng cao chất lượng
học tập của trẻ em Thông qua các hoạt động nghiên cứu bài học và phát triển
môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm.
- Thứ Ba, hiệu trưởng lãnh đạo sự hình thành triết lý nghiên cứu bài học
thì cộng đồng học tập trong trường mầm non đó là triết lý công, triết lý dân chủ,
và triết lý xuất sắc.
- Thứ tư, hiệu trưởng lãnh đạo phát triển văn hóa nhà trường thành mơi
trường an tồn, chuẩn mực. Trong đó, chú trọng xây dựng và phát triển mơi
trường hoạt động chuyên môn bao gồm môi trường vật chất và môi trường tinh
thần.
* Giáo viên
Giáo viên vừa là chủ thể tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
trong nhà trường, vừa là chủ thể chính trong xây dựng cộng đồng học tập dựa
trên nghiên cứu bài học ở trường mầm non dưới sự lãnh đạo của hiệu trưởng. Để
thực hiện tốt vai trị của mình, giáo viên cần thực hiện những biện pháp cụ thể
sau:
- Thứ nhất, chủ động, tích cực trong góp ý, xây dựng và thực hiện sứ
mạng, tầm nhìn của nhà trường; xây dựng và thực hiện kế hoạch các hoạt động
chăm sóc giáo dục "đảm bảo quyền học tập công bằng cho mọi trẻ em, không
ngừng nâng cao chất lượng học tập của trẻ em"nhằm hướng đến" sự chuẩn bị
cho một xã hội dân chủ", xã hội học tập.
- Thứ hai, thực hiện quan điểm, kế hoạch của nhà trường về triết lý nghiên
cứu bài học về cộng đồng học tập trong trường mầm non.
- Thứ ba, thực hiện các hoạt động bồi dưỡng chun mơn nói chung.
- Thứ tư, phối hợp với đồng nghiệp trong trường, phối hợp với cha mẹ trẻ
và cộng đồng địa phương xây dựng, phát triển môi trường văn hóa nhà trường,

mơi trường lớp học thành mơi trường an toàn, chuẩn mực làm điều kiện, yếu tố
căn bản xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường.


- Thứ năm, tham gia hoạt động chuyên môn trong trường, cụm trường và
giới thiệu các bài học thành công trong nghiên cứu bài học vì cộng đồng của bản
thân, tổ chuyên môn và nhà trường đến đồng nghiệp trong trường, cụm trường
và địa phương, những giáo viên cùng cấp học có nhu cầu nhằm tư vấn và lan tỏa
các giá trị tích cực cùng thực hiện đổi mới hoạt động chuyên môn, phát triển
cộng đồng học tập trong nhà trường vì sự phát triển của trẻ.
* Cha, mẹ trẻ và cộng đồng địa phương
Cha mẹ trẻ và các lực lượng giáo dục tại cộng đồng địa phương đóng vai
trị quan trọng trong thực hiện xây dựng và phát triển cộng đồng học tập dựa
trên nghiên cứu bài học trong nhà trường. Để cha mẹ trẻ và cộng đồng địa
phương có thể thúc đẩy xây dựng cộng đồng học tập trong trường mầm non,
trường cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:
- Thứ nhất, giúp cha, mẹ trẻ và cộng đồng cần nhận thức là họ có quyền
được tham gia vào đổi mới nhà trường, có quyền được biết con cái họ học như
thế nào và tham gia vào việc học tập của con.
- Thứ hai, nhà trường xây dựng quy chế và tổ chức thực hiện hoạt động
phối hợp với hội cha mẹ học sinh toàn trường, chi hội cha mẹ học sinh và cá
nhân cha mẹ trẻ ở từng nhóm lớp và cộng đồng; tạo điều kiện cho bất cứ cha mẹ
nào cũng có thể tham gia vào việc xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục
của trẻ em, tham gia cùng giáo viên và nhân viên, cán bộ quản lý nhà trường
trong các hoạt động chun mơn vì trẻ em như là một trọng trách thông qua các
hoạt động trải nghiệm chuyên môn cùng các lực lượng giáo dục trong nhà
trường và trẻ.
- Thứ ba, nhà trường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ về
kiến thức và kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ cho cha mẹ và cộng đồng bằng
nhiều hình thức đa dạng.








×