Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Bảo hiểm hỏa hoạn và mọi rủi ro tài sản, thực trạng và giải pháp đối với công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.62 KB, 51 trang )

Chuyờn thc tp tt nghip

Trờng Đại học kinh tế quốc dân
KHOA kinh tế bảo hiểm
------ ------

TÀI:
Bảo Hiểm Hỏa hoạn & Mọi rủi ro tài sản, thực trạng và giải
pháp đối với Công Ty CP Bảo hiểm Bưu điện.

Sinh viên thực hiện
Chuyên ngành
Lớp
Khóa
Hệ
Giảng viên hướng dẫn

: Trần Xuân Lộc
: Bảo hiểm
: Bảo hiểm 47 A
: 47
: Chính quy
:Tơn Thị Thanh Huyền

Hà Nội - 2009

1
S
V



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội nào trên con đường phát triển của mình cũng ln hướng tới
sự phồn thịnh, ấm no về vật chất cùng với sự đảm bảo công bằng và phúc
lợi xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đó, phải tiến hành nhiều hoạt động
kinh tế - xã hội. Mỗi hoạt động có những đặc thù và chức năng riêng của
mình. Nhưng có một hoạt động không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà ý
nghĩa xã hội của nó cũng khơng thể phủ nhận. Đó là Bảo hiểm - một hoạt
động dịch vụ tài chính dựa trên ngun tắc số đơng bù số ít. Hàng năm nó
mang lại một nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, lợi nhuận cho
người kinh doanh bảo hiểm, đồng thời góp phần ổn định đời sống, sản
xuất cho người tham gia. Nhờ có bảo hiểm, những thiệt hại do thiên tai,
tai nạn bất ngờ xảy ra với một người sẽ được bù đắp, san sẻ từ những
khoản đóng góp của nhiều người. Do đó, nó là chỗ dựa tinh thần cho mọi
người, mọi tổ chức, giúp họ yên tâm trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Từ năm 1990 đến 1996, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành
bảo hiểm thương mại Việt Nam đạt từ 35% đến 40%. Nghị định 100/CP
ngày 18/2/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm đã mở ra một
hướng đi mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam, tạo điều kiện cho nhiều loại
hình doanh nghiệp cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm mới ra đời và phát
triển.
Tại Việt Nam, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn cháy, nổ và mọi rủi ro
tài sản được bắt đầu triển khai từ năm 1989. Tuy nhiên, quá trình hoạt
động và triển khai nghiệp vụ này chỉ đơn thuần thực hiện các chức năng
kinh doanh của nó. Sau nghị định 100/CP với sự ra đời của hàng loạt các
công ty bảo hiểm thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau đã làm cho
tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm trở lên gay gắt hơn, tính
1

S
V


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hiệu quả được chú trọng và đề cao hơn trong hoạt động kinh doanh bảo
hiểm.
Làm thế nào để hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao cho công
ty mà vẫn đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của các
tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong lĩnh vực bảo hiểm hoả hoạn đang
là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, trong
đó có PTI Hà Nội.
Xuất phát từ thực tế đó và sau một thời gian cơng tác, tìm hiểu thực
tế tại Phịng bảo hiểm Cháy và rủi ro hỗn hợp của công ty Cổ Phần Bảo
hiểm bưu điện cùng với sự nhiệt tình, say mê nghề nghiệp, em đã chọn
chuyên đề: Bảo hiểm hỏa hoạn và mọi rủi ro tài sản, thực trạng và
giải pháp đối với công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (PTI Hà Nội).
Mục đích của chuyên đề nhằm trình bày một số nét cơ bản nhất về
nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và thực tế kinh doanh nghiệp vụ trên tại
PTI. Bên cạnh đó, em cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị và giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn
tại PTI.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:
Trần xuân Lộc

2
S
V



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương I: Một số cơ sở lý luận về kinh doanh Bảo hiểm Cháy nổ và
mọi rủi ro tài sản trọng nền kinh tế thị trường.
I. Giới thiệu chung về bảo hiểm Cháy, nổ và mọi rủi ro tài sản
1. Sự cần thiết của bảo hiểm Cháy, nổ và mọi rủi ro tài sản
Có thể thấy rằng cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu,
với bất cứ ai, mỗi loại tài sản khác nhau thì có khả năng xảy ra cháy khác
nhau và tổn thất do cháy gây ra thường rất lớn, có khi mang tính thảm
hoạ.
Để đối phó với cháy, con người đã sử dụng nhiều biện pháp:
1.1.Các công cụ kiểm soát rủi ro kinh điển
Kiểm soát rủi ro và tổn thất là việc sử dụng các biện pháp nhằm
mục đích ngăn chặn hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro hoặc giảm
thiểu mức độ tổn thất mà rủi ro gây ra. Các công cụ này được sử dụng
chủ yếu trước khi xảy ra rủi ro như: phòng cháy chữa cháy (PCCC), các
biện pháp an toàn lao động.Một số biện pháp hạn chế tổn thất được sử
dụng trong khi hoặc sau khi xảy ra rủi ro. Rất nhiều cơng cụ kiểm sốt rủi
ro được qui định bắt buộc phải thực hiện theo luật ở hầu hết các quốc gia
như: hệ thống PCCC. Thông thường các công cụ kiểm soát rủi ro thường
được sử dụng như một tập hợp đi liền với nhau, luật pháp thường qui
định mức độ an toàn tối thiểu cho các doanh nghiệp đảm bảo mức này
hoặc hơn.
Các cơng cụ kiểm sốt rủi ro kinh điển:
 Né tránh rủi ro
 Giảm thiểu rủi ro
Các biện pháp giảm thiểu rủi ro thường bao gồm:
PCCC
An toàn lao động


3
S
V


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Các biện pháp an ninh: các biện pháp an toàn, độ tuần tra,
……………
Đào tạo nâng cao kĩ năng
 Giảm thiểu tổn thất
 Phân chia rủi ro
 Chuyển giao rủi ro thơng qua hình thức mua bảo hiểm
Trong đó bảo hiểm vẫn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất.
1.2. Bảo hiểm là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng và chống các rủi ro
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các tổ chức, doanh nghiệp,
cá nhân đều phải tự chủ về tài chính. Hoạt động sản xuất, xây dựng, đầu
tư, khai thác … ngày một gia tăng; khối lượng hàng hoá, vật tư luân
chuyển và tập trung rất lớn; công nghệ sản xuất đa dạng và phong phú.
Nếu xảy ra cháy lớn, họ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn về tài
chính, thậm chí có thể bị phá sản. Do đó, bên cạnh việc tích cực phịng
cháy chữa cháy thì bảo hiểm cháy thực sự là một giá đỡ cho các tổ chức,
doanh nghiệp và cá nhân tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, khi tham gia bảo
hiểm, người được bảo hiểm cịn có thể nhận các dịch vụ tư vấn về quản lí
rủi ro, phịng cháy, chữa cháy từ phía người bảo hiểm.
Triển khai bảo hiểm hoả hoạn có tác dụng rất lớn cả về mặt kinh tế
và xã hội:
 Góp phần ổn định tài chính, sản xuất kinh doanh cho các cá nhân, các
tổ chức, các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm.
 Hậu quả thiệt hại do hoả hoạn xảy ra sẽ giảm hẳn.Vì khi triển khai bảo
hiểm hoả hoạn bao giờ cũng phối hợp với người tham gia xây dựng

các phương án đề phòng hạn chế tổn thất, tập dượt các phương án
phòng cháy chữa cháy, cử người giám sát khi cần thiết………………..
Cụ thể như: Thu kinh phí từ kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc để
đóng góp cho các hoạt động phòng cháy và chữa cháy:

4
S
V


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
·Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có trách nhiệm
trích 5% tổng số phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã thu được để đóng
góp kinh phí cho các hoạt động phịng cháy và chữa cháy.
·Sáu tháng một lần doanh nghiệp bảo hiểm chuyển số kinh phí thu
được vào tài khoản tạm giữ của Bộ công an mở tại Kho bạc nhà nước
Trung ương để tạo nguồn kinh phí bổ sung hàng năm cho hoạt động
phòng cháy, chữa cháy.
( theo Nghị định qui định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc )
 Triển khai bảo hiểm hoả hoạn còn nâng cao ý thức trách nhiệm không
chỉ của người tham gia bảo hiểm mà cịn của tồn xã hội.
 Vai trị kinh tế xã hội của bảo hiểm hoả hoạn còn thể hiện ở sự đóng
góp cho ngân sách nhà nước từ nghiệp vụ này ngày càng tăng.
2. Sự hình thành và phát triển của bảo hiểm cháy, nổ và mọi rủi ro
tài sản
2.1. Trên thế giới
Hoả hoạn là một trong những loại rủi ro gây hậu quả nặng nề nhất.
Điều đó đã được chứng minh trong thực tế, như: 2/9/1666 một vụ hoả
hoạn xảy ra ở thủ đô London đã thiêu trụi 3200 ngơi nhà, 137 văn phịng
và cơ quan…

Theo số liệu thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng 5 triệu vụ cháy
lớn, nhỏ gây thiệt hại hàng trăm tỉ đô la. Các vụ cháy không chỉ xảy ra ở
các nước có nền kinh tế chậm phát triển mà cịn xảy ra ở các nước có nền
kinh tế phát triển như Anh, Pháp, Mỹ… nơi mà nền khoa học, công nghệ
đã đạt đến đỉnh cao của sự hiện đại và an tồn thì cháy vẫn xảy ra ngày
một tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng.
Để đối phó với cháy, con người đã sử dụng rất nhiều các biện pháp
kiểm soát rủi ro.

5
S
V


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Vào thời kì Trung đại, Phục hưng, ở Châu Âu vẫn chưa có hệ thống
phịng cháy, chữa cháy hữu hiệu. Khi cháy xảy ra, người bị hại thường
dựa vào sự giúp đỡ của các phường hội.
Phải đến năm 1666, sau vụ cháy lớn ở London kéo dài trong nhiều
ngày thiêu huỷ gần như toàn bộ thành phố người ta mới ý thức được tầm
quan trọng của việc thiết lập hệ thống phòng cháy, chữa cháy và bồi
thường cho người bị thiệt hại. Năm 1667 ở Anh xuất hiện một số văn
phòng cung cấp dịch vụ phịng cháy, chữa cháy và bảo hiểm cháy. Năm
1684 cơng ty bảo hiểm cháy đầu tiên ( công ty Friendly Society ) ra đời,
hoạt động trên nguyên tắc tương hỗ, sau đó hàng loạt các cơng ty bảo
hiểm cháy khác được thành lập và dần lan rộng sang các nước khác trên
lục địa Châu Âu. Ngày nay, nghiệp vụ bảo hiểm cháy được tiến hành ở
hầu hết các nước trên thế giới và ngày càng phát triển.
2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các vụ cháy xảy ra nhiều, gây thiệt hại lớn. Trong

vòng 30 năm ( từ 4/10/1961 – 4/10/1991 ) xảy ra 566036 vụ cháy làm
chết 2574 người, bị thương 4479 người, thiệt hại ước tính 948 tỷ đồng.
Con số thống kê năm 2000 cũng đưa ra một số vụ cháy có mức độ
nghiêm trọng như các vụ cháy tại Công ty may Hải Sơn thiệt hại 7,5 tỷ
đồng, Muraya Việt Nam thiệt hại 6,25 tỷ đồng, công ty trách nhiệm hữu
hạn Thịnh Khang thiệt hại 6,2 tỷ đồng.
Nghiệp vụ bảo hiểm cháy được triển khai từ cuối năm 1989. Qua
một số năm thực hiện, nghiệp vụ này ngày càng phát triển. Năm 2000
doanh thu phí bảo hiểm đạt 16.200.000 đô la Mỹ, tăng 16% so với năm
1999. Ngày càng có nhiều cơng ty bảo hiểm tham gia cung cấp dịch vụ
trong thị trường bảo hiểm cháy, các sản phẩm bảo hiểm cháy ngày càng
đa dạng và phong phú.
3. Nội dung cơ bản của bảo hiểm cháy
6
S
V


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm là tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp
pháp của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức và cá nhân
thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Đối tượng này được chia ra
như sau:
- Cơng trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng ( trừ đất đai )
- Máy móc, thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Sản xuất vật tư, hàng hoá dự trữ trong kho.
- Nguyên, vật liệu, sản phẩm làm dở thành phẩm, thành phẩm trên dây
chuyền sản xuất.
- Các loại tài sản khác: kho, bãi, chợ, cửa hàng, khách sạn …..

 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm
 Giá trị bảo hiểm(GTBH)
Giá trị bảo hiểm là giá trị của tài sản được bảo hiểm. Giá trị này là
giá trị thực tế hoặc giá trị mua mới.
Tài sản được bảo hiểm cháy thường có giá trị rất lớn như: nhà cửa,
cơng trình, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa vật tư trong
kho. Có thể xác định GT BH như sau:
GTBH của các ngơi nhà ( nhà xưởng, văn phịng, nhà ở ) được xác
định theo giá trị mới hoặc giá trị còn lại.
 Giá trị mới là giá trị mới xây của ngơi nhà bao gồm cả chi phí khảo sát
thiết kế.
 Giá trị còn lại là giá trị mới trừ đi hao mòn do sử dụng theo thời gian.
GTBH của máy móc thiết bị và các loại tài sản cố định khác được
xác định trên cơ sở giá mua mới ( bao gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt
nếu có ) hoặc giá trị cịn lại.
GTBH của thành phẩm và bán thành phẩm được xác định trên cơ sở
giá thành sản xuất.
7
S
V


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GTBH của hàng hoá mua về để trong kho, cửa hàng được xác định
theo giá mua cộng với chi phí vận chuyển.

 Số tiền bảo hiểm(STBH)
Số tiền bảo hiểm là giới hạn bồi thường tối đa của người bảo hiểm
trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất tồn bộ. STBH cịn là
căn cứ để xác định phí bảo hiểm. Vì thế, xác định chính xác STBH có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng. Cơ sở xác định STBH là GTBH.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, quy mơ sản xuất kinh doanh có xu
hướng ngày càng được mở rộng do đó số lượng và giá trị tài sản cũng
tăng lên. Đối với các tài sản cố đinh, việc xác định STBH căn cứ vào
GTBH của tài sản. Đối với các tài sản lưu động, giá trị thường xun biến
động. Vì vậy, STBH có thể xác định theo giá trị trung bình hoặc giá trị tối
đa.
Nếu bảo hiểm theo giá trị trung bình, người được bảo hiểm ước
tính và thơng báo cho cơng ty bảo hiểm biết giá trị số hàng hố trung bình
có trong kho, trong cửa hàng. Trong thời gian bảo hiểm giá trị trung bình
này được coi là STBH.
Khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm bồi
thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trị trung bình đã khai
báo.
Nếu bảo hiểm theo giá trị tối đa thì người được bảo hiểm ước tính
và thông báo cho công ty bảo hiểm biết giá trị của số lượng hàng hố tối
đa có thể đạt vào một thời điểm nào đó trong thời gian bảo hiểm. Phí bảo
hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa và thường được thu trước 75%.
Khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm bồi thường
thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trị tối đa đã khai báo. Đầu mỗi
tháng, mỗi quý ( tuỳ theo sự thoả thuận của 2 bên ), người được bảo hiểm
8
S
V


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thông báo cho công ty bảo hiểm số hàng tối đa thực tế có trong tháng,
trong quý trước đó. Cuối thời hạn bảo hiểm trên cơ sở các giá trị được
thông báo, công ty bảo hiểm tính giá trị số hàng tối đa bình qn của cả

thời hạn bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm. Nếu phí bảo hiểm tính được
trên cơ sở số giá trị tối đa bình qn nhiều hơn số phí bảo hiểm đã nộp thì
người được bảo hiểm trả thêm cho cơng ty bảo hiểm số phí cịn thiếu.
Trong thời gian bảo hiểm, tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm được
người bảo hiểm bồi thường và số tiền bồi thường(STBT) vượt q giá trị
tối đa bình qn thì phí bảo hiểm được tính dựa vào số tiền bồi thường đã
trả. Trong trường hợp này số tiền được bồi thường được coi là STBH.
Việc áp dụng bảo hiểm theo giá trị tối đa rất phức tạp đòi hỏi người
bảo hiểm phải biết giá trị hàng hoá được bảo hiểm, theo dõi chặt chẽ số
hàng hố đó trong suốt thời gian bảo hiểm. Những tài sản có giá trị lớn
cơng ty bảo hiểm khó có thể tái bảo hiểm vì tính phí phức tạp và khó
khăn.
Ngược lại bảo hiểm theo giá trị trung bình lại đơn giản, dễ theo
dõi. Nếu một loại hàng hố được bảo hiểm giá trị ít biến động trên thị
trường áp dụng phương pháp này rất thuận tiện.
 Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm chính là giá cả của dịch vụ bảo hiểm. Tính tốn mức
giá vừa phải, phù hợp với yêu cầu của khách hàng, đảm bảo hoạt động
kinh doanh khơng phải đơn giản. Bảo hiểm cháy có đối tượng là tài sản
rất đa dạng về chủng loại, giá trị và mức độ rủi ro khác nhau do đó phí
bảo hiểm cũng khác nhau.
Phí bảo hiểm cháy được tính theo cơng thức:
P = Sb x R
Trong đó: Sb: STBH;
R: Tỉ lệ phí bảo hiểm;
P: Phí bảo hiểm.
9
S
V



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến biểu phí vì đối tượng của
bảo hiểm cháy đa dạng về chủng loại, mức độ rủi ro. Nếu một cơng ty có
hệ thống phịng cháy chữa cháy tốt khơng thể đóng một mức phí giống
như một cơng ty khác có hệ thống phịng cháy chữa cháy kém. Bởi vậy
khơng thể áp dụng một biểu phí cố định cho tất cả các loại cơng trình, tài
sản của những cơng ty có mức độ rủi ro khác nhau và việc phịng cháy
khác nhau. Thơng thường các cơng ty bảo hiểm áp dụng các tỷ lệ phí
khác nhau cho tất cả các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ sau đó điều
chỉnh tỷ lệ phí theo các yếu tố tăng ( giảm ) phí. Trên thực tế, một số yếu
tố cơ bản sau ảnh hưởng đến biểu phí:
- Vật liệu xây dựng: Tuỳ theo các yếu tố kết hợp vật liệu xây dựng có
thể chịu đựng được lâu dài hay khơng đối với sức nóng, người ta chia
làm 3 loại:
 Vật liệu nặng khó bắt lửa và có khả năng chịu lửa tốt như bê tông, cốt
thép, đá … loại này được sử dụng để xây dựng cơng trình loại D.
 Vật liệu trung gian: Là vật liệu nhiều chất hoá học trộn với vật liệu
thiên nhiên, khả năng chịu lửa không tốt bằng vật liệu nặng, loại này
được sử dụng để xây dựng cơng trình loại N.
 Vật liệu nhẹ: loại này dễ bắt lửa và khơng có sức chịu lửa, thường
được để xây dựng cơng trình loại L.
- Ảnh hưởng của các tầng nhà: Khi xảy ra hoả hoạn, lửa hoặc hơi nóng
sẽ được truyền lên qua các tầng nhà, qua các cầu thang lên xuống, qua
lỗ hổng hoặc qua cửa sổ làm cho các tầng nhà có thể bị sập kéo theo
các thiệt hại bên trong. Do đó, sức chịu đựng của các tầng nhà cũng là
một yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm.
- Phịng cháy, chữa cháy: Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
việc tính phí. Cơng tác phịng cháy, chữa cháy là một yếu tố để điều
chỉnh phí bảo hiểm. Nếu cơng tác phịng cháy, chữa cháy được trang

bị tốt để hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra thì phí bảo hiểm sẽ được tính
1
0
S


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thấp hơn. Vị trí gần hay xa nguồn nước, đội cứu hoả ….. cũng ảnh
hưởng đến phí bảo hiểm.
- Cách phân chia đơn vị rủi ro: Theo khoảng cách phân chia hoặc tường
chống cháy. Các đơn vị rủi ro càng gần nhau, phí bảo hiểm càng cao
và ngược lại.
- Bao bì đóng gói, chủng loại hàng hố, cách thức xếp đặt hàng hố mà
phí bảo hiểm phải căn cứ vào đó mà xác định.
Tỷ lệ phí bảo hiểm cháy thường được chia thành 2 bộ phận: Tỷ lệ
phí thuần và tỷ lệ phụ phí.
R = R1 + R2
Trong đó: R1 - Tỷ lệ phí thuần;
R2 - Tỷ lệ phụ phí.
Khi xác định tỷ lệ phí thuần thường phải căn cứ vào số liệu thống
kê trong một số năm trước đó như: Tổng số đơn vị rủi ro tham gia bảo
hiểm cháy; số đơn vị rủi ro bị cháy; tổng số tiền bảo hiểm cháy; số tiền
bồi thường bảo hiểm cháy ……
Có 2 phương pháp xác định tỷ lệ phí thuần: theo phân loại và theo
danh mục.
 Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm các rủi ro được bảo hiểm
và giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Trong bảo hiểm cháy,
người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại và chi phí sau:
Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản

Những chi phí cần thiết và hợp lý để hạn chế bớt tổn thất tài sản
được bảo hiểm trong và sau khi cháy.
Những chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi cháy.
- Rủi ro được bảo hiểm
Trong bảo hiểm cháy rủi ro được bảo hiểm bao gồm:
Rủi ro chính: “cháy” - Rủi ro A
1
1
S


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Rủi ro này thực chất bao gồm: cháy, sét, nổ.
 Cháy sẽ được bảo hiểm nếu có đủ 3 yếu tố: Phải thực sự có phát lửa,
lửa đó khơng phải là lửa chun dùng, lửa đó phải là bất ngờ hay ngẫu
nhiên phát ra.
Khi có đủ 3 yếu tố đó và có thiệt hại về vật chất do những nguyên
nhân được cho là hợp lý gây ra, những thiệt hại đó sẽ được bồi thường
cho dù đó là do bị cháy hoặc do nhiệt hoặc khói gây ra.
 Sét: Người được bảo hiểm sẽ được bồi thường khi tài sản bị phá huỷ
trực tiếp do sét hoặc do sét đánh gây cháy. Nếu sét đánh mà không
phát lửa hoặc không phá huỷ trực tiếp tài sản thì khơng thuộc phạm vi
trách nhiệm bồi thường.
Cần lưu ý rằng khi sét đánh phá huỷ trực tiếp các thiết bị điện tử thì
được bồi thường, cịn sét đánh làm thay đổi dòng điện dẫn đến thiệt hại
cho thiết bị điện tử thì khơng được bồi thường.
 Nổ: Nổ trong rủi ro A, phạm vi bảo hiểm gồm:
 Nồi hơi phục vụ sinh hoạt.
 Hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng hoặc sưởi ấm trong một ngôi nhà
không phải nhà xưởng làm các công việc sử dụng hơi đốt.

 Các trường hợp nổ gây ra hoả hoạn đã nghiễm nhiên được bảo hiểm.
Như vậy ở đây chỉ còn lại những thiệt hại do nổ mà không gây cháy:
· Tổn thất hoặc thiệt hại do nổ mà không gây cháy thì khơng được
bồi thường, trừ trường hợp nổ nồi hơi, khí phục vụ sinh hoạt, với
điều kiện là sự nổ đó khơng phải là do các ngun nhân bị loại trừ.
· Tổn thất hoặc thiệt hại do nổ xuất phát từ cháy: thiệt hại ban đầu
do cháy được bồi thường nhưng những tổn thất do hậu quả của nổ
thì không được bồi thường.
- Các rủi ro phụ
Bên cạnh rủi ro chính có các rủi ro phụ. Các rủi ro này chỉ có thể
được bảo hiểm khi đi kèm theo rủi ro chính, tuỳ thuộc vào quyết định của
1
2
S


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
người tham gia bảo hiểm. Các rủi ro phụ bao gồm: Máy bay và các
phương tiện hàng không khác hoặc thiết bị trên các phương tiện đó rơi
vào, nổi loạn, bạo động dân sự, đình công, bể xưởng, động đất, lửa ngầm
dưới đất, giông bão, hệ thống chữa cháy rò rỉ nước …………….
- Rủi ro loại trừ
Trong các nghiệp vụ bảo hiểm, đều có những rủi ro loại trừ. Trên
thực tế có những loại rủi ro khơng thể bảo hiểm được. Vì thế, trong bảo
hiểm cháy, các loại trừ được áp dụng như sau:
Tổn thất do hành động cố ý hoặc đồng loã của người được bảo
hiểm gây ra.
Những tổn thất về:
 Hàng hoá nhận uỷ thác hay ký gửi trừ khi những hàng hoá đó được
xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm và người được bảo hiểm trả

thêm phí bảo hiểm theo tỷ lệ phí qui định.
 Tiền bạc, kim loại, đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tem phiếu, tài
liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện
tử, bản mẫu, văn bằng, khn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế trừ khi
những hạng mục này được xác nhận trong giấy chứng nhận là được
bảo hiểm.
 Chất nổ nhưng không bao gồm nhiên liệu, xăng, dầu.
 Người, động vật và thực vật sống
 Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất được bảo hiểm theo
đơn bảo hiểm Hàng hải hoặc lẽ ra được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm
Hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá số tiền được bồi thường theo đơn
bảo hiểm Hàng hải hoặc lẽ ra được bồi thường theo đơn bảo hiểm
hàng hải.
 Tài sản bị cướp hay bị mất cắp. Trong trường hợp tài sản bị cướp, mất
cắp trongkhi xảy ra hoả hoạn mà người được bảo hiểm không chứng
minh được là mất cắp thì vẫn được bồi thường.
1
3
S


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Những thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào, trừ
thiệt hại về tiền thuê nhà được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo
hiểm là được bảo hiểm
 Những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba.
 Những thiệt hại trong phạm vi mức miễn thường.

1
4

S


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương II: Tình hình hoạt động kinh doanh Bảo hiểm hỏa hoạn
cháy, nổ và mọi rủi ro tài sản ở PTI.
I. Vài nét về PTI.
1. Giới thiệu về PTI
Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN
Tên tiếng Anh:
Post & Telecomunication Joint Stock
Insurance Company
Tên viết tắt:
PTI
Trụ sở chính:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
E-mail:
Website:

Tầng 8, Số 4A - Láng Hạ - Quận Ba Đình - Hà
Nội.
(04) 7724466
(04) 7724460

www.pti.com.vn

Thời gian thành lập:
Công ty PTI được thành lập vào ngày 01 tháng 08 năm 1998.

Thực hiện chủ trương đa dạng hoá thị trường bảo hiểm Việt Nam, ngay
sau khi Nghị định 100/CP của Chính phủ được ban hành, các cơng ty bảo
hiểm khác (ngồi hệ thống bảo hiểm cũ) đã nhanh chóng được thành lập
và đóng góp tích cực vào việc phá bỏ độc quyền về kinh doanh bảo hiểm
đã tồn tại hàng chục năm trước đây. Một trong số các công ty bảo hiểm
mới được thành lập đã chiếm được vị trí tin cậy trên thị trường bảo hiểm
Việt Nam: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện (PTI).
Được thành lập ngày 01/08/1998, Công ty Bảo hiểm Bưu điện là
tập hợp của các doanh nghiệp lớn thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác
nhau tạo nên sự đa dạng về ngành nghề cũng như vững chắc về tài chính.
Cổ đông sáng lập và chi phối là Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thơng
Việt Nam (VNPT), nay là Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam
và các cổ đơng sáng lập khác là Tổng Công ty Cổ phần Tái Bảo hiểm
Quốc gia Việt Nam (VINARE), Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh,
1
5
S


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tổng Công ty xây dựng Hà Nội (HACC), Tổng Công ty xuất nhập
khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Quốc tế (VIB).
Trụ sở chính của PTI tại tầng 8, tồ nhà số 4A Láng Hạ, Quận Ba
Đình, Hà Nội. Đến thời điểm hiện nay PTI đã chính thức thành lập Hội sở
Giao dịch và 21 chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố và các trung tâm
kinh tế trọng điểm cùng với mạng lưới hơn 1.000 đại lý bảo hiểm tại tất
cả các tỉnh thành trong cả nước. Với hệ thống tổ chức mạng lưới phục vụ
khách hàng nêu trên, về cơ bản đến nay PTI đã đáp ứng tốt yêu cầu phục
vụ khách hàng trên toàn quốc với phương châm giải quyết nhanh, kịp thời

các vụ tổn thất và được khách hàng đánh giá cao.
Hiện nay, để phù hợp với sự phát triển và phục vụ khách hàng ngày
càng tốt hơn, bên cạnh 21 Chi nhánh đã đi vào hoạt động, được phép của
Bộ Tài chính (theo thơng báo số 4522/TC/BH ngày 18/04/2005 của Bộ
Tài chính) PTI đã thành lập Hội sở giao dịch Hà Nội (PTI Hà Nội) có trụ
sở tại số 100 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội. Ngày 01 tháng 07 năm 2005,
Hội sở Giao dịch đã chính thức đi vào hoạt động. Hội sở Giao dịch Công
ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện được thành lập trên cơ sở kế thừa toàn bộ
hoạt động kinh doanh và các phòng kinh doanh bảo hiểm của Văn phòng
PTI trước đây. Như vậy, với sự ra đời của Hội sở giao dịch Hà Nội, PTI
đã hoàn thành việc tách toàn bộ khối trực tiếp khai thác kinh doanh bảo
hiểm và khối quản lý vĩ mô, trợ giúp cho các Đơn vị trực thuộc trong
kinh doanh, nhận và nhượng tái bảo hiểm, giải quyết các vụ việc trên
phân cấp của các Đơn vị.
Được thành lập trong cơ chế thị trường, Công ty PTI hiểu rõ hơn
bao giờ hết là chấp nhận cạnh tranh và phải từng bước nghiên cứu thị
trường, phát triển thận trọng vững chắc. Điều đó thể hiện ở việc PTI lấy
con người làm trọng tâm phát triển, xây dựng và đào tạo một đội ngũ cán

1
6
S


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
bộ chuyên viên giỏi về nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp
cao. Xác định rõ quyền lợi và sự phát triển của khách hàng luôn gắn liền
với sự phát triển của PTI nên PTI đã chú trọng cơng tác chăm sóc khách
hàng thơng qua các chương trình tư vấn bảo hiểm, tuyên truyền vận động
khách hàng quan tâm đến cơng tác phịng ngừa hạn chế rủi ro và bằng

quỹ đề phòng hạn chế tổn thất của mình PTI hỗ trợ khách hàng đảm bảo
an toàn trong sản xuất kinh doanh.
Hoạt động của PTI đã được khách hàng đánh giá cao, trả lại cho
khách hàng những ưu đãi và quyền lợi chính đáng mà họ được hưởng
trong nền kinh tế thị trường, đó là: Phí bảo hiểm giảm, và các chính sách
chăm sóc khách hàng được quan tâm chú trọng hơn. Khách hàng có nhiều
cơ hội để lựa chọn sản phẩm và người cung cấp dịch vụ phù hợp. Đặc
biệt uy tín của PTI được nâng cao bởi khâu giải quyết bồi thường chắc
chắn, nhanh chóng, hợp tình hợp lý. PTI thực sự là chỗ dựa về tài chính
của khách hàng với sự cảm thông chia sẻ trong hoạn nạn khi những tổn
thất không may xảy ra.
Thực tế đã chứng minh, trong 10 năm qua cùng với sự phát triển
chung của nền kinh tế Việt Nam, PTI đã khẳng định được vị thế của
mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam và có uy tín với các nhà tái bảo
hiểm thế giới. Ngay từ những ngày đầu thành lập, PTI đã quan tâm đến
việc xây dựng đội ngũ cán bộ có chun mơn cao và thực tế cho đến nay,
Công ty đã xây dựng được một đội ngũ CBCNV kinh nghiệm, trình độ
chun mơn hoá sâu trong các lĩnh vực bảo hiểm hiện đang triển khai tại
PTI, gồm 540 người làm việc tại Hà Nội, Hội sở Giao dịch và 21 chi
nhánh, các văn phịng đại diện trong phạm vi tồn quốc. Cơng ty đã triển
khai rộng rãi hàng chục loại hình bảo hiểm trong các lĩnh vực bảo hiểm
thiết bị điện tử/ tài sản, bảo hiểm xây dựng - lắp đặt, bảo hiểm hàng hoá
xuất nhập khẩu, con người, xe cơ giới, trách nhiệm dân sự tới hàng vạn
khách hàng trong cả nước. Cơng ty đã giữ vị trí hàng đầu trong các công
1
7
S


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

ty bảo hiểm về loại hình bảo hiểm thiết bị điện tử/ tài sản, bảo hiểm xây
lắp các cơng trình viễn thơng, dân dụng...... Ngồi những nghiệp vụ bảo
hiểm truyền thống, trong thời gian qua PTI đã triển khai một số nghiệp
vụ bảo hiểm mới như: bảo hiểm vệ tinh, bảo hiểm bưu phẩm-bưu kiện
khai giá.
Nhằm đảm bảo khả năng bồi thường cho khách hàng và năng lực
nhận bảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, Bảo hiểm Bưu điện đã có quan
hệ hợp đồng với nhiều Công ty bảo hiểm và Tái bảo hiểm có uy tín trên
thị trường quốc tế như các Công ty tái bảo hiểm SwissRe, Công ty tái bảo
hiểm MunichRe (Đức), Sumitomo (Nhật), Công ty tái bảo hiểm quốc gia
Việt nam... Cơng ty PTI có quan hệ mật thiết với các Công ty giám định
tổn thất

chuyên nghiệp như Cunningham Lindsey, Crawford,

McLarens ... và đã nhận được sự cộng tác hiệu quả của các Công ty này
trong việc đánh giá rủi ro, giám định và giải quyết khiếu nại.
Với những thành tích đã đạt được, cơng ty đang ngày càng phát
triển với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 30%. Năm 2007 cơng
ty đã đạt doanh thu phí bảo hiểm gốc là 305 tỷ đồng. Trong kế hoạch kinh
doanh 5 năm lần thứ 1, PTI bắt đầu hoạch định một chiến lược kinh
doanh phát triển đến năm 2008 là tập trung phục vụ tốt các khách hàng
trong cổ đông và dựa vào đó làm nền tảng vững chắc để phát triển ra thị
trường bên ngồi nhằm tích cực hồ nhập và đón nhận cơ hội cũng như
chấp nhận thách thức khi Việt Nam chính thức mở cửa hồn tồn với thị
trường bảo hiểm thế giới.
Tổng tài sản của PTI cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 đạt gần 517 tỷ
đồng, đứng hàng thứ 5 trên tổng số các công ty Bảo hiểm phi nhân thọ tại
Việt nam.


1
8
S


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ta có sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty như sau
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
Đại hội cổ đông
Shareholder’s committee

Hội đồng Quản trị
Board of Management
Ban Kiểm soát
Supervision Division
Ban Tổng giám đốc
Board of Director

Khối kinh doanh
Branchs

Hội sở giao dịch
PTI Hanoi

Khối quản lý
Management Dept.

CN Nam Trung Bộ
KhanhHoa Branch


CN phía bắc
PhuTho Branch

CN Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh Branch

CN Băc Ninh
BacNinh Branch

CN Đồng Nai
DongNai Branch

CN Vĩnh Phúc
VinhPhúc Branch

Phòng Tổ chức cán bộ
Organization Peronel Dept.

Phòng Kế hoạch
Planning Dept.

Phòng Tài chính - Kế tốn
Financial – Accounting Dept.

Phịng Cơng nghệ thơng tin
IT Dept.

CN Sài Gịn
SaiGon Branch


CN Lào Cai
LâoCai Branch

CN Cần Thơ
CanTho Branch

CN Quảng Ninh
QuangNInh Branch

CN Cà Mau
CaMau Branch

CN Hải Phòng
HaiPhong Branch

CN Bình Dương
BinhDuong Branch

CN Bắc Trung Bộ
NgheAn Branch

CN Long An
LongAn Branch

CN Thanh Hố
ThanhHoa Branch

CN Bình Định
BinhDinh Branch


CN Đà Nẵng
DaNang Branch

CN Tây Nguyên
TayNguyenBranch

CN Huế
Hue Branch

CN An Giang
AnGiang Branch

Phòng đầu tư
Investment Dept.

Ban quản lý dự án
Board of Project Management

P. Hành chính - Quản trị
Administration Dept.

Phòng Quản lý Đại lý
Agent Management Dept.

Phòng BH Con người
Health&Personal Accident Dept.

Phòng BH Tài sản - Kỹ thuật
Property&Engineering Dept.


Phòng BH Hàng hải
Marine Dept.
Phòng BH Xe cơ giới
Motor Vehicle Dept.
Phòng Tái Bảo hiểm
Reinsurance Dept.

1
9
S



×