Tải bản đầy đủ (.doc) (166 trang)

Luận văn thạc sỹ các biện pháp tu tù tiêu biểu trong thơ của một số nhà thơ nữ thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.78 KB, 166 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA BÁO CHÍ – TRUYỀN THƠNG VÀ VĂN HỌC

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIÊU BIỂU
TRONG THƠ CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ
NỮ
THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA BÁO CHÍ – TRUYỀN THƠNG VÀ VĂN HỌC

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIÊU BIỂU
TRONG THƠ CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ
NỮ
THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Dương
Lớp: Văn K12
Khóa: 2014 - 2018
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Trà My

Thái Nguyên, 2018




LỜI CẢM ƠN
Trong q trình làm khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ từ phía các thầy cơ giáo cùng tồn thể bạn bè.
Qua đây, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy cơ Khoa Báo chí –
Truyền thơng và Văn học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên đã
giảng dạy những kiến thức quý báu cho tơi trong q trình học tập vừa qua.
Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Nguyễn Thị Trà My,
giảng viên Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học, Trường Đại học Khoa học,
Đại học Thái Ngun đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình tơi thực hiện
khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù khi thực hiện đề tài này cá nhân tôi đã cố gắng và lỗ lực hết mình,
song, trong quá trình thực hiện khơng thể tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy, kính
mong nhận được sự cảm thơng và những chỉ dạy q báu từ phía các thầy cơ.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Dương

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đề tài khóa luận tốt nghiệp “Các biện pháp tu từ tiêu biểu
trong thơ của một số nhà thơ nữ Thái Nguyên” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
không sao chép của ai. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận này là trung thực và
chưa được công bố trong các công trình khác. Nội dung khóa luận có tham khảo và
sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang

web theo danh mục tài liệu tham khảo của khóa luận. Nếu sai tơi xin chịu hồn tồn
trách nhiệm.
Thái Ngun, tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Dương

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................v
DANH MỤC VIẾT TẮT...........................................................................................vi
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề......................................................................................................3
2.1. Lịch sử nghiên cứu về biện pháp tu từ..........................................................3
2.2. Lịch sử nghiên cứu về thơ của các nhà thơ nữ và nhà thơ nữ Thái Nguyên. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................6
3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................6
3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................6
4.1. Mục đích........................................................................................................6
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................7
5.1. Phương pháp khảo sát – thống kê – phân loại...............................................7
5.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp................................................................7

5.3. Thủ pháp miêu tả...........................................................................................7
6. Đóng góp của đề tài.............................................................................................7
6.1. Ý nghĩa khoa học..........................................................................................7
6.2. Ý nghĩa thực tiễn...........................................................................................8
7. Cấu trúc................................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN........................................9
1.1. Vài nét về thơ....................................................................................................9
1.1.1. Khái niệm thơ.............................................................................................9
1.1.2. Đặc trưng thơ............................................................................................10
1.2. Biện pháp tu từ...............................................................................................13
1.2.1. Khái niệm.................................................................................................13
1.2.2. Đặc điểm..................................................................................................13
iii


1.2.3. Phân loại...................................................................................................14
1.3. Một số biện pháp tu từ tiêu biểu.....................................................................14
1.3.1. So sánh tu từ.............................................................................................14
1.3.2. Câu hỏi tu từ.............................................................................................21
1.4. Giới thiệu ba nhà thơ nữ Thái Nguyên: NguyễnThúy Quỳnh, Trần Thị Vân
Trung, Cao Thị Hồng.............................................................................................25
1.4.1. Nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh..................................................................25
1.4.2. Nhà thơ Trần Thị Vân Trung...................................................................26
1.4.3. Nhà thơ Cao Thị Hồng.............................................................................26
Tiểu kết chương 1....................................................................................................28
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIÊU BIỂU TRONG THƠ
CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ NỮ THÁI NGUYÊN....................................................29
2.1. Tiêu chí khảo sát.............................................................................................29
2.2. Kết quả khảo sát.............................................................................................29
2.2.1. Kết quả khảo sát biện pháp so sánh tu từ.................................................32

2.2.2. Kết quả khảo sát câu hỏi tu từ..................................................................39
Tiểu kết chương 2.....................................................................................................45
CHƯƠNG 3:.............................................................................................................46
GIÁ TRỊ CỦA CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIÊU BIỂU TRONG THƠ CỦA MỘT
SỐ NHÀ THƠ NỮ THÁI NGUYÊN.......................................................................46
3.1. Thế hiện nhu cầu tự nhận thức hòa trong khát vọng về tình yêu....................46
3.2. Bày tỏ nỗi niềm cảm thông, sẻ chia với số phận con người...........................54
3.3. Bộc lộ nỗi trăn trở, âu lo trước những ngang trái, bất cập của cõi người. . .56
3.4. Ngợi ca vẻ đẹp của cảnh sắc và tạo vật..........................................................59
3.5. Thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ và phong cách sáng tạo của nhà thơ.....63
Tiểu kết chương 3.....................................................................................................69
KẾT LUẬN...............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................71
PHỤ LỤC..................................................................................................................74

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượt xuất hiện biện pháp so sánh tu từ và biện pháp câu hỏi tu từ trong
thơ của ba nữ nhà thơ Thái Nguyên tiêu biểu...........................................................30
Bảng 2.2: So sánh tu từ trong sáng tác của ba nhà thơ nữ Thái Nguyên tiêu biểu (xét
theo tiêu chí hình thức).............................................................................................32
Bảng 2.3: So sánh tu từ xét theo tính chất so sánh (x)..............................................34
Bảng 2.4. So sánh tu từ xét theo đặc tính của 2 vế so sánh (A và B).......................37
Bảng 2.5. Biện pháp câu hỏi tu từ trong sáng tác của ba nhà thơ nữ Thái Nguyên
(xét theo tiêu chí mục đích sử dụng).........................................................................40
Bảng 2.6. Câu hỏi tu từ trong sáng tác của nhà thơ Trần Thị Vân Trung (xét theo
tiêu chí mục đích sử dụng)........................................................................................42
Bảng 2.7. Câu hỏi tu từ trong sáng tác của nhà thơ Cao Thị Hồng..........................43

(xét theo tiêu chí mục đích sử dụng).........................................................................43
Bảng 2.8. Câu hỏi tu từ trong sáng tác của nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh...............44
(xét theo tiêu chí mục đích sử dụng).........................................................................44

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
Trong khóa luận này, chúng tơi có sử dụng một số kí hiệu viết tắt sau:
STT

KÍ HIỆU

DIỄN GIẢI

1

BPTT

Biện pháp tu từ

2

CHTT

Câu hỏi tu từ

3

SSTT


So sánh tu từ

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biện pháp tu từ có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên hồn cốt của
mỗi tác phẩm. Nó khơng chỉ đơn thuần là cơng cụ, là cơ sở tìm hiểu, khám phá thế
giới hình tượng của một văn bản nghệ thuật mà cịn là chiếc chìa khóa vàng để bạn
đọc mở cánh cửa, bước vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, từ đó đi sâu khám phá
và bóc tách những tầng sâu ý nghĩa bên trong văn bản ẩn hiện qua từng con chữ.
Đơi khi, cũng nhờ có BPTT, mà tác phẩm tự mình mang thêm các tầng nghĩa đa
dạng mà chính bản thân tác giả cũng khơng dự đốn trước được. Bởi vậy BPTT
được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm văn chương đặc biệt là trong thơ ca, nó
như chất kích thích làm cho tác phẩm nghệ thuật đó trở nên hay hơn, độc đáo hơn
và có giá trị cao. Việc sử dụng các BPTT trong thơ ca không chỉ mang lại giá trị cao
cho tác phẩm mà nó cịn thể hiện tài năng, sự khéo léo, tinh tế của tác giả trong quá
trình sáng tác.
Như đã biết, thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện
tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngơn ngữ hàm xúc giàu hình ảnh và nhất
là nhịp điệu. Nhắc đến thơ ca Việt Nam chúng ta khơng thể khơng nhắc đến sự đóng
góp của các nhà thơ nữ. Trong số đông các nhà thơ nữ hiện đại thì các tác giả nữ
Thái Ngun đã có những đóng góp khơng nhỏ vào nền thơ ca dân tộc từ đó tạo nên
giọng điệu và phong cách riêng.
Trong các sáng tác của mình, các nhà thơ nữ Thái Nguyên đã có những sáng
tạo độc đáo đạt được thành cơng nhất định. Bằng tình cảm chân thật, cách nhìn nhận
riêng được kế thừa chất văn của một vùng quê – vùng văn hóa trung du miền núi
phía Bắc, các nhà thơ nữ Thái Nguyên đã khoác lên thơ ca dân tộc những bộ áo độc

đáo, mới lạ. Vì vậy, việc nghiên cứu biện pháp tu từ trong thơ nữ Thái Nguyên có
tác dụng góp phần khẳng định nét truyền thống của thơ ca dân tộc nói chung và nét
độc đáo về phong cách sử dụng ngôn từ trong thơ nữ trên đất Thái Nguyên nói
riêng. Đọc thơ của các nhà thơ nữ Thái Nguyên có thể tự hào rằng: Thái Ngun có
khơng ít những cây bút nữ có tài. Nói như Ma Trường Nguyên “thơ nữ Thái
Nguyên đều đang vươn tới xu thế của thơ ca hiện đại nhưng vẫn giữ được những gì
căn cốt của thơ ca truyền thống” [33]. Người tiếp cận nhiều nhất với thơ ca đương
1


đại là Lưu Thị Bạch Liễu, tiếp đó là những người mang trong mình cả phong vị
truyền thống và hiện đại như: Trần Thị Vân Trung, Nguyễn Thúy Quỳnh, Cao Thị
Hồng, Nguyễn Minh Hằng, Ngọc Thị Kẹo, Nguyễn Minh Thắng, Vũ Thị Tú Anh,
Dương Thu Hằng…. Tất cả họ đều là những cây bút đã gặt hái được nhiều thành
công trong sự nghiệp của mình. Trong khn khổ một đề tài khóa luận, chúng tơi
xác định đối tượng nghiên cứu gồm ba tác giả mà theo đánh giá của chúng tơi là có
phong cách độc đáo hơn cả. Đó là ba nhà thơ: Nguyễn Thúy Quỳnh, Trần Thị Vân
Trung, Cao Thị Hồng. Ba nhà thơ hiện đều đang sinh sống và làm việc tại Thái
Nguyên và cùng đang công tác trong các lĩnh vực liên quan đến văn hóa, giáo dục,
họ đã gắn bó máu thịt với mảnh đất này. Điều đặc biệt là họ có phong cách thơ
tương đối độc lập. Nhìn chung, ở ba nhà thơ nữ này, chúng tơi vừa tìm được cái
chung trong nét nữ tính vừa tìm ra cá tính riêng của mỗi người.
Thơ nữ Thái Nguyên do nhiều nhà thơ là các dân tộc thiểu số viết (khơng chỉ
có người Kinh) nên hồn thơ rất đa dạng, phong phú. Để tạo nên sự đa dạng về giọng
diệu cũng như lớp nghĩa thì sử dụng các BPTT chính là một trong những phương
tiện đắc dụng giúp truyền tải mọi tâm tư tình cảm, cung bậc cảm xúc của các nhà
thơ nữ tạo nên nét riêng cho mỗi nhà thơ. Việc sử dụng BPTT góp phần thể hiện nội
dung tư tưởng của tác phẩm, làm tăng sức biểu đạt, biểu cảm cho tác phẩm từ đó
làm cho tác phẩm trở nên có hồn, gần gũi, độc đáo và mới lạ hơn.
Bằng những cách nhìn nhận khác nhau, các nhà thơ nữ Thái Nguyên đã vận

dụng triệt để các biện pháp tu từ như một đối tượng hết sức quan trọng, giúp cho
thơ ca mang đậm màu sắc vùng miền, độc đáo và trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Đó cũng chính là điểm thu hút chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu“Các biện pháp
tu từ tiêu biểu trong thơ của một số nhà thơ nữ Thái Nguyên”, với mong muốn
khám phá nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật thơ nữ Thái Nguyên dưới góc nhìn
ngơn ngữ học, giúp gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu liên ngành cho hàng loạt các
cơng trình nghiên cứu khoa học có giá trị. Đồng thời, chúng tơi mong muốn góp
thêm một tài liệu tham khảo cho cơng tác nghiên cứu, học tập, giảng dạy những
sáng tác thơ ca địa phương đã được lựa chọn trong chương trình đào tạo ở các cấp
học từ phổ thông cho đến chuyên nghiệp.

2


2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về biện pháp tu từ
Trong nhiều chục năm trở lại đây, giới nghiên cứu phê bình văn học đã đặt ra
một số vấn đề nhìn nhận, kiến giải việc sử dụng các BPTT vào thơ ca dưới góc nhìn
ngơn ngữ học qua những cơng trình mang tính phác họa. Qua sơ khảo một số cơng
trình viết về BPTT trong thơ, trong tầm khả năng cho phép, chúng tôi sẽ điểm diện
một số cơng trình, bài viết mang tính mở đầu, được xem là chỉ dẫn quan trọng và
liên quan mật thiết đến đối tượng nghiên cứu của đề tài “Các biện pháp tu từ tiêu
biểu trong thơ của một số nhà thơ nữ Thái Nguyên” như sau:
Tiêu biểu trước hết phải kể đến các cơng trình nghiên cứu mang tính lý thuyết
như:
Tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa trong cuốn “ Phong cách học
Tiếng Việt” có nghiên cứu khá sâu về các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ [18,
tr.161-275]. Trong cuốn giáo trình này tác giả đã dành nguyên một chương để phân
biệt rạch ròi giữ phương tiện tu từ và biện pháp tu từ. Ngoài ra tác giả còn miêu tả
những phương tiện tu từ cơ bản cũng như những biện pháp tu từ cơ bản của Tiếng

Việt, bằng những dẫn chứng mới, đa dạng ở tất cả các cấp độ một cách nhất quán,
kể cả cấp độ văn bản.
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ
Tiếng Việt” thì tác giả tập trung chính đến 2 vấn đề là phương tiện tu từ và biện
pháp tu từ. Cuốn này Đinh Trọng Lạc nghiên cứu rất chi tiết về các phương tiện tu
từ và biện pháp tu từ Tiếng Việt. Chương một ông tập trung nghiên cứu vể các
phương tiện tu từ Tiếng Việt; Chương hai ông nghiên cứu về các biện pháp tu từ
Tiếng Việt, ở mỗi chương, khi nghiên cứu ông đều chia ra theo 5 cấp độ: từ vựng,
ngữ nghĩa, cú pháp, văn bản, ngữ âm [17].
Từ các cơng trình nghiên cứu mang tính chất lý thuyết trên, nhiều nhà nghiên
cứu đã vận dụng nghiên cứu trong các sáng tác văn chương. Tiêu biểu phải kể tới
các cơng trình nghiên cứu mang tính chất ứng dụng sau:
Trước hết phải kể đến luận án Tiến sĩ của Hoàng Kim Ngọc “So sánh và ẩn dụ
trong ca dao trữ tình dưới góc nhìn ngơn ngữ văn hóa” [23]. Trong cơng trình
nghiên cứu này, bên cạnh việc kế thừa lý thuyết của các nhà nghiên cứu đi trước,
3


Hoàng Kim Ngọc đã căn cứ vào từ so sánh để chia biện pháp so sánh tu từ thành hai
loại là: so sánh đồng nhất và so sánh dị biệt. Trong đó, so sánh đồng nhất gồm hai
tiểu loại là so sánh tương tự và so sánh ngang bằng còn so sánh dị biệt gồm có so
sánh dị biệt hơn và dị biệt kém. Đây là cơng trình được đánh giá cao, bởi đã được
nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về so sánh trong ca dao trữ tình dưới góc
nhìn ngơn ngữ và văn hóa.
Luận văn “So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa” của tác giả Trần Thu
Hiền [12] đã đưa ra hai loại so sánh là so sánh tu từ, so sánh luận lý và phân biệt
chúng. Trong luận văn, tác giả còn đưa ra nhiều quan niệm khác nhau của các
nhà nghiên cứu về khái niệm, các kiểu cấu trúc của so sánh tu từ để người đọc có
sự hiểu biết sâu rộng.
Tiếp đến là báo cáo khoa học “Bàn thêm về phép so sánh tu từ” của tác giả Bùi

Trọng Ngoãn [22]. Báo cáo đã đưa ra quan niệm của mình về từ biểu thị quan hệ so
sánh; cơ sở so sánh; cấu trúc so sánh A bao nhiêu B bấy nhiêu; đặc biệt, tác giả đã
chứng minh cấu trúc “A thành (hóa) B” khơng phải là so sánh tu từ.
Bài viết “So sánh biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong thơ Lưu Quang Vũ”
của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga [21] đã đưa ra cấu trúc, các kiểu so sánh được
sử dụng trong thơ Lưu Quang Vũ. Đồng thời, tác giả cũng nói nên giá trị của so
sánh tu từ được sử dụng trong sáng tác của Lưu Quang Vũ.
Ngoài ra, có thể kể đến một số khóa luận tốt nghiệp khác như:“ Khảo sát câu
hỏi trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945”[30],
“Câu hỏi tu từ trong thơ Chế Lan Viên” của Nguyễn Hồ Phượng Thư [27], “Câu hỏi
tu từ trong thơ Nguyễn Khuyến” của Hồ Thị Thuỳ [29].
2.2. Lịch sử nghiên cứu về thơ của các nhà thơ nữ và nhà thơ nữ Thái Nguyên
Việc nghiên cứu và tiếp nhận tác giả, tác phẩm thơ nữ Thái Nguyên hiện đại từ
trước đến nay đã thu hút được sự chú ý của nhiều người. Khơng ít những tờ báo
trong nước, trong tỉnh như: Báo Quân đội nhân dân, báo Người Hà Nội, báo Sài
Gịn giải phóng, báo Thái Nguyên… đã có những bài báo nghiên cứu xoay quanh
những thành công của các nhà thơ nữ Thái Nguyên.
Năm 2009, tại Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo thơ nữ Thái Nguyên đương
đại tổ chức vào ngày 20/10/2009. Tham gia hội thảo đã có nhiều bài viết, bài phê
4


bình của các tác giả: Vũ Đình Tồn, Nguyễn Kiến Thọ, Phạm Văn Vũ, Ma Trường
Nguyên…đi vào giới thiệu một số tập thơ, bài thơ đánh giá trên phương diện nội
dung tư tưởng. Tại đây, có khơng ít nhận xét giàu tình cảm như: “Tơi xin phép được
nhận định từng nét “duyên” riêng của từng nhà thơ nữ Thái Nguyên…tôi chân
thành cảm ơn các nhà thơ nữ Thái Nguyên. Đọc thơ của các chị tôi yêu cuộc đời
hơn, bởi họ đẹp quá, đẹp trong tình yêu hạnh phúc, đẹp cả trong nỗi đau. Những
nỗi đau trong vắt mà soi vào đó ta bỗng thấy mình muốn sống tốt đẹp hơn. Có thể ví
mỗi nhà thơ nữ Thái Ngun như một ngọn lửa. Và trong thơ, mỗi ngọn lửa ấy đều

cháy theo cách của riêng mình”. [dt 28; tr.2].
Khi nói về nữ sĩ Nguyễn Thúy Quỳnh, tác giả Nguyễn Kiến Thọ viết: “Không
gian tinh thần trong thơ Nguyễn Thúy Quỳnh như bị nêm cứng bởi những lịch lí,
khơng dễ gì tháo gỡ hay vứt bỏ. Cảm giác tù túng châm ngòi cho sự sụp đổ. Thơ
Nguyễn Thúy Quỳnh là những mảnh vỡ của trạng thái tinh thần ấy”(Ẩn ức trong
đêm thơ Nguyễn Thúy Quỳnh) [dt 28, tr.2]. Hay nhận xét về thơ Vân Trung, tác giả
Hà Đức Toàn viết: “Khát khao mà kín đáo, mãnh liệt mà dịu dàng, khổ đau mà lạc
quan. Tất cả những cái đó song song đi cùng nhau, hòa trộn vào nhau để tạo ra một
chất men vừa đắng, vừa ngọt, chất men Vân Trung” [dt 28, tr.3].
Trong đề tài“ Đặc điểm ngôn ngữ thơ Thái Nguyên qua tác phẩm của ba nhà
thơ: Lưu Thị Bạch Liễu, Nguyễn Thúy Quỳnh, Trần Thị Vân Trung”[28], Nguyễn
Hồng Thúy đã nhận định đặc điểm thơ nữ Thái Nguyên cũng khơng ngồi đặc điểm
chung của thơ nữ cả nước đó là rất giàu nữ tính: dịu dàng mà mạnh mẽ, ý thức sâu
sắc về giá trị nhân phẩm và nỗi bất hạnh của cá nhân nhưng vẫn giàu nghị lực, bản
lĩnh giàu khát vọng và tin yêu.
Trên cơ sở tổng hợp những ý kiến, nhận định của các nhà nghiên cứu trong các bài
viết trên, chúng tôi nhận thấy: Các tác giả nữ Thái Nguyên không chỉ tạo nên vẻ đẹp
riêng của mình mà cịn thể hiện tầm nhìn và bóng dáng rất rõ của họ qua ngơn ngữ
thơ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về thơ của họ chưa thành hệ thống và chưa có cơng
trình nào đi sâu nghiên cứu về biện pháp tu từ trong thơ của một số nhà thơ nữ Thái
Nguyên.
Như đã thấy, vấn đề biện pháp tu từ trong thơ của một số nhà thơ nữ chưa
được nhìn nhận như một đối tượng chuyên biệt trong nghiên cứu văn học mà chỉ
5


được đề cập đến như một khía cạnh chủ chốt. Vì vậy, trên cơ sở những dẫn liệu đã
có, chúng tơi sẽ mở rộng, hồn thiện vấn đề này trên một đường mạch nghiên cứu
liên ngành nhằm đưa ra cái nhìn thấu đáo và tồn diện hơn, góp phần vào cuộc hành
trình khám phá sự độc đáo, hấp dẫn của thơ ca Thái Ngun dưới góc nhìn ngơn

ngữ học.
Thực hiện đề tài “Các biện pháp tu từ tiêu biểu trong thơ của một số nhà nữ
Thái Nguyên”, chúng tôi hi vọng sẽ có những đóng góp mới, bù đắp vào khoảng
thiếu hụt đó. Trong khn khổ của một khóa luận, chúng tơi sẽ cố gắng tìm hiểu và
trình bày để làm rõ được nét riêng về phong cách sử dụng hai biện pháp tu từ tiêu
biểu (câu hỏi tu từ, so sánh tu từ) của các tác giả nữ Thái Nguyên và bản sắc văn
hóa Thái Nguyên thể hiện trong thơ của họ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là biện pháp so sánh tu từ và biện pháp câu
hỏi tu từ trong thơ của ba nhà thơ nữ Thái Nguyên: Nguyễn Thúy Quỳnh (Thúy
Quỳnh), Trần Thị Vân Trung (Vân Trung), Cao Thị Hồng (Anh Hồng).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm 290 bài thơ của 3 tác giả trong các tập thơ:
- 74 bài của nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh trong 2 tập thơ: Mưa mùa đơng
(2004), Những tích tắc quanh tơi (2011)
- 134 bài của nhà thơ Trần Thị Vân Trung trong 2 tập thơ: Hoa bất tử (2011),
- Xin đừng té nước (2012)
- 82 bài của nhà thơ Cao Thị Hồng trong 2 tập thơ: Mùa bánh kiến (2007,
Người đàn bà qua hai mùa tóc (2014)
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Nghiên cứu đề tài “Các biện pháp tu từ tiêu biểu trong thơ của một số nhà thơ
nữ Thái Nguyên”, chúng tôi nhằm làm rõ cấu trúc và giá trị của một số biện pháp tu
từ tiêu biểu được sử dụng trong các tập thơ của các nhà thơ nữ Thái Nguyên. Qua
đó, làm nổi bật đặc điểm phong cách sáng tác của các tác giả thơ nữ Thái Nguyên.

6



4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích của đề tài, chúng tôi cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thu thập tư liệu về những vấn đề lý thuyết như: Thơ, biện pháp tu từ, so
sánh tu từ, câu hỏi tu từ… Để làm cơ sở căn cứ cho việc định hướng nghiên cứu
của đề tài.
- Khảo sát và thống kê những BPTT tiêu biểu trong thơ của một số nhà thơ nữ
Thái Nguyên. Sau đó phân loại theo tiêu chí đã đưa ra.
- Đưa ra những nhận xét và đánh giá chung về cách sử dụng các BPTT trong thơ
của ba nhà thơ nữ Thái Nguyên từ kết quả khảo sát đã thu được.
- Tiến hành phân tích các BPTT khảo sát được từ đó làm rõ đặc điểm và
phong cách của ba nữ tác giả tiêu biểu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
5.1. Phương pháp khảo sát – thống kê – phân loại.
Chúng tôi tiến hành khảo sát ghi chép lại các BPTT mà ba nhà thơ nữ Nguyễn
Thúy Quỳnh, Trần Thị Vân Trung, Cao Thị Hồng đã sử dụng trong các tập thơ của
mình. Sau đó từ kết quả khảo sát thu thập được chúng tôi tiến hành phân loại đưa các
câu thơ sử dụng BPTT vào từng cấu trúc nhất định.
5.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Từ những cứ liệu thu thập được trong quá trình khảo sát và phân loại, chúng
tơi tiến hành phân tích, tổng hợp lại các cứ liệu đó để thấy được giá trị của BPTT
trong thơ của một số nhà thơ nữ Thái Nguyên nói riêng, cũng như trong các sáng tác
văn chương nói chung.
5.3. Thủ pháp miêu tả
Từ các cứ liệu thu thập được chúng tôi tiến hành xử lý cứ liệu vận dụng thủ
pháp miêu tả một cách linh hoạt để mô tả cứ liệu thu thập được để từ đó thấy được
hình thức, nội dung của các biện pháp tu từ.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần làm sáng rõ hơn về lí thuyết biện pháp tu từ. Qua đó giúp

người đọc thấy được giá trị của biện pháp tu từ trong thơ của một số nhà thơ nữ
Thái Nguyên, đồng thời thấy được phong cách nghệ thuật của tác giả.

7


6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc, cũng như các sinh
viên trường Đại học khoa học – Đại học Thái Ngun trong q trình học tập mơn
Phong cách học Tiếng Việt. Và thơng qua việc tìm hiểu về thơ của một số nhà thơ
nữ Thái Nguyên cũng góp phần quan trọng cho việc tìm hiểu về thơ ca của vùng
miền.
7. Cấu trúc
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, đề tài gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Khảo sát các biện pháp tu từ tiêu biểu trong thơ của một số nhà thơ
nữ Thái Nguyên
Chương 3: Giá trị của các biện pháp tu từ tiêu biểu trong thơ của một số nhà
thơ nữ Thái Nguyên

8


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Vài nét về thơ
1.1.1. Khái niệm thơ
Thơ có lẽ đã xuất hiện từ rất lâu đời. Ở Việt Nam thơ có thể bắt nguồn từ tục
ngữ, ca dao mà ra, nó tồn tại với sức sống mạnh mẽ suốt chiều dài lịch sử nhân loại.
Nói như Hồi Thanh trong cuốn Thi nhân Việt Nam thì “… từ bao giờ đến bây giờ,

từ Homere đến Kinh Thi đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sự đồng cảm mãnh
liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những buồn vui của lồi người, và nó sẽ kết
bạn với lồi người cho đến ngày tận thế” [26, tr.67]. Sự phát triển của thơ ca dài
bao nhiêu thì các định nghĩa về thơ cũng da dạng và phong phú bấy nhiêu.
Aristore – ơng tổ của lí luận văn học đã gọi thơ ca là nghệ thuật mô phỏng và
sự mô phỏng thể hiện trong tiết tấu, trong ngôn từ, trong giai điệu…, cho nên từ
thời cổ đại xưa, đã có người được thiên nhiên phú bẩm cho những tài năng đặc biệt
này, chúng phát triển dần lên và từ chỗ ngẫu hứng đã làm nảy sinh ra thơ ca [1,
tr.132]. Sự mơ phỏng mà Aristore nói ở đây được hiểu theo nghĩa rộng đó là sự
sáng tạo trên cơ sở hiện thực. Tác phẩm nghệ thuật ấy khác với lời nói hàng ngày ở
chỗ ngơn từ của nó có tiết tấu, có giai điệu, vần, nhịp. Aristore đã nêu được những ý
cơ bản về quá trình sáng tạo nghệ thuật và một số đặc trưng của văn chương.
Ở Việt Nam, quan niệm về thơ cũng rất phong phú. Thời trung đại, do chịu
ảnh hưởng của quan niệm “thi dĩ ngơn chí”, nên các ý kiến hầu như tập trung vào
phương diện nội dung. Ngô Thời Nhậm cho rằng :“Thơ mà quá cầu kì thì sa vào
giả dối, quá trau chuốt thì sa vào xảo trá, hoang tưởng, hiu hắt thì phần nhiều sa
vào buồn bã. Chỉ có thuần hậu, giản dị, thẳng thắn, không giả dối, không xảo trá,
không buồn bã mà chú trọng đến sự ngăn chặn điều xấu, bảo tồn điều hay mới là
đặc sắc chính của thơ” [11, tr.162].Cho đến thế kỉ XX, thì khác, lúc này là thời
điểm nở rộ của các quan điểm thơtrên ở nhiều phương diện khác nhau. Nhà thơ
Trần Dần cho rằng: “Thơ ca không nên là những tụng ca thời thượng mà chỉ đi sâu
vào tâm trạng con người. Thơ cần phải liên tụ đổi mới để đuổi kịp sự phát triển của
đời sống” [7, tr.50]

9


Hay như Jacobson định nghĩa: “Thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mỹ
của nó”[16, tr.95]. Nhận định của nhà ngơn ngữ học này có thể nói là rất cơ đọng
và sâu sắc. Điều này được Nguyễn Hữu Đạt lý giải cụ thể hơn: “Thơ là một thể loại

của văn học được trình bày bằng hình thức ngắn gọn và súc tích nhất với các tổ
chức ngơn ngữ có vần điệu và các quy luật phối âm riêng của từng ngôn ngữ nhằm
phản ánh cuộc sống tập trung và khái quát nhất dưới dạng các hình tượng nghệ
thuật”[6, tr.54]. Như vậy, để có định nghĩa đầy đủ nhất về thơ chúng ta có thể tiếp
cận và nhận diện khái niệm thơ từ nhiều góc độ, nhiều phương diện cả về nội dung
và hình thức. Vì thế, trong khóa luận này để xác định nền tảng cho việc nghiên cứu
chúng tôi theo định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học:“Hình thức sáng tác văn
học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng những cảm xúc mạnh mẽ bằng
ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh và nhất là có nhạc điệu” [9, tr.262].
1.1.2. Đặc trưng thơ
Theo quan điểm của các tác giả Trần Đình Sử (chủ biên), La Khắc Hoà, Phùng
Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam trong cuốn giáo trình Lí luận văn học – Tác phẩm
và thể loại văn học thì đặc trưng thơ được chia thành hai loại là đặc trưng về nội
dung và đặc trưng về hình thức [25].
1.2.1.1. Đặc trưng nội dung của thơ
a, Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức
Tính trữ tình là đặc trưng nổi bật nhất của nội dung thơ. Vần, nhịp đều cần cho
thơ nhưng chưa phải là bản chất của thơ. Trong Mĩ học, Hegel viết: “ Đối tượng
của thơ không phải là mặt trời, núi non, phong cảnh, cũng khơng phải là hình dáng,
… Nhiệm vụ chính của thơ là gợi lên cho ý thức nhận thấy sức mạnh của cuộc sống
tinh thần và các tình cảm nhân tính” [16, tr484].
Như vậy, thơ khơng miêu tả sự vật bên ngoài, các sự việc xảy ra mà thơ biểu
hiện các xúc động nội tâm, những tình cảm, cảm nhận của con người trước sự việc.
Nói cách khác, tình cảm cịn được coi là sinh mệnh của thơ.Thứ tình cảm đó phải là
thứ tình cảm mãnh liệt của nhà thơ mà trong đó nhà thơ lắng nghe xao động trong
sâu thẳm tâm hồn mình, đau đớn, sướng vui với những gì trong ấy.Tình cảm trong
thơ phải là tình cảm lớn, tình cảm đẹp, cao thượng, thấm nhuần bản chất nhân văn
chính nghĩa. Thứ tình cảm được coi là thứ tình cảm lớn đó phải là tình cảm mãnh
10



liệt được ý thức, siêu thốt, khơng lệ thuộc vào đối tượng miêu tả cụ thể, khiến thơ
trở thành nghệ thuật đẹp, nghệ thuật tự do. Tình cảm, cảm xúc trong thơ mang tính
điển hình hóa, cá thể hóa cao độ.
b, Thơ- Nghệ thuật của trí tưởng tượng
Nếu tình cảm là sinh mệnh của thơ thì tưởng tượng là đơi cánh của thơ.Tưởng
tượng là hoạt động tâm lí phân giải, tổ hợp các biểu tượng đã có để tạo thành hình
tượng hồn tồn mới.Mọi nghệ thuật đều cần đến tưởng tượng. Trong thơ, tưởng
tượng được xây dựng hình tượng trong dịng ý thức, cảm xúc đang diễn ra, vì thế
tưởng tượng chủ yếu ở đây là liên tưởng, giả tưởng, huyễn tưởng. Lối tưởng tượng
này khác hoàn toàn với lối tưởng tượng trong các thể loại văn học khác.
c, Tính cá thể hóa của tình cảm trong thơ
Ví dụ trong thơ Hồ Xn Hương tính cá thể hóa thể hóa chính là cuộc đời
ba chìm bảy nổi nhưng cũng rất phóng khống, táo bạo của bà… Qua từng dịng
thơ, bài thơ ta đề cảm thấy thậm chí tiếp xúc trực tiesp được với một cá tính, một
cuộc đời, một tâm hồn, đó được coi là cái tơi thứ hai của tác giả.
Cái tôi trong thơ được coi là một vũ trụ riêng khác với cái tôi thực tại của nhà
thơ.Cái tơi này chính là trung tâm của giá trị thẩm mĩ, là cái tơi thứ hai của nhà thơ,
đó là những đặc điểm riêng biệt của mỗi tác giả.
d, Chất thơ của thơ
Trong nội dung thơ có một điểm đặc biệt quan trọng đó là chất thơ. Chất thơ là
cách nhìn về hiện thực cuộc sống qua cái nhìn nội cảm hóa. Ví dụ trong câu thơ:
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nội cảm hóa ở đây là sự miêu tả chen cảm
xúc, tâm tư, tình cảm của con người; trong đó có sắc thái biểu cảm hóa( cái đẹp,
niềm vui, nỗi buồn)
Chúng ta có thể thấy, chất thơ là cái đẹp nhưng không phải mọi cái đẹp đều là
chất thơ vì dù là hình tượng xấu nhất đi vào trong thơ ca đều tìm ra cái nội tâm, cái
đẹp của nó; nó sẽ trở nên đẹp hơn khi đặt vào hồn cảnh. Ví dụ như Chí Phèo, Thị
Nở,… Cịn những hình tượng đẹp khơng hẳn đã là chất thơ vì đơi khi sự đẹp lại chỉ
tồn tại ở vẻ đẹp bên ngồi, cái đẹp khách quan. Tóm lại chất thơ là cái nhìn nội cảm

hóa của nhà thơ, nhà văn. Và qua cái nhìn nội cảm hóa hiện thực được hiện lên phủ

11


đầy màu sắc, tình cảm, cảm xúc cũng là chất thơ. Tóm lại, cái nhìn nội cảm hóa chi
phối rất nhiều đến chất thơ.
1.2.1.2. Đặc trưng hình thức của thơ
a, Thơ biểu hiện bằng biểu tượng, ý tượng
Biểu tượng là một cái biểu đạt gợi ra được nhiều cái được biểu đạt. Biểu tượng
căn cứ trên đặc tính của sự vật hiện tượng tốt lên được ý nghĩa, thuộc tính từ bên
trong của sự vật, hiện tượng. Hay nói cách khác, biểu tượng tạo nên sự ứ tràn của
ngôn ngữ thơ ca, là cơ sở để tạo sự ứ tràn ấy. Hệ thống biểu tượng qua các giai đoạn
khác nhau, các thời kì khác nhau là khác nhau. Hệ thống biểu tượng này nói đến
chuẩn mực của cái đẹp qua các thời kì. Ví dụ giữa văn học trung đại và văn học
cách mạng: trong văn học trung đại thì biểu tượng được lặp đi lặp lại là hình ảnh
tùng, trúc, bách là biểu tượng cho người đàn ông, biểu tượng cho sự mạnh mẽ; còn
khi nhắc đến người phụ nữ người ta liên tưởng ngay đến mai, liễu, hồng cho thấy sự
yếu đuối,… Trong văn học cách mạng thì màu xanh áo lính, cái gậy, cái mũ, cây xà
nu,… là những biểu tượng của người đàn ông. Trong văn xi có thể sử dụng biểu
tượng hoặc khơng nhưng trong thơ ca buộc phải có vì thơ sử dụng ngơn ngữ ngắn
gọn, biểu tượng, cảm xúc, cô đọng “ý tại ngôn ngoại”. Khi lời hết ý hét là ý thơ mẫu
mực nhưng lời hết mà ý còn nghĩa là ý thơ rất tuyệt. Và dể đạt được ý thơ tuyệt diệu
ấy buộc nhà thơ phải sử dụng nhiều biểu tượng.
b, Ngôn từ thơ được cấu tạo đặc biệt
Ngôn từ thơ là ngôn từ được cấu tạo đặc biệt. Trước hết, đó là ngơn ngữ của
nhịp điệu. Thơ chính là nhịp điệu: sự ngắt tạo ra âm hưởng, dòng cảm xúc ở trong
đó. Quãng dừng trong thơ là những khoảng lặng trong thơ điều này làm tăng tính
biểu cảm và nhấn vào dịng cảm xúc. Nhịp điệu tạo nên nhạc tính của thơ ca. Có
rất nhiều bài thơ được phổ nhạc như: “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải hay

“Màu tím hoa sim”… được chuyển thể thành bài hát. Nhịp điệu thơ cịn tạo ra
khoảng lặng để có một độ ngưng nghỉ cần thiết cho bạn đọc suy ngẫm và tiếp nhận
những cảm xúc trước và sau đó. Gọi là khoảng lặng nhưng đây là những khoảng
lặng biết nói.
Ngơn từ trong thơ mang tính gián đoạn, khơng liên tục nghĩa là có sự giới hạn
về ngơn ngữ. Ngay từ khi tiếp xúc với tác phẩm văn xuôi sữ là trải dài từ đầu tới
12



×