Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Luận văn thạc sỹ đắc điểm truyện viết cho thiếu nhi của trần hoài dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI
CỦA TRẦN HOÀI DƢƠNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 822 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HỐ VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. LƢU KHÁNH THƠ

THÁI NGUYÊN - 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự
hƣớng dẫn của giảng viên hƣớng dẫn PGS.TS Lƣu Khánh Thơ. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan. Tơi hồn tồn chịu trách
nhiệm trƣớc những luận điểm khoa học nêu ra trong cơng trình này.

Thái Ngun, tháng 12 năm 2022
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Thắm




ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Ngơn ngữ và văn hóa, Trƣờng Đại học
Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy,
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giảng viên
hƣớng dẫn PGS.TS Lƣu Khánh Thơ đã hết lòng hƣớng dẫn chỉ bảo tận tình, chu
đáo trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới những ngƣời thân trong gia đình, tất cả
các bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia, động viên tơi về mọi mặt
trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Với thời gian nghiên cứu cịn hạn chế, luận văn khơng tránh khỏi những
thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy
giáo, cơ giáo, đồng nghiệp, bạn bè.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2022
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Thắm


iii

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 9
7. Bố cục ................................................................................................................ 9
Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ TRUYỆN
THIẾU NHI CỦA TRẦN HOÀI DƢƠNG .......................................................... 10
1.1. Khái quát về văn học thiếu nhi ..................................................................... 10
1.2. Trần Hoài Dƣơng – nhà văn của thiếu nhi ................................................... 15
1.2.1. Vài nét về Trần Hoài Dƣơng ................................................................. 15
1.2.2. Truyện thiếu nhi của Trần Hoài Dƣơng ................................................ 19
CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG THẨM MỸ TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU
NHI CỦA TRẦN HOÀI DƢƠNG ...................................................................... 37
2.1. Thiên nhiên nhân cách hoá .......................................................................... 37
2.2. Nhân vật trẻ thơ ............................................................................................ 47
2.3. Đồ vật nhân cách hoá ................................................................................... 76
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN VIẾT
CHO THIẾU NHI CỦA TRẦN HOÀI DƢƠNG ................................................... 83
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhật vật. ..................................................................... 83
3.1.1. Khái niệm nhân vật ................................................................................ 83
3.1.2. Thế giới nhân vật. .................................................................................. 85
3.1.3. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình ............................................................... 86
3.1.4. Nghệ thuật miêu tả hành động của nhân vật.......................................... 90
3.1.5. Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật ................................. 93
3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ...................................................................... 98


iv
3.2.1 Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, giản dị, gần gũi với đời thƣờng, phù hợp
với tâm lý nhân vật… ...................................................................................... 98
3.2.2. Ngôn ngữ trong sáng, giàu chất thơ..................................................... 100

3.3. Không gian nghệ thuật ............................................................................... 104
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 113


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học viết về thiếu nhi luôn là một trong số những đề tài đƣợc đông
đảo các nhà văn, bạn đọc quan tâm bởi sự thú vị và ý nghĩa sâu sắc đối với trẻ thơ –
Những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Bộ phận văn học này cùng với những
đóng góp của mình đã làm nên những vẻ đẹp văn hóa, đƣợc xem nhƣ hành trang
cho trẻ thơ trên suốt chặng đƣờng đời, lƣu giữ những kỉ niệm thời thơ ấu, giáo dục,
hình thành nhân cách, bồi dƣỡng tâm hồn, mở ra những giấc mơ tƣơi đẹp và dẫn
các thế hệ trẻ thơ đi trên con đƣờng của tinh thần chân - thiện - mỹ.
Trong hành trình văn học viết cho thiếu nhi không thể không nhớ đến các
tác giả nổi bật nhƣ Thạch Lam, Tơ Hồi, Võ Quảng, Nguyễn Đình Thi, Đồn
Giỏi, Phạm Hổ, Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thiên Hƣơng, Tạ Duy Anh, Nguyễn
Ngọc Thuần, Trần Hoài Dƣơng... đã rất tâm huyết với sáng tác văn học viết cho
thiếu nhi của mình. Họ đã đƣa các em nhỏ đến với thế giới nghệ thuật trong
sáng, nhân ái và đƣợc sống lại với những hồi ức tuổi thơ tƣơi đẹp, thuần khiết.
Biết bao thế hệ trẻ đã trƣởng thành là nhờ một phần từ những trang sách ấy.
1.2. Trần Hoài Dƣơng – nhà văn của thiếu nhi, cả cuộc đời sáng tác của
mình ơng ln hƣớng về trẻ nhỏ. Ơng đến với văn học thiếu nhi nhƣ đến với một
thứ Đạo. Ơng đã dành hết tâm huyết của mình qua những trang sách đậm chất
nhân văn, nuôi dƣỡng tâm hồn cho biết bao thế hệ trẻ nhỏ. Bằng những trải
nghiệm cuộc sống, ơng đã chắt lọc những gì đẹp nhất, trong sáng nhất để viết
lên những câu chuyện khơi dậy trong tâm hồn trẻ nhỏ và những ngƣời yêu trẻ,
yêu văn học thiếu nhi những nét đẹp trong trẻo, hồn hậu trong cuộc sống con
ngƣời, thiên nhiên, vạn vật. Truyện của Trần Hồi Dƣơng khơng chỉ cuốn hút

thế giới trẻ nhỏ mà cịn dành tất cả những ai muốn tìm lại tuổi thơ đã mất của
mình, để đƣợc trở về bầu trời kí ức tuổi thơ, đƣợc sống những giây phút bình
yên trong thế giới trắng trong của cái đẹp và cái thiện.


2
Trần Hoài Dƣơng thuộc về thế hệ nhà văn đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời
sáng tác cho văn học thiếu nhi. Ông sáng tác đa dạng các thể loại nhƣ: Truyện
ngắn, truyện dài, tiểu thuyết. Khởi đầu bằng truyện ngắn, tính đến nay nhà văn
có gần 40 đầu sách xuất bản, chỉ có năm tác phẩm là truyện dài. Cuốn sách đầu
tay xuất bản khi nhà văn mới tròn 20 tuổi là Em bé và bông hồng (tập truyện
ngắn, Nxb Kim Đồng, 1963) và nhiều tác phẩm đạt giải cao nhƣ: Cuộc phiêu lưu
của những con chữ (Giải thƣởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Ủy ban Thiếu
niên Nhi đồng Trung ƣơng năm 1968), Một thoáng heo may phương Nam (Giải
A tác phẩm Tuổi xanh năm 1993, Giải II cuộc thi truyện ngắn viết cho thiếu nhi
do Hội Nhà văn Việt Nam và Ủy ban Bảo vệ bà mẹ & trẻ em Việt Nam tổ chức
năm 1994), Miền xanh thẳm (Giải B cuộc vận động sáng tác truyện và tranh
truyện cho thiếu nhi năm 1999 – 2000 của NXB Kim Đồng, Giải B giải thƣởng
của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001)… Ngồi ra cịn có nhiều kịch bản phim
hoạt hình và kịch bản múa rối cho thiếu nhi, trong đó có năm kịch bản đƣợc
dựng thành phim. Ông còn tham gia biên soạn rất nhiều tập sách văn học trong
nƣớc và nƣớc ngoài dành cho thiếu nhi. Để hiểu thêm về phong cách cũng nhƣ
để ghi nhận đóng góp của nhà văn cho nền văn học thiếu nhi nƣớc nhà trong
thời kì hiện đại. Văn học thiếu nhi nƣớc nhà dễ bị lãng quên bởi trẻ em đang bị
thu hút vào những thú vui văn hoá mới đang ồ ạt xâm nhập nhƣ truyện thiếu nhi
nƣớc ngoài, đặc biệt là truyện tranh Nhật Bản. Vì vậy việc đánh giá, ghi nhận lại
vị trí của cây bút tâm huyết dành cho bộ phận văn học thiếu nhi nƣớc ta hiện nay
là việc làm rất ý nghĩa. Chính vì những lí do trên, tơi xin lựa chọn đề tài nghiên
cứu “Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Trần Hồi Dƣơng” làm đề tài
nghiên cứu khoa học của mình.

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về truyện ngắn viết cho thiếu nhi
Qua khảo sát, tìm hiểu chúng tôi nhận thấy hoạt động nghiên cứu, khảo
luận về Văn học thiếu nhi nƣớc ta đƣợc khá nhiều sự quan tâm của giới nghiên


3

cứu. Có rất nhiều các nhà phê bình, nghiên cứu dành phần lớn tâm huyết, thời
gian của mình cho cơng việc nghiên cứu phê bình những sáng tác viết cho thiếu
nhi Việt Nam: Lã Thị Bắc Lý với cơng trình Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975
(NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2000) [32] khơng chỉ góp phần làm rõ sự đổi
mới của văn học nói chung, những chuyển biến của văn xuôi Việt Nam sau năm
1975, đặc biệt có đóng góp khơng nhỏ vào việc tìm hiểu diện mạo và lịch sử
phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam.
Vân Thanh với cơng trình Văn học thiếu nhi Việt Nam – một số vấn đề về
tác phẩm và thể loại (Nxb Đại học Quốc gia, 2019) [47] đem đến cái nhìn tổng
quan về văn học thiếu nhi, khơng chỉ những hồi ức, kỉ niệm về hành trình nghiên
cứu văn học thiếu nhi của tác giả mà còn là nhữn nghiên cứu, phân tích một số
tác giả và tác phẩm viết cho thiếu nhi tiêu biểu: Nguyễn Huy Tƣởng, Tơ Hồi,
Võ Quảng... Cuốn sách cịn là bộ sƣu tập, tuyển chọn văn học thiếu nhi Việt
Nam, đóng góp một phần tƣ liệu cho những ai quan tâm đến sự hình thành và
phát triển của nền Văn học thiếu nhi Việt Nam.
Giáo trình văn học thiếu nhi - phần 1 của Lã Thị Bắc Lý (NXB Đại học
Sƣ phạm, 2006) đem đến cho bạn đọc những hiểu biết khái quát về quá trình
sáng tác văn học cho trẻ em ở Việt Nam, sự hình thành và phát triển của văn học
thiếu nhi Việt Nam và giới thiệu một số tác giả tiêu biểu: Võ Quảng, Tơ Hồi,
Phạm Hổ.
Nguyễn Nhật Ánh – nhà văn đƣợc bạn đọc yêu mến, đƣợc coi là "hoàng
tử bé" của thế giới trẻ thơ, một cây bút xuất sắc có sức sáng tạo dồi dào, đạt

nhiều giải thƣởng cả trong và ngoài nƣớc với những tác phẩm chinh phục những
độc giả nhỏ tuổi.
Ngồi các cơng trình xuất sắc của các nhà nghiên cứu phê bình văn học
cịn có những khố luận, luận văn nghiên cứu truyện ngắn viết cho thiếu nhi. Có
thể kể đến:


4
Luận văn thạc sĩ của tác giả Ngơ Đình Vân Nhi bàn về Đặc điểm truyện
viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ, 2008 [41] đem đến cái nhìn tồn diện về mảng
truyện viết cho thiếu nhi trên các mặt quan niệm, cảm hứng sáng tác, nghệ thuật
kể chuyện của tác giả Phạm Hổ, khẳng định đóng góp khơng nhỏ của nhà văn
đối với nền văn học thiếu nhi của nƣớc nhà, nhất là ở thể loại cổ tích mới.
Đề tài “Đặc điểm sáng tác cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh” - luận văn của
Nguyễn Thị Hà [14] khai thác, nghiên cứu về đặc điểm sáng tác cho thiếu nhi
của nữ sĩ, khẳng định những đóng góp của Xuân Quỳnh về mảng văn học viết
cho trẻ thơ ở cả lĩnh vực thơ ca và truyện ngắn. Đến với thơ Xuân Quỳnh, hình
ảnh ngƣời mẹ yêu con, thẫm đẫm tình mẫu tử đƣợc tái hiện qua những vần thơ
ngọt ngào, trong trẻo. Bên cạnh đó, ở thể loại truyện ngắn truyện đồng thoại
cũng thật sinh động mang màu sắc cổ tích hay xúc động bởi tình cảm gia đình –
xã hội. Với những trang viết đầy tâm huyết Xuân Quỳnh mỗi tác phẩm của nữ sĩ
có tác dụng bồi đắp tâm hồn trẻ nhỏ, thấm đƣợm giá trị giáo dục sâu sắc.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Thu Hà bàn về Đặc điểm truyện
ngắn viết cho thiếu nhi của Tơ Hồi, 2013 [15] lại chủ yếu nghiên cứu về cảm
quan sống và ý nghĩa nhân văn trong truyện viết cho thiếu nhi, đặc biết là đi vào
khai thác một số phƣơng diện nghệ thuật đặc biệt là thế giới nhân vật trong
truyện ngắn viết cho thiếu nhi của nhà văn.
Những tài liệu quý báu trên là cơ sở để chúng tôi tiếp cận, nghiên cứu và
triển khai đề tài: Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Trần Hoài Dƣơng.
2.2. Lịch sử nghiên cứu Trần Hoài Dương và tác phẩm.

Trần Hoài Dƣơng - Nhà văn dành cả cuộc đời gắn bó với cơng việc sáng
tác văn học cho thiếu nhi và về thiếu nhi đã nhận xét về quá trình sáng tác văn
học thiếu nhi Việt Nam nhƣ sau: “Đội ngũ sáng tác trên diện rộng, đông đảo.
Tuy nhiên, những tác giả có cá tính, bản sắc riêng thì hiếm. Người viết trẻ lại
khơng có ý định theo đuổi đến cùng con đường viết văn cho thiếu nhi. Lớp trẻ
chưa đột biến, lớp già như tơi thì gần hết vốn, mệt mỏi và khó bắt kịp đời sống


5
hiện đại. Phải thừa nhận là chúng ta có một nền văn học thiếu nhi, nhưng suốt
mấy chục năm nay, nó vẫn cịn mang nhiều tính mơ phạm, giáo điều. Đúng, tốt
đẹp, tính giáo dục cao nhưng lại thiếu những điều cơ bản: chất kì diệu, yếu tố
mơ mộng, bay bổng, tưởng tượng phong phú… những thứ mà trẻ con rất cần”.
Truyện viết cho thiếu nhi của Trần Hoài Dƣơng cuốn hút đơng đảo độc
giả. Đã có rất nhiều truyện của ơng đƣợc chọn là trích đoạn trong sách giáo khoa
của trƣờng phổ thơng. Văn của ơng có một phong vị riêng, xuất phát từ tâm hồn
trong veo, con mắt nhìn cuộc sống trong veo vì vậy những trang viết ln tốt
lên vẻ đẹp trong trẻo và nhà văn ln muốn truyền vẻ đẹp trong trẻo ấy cho các
em, mong muốn các em hãy sống hết mình hƣớng tới cái đẹp, cái thiện và lịng
nhân ái.
Chính vì thế mà truyện thiếu nhi của Trần Hoài Dƣơng đã trở thành một
trong những đề tài đƣợc nhiều nhà nghiên cứu phê bình dụng cơng nghiên cứu
và dành những tình cảm trân q.
Nhân kỉ niệm 5 năm sau ngày mất của nhà văn Trần Hồi Dƣơng
(6/5/2011 – 6/5/2016), gia đình nhà văn trân trọng cho xuất bản một tập sách
thay cho một nén tâm nhang để nhớ mãi về ơng: Trần Hồi Dương - Con người
- Tác phẩm do Trần Quỳnh, Huy Thắng biên soạn. Cuốn sách gồm hai phần
chính: Phần một ghi lại những cảm xúc, niềm trân trọng, yêu mến, tự hào của
những ngƣời thân, ngƣời bạn về nhà văn trƣớc và sau khi ông qua đời. Phần thứ
hai tập hợp những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn gồm truyện ngắn, truyện dài,

tiểu thuyết, kịch bản phim, tạp bút… đặc biệt ngồi một số truyện ngắn, mẩu
chuyện tiêu biểu cịn có tập truyện dài “Miền xanh thẳm” – đƣợc nhà văn tâm sự
“đây là cuốn sách mà Trần Hoài Dương mơ ước cả một đời”. Cuốn sách giúp
bạn đọc có đƣợc cái nhìn tồn diện và chân thật về con ngƣời, một tài năng,
nhân cách, một tấm lòng dành hết yêu thƣơng cho trẻ thơ.
Luận văn thạc sĩ bàn về Nhân vật trẻ thơ trong sáng tác văn xuôi của
Trần Hoài Dương của Đinh Thị Thu Huyền qua khảo sát các tập truyện của Nhà


6
văn Hoài Dƣơng đã tập trung khai thác nghiên cứu về thế giới nhân vật trẻ thơ
qua phƣơng diện nội dung và nghệ thuật. Với đề tài này tác giả của luận văn đã
đem đến cho ngƣời đọc cái nhìn sâu sắc thế giới trong ngần của trẻ nhỏ, gợi nhớ
những kỉ niệm thời thơ ấu, giúp chúng ta biết yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên,
yêu thƣơng con ngƣời… nhắn nhủ những bài học làm ngƣời sâu sắc.
Tác giả Nguyễn Thanh Hà trong luận văn thạc sĩ: Thế giới nghệ thuật
truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh
tiểu học (Khảo sát qua tập truyện Cô bé mảnh khảnh). Luận văn đã giúp ngƣời
đọc biết đến mảng truyện đồng thoại của tác giả, thấy đƣợc ý nghĩa giáo dục của
tập truyện, khơi gợi kỉ niệm ấu thơ, bồi dƣỡng tâm hồn, bồi dƣỡng năng lực văn
– Tiếng Việt cho học sinh tiểu học.
Nhà văn Tơ Hồi trong “Gửi Trần Hồi Dƣơng” đã cho biết: “Khơng hiểu
sao, đọc truyện chọn lọc của Trần Hồi Dương, tơi cứ hình dung ra một thống
tháng giêng, tháng hai đẹp đơn sơ như thế. Không biết tôi đang là trẻ thơ, tôi
không nhớ tôi đã là một ông lão, tôi không biết tuổi đương đọc những sáng tác
không có tuổi. Mỗi sáng tác hay thường khiến cho người đọc đánh mất tuổi như
vậy...” [49, tr. 17-18]. Truyện của Trần Hoài Dƣơng truyền cho độc giả cảm
giác yêu đời, khơi gợi bồi đắp nên tấm lòng nhân hậu, yêu thƣơng...
Nhà văn Lê Phƣơng Liên trong “Gửi lại miền ấu thơ” đã tâm sự: “Kể từ
cuốn sách đầu tiên Em bé và bông hồng cho đến phút cuối của cuộc đời, nhà văn

Trần Hoài Dương đã dành tất cả tâm huyết và tài năng của mình cống hiến cho
Văn học Thiếu nhi Việt Nam… Đối với nhà văn Trần Hoài Dương, Văn học Thiếu
nhi như một lẽ sống của đời người, một ánh sáng trong ngần và thuần khiết hướng
ngòi bút của mình vươn đến một cái đẹp lí tưởng…” [49, tr. 164 - 165]
Tác giả Lƣu Khánh Thơ trong bài viết: “Miền xanh thẳm” đã chỉ rõ ấn
tƣợng đậm nét về cuốn truyện dài của Trần Hoài Dƣơng: “Tác phẩm gọn gàng,
xinh xắn, giàu chất thơ, tái hiện những hồi ức trong sáng của một cậu thiếu niên
mới bước vào đời… Miền xanh thẳm là cuốn tiểu thuyết in đậm dấu ấn tự


7
truyện. Ở đây ý tưởng, cảm xúc của nhà văn luôn đạt tới độ nhuần nhuyễn, ngôn
ngữ tinh tế được diễn đạt một cách trong sáng” [51].
Nhà thơ Cao Xuân Sơn, Giám đốc Chi nhánh NXB Kim Đồng khu vực
phía Nam, Trong bài viết Nhớ một ngòi bút “trong ngần” cho thiếu nhi đã nhận
định: Trần Hoài Dƣơng thuộc thế hệ những tác giả “vàng ròng” đã cống hiến
trọn vẹn cuộc đời sáng tác cho văn học thiếu nhi thông qua NXB Kim Đồng.
“Có thể nói, Trần Hồi Dương là một nhà văn bản lĩnh đã thoát ra khỏi khái
niệm “văn học người tốt việc tốt” trong thời kháng chiến để cho ra đời những
tác phẩm chất lượng. Chúng tôi gọi anh là một trong những “người Kim Đồng”
– biểu tượng cho một thế hệ nhà văn hồn nhiên, trong sáng, yêu sáng tác cho
thiếu nhi với ngòi bút thanh sạch mang đến cho các em những giá trị thuần khiết
nhất. Những người như Trần Hồi Dương khơng bao giờ cũ, thậm chí thời gian
càng lâu giá trị càng được ghi nhận.” [48].
Trong bài viết Nhớ một ngòi bút “trong ngần” cho thiếu nhi [50], nhà thơ
Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam trong bài tiểu luận Đi
tìm miền xanh thẳm viết về nhà văn đàn anh q cố Trần Hồi Dƣơng với dịng
tâm sự “Miền xanh thẳm” của Trần Hồi Dƣơng chính là biển chỉ dẫn cho con
ngƣời đi tìm Miền Xanh Thẳm của chính mình.
Qua khảo sát, nghiên cứu tìm hiểu, tơi thấy đã có một số cơng trình

nghiên cứu về Trần Hồi Dƣơng – tác giả và tác phẩm và đều có đánh giá ghi
nhận ông là nhà văn của thiếu nhi – ngƣời say mê viết về cái đẹp non tơ, trong
trẻo biểu tƣợng cho một thế hệ nhà văn hồn nhiên, trong sáng, yêu sáng tác cho
thiếu nhi với ngòi bút thanh sạch mang đến cho các em những giá trị thuần khiết
nhất. Trên cơ sở kế thừa thành tựu và kinh nghiệm của những ngƣời đi trƣớc,
chúng tôi dựa vào đó làm cơ sở lựa chọn đề tài nghiên cứu về đặc điểm truyện
viết cho thiếu nhi của Trần Hoài Dƣơng.


8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu một cách hệ thống những đặc điểm cơ bản nhất
truyện viết cho thiếu nhi của Trần Hoài Dƣơng cả về nội dung và nghệ thuật. Từ
đó khẳng định vị trí và đóng góp của Trần Hoài Dƣơng về đề tài viết cho thiếu
nhi. Dù truyện ngắn hay truyện dài, dù đồng thoại hay cổ tích, nhà văn đều
hƣớng ngịi bút đem lại lịng u thƣơng và vẻ đẹp tuyệt vời của văn chƣơng cho
trẻ nhỏ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những kiến thức lí luận về Văn học thiếu nhi.
- Thu thập các tài liệu về tiểu sử, sự nghiệp văn chƣơng viết về thiếu nhi
của Trần Hồi Dƣơng từ đó khảo sát và làm rõ đƣợc đặc điểm truyện viết cho
thiếu nhi của Trần Hoài Dƣơng cả về mặt nội dung và nghệ thuật.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Trần Hoài Dƣơng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát qua một số truyện ngắn viết cho thiếu nhi:
Em bé và bông hồng, Chiếc lá, Đàn chim sẻ, Những trái bưởi mùa thu, Chuyện
vui về chú Ếch Cốm, Câu chuyện cịn giấu kín trong lớp vỏ, Chị Tẩy và em Bút

chì, Tiếng mùa xuân, Cuộc phiêu lưu của những con chữ, Con đường nhỏ, Lá
non, Nắng phương nam, Bà cháu, Miền xanh thẳm của Trần Hoài Dƣơng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử
Đây là phƣơng pháp bổ trợ trong q trình phân tích để hiểu thêm nội
dung truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Trần Hoài Dƣơng. Bởi một số yếu tố về
tuổi thơ có in đậm trong sáng tác của nhà văn.


9
5.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Giúp cho việc nghiên cứu truyện viết cho thiếu nhi của Trần Hoài Dƣơng
từ phƣơng diện nội dung đến nghệ thuật ở góc độ thể loại và nghệ thuật về thể
tài, ngôn ngữ.
5.3. Phương pháp so sánh
So sánh đối chiếu truyện viết cho thiếu nhi của Trần Hoài Dƣơng với một
số tác giả khác cùng viết về đề tài thiếu nhi từ đó chỉ ra vẻ đẹp riêng trong sáng
tác viết thiếu nhi của Trần Hồi Dƣơng.
5.4. Phương pháp loại hình
Phƣơng pháp này nhằm giúp nghiên cứu, đi sâu vào đặc trƣng thể loại
truyện viết cho thiếu nhi của Trần Hoài Dƣơng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở vừa tiếp thu kế thừa, học hỏi những thành tựu cả những ngƣời
đi trƣớc. Luận văn sẽ tập trung làm rõ đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của
Trần Hồi Dƣơng. Đó là tìm hiểu và xác định những đặc điểm tiêu biểu trong
truyện viết cho thiếu nhi của Trần Hồi Dƣơng. Từ đó khơng chỉ khẳng định
những đóng góp của nhà văn đối với văn xi Việt Nam đƣơng đại nói chung và
văn học viết cho thiếu nhi nói riêng mà đặc biệt là góp phần khơng nhỏ làm tƣ
liệu tham khảo giúp cho các thế hệ học viên, sinh viên, những ngƣời u thích
tìm hiểu, nghiên cứu văn chƣơng của Trần Hoài Dƣơng.

7. Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Khái quát chung về văn học thiếu nhi và hành trình sáng tác
truyện thiếu nhi của Trần Hoài Dƣơng.
Chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Trần
Hoài Dƣơng.
Chương 3: Một số phƣơng diện nghệ thuật trong truyện viết cho thiếu nhi
của Trần Hoài Dƣơng.


10

NỘI DUNG

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ
TRUYỆN THIẾU NHI CỦA TRẦN HOÀI DƢƠNG
1.1. Khái quát về văn học thiếu nhi
Các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài đã đƣa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau
về Văn học thiếu nhi.
M. R. Margaret trong “An Introduction to the world of children’s books”
có viết: “Một số người cho rằng văn học thiếu nhi là nhịp cầu nối từ độ tuổi sơ
sinh tới 18 tuổi. Tuy nhiên, như tôi biết, không học sinh trung học hay phổ thơng
nào cho rằng mình là trẻ em. Vì vậy, tơi định nghĩa văn học cho lứa tuổi 13 đến
18 tuổi là văn học thanh niên và văn học cho tuổi từ sơ sinh đến 13 tuổi là văn
học thiếu nhi. Các trường tiểu học truyền thống nhận trẻ từ 6 tuổi và những đứa
trẻ này tới 12 hoặc 13 tuổi sẽ hoàn thành cấp tiểu học” [61, tr. 2].
Trong Sách của trẻ em trong bàn tay trẻ: Dẫn nhập về văn học của trẻ,
Temple, Martinez, Yokota và Naylor nhận định rằng: “văn học thiếu nhi là tập

hợp những cuốn sách đọc cho trẻ em và được đọc bởi trẻ em… từ sơ sinh tới 15
tuổi.” [63, tr. 6].
Jan Susina, giáo sƣ về văn học thiếu nhi và văn hóa của Đại học Illinois
State (Mỹ) cho rằng: “Giống như các khái niệm về thời thơ ấu, văn học thiếu nhi
là một cấu trúc văn hóa, đang trong quá trình phát triển. Văn học thiếu nhi bao
gồm những văn bản được viết riêng cho trẻ em, những văn bản được trẻ em lựa
chọn, ranh giới giữa văn học trẻ em và văn học người lớn rất mong manh.” [62].
Có thể nhận thấy rằng các tác giả đã định nghĩa văn học thiếu nhi bằng
cách phân định độ tuổi của độc giả. Tuy nhiên việc xác định một tác phẩm văn
học trẻ em viết cho đối tƣợng nào không đơn giản bởi thực tế cho thấy văn học


11
thiếu nhi đƣợc viết, minh họa, xuất bản, tiếp thị, mua bởi chính ngƣời lớn để
dành cho con cháu nhằm giáo dục hay giải trí.
Ở Việt Nam, văn học thiếu nhi đƣợc nhắc tới trong Từ điển thuật ngữ văn
học, theo nghĩa hẹp “Văn học thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ
cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi. Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi
cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông
thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi như Đôn Ki-hô-tê
của M. Xéc-van-tex, Ro-bin-xơn Cơ-ru-xơ của Đ. Đi-phơ, Gu-li-vơ du kí của Gi.
Xuýp - tơ, Túp lều của bác Tôm của H. Bi-sơ – Xtâu...” [31, tr. 412]. Vậy
trong Từ điển thuật ngữ văn học chƣa đƣa ra đƣợc một khái niệm hay định nghĩa
rõ ràng, cụ thể về văn học thiếu nhi mà chỉ giới hạn những “loại” tác phẩm đƣợc
gọi là văn học thiếu nhi, trong đó bao gồm cả những tác phẩm không thuộc về
văn học mà thuộc về khoa học phổ cập.
Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam, tập 1, (Nhà xuất bản Từ điển
bách khoa, 2002) do Vân Thanh và Nguyên An biên soạn lại cho rằng:
“Văn học thiếu nhi bao gồm:
- Mọi tác phẩm được mọi nhà sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi

dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi,
và đơi khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, một đồ vật, một
cái cây… Tác giả của văn học thiếu nhi khơng chỉ là chính các em mà cũng là
các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi.
- Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thú tìm đọc. Bởi vì các em đã tìm
thấy trong đó cách nghĩ cách cảm cùng những hành động gần gũi với cách nghĩ
cách cảm và cách hành động của chính các em, hơn thế, các em cịn tìm được ở
trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với những nguồn động viên khích lệ,
những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích… trong q trình hồn thiện tính cách của mình.
Như thế, văn học thiếu nhi là người bạn thông minh và mẫn cảm của thiếu
nhi.” [1].


12
Quan niệm về văn học thiếu nhi của hai tác giả tƣơng đối rộng và bao
qt: khơng chỉ có nét tƣơng đồng với thuật ngữ văn học thiếu nhi đƣợc nêu ra
trong Từ điển thuật ngữ văn học ở chỗ phân loại đƣợc những tác phẩm văn học
đƣợc xác định là văn học thiếu nhi; Khái niệm văn học thiếu nhi cịn đƣợc nhận
diện ở nhiều góc độ từ chủ thể sáng tác, nhân vật trung tâm, mục đích sáng tác
đến đối tƣợng tiếp nhận…
Nhà thơ Phùng Ngọc Hùng viết trong Tạp chí Văn học sổ 5 - 1993: “Viết
cho các em trước hết, theo tơi phải có một tình yêu chân thật, yêu các em, yêu
cuộc đời. Viết cho các em, nhớ và hình dung về quá khứ của mình là cần nhưng
khơng đủ. Bởi lẽ cuộc sống của các em bây giờ có nhiều điều khác trước. Điều
quan trọng nhất là hòa nhập với cuộc sống thực của trẻ em. Thế giới trẻ em bao
giờ cũng là phong phú và xa xỉ đối với người lớn. Dù người lớn đã từng là trẻ
con. Sự thâm nhập với đời sống thường ngày của trẻ em tùy mức độ khác nhau
mà có những bất ngờ trong sáng tạo. Điều buồn nhất là trong sáng tác cho các
em là sự áp đặt và giả dối, giả vờ thì được chứ giả dối (cố tình hay khơng) đều
bị trả giá. Viết cho các em trước hết là viết về cái đẹp, cái hồn nhiên, trong trẻo

của thiên nhiên và cuộc đời. Sự vật xung quanh trẻ em đều là bạn bè và biết nói.
có những sự vật hiện tượng với người lớn khơng có ý nghĩa gì, nhưng với trẻ em
lại có hồn và tràn đầy sống động. (...) vấn đề là viết như thế nào để gợi dậy
trong các em lòng thương đồng loại, thông cảm sâu sắc với con người và cảnh
vật; thức dậy trong các em một hành động nhân ái? Đó là vấn đề hồn tồn
khơng đơn giản. Viết cho các em, phải là tình bạn bè, khơng phải chúng ta hạ
mình cúi xuống mà thực sự hịa nhập vào cuộc sống trẻ thơ và được các em
chấp nhận về mặt tình cảm.” [19, tr. 39].
Chuyên luận Thi pháp văn học thiếu nhi, Tác giả Bùi Thanh Truyền cho
rằng: “Văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học mà nhân vật trung tâm là
thiếu nhi hoặc được nhìn bằng đơi mắt trẻ thơ, với tất cả những xúc cảm, tình
cảm mãnh liệt, tinh tế, ngây thơ, hồn nhiên, được các em thích thú, say mê và có


13
nội dung hướng đến việc giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, đặt nền móng cho sự
hồn thiện tính cách của các em thuộc những lứa tuổi khác nhau” [55, tr. 12].
Có thể nhận thấy rằng quan điểm về văn học thiếu nhi của các tác giả có
thể là khác nhau, tuy nhiên cũng nhìn nhận thấy đƣợc một số nét tƣơng đồng.
Văn học thiếu nhi là một loại văn học đặc biệt, khơng thể thiếu đối với bất kì
một nền văn học dân tộc nào dù nó xuất hiện nhiều hay ít bởi đối tƣợng mà văn
học thiếu nhi hƣớng tới ln có những đặc điểm tâm sinh lý riêng. Bên cạnh
việc xác định lứa tuổi của văn học thiếu nhi, vấn đề cần làm rõ ở đây chính
những tác giả văn học thiếu nhi ấy sẽ không thể giới hạn và xác định đối tƣợng
tiếp nhận tác phẩm của mình chỉ ở một lứa tuổi nhất định nào đó. Bởi có những
tác phẩm sáng tác cho thiếu nhi nhƣng đối tƣợng không chỉ thiếu nhi mà ngay cả
những ngƣời lớn tuổi hơn cũng u thích tìm đọc nó. Vì vậy văn học thiếu nhi
có lẽ nên hiểu rộng hơn đó là những tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi, viết về
thiếu nhi, kể cả những tác phẩm văn học do thiếu nhi sáng tác, hoặc đó là những
tác phẩm phù hợp với thiếu nhi, đƣợc thiếu nhi yêu thích và tìm đọc.

Chức năng quan trọng của văn học thiếu nhi đƣợc quan tâm đặc biệt là tính
giáo dục. Đặc tính này trở thành yêu cầu tiên quyết, thậm chí là bắt buộc đối với
các tác phẩm văn học thiếu nhi. Bởi nó có vai trị to lớn đối với sự hình thành và
phát triển, giáo dục tồn diện nhân cách trẻ về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ. Để làm rõ
chức năng này nhà văn với tài năng và tâm huyết của mình cần phải hƣớng các em
khám phá thế giới thông qua những câu chuyện gắn với những hình tƣợng nghệ
thuật, ngơn ngữ giản dị, trong sáng giúp các em học nhiều điều trong cuộc sống,
khơi gợi tâm tƣ tình cảm, hồn thiện nhân cách, ni dƣỡng tâm hồn, bồi đắp tình
u thƣơng, sự sẻ chia, lịng nhân hậu… Đó là những bài học giáo dục vơ cùng
đáng q có tác dụng rất lớn trong q trình trƣởng thành và sẽ là hành trang vào
đời của các em. Có thể khẳng định những ảnh hƣởng của văn học tới các em là một
quá trình lâu dài và bền bỉ và tác động khơng nhỏ trong q trình hình thành và
phát triển hồ thiện nhân cách của các em.


14
Bên cạnh đó văn học thiếu nhi cịn có chức năng khơi gợi và kích thích trí
tƣởng tƣợng sáng tạo của trẻ. Bởi xuất phát từ lứa tuổi của các em – lứa tuổi
thích khám phá, rất hồn nhiên, trong sáng. Khi ý thức đang hình thành, tƣ duy
cịn chập chững chƣa hiểu biết về cuộc sống. Sự cảm nhận và thích ứng của trẻ
với thế giới bên ngồi chủ yếu thể hiện bằng cảm xúc, tƣởng tƣợng phong phú.
Mà văn học thiếu nhi phản ánh thế giới khách quan, cuộc sống mn màu. Đó là
những tri thức về thế giới loài vật, cây cỏ hoa lá, những tri thức về phong tục tập
quán, những nét đẹp truyền thống và hiện đại. Nhà văn khi sáng tác văn học
thiếu nhi ln tâm niệm đƣa các em hồ nhập với tác phẩm của mình, để làm
đƣợc điều đó nhà văn nhƣ “sống lại” tuổi thơ của mình và hịa đồng tâm hồn với
trẻ thơ, sống hết mình với tuổi thơ bởi thế giới xung quanh trẻ luôn vui tƣơi,
trong trẻo. Niềm vui nhƣ là một lẽ sống tự nhiên của các em từ cách nhìn, cách
nghe, cách cảm, cách nghĩ, trí tƣởng tƣợng chƣa có sự trải nghiệm về thế giới
xung quanh hoặc có chăng chỉ là ở mức cảm tính mới có thể tạo ra đƣợc sự cộng

hƣởng với trẻ thơ và mang lại cho tác phẩm sự thành công. Điều đó là cơ sở để
lơi cuốn các em tiếp nhận tác phẩm và chứa đựng cái nhìn mới mẻ của mình về
thế giới tràn đầy âm thanh, màu sắc, hình khối, ngơn ngữ và cả sự huyền bí.
Vì vậy văn học thiếu nhi góp phần khơng nhỏ trong phát triển trí tuệ, mở
rộng sự hiểu biết kích thích khả năng tƣởng tƣợng và sáng tạo của trẻ và phát
triển toàn diện về nhân cách. Là hành trang vào đời của các em, đƣa các em đến
với những trải nghiệm cuộc sống, khám phá ra những nét đẹp của thiên nhiên,
con ngƣời và sự hoà hợp của vạn vật, bồi dƣỡng tâm hồn, hƣớng các em tới cái
thiện, cái đẹp.
Cùng với sự biến chuyển của thời đại nhất là trong quá trình hội nhập hiện
nay, tác động cúa văn học thiếu nhi đối với trẻ thơ khơng chỉ bó hẹp trong các
sáng tác văn học Việt Nam mà còn là những sáng tác văn học nƣớc ngoài. Trong
các bài viết nhƣ: "Nhận diện Văn học thiếu nhi Việt Nam từ thời kì đổi mới ” (Lã
Thị Bắc Lý, NXB Đại học Sƣ phạm, 2009); Sách học cho trẻ em thời kì đơi mới


15
và hội nhập quốc tế - đôi điều suy nghĩ” của Phùng Ngọc Kiếm (ĐHSP Hà
Nội); Các tác phâm văn học nước ngồi trong chương trình THCS và vấn đề
giáo dục nhân cách cho học sinh (PGS.TS Lê Nguyên cẩn - ĐHSP Hà Nội);
Đôremon truyện tranh Nhật Bản trong thời tồn cầu hóa (TS Đào Thu Hằng ĐHSP Hà Nội); Andecxen “Cô bé bán diêm” và những câu chuyện muôn thuở
(PGS.TS Lê Huy Bắc - ĐHSP Hà Nội); Sức hấp dẫn văn học viết thiếu nhi qua
hình tượng „„Nhóc Nicolas” (PGS.TS Nguyễn Thị Bình - Ths Nguyễn Thị
Thanh Hải - ĐHSP Hà Nội)... Các tác giả đã nêu lên một số nhận xét về thực
trạng sáng tác văn học cho trẻ em, chỉ ra đƣợc sự vận động và những thành tựu
nổi bật của văn học thiếu nhi ở Việt Nam và đặt ra vấn đề làm thế nào để văn
học thiếu nhi Việt Nam phát triển? Các tác giả còn khẳng định: Trẻ em là tƣơng
lai của nhân loại, vì vậy trẻ nhỏ ở khắp nơi trên thế giới ln đƣợc những tình
cảm trìu mến nhất. Những tác phẩm đích thực cho trẻ em là những tác phẩm
vƣợt qua giới hạn của thời gian và khơng gian, kích thích trí tƣởng tƣợng, khả

năng sáng tạo của trẻ mà trên hết đó là hình thành và giáo dục nhân cách giúp
các em biết cảm thụ cái đẹp, biết sống đúng và sống đẹp.
1.2. Trần Hoài Dƣơng – nhà văn của thiếu nhi
1.2.1. Vài nét về Trần Hoài Dương
Trần Hoài Dƣơng tên thật là Trần Bắc Quỳ, sinh ngày 8/11/1943 tại Thị
Cầu, Bắc Ninh, Quê gốc ở Hải Dƣơng, sống nhiều năm ở Hà Nội. Năm 1961, tốt
nghiệp trƣờng báo chí Trung Ƣơng hạng ƣu khóa I, Trần Hồi Dƣơng về cơng
tác tại Tạp chí Học tập, cơ quan ngơn luận cả Đảng Lao động Việt Nam (sau là
Đảng cộng sản Việt Nam). Trong hai năm 1968 - 1969 với lòng đam mê viết cho
thiếu nhi đã thôi thúc ông xin đi thực tế tại trƣờng Kim Đồng - trƣờng giáo dục
trẻ em phạm pháp của Bộ Giáo dục trên một huyện miền núi Bắc Giang. Từ năm
1971 đến 1981, Trần Hoài Dƣơng về làm biên tập viên rồi phụ trách Ban Văn
xuôi báo Văn nghệ - Hội nhà văn Việt Nam. Trong vị trí biên tập ở báo và nhà
xuất bản, ông cho ra đời liên tiếp những cuốn sách nhỏ cho thiếu nhi và cũng


16
trong thời gian này ông đã gần gũi đã phát hiện, trân quý và trở thành bạn của
nhiều cây bút nổi tiếng sau này.
Năm 1982, Trần Hoài Dƣơng rời quê hƣơng miền Bắc chuyển vào thành
phố Hồ Chí Minh cơng tác tại Nhà xuất bản Măng Non (sau là nhà xuất bản Trẻ)
với công việc Trƣởng ban Văn học với hoài bão xây dựng phong trào văn học
thiếu nhi ở Miền Nam. Tới năm 1992, với niềm đam mê viết văn dành cho trẻ
nhỏ nhà văn đã kiên định dừng mọi công việc và rời khỏi chức vụ công tác, thôi
tham gia sinh hoạt Đảng, và từ đây ông trở thành một nhà văn tự do, dành hết
thời gian, tâm huyết của mình sáng tác văn học thiếu nhi – con đƣờng viết văn
có dun với ơng từ khi cịn trẻ.
Với Trần Hồi Dƣơng, cho dù cuộc sống riêng có trắc trở, cay đắng, khắc
nghiệt thế nào, nhà văn vẫn sống với niềm đam mê của mình đó là những trang
viết dành cho các em nhỏ và cả những ai từng đánh mất tuổi thơ của mình bằng

ngịi bút thanh sạch, hƣớng thiện, gieo hạt mầm nhân ái, niềm tin vào cái đẹp,
cái thiện, cái tử tế của con ngƣời. Nhà văn phải tự thanh lọc mình trƣớc khi ngồi
vào bàn viết cho các em.
Ngày 6 tháng 5 năm 2011, nhà văn Trần Hoài Dƣơng đột ngột ra đi tại
nhà riêng, sự ra đi của ông là một mất mát lớn cho Văn học thiếu nhi Việt Nam.
Trần Hoài Dƣơng đã để lại hơn hai mƣơi tập sách, trong đó đáng chú ý là
một số tác phẩm nhƣ: Em bé và bông hồng (tập truyện ngắn, Nxb Kim Đồng,
1963), Đến những nơi xa (Tập truyện ngắn, Nxb Kim Đồng, 1968), Cây lá đỏ (
tập truyện ngắn, Nxb Kim Đồng, 1971), Cuộc phiêu lưu của những con chữ
(truyện đồng thoại, Nxb Kim Đồng, 1975), Con đường nhỏ (tập truyện ngắn,
Nxb Kim Đồng, 1976), Hoa của biển (Truyện dài, Nxb Kim Đồng, 1976), Lá
non (tập truyện ngắn, Nxb Kim Đồng, 1981), Những ngôi sao trong mưa (tập
truyện ngắn, Nxb Long An, 1988), Cô bé mảnh khảnh (tập truyện ngắn chọn lọc,
Nxb Kim Đồng, 1996), Trần Hoài Dương – truyện chọn lọc (Nxb Văn học,
1998), Miền xanh thẳm (Truyện dài, Nxb Kim Đồng, 2000), Huyền thoại về một


17
loài chim cánh cụt (truyện, Nxb Kim Đồng, 2012)… Ngoài ra Trần Hồi Dƣơng
cịn biên soạn nhiều tập sách cho thiếu nhi nhƣ: Bốn mùa (Tuyển thơ – văn, bốn
tập liên hoàn, Nxb Trẻ, 2003), Những truyện ngắn hay Việt Nam viết cho thiếu
nhi, Những truyện ngắn hay thế giới viết cho thiếu nhi (Nxb Trẻ).
Sáu mƣơi tƣ tuổi đời với hơn 24 năm cầm bút viết cho thiếu nhi, Trần
Hoài Dƣơng đã trao lại cho trẻ nhỏ nhiều tác phẩm bổ ích. Ơng đã nhận đƣợc
nhiều giải thƣởng: Giải thƣởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Ủy ban Thiếu
niên Nhi đồng Trung ƣơng năm 1978 với tác phẩm "Cuộc phiêu lưu của những
con chữ"; giải nhất kịch bản phim cho thiếu nhi tại Liên hoan phim Việt
Nam lần thứ 6 (1983) với kịch bản phim hoạt hình "Bé rơm"; giải A tác phẩm
Tuổi xanh năm 1993 và giải nhì cuộc thi truyện ngắn viết cho thiếu nhi do Hội
Nhà văn Việt Nam và Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em Việt Nam tổ chức năm

1994 với tác phẩm "Một thoáng heo may phương Nam"; giải B (khơng có giải
A) cuộc vận động sáng tác kịch bản múa rối do đồn Nghệ thuật múa rối TP Hồ
Chí Minh tổ chức năm 2000 với kịch bản "Huyền thoại Cửu Long Giang”; giải
B cuộc vận động sáng tác truyện và tranh truyện cho thiếu nhi năm 1999 - 2000
của NXB Kim Đồng; giải thƣởng loại B (khơng có giải A) của Hội Nhà văn Việt
Nam năm 2001 với tác phẩm “Miền xanh thẳm"...
Văn chƣơng của ông đƣợc nhiều nhà văn và bạn đọc đánh giá rất cao bởi
giá trị tƣ tƣởng của tác phẩm: Nhà văn Tơ Hồi, trong thƣ gửi cho Trần Hồi
Dƣơng có nhắc đến: “Khơng hiểu sao, đọc truyện chọn lọc của Trần Hồi
Dương, tơi cứ hình dung một thống tháng giêng, tháng hai đơn sơ như thế.
Không biết tôi đang là trẻ thơ, tôi không nhớ tôi là một ông lão, tôi không biết
tuổi đương đọc những sáng tác khơng có tuổi. Mỗi sáng tác hay thường khiến
cho người đọc đánh mất tuổi như vậy…” [49, tr. 17-18].
Nhà văn Lê Phƣơng Liên, cũng đã từng tâm sự: “Đối với nhà văn Trần
Hoài Dương, văn học thiếu nhi như một lẽ sống của đời người, một ánh sáng
trong ngần và thuần khiết hướng ngòi bút của mình vươn tới một cái đẹp lí


18
tưởng… Tất cả những sáng tác của Trần Hoài Dương đều hướng tới lối cảm thụ
thẩm mĩ với vẻ đẹp trinh nguyên của tâm hồn trẻ thơ, sự kỳ diệu trong cách nhìn
thế giới vừa thật vừa ảo, những rung cảm tinh tế trong từng cử chỉ, lời nói, ánh
mắt nhìn hoa, nhìn lá…” [49, tr. 165 -166].
Nhà văn Nhật Tuấn đã nói: “Lặng lẽ bao năm tháng, Trần Hồi Dương
đã làm giầu và làm sang cho văn học thiếu nhi qua nhiều tác phẩm nổi tiếng
như: Cỏ hoang”, “Miền xanh thẳm”, “Nàng công chúa biển” … với thông điệp:
“Để chiến thắng cái ác không nhất thiết phải dùng sức mạnh của gươm đao,
bạo lực. Có khi chính sự dịu dàng, thanh khiết của cái đẹp, cái Chân – Thiện –
Mỹ cũng là một sức mạnh to lớn cảm hoá, cải tạo, biến đổi cái ác trở lại con
đường hoàn lương…”

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng xúc động: “Trần Hoài Dương là
người lưu giữ những vẻ đẹp tinh khiết nhất của con người. Hiện lên đầy đủ thế
giới tuổi thơ: cỏ hoa, những đồ vật, con người… hoà tụ lại và đồng nhất thành
một nghi lễ trong sáng nhất của đời sống” [49, tr. 282].
Nhân kỉ niệm 5 năm ngày Trần Hoài Dƣơng đi về Miền Xanh Thẳm
(6/5/2011 – 6/5/2016), gia đình trân trọng cho xuất bản một tập sách về ơng với
tựa đề Trần Hồi Dương – Con người – Tác phẩm. Nhà xuất bản Hội Nhà văn
tổ chức buổi ra mắt cuốn sách ngày 16/3/2016 với sự tham gia của các nhà văn
lão thành, bạn bè và ngƣời thân của nhà văn Trần Hồi Dƣơng. Trong khơng khí
trang trọng, đầy thƣơng nhớ, các nhà văn đã lần lƣợt bày tỏ niềm trân quý và
những kỷ niệm đối Trần Hồi Dƣơng, nhƣ ơng đã dành những trang văn trong
ngần nhất dành cho văn học thiếu nhi nƣớc nhà. Với gần nửa thế kỉ viết cho
thiếu nhi, nhà văn đã hun đúc, góp phần ni dƣỡng cho bao tâm hồn. Văn
chƣơng của ông dù truyện ngắn hay truyện dài đều nhân ái và trong ngần. Văn
phong xót xa, thƣơng yêu, ít dữ dội, nhƣng cứ thấm thía, nhẹ nhõm và mang một
nỗi buồn rất lạ lùng. Trần Hoài Dƣơng xứng đáng là một trong những tên tuổi để
lại dấu ấn in đậm trong lòng độc giả văn học thiếu nhi đƣơng đại.


19
1.2.2. Truyện thiếu nhi của Trần Hoài Dương
1.2.2.1. Quan điểm sáng tác và vấn đề tiếp nhận truyện viết cho thiếu nhi
của Trần Hoài Dương
Nhà văn Trần Hoài Dƣơng đến với nghiệp văn trong hồn cảnh Đảng và
Chính phủ chủ trƣơng xây dựng nền văn học nghệ thuật đáp ứng nhu cầu của
thời đại đặc biệt quan tâm đến đối tƣợng thiếu nhi. Phải chăng hoàn cảnh xã hội
ấy hẳn đã tác động tích cực tới quan điểm sống và làm việc của ơng. Trải qua
nhiều vị trí cơng tác nhà văn đã quyết định đeo đuổi nghiệp văn và để có thể
chun tâm với nhiệt huyết của mình ơng đã xin ra khỏi biên chế, thôi tham gia
sinh hoạt Đảng để trở thành một nhà văn tự do, dành toàn bộ tâm sức viết cho

thiếu nhi. Tuy nghề văn có nhiều thử thách khắc nghiệt nhƣng ơng chấp nhận
dấn thân, tự nguyện làm ngƣời dẫn dắt các em đi theo ánh sáng của cái đẹp.
Sáu mƣơi tƣ năm có mặt trên cõi đời, hơn bốn mƣơi năm lao động hết
mình vì nghệ thuật và đã dành đƣợc vị trí nhất định trong lịch sử văn học Việt
Nam hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực văn học thiếu nhi. Cuộc đời và sáng tác
của nhà văn Trần Hoài Dƣơng hệt nhƣ một thiên cổ tích hiện đại. Từ tập truyện
đầu tay Em bé và bông hồng (1963) đến tập truyện cuối cùng là cả một quá trình
lao động sáng tạo, khơng mệt mỏi. Văn của Trần Hồi Dƣơng là cả một thế giới
nghệ thuật sinh động, ln tốt lên một vẻ đẹp trong trẻo, cuốn hút trẻ thơ ở thái
độ trân trọng, tin cậy, nâng niu những vẻ đẹp dù nhỏ nhoi hay những ƣớc mơ
giản dị đã có sức lay động sâu xa tâm hồn độc giả nâng đỡ tâm hồn con ngƣời
vƣợt qua những nỗi bất hạnh, hƣớng tới Chân - Thiện – Mỹ.
Mục đích sáng tác của Trần Hoài Dƣơng cho thiếu nhi là “viết để đem lại
lòng yêu thƣơng và vẻ đẹp tuyệt vời của văn chƣơng cho trẻ nhỏ”. Nhƣng qua
mỗi trang viết của mình nhà văn đã gieo vào tâm hồn độc giả niềm hi vọng sẽ
đem lại những điều bổ ích khơng chỉ đối với các em nhỏ mà cả những độc giả
trƣởng thành – những ngƣời mong muốn tìm lại tuổi thơ đã mất hoặc muốn có
những giây phút n bình trong thế giới trắng trong của cái đẹp và cái thiện.


20
Chính vì vậy văn chƣơng của Trần Hồi Dƣơng khơng chỉ cuốn hút các em nhỏ
mà đã đạt đƣợc sự mở rộng cần thiết về đối tƣợng độc giả, góp phần khẳng định
chân lí “một sáng tác hay cho các em cũng làm cho ngƣời lớn thấy hay”. Đúng
nhƣ nhà văn, nhà báo Triệu Xuân đã nhận xét: “Tôi nghĩ, giải thưởng lớn nhất
Trần Hoài Dương đạt được là hàng trăm ngàn các bạn nhỏ u thích sách của
anh. Khơng chỉ các bạn nhỏ, mà cả người lớn tuổi như ông Tô Hoài, như tôi,
cùng nhiều người khác cũng rung động khi đọc văn của anh” [49, tr. 60].
Là một nhà văn suốt cuộc đời gắn bó với nền văn học thiếu nhi Việt Nam,
Trần Hồi Dƣơng ln tâm niệm: “Tôi gắng chắt lọc từ cuộc sống ngổn ngang,

bề bộn những gì tinh tuý nhất, trong ngần nhất để viết cho các em. Tôi đến với
văn học thiếu nhi như đến với một thứ Đạo. Viết là để đem lại lòng yêu thương
và vẻ đẹp tuyệt vời của văn chương cho trẻ nhỏ. Tôi cũng hi vọng những trang
viết của tơi dành cho tất cả những ai muốn tìm lại tuổi thơ đã mất của mình,
những ai muốn có những giây phút sống bình yên trong thế giới trắng trong của
cái Đẹp và cái Thiện.” [49, tr. 9].
Trần Hoài Dƣơng thuộc số ít những nhà văn Việt Nam mà cả cuộc đời đã
dành hết những trang viết tâm huyết của mình cho thiếu nhi. Văn của ơng đã để
lại những dấu ấn rất riêng, không ồn ào mà sâu lắng, ta dƣờng nhƣ nghe thấy cả
âm thanh tí tách của những chồi non, hƣớng tâm hồn con ngƣời đến bến bờ của
tình yêu thƣơng, trân trọng, tin cậy, đánh thức bao tâm hồn hƣớng về những vẻ
đẹp thánh thiện. Đặc biệt Hoài Dƣơng viết câu văn ngắn gọn, dễ hiểu, cuốn hút
trẻ nhỏ. Có thể nhận thấy ơng là một nhà văn có một nền tảng lí luận sâu sắc,
một nhân cách cao đẹp và một thái độ sống trách nhiệm trƣớc mỗi trang viết
dành cho độc giả, nhất là các em nhỏ. Chỉ bằng việc nhìn vào những việc xồng
xĩnh, có gì đó viển vơng hàng ngày chúng ta tìm thấy từ những trang sách quý
giá ấy là cả một bầu trời nhắn nhủ, lời khuyên chân thành sâu sắc ni dƣỡng
lịng trung hậu, lịng nhân ái…


×