Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Luận văn thạc sỹ so sánh tu từ và ẩn dụ tu từ trong dân ca sán dìu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.98 KB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA BÁO CHÍ – TRUYỀN THƠNG VÀ VĂN HỌC

SO SÁNH TU TỪ VÀ ẨN DỤ TU TỪ
TRONG DÂN CA SÁN DÌU

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: Ngơn ngữ

Sinh viên thực hiện: Phùng Lan Anh
Lớp: Văn K12

Khóa: 2014 – 2018

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Thị Thu Hòa

Thái Nguyên - 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn – T.S
Trịnh Thị Thu Hịa đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình
nghiên cứu và hồn thành đề tài. Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa
Văn – xã hội, trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên đã trang bị
kiến thức cho tôi trong q trình học tập tại trường, giúp cho tơi có nền tảng
để thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn gia đình, bạn
bè đã ln động viên, khuyến khích và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học
tập và nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2018
Sinh viên



Phùng Lan Anh

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “So sánh tu từ và ẩn dụ tu từ trong dân ca Sán
Dìu” là kết quả nghiên cứu của tơi và được sự hướng dẫn khoa học của T.S
Trịnh Thị Thu Hòa. Nội dung đề tài có tham khảo và sử dụng các tài liệu,
thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, các trang web theo danh mục tài
liệu tham khảo và các thơng tin tơi thu được trong q trình nghiên cứu đề tài.
Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Phùng Lan Anh

2


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...........................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................2
MỤC LỤC.................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG.................................................................................5
MỞ ĐẦU...................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.........................................................................7

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................9
3.1 . Mục đích nghiên cứu.........................................................................9
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................9
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...............................................................10
4.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................10
4.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................10
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu......................................................10
5.2. Phương pháp thống kê- phân loại.....................................................10
5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp.....................................................11
5.4. Phương pháp so sánh đối chiếu.........................................................11
6.1. Đóng góp về mặt lý luận...................................................................11
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn................................................................11
7. Kết cấu đề tài...........................................................................................11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN..............................................................12
1.1. Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ....................................................12
1.1.1. Phương tiện tu từ............................................................................12
1.1.2. Biện pháp tu từ...............................................................................13
1.2. So sánh tu từ và ẩn dụ tu từ..................................................................15
1.2.1. So sánh tu từ...................................................................................15
1.2.2. Ẩn dụ tu từ.....................................................................................20
3


1.3. Vài nét về dân ca Sán Dìu....................................................................23
1.3.1. Lịch sử dân ca Sán Dìu..................................................................23
1.3.2. Dân ca Sán Dìu..............................................................................23

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1......................................................................... 25

CHƯƠNG 2 : SO SÁNH TU TỪ TRONG DÂN CA SÁN DÌU...........26
2.1. Kết quả khảo sát so sánh tu từ trong dân ca Sán Dìu...........................26
2.2. Giá trị của so sánh tu từ trong dân ca Sán Dìu.....................................29
2.2.1. Thể hiện màu sắc tộc người...........................................................29
2.2.2. Thể hiện tâm tư, tình cảm của con người Sán Dìu........................32
2.2.3. Thể hiện cách nhìn nhận mang tính thẩm mỹ................................34

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2......................................................................... 37
CHƯƠNG 3: ẨN DỤ TU TỪ TRONG DÂN CA SÁN DÌU.................38
3.1. Kết quả khảo sát...................................................................................38
3.1.1. Về hình ảnh ẩn dụ tu từ..................................................................38
3.1.2. Về các dạng ẩn dụ..........................................................................43
3.2. Giá trị của ẩn dụ tu từ trong dân ca Sán Dìu........................................44
3.2.1. Giá trị nhận thức............................................................................44
3.2.2. Giá trị thẩm mỹ..............................................................................51
3.2.3. Giá trị biểu cảm..............................................................................58

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3......................................................................... 65
KẾT LUẬN.............................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................68
PHỤ LỤC................................................................................................71

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tần suất xuất hiện của so sánh tu từ trong dân ca Sán Dìu.............26
Bảng 2.2 : Kết quả thống kê chất liệu hình ảnh so sánh trong dân ca Sán Dìu
.........................................................................................................................28
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát hình ảnh ẩn dụ tu từ trong dân ca Sán Dìu..........38

Bảng 3.2. Kết quả các dạng ẩn dụ trong dân ca Sán Dìu................................43

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gía trị của một tác phẩm văn chương không chỉ phụ thuộc vào nội dung
phản ánh của tác phẩm mà còn được quyết định bởi yếu tố nghệ thuật cuat tác
phẩm. Bởi vậy, khi sáng tác, các nhà văn, nhà thơ thường lựa chọn cho mình
những phương thức sáng tác và các biện pháp nghệ thuật phù hợp với nội
dung tác phẩm và sở trường của bản thân. Bên cạnh các yếu tố làm nên nghệ
thuật của tác phẩm như thi pháp, kết cấu, giọng điệu, nhịp… thì biện pháp tu
từ là một yếu tố có vai trị vơ cùng quan trọng. Việc sử dụng biện pháp tu từ
hiệu quả sẽ tạo cho tác phẩm có sức hút nghệ thuật lớn, hơn thế, nó cũng thể
hiện được phần nào phong cách và cá tính sáng tạo của người sáng tác.
So sánh tu từ và ẩn dụ tu từ là một trong rất nhiều biện pháp tu từ quen
thuộc trong văn chương. Từ khi con người biết đến văn chương để nuôi
dưỡng tâm hồn, so sánh tu từ và ẩn dụ tu từ đã được dùng rất phổ biến.
Đối với mỗi nền văn hóa của một dân tộc, những làn điệu dân ca luôn là
linh hồn để thể hiện đời sống tinh thần, văn hóa, tư tưởng, tình cảm và cảm
xúc của người dân. Mỗi bài dân ca đi theo mỗi người từ khi còn tấm bé cho
đến tận lúc trưởng thành và về già, nó có sức sống mãnh liệt cũng như sức lan
tỏa lớn, là đứa con tinh thần của mỗi dân tộc. Những tư tưởng, tình cảm và
cảm xúc ấy được chuyển tải thơng qua những hình ảnh giàu giá trị tạo hình và
qua một thế giới nghệ thuật lung linh sắc màu. Cũng giống dân ca người Việt,
dân ca Sán Dìu là mạch nguồn nuôi dướng tâm hồn tộc người Sán Dìu. Hiện
nay, hát dân ca của người Sán Dìu vẫn còn tồn tại và phát triển trong cộng
đồng bà con dân tộc Sán Dìu, tuy nhiên sự hội nhập văn hóa cũng như sự phát
triển của xã hội đang ảnh hưởng và khiến nét văn hóa đặc trưng này bị mai

một dần.
Dân tộc Sán Dìu có khoảng hơn hơn 150 nghìn đồng bào chung sống
trên gần khắp các tỉnh trong cả nước, đặc biệt tập trung ở các tỉnh miền núi
phía Bắc như Bắc Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên… Dân tộc Sán Dìu
được tạo lập từ thời nhà Minh tại Quảng Đơng, Trung Quốc, sau đó dần dần
6


di chuyển đến Việt Nam và sử dụng hệ ngôn ngữ Hoa nên mang hệ thống văn
hóa rất đặc sắc và riêng biệt. Lấy dân ca Sán Dìu làm đối tượng nghiên cứu,
chúng tơi khơng chỉ mong muốn góp phần bảo tồn văn hóa dân gian của cộng
đồng Sán Dìu mà hơn thế còn muốn khám phá lối tư duy ngơn ngữ nghệ thuật
của chủ nhân tiếng Sán Dìu.
Thực tế đã có nhiều cơng trình nghiên cứu dân ca của người Sán Dìu ở
nhiều góc độ khác nhau nhưng nghiên cứu về nghệ thuật ngôn từ trong trong
dân ca Sán Dìu vẫn cịn là một khoảng trống lớn.
Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “ So sánh tu từ và ẩn dụ tu từ
trong dân ca Sán Dìu” với hy vọng sẽ bước đầu mở ra hướng nghiên cứu mới
cho nền văn học dân gian của một dân tộc thiểu số đang có nguy cơ mai một.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dân tộc Sán Dìu được các nhà dân tộc học quan tâm và nghiên cứu từ rất
sớm. Trong những nghiên cứu về văn hóa, các nhà nghiên cứu cũng đề cập
đến văn hóa phi vật thể của cộng đồng người Sán Dìu, trong đó có văn học
dân gian và hình thức diễn xướng Soọng cơ. Trong những năm gần đây, Đảng
và Nhà nước có nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh việc phát huy và bảo tồn
văn hóa, ngơn ngữ các dân tộ thiểu số nên dân ca Sán Dìu được đề cập và
quan tâm nhiều hơn. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, dân ca Sán
Dìu được đề cập đến trong nhiều bài như:
- Đức Anh (8/4/2010), “Nam Hịa khơi phục hát Sọng cô”, trên báo Thái
Nguyên Online.

- Phạm Ngọc Chuẩn (12/2/2014), “Độc đáo lối hát Soọng cô”, Báo
Nông Nghiệp Việt Nam.
- Minh Hường (1/5/2017), “Người bảo tồn tiếng hát Soọng cô”, Vĩnh
Phúc Online.
- Thanh Huyền, Quốc Chung (11/11/2017), “Hát Soọng cô – Nét độc
đáo của dân tộc Sán Dìu”, báo điện tử VOV.vn – Đài Tiếng nói Việt Nam
Có thể nói, phần lớn các bài báo viết về dân ca Sán Dìu mới chỉ bước
đầu giới thiệu về dân ca Sán Dìu cùng lịch sử hình thành của nó và đưa ra
những hình ảnh liên quan đến dân ca Sán Dìu.
7


Thực tế hơn, Sở Văn hóa, Thơng tin và Thể thao các tỉnh mật tập đơng
cư dân Sán Dìu như tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên cũng có những dự án
nhằm Bảo tồn hình thức diễn xướng Soọng cơ của dân tộc Sán Dìu. Các đề tài
này chủ yếu chỉ sưu tầm lại các lời hát của các nghệ nhận, đưa ra kế hoạch
xây dựng các câu lạc bộ hát Sọng cô của các xã, huyện…nhằm phát huy
những giá trị văn hóa phi vật thể của người dân tộc Sán Dìu.
Gần đây, dân ca Sán Dìu cũng được giới nghiên cứu quan tâm nhiều
hơn. Cụ thể là cũng đã có một số cơng trình nhỏ nghiên cứu về lĩnh vực này.
Năm 2009, tác giả Kiều Thị Tuyết [26] đã bảo vệ khóa luận Tìm hiểu
dân ca Soọng cơ của người Sán Dìu, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh
Phúc. Cơng trình đã bước đầu phân loại chủ đề dân ca, chỉ ra nguyên nhân
mai một của loại hình hát dân ca Soọng cô, đồng thời đề xuất một số giải
pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Soọng cơ của người Sán Dìu ở
xã Đạo Trù, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Năm 2011, tác giả Nguyễn Thị Mai Phương [18] đã bảo vệ luận văn thạc
sĩ Khảo sát loại hình hát Sọng cơ của dân tộc Sán Dìu ở Thái Ngun và
Tun Quang . Cơng trình đã bước đầu đưa ra kết quả khảo sát vùng hát và
các nghệ nhân vùng hát ở Thái Nguyên và Tuyên Quang. Đặc biệt, chương 3

của luận án đã chỉ ra những giá trị nội dung và nghệ thuật; chỉ ra hiện trạng
của hình thức diễn xướng và vấn đề bảo tồn hát Sọng cô ở hai vùng này.
Năm 2014, tác giả Lâm Quang Hùng xuất bản cuốn Dân ca Sán Dìu
nhằm giới thiệu những nét đẹp văn hóa trong loại hình nghệ thuật hát Soọng
cơ của người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc.
Năm 2016, tác giả Trần Thị Thanh Tân [21] đã bảo vệ luận văn thạc sĩ
Văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Ngun . Cơng trình đã phác họa
được diện mạo văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên và đi
sâu tìm hiểu một số thể loại văn học dân gian tiêu biểu, trong đó có hát Soọng
cơ với các tiêu chí nghiên cứu về nội dung thể hiện và đặc điểm nghệ thuật
tiêu biểu.
8


Gần đây, năm 2017, đề tài nghiên cứu cấp Bộ Nghiên cứu, đề xuất giải
pháp bảo tồn và phát triển giá trị dân ca trong cưới xin của dân tộc Sán Dìu
ở Việt Nam do PGS.TS Ngơ Quang Sơn [20] làm chủ biên đã tiến hành khảo
về môi trường diễn xướng trong cưới hỏi của dân ca Sán Dìu và phân tích khá
triệt để về những giải pháp bảo tồn loại hình này trong bối cảnh giao lưu văn
hóa trong cưới hỏi hiện nay ở vùng dân tộc thiểu số ít người.
Như vậy, công tác nghiên cứu về dân ca Sọng cơ cịn rất khiêm tốn và
hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát nội dung và hình thức diễn xướng,
chưa thật sự đi sâu vào khai thác nghệ thuật ngơn từ của loại hình dân ca này.
Vì vậy, tìm hiểu đề tài “So sánh tu từ và ẩn dụ tu từ trong dân ca Sán
Dìu” là hướng nghiên cứu mới với mong muốn lấp đầy hơn khoảng trống
nghiên cứu về nghệ thuật của dân ca Sán Dìu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 . Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “So sánh tu từ và ẩn dụ tu từ trong dân ca Sán Dìu”
nhằm để nhận thấy nét độc đáo, để nhận thấy nét đặc sắc về nghệ thuật ngơn

từ của một loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc Sán Dìu, đồng thời
góp phần bổ sung thêm vào kho tàng lí thuyết về biện pháp tu từ so sánh và ẩn
dụ. Hơn thế, kết quả của đề tài cũng góp phần vào việc bảo tồn loại hình văn
học dân gian của dân tộc thiểu số đang có nguy cơ mai một.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài cần phải thực hiện
những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, xác định những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn phục vụ cho
việc nghiên cứu đề tài.
Thứ hai, khảo sát, phân tích và thống kê các so sánh tu từ và ẩn dụ tu từ
được sử dụng trong các bài dân ca Sán Dìu.
Thứ ba, làm rõ và chỉ ra giá trị của so sánh tu từ và ẩn dụ tu từ trong
dân ca Sán Dìu, qua đó thấy được cái hay, cái đẹp của văn hóa, con người
Sán Dìu.
9


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các so sánh tu từ và và ẩn dụ tu từ
trong dân ca của người Sán Dìu .
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài “So sánh tu từ và ẩn dụ tu từ trong dân ca Sán Dìu” giới hạn
phạm vi nghiên cứu là các bài dân ca có sử dụng so sánh tu từ và ẩn dụ tu từ
của người Sán Dìu trên các ngữ liệu sưu tầm và khảo sát được, gồm :
1. Diệp Minh Tài (2001), Nhất dạ xướng ca ( hát trọn một đêm trong
nhà) câu lạc bộ Soọng cơ Sán Dìu, xóm Tam Thái, xã Hịa Thượng, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
2. Lâm Quang Hùng (2014), Dân ca Sán Dìu, Nhà xuất bản Văn hóa
giáo dục.

3. Lê Đại Năm (2015), Sưu tầm – biên dịch Các bài hát thềnh Sèn Cơ
của dân tộc Sán Dìu ra tiếng phổ thông và sáng tác hát giao duyên lời mới,
Nhà xuất bản Hội nhà văn.
4. Lâm Quang Hùng (2011), Dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc, Nxb
Khoa học và cơng nghệ.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Là phương pháp dựa trên các ngữ liệu và tài liệu tham khảo được công
bố trên các sách, báo, công trình nghên cứu để tham khảo các khái niệm,
phạm trù, thiết lập và tính tốn các số liệu thống kê được. Thông qua phương
pháp này để xây dựng và phân tích cơ sở lý luận nghiên cứu cho đề tài.
5.2. Phương pháp thống kê- phân loại
Là phương pháp thu thập, tổng hợp, trình bày số lượng và tính tốn các
đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, những số liệu tìm thấy trong các ngữ
liệu để tính tốn ti lệ, tần suất xuất hiện của những phạm trù cần nghiên cứu
nhằm phục vụ cho q trình phân tích, dự đốn và ra quyết định.
10


5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này phân tích cứ liệu đã thống kê để làm rõ giá trị của so
sánh tu từ và ẩn dụ tu từ trong dân ca Sán Dìu.
5.4. Phương pháp so sánh đối chiếu
Sau khi khảo sát và thống kê, so sánh đối chiếu để tìm ra những nét
giống và khác làm cơ sở cho việc quy loại nhóm và phân tích. Đây là phương
pháp quan trọng để làm nổi bật đặc trưng văn hóa, quan niệm thẩm mĩ và
trình độ nhận thức của người sáng tạo.
Đối tượng của so sánh đối chiếu là ẩn dụ tu từ và so sánh tu từ trong văn
học dân gian của người Kinh và ẩn dụ tu từ và so sánh tu từ trong dân ca Sán
Dìu để thấy được nét đặc sắc trong dân ca Sán Dìu so với các dân tộc khác để

từ đó thấy được giá trị của dân ca Sán Dìu.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
Đề tài này sẽ cung cấp cách nhìn hệ thống và cụ thể hơn về so sánh tu từ
và ẩn dụ tu từ trong dân ca Sán Dìu.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Đề tài là nguồn tư liệu tham khảo trong học tập và nghiên cứu của học
sinh, sinh viên và những người quan tâm, nghiên cứu đến dân ca và văn hóa
Sán Dìu. Giúp tìm hiểu được từ khái quát đến cụ thể về so sánh tu từ và ẩn dụ
tu từ trong dân ca của người Sán Dìu.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội
dung chính của đề tài gồm có 3 chương sau :
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: So sánh tu từ trong dân ca Sán Dìu
Chương 3: Ẩn dụ tu từ trong dân ca Sán Dìu

11


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ
1.1.1. Phương tiện tu từ
1.1.1.1. Khái niệm
Bàn phương tiện tu từ, các nhà nghiên cứu có đưa ra quan niệm như sau:
Trong cuốn“99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt”, tác giả Đinh
Trọng Lạc đã định nghĩa : Phương tiện tu từ là những phương tiện ngơn ngữ
ngồi ý nghĩa cơ bản ( ý nghĩa sự vật – logic ) ra chúng cịn có ý nghĩa bổ
sung, gọi là màu sắc tu từ, ví dụ như : phóng đại, nói giảm, nói tránh, nhân
hóa, ẩn dụ…[13, tr 11]

Tác giả Nguyễn Thái Hòa trong “Giáo trình phong cách học Tiếng Việt”
viết: Phương tiện tu từ cũng chính là các phương tiện ngơn ngữ, ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp, nhưng được lựa chọn để sử dụng vào mục đích tu từ, hoặc
được xem xét ở góc độ tu từ [9, tr 61]
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản phương tiện tu từ là những đơn
vị ngơn ngữ ngồi nghĩa sự vật cịn có giá trị nghĩa bổ sung về sắc thái biểu
cảm và phạm vi sử dụng, tồn tại sẵn có trong kho từ vựng.
1.1.1.2. Đặc điểm
Căn cứ vào định nghĩa về phương tiện tu từ, ta nhận thấy, phương tiện
tu từ có đặc điểm sau:
a. Phương tiện tu từ là kết quả của sự đối lập trong hệ thống ngôn ngữ.
Chẳng hạn trong hệ thống các thanh điệu Tiếng Việt thanh bằng khi đặt trong
sự đối lập với thanh trắc có giá trị mang âm hưởng trầm, buồn.
b. Phương tiện tu từ có tính khách quan vì nó tồn tại khách quan trong hệ
thống ngơn ngữ. Nó tồn tại sẵn có trong kho từ vựng của dân tộc, là sản phẩm
chung của cộng đồng được người nói lựa chọn sử dụng.
c. Phương tiện tu từ có tính tiềm ẩn, nghĩa là phương tiện tu từ chỉ được
nhận biết qua sử dụng ngôn ngữ, khi đưa ngơn ngữ vào trong q trình sử
dụng những sắc thái biểu cảm hay hoàn cảnh sử dụng cụ thể ta mới nhận thấy
được giá trị tu từ của các phương tiện ngơn ngữ đó.
12


1.1.1.3. Phân loại
Căn cứ vào các cấp độ ngôn ngữ của các đơn vị ngôn ngữ, các phương
tiện tu từ được chia thành:
- Phương tiện tu từ ngữ âm :Là sử dụng các âm vị để thay đổi chức năng
của ngơn ngữ.
Ví dụ : Thanh điệu, hệ thống ngun âm, âm tiết.
- Phương tiện tu từ từ vựng: Là những từ ngữ đồng nghĩa mà ngồi ý

nghĩa của nó ra cịn có những ý nghĩa bổ sung, mang màu sắc tu từ.
Ví dụ : Lớp từ Hán – Việt, từ thi ca, từ mượn, lớp từ láy.
- Phương tiện tu từ ngữ nghĩa : là những định danh thứ hai mang màu sắc
của sự vật, hiện tượng
Ví dụ : ẩn dụ, hốn dụ, nói mỉa, phóng đại
- Phương tiện tu từ cú pháp : là những kiểu câu ngoài nội dung thơng tin
cơ bản ra cịn mang phần thơng tin bổ sung, có màu sắc tu từ do được cải biến
từ kiểu câu cơ bản, tức là những kiểu câu có thành phần được đảo trật tự.
Ví dụ Phép điệp cú, phép đảo cú, phép chiết cú…
- Phương tiện tu từ văn bản: là các mơ hình văn bản được thay đổi mà
ngồi nội dung thơng tin cơ bản cịn mang nội dung thơng tin bổ sung, cịn có
màu sắc tu từ được thay đổi.
Phương tiện tu từ được chia làm ba nhóm cơ bản : nhóm rút gon, nhóm
đảo trật tự và nhóm mở rộng.
1.1.2. Biện pháp tu từ
1.1.2.1. Khái niệm
Tác giả Đinh Trọng Lạc cho rằng Biện pháp tu từ là những cách phối
hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngơn ngữ khơng kể là có
màu sắc tu từ hay khơng, trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ
( tức gây ấn tượng về hình ảnh, cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh” [13;142]

13


Như vậy, biện pháp tu từ là cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ
trong ngữ cảnh cụ thể nhằm làm xuất hiện môt giá trị ngữ nghĩa bổ sung tạo
nên những nghĩa hàm chỉ để tăng hiệu lực của lời.
1.1.2.2. Đặc điểm
Trái với phương tiện tu từ, biện pháp tu từ mang tính chủ quan. Các
phương tiện như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ, nói q,… đều được sử

dụng dựa trên mục đích và tùy thuộc vào sự chủ quan của người sử dụng.
Biện pháp tu từ thể hiện sự cụ thể các phương tiện trong những văn cảnh
khác nhau.
Biện pháp tu từ khơng mang tính hệ thống. Trong một câu thơ hay một
đoạn văn, có thể tìm thấy nhiều phương tiện tu từ khác nhau.
Giá trị của biện pháp tu từ nằm trong ngữ cảnh sử dụng, đặt trong
những ngữ cảnh khác nhau thì các câu từ lại có ý nghĩa và giá trị khác nhau.
Biện pháp tu từ là không giới hạn, được sử dụng rất rộng rãi trong cả
văn chương và giao tiếp bình thường.
Tóm lại, biện pháp tu từ mang tính chủ quan, tính cụ thể, khơng mang
tính hệ thống, tuy thuộc vào ngữ cảnh sử dung và sử dụng không giới hạn.
Giá trị của nó nằm ở sự tương đối trong sự vận dụng vào một ngữ cảnh thích
hơp để tạo ra giá trị ngữ cảnh.
1.1.2.3. Phân loại
Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ của các phương tiện ngữ được phối hợp sử
dụng, các biện pháp tu từ được chia thành:
- Biện pháp tu từ ngữ âm: là cách phối hợp sử dụng những âm thanh,
đem đến cho văn bản một cơ cấu âm thanh nhất định nhằm đạt được những
màu sắc biểu cảm và cảm xúc nhất định.
Bao gồm: Tượng thanh, tượng hình,…
- Biện pháp tu từ từ vựng: là cách phối hợp sử dụng các đơn vị từ vựng
trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn có khả năng đem lại
hiệu quả tu từ do mối quan hệ qu lại giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh
Bao gồm: Hòa hợp, tu từ vựng âm…
14


- Biện pháp tu từ ngữ nghĩa:là cách kết hợp có hiệu quả tu từ, theo trình
tự nối tiếp của các đơn vị từ vựng tuy thuộc dụng ý của người sử dụng.
Bao gồm: So sánh, phản ngữ, chơi chữ, nói lái,…

- Biện pháp tu từ cú pháp : là những cách phối hợp sử dụng các kiểu câu
trong một ngữ cảnh rộng nhằm đem lại ý nghĩa biểu cảm và cảm xúc cho
người đọc.
Bao gồm:Câu hỏi tu từ, đảo đối,…
- Biện pháp tu từ văn bản: là cách phối hợp sử dụng các bộ phận của văn
bản để tạo ra hiệu quả tu từ
Bao gồm : Quy định, tương phản,…
1.2. So sánh tu từ và ẩn dụ tu từ
1.2.1. So sánh tu từ
1.2.1.1. Khái niệm
Có rất nhiều quan niệm về so sánh tu từ khác nhau, tuy nhiên tất cả đều
cho thấy : so sánh tu từ là cách đem hai đối tượng khác nhau ra để đối chiếu,
so sánh nhằm một mục đích nào đó.
Tác giả Bùi Tất Tươm trong cuốn “Giáo trình Tiếng Việt” định nghĩa so
sánh tu từ là sự đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác nhau, giống nhau một
thuộc tính nào đó nhằm biểu hiện một hình ảnh, biểu cảm đặc điểm của một
đối tượng” [27, tr 223]
Tác giả Đinh Trọng Lạc cũng nhận định trong cuốn “99 biện pháp tu từ
Tiếng Việt” : “So sánh ( so sánh tu từ ), so sánh hình ảnh là một biện pháp tu
từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế
khách quan không đồng nhất với nhau hồn tồn mà chỉ có một nét giống
nhau nào đó nhằm diễn tả bằng hình tượng một lối tri giác mới mẻ về đối
tượng” [13, tr 154]
Với định nghĩa trên, tác giả muốn nói đến hiệu quả biểu đạt của pháp so
sánh tu từ tác động đến người tiếp nhận.
Kế thừa và bổ sung cho những quan điểm trên, tác giả Nguyễn Thái Hòa
đã định nghĩa “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối
15



chiếu với sự vật khác miễn là hai sự vật này có một nét tương đồng nào đó để
khơi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người
đọc, người nghe” [9, tr 190]
1.2.1.2. Đặc điểm
a/ Về hình thức: So sánh tu từ bao giờ cũng công khai phô bày 2 vế (A
và B). Trong đó: A là được vế so sánh; B là vế so sánh. Ở dạng thức đầy đủ
nhất, so sánh tu từ  gồm có bốn yếu tố:
- Yếu tố được so sánh
- Yếu tố biểu hiện cơ sở so sánh ( biểu hiện thuộc tính, phương diện so
sánh, trạng thái hành động của sự vật )
- Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh ( Gồm các từ chỉ quan hệ so sánh :
như, tựa như, giống, chẳng khác nào, như là, như thể…)
- Yếu tố được đưa ra làm chuẩn so sánh
Vẫn sử dụng ví dụ ban đầu : “Anh ta nhát như cáy” ta có thể chỉ ra:
- Yếu tố được so sánh : Anh ta
- Yếu tố biểu hiện cơ sở so sánh : Nhát
- Yếu tố quan hệ so sánh : Như
- Yếu tố chuẩn so sánh : Cáy
Căn cứ vào việc xuất hiện của các yếu tố trong cấu trúc so sánh ta có 5
dạng so sánh tu từ phổ biến:
+ Dạng 1: A như (hình như, tựa như, dạng như, tựa thể…) B .
Ví dụ “Em(A) như cá chép kim thơi(B)”,
(Dân ca Sán Dìu)
“Trẻ em (A)như búp trên cành(B)”
(Hồ Chí Minh)
“Thiếp(A) như một cụm hoa hường (B),
Thấy xinh rờ đến mắc đường chông gai.”
(Ca dao)
16



Hình thức so sánh này khá phổ biến, từ so sánh “như” mang tính chất giả
định khi nói “A như B” nghĩa là nói A tương tự B chứ khơng hẳn là A giống
hoàn toàn B.
+ Dạng 2 : A là B .
Ví dụ “Người ta (A) là hoa đất(B)”
(Thành ngữ)
“ Em(A) là con cá hóa long(B)
Chín tầng mây phủ nằm trong da trời.
Anh (A) là quân tử lỡ thời(B),
Nằm trong da trời úp cả hóa long.”
(Dân ca Sán Dìu)
Hay : “Cha già (A) là vị cha chung
Là sao Bắc Đẩu(B), là vầng thái dương(B)”
(Tố Hữu)
Dạng so sánh này cũng thường hay xuất hiện trong so sánh tu từ nhưng
với tần suất thấp hơn so với dạng “A như B”. Nhưng đối với dạng thức “A là
B” thì có tính chất khẳng định cao hơn dạng “A như B”, giữa A và B có xu
hướng đồng nhất hóa. Điều đó khơng có nghĩa là A và B có sự tương đương
gần như tuyệt đối như so sánh logic. Khi nói “A là B” thì so sánh vẫn nằm
trong phạm vi so sánh tu từ.
+ Dạng 3 : A bao nhiêu B bấy nhiêu
Ví dụ :
“Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất (A), tấc vàng (B) bấy nhiêu.”
(Tục ngữ)
Hay

“Mình đi mình lại nhớ mình,
Nguồn (A) bao nhiêu nước (A), nghĩa tình (B) bấy nhiêu.”

(Tố Hữu)

Khi sử dụng dạng thức “A bao nhiêu B bấy nhiêu”, người viết thường
hướng đến mối quan hệ giữa cái trừu tượng và cái cụ thể. Như ví dụ ở trên,
17


cái cụ thể là “tấc đất”, “ nguồn – nước” trong sự tương quan với cái trừu
tượng mà “tấc vàng” và “nghĩa tình”. Cũng chính vì vậy, so sánh tu từ
cịn được gọi là so sánh hình ảnh. Bởi những cái trừu tượng khơng thể cụ
thể hóa được bằng cách cân, đo, đong, đếm lại được so sánh với những
hình ảnh cụ thể.
+ Dạng 4 : A,B
Ví dụ “Lời nói gió bay”
(Thành ngữ)
“Anh(A), sơng Hồng(B) sơng Mã(B),
Gầm reo trong đạn lửa.”
(Lưu Quang Vũ)
Đối với dạng thức so sánh này thì bao giờ cũng có từng cặp đối ứng với
nhau và được ngăn cách bởi dấu phẩy , độ ngắt nhịp hay ngữ điệu của câu.
Cần phân biệt dạng thức này với hình thức đối dựa trên cơ sở cân xứng, hài
hòa về số lượng âm tiết, ngữ điệu, thanh điệu, ngữ pháp… Còn so sánh tu từ
dựa trên cơ sở so sánh những nét tương đồng.
+ Dạng 5 : A hơn (hơn là, kém, không bằng, chưa bằng, chẳng bằng,
không tày…) B
Ví dụ : “Con đi trăm núi ngàn khe (A)
Chưa bằng mn nỗi tái tê lịng bầm (B).”
(Tố Hữu)
Hoặc “Học thày (A) không tày học bạn(B)”
(Thành ngữ)

Đây là dạng so sánh không ngang bằng, người viết muốn hướng đến sự
so sánh hơn kém cụ thể giữa hai đối tượng, dạng so sánh này có tần suất xuất
hiện ít hơn các dạng so sánh ngang bằng khác.
Dạng so sánh ngang bằng bao gồm 4 dạng so sánh 1,2,3,4 như trên, dạng
so sánh không ngang bằng bao gồm dạng so sánh số 5. Các tác phẩm văn học
ở thể loại nào cũng sẽ thường xuyên sử dụng luân phiên 5 dạng so sánh tu từ
này nhằm đạt được mục đích nghệ thuật mà tác giả hướng đến.
18


*/ Về nội dung: Các đối tượng nằm trong hai vế là khác loại nhưng lại
có một nét tương đồng nào đó, tạo thành cơ sở cho so sánh tu từ. Nét giống
nhau này thể hiện ra cụ thể bằng từ ngữ (cơ sở giống nhau) thì ta có so sánh
nổi; Nét giống nhau này không thể hiện ra cụ thể bằng từ ngữ thì ta có so
sánh chìm
1.1.1.3. Giá trị của so sánh tu từ
a/ Chức năng nhận thức:
So sánh là việc mang một đối tượng này đối chiếu với một đối tượng
khác nhằm tìm ra nét tương đồng và đối lập giữa chúng. Do vậy, so sánh có
giá trị nhận thức, đem cái chưa biết đối chiếu với cái đã biết để từ đó nhận
thức, hình dung về cái chưa biết. Nghĩa là thơng qua những hình ảnh so sánh
(vế B) người ta hiểu rõ hơn, sâu hơn đối tượng được so sánh vế A. Biện pháp
tu từ này được sử dụng ở nhiều phong cách: khẩu ngữ, chính luận, thơng tấn,
văn chương…
b/ Chức năng biểu cảm:
So sánh tạo các sắc thái biểu cảm khác nhau. Cách so sánh nhằm tạo ra
các cảm xúc cụ thể, sinh động, có tính hình tượng. Nghĩa là những hình ảnh
của vế B không những giúp ta hiểu rõ về đối tượng mà cịn bộc lộ thái độ, tình
cảm của người nói về đối tượng.
c/ Chức năng thẩm mĩ:

So sánh tu từ cũng chứa đựng giá trị thẩm mỹ phong phú, trước hết là cái
nhìn mới mẻ, đẹp đẽ trong cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng, trong sự lựa
chọn hình ảnh và các cảm xúc bất chợt hiện ra. So sánh tạo nhiều chiều liên
tưởng tạo ra sự thẩm mỹ cao trong tâm trí người đọc. Nói cách khác, sự so
sánh tạo nên những hình ảnh đẹp, làm cho lời nói trở nên sinh động sinh động
hơn. Những hình ảnh đó gây cho người nghe những hiệu quả thẩm mĩ, từ đó
tạo nên những hình ảnh có giá trị khơi gợi những hình tượng đồng cảm hoặc
phản cảm.

19



×